Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.65 KB, 12 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ BÁN HÀNG
1. Một số khái niệm cơ bản :
1.1. Khái niệm bán hàng (BH):
Bán hàng là khâu cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
thương mại. Thông qua bán hàng giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá được thực
hiện, vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình
thái giá trị (tiền tệ), doanh nghiệp thu hồi được vốn bỏ ra, bù đắp được chi phí và có
nguồn tích luỹ để mở rộng sản xuất kinh doanh.
1.2. Khái niệm doanh thu (DT):
Doanh thu là tổng giá trị của lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ
thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động kinh doanh thông thường của doanh
nghiệp, góp phần tăng vốn chủ sở hữu. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là
nguồn lợi kinh tế, không làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không
được coi là doanh thu.
- Đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng là
giá bán chư có thuế GTGT.
- Đối tượng chịu thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế thì doanh
thu bán hàng là tổng giá thanh toán.
- Đối tượng chịu thuế TTĐB hoặc thuế XNK thì doanh thu bán hàng là tổng
thanh toán bao gồm cả thuế TTĐB và thuế XNK.
1.3.Khái niệm về các khoản giảm trừ doanh thu:
Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá cho khách hàng
với khối lượng lớn.
DT hàng bán bị trả lại: Là số tiền doanh nghiệp phải trả lại cho khách hàng đối
với những sản phẩm, hàng hoá bị khách hàng trả lại do lỗi của doanh nghiệp.
DT giảm giá hàng bán: Là số tiền doanh nghiệp phải trả cho khách hàng trong
trường hợp hàng bán bị kém, mất phẩm chất so với các điều khoản quy định trong hợp
đồng hoặc nội dung đã viết trên hoá đơn BH mà khách hàng yêu cầu hoặc tự doanh


nghiệp chấp nhận giảm giá.
Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền doanh nghiệp thưởng cho khách hàng do
ngân hàng thanh toán trước hạn, được hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính.
Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt: Là số thuế tính cho hàng xuất khẩu hoặc
những sản phẩm, hàng hoá chịu thuế TTĐB để ghi giảm dt của những sản phẩm hàng
hoá đó.
Giá vốn hàng bán: Phản ánh toàn bộ chi phí cần thiết để mua số hàng bán hoặc
để sản xuất hàng bán đó. Đối với hoạt động thương mại giá vốn hàng bán là giá thanh
toán hàng mua và toàn bộ chi phí có liên quan đến việc mua hàng.
1.4. Khái niệm kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần
và trị giá bán hàng (gồm cả sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá
thành sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh bất động
sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt
động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
1.5. Các khoản thuế phải nộp liên quan đến bán hàng:
Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Là thuế gián thu tính trên phần giá trị tăng thêm
của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
và do người tiêu dùng cuối kỳ chịu.
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB): Là loại thuế gián thu tính trên doanh thu của
một số mặt hàng do Nhà nước quy định nhằm thực hiện điều chỉnh của Nhà nước đối
với người tiêu dùng.
Thuế xuất khẩu: là loại thuế tính trên doanh thu của hàng hoá bán ra ngoài lãnh
thổ Việt Nam.
1.6. Chi phí bán hàng (CPBH), chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN):
CPBH: Là toàn bộ chi phí liên quan đến phần phục vụ quá trình tiêu thu sản
phẩm, hàng hoá như: (chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên
bán hàng, chi phí vật liệu bao bì, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao TSCĐ,
chi phí bảo hành, đóng gói, vận chuyển, chi phí chào hàng, hoa hồng đại lý, giới thiệu,

quảng cáo…)
CPQLDN: Là những chi phí chp việc quản lý kinh doanh, quản lý hàng chính
và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp. Chi phí QLKD
gồm nhiều loại như: (chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên
quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao
TSCĐ,thuế, phí và lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng
tiền khác…)
Trị giá mua thực tế hàng xuất kho
bình quân
= Số lượng hàng xuất kho x Giá đơn vị bình quân
Trong đó:
Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự
trữ
=
Giá thực tế hàng hoá tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Lượng thực tế hàng hoá tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
1.7. Các phương pháp tính giá vốn của hàng hoá xuất bán:
Phương pháp giá đơn vị bình quân: Theo phương pháp này, giá thực tế hàng
xuất bán trong kỳ được tính theo giá trị bình quân (bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân
cuối kỳ trước hay bình quân sau mỗi lần nhập)
Phương pháp tính theo giá đích danh: Theo phương pháp này, doanh nghiệp
phải biết được các đơn vị hàng hoá tồn kho và các đơn vị hàng hoá xuất bán thuộc
những lần mua vào và dùng đơn giá của những lần mua đó để xác định trị giá của
hàng tồn kho cuối kỳ. Đây là phương pháp lý tưởng nhất nó tuân thủ theo nguyên tắc
chi phí phù hợp với doanh thu thực tế. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với
doanh nghiệp kinh doanh ít mặt hàng, ít chủng loại, hàng có giá trị cao như các mặt
hàng ô tô, xe máy…
Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này, giá trị của từng loại
hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và
giá trị của từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trung bình

cũng có thể được tính theo thời kỳ hoặc mỗi khi nhập một lô hàng về phụ thuộc vào
tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Phương pháp nhập trước - xuất trước (FiFo): Theo phương pháp này đặt trên
giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và
hàng tồn khi còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất cuối kỳ. Theo
phương pháp này thì giá trị hàng xuất khi được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở
thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của của
hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
Phương pháp nhập sau - xuất trước (LiFo): Áp dụng được dựa trên giả định là
hàng mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là
hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng
xuất kho được tinh theo giá lô hàng nhập sau hoặc gần sau cuối cùng, giá trị của lô
hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn
kho.
1.8. Phương pháp kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại:
Để quản lý và hạch toán tình hình hàng hoá doanh nghiệp được sử dụng một
trong hai phương pháp:
Phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX): Theo phương pháp này mọi
nghiệp vụ nhập, xuất hàng hoá đều được kế toán tổ chức theo dõi, ghi chép nên phản
ánh sự biến động thường xuyên của hàng hoá trong quá trình kinh doanh. Đây là
phương pháp được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp thương mại.
Phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK): Theo phương pháp này trong kỳ kế
toán chỉ tổ chức theo dõi, ghi chép hàng hoá nhập vào cuối tháng tiến hành kiểm kê để
xác định hàng hoá hiện còn, tính giá rồi từ đó mới xác định giá trị hàng hoá đã bán
trong kỳ theo công thức:
Trị giá hàng hoá xuất
bán trong kỳ
=
Trị giá hàng hoá hiện
còn cuối kỳ

+
Trị giá hàng hoá nhập
vào trong kỳ
-
Trị giá hàng hoá hiện
còn cuối lỳ
1.9. Phương pháp xác định kết quả bán hàng:
Doanh thu thuần =
Tổng doanh thu
bán hàng
-
Các khoản giảm trừ doanh
thu
-
Thuế TTĐB
Thuế XK (nếu có)
Lãi từ hoạt động
bán hàng
= Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán -
Chi phí BH
Chi phí QLDN
Thời điểm ghi nhận doanh thu:
Chỉ ghi nhận doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm khi thoả mãn đồng thời 5 điều kiện:
- Doanh thu đã trao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản
phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.
- Doanh nghiệp không còn nắm quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng
hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch BH.
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch.

2.Mục đích, ý nghĩa của bán hàng:

×