Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tính chuyên nghiệp của KTĐL cơ sở lý luận và thực trạng ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.68 KB, 27 trang )

Tính chuyên nghiệp của KTĐL cơ sở lý luận và thực trạng ở Việt Nam
2.1. Khái niệm về tính chuyên nghiệp của KTĐL
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về tính chun nghiệp trong cơng việc,
nhưng tất cả đều thống nhất rằng “tính chuyên nghiệp được khẳng định bằng hiệu
quả”. Chuyên nghiệp, hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là chuyên tâm vào ngành nghề
của mình. Ai chuyên tâm làm việc đều đã có thể gọi là chuyên nghiệp. Khi chuyên
tâm và dốc tồn lực vào đó thì thường họ sẽ rất giỏi trong phạm vi ngành nghề của
họ. Tuy nhiên không hẳn chuyên nghiệp chỉ là việc nắm vững về kiến thức chun
mơn mà cịn phải tn thủ các quy định mực thước khác đối với ngành nghề của
mình. Theo Ông Nguyễn Trung Thắng, tổng giám đốc Công ty Masso, đơn vị đã
chọn cho mình khẩu hiệu “Leading by professionalism” (Dẫn đầu bằng tính
chuyên nghiệp) đưa ra định nghĩa: “Chuyên nghiệp bao gồm sự đồng bộ nhất quán
từ ý tưởng đến cách thức thực hiện sao cho đạt được mục tiêu đề ra. Đặt mục tiêu
là 1 và thực hiện trọn vẹn được 1”.
Tính chun nghiệp của kiểm tốn là một khái niệm khá mới mẻ chưa được
đề cập một cách cụ thể ở bất cứ tài liệu nào. Tuy nhiên thông qua các khái niệm
khác, các văn bản khác, khái niệm về tính chun nghiệp của kiểm tốn đã được đề
cập đến một phần nhưng trên các phương diện khác nhau. Ta có thể hiểu khái niệm
tính chun nghiệp của KTĐL như sau: “Tính chuyên nghiệp của KTĐL là một
thuộc tính của KTĐL thể hiện qua việc tuân thủ đầy đủ các CMKT, chuẩn mực
đạo đức nghề nghiệp của KTV và chất lượng kiểm toán được kiểm soát một cách
nghiêm ngặt từ bên trong lẫn bên ngoài nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất”
Ở đây ta thấy tính chuyên nghiệp hướng đến việc xây dựng một hệ thống
KTĐL làm việc hiệu quả, hoàn toàn trung thực, độc lập và khách quan nhằm đưa ra
các ý kiến đúng đắn và đáng tin cậy. Muốn được như vậy thì nền tảng ban đầu cần


phải có là các KTV có trình độ cao, kiến thức chuyên môn vững vàng. Thứ nữa
KTV cần phải đảm bảo là việc tuân thủ các quy định mang tính pháp lý và các quy
định mang tính mực thước. Cuối cùng, các quy trình kiểm sốt chất lượng kiểm
tốn cả bên trong và bên ngoài phải được xây dựng một cách có khoa học nhằm


đảm bảo hiệu quả cho cơng việc kiểm toán.
2.1.1. Tuân thủ quy tắc về đạo đức nghề nghiệp trong KTĐL
Sự tiến bộ của xã hội đòi hỏi người hành nghề trong bất cứ lĩnh vực nào
cũng phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cơ bản. Những người hành nghề đều dựa
vào đặc thù và nguyên tắc chuẩn mực cơ bản có ảnh hưởng trọng yếu đến nghề
nghiệp để làm nền tảng xây dựng đạo đức nhằm đảm bảo cho nghề nghiệp và sản
phẩm của ngành nghề được xã hội trọng dụng, tôn vinh, nghề nghiệp kiểm toán
cũng vậy. Ngày 01/12/2005, Bộ trưởng BTC ban hành quyết định số 87/2005/QĐBTC, theo đó các nguyên tắc cơ bản của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm
toán bao gồm:
Một là, Độc lập: Trong q trình kiểm tốn, KTV phải thực sự không bị chi
phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tình thần nào làm ảnh hưởng
đến sự trung thực, khác quan và độc lập nghề nghiệp của mình. KTV hành nghề
khơng được nhận làm kiểm tốn cho các đơn vị mà mình có quan hệ kinh tế hoặc
quyền lợi kinh tế như góp vốn, cho vay hoặc vay vốn từ khách hàng, hoặc là cổ
đơng chi phối của khách hàng, hoặc có ký kết hợp đồng gia công, dịch vụ, đại lý
tiêu thụ hàng hóa.
KTV hành nghề khơng được nhận làm kiểm tốn ở những đơn vị mà bản
thân có quan hệ gia đình ruột thịt (như có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em
ruột) là người trong bộ máy quản lý diều hành (Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc,
kế toán trưởng, các trưởng, phó phịng và các cấp tương đương) trong đơn vị khách
hàng.


KTV hành nghề không được vừa làm dịch vụ kế toán, như ghi sổ kế toán,
lập BCTC, kiểm toán nội bộ, định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tài chính, vừa
làm dịch vụ kiểm tốn cho cùng một khách hàng.
Hai là, Chính trực: Người làm kiểm tốn phải thẳng thắn, trung thực và có
chính kiến rõ ràng.
Ba là, Khách quan: Người làm kiểm tốn phải cơng bằng, tôn trọng sự thật
và không được thành kiến, thiên vị.

Bốn là, Năng lực chun mơn và tính thận trọng: Người làm kiểm tốn phải
thực hiện cơng việc kiểm tốn với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, với sự
thận trọng cao nhất và tinh thần làm việc chuyên cần. KTV có nhiệm vụ duy trì,
cập nhật và nâng cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý
và các tiến bộ kỹ thuật để đáp ứng u cầu cơng việc.
Năm là, Tính bảo mật: Người làm kiểm tốn phải bảo mật các thơng tin có
được trong q trình kiểm tốn; khơng được tiết lộ bất cứ một thơng tin nào khi
chưa được phép của người có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải cơng khai theo
yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình.
Sáu là, Tư cách nghề nghiệp: Người làm kiểm toán phải trau dồi và bảo vệ
uy tín nghề nghiệp, khơng được gây ra những hành vi làm giảm uy tín nghề
nghiệp.
Bảy là, Tuân thủ chuẩn mực chun mơn: Người làm kiểm tốn phải thực
hiện cơng việc kiểm toán theo những kỹ thuật và chuẩn mực chuyên môn đã quy
định trong CMKT Việt Nam, quy định của Hiệp hội nghề nghiệp và các quy định
pháp luật hiện hành.
Như vậy ta có thể thấy rằng Chuẩn mực đạo đức kiểm tốn có đặc thù riêng
so với các ngành nghề khác trong xã hội:


Một là, Trong q trình kiểm tốn, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp yêu cầu
KTV phải thực sự không bị chi phối hoặc bị tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất
hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập nghề
nghiệp của mình.
Hai là, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp địi hỏi KTV khơng được nhận làm
kiểm tốn hoặc làm kế tốn cho các đơn vị mà mình có quan hệ kinh tế hoặc quyền
lợi kinh tế như góp vốn, cho vay hoặc vay vốn từ khách hàng, hoặc là cổ đông chi
phối của khách hàng, hoặc có ký hợp đồng gia cơng, dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng
hố.
Ba là, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán bắt buộc KTV khơng

được nhận làm kế tốn, kiểm tốn ở những đơn vị mà bản thân có quan hệ gia đình
ruột thịt (như có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) là người trong bộ máy
quản lý, điều hành (Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Kế toán trưởng, các trưởng,
phó phịng và những người tương đương) trong đơn vị khách hàng.
Bốn là, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, kiểm tốn u cầu KTV hành nghề
khơng được vừa làm dịch vụ kế toán, như ghi sổ kế toán, lập BCTC, kiểm toán nội
bộ, định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tài chính, thuế, vừa làm dịch vụ kiểm
toán cho cùng một khách hàng.
Một bài học kinh điển trong việc nhấn mạnh đạo đức nghề nghiệp kiểm toán
là câu chuyện sụp đổ của Tập đoàn Enron bởi những kỹ năng chun mơn đã
khơng được sử dụng vì lợi ích của công chúng. Không ai ngờ Enron, một tập đồn
năng lượng hùng mạnh ln có tên trong danh sách các công ty phát triển nhất
nước Mỹ, lại bị sụp đổ một cách nhanh chóng. Năm 2000, Enron là một trong 7
cơng ty Mỹ có doanh số hơn 100 tỷ USD, lợi nhuận lên tới 10 tỷ USD. Hệ thống
thông tin đại chúng, điển hình là tạp chí Fortune, ln đánh bóng Enron là cơng ty
có nhiều tiềm năng nhất với số vốn kinh doanh 63 tỷ USD. Ngoài ra Enron còn


được quảng cáo rất hiệu quả bởi CTKT Arthur Andersen và các nhà phân tích phố
Wall, nhờ vậy số người mua cổ phiếu của công ty cao kỷ lục. Chi nhánh Houston
của Arthur Andersen nhận 1 triệu USD/tuần còn tham gia cả việc tìm kiếm đối tác
cho Enron. Số tiền kếch xù trên đã làm mờ mắt các nhân viên kiểm toán và họ dễ
dàng bỏ qua nguyên tắc.
Câu chuyện trên chỉ là một ví dụ khá điển hình, trong thực tế đã, đang và sẽ
có nhiều ví dụ khác nữa. Đứng trên bất cứ cương vị nào, đó đều là điều chúng ta
không mong muốn. Khi thị trường chứng khoán phát triển và trở thành một nguồn
cung cấp vốn quan trọng của nền kinh tế, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp là
phương thức để nâng cao sự tín nhiệm của công chúng vào nghề nghiệp, là phương
tiện giúp tăng cường lịng tin của cơng chúng vào các thơng tin niêm yết trên thị
trường chứng khoán. Một khi KTV ứng xử và hành nghề dựa vào các chuẩn mực

đạo đức nghề nghiệp thì hoạt động kiểm tốn sẽ hồn tồn trung thực, phục vụ lợi
ích của nghề nghiệp và cơng chúng. Nói cách khác, lúc đó KTV và các CTKT đã
thực sự đem lại hiệu quả cho xã hội.
2.1.2. Tuân thủ hệ thống CMKT tạo nên tính chuyên nghiệp của KTĐL
Hệ thống CMKT là những quy phạm pháp lý, là thước đo chung về chất
lượng cơng việc kiểm tốn và cơ sở điều tiết hành vi của KTV và các bên hữu quan
theo hướng đạo và mục tiêu xác định.
Theo thơng lệ quốc tế thì các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán quốc
gia (Mỹ, Nga, Nhật, Úc …) sẽ căn cứ vào hệ thống CMKT quốc tế do Liên đồn
kế tốn quốc tế (IFAC) cơng bố để ban hành CMKT quốc gia. Đối với các nước
thành viên của IFAC và một số nước khác chưa là thành viên của IFAC cũng chấp
nhận và coi những nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tế do IFAC ban hành làm
các văn bản pháp quy về kiểm toán của quốc gia mình. Theo thơng báo ngày
27/6/1994 của Uỷ ban thực hành kiểm tốn quốc tế (IAPC) thì từ 1/9/1994 tồn bộ


KTV chuyên nghiệp ở 89 nước thành viên của liên đồn quốc tế các nhà kế tốn sẽ
áp dụng hệ thống CMKT quốc tế mới. Cụ thể:
- Ở Trung Quốc: Theo điều 35 Luật kế tốn viên cơng chứng năm 1993 thì
Hội nghề nghiệp là Viện kế tốn viên cơng chứng Trung Quốc (CICPA) được
quyền ban hành các CMKT và các quy tắc đối với kế tốn viên cơng chứng (CPA tương tự KTV hành nghề ở Việt Nam). Dự thảo các chuẩn mực và quy tắc này phải
được BTC chấp thuận mới có hiệu lực thi hành.
- Ở Malaixia: CMKT do Viện kế tốn viên cơng chứng Malaixia (MICPA)
soạn thảo và ban hành.
- Ở Hà Lan: CMKT do Viện kế tốn viên đăng ký Hồng gia Hà Lan
(NIVRA) ban hành.
- Ở Singapo: CMKT do Viện kế tốn viên cơng chứng Singapo (ICPAS) ban
hành.
Ở Việt Nam, BTC có trách nhiệm soạn thảo và ban hành các CMKT và đến
nay đã ban hành 7 đợt gồm 38 CMKT. Các CMKT được ban hành thể hiện một

bước phát triển mạnh trong hoạt động kiểm toán, đã tạo ra hành lang pháp lý thuận
lợi hơn cho hoạt động KTĐL, là cơ sở cho KTV chuyên nghiệp và CTKT kiểm tra,
đánh giá các thông tin tài chính một cách trung thực, khoa học, khách quan. CMKT
còn là cơ sở cho việc chỉ đạo giám sát, kiểm tra và đánh giá chất lượng dịch vụ
kiểm toán, là cơ sở cho việc đào tạo, huấn luyện và thi tuyển KTV.
Đối với ngành nghề kiểm toán, hệ thống CMKT là những quy định mực
thước, đó là các nguyên tắc căn bản của kiểm toán. Các quy định này có vai trị và
tác dụng rất lớn:
Một là, Hệ thống CMKT là đường lối, là thước đo giúp cho các KTV hồn
thành trách nhiệm nghề nghiệp của mình trong q trình kiểm tốn.


Hai là, Dựa vào hệ thống CMKT các CTKT xây dựng quy trình, nội dung và
tổ chức các cuộc kiểm toán đạt hiệu quả mong muốn.
Ba là, Hệ thống CMKT được xem là công cụ quan trọng nhất để soi xét,
kiểm sốt các hoạt động của KTV nói riêng và các CTKT nói chung trên các mặt:
q trình thực hiện kiểm toán, tổ chức quản lý hoạt động kiểm toán có hợp lý
khơng? có chặt chẽ khơng? có đúng với các yêu cầu đặt ra của Hệ thống Chuẩn
mực hay khơng? hoạt động của doanh nghiệp có bảo đảm tính khoa học và tính
kinh tế hay khơng?...
Bốn là, Dựa vào hệ thống CMKT và mức độ tuân thủ CMKT của các KTV,
cơng chúng có được mức độ tin cậy đối với các kết quả kiểm toán của các CTKT
và sự minh bạch hố các thơng tin tài chính đã được kiểm tốn.
Đóng vai trị và có tác dụng to lớn như vậy nên việc tuân thủ CMKT đối với
các KTV là hết sức quan trọng. Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và
CTKT đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế
độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có
phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không? Tuân thủ
CMKT sẽ giúp các KTV và CTKT đưa ra báo cáo kiểm toán đầy đủ, chính xác. Có
như vậy hoạt động kiểm tốn mới thực sự mang lại hiệu quả cho xã hội, thể hiện

được tính chun nghiệp trong việc hành nghề của mình.
2.1.3 Thực hiện các hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán
Chất lượng kiểm toán là một chỉ tiêu phức tạp, khó định lượng và thiếu tiêu
chuẩn cụ thể để đánh giá, bởi hoạt động kiểm toán là hoạt động đa dạng, phức tạp
và mang tính chất đặc thù riêng trong từng cuộc kiểm toán. Do vậy, những tiêu
chuẩn đưa ra để đánh giá chất lượng kiểm toán chỉ là những quy định chung mang
tính chất khái quát và định hướng. Theo Quyết định 28/2003/QĐ-BTC ngày


14/03/2003 về việc ban hành 05 CMKT Việt Nam đợt 4, CMKT số 220 có ghi:
“Chất lượng kiểm tốn là mức độ thoả mãn về tính khách quan và độ tin cậy vào
ý kiến kiểm toán của những đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán, đồng thời thoả
mãn về mong muốn có được những ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả
cơng tác quản lý tài chính, kế toán của đơn vị được kiểm toán với thời gian định
trước và giá phí thích hợp”. Như vậy chất lượng kiểm tốn có thể được hiểu như
sau:
Một là, Chất lượng kiểm toán là sự phù hợp với CMKT. Việc tuân thủ
CMKT chỉ là điều kiện cần để thoả mãn các đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán.
Do vậy việc thoả mãn của khách hàng đã bao hàm việc tuân thủ CMKT, đồng thời
bao hàm luôn cả quan điểm cho rằng chất lượng thể hiện ở tính chuyên nghiệp của
KTV. Kiểm tốn là hoạt động dịch vụ, do vậy tính chun nghiệp của KTV trong
q trình thực hiện cơng việc kiểm toán sẽ hấp dẫn hơn và tạo sự tin tưởng hơn vào
kết quả kiểm toán của các đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán.
Hai là, Chất lượng kiểm toán bao gồm cả việc tạo ra giá trị gia tăng cho
khách hàng thông qua việc đưa ra các ý kiến đóng góp giúp hồn thiện và nâng cao
cơng tác quản lý của khách hàng.
Ba là, Việc xác định giá phí thích hợp thể hiện đầy đủ và thoả đáng đối với
đối tượng sử dụng dịch vụ và người cung cấp dịch vụ là các CTKT, đạt được yêu
cầu này là sự điều chỉnh của thị trường và điều kiện thực tế của mỗi CTKT.
Đối với hoạt động kiểm toán, kiểm sốt chất lượng kiểm tốn có thể được

hiểu là một hệ thống chính sách và biện pháp để nắm bắt và điều hành hoạt động
kiểm toán đạt chuẩn mực chung. Hệ thống chính sách và biện pháp đó bao gồm:
quan điểm về kiểm soát, các quy định nghiệp vụ kiểm toán và kiểm soát, cơ cấu tổ
chức bộ máy kiểm sốt, chính sách về nhân sự, các hoạt động kiểm tra, sốt xét,
thu thâp thơng tin, xác nhận... Kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện


trong tồn bộ q trình kiểm tốn của một cuộc kiểm toán, do nhiều cấp độ kiểm
soát tiến hành, với nhiều phương pháp kiểm soát khác nhau. Việc thực hiện kiểm
soát chất lượng phải được thực hiện cả bên trong và bên ngồi CTKT:
Một là, Hoạt động kiểm sốt bên trong: Kiểm soát chất lượng bắt đầu
ngay từ ngày làm việc đầu tiên của KTV và sẽ được duy trì cho đến ngày làm việc
cuối cùng của họ. Đó khơng phải là một công việc tách biệt mà là một quá trình
xuyên suốt nhằm củng cố mọi phương diện hoạt động của một CTKT. Nội dung,
quy mơ và trình tự tiến hành thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán
được vận dụng tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng cuộc kiểm tốn. Tuy nhiên,
có những chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán mà các
CTKT phải xây dựng và thực hiện trong mọi cuộc kiểm toán để phù hợp với
CMKT Việt Nam hoặc CMKT quốc tế được Việt Nam chấp nhận. Đặc biệt cần
quan tâm chính sách và thủ tục sau đây:
Trước hết, KTV phải tuân thủ nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp: Một
CTKT và tất cả các nhân viên của mình phải tn thủ các ngun tắc về tính độc
lập, chính trực, khách quan, bảo mật, các quy định chung và tư cách nghề nghiệp.
Sau đó, KTV cần phải thoả mãn các tiêu chuẩn về kỹ năng và năng lực
chun mơn. CTKT cần tuyển dụng những nhân viên có năng lực và sau đó là đào
tạo tốt, đào tạo thường xuyên về mặt chuyên môn. Nhân viên chuyên nghiệp phải
đạt được những bằng cấp chuyên môn nhất định trong quá trình phát triển nghề
nghiệp của mình.
Tiếp đến, Phụ trách kiểm toán giao việc, hướng dẫn và tham khảo ý kiến.
Cơng việc kiểm tốn phải được giao cho những nhân viên có kỹ năng chun mơn

cần thiết, có trường hợp là kỹ năng chun sâu để hồn thành cơng việc một cách
xuất sắc. KTV phải có đủ thời gian để thực hiện cơng việc một cách hiệu quả. Tiếp
đó, cơng việc kiểm toán cần phải được chỉ đạo, giám sát và soát xét ở tất cả các cấp


- khơng để chỉ một cấp nào đảm đương tồn bộ một cuộc kiểm toán. Các KTV cao
cấp nhất - thường là chủ phần hùn - phải phân công công việc cho các nhân viên
trong công ty. Nhưng họ không thể chuyển giao trách nhiệm của mình cho một
nhóm kiểm tốn. Một trong những quy trình kiểm sốt chất lượng chủ yếu là tất cả
các cơng việc phải được sốt xét bởi một thành viên cao cấp hơn trong nhóm kiểm
toán.
Kế đến, KTV phụ trách việc ra quyết định duy trì và chấp nhận khách hàng:
Danh tiếng của CTKT phụ thuộc vào khách hàng mà cơng ty đó phục vụ, sự đánh
giá thấu đáo về khách hàng tiềm năng và việc thường xuyên đánh giá lại khách
hàng đang có là một phần việc quan trọng, chủ yếu của quản lý chất lượng.
Cuối cùng, KTV thực hiện công tác kiểm tra: CTKT phải thường xuyên kiểm
tra tính hiệu quả của các chính sách và thủ tục kiểm sốt chất lượng hoạt động của
cơng ty.
Hai là, Kiểm sốt chất lượng từ bên ngồi : Đó là các hoạt động quản lý
từ cơ quan quản lý Nhà nước và Hiệp hội nghề nghiệp. Hoạt động quản lý bên
ngồi thực hiện thơng qua cơ chế giám sát hoạt động đối với việc tuân thủ các
chuẩn mực và quy định pháp lý.
Ở Anh, Hiệp hội nghề nghiệp (ví dụ ACCA) phải kiểm tra chất lượng dịch
vụ của hội viên. Một tổ chức độc lập khác thực hiện kiểm tra hoạt động của các
CTKT và các hiệp hội nghề nghiệp ở Anh.
Ở Mỹ việc kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán kiểm toán được thực hiện
bởi 3 tổ chức khác nhau : Ủy ban Giám sát hoạt động kiểm tốn cho các cơng ty
đại chúng (Public Company Accounting Oversight Board – PCAOB), trung tâm
chương trình Kiểm tra chéo các CTKT cho các công ty đại chúng (Centre for



Public Company Audit Firm Peer Review Program – CPCAF), hiệp hội kế tốn
viên cơng chứng Hoa Kỳ (AICPA).
Chương trình kiểm sốt chất lượng của Ủy ban Giám sát các cơng ty đại
chúng (Public Company Accounting Oversight Board – PCAOB): Chương trình này
được thực hiện bởi Ủy ban Giám sát các công ty đại chúng (PCAOB). PCAOB ra
đời theo yêu cầu của Luật Sarbanes-Oxley. Trước khi có ủy ban này, Ủy ban chịu
trách nhiệm giám sát chất lượng hoạt động kiểm tốn từ bên ngồi là POB (Ủy ban
Giám sát cơng - Public Oversight Board). Đến năm 2002, Luật Sarbanes-Oxley
quy định phải thành lập Ủy ban Giám sát hoạt động kiểm toán (PCAOB) và đây là
cơ quan giám sát các CTKT cho các công ty đại chúng, dù là công ty của Hoa Kỳ
hay của nước ngoài hoạt động tại Hoa Kỳ. Do đó, POB đã giải thể vào ngày
31/12/2002 và được thay thế bởi PCAOB. PCAOB là tổ chức phi lợi nhuận, đối
tượng giám sát tập trung vào khu vực tư. Mục tiêu của tổ chức này là bảo vệ lợi ích
cộng đồng thơng qua cung cấp báo cáo kiểm tốn một cách minh bạch, trung thực.
PCAOB khơng phải là tổ chức chính phủ nhưng có chức năng như tổ chức chính
phủ. PCAOB có 5 thành viên, trong đó Chủ tịch PCAOB phải do SEC (Ủy ban
Chứng khoán) chỉ định.
Chương trình kiểm tra chéo của Trung tâm Chương trình Kiểm tra chéo các
công ty đại chúng (Centre for Public Company Audit Firm Peer Review Program –
CPCAF PRP): CPCAF là một tổ chức hình thành trên cơ sở tự nguyện, thành viên
là các CTKT cung cấp dịch vụ kiểm toán cho cơng ty đại chúng hay quan tâm đến
việc kiểm tốn cho các cơng ty đại chúng. Mục đích của tổ chức này là tăng cường
chất lượng kiểm toán cho các cuộc kiểm tốn ở các cơng ty đại chúng. Chương
trình kiểm tra chéo của CPCAF được thiết kế nhằm kiểm tra, đánh giá các dịch vụ
của cơng ty kế tốn, kiểm tốn mà các dịch vụ này khơng thuộc phạm vi kiểm tra


của CPAOB. Chương trình này giúp các cơng ty cung cấp dịch vụ kiểm toán đáp
ứng các yêu cầu của nhà nước và của AICPA.

Chương trình kiểm tra chéo của Trung tâm Chương trình Kiểm tra chéo các
cơng ty đại chúng (Centre for Public Company Audit Firm Peer Review Program –
CPCAF PRP): CPCAF là một tổ chức hình thành trên cơ sở tự nguyện, thành viên
là các CTKT cung cấp dịch vụ kiểm tốn cho cơng ty đại chúng hay quan tâm đến
việc kiểm tốn cho các cơng ty đại chúng. Mục đích của tổ chức này là tăng cường
chất lượng kiểm toán cho các cuộc kiểm toán ở các cơng ty đại chúng. Chương
trình kiểm tra chéo của CPCAF được thiết kế nhằm kiểm tra, đánh giá các dịch vụ
của cơng ty kế tốn, kiểm tốn mà các dịch vụ này không thuộc phạm vi kiểm tra
của CPAOB. Chương trình này giúp các cơng ty cung cấp dịch vụ kiểm toán đáp
ứng các yêu cầu của nhà nước và của AICPA.
Ở Việt Nam, BTC đã ban hành quy chế “Kiểm soát chất lượng dịch vụ kế
toán, kiểm toán”. Theo đó các CTKT phải được kiểm tra chất lượng định kỳ 3 năm
1 lần. Trường hợp xác định có nhiều vi phạm thì phải được kiểm tra ngay năm sau
đó. Ngồi kiểm tra định kỳ, có thể được kiểm tra đột xuất nếu doanh nghiệp có dấu
hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Nhà nước, của Hội nghề nghiệp hoặc các
chuẩn mực nghề nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ kế tốn, kiểm tốn.
Đồn kiểm tra bao gồm cán bộ của BTC, người hành nghề kế toán, KTV
hành nghề huy động từ các doanh nghiệp và cán bộ của Hội nghề nghiệp. Việc huy
động người hành nghề kế toán, KTV hành nghề từ các doanh nghiệp kế toán, kiểm
toán kết thúc vào hết năm 2010:
- BTC là cơ quan quản lý và thực hiện kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán,
kiểm toán trong các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán và người hành nghề kế toán.
BTC chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm kiểm soát chất lượng


dịch vụ kế toán, kiểm toán của các Hội nghề nghiệp được uỷ quyền trách nhiệm
kiểm soát chất lượng dịch vụ kế tốn, kiểm tốn.
- Các Hội nghề nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm soát chất
lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán theo uỷ quyền của BTC.
- Người hành nghề kế toán, KTV hành nghề và các doanh nghiệp kế toán,

kiểm toán chịu trách nhiệm tự kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán và
các dịch vụ có liên quan thuộc phạm vi cung cấp.
Thiết lập và duy trì cơ chế kiểm sốt chất lượng kiểm tốn chặt chẽ, có hiệu
quả, các tổ chức kiểm tốn sẽ đảm bảo với cơng chúng rằng, kết quả kiểm tốn
trước khi đến với cơng chúng đã được kiểm sốt, chất lượng kiểm tốn được bảo
đảm, từ đó củng cố được lịng tin của cơng chúng vào chất lượng kiểm toán và đạo
đức nghề nghiệp của KTV. Ngược lại, nếu chất lượng kiểm tốn khơng được kiểm
sốt, hoặc kiểm sốt khơng có hiệu quả thì lịng tin của cơng chúng vào chất lượng
kiểm tốn và đạo đức nghề nghiệp của KTV khó tránh khỏi sự lung lay. Kiểm soát
chất lượng phải được thực hiện thường xuyên để chất lượng dịch vụ kiểm tốn
được duy trì và nâng cao, tạo cơ sở vững chắc cho việc đưa ra ý kiến kiểm tốn
đúng đắn, góp phần làm minh bạch BCTC đáp ứng yêu cầu hội nhập và mở cửa.
2.2. Các yếu tố duy trì tính chun nghiệp của KTĐL
Thứ nhất, Nhận thức của bản thân các KTV hành nghề: Nền kinh tế Việt
Nam phát triển nhanh và việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dẫn
đến nhu cầu cần có một lực lượng KTV có đẳng cấp để có được những bản BCTC
đáng tin cậy, minh bạch cho các nhà đầu tư và giới thương mại trên toàn cầu. Theo
nhận xét của các chuyên gia kinh tế nước ngồi, trình độ chun mơn của đội ngũ
KTV Việt Nam khơng phải là kém, bằng chứng là có rất nhiều KTV trẻ của chúng
ta đã và đang được giao trọng trách ở các công ty đa quốc gia và các hãng kiểm


toán lớn. Tuy nhiên do ngành kiểm toán tại nước ta cịn khá non trẻ, chúng ta chưa
thực sự có nhiều KTV có trình độ và kinh nghiệm quốc tế để có thể hồn tồn đáp
ứng những u cầu của hội nhập. Các KTV Việt Nam đã và đang nhận thức được
những cơ hội của bản thân, bởi vậy họ sẽ khơng ngừng tham gia các khố học đào
tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, tham gia các hội thảo chuyên ngành,… hướng đến đạt
trình độ quốc tế đáp ứng yêu cầu chuẩn hố và địi hỏi ngày càng cao về chất lượng
dịch vụ của khách hàng. Kiểm toán được thực hiện trực tiếp bởi các KTV, bởi vậy
đây là yếu tố hết sức quan trọng để duy trì tính chun nghiệp trong hoạt động

kiểm toán ở nước ta.
Thứ hai, Chiến lược phát triển của các CTKT: Chúng ta đều biết rằng
khách hàng là yếu tố cực kỳ quan trọng minh chứng cho giá trị, tính vượt trội của
thương hiệu kiểm tốn. Một CTKT danh tiếng và có uy tín thì đương nhiên sẽ có
nhiều lịng tin và sự lựa chọn của các nhà kinh doanh. Để giữ khách hàng, tạo cho
khách hàng niềm tin tưởng đối với dịch vụ minh cung cấp, các CTKT cần không
ngừng nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ, am hiểu sâu sắc về luật pháp và các chuẩn
mực nghề nghiệp. Rõ ràng hiện nay ở Việt Nam, chiến lược phát triển của các
CTKT đều nhắm đến mục tiêu tạo dựng uy tín, tăng năng lực cạnh tranh nhằm tăng
thị phần kiểm toán. Để thực hiện được mục tiêu đó, chính các CTKT sẽ cố gắng
củng cố, xây dựng hệ thống kiểm sốt chất lượng chặt chẽ, có các chính sách đãi
ngộ nhân tài cũng như đào tạo, bồi dưỡng cho các nhân viên của mình. Đây là một
yếu tố bền vững bởi vì việc duy trì tính chun nghiệp trong hoạt động kiểm tốn
khơng phải do bị ép buộc phải tuân theo mà điều này xuất phát từ chính nhu cầu
tồn tại và phát triển của các CTKT.
Thứ ba, Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật: Việc hoàn thiện, đổi mới
hệ thống văn bản pháp luật là cơng việc mang tính tiền đề cho cơng cuộc đổi mới
và cải cách đội ngũ kiểm toán Việt Nam, là những cơ sở pháp lý cơ bản để điều


chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực kiểm tốn. Trải qua hơn 17 năm, có
thể nói hệ thống văn bản pháp luật quản lý lĩnh vực nghề nghiệp và dịch vụ kế toán
- kiểm toán đã cơ bản được xây dựng từ khơng đến có, đáp ứng đủ cơ sở pháp lý
cho hoạt động này. Trong lĩnh vực KTĐL đã có 3 Nghị định được ban hành, đầu
tiên là Nghị định 07/CP, sau đó khi ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP cịn có
thêm Nghị định số 133/2005/NĐ-CP để bổ sung một số nội dung. Về mặt kỹ thuật,
đã xây dựng và công bố 37 Chuẩn mực KTĐL, cụ thể hoá các nguyên tắc, phương
pháp, thủ tục thực hiện trong q trình kiểm tốn dựa trên cơ sở Chuẩn mực quốc
tế. Đặc biệt đã ban hành được Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, theo quan niệm
của quốc tế thì đây là Chuẩn mực về chất lượng, có vai trị rất quan trọng. Tuy

nhiên, hoàn thiện hành lang pháp luật cho hoạt động KTĐL là vấn đề phải được
quan tâm thường xuyên, do hệ thống văn bản hiện hành cũng chỉ phù hợp trong
một thời gian nhất định và cần phải tạo tiền đề cho việc tuân thủ các Chuẩn mực
cũng như xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng của các KTV và CTKT.
Thứ tư, Hoạt động Hội nghề nghiệp: Ngày 15/4/2005, theo đề nghị của
BTC, được phép của Bộ Nội vụ, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
(VACPA) đã được thành lập tại Hà Nội và chính thức đi vào hoạt động từ 1/1/2006.
Ngày 14/07/2005, tại Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC, Bộ trưởng BTC đã chính
thức chuyển giao chức năng quản lý hành nghề kiểm toán cho VACPA. Kể từ đây,
những người hành nghề KTĐL ở Việt Nam đã có một tổ chức nghề nghiệp độc lập,
tự quản. Hội sẽ hỗ trợ, đào tạo, cập nhật kiến thức chun mơn; kiểm sốt chất
lượng dịch vụ, đạo đức nghề nghiệp; Tư vấn trao đổi vướng mắc, kinh nghiệm góp
phần nâng cao chất lượng và uy tín Hội viên, duy trì và phát triển nghề nghiệp kế
tốn, kiểm tốn ở Việt Nam sánh vai với bè bạn trong khu vực và quốc tế. VACPA
là mơ hình Hội nghề nghiệp như thông lệ ở các nước kinh tế thị trường, chịu trách
nhiệm quản lý nghề nghiệp - hoạt động hành nghề và quản lý con người (hội viên)


chứ không đơn thuần là một tổ chức hiệp hội thuần tuý. Như vậy, việc ra đời
VACPA tạo ra một mơi trường cần thiết cho các CTKT và KTV có điều kiện nâng
cao trình độ chun mơn và năng lực hành nghề.
2.3. Thực trạng về tính chuyên nghiệp của KTV và các CTKT độc lập ở Việt Nam
Xuất phát từ lợi ích của hoạt động KTĐL, trong hơn 15 năm qua, Đảng và
Nhà nước ta đã rất quan tâm đến ngành KTĐL, tạo mọi điều kiện để KTĐL Việt
Nam phát triển. Tính chun nghiệp của hoạt động kiểm tốn cũng nhờ thế mà
ngày càng được nâng cao. Hoạt động kiểm tốn đã và đang góp phần xây dựng và
phổ cập cơ chế chính sách kinh tế, tài chính; thực hiện công khai, minh bạch
BCTC của doanh nghiệp; ngăn ngừa lãng phí, tham nhũng; phục vụ đắc lực cho
cơng tác quản lý và điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Tuy KTĐL ở Việt Nam đã có những bước tiến bộ đáng kể

song vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.
2.3.1 Thực tế hoạt động của các CTKT
Thứ nhất, Mơ hình CTKT độc lập: KTĐL ở Việt Nam hình thành từ năm
1991 với sự ra đời của hai CTKT đầu tiên có sở hữu vốn của Nhà nước. Sau đó là
một số CTKT nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngồi với
mơ hình TNHH. Nhiều CTKT sở hữu tư nhân theo mơ hình TNHH được thành lập
sau khi có Luật Doanh nghiệp năm 2000. Một số CTCP kiểm tốn có sở hữu tư
nhân cũng đã được thành lập từ mấy năm trước đây theo nhu cầu hợp tác của các
CTKT tư nhân. Trong xu thế chung về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước
nói chung và các cơng ty thuộc BTC quản lý nói riêng, gần đây BTC đã cổ phần
hóa 02 cơng ty, chuyển đổi 01 công ty thành công ty TNHH một thành viên. Tính
đến nay đã có 105 cơng ty thuộc đủ các thành phần kinh tế, gồm: 6 doanh nghiệp
nhà nước, 66 công ty TNHH, 4 công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, 12 CTCP và


17 công ty hợp danh với 156 chi nhánh và văn phòng ở các tỉnh, thành phố trên
khắp cả nước, với số lượng hơn 5.000 nhân viên.
Việc chuyển đổi mô hình quản lý (đối với các CTCP kiểm tốn) và chuyển
đổi sở hữu (đối với các CTCP kiểm tốn có sở hữu của Nhà nước và các doanh
nghiệp nhà nước) được coi là một bắt buộc mang tính pháp lý. Đồng thời, đây cũng
là một nhu cầu rất bức thiết của các cơng ty này vì u cầu của sự phát triển và vì
yêu cầu của việc nâng cao năng lực quản lý và năng lực cạnh tranh. Việc chuyển
đổi này là theo thông lệ và xu thế tất yếu phát triển ngành nghề kế toán, kiểm toán
trên thế giới. Việt Nam khơng thể nằm ngồi xu thế này. Dù các quy định này được
ban hành hơi chậm, nhưng các CTKT của Việt Nam đã sẵn sàng cho việc chuyển
đổi, và coi việc chuyển đổi này như là một trong những cơ hội tốt để các công ty
tiếp tục phát triển và thành công. Một vấn đề nữa là theo cam kết gia nhập WTO và
với chiến lược sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam, không thể có
sự tiếp tục tồn tại các CTKT có sở hữu Nhà nước. Thêm nữa, các Tổ chức tài trợ
quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài thường thuê các CTKT danh tiếng, có chất

lượng đã được khẳng định và đặc biệt là phải có tính độc lập, minh bạch rất cao để
kiểm toán, phù hợp với yêu cầu của Công ty mẹ cũng như của các nhà đầu tư trên
tồn thế giới. Đối với các CTKT có sở hữu vốn của nhà nước, việc chuyển đổi sở
hữu còn có tác động tích cực và mạnh mẽ trên một số mặt quan trọng sau:
Một là, Chủ động hoàn toàn trong chính sách trả lương cho nhân viên khơng bị khống chế tỷ lệ quỹ lương; không bị trừ quỹ lương theo cơ chế “Lợi
nhuận năm sau phải cao hơn năm trước và không được thấp hơn lợi nhuận kế
hoạch”. Điều này thực sự quan trong vì nó cho phép các công ty được trả lương
cao để thu hút các nhân viên giỏi, đồng thời cho phép công ty chủ động đầu tư chi
phí vào đào tạo và nâng cao chất lượng nhân viên và chất lượng dịch vụ;


Hai là, Tăng cường trách nhiệm cá nhân của các thành viên Ban Giám đốc
trong việc điều hành công ty, quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ gắn với trách
nhiệm vật chất;
Ba là, Các thành viên của Ban Giám đốc các công ty sau khi chuyển đổi
cũng phải có trách nhiệm trong việc nâng cao năng lực cá nhân cả về diều hành và
kiến thức chuyên môn để duy trì ổn định hoạt động và tiếp tục phát triển cơng ty
cao hơn;
Bốn là, Giải quyết hồn tồn tính độc lập nghề nghiệp do ảnh hưởng bởi sở
hữu Nhà nước.
Việc chuyển đổi loại hình sở hữu của các doanh nghiệp kiểm tốn hiện nay
dù có nhiều khó khăn nhưng được đánh giá là một bước tiến quan trọng cho mỗi
công ty và cho sự phát triển chung của nghề kiểm toán tại Việt Nam. Việc chuyển
đổi này sẽ làm tăng thêm tính độc lập, khách quan, minh bạch và đáp ứng yêu cầu
đổi mới của pháp luật kiểm toán cũng như yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, Đội ngũ KTV hành nghề: Số lượng KTV chuyên nghiệp tăng
nhanh và chiếm tỷ trọng khá cao so với tổng số nhân viên chun nghiệp, trình độ
chun mơn và kinh nghiệm nghề nghiệp đã thành thục hơn nhiều. Nhiều KTV am
hiểu luật pháp, chuẩn mực nghề nghiệp; ngoại ngữ, tin học… và khơng ít KTV có
kiến thức và học vị quốc tế cao.

Nhu cầu kiểm toán hiện nay rất lớn nhưng nước ta mới có khoảng gần 900
KTV hành nghề có chứng chỉ KTV; trong đó chỉ khoảng 300 người có chứng chỉ
KTV quốc tế. Điều chúng ta lo ngại nhất là trình độ KTV chưa ngang tầm và chưa
tuân thủ theo chuẩn mực quốc tế. Thực tế doanh nghiệp kiểm tốn trong nước
thường ít có điều kiện tiếp nhận và triển khai các chuẩn mực quốc tế nên trình độ
chun mơn cịn hạn chế, nhất là trong hoạt động kiểm toán BCTC; năng lực cạnh


tranh thấp so với nước ngoài, hệ thống khách hàng cịn ít... Từ thực tế trên, cho
thấy cơng tác đào tạo để nâng cao trình độ và năng lực nhân viên vẫn là yếu tố
hàng đầu nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các CTKT. Theo định
hướng phát triển ngành của BTC, từ nay đến năm 2010 phấn đấu có khoảng 3.000
nhân viên hoạt động trong ngành KTĐL là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách hàng
đầu. Đối với các doanh nghiệp cũng cần tự nâng cấp đội ngũ theo hướng chuyên
nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển.
Tại Việt Nam, các quy định về đạo đức nghề nghiệp hiện hành được thể hiện
chủ yếu trong Nghị định 105/2004/NĐ- CP ban hành ngày 30/3/2004 của Chính
phủ về KTĐL và Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ban hành ngày 01/12/2005 theo
Quyết định số 87/2005/QĐ-BTC, áp dụng cho tất cả những người làm kế toán và
người làm kiểm toán. Việc tồn tại song song hai loại quy định nói trên là phù hợp
với thông lệ chung trên thế giới. Tuy nhiên, việc áp dụng chúng vào thực tế hiện
nay vẫn còn một số bất cập.
Trước hết, các quy định về đạo đức nghề nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức độ
chuẩn mực, chưa có các hướng dẫn cụ thể. Bản thân một số nội dung trong chuẩn
mực cũng còn nhiều điểm rất trừu tượng, do vậy, hạn chế về khả năng triển khai
chúng trong thực tế. Các quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, để có thể áp dụng
chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp vào thực tế, đều có các hướng dẫn chi tiết (các
giải thích và hướng dẫn cụ thể về đạo đức). Chính vì vậy, việc đưa ra các hướng
dẫn đối với Việt Nam rất quan trọng vì sẽ giúp các CTKT có thuận lợi hơn trong
việc xây dựng chính sách đạo đức nghề nghiệp cho mình.

Tiếp nữa, khi nói đến đạo đức nghề nghiệp của KTV, nghĩa là khơng chỉ nói
đến phẩm chất của một con người mà cịn nói đến trình độ nghề nghiệp và kinh
nghiệp thực tế của người đó. Khơng thể chỉ sau một vài ngày ban hành văn bản
quy định về đạo đức nghề nghiệp là họ sẽ thay đổi hẳn, mà cần cả một quá trình


nâng dần lên. Ở các nước, KTV bắt buộc phải là hội viên của Hội nghề nghiệp thì
mới được hành nghề. Còn ở Việt Nam, dù chưa phải như vậy nhưng trong trường
hợp KTV chưa phải là hội viên của VACPA mà lại vi phạm pháp luật hoặc đạo đức
nghề nghiệp thì VACPA cũng sẽ có những biện pháp can thiệp nhất định. UBCK
vừa có các quyết định khơng chấp thuận tư cách KTV được chấp thuận năm 2009
đối với KTV Cơng ty TNHH Tư vấn kế tốn và Kiểm tốn Việt Nam (AVA) và
Cơng ty TNHH Kiểm tốn và Kế toán (AAC). Cụ thể, do vi phạm trong việc kiểm
toán BCTC năm 2006, 2007 của CTCP Nồi hơi Việt Nam, KTV Bùi Thiện Tá của
AVA không được UBCK chấp thuận tư cách KTV được chấp thuận năm 2009.
Trong khi đó, với việc vi phạm trong việc kiểm tốn BCTC năm 2006, 2007 của
CTCP Sách và Thiết bị trường học Quảng Ninh, UBCK quyết định không chấp
thuận tư cách KTV được chập thuận năm 2009 đối với KTV Lâm Quang Tú và
KTV Trần Thị Phương Lan của AAC. Ngoài ra, UBCK cịn u cầu các cơng ty
này phải rà sốt chấn chỉnh quy trình nội bộ nhằm đảm bảo việc tuân thủ các
CMKT và đảm bảo chất lượng của các báo cáo kiểm toán. Cũng liên quan đến vi
phạm và sai sót trong q trình kiểm tốn BCTC năm 2005 và 2006 của CTCP
Bơng Bạch Tuyết, UBCK cũng vừa có quyết định không chấp thuận tư cách thành
viên được chấp thuận 2 năm 2009 và 2010 đối với 2 KTV của Cơng ty TNHH
Kiểm tốn và Dịch vụ Tin học (AISC) và 2 KTV của Cơng ty TNHH Kiểm tốn và
Tư vấn (A&C).
Thứ ba, Các loại hình dịch vụ cung cấp: Dịch vụ kiểm toán và kế toán cung
cấp bởi các CTKT đã khơng ngừng được đa dạng hố theo hướng mở rộng từng
loại dịch vụ như: Kiểm toán BCTC, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm
toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, dịch vụ kế tốn; tư vấn quản

lý, tài chính, thuế; tư vấn đầu tư, luật. Đối tượng khách hàng của các CTKT Việt
Nam ngày càng đa dạng. Từ chỗ chỉ gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi


đã mở rộng ra là doanh nghiệp Nhà nước, các ngân hàng, tổ chức tài chính, bảo
hiểm, cơng ty niêm yết, nhiều đơn vị hành chính sự nghiệp, các dự án quốc tế và
các loại hình doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ chưa được chú ý nhiều. Hầu
hết các công ty thường chỉ chú trọng đến dịch vụ kiểm toán BCTC, chiếm trên
60% tổng doanh thu, cịn tư vấn thuế, tài chính chỉ chiếm 20%, tư vấn quản lý
14%, các dịch vụ khác không đáng kể. Chính điều này cũng làm cho khả năng đáp
ứng nhu cầu của khách hàng thấp. Trong khoảng thời gian gần đây, trên thị trường,
sự cạnh tranh thiếu lành mạnh về giá phí dịch vụ khá phổ biến. Theo VACPA, với
mức phí bình qn 30 - 40 triệu đồng/hợp đồng kiểm tốn và doanh số bình qn
dưới 150 triệu đồng/người/năm tại một số CTKT như vừa qua là thấp. Mức phí
trung bình của các CTKT Việt Nam chỉ bằng một nửa, thậm chí bằng một phần ba
so với mức phí cùng loại của các cơng ty nước ngồi. Các doanh nghiệp Việt Nam
sợ mất khách hàng cho nên lệ thuộc nhiều vào giá dịch vụ và do đó, lệ thuộc cả
chất lượng dịch vụ vào khách hàng. Điều này ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV.
Một số cơng ty, do cạnh tranh giảm giá phí đã cắt giảm một số thủ tục, quy trình
sốt xét chất lượng kiểm toán nên chất lượng dịch vụ cung cấp giảm, hoặc cịn
những sai sót.
2.3.2 Hệ thống văn bản pháp lý
Chính sách phát triển hoạt động KTĐL được Nhà nước rất quan tâm thể hiện
ở việc xây dựng khá đầy đủ và hồn chỉnh hệ thống pháp luật. Khơng chỉ dừng lại
ở việc đưa ra quy chế hoạt động kiểm toán, ban hành các văn bản pháp quy tạo nhu
cầu kiểm toán đối với một số loại doanh nghiệp, quy định một số trường hợp bắt
buộc phải kiểm toán… mà quan trọng hơn, cịn thể hiện ở chỗ ngày càng có nhiều
cơ quan Nhà nước sử dụng kết quả kiểm toán như một công cụ hữu hiệu trong
công tác quản lý.



Thứ nhất, Về trách nhiệm pháp lý của KTV và CTKT: Theo Nghị định của
Chính phủ số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 về KTĐL trách nhiệm của KTV
hành nghề và CTKT được quy định như sau:
Trước hết là trách nhiệm của KTV hành nghề: (1) Chấp hành các nguyên tắc
hoạt động KTĐL, đó là: Tuân thủ pháp luật, chuẩn mực Việt Nam; Chịu trách
nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và kết quả kiểm toán; Tuân thủ
đạo đức nghề nghiệp kiểm tốn; Bảo đảm tính độc lập về chun mơn, nghiệp vụ,
lợi ích, và tính trung thực, đúng pháp luật, khách quan của hoạt động KTĐL; Bảo
mật thông tin của đơn vị được kiểm toán đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.
(2) Trong q trình thực hiện dịch vụ, KTV không được can thiệp vào công việc
của đơn vị đang được kiểm toán. (3) Ký báo cáo kiểm toán và chịu trách nhiệm về
hoạt động nghề nghiệp của mình. (4) Từ chối làm kiểm tốn cho khách hàng nếu
xét thấy không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện hoặc khách hàng vi
phạm quy định của Nghị định này. (5) Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên
môn và kinh nghiệm nghề nghiệp. Thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hàng
năm theo quy định của BTC. (6) KTV hành nghề vi phạm thì tuỳ theo tính chất và
mức độ vi phạm sẽ bị tạm đình chỉ, cấm vĩnh viễn đăng ký hành nghề kiểm toán
hoặc phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của CTKT được quy định như sau: (1) Trực tiếp quản lý hoạt
động nghề nghiệp của KTV đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm
dân sự đối với các hoạt động nghề nghiệp do KTV thực hiện liên quan đến doanh
nghiệp kiểm toán. (2) Mọi dịch vụ cung cấp cho khách hàng đều phải lập hợp đồng
dịch vụ hoặc văn bản cam kết theo quy định của pháp luật về hợp đồng và theo quy
định của CMKT. (3) Thực hiện đầy đủ các điều khoản ghi trong hợp đồng dịch vụ đã
ký kết. (4) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước khách hàng và người sử dụng
kết quả kiểm toán và các dịch vụ đã cung cấp. (5) Tự tổ chức kiểm soát chất lượng



hoạt động và chịu sự kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của BTC hoặc của
tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán.
Thứ hai, Về quy định về hành nghề kiểm toán và tổ chức cung cấp dịch vụ
kiểm toán: Cũng theo Nghị định của Chính phủ số 105/2004/NĐ-CP ngày
30/3/2004 về KTĐL điều kiện hành nghề của KTV và CTKT được quy định như
sau:
KTV phải có các tiêu chuẩn sau đây: (1) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp,
trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật. (2) Có bằng cử nhân chun
ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng hoặc chuyên ngành Kế toán - Kiểm tốn và
thời gian cơng tác thực tế về tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên hoặc thời gian thực
tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm tốn từ 4 năm trở lên. (3) Có khả năng
sử dụng tiếng nước ngồi thơng dụng và sử dụng thành thạo máy vi tính. (4) Có
Chứng chỉ KTV do Bộ trưởng BTC cấp. (5) Những người có chứng chỉ chuyên gia
kế toán hoặc chứng chỉ kế toán, kiểm toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức
quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp, được BTC Việt Nam thừa nhận thì phải đạt kỳ
thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế tốn, kiểm tốn Việt Nam do BTC tổ
chức và được Bộ trưởng BTC cấp Chứng chỉ KTV thì được cơng nhận là KTV.
Điều kiện thành lập và hoạt động của CTKT: (1) Doanh nghiệp kiểm toán
chỉ được thành lập khi có ít nhất 3 KTV có Chứng chỉ hành nghề kiểm tốn, trong
đó ít nhất có một trong những người quản lý doanh nghiệp kiểm toán phải là
KTV có Chứng chỉ hành nghề. (2) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp kiểm tốn phải thơng báo với
BTC việc thành lập doanh nghiệp kiểm toán và danh sách KTV đăng ký hành nghề
tại doanh nghiệp. (3) Trong q trình hoạt động, doanh nghiệp kiểm tốn phải
thường xun đảm bảo có ít nhất 3 KTV hành nghề. Sau 6 tháng liên tục doanh


nghiệp kiểm tốn khơng đảm bảo điều kiện này thì phải ngừng cung cấp dịch vụ
kiểm tốn.
Mơi trường pháp lý đối với KTĐL chưa được hoàn thiện. Theo quy định, chỉ

cần có 3 KTV được cấp chứng chỉ trở lên là có thể thành lập CTKT. Do là ngành
dịch vụ có điều kiện đặc thù nên khơng u cầu vốn lớn. Hiện xuất hiện tình trạng
mỗi CTKT có 3 KTV, họ cố kết lại thành lập CTKT chỉ nhằm mục đích có tư cách
pháp nhân. Dựa trên quan hệ của mình, KTV sẽ tự tìm khách hàng và ký hợp đồng.
Như vậy, mỗi báo cáo kiểm toán chỉ do một người thực hiện, mà khơng có quy
trình giám sát rủi ro. KTV có khi đồng thời là giám đốc CTKT ký vào bản báo cáo
đó. Như vậy, sẽ mất đi tính khách quan, trung thực, độc lập trong báo cáo kiểm
toán. Những câu chuyện trên xảy ra chủ yếu ở các CTKT quy mơ nhỏ, nhưng nhìn
rộng ra về mặt pháp lý cho hoạt động kiểm tốn vẫn cịn nhiều lỗ hổng.
KTĐL hiện nay hoạt động theo Nghị định 105/2004/NĐ-CP và Nghị định
133/2005/NĐ-CP. Các nghị định này đã có quy định về tiêu chuẩn, điều kiện và
trách nhiệm của KTV và CTKT nhưng chưa thật sự rõ ràng. Có hiện tượng KTV,
thậm chí người đứng đầu CTKT có thể vừa làm ở CTKT, vừa làm ở DN khác
không phải là CTKT; có trường hợp KTV đã đăng ký hành nghề nhưng trên thực tế
không hành nghề, không ký báo cáo kiểm tốn; có hiện tượng cho mượn, cho th
chứng chỉ KTV. Các hiện tượng trên xảy ra chủ yếu tại nhiều CTKT nhỏ và những
vấn đề này chưa quy định rõ trong các nghị định về hoạt động kiểm toán nên
khơng có cơ sở xử lý.
2.3.3 Hoạt động của VACPA và các tổ chức khác có liên quan (BTC, VAA …)
Ở nhiều nước trên thế giới đều có thành lập Hiệp hội nghề nghiệp của các kế
toán viên và KTV, ví dụ như Hiệp hội kế tốn viên Hoa Kỳ (AAA), Hiệp hội kế
tốn viên cơng chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hiệp hội giám định viên kế toán Canada
(CICA)… Hiệp hội quốc gia thường có các chức năng sau:


Một là, Thiết lập các chuẩn mực và quy tắc về kế toán, kiểm toán.
Hai là, Tổ chức nghiên cứu và xuất bản các tài liệu về kế toán và kiểm tốn,
nhằm giúp cho các thành viên ln được tiếp cận với các kiến thức mới để nâng
cao trình độ.
Ba là, Ban hành điều lệ đạo đức nghề nghiệp và xử lý những vi phạm điều lệ

của các thành viên
Bốn là, Quản lý chất lượng hoạt động kiểm toán bằng cách quy định những
tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng, tổ chức kiểm tra chéo giữa các CTKT.
Năm là, Tổ chức các kỳ thi cấp chứng chỉ KTV hành nghề….
Tại Việt Nam, để tạo dựng Hội nghề nghiệp đảm trách chức năng quản lý
hành nghề kế toán, kiểm toán, theo đề nghị của BTC, được phép của Bộ Nội vụ,
ngày 15/4/2005, VACPA đã được thành lập tại Hà Nội và chính thức đi vào hoạt
động từ 1/1/2006. Ngày 14/07/2005, tại Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC, Bộ
trưởng BTC đã chính thức chuyển giao chức năng quản lý hành nghề kế toán, kiểm
toán cho VACPA. Hội hoạt động với mục đích tập hợp, đồn kết các KTV; duy trì,
phát triển nghề nghiệp, nâng cao trình độ và danh tiếng KTV, nâng cao chất lượng
dịch vụ kế tốn, kiểm tốn, giữ gìn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp nhằm góp phần
tăng cường quản lý kinh tế, tài chính cho các doanh nghiệp và đất nước; mở rộng
quan hệ hợp tác, hội nhập với các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán ở các
nước trong khu vực và thế giới.
Hiện nay, BTC đã chuyển giao chức năng kiểm soát chất lượng dịch vụ kế
toán, kiểm toán trong các doanh nghiệp kiểm toán cho VACPA và VAA. Thay vì
“bao sân” như trước, BTC sẽ chỉ là cơ quan quản lý và thực hiện kiểm soát chất
lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán trong các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán và
người hành nghề kế toán. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực và thành tựu trong công tác


×