Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Ho ra máu: "Chết ngạt trên cạn"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.83 KB, 7 trang )

Ho ra máu: "Chết ngạt trên cạn"

Ho ra máu thường xảy ra ở bệnh nhân mắc bệnh lao phổi mới, lao phổi tái
phát, có di chứng lao cũ như: xơ sẹo, xẹp phổi, sạn sỏi phế quản, giãn phế quản…
(ảnh minh hoạ)
Trận cãi vã giữa hai mẹ con đang bùng nổ dữ dội bỗng lặng ngắt. Người mẹ
một tay ôm lấy ngực, một tay bụm miệng. Máu đỏ tràn qua các kẽ tay của bà.
Người mẹ tên là Nguyễn Thị Ngọc, 47 tuổi, ngụ tại đường Đoàn Văn Bơ,
Q.4. TP. Hồ Chí Minh. Hôm ấy, con gái lớn của bà một hai đòi mẹ phải trả lại tiền
cô đã cùng đầu tư mua một miếng đất ở Q.7.
Bà Ngọc giận, mắng con gái. Chỉ ít phút, bà bỗng dưng bị hộc máu miệng.
Máu tuôn ra. Người nhà vội vàng gọi xe đưa bà vào bệnh viện để cấp cứu.
Giống như thêm dầu vào lửa
Tại đây, sau hơn nửa tiếng cấp cứu, dù bác sĩ đã dùng mọi biện pháp, bà
vẫn ra đi. Vừa khóc lóc, người thân vừa sỉ vả vì cho rằng cô con gái lớn đã giết
mẹ. Chỉ vì tức giận cô, bà đã hộc máu đến chết.
Về chuyên môn, tức giận chỉ là yếu tố thúc đẩy dẫn đến cái chết của bà
Ngọc. Nguyên nhân chính có thể do trước đây bà Ngọc từng phải phẫu thuật cắt
bỏ một phẩn phổi trái vì bị áp-xe phổi. Do đó, khi căng thẳng, kích động mạnh,
mạch máu ở vết thương cũ của bà vỡ ra, dẫn đến chảy máu ồ ạt.
Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Thị Thu Ba, Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM,
cho biết: Ho ra máu không cầm được như bà Ngọc còn gọi là ho ra máu sét đánh,
thường gặp nhất do lao phổi. Lượng máu mất đi trên 200ml/24 giờ.
Đây là trường hợp nặng, bệnh nhân tử vong do mất máu quá nhiều. Tuy
nhiên, nhiều khi người chết vì ngạt thở do máu tràn ngập khí phế quản mà không
khạc ra được. Các nhà chuyên môn gọi những trường hợp này là chết ngạt trên
cạn.
Trong thực tế, không phải trường hợp thổ huyết nào cũng dẫn đến tử vong.
Ho ra máu chỉ vài ml đến dưới 50ml/24 giờ, có khi là những tia máu lẫn với đàm,
được xếp vào loại nhẹ. Lượng máu từ 50 đến dưới 200ml máu/24 giờ là trung
bình. Tuy nhiên, người bệnh không nên xem thường.


Ho ra máu vì nhiều bệnh lý
Ho ra máu thường xảy ra ở bệnh nhân mắc bệnh lao phổi mới, lao phổi tái
phát, có di chứng lao cũ như: xơ sẹo, xẹp phổi, sạn sỏi phế quản, giãn phế quản…
Một ví dụ điển hình là chị Nguyên, 34 tuổi, làm thợ may ở Đồng Nai. Cách
đây bốn năm, chị bị ho kéo dài, uống thuốc Tây không hết. Một năm sau, chị ho
nặng, sụt cân, sốt về chiều, hay mệt mỏi.
Đi khám bệnh, bác sĩ cho biết chị bị lao phổi, phải điều trị lao trong tám
tháng. Sau đó, chị tăng cân và khỏe hơn, nhưng hay ho khạc đàm. Khi thời tiết
thay đổi, chị lại ho ra máu. Trở lại khám bệnh ở Bệnh viện Đại học Y dược, bác sĩ
chẩn đoán chị bị giãn phế quản do di chứng của bệnh lao phổi cũ. Nguyên nhân là
do bệnh lao của chị phát hiện và điều trị trễ.
Bên cạnh đó, tình trạng ho ra máu cũng xảy ra ở bệnh nhân mắc bệnh phổi
không phải lao như: viêm phổi, áp-xe phổi, bụi phổi, nấm phổi, sán lá phổi, ung
thư phổi… Người bị tổn thương phổi do hít phải hơi độc hay hóa chất độc, viêm
phế quản cấp và mãn tính cũng có thể ho ra máu.
Các nguy cơ gây ho ra máu có thể kể đến như tức giận, lo lắng, stress, lao
động nặng, gắng sức, bị sốt, viêm nhiễm…
Thạc sĩ - bác sĩ Thu Ba cũng lưu ý, ho ra máu do các bệnh trên thường màu
đỏ tươi, có bọt. Còn xuất huyết dạ dày có màu đỏ sậm và lẫn với thức ăn.
Càng lo lắng càng ho ra máu nhiều hơn

×