Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

THAM LUẬN ĐA DẠNG HÓA HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐỌC SÁCH GÓP PHẦN BỒI DƯỠNG Ý THỨC ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.32 KB, 4 trang )

TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯƠNG N

THAM LUẬN:
ĐA DẠNG HĨA HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐỌC SÁCH
GÓP PHẦN BỒI DƯỠNG Ý THỨC ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH
Thưa toàn thể hội nghị!
Xin tự giới thiệu: Tên tôi là Tô Phương Thảo - hiện là nhân viên Thư viện.
Là một nhân viên Thư viện, tơi cũng xin mạnh dạn đóng góp một số ý kiến để
cùng tham luận với Hội nghị ngày hôm nay
Nội dung tham luận của tơi là: “Đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động đọc
sách góp phần bồi dưỡng ý thức đọc sách cho học sinh”.
Năm học vừa qua, Thư viện Tiểu học Lương Yên đã nỗ lực, phấn đấu không
ngừng để giữ vững được danh hiệu Thư viện xuất sắc cấp thành phố. Danh hiệu ấy thúc
giục thày và trò nhà trường tiếp tục cố gắng, phấn đấu hơn nữa để giữ vững và phát huy.
I/ Những thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi
- Thư viện nhà trường trang bị rất nhiều các đầu sách để học sinh tìm kiếm thơng tin và
học tập.
- Thư viện nhà trường được trang trí rất đẹp tạo cảm giác thích thú, thân thiện cho học
sinh khi đến đọc sách, có hướng dẫn cụ thể để các em tìm sách 1 cách dễ dàng.
- Phụ huynh học sinh luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc trang bị sách cũng như
truyện để học sinh học tập.
- Trong trường có một vài em có khả năng thuyết trình rất tốt, chính các em có thể chia
sẻ về nội dung sách cho các bạn cùng nghe.
* Khó khăn
- Một bộ phận khơng nhỏ các em chưa có thói quen đọc sách
- Các em đọc nhiều nhưng việc ghi nhớ nội dung các cuốn sách chưa được tốt.
- Số lượng học sinh yêu thích sách khoa học, kĩ thuật, sách giáo dục kĩ năng sống, sách
lịch sử Việt Nam còn thấp.
II/ Những biện pháp triển khai
1. Về phía thư viện


* Hoạt động cụ thể thiết thực trong các tiết học TV:
Muốn học sinh xây dựng tốt các hoạt động nhằm thúc đẩy văn hóa đọc cho học sinh,
ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch, giới thiệu cách hoạt động thư viện cụ


thể đến tất cả học sinh trong trường để các em có thể sử dụng hiệu quả phịng Thư viện
với những nội dung hoạt động cụ thể trong các tiết học thư viện như sau:
Tuần 1: HĐ giới thiệu sách mới
Tuần 2: HĐ Đọc to nghe chung với học sinh lớp 2,3 và hướng dẫn và tổ chức cho các
em viết cảm nhận sau khi đọc
HĐ trả lời các câu hỏi vì sao với học sinh lớp 4,5, tổ chức trị chơi trả lời câu
hỏi với nội dung được tích lũy trong quá trình đọc sách
Tuần 3: HĐ đọc sách theo nhóm
Tuần 4: HĐ đọc sách cá nhân
* Hoạt động tuyên truyền giới thiệu sách trên sân khấu với các hình thức
sáng tạo
Điển hình là hình thức sân khấu hóa luôn thu hút được sự quan tâm của các em học sinh
* Hoạt động khuyến đọc cho học sinh
Nhằm khuyến khích các em đọc sách, TV cũng đã phát động các phòng trào như xây
dựng Thư viện lớp em, Ngày hội trao đổi sách, hằng năm tổ chức Ngày hội đọc sách
nhân ngày 21/4… và tổ chức cho các em được mượn sách về nhà giúp các em rèn luyện
được ý thức đọc sách và mượn sách trong thư viện
* Hoạt động tương tác với sách cho học sinh
Nhằm muốn các em có niềm u thích và đam mê với sách nên TV nhà trường tổ chức
các hoạt động tương tác sách với rất nhiều nội dung thú vị như:
- Tổ chức các cuộc thi làm book mini, bookmark tại thư viện
- Tổ chức các cuộc thi cho học sinh toàn trường như” Cuộc thi “ Thư viện lớp em”,
“Khoảnh khắc Thư viện”, “ Thiết kế bìa sách”…
- Phát động phong trào thường niên “ Góp 1 cuốn sách nhỏ, đọc nghìn cuốn sách hay”
- Triển lãm sách tại TV theo chủ đề nhân Tuần lễ học tập suốt đời

* Hoạt động thư viện xanh nhằm tạo không gian mở cho học sinh đọc sách
Có thể nói đây là nơi rất thu hút các em học sinh đến với thư viện
Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của tồn xã hội về vai trị
của các tủ sách, thư viện; nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa của việc đọc sách; nêu
gương những điển hình tiên tiến của các tập thể, cá nhân thành đạt nhờ đọc sách.
Luân chuyển sách trong thư viện nhà trường xuống các tủ sách trên lớp, nhằm giúp cho việc đọc
sách thuận tiện và hiệu quả hơn; giao học sinh tự quản lí tủ sách và cho mượn sách; thường
xuyên tuyên truyền giới thiệu sách, tổ chức tốt phong trào thi đọc sách, xây dựng ý thức, thói
quen đọc sách cho học sinh. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thư viện nắm bắt, cập nhật kiến thức và
kĩ năng mới trong hoạt động của thư viện trong thời đại công nghệ thông tin phát triển; đổi mới
công tác tổ chức, quản lí thư viện.


Tổ chức các hoạt động, các cuộc thi, giao lưu, tọa đàm... liên quan đến hiệu quả của việc đọc
sách nhằm khuyến khích học sinh, sinh viên đọc sách, đồng thời có các hình thức khen thưởng,
động viên kịp thời giúp các cơ sở giáo dục tiếp tục phát huy, đẩy mạnh phong trào đọc sách
trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.
khuyến khích cha mẹ, anh chị đọc sách, kể chuyện cho các em nghe thường xuyên tại gia đình.
Các trường phổ thơng cần tăng cường đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, đổi
mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, ham thích tìm tịi
tư liệu phục vụ học tập của học sinh; tập trung dạy cách học và rèn luyện năng lực tự học, tự cập
nhật kiến thức, tạo nền tảng cho học tập suốt đời.

Cần khuyến khích CBNG, HSSV tham gia các câu lạc bộ đọc sách với nhiều hình thức
hoạt động đa dạng như sử dụng mạng xã hội (facebook, youtube...) để tổ chức hoạt
động của các câu lạc bộ. Khuyến khích phụ huynh đọc sách cùng con tại nhà (đọc sách
giấy, sách điện tử...); hướng dẫn cho con biết cách sử dụng máy tính và các thiết bị điện
tử để truy cập internet và tìm đọc những sách hay phù hợp với lứa tuổi.
cần phát động, tổ chức các phong trào, chương trình quyên góp sách hỗ trợ cho các
trường học vùng sâu, vùng xa, khu vực khó khăn; các cuộc thi trực tuyến giới thiệu sách

mới, sách hay; khuyến khích CBNG, HSSV tham gia các hoạt động liên quan đến phát
triển văn hóa đọc như: “Cuốn sách đầu tiên”, “Điểm sách hay”, cuộc thi “Đại sứ văn
hóa đọc năm 2020” do Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, góp phần lan tỏa tình
yêu đọc sách và ý thức trách nhiệm với cộng đồng trong việc góp phần phát triển văn
hóa đọc, rèn luyện kỹ năng đọc và học suốt đời theo tấm gương của Bác Hồ vĩ đại.
2. Về phía GVCN
1. Tích cực tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh, của cán bộ,
giáo viên, nhân viên và học sinh trong mỗi một nhà trường nói riêng và tồn xã hội nói
chung về việc xây dựng văn hóa đọc.
2. Xây dựng tủ sách ngay tại lớp học để học sinh đọc sách được thuận lợi.
3. Quan tâm đến việc lựa chọn sách cho học sinh. Sách phải đảm bảo tính giáo dục, phù
hợp với lứa tuổi và phong phú các lĩnh vực để học sinh lựa chọn.
4. Tổ chức hướng dẫn và khuyến đọc thường xuyên để học sinh tích cực đọc sách và
đọc sách đúng cách, hiệu quả cao.
5. Chú ý tổ chức cho học sinh tự quản sách và việc đọc sách tại Thư viện lớp em để
tăng tính chủ động, sáng tạo và tự giác của học sinh.
6. Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nhằm trang bị những loại sách phù hợp với
các em
III/ Đề xuất, kiến nghị
Để nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc cũng như phát triển văn hóa đọc trong trường
Tiểu học có hiệu quả, tơi có một số kiến nghị như sau:


- Mở lớp tập huấn về nghiệp vụ thư viện cho cán bộ phụ trách thư viện để các cán bộ
TV giao lưu, học hỏi kinh nghiệm.
- Giao lưu, tham quan thư viện ở các trường bạn trong và ngoài thành phố
- Bổ sung thêm nhiều sách tham khảo giáo dục để phục vụ trong học tập cũng cuộc sống
của các em học sinh
- Bổ sung thêm mic nói để các em có thể tham gia các hoạt động kể truyện trong thư
viện được thuận tiện

Với cương vị của một nhân viên Thư viện, tôi cần cố gắng hơn nữa để đẩy mạnh
các hoạt động nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh trong nhà trường. Qua đó,
khích lệ học sinh thêm yêu thích đọc sách và mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt
động mà thư viện tổ chức
Qua đây, tôi cũng xin được chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường đã luôn
quan tâm, sát sao với hoạt động Thư viện của nhà trường, tạo mọi điều kiện để tơi hồn
thành tốt nhiệm vụ.
Cuối cùng, xin gửi lời chúc sức khoẻ tới các quí vị đại biểu và toàn thể hội nghị,
chúc hội nghị thành công rực rỡ!
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2018



×