Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty tàu dịch vụ dầu khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 100 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU

-------------

TRẦN QUỐC TUẤN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CƠNG TY
TÀU DỊCH VỤ DẦU KHÍ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 01 năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU

-------------

TRẦN QUỐC TUẤN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CƠNG TY
TÀU DỊCH VỤ DẦU KHÍ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ SĨ TRÍ

Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 01 năm 2018


-i-

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn này hồn tồn do tơi nghiên cứu và thực hiện.
Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ
tin cậy cao trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này và các hàm ý quản trị đề
xuất là dựa trên sự hiểu biết của tôi về công ty Tàu dịch vụ dầu khí và dựa trên kết
quả khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Tàu dịch vụ dầu khí.
Tác giả

Trần Quốc Tuấn


-ii-

LỜI CẢM ƠN
Đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty Tàu dịch
vụ dầu khí” là nội dung tơi chọn để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau thời
gian theo học chương trình cao học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại trường
Đại học Bà Rịa Vũng Tàu.
Để hồn thành khóa học và bài nghiên cứu này, đầu tiên tôi xin gửi lời biết
ơn chân thành đến Tiến sĩ Lê Sĩ Trí, người thầy đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn
tận tình để tơi thực hiện xong luận văn.

Tơi trân trọng biết ơn ban lãnh đạo, các anh chị đang công tác tại cơng ty Tàu
dịch vụ dầu khí, các chun gia, thuyền trưởng, máy trưởng và khách hàng, đồng
nghiệp đã nhiệt tình chia sẻ các ý kiến, đánh giá, tham gia trả lời các câu hỏi phỏng
vấn phục vụ đề tài nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban ban lãnh đạo Trường Đại học Bà Rịa - Vũng
Tàu, Viện Du lịch - Quản trị - Kinh doanh và các thầy cô giáo đã tạo điều kiện cho
tôi học tập, nghiên cứu và trang bị cho tôi những kiến thức bổ ích trong lĩnh vực
quản trị kinh doanh.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn những người thân, người bạn đã luôn bên tơi,
động viên tơi hồn thành khóa học và bài luận văn này.


-iii-

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Xuất phát thực trạng về năng lực cạnh tranh của cơng ty Tàu dịch vụ dầu khí,
tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của công ty Tàu dịch vụ dầu khí”. Dựa trên cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh,
đề tài đã đưa ra mô hình nghiên cứu bao gồm 7 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của công ty như: (1) Nguồn nhân lực; (2) Năng lực marketing, (3) Tranh chấp
thương mại; (4) Năng lực quản trị; (5) Năng lực cạnh tranh về giá; (6) Thiết bị công
nghệ và (7) Năng lực quản trị. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng, đề tài tiến hành phỏng vấn, tham khảo ý kiến: ban giám đốc, cán bộ quản lý
và các thuyền trưởng, máy trưởng của công ty Tàu dịch vụ dầu khí; khách hàng đã
và đang sử dụng dịch vụ của công ty; chủ tàu cho công ty thuê tàu. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra rằng có 6 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty. Các
nhân tố ảnh hưởng theo thứ tự lần lượt là: 1) Nguồn nhân lực; (2) Năng lực
marketing, (3) Tranh chấp thương mại; (4) Năng lực quản trị; (5) Năng lực cạnh
tranh về giá; (6) Thiết bị công nghệ. Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất
một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.



-iv-

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iv
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3
4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ......................................................................3
4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ...................................................................3
5. Đóng góp mới của luận văn ....................................................................................4
6. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ...............6
1.1 Khái niệm về NLCT của doanh nghiệp ................................................................6
1.1.1 Cạnh tranh ..........................................................................................................6
1.1.2 Lợi thế cạnh tranh ..............................................................................................7
1.1.3 Lý thuyết về năng lực cạnh tranh .......................................................................7
1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ................................................................................9
1.2.1. Nghiên cứu ngoài nước .....................................................................................9
1.2.2. Nghiên cứu trong nước....................................................................................10
1.3 Đề xuất một số yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty TDV ...13
1.3.1 Năng lực quản trị ..............................................................................................13
1.3.2 Trình độ cơng nghệ sản xuất ............................................................................14
1.3.3 Nguồn nhân lực ................................................................................................14
1.2.4 Năng lực tài chính ............................................................................................15

1.3.5 Năng lực marketing ..........................................................................................15
1.3.6. Năng lực cạnh tranh về giá..............................................................................16


-v-

1.3.7 Năng lực xử lý tranh chấp thương mại.............................................................16
1.4 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................16
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................19
2.1 Quy trình nghiên cứu ..........................................................................................19
2.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................20
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính ..................................................................20
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng ...............................................................21
2.3 Kết quả nghiên cứu định tính ..............................................................................21
2.4 Mẫu nghiên cứu chính thức .................................................................................23
Chương 3: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY ...........25
3.1. Giới thiệu về Công ty TDV ................................................................................25
3.2. Đánh giá NLCT của công ty TDV .....................................................................26
3.3. Những nguy cơ ảnh hưởng đến NLCT của công ty ...........................................37
3.3.1. Sức ép đổi mới của công ty TDV với mục tiêu cao hơn, toàn diện hơn. ........37
3.3.2. Sức ép đối với công ty TDV từ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. .........37
3.3.3. Sức ép đổi mới với công ty TDV về nguồn nhân lực. ....................................38
3.3.4. Sức ép với cơng ty TDV từ phía quản lý trong nước và quốc tế. ...................38
3.3.5. Sức ép đổi mới với cơng ty TDV từ phía mức độ chuyển đổi chậm của quản
lý nhà nước đối với doanh nghiệp. ............................................................................39
3.4. Cơ hội về nâng cao năng lực cạnh tranh ............................................................39
3.5. Đánh giá tổng hợp NLCT của của công ty ........................................................41
Tóm tắt chương 3 ....................................................................................................42
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................43
4.1. Giới thiệu mẫu nghiên cứu .................................................................................43

4.2. Kiểm định độ tin cậy các thang đo .....................................................................44
4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA .......................................................................47
4.2.1. Phân tích EFA cho các biến độc lập ...............................................................47
4.2.2. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc ..................................................................49
4.3. Điều chỉnh mơ hình lý thuyết .............................................................................50


-vi-

4.5. Kết quả hồi quy ..................................................................................................51
4.6. Kết quả kiểm định ..............................................................................................51
4.6.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ..............................................................51
4.6.2. Kiểm định hiện tượng tự tương quan ..............................................................52
4.6.3. Kiểm định phương sai của phần dư ................................................................52
4.6.5. Kiểm định tính phù hợp của mơ hình..............................................................54
4.6.6. Kiểm định các giả thiết hệ số hồi quy .............................................................55
4.6.7 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ...............................................................56
Tóm tắt chương 4 ....................................................................................................57
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................59
5.1. Kết luận ..............................................................................................................59
5.2. Đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao NLCT của công ty TDV .....................60
5.2.1. Phát triển nguồn nhân lực của công ty TDV .................................................60
5.2.2. Nâng cao năng lực marketing .......................................................................61
5.2.3. Nâng cao năng lực xử lý tranh chấp thương mại tại công ty TDV ............63
5.2.4. Gia tăng năng lực quản trị tại công ty TDV ..................................................64
5.2.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh về giá của công ty TDV .................................66
5.2.6. Đầu tư nâng cao năng lực trang thiết bị công nghệ tại công ty TDV .............68
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................70
KẾT LUẬN ..............................................................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... lxxii

PHỤ LỤC I: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM ................................................ lxxv
PHỤ LỤC II: DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA ....................................... lxxviii
PHỤ LỤC III: KẾT QUẢ ĐIỀU CHỈNH MƠ HÌNH .................................... lxxix
PHỤ LỤC IV: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ................................................ lxxxi
PHỤ LỤC V: KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU .................................................. lxxxiii


-vii-

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT
Tổng công ty
DVKT

TÊN GỌI
: Tổng cơng ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu
khí Việt Nam

Công ty TDV

: Công ty Tàu dịch vụ dầu khí

TCNS

: Tổ chức – Nhân sự

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới


FTA

: Free Trade Agreement

MBA

: Master of Business Managment


-viii-

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Ma trận SWOT .........................................................................................21
Bảng 2.2. Đo lường các khái niệm nghiên cứu .........................................................22
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động SXKD của công ty giai đoạn 2012 – 2016................26
Bảng 3.2 Thống kê mô tả các yếu tố cấu thành NLCT .............................................27
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát yếu tố năng lực quản trị của công ty TDV ....................28
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát năng lực trang thiết bị công nghệ ..................................29
Bảng 3.5 Kết quả khảo sát nguồn nhân lực ...............................................................30
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát năng lực tài chính của cơng ty. .....................................32
Bảng 3.7 Kết quả khảo sát năng lực marketing ........................................................33
Hình 3.3. Số lượng hợp đồng đã ký kết của công ty .................................................34
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát NLCT về giá .................................................................35
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát năng lực xử lý tranh chấp thương mại. .........................36
Bảng 4.1. Giới thiệu mẫu nghiên cứu .......................................................................43
Bảng 4.2: Hệ số Cronbach’s Alpha của các khái niệm nghiên cứu ..........................44
Bảng 4.3. KMO and Bartlett's Test ...........................................................................47
Bảng 4.4. Rotated Component Matrix ......................................................................47
Bảng 4.5. KMO and Bartlett’s Test ..........................................................................49

Bảng 4.6. Component Matrixa ..................................................................................49
Bảng 4.7. Coefficientsa .............................................................................................51
Bảng 4.8. Model Summaryb .....................................................................................52
Bảng 4.9. Correlations...............................................................................................52
Bảng 4.10. ANOVAa ................................................................................................55
Bảng 4.11: Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .....................................................56
Bảng 5.1. Trọng số ảnh hưởng của các yếu tố ..........................................................59
Bảng 5.2. Thống kê mô tả biến nguồn nhân lực .......................................................60
Bảng 5.3. Thống kê mô tả biến năng lực Marketing .................................................61
Bảng 5.4. Thống kê mô tả biến tranh chấp thương mại ............................................63
Bảng 5.5. Thống kê mô tả biến năng lực quản trị .....................................................64
Bảng 5.6. Thống kê mô tả biến năng lực cạnh tranh về giá ......................................66
Bảng 5.7. Thống kê mô tả biến năng lực trang thiết bị .............................................68


-ix-

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Mơ hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất ......................................................17
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của cơng ty TDV ...................................................25
Hình 3.2. Kết quả hoạt động giai đoạn 2014 – 2016 ................................................32
Hình 4.1. Mơ hình nghiên cứu chính thức ................................................................50
Hình 4.2. Phân phối chuẩn của phần dư....................................................................53
Hình 4.3. Sự phân bố của phần dư so với đường kỳ vọng ........................................54
Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu ...............................................................................19


-1-

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ những tháng cuối năm 2014 ghi nhận sự sụt giảm của giá dầu thô từ hơn
100 Đô la Mỹ xuống mức khoảng 35 Đơ la Mỹ, thậm chí vào thời điểm đầu năm
2016 xuống dưới 30 Đô la Mỹ, và duy trì dài hạn ở mức xung quanh 40-45 Đơ la
Mỹ. Điều này đã và đang ảnh hưởng rất nghiêm trọng và nặng nề tới ngành cơng
nghiệp dầu khí tồn cầu nói chung và của Việt Nam nói riêng. Theo đó, nhiều cơng
ty dầu khí phải ra quyết định giãn, dừng triển khai các dự án mới, giảm cơng việc
hoặc đóng mỏ, các công ty dịch vụ phải cắt giảm nhân sự, tạm dừng hoạt động các
giàn khoan, giảm nhu cầu tàu dịch vụ với số lượng lớn.
Công ty Tàu dịch vụ dầu khí là Chi nhánh của Tổng cơng ty Cổ phần Dịch vụ
Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các tàu dịch vụ dầu
khí, dịch vụ lai dắt, cứu hộ và cứu nạn trên biển và dịch vụ cung ứng thuyền viên
cho các nhà thầu hoạt động trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí trong nước
và ngồi nước. Trước tình hình khó khăn chung của ngành dầu khí, cơng ty Tàu
dịch vụ dầu khí (gọi tắt cơng ty TDV) cũng gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, cơng ty
đang có hợp đồng, khách hàng hàng yêu cầu giảm giá rất sâu và u cầu thay bằng
tàu có cơng suất nhỏ hơn với đơn giá thấp hơn. Đối với các nhu cầu mới, khách
hàng không đồng ý chỉ định cho công ty TDV như trước đây mà yêu cầu chào
giá/chào thầu làm giảm đáng kể cơ hội cung cấp dịch vụ, ngoài ra khách hàng yêu
cầu loại tàu chưa có trong đội tàu công ty TDV như các tàu loại 3.000-4.000 BHP
hoặc 6.000 BHP. Việt Nam ký kết các thỏa thuận và hiệp ước quốc tế WTO, FTA
… đã tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, tư nhân;
mở cửa, hội nhập tạo ra mơi trường cạnh tranh gay gắt. Ngồi ra, cơng ty TDV đang
phải đối mặt với tình hình dư thừa nhân sự, gây rất nhiều khó khăn trong việc bố trí
cơng ăn việc làm cho người lao động, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý
và công việc của người lao động, tinh thần làm việc giảm sút, ảnh hưởng đến hiệu


-2-


quả cơng việc nói riêng và chất lượng dịch vụ của cơng ty TDV nói chung. Một khó
khăn khác hiện nay là đội tàu của cơng ty có độ tuổi trung bình cao (18 tuổi) một số
trang thiết bị, kỹ thuật không theo kịp tốc độ đổi mới và hiện đại hóa kỹ thuật của
ngành. Do đó, việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
(NLCT) của công ty là yếu tố quan trọng cho sự duy trì, giữ chân các nhà thầu sử
dụng dịch vụ của công ty và phát triển thêm các nhà thầu mới. Từ lý do trên, tác giả
đã chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cơng ty Tàu dịch
vụ dầu khí” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu của đề tài
-

Mục tiêu chung: Vận dụng lý thuyết về cạnh tranh, NLCT và các mơ hình

phân tích NLCT của doanh nghiệp, xác định các yếu tố quyết định khả năng cạnh
tranh của cơng ty để từ đó đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao NLCT của công ty
TDV.
-

Mục tiêu cụ thể:

+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của công ty TDV;
+ Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến NLCT của công ty TDV;
+ Đưa ra hàm ý quản trị nhằm nâng cao NLCT của công ty TDV.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố đo lường NLCT và ảnh hưởng đến NLCT
của công ty.
Đối tượng khảo sát: Đối tượng phỏng vấn là lãnh đạo và các cán bộ quản lý
của công ty bao gồm: giám đốc, phó giám đốc, lãnh đạo các phịng chức năng,
thuyền trưởng, máy trưởng, chuyên viên có nhiều kinh nghiệm của công ty TDV;
khách hàng mà công ty đã và đang cung cấp vụ; các chủ tàu cho công ty TDV thuê

tàu.
Không gian nghiên cứu của đề tài là công ty TDV là một thành viên thuộc
Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam và có tham khảo tình
hình cung cấp dịch vụ của một số công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực để có cách


-3-

nhìn tổng thể NLCT của doanh nghiệp trong mối quan hệ ngành.
Phạm vi phân tích chủ yếu đi sâu vào các yếu tố nội bộ của công ty và đặt
trong mối quan hệ tác động với các yếu tố bên ngồi để tiến hành phân tích, đánh
giá và đề ra những chính sách, giải pháp nhằm nâng cao NLCT của công ty TDV.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Đề tài này được thực hiện dựa trên phương pháp thảo luận nhóm để lấy ý
kiến của: giám đốc, phó giám đốc, lãnh đạo các phịng chức năng, thuyền trưởng,
máy trưởng, chuyên viên có nhiều kinh nghiệm của công ty TDV; khách hàng mà
công ty đã và đang cung cấp vụ; các chủ tàu cho công ty TDV thuê tàu để xác định
các yếu tố nội bộ cấu thành và các yếu tố mơi trường bên ngồi ảnh hưởng NLCT
của công ty.
Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu định tính thảo luận nhóm với cỡ mẫu
là 20 (bao gồm các lãnh đạo, cán bộ quản lý và thuyền trưởng, máy trưởng của công
ty TDV) để điều chỉnh bảng câu hỏi khảo sát, điều chỉnh một số thuật ngữ được sử
dụng, bổ sung biến quan sát dùng để đo các khái niệm nghiên cứu trong bảng câu
hỏi.
4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp khảo sát trực tiếp
hoặc gửi thư, email trực tiếp tới họ sau khi được họ chấp nhận tham gia. Mục đích
của phương pháp này kiểm định lại mức độ phù hợp của mơ hình lý thuyết và kiểm
định lại các giả thuyết kỳ vọng trong mơ hình.

Các khái niệm nghiên cứu trong mơ hình được kiểm định bằng hệ số tin cậy
Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Phân tích hồi quy nhằm
phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của công ty.


-4-

5. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn đã hệ thống hoá sự phát triển về lý thuyết cạnh tranh của doanh
nghiệp, đã tiến hành đo lường các yếu tố cấu thành NLCT, một số yếu tố mơi
trường bên ngồi ảnh hưởng đến NLCT, phân tích thực trạng các điểm mạnh, điểm
yếu, để từ đó đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao NLCT tại công ty TDV.
Đây là tài liệu tham khảo, là những gợi ý để các doanh nghiệp vận dụng phù hợp
với điều kiện thực tế của mình.
6. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu và kết luận, luận văn kết cấu thành 5 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về NLCT: Chương này đề cập đến cơ sở lý thuyết
chung về NLCT, giới thiệu các phương pháp đánh giá NLCT và lựa chọn phương
pháp đánh giá các yếu tố nội bộ ảnh hưởng đến NLCT của của công ty TDV.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu: Trong chương này, tác giả trình bày
quy trình nghiên cứu và 2 phương pháp chủ yếu được sử dụng đó là phương pháp
nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Trên cơ sở đó, tác giả
đề xuất thang đo cho các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của công ty.
Chương 3: Thực trạng về NLCT của công ty TDV: Trong chương này, tác
giả sử dụng thống kê mơ tả chủ yếu để trình bày các kết quả khảo sát về mức độ
đánh giá của các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của công ty. Chương này giới thiệu
sơ lược về công ty TDV, dựa trên việc khảo sát lấy ý kiến chuyên gia tiến hành
phân tích, đánh giá để nêu ra những mặt mạnh và những mặt cịn hạn chế trong
NLCT từ đó làm căn cứ xây dựng giải pháp phát huy NLCT của công ty.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Bằng phương pháp nghiên cứu định tính và

định lượng chính thức, kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố ảnh hưởng đến
NLCT: (1) Nguồn nhân lực; (2) Năng lực marketing, (3) Tranh chấp thương mại;
(4) Năng lực quản trị; (5) Năng lực cạnh tranh về giá; (6) Thiết bị công nghệ.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị: Chương này tác giả đề xuất 6 hàm ý


-5-

quản trị nhằm nâng cao NLCT của công ty TDV bao gồm: phát triển nguồn nhân
lực của công ty, gia tăng năng lực quản trị tại công ty TDV, nâng cao năng lực xử lý
tranh chấp thương mại, nâng cao năng lực marketing, nâng cao NLCT về giá, đầu tư
trang thiết bị công nghệ cho công ty TDV.


-6-

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1 Khái niệm về NLCT của doanh nghiệp
1.1.1 Cạnh tranh
Cạnh tranh là thuật ngữ được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, được sử
dụng rất phổ biến trong kinh tế, chính trị, quân sự, thể thao…Hầu hết các lý thuyết
của kinh tế học cổ điển quan niệm rằng cạnh tranh trong kinh doanh là sự chạy đua
của hai hay nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp để giành thị phần và lợi nhuận
trên thị trường.
Trong lĩnh vực kinh tế, khái niệm cạnh tranh có thể tiếp cận dưới góc độ
doanh nghiệp, địa phương hay quốc gia. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(OECD), “tính cạnh tranh của một doanh nghiệp, ngành hay quốc gia là khả năng
của doanh nghiệp, ngành hay quốc gia hoặc vùng tạo ra mức thu nhập yếu tố và
tuyển dụng yếu tố tương đối cao khi phải đối mặt với cạnh tranh quốc tế”.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam thì “cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt

động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà
kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung – cầu nhằm
giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi nhất”.
Về bản chất, cạnh tranh là ganh đua, là đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế để
giành sự tồn tại, lợi nhuận hay địa vị trên thương trường. Cạnh tranh có thể xảy ra
giữa người sản xuất với người tiêu dùng để giành phần lợi ích lớn hơn; giữa người
tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn, tốt hơn; giữa những người sản xuất
với nhau để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ. Việc cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp diễn ra trên các khía cạnh chất lượng, mẫu mã, giá cả sản
phẩm, dịch vụ và thương hiệu. Tuy nhiên, cạnh tranh không phải lúc nào cũng đồng
nghĩa với việc triệt hạ nhau. Theo Michael Porter, “cạnh tranh là giành lấy thị phần,
là tìm kiếm lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có.
Kết quả q trình cạnh tranh là sự bình qn hố lợi nhuận trong ngành và theo đó


-7-

giá cả có thể giảm đi. Hiện nay cạnh tranh và hợp tác đan xen nhau, song xu thế
chính là hợp tác”.
1.1.2 Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh là tập hợp những giá trị mà chủ thể kinh tế có được so với
các đối thủ cạnh tranh của họ để giành lấy những cơ hội kinh doanh tốt, mang lại
hiệu quả kinh doanh. Lợi thế cạnh tranh tạo ra sức mạnh của NLCT của doanh
nghiệp.
Lợi thế cạnh tranh có thể tiếp cận từ góc độ doanh nghiệp, quốc gia hay một
vùng lãnh thổ. Việc chỉ tập trung vào tăng trưởng và đa dạng hố sản phẩm, thì
chiến lược đó không đảm bảo sự thành công lâu dài. Các doanh nghiệp cần xây
dựng lợi thế cạnh tranh bền vững dựa trên việc cung cấp cho thị trường một giá trị
đặc biệt mà khơng có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được.
1.1.3 Lý thuyết về năng lực cạnh tranh

Adam Smith và David Ricardo là hai đại diện tiêu biểu cho lý thuyết cổ
điển về NLCT. Adam Smith quan niệm rằng mỗi quốc gia có lợi thế cạnh tranh
tuyệt đối về một ngành nào đó so với quốc gia khác đã tạo nên quá trình thương mại
giữa hai hay nhiều quốc gia. David Ricardo lại cho rằng, các quốc gia khơng có lợi
thế cạnh tranh tuyệt đối vẫn có thể mua bán trao đổi nhờ có lợi thế tương đối.
Lý thuyết cạnh tranh của Michael Porter đưa ra mô hình 5 áp lực. Ơng
cho rằng trong bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào cũng có 5 yếu tố tác động, đó là:
sự cạnh tranh giữa các cơng ty đang tồn tại; mối đe dọa về việc một đối thủ mới
tham gia vào thị trường; nguy cơ có các sản phẩm thay thế xuất hiện; vai trị của các
cơng ty bán lẻ; và cuối cùng nhà cung cấp đầy quyền lực và đề xuất 3 chiến lược
bao gồm chiến lược chi phí thấp nhất, chiến lược khác biệt hố sản phẩm – dịch vụ
và chiến lược tập trung vào một phân khúc thị trường nhất định. Trong các chiến
lược trên, ông nhấn mạnh đến năng lực tạo nên sự khác biệt. Ơng đã đề xuất mơ
hình kim cương để đo NLCT quốc gia dựa vào phân tích các yếu tố: vốn, chiến


-8-

lược, nhu cầu thị trường, sự phát triển ngành dịch vụ hỗ trợ và 2 yếu tố tác động là
chính phủ và cơ hội.
Quan điểm của trường phái “quản trị chiến lược”chú trọng đến việc làm
rõ nguồn lực bảo đảm cho NLCT. Các nguồn lực được quan tâm nhiều là: nhân lực,
vốn, công nghệ, marketing. Các nguồn lực được đo lường và so sánh giữa các
doanh nghiệp để xác định lợi thế cạnh tranh. Trường phái này có các tác giả tiêu
biểu như Fred David, Arthur A. Thompson, Jr & A.J. Strickland.
Quan điểm của trường phái “NLCT hoạt động” khi nghiên cứu NLCT thì
chú trọng vào những chỉ tiêu cơ bản gắn với hoạt động kinh doanh trên thực tế như:
thị phần, năng suất lao động, giá cả, chi phí… Theo những chỉ tiêu này, doanh
nghiệp có NLCT cao là những doanh nghiệp có các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh
hiệu quả, chẳng hạn như năng suất lao động cao, thị phần lớn, chi phí sản xuất

thấp…
Quan điểm của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) “NLCT
được đồng nghĩa với năng suất lao động, là sức sản xuất cao trên cơ sở sử dụng hiệu
quả yếu tố sản xuất để phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh”.
Chiến lược đại dương xanh của Chan Kim và Renée Mauborgne cho
rằng chiến lược đại dương xanh là làm cho cạnh tranh trở nên không cần thiết.
Chiến lược này chính là chiến lược đột phá để doanh nghiệp khai phá con đường
riêng, tìm kiếm những khoảng trống thị trường tiềm năng, làm cho đối thủ mất thế
cạnh tranh.
Từ những quan điểm, cách tiếp cận của nhiều tác giả, ta có thể hiểu NLCT
của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc sử
dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị phần nhằm đạt
hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên
trong đi đôi với việc kết hợp, vận dụng các yếu tố bên ngoài một cách phù hợp
nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát
triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh


-9-

tranh trên thị trường.
1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm
1.2.1. Nghiên cứu ngoài nước
Nhiều tác giả nghiên cứu sâu về NLCT của doanh nghiệp, đặc biệt trong thời
gian gần đây, khi nền kinh tế đất nước đang vận hành theo cơ chế thị trường và hội
nhập kinh tế toàn cầu, việc nghiên cứu về NLCT của doanh nghiệp còn thu hút
nhiều tác giả quan tâm.
Ambastha và Momaya (2004) đã đưa ra lý thuyết về NLCT ở cấp độ doanh
nghiệp. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, NLCT của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các
yếu tố: (1) Nguồn lực (nguồn nhân lực, cấu trúc, văn hóa, trình độ cơng nghệ, tài

sản của doanh nghiệp); (2) Quy trình (chiến lược, quy trình quản lý, quy trình cơng
nghệ, quy trình tiếp thị); (3) Hiệu suất (chi phí, giá cả, thị phần, phát triển sản phẩm
mới).
Ho (2005) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa các hoạt động quản trị trong doanh
nghiệp và NLCT. Tác giả đưa ra mơ hình đo lường các hoạt động quản trị trong
doanh nghiệp thơng qua năm khía cạnh, (1) Cơ cấu hội đồng quản trị; (2) Cương vị
quản lý; (3) Chiến lược lãnh đạo; (4) Sở hữu tập trung và các mối quan hệ vốn - thị
trường; (5) Trách nhiệm xã hội có mối quan hệ với NLCT của doanh nghiệp. Kết
quả phân tích hồi quy cho thấy, có sự ảnh hưởng của hoạt động quản trị trong doanh
nghiệp và NLCT.
Chang và cộng sự (2007) đã đưa ra mơ hình gồm bảy yếu tố ảnh hưởng đến
NLCT cho các cửa hàng tại Đài Loan. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy NLCT
của các cửa hàng tại Đài Loan bị ảnh hưởng bởi 7 yếu tố, (1) Chiến lược kinh
doanh; (2) Năng lực tài chính; (3) Cơ sở vật chất, các tiện nghi; (4) Sản phẩm, hàng
hóa; (5) Chất lượng dịch vụ; (6) Marketing, chiêu thị; (7) Nguồn nhân lực.
Williams và Hare (2012) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT cho các
khách sạn nhỏ tại Jamaica. Kết quả nghiên cứu cho thấy, NLCT của khách sạn nhỏ
tại Jamaica bị ảnh hưởng bởi các yếu tố, (1) Sự đổi mới; (2) Thương hiệu; (3) Khả
năng tổ chức quản lý; (4) Yếu tố điều kiện môi trường; (5) Chất lượng dịch vụ; (6)


-10-

Kiến thức ngành; (7) Khả năng thích ứng với sự cạnh tranh.
Review, Assistant, và Dubrovnik (2013) nghiên cứu NLCT của các doanh
nghiệp lữ hành tại thị trường du lịch Châu Âu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, NLCT
của các doanh nghiệp này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố, (1) Chất lượng dịch vụ; (2)
Giá; (3) Giá trị thu được so với chi phí bỏ ra; (4) Vấn đề mơi trường; (5) Các vấn đề
xã hội; (6) An ninh.
1.2.2. Nghiên cứu trong nước

Lê Ngưu (2004) đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao NLCT của công ty
vận tải và cho thuê tàu Vietfracht TP. HCM. Nghiên cứu đã phân tích thực trạng của
các nhân tố khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đánh giá tình hình chung về năng lực
của cơng ty trên cơ sở đó đưa ra giải pháp để nâng cao NLCT của công ty.
Nguyễn Vĩnh Thanh (2005) nghiên cứu nâng cao NLCT của doanh nghiệp
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. NLCT của doanh nghiệp Việt Nam cịn thấp, do
hầu hết các doanh nghiệp chưa đủ thơng tin về thị trường, ra quyết định theo kinh
nghiệm, theo cảm tính là chủ yếu.
Phan Minh Hoạt (2007) đã nghiên cứu nội dung “Vận dụng phương pháp
Thompson – Strickland đánh giá so sánh tổng thể năng lực tranh của doanh nghiệp”
thông qua 4 bước: (1) Xác định danh mục các nhân tố, năng lực bộ phận cấu thành
NLCT của doanh nghiệp; (2) Đánh giá định tính và cho điểm từng nhân tố, năng lực
bộ phận đối với từng doanh nghiệp; (3) Tổng hợp điểm và tính điểm bình qn của
từng doanh nghiệp; (4) So sánh điểm số của các doanh nghiệp để xác định vị thứ về
NLCT của các doanh nghiệp có thể so sánh, xác định vị trí các doanh nghiệp theo
từng nhân tố, cụm nhóm nhân tố và tổng thể tất cả các nhân tố.
Hoàng Thị Phương Anh (2010) đã chọn nghiên cứu nội dung “nâng cao
NLCT của VNTELECOM trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ di động 3G”. Nghiên
cứu đánh giá khả năng cạnh tranh của EVNTelecom và dự báo về tình hình kinh
doanh viễn thơng của EVNTelecom. Nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị với EVN
là đơn vị chủ quản của EVNTelecom trên cấp độ vĩ mô quản lý. Các giải pháp nêu
ra nhằm tạo cho EVNTelecom một sức cạnh tranh tổng thể ở tất cả các lĩnh vực:
Chất lượng dịch vụ, giá cả, chăm sóc khách hàng, chiến lược kinh doanh… Tuy


-11-

nhiên trong thực tế EVNTelecom phải áp dụng các giải pháp trên như thế nào để
vừa tạo lợi thế cạnh tranh của EVNTelecom với các đối thủ để duy trì và phát triển
thuê bao đồng thời tiết kiệm chi phí. Vì vậy việc triển khai và vận dụng cần phải

được xem xét một cách linh hoạt các giải pháp tùy theo từng thời điểm và tùy tại
từng khu vực.
Nguyễn Cao Trí (2011) với nghiên cứu “Nâng cao NLCT của các doanh
nghiệp du lịch TP. HCM đến năm 2020”. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 9 yếu tố
ảnh hưởng đến NLCT của các doanh nghiệp du lịch TP HCM, bao gồm: (1) Cơ sở
vật chất; (2) Tổ chức quản lý; (3) Hệ thống thông tin; (4) Nhân sự; (5) Thị trường;
(6) Marketing; (7) Vốn; (8) Tình hình cạnh tranh nội bộ ngành; (9) Chủ trương,
chính sách.
Lê Viễn (2011) đưa ra giải pháp nâng cao NLCT của công ty Petrosetco
Vũng Tàu. Nghiên cứu đã phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng
cao NLCT như:
(1) Tiếp tục nâng cấp hệ thống quản lý hoạt động bao gồm hệ thống quản lý
chất lượng ISO 9001:2008 tích hợp với hệ thống HACCP, hệ thống đánh
gia và ngăn ngừa rủi ro trong q trình lao động, hệ thống thẻ an tồn.
Ban hành các sửa đổi trong các quy trình một cách kịp thời, đầy đủ.
(2) Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với định hướng
phát triển kinh doanh của công ty thông qua việc xây dựng quy trình
tuyển dụng chi tiết, phù hợp với sự phát triển của công ty.
(3) Đầu tư nâng cấp các cơ sở cung cấp dịch vụ (Trung tâm giặt là, xưởng
Chế biến). Liên kết đầu tư để có được sự chủ động về nguồn nguyên vật
liệu với giá thành rẻ.
(4) Tăng cường công tác marketing để mở rộng thị trường nhằm mục đích
phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trần Thế Hồng (2011) sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng, tác giả đã chỉ ra 2 nhóm yếu tố cấu thành và yếu tố ảnh hưởng đến NLCT
của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Thứ nhất, các yếu tố cấu thành NLCT bao
gồm: (1) NLCT về giá; (2) Năng lực quản trị; (3) Năng lực nghiên cứu và triển


-12-


khai; (4) Trình độ cơng nghệ sản xuất; (5) Năng lực xử lý tranh chấp thương mại;
(6) Năng lực phát triển quan hệ kinh doanh; (7) Thương hiệu; (8) Năng lực
marketing; (9) Nguồn nhân lực; (10) Năng lực tài chính; (11) Vị thế của doanh
nghiệp; (12) Văn hóa doanh nghiệp. Thứ 2, các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT bao
gồm: (1) Thị trường; (2) Luật pháp và chính sách; (3) Kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ
trợ.
Trần Văn Thi (2011) với nghiên cứu “Nâng cao NLCT của doanh nghiệp có
vốn đầu tư Việt Nam tại thị trường Campuchia đến năm 2020” đã sử dụng phương
pháp chuyên gia và khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường
Campuchia. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 2 nhóm yếu tố cấu thành và ảnh
hưởng đến NLCT của doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại thị trường
Campuchia. Nhóm 1, một số yếu tố nội lực cấu thành NLCT của doanh nghiệp, (1)
Quy mô của doanh nghiệp; (2) NLCT về giá cả; (3) Khả năng nghiên cứu và phát
triển sản phẩm; (3) Năng lực về quản lý; (4) Trình độ kỹ thuật cơng nghệ sản xuất;
(5) Năng lực nghiên cứu và tiếp cận thị trường; (6) Năng lực tổ chức tiêu thụ sản
phẩm; (7) Năng lực triển khai xây dựng và phát triển thương hiệu. Nhóm 2, một số
yếu tố môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp, (1) Quy mô
dung lượng của thị trường; (2) Tiềm năng tăng trưởng của thị trường; (3) Khả năng
biến động của thị trường; (4) Các điều kiện cạnh tranh của thị trường; (5) Sự trung
thành của người dân đối với nhãn hiệu; (6) Mức độ thay đổi công nghệ tại thị
trường sở tại; (7) Các quy chế của chính phủ tại thị trường sở tại.
Trần Hữu Ái (2014) nghiên cứu khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT
của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản (DNXKTS) Việt Nam bằng việc khảo sát
318 người là lãnh đạo và cán bộ quản lí của các DNXKTS trên địa bàn Bà Rịa –
Vũng Tàu. Kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT được đo bằng 10
thành phần thể hiện theo thứ tự tầm quan trọng các năng lực: (1) Nghiên cứu và
triển khai, (2) Cạnh tranh thương hiệu, (3) Nguồn nhân lực, (4) Công nghệ sản xuất,
(5) Phát triển quan hệ kinh doanh, (6) Marketing, (7) Quản trị, (8) Cạnh tranh về
giá, (9) Tài chính, và (10) Xử lí tranh chấp thương mại. Nghiên cứu đề ra một số

kiến nghị với ban lãnh đạo các DNXKTS nhằm nâng cao NLCT.
Nguyễn Thành Long (2016) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT


-13-

của các doanh nghiệp du lịch Bên Tre. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 8 yếu tố ảnh
hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre, cụ thể: (1) Nguồn nhân lực;
(2) Chất lượng sản phẩm, dịch vụ; (3) Điều kiện môi trường điểm đến; (4) Cạnh
tranh về giá; (5) Năng lực tổ chức, quản lý; (6) Năng lực marketing; (7) Thương
hiệu; (8) Trách nhiệm xã hội gắn với đặc thù của Bến Tre bởi hệ thống sản phẩm dịch vụ mang tính đặc trưng riêng, đó chính là các sản phẩm dịch vụ - du lịch gắn
liền với cây dừa, sản phẩm từ dừa, môi trường thiên nhiên từ dừa.
Về phía cơng ty TDV, trong thời gian qua đã có nhiều đề tài nghiên cứu về
hoạt động của công ty như Lê Vũ Hùng (2008) đã nghiên cứu đề tài “Hoạch định
chiến lược kinh doanh cho công ty Tàu dịch vụ dầu khí giai đoạn 2009 – 2015”.
Nguyễn Thanh Hải (2011) đã nghiên cứu “Một số giải pháp giữ chân người lao
động có năng lực tại cơng ty Tàu dịch vụ dầu khí”. Tuy nhiên về lĩnh vực NLCT
của cơng ty TDV thì chưa có tác giả nào nghiên cứu. Vì vậy, đề tài “Các yếu tố ảnh
hưởng đến NLCT của công ty Tàu dịch vụ dầu khí” là một nội dung nghiên cứu mới
và có ý nghĩa thực tiễn trong việc điều hành, quản lý của công ty.
1.3 Đề xuất một số yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công
ty TDV
1.3.1 Năng lực quản trị
Năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp được coi là yếu tố quyết định sự tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng như NLCT doanh nghiệp nói
riêng. Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp được thể hiện ở các mặt sau: Trình độ
của đội ngũ cán bộ quản lý: Trình độ của đội ngũ này khơng chỉ đơn thuần là trình
độ học vấn mà còn thể hiện những kiến thức rộng lớn và phức tạp thuộc rất nhiều
lĩnh vực liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ pháp luật trong
nước và quốc tế, thị trường, ngành hàng, …vv đến kiến thức về xã hội, nhân văn.

Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp: thể hiện ở việc sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ
chức bộ máy quản lý và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận. Việc
hình thành tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp theo hướng tinh, gọn, nhẹ và hiệu
quả cao có ý nghĩa quan trọng không chỉ bảo đảm hiệu quả quản lý cao, ra quyết


-14-

định nhanh chóng, chính xác, mà cịn làm giảm tương đối chi phí quản lý của doanh
nghiệp. Nhờ đó mà nâng cao NLCT của doanh nghiệp. Trình độ, năng lực quản lý
của doanh nghiệp còn thể hiện trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh, lập kế
hoạch, điều hành tác nghiệp…vv. Theo (Porter. M. E, 1996) năng lực quản trị còn
thể hiện ở tốc độ thay thế nhân sự trước các biến đổi. Điều này có ý nghĩa lớn trong
việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn và do
đó có tác động mạnh tới việc nâng cao NLCT của doanh nghiệp. Giả thuyết H1
được phát biểu như sau:
Giả thuyết H1: Năng lực quản trị có ảnh hưởng tích cực đến NLCT của cơng
ty TDV.
1.3.2 Trình độ cơng nghệ sản xuất
Cơng nghệ sản xuất là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến NLCT
của doanh nghiệp. Để có NLCT, doanh nghiệp phải được trang bị cơng nghệ hiện
đại, sử dụng ít nhân lực, thời gian sản xuất ngắn, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu
thấp, tăng năng suất, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Cơng nghệ cịn
tác động đến tổ chức sản xuất, đến trình độ tự động hố của doanh nghiệp. Công
nghệ thân thiện môi trường là xu thế và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Giả thuyết H2, được phát biểu như sau:
Giả thuyết H2: Trình độ cơng nghệ sản xuất có ảnh hưởng tích cực đến
NLCT của công ty TDV.
1.3.3 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố năng động nhất, quyết định hiệu quả sản xuất kinh

doanh. Trình độ của lao động ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ, ảnh hưởng
lớn đến năng suất và chi phí của doanh nghiệp. Trình độ nhân lực thể hiện ở trình
độ quản lý, trình độ lành nghề của cán bộ cơng nhân viên, trình độ văn hóa của mọi
thành viên. Đây là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới NLCT của doanh nghiệp. Để
nâng cao sức cạnh tranh, doanh nghiệp cần chú trọng bảo đảm cả chất lượng và số
lượng lao động, nâng cao tay nghề của người lao động, khuyến khích người lao


×