Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

NHẬN XÉT VÀ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.48 KB, 7 trang )

NHẬN XÉT VÀ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 2
I. NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 2.
Qua thời gian gần 2 tháng thực tập tại Xí nghiệp xây dựng số 2 và được tìm
hiểu thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Xí nghiệp tôi thấy có một số ưu điểm và nhược điểm sau:
1. Ưu điểm:
Xí nghiệp xây dựng số 2 là một đơn vị kinh doanh có tư cách pháp nhân
không đầy đủ, là đơn vị thành viên, trực thuộc và hoạt động theo điều lệ của công
ty thiết kế và xây dựng dầu khí.
Xí nghiệp phân chia chi phí thành 4 khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu thi
công, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất
chung là rất hợp lý với đặc điểm tính giá thành sản phẩm xây lắp, tạo điều kiện cho
kế toán phân định theo dõi, bóc tách, di chuyển và đối chiếu số liệu của chi phí
phát sinh thuận tiện, chính xác, kịp thời. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm được Xí nghiệp xác định là CT, HMCT, trong một quý phù
hợp với đặc điểm củ một đơn vị hoạt động xây lắp.
Trong quản lý và hạch toán nguyên vật liệu, Xí nghiệp không sử dụng kho dự
trữ vật tư mà giao cho chủ công trình căn cứ vào khối lượng thi công tự lo cung
ứng vật liệu nhập thẳng về công trình. Phòng TC- KT Xí nghiệp quản lý về mặt giá
trị. Biện pháp này thể hiện sự năng động trong hoạt động kinh doanh của Xí
nghiệp, Xí nghiệp không mua vật liệu về kho dự trữ mà cung cấp theo tiến độ thi
công đã hạn chế việc ứ đọng vốn, giảm chi phí bảo quản lưu trữ hàng tồn kho.
Chi phí nhân công trực tiếp cũng là một khoản mục quan trọng trong tính giá
thành công trình. Ngoài những công nhân có tay nghề kỹ thuật cao ký hợp đồng lao
động dài hạn với Xí nghiệp được tổ chức thành các tổ đội chuyên môn hoá, số còn
lại làm việc trên các công trường là những lao động thời vụ. Số lao động này do
CNCT, tổ trưởng các tổ đội SX được Xí nghiệp uỷ quyền đứng ra ký hợp đồng
thuê mướn. Xí nghiệp sẽ giảm được những chi phí cho công nhân trực tiếp khi
ngừng hoặc không có việc làm. Ngoài ra, đối với những người lao động thời vụ


thuê ngoài Xí nghiệp sẽ không phải chịu trách nhiệm về những chi phí tính theo
lương và các nghĩa vụ khác đối với người lao động nếu ký hợp đồng ngắn hạn.
Việc tách chi phí MTC ra khỏi CPSX chung thành một khoản mục hạch toán
độc lập là hợp lý và đúng quy định của chế độ kế toán mới. Cách làm này giúp kế
toán và nhà quản lý phân tích, theo dõi được chi phí và hiệu quả của MTC đối với
từng công trường sử dụng.
Theo qui định của công ty, những chi phí liên quan đến quản lý Xí nghiệp
không được hạch toán vào TK 624- chi phí quản lý DN, mà phải tập hợp vào TK
627- chi phí SXC. Điều này có thể làm cho Xí nghiệp gặp khó khăn hơn các DN
khác trong hoạt động SXKD nhưng đó là động lực thúc đẩy Xí nghiệp phải tìm
kiếm những biện pháp hạn chế chi phí sản xuất, giảm giá thành thựcc tế công trình,
nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
2. Nhược điểm:
- Trong quản lý và hạch toán NVL bên cạnh những ưu điểm đã trình bày trên, biện
pháp Xí nghiệp uỷ quyền cho các chủ nhiệm công trình tự lo cung ứng vật tư, NVL
mua về nhập thẳng về công trình trước hết sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý.
Phòng TC- KT Xí nghiệp chỉ quản lý NVL trên mặt giá trị bằng các chứng từ hoàn
ứng chuyển về, tình hình biến động xuất nhập tồn vật tư không thể theo dõi trên
TK 152 do vậy không nắm bắt được thực tế và hiệu quả sử dụng vật tư.
- Về thực tế hạch toán chi phí sử dụng máy thi công Xí nghiệp không hạch toán các
khoản chi phí vật liệu, nhiên liệu, nhân công sử dụng MTC vào khoản mục chi phí
này nên giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán. Tuy nhiên với yêu cầu phát
triển, trong tương lai Xí nghiệp trang bị máy móc thi công chuyên dụng hơn nữa
thì có thể phải tổ chức cả những đội máy riêng biệt, do đó các chi phí trên sẽ phát
sinh rất lớn và có thể tách riêng cho từng loại máy thì việc hạch toán như hiện nay
không còn thích hợp.
- Trong chi phí SXC, khoản mục chi phí nhân viên quản lý là khoản phát sinh trực
tiếp ở các công trình do việc tập hợp trực tiếp gặp nhiều khó khăn vì khối lượng
công trình nhiều nên khoản này được phân bổ cho các công trình theo giá trị sản
lượng thực hiện nên chưa tối ưu.

- Kế toán không tiến hành đánh giá SP dư cuối kỳ mà chi phí sản phẩm dở cuối kỳ
do phòng QLSX dự tính trên cơ sở dự tính trên cơ sở dự toán cho khối lượng sản
phẩm dở. Như vậy hạch toán khối lượng xây lắp bàn giao chưa thực sự chính
xác vì việc xác định chi phí cho khối lượng sản phẩm sở trên cơ sở dự tính chi phí
là rất khó chính xác.
- “Bảng chi phí sản xuất và giá thành” của Xí nghiệp để khoản mục GTCTBLTT
trước mục COSXDDCK là chưa hợp lý. Hơn nữa trên bản tính giá thành không có
khoản mục giá thànhh dự toán bên cạnh GTCTBGTT như vậy
- Không thuận tiện cho việc so sánh giá thành dự toán và giá thành thực tế để phân
tích hiệu quản cũng như cung cấp thông tin cho nhà quản trị ra quyết định.
- Xí nghiệp không thực hiện việc trích trước chi phí tiền lương công nhân nghỉ phép
và chi phí sửa chữa lớn TSCĐ nên khi những khoản chi phí này pháp sinh làm cho
chi phí sản xuất trong kỳ đó bị tăng cao dần đến giá thành thực tế công trình cũng
biến động theo.
- Chứng từ gửi về công trình vào cuối kỳ nên công việc của kế toán vô cùng bận rộn
vào cuối quý thường phải làm việc thêm ngoài giờ, có thể gây ra những nhầm lẫn,
sai sót do công việc quá nhiều hơn nữa có thể dẫn đến lập báo cáo chậm .
II. MỘT SỐ Ý KIẾN, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HƠN NỮA CÔNG TÁC TẬP HỢP
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNHH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP XÂY
DỰNG SỐ 2.
- Để quản lý tốt NVL Xí nghiệp nên bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công trình
nâng cao tinh thần trách nhiệm và gắn bó kinh tế của họ với Xí nghiệp đề ra chính
sách khen thưởng hợp lý cho những công trình tiết kiệm được NVL mà công trình
vẫn đảm bảo chất lượng tốt. Đồng thời phòng TC- KT nên hướng dẫn cho kế toán
công trình thiết lập bảng kê chi tiết NVL mua về theo từng lần nhập (tương ứng với
từng hoá đơn mua hàng) ghi cả giá trị và khối lượng từng lần nhập và gửi về phòng
kế toán cùng với chứng từ hoàn ứng công trình. Định kỳ hàng tháng kế toán công
trình phối hợp với cán bộ kỹ thuật, đội trưởng các đội SX thực hiện kiểm kê, đánh
giá NVL tồn tại công trình, lập bảng kê chi tiết có xác nhận của CNCT gửi về
phòng TC- KT làm cơ sở phân tích hiệu quả sử dụng và xác định giá trị vật liệu tiết

kiệm khi hoàn thành công trình kịp thời điều chuyển cho các công trình khác tránh
lãng phí. Đồng thời kê toán tiến hành ghi giảm chi phí cho công trình có vật liệu
thừa. Như vậy sẽ tránh được lãng phí vật liệu là làm tăng giá thành thực tế công
trình
- Chi phí sử dụng MTC: trong tương lai khi có nhiều MTC kế toán nên hạch toán chi
tiết tất cả các khoản mục của MTC vào các TK chi tiết 623 như trong chế độ kế
toán mà không tập hợp vào CPSXC và CPNCTT. Như vậy Xí nghiệp sẽ xác định
rõ từng loại chi phí trong giá thành công trình từ đó nâng cao hiệu quả quản lý chi
phí.
+
- Chi phí nhân viên quản lý gặp khó khăn trong việc tập hợp trực tiếp, Xí nghiệp có
thể cải tiến phần mềm kế toán những tài khoản chi tiết của TK 627 nếu được nhập
vào chi tiết cho công trình máy sẽ nhận biết được để kết chuyển số liệu trực tiếp
vào một TK khác phục vụ cho công tác phân bổ hoặc máy sẽ kết chuyển trực tiếp
số liệu sang bảng phân bố chi phí chung cho các công trình ( Biểu 34).
- Chi phi nhân công trực tiếp và chi phí nhân viên quản kế toán nên tính theo chi phí
thực tế phát sinh trong quý. Tức là cuối quý lập bảng tính lương trước, căn cứ vào
số liệu trên bảng tính lương để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nhân
viên quản lý cũng như khoản trích KPCĐ trên lương thực tế. Làm như vậy
sẽ giúp cho việc tập hợp chi phí chính xác hơn và tính giá thành sản phẩm cũng
chính xác hơn.
- Khi tính giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao kế toán Xí nghiệp nên
thực hiện việc đánh giá sản phẩm dở như vậy sẽ giúp cho công tác giá thành chính
xác hơn. Chi phí sản phẩm dở tính theo công thức:
CPSXDD đầu kỳ + CPSXPS trong kỳ x Giá trị
Dự toán
CPSXDD cuối kỳ = * KLXL
dở
Giá trị dự toán Giá trị dự toán dang CK
KLXL hoàn thành KLXL dở dang CK

- “Bảng chi phí sản xuất và giá thành” nên được hoàn thiện hơn bằng cách chuyển
đổi cột GTCTBGTT và cột CPSCDDCK đồng thời đưa cột giá thành dự toán vào
để giúp cho việc so sánh thực tế và giá thành dự toán phục vụ cho công tác quản lý
“Bảng chi phí sản xuất và giá thành” nên lập như sau:
BẢNG CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH
Quý 1/2001
STT
Tên CT
HMCT
CPSX DDĐK
CP phát sinh trong kỳ
Tổng CP
phát sinh
trong kỳ
CPSX
DDCK
Giá thành
CT BGTT
Giá thành dự toán CT
CP
VLTT
CP
NCTT
CPSD
MTC
CP
SXC
1 CT Xưởng dầu
nhờn HP
Kỳ báo cáo 1162278235 ... ... ... ... 358221775 1520500000 1753000000

Luỹ kế năm 1162278235 ... ... ... ... 358221775 1520500000 1753000000
2 ...
Tổng cộng
Kỳ báo cáo
Luỹ kế năm
- Xí nghiệp nên trích trước tiền lương cho công nhân nghỉ phép và trích trước sửa
chữa lớn TSCĐ theo quy định. Như vậy sẽ giúp cho giá thành thực tế không bị
biến động lớn trong những kỳ có khoản chi phí này phát sinh. Trích trước tiền
lương công nhân nghỉ phép kế toán hạch toán (Nợ TK 622, Có TK 335), trích
trước sửa chữa lớn TSCĐ kế toán hạch toán (Nợ TK 623 hoặc TK 627, Có Tk 335)
Khi phát sinh khoản công nhân nghỉ phép hoặc sửa chữa lớn TSCĐ kế toán hạch
toán (Nợ TK 335, Có TK 111...)
- Về việc gửi chứng từ về phòng kế toán nên quy định thời gian gửi chứng từ là cuối
tháng để kế toán có thể phân loại chứng từ, lập bảng kê chứng từ và có thể nhập
vào máy ngay để giảm bớt công việc vào cuối quý giúp cho việc lập báo cáo được
kịp thời.

×