Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở trường đại học kinh doanh và công nghệ hà nội development of high quality human resource at hanoi university of business and technology TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.13 KB, 25 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Hiện nay nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực chất lượng
cao nói riêng là “chìa khố” cho chiến lược cạnh tranh và phát triển
của mỗi quốc gia. Nhiều nước tuy hạn chế về nguồn tài nguyên thiên
nhiên song do biết khai thác, phát huy nguồn nhân lực nên đã có sự
phát triển “thần kì”. Đối với nước ta, trong quá trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa gắn với đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế, nguồn nhân
lực chất lượng cao được coi là nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định
đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nghị quyết Đại hội XII Đảng
Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: "Thực hiện đồng bộ, cơ chế, chính
sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội…”.
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là một tổ chức hợp tác của
những người lao động trí óc, tự nguyện góp sức, góp vốn xây dựng và phát
triển một cơ sở đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài khơng vì mục tiêu lợi
nhuận. Hơn hai mươi năm xây dựng và phát triển, Nhà trường đã khẳng định
được thương hiệu trong đào tạo đại học ở Việt Nam, cung cấp nguồn nhân lực
chất lượng cao cho sự nghiệp phát triển đất nước. Để thực hiện thắng lợi sứ
mệnh của mình, những năm qua Nhà trường chú trọng phát triển đội ngũ cán
bộ quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên, nhân viên có chất lượng cao. Bao
gồm những con người có đức, có tài, có trách nhiệm, ham học hỏi, thơng
minh sáng tạo, có kiến thức văn hóa, thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp, về
năng lực chun mơn, có trình độ khoa học - kỹ thuật cao. Tuy nhiên, nguồn
nhân lực chất lượng cao vẫn chưa đáp ứng với sự phát triển lớn mạnh từng
ngày của Nhà trường cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
của Đại học Kinh doanh và Công nghệ trong xu thế hội nhập hiện nay trở
thành vấn đề có tính cấp thiết. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài “Phát


triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Trường Đại học Kinh doanh và
Công nghệ Hà Nội” để xây dựng luận án tiến sĩ, chuyên ngành kinh tế
chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ở trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội; từ đó


2

đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển nguồn nhân lực này trong
thời gian tới.
Nhiệm vụ
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Làm rõ cơ sở lý luận phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Khảo sát kinh nghiệm của một số trường đại học trên thế giới
và Việt Nam - Rút ra bài học cho Trường Đại học Kinh doanh và
Công nghệ Hà Nội.
Phân tích, đánh giá thành tựu, hạn chế phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao ở trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội; chỉ
ra nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải
quyết.
Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ở Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở cơ sở giáo dục đại học.
Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận án nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu dưới góc nhìn của
khoa học kinh tế chính trị.
Về khơng gian: Luận án được thực hiện ở trường đại học Kinh
doanh và Công nghệ Hà Nội.
Về thời gian: Luận án khảo sát thực trạng từ năm 2014 đến 2019.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực, nguồn
nhân lực chất lượng cao
Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ở trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội và một số học
viện, trường đại học trong và ngoài nước là cơ sở thực tiễn của Luận án.
Phương pháp nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời sử
dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành
như: trừu tượng hóa khoa học; thống kê - so sánh; phân tích - tổng hợp;
logic kết hợp với lịch sử.


3

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Luận án coi trọng sử dụng
phương pháp trừu tượng hoá khoa học để tạm gác bỏ khỏi khách thể
nghiên cứu những nội dung ít có ảnh hưởng đến q trình phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao, để đi vào nghiên cứu những vấn đề mang
tính cốt yếu, có ảnh hưởng quyết định đến quá trình phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao ở Trường Đại học Kinh doanh và

Công nghệ Hà Nội. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu ở
chương 2 khi hệ thống những vấn đề lý luận, khảo cứu kinh
nghiệm thực tiễn và ở chương 3 khi khảo sát thực trạng.
Phương pháp thống kê - so sánh: Được sử dụng chủ yếu ở chương
3 để điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ở Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội .
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Được sử dụng trong cả 4
chương của luận án, nhưng chủ yếu là chương 3 nhằm đưa ra những
nhận xét, đánh giá sát thực tình hình phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ở trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trong
thời gian qua, chỉ rõ thành tựu, hạn chế của quá trình này.
Phương pháp logic kết hợp với lịch sử: Sử dụng chủ yếu để tìm ra
nguyên nhân của thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở
trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, đặc biệt chỉ ra những
mâu thuẫn trong quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Phương
pháp này được tác giả sử dụng chủ yếu ở chương 2 và chương 3.
5. Những đóng góp mới của luận án
Làm rõ quan niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở trường đại học Kinh doanh
và Công nghệ Hà Nội dưới góc độ kinh tế chính trị.
Luận án đã đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân của
thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao ở Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Đề xuất được 4 quan điểm và 6 giải pháp nhằm phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao ở Trường Đại học Kinh doanh và
Công nghệ Hà Nội trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Luận án góp phần bổ sung, phát triển một số vấn đề lý luận về
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Các giải pháp được xác định trong Luận án cung cấp cơ sở khoa

học có thể tham khảo cho Hội đồng quản trị, Đảng ủy, Ban giám hiệu
Trường Địa học Kinh doanh và Cơng Nghệ đề ra chính sách, biện pháp
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời gian tới.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy,


4

học tập, nghiên cứu kinh tế chính trị và ứng dụng thực tiễn hoạt động
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở các học viện, trường đại học
trong cả nước.
7. Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án gồm: phần mở đầu; 4 chương (11 tiết); kết
luận; danh mục các cơng trình nghiên cứu của tác giả có liên quan
đến luận án; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các cơng trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề
tài luận án
1.1.1. Một số cơng trình nước ngồi tiêu biểu liên quan đến
nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực
A.Dam.Smith (1776), An Inquiry into the Nature and Causes of
the Wealth of Nations - Điều tra về bản chất và nguyên nhân về sự giàu
có của các quốc gia. Các tác giả A.Dam.Smith; Schultz T.W và Gary S.
Becker (1961), Edward F. Denison (1985), Trends in American
Economic Growth, 1929 - 1982 - Xu hướng tăng trưởng kinh tế Mỹ
1929 – 1982; Kelly D.J (2001), Dual Perceptions of HRD: Issues for
Policy: SME’s, Other Constituencies, and the Contested Definitions
of Human Resource Development - Nhận thức kép của HRD: Các vấn đề

đối với chính sách: DNVVN, các thể chế khác và các định nghĩa cạnh
tranh về phát triển nguồn nhân lực; Greg G.Wang và Judy Y.Sun
(2009); William J.Rothwell, Robert K.Prescott và Maria W.Taylor.
Tác giả Phonesena Sommad (2011), với cơng trình Chiến lược đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng cho công cuộc phát
triển kinh tế - xã hội tại Lào. Tiona VanDevender (2015), Total
Quality Human Resource Management - Quản trị tổng thể nguồn
nhân lực chất lượng. Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả theo
hướng này đã làm rõ được những nội dung liên quan đến nguồn nhân
lực và phát triển nguồn nhân lực.
1.1.2. Một số cơng trình nước ngồi liên quan đến nguồn nhân
lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Các tác giả Yasuhiro Okuhina (1994); Lương Dụ Giai (2006);
Thẩm Vĩnh Hoa và Ngô Quốc Triệu (2008); Vương Huy Diệu
(2010), Chiến lược quốc gia nhân tài biến đổi thế giới. Tác giả đã
trình bày chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (nhân
tài) của Trung Quốc, phân tích những vấn đề cơ bản về nhân tài, đánh


5

giá tình hình nhân tài Trung Quốc hiện nay; đề xuất những chủ
trương, nội dung, chính sách, đặc biệt là giáo dục và đào tạo phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề
tài luận án
1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nguồn nhân
lực và phát triển nguồn nhân lực
Các tác giả Nguyễn Hữu Dũng (2004); Nguyễn Tiệp (2007);
Phạm Công Nhất (2008); Trần Khánh Đức (2010); Nguyễn Ngọc Phú

(2010 ); Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (Đồng chủ biên) (2012);
Đoàn Thị Thu Hương (2017); Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2017). Các
cơng trình luận giải cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế trong phát triển
đội ngũ giảng viên ở các trường đại học, cao đẳng ngoài cơng lập.
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến nguồn nhân lực
chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Cơng trình nghiên cứu của các tác giả Phạm Hồng Tung
(2008); Đức Vượng (2008); Lê Thị Hồng Điệp (2011); Bùi Thị Ngọc
Lan (2011); Lê Quang Hùng (2011); Đặng Hữu Toàn (2012); Trần
Văn Hùng (2012); Đỗ Văn Dạo (2013); Nguyễn Bách Thắng (2015);
Hoàng Xuân Lâm (2015); Nguyễn Phan Thu Hằng (2017); Tác giả
Nguyễn Thị Quyết (2017); Nguyễn Ngọc Quỳnh (2017); Lê Văn Kỷ
(2018); Hoàng Minh Lợi (2018); Phạm Đức Tiến (2018). Trong cơng
trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã đề cập vấn đề lý luận về phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập
quốc tế dưới góc nhìn chính trị học. Thực hiện việc khảo cứu, đánh giá
tương đối toàn diện đường lối, chính sách, thể chế, cơ chế, chính sách
của Đảng, Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong
quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế từ 2006 đến nay.
1.3. Khái quát kết quả chủ yếu của các cơng trình đã cơng
bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
1.3.1. Khái qt kết quả chủ yếu của các cơng trình đã cơng bố
Qua khảo sát các cơng trình liên quan cho thấy, vấn đề nguồn nhân
lực, nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân
lực chất lượng cao được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu
một cách cơng phu, đã đóng góp quan trọng về mặt học thuật, chứa đựng
giá trị khoa học lớn. Điều đó cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của vai trò
nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự phát triển của xã
hội. Hầu hết các cơng trình đều đã đạt được giá trị cả về lý luận, thực tiễn,
đây là những tư liệu quan trọng giúp cho tác giả tham khảo, chọn lọc, tiếp



6

tục kế thừa trong nghiên cứu luận án và gợi mở ra những hướng triển khai
nghiên cứu đề tài. Nội dung các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố có liên
quan đến đề tài luận án có thể chia thành những vấn đề sau:
Một là, các cơng trình khoa học mà tác giả thu thập được đã đề
cập đến khá nhiều khía cạnh khác nhau về nguồn nhân lực nói chung.
Trong đó nhiều cơng trình nghiên cứu khẳng định nguồn nhân lực là
vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển của các
quốc gia, là động lực phát triển kinh tế - xã hội; mỗi giai đoạn khác
nhau thì yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực đặt ra có sự khác nhau.
Hai là, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đều dùng
những thuật ngữ đa dạng để chỉ nguồn nhân lực chất lượng cao. Đó là
nguồn nhân lực trí tuệ, nguồn nhân lực tài năng, đội ngũ tri thức, đội
ngũ khoa học những thuật ngữ này hướng tới những nhóm đối tượng
khác nhau trong nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ba là, với phạm vi nghiên cứu ở những góc độ khác nhau, các tác giả đã
làm rõ vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển xã hội. Đặc biệt, những
năm gần đây, sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ, của kinh tế thị trường đặt ra thách thức đối với Việt Nam về nguồn nhân
lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế.
Bốn là, các tác giả đã phân tích ở những khía cạnh và góc độ
khác nhau về thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam.
Những thực trạng đó liên quan tới số lượng, cơ cấu và khả năng đáp
ứng yêu cầu của những công việc địi hỏi trình độ cao. Tất cả những
nghiên cứu đều khẳng định rằng nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt
Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa và q trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay.

Năm là, Đã có một số cơng trình đề cập đến vấn đề phát triển nguồn
nhân lực, phát triển đội ngũ nhà giáo ở các trường đại học và cao đẳng
nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo; khẳng định tính
tất yếu của việc phát triển nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ giáo viên các
trường cao đẳng, đại học đáp ứng nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới,
việc đổi mới công tác giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
1.3.2. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
Từ kết quả khảo sát và khái quát kết quả các công trình khoa học đã cơng
bố, những vấn đề đặt ra mà luận án tiếp tục tập trung giải quyết như sau:
Một là, dưới góc độ kinh tế chính trị thì nguồn nhân lực chất
lượng cao ở Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ được quan
niệm như thế nào? Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở trường
đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội bao gồm những nội dung gì


7

và chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố nào? Trường đại học Kinh doanh
và Công nghệ Hà Nội cần tham khảo những kinh nghiệm nào của các
trường đại học trên thế giới và trong nước?
Hai là, thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở
trường đại học Kinh doanh và Cơng nghệ trong giai đoạn 2014 2019 có những thành tựu, hạn chế nào và nguyên nhân của những
thành tựu, hạn chế đó là gì? Đâu là những vấn đề cần tập trung giải
quyết để thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của
trường đại học Kinh doanh và Công nghệ trong thời gian tới?
Ba là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở trường đại học
Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thời gian tới cần quán triệt các quan
điểm và thực hiện những giải pháp nào?
Kết luận chương 1
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã và đang trở thành

một xu hướng tất yếu của nhiều trường đại học trên thế giới nhằm đáp
ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện các nguồn
lực ngày càng khan hiếm. Đảng ta đã xác định, phát triển kinh tế tri
thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng
cao làm động lực chủ yếu. Chính vì vậy, đã có khơng ít các cơng trình
khoa học, các mơ hình phát triển trong và ngồi nước nghiên cứu về sự
phát triển này, dưới các góc độ tiếp cận khác nhau.
Trên cơ sở nghiên cứu, khái quát một số cơng trình khoa học nước
ngồi và trong nước liên quan đến đề tài luận án mà nghiên cứu sinh có điều
kiện tham khảo thấy rằng: Những vấn lý luận, kinh nghiệm chung nhất về
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã được hoàn thiện về cơ bản; tuy
nhiên, gắn với mỗi lĩnh vực, mỗi trường đại học cụ thể lại có sự nghiên cứu
khác nhau. Và đến nay, chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu về phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở trường Đại học một cách cụ thể, hệ
thống, dưới góc độ khoa học Kinh tế chính trị.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG
CAO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
2.1. Một số vấn đề chung về nguồn nhân lực, nguồn nhân
lực chất lượng cao và nguồn nhân lực chất lượng cao ở Trường
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
2.1.1. Quan niệm về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của một quốc gia (hay ngành, địa phương, cơ sở)
là tổng thể số lượng, chất lượng với một cơ cấu nhất định (cả hiện có và


8

tiềm tàng) được huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển

và tiến bộ xã hội.
2.1.2. Quan niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao
Nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận của nguồn nhân
lực đã qua đào tạo, có trình độ học vấn hay chun mơn kĩ thuật cao,
có sức khỏe và phẩm chất xã hội cần thiết, đáp ứng yêu cầu, tính
chất phức tạp của từng ngành, lĩnh vực hoạt động.
2.1.3. Nguồn nhân lực chất lượng cao ở trường Đại học
Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
2.1.3.1. Quan niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao ở trường
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Nguồn nhân lực chất lượng cao ở trường Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội là một bộ phận nguồn nhân lực có đủ điều kiện về thể lực, có phẩm
chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ đào tạo và năng lực chun mơn, nghiệp
vụ cao đáp ứng yêu cầu lao động phức tạp theo từng ngành nghề, góp phần nâng
cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và sự
phát triển của Nhà trường trong từng giai đoạn nhất định.
2.1.3.2. Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao ở trường
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Nguồn nhân lực chất lượng cao ở trường Đại học Kinh
doanh và Công nghệ Hà Nội là bộ phận nguồn nhân lực quyết
định chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên
cứu khoa học và xây dựng Nhà trường, được biểu hiện:
Thứ nhất, nguồn nhân lực chất lượng cao ở trường Đại học Kinh
doanh và Công nghệ Hà Nội là bộ phận nguồn nhân lực quyết định
chất lượng, hiệu quả hoạt động của Nhà trường.
Thứ hai, nguồn nhân lực chất lượng cao ở trường Đại học Kinh doanh
và Cơng nghệ Hà Nội là lực lượng nịng cốt trong khai thác, sử dụng, phát
huy hiệu quả các nguồn lực khác của Nhà trường vào thực hiện nhiệm vụ.
Thứ ba, nguồn nhân lực chất lượng cao ở trường Đại học Kinh doanh và
Cơng nghệ Hà Nội là lực lượng nịng cốt, quan trọng trong việc nghiên cứu và

ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ mới vào quản lý, giảng dạy và phục vụ.
Thứ tư, nguồn nhân lực chất lượng cao ở trường Đại học Kinh
doanh và Công nghệ Hà Nội có vai trị quan trọng trong việc bồi
dưỡng, đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực của Nhà trường.
2.2. Quan niệm, nội dung và nhân tố tác động đến phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao ở Trường Đại học Kinh doanh và
Công nghệ Hà Nội
2.2.1. Quan niệm về phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ở trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội


9

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở trường Đại học
Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là quá trình các chủ thể bằng các
cách thức, biện pháp nhằm biến đổi nguồn nhân lực theo chiều
hướng gia tăng nguồn nhân lực chất lượng cao về số lượng, nâng cao
chất lượng và hoàn thiện cơ cấu, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu nhiệm
vụ giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển bền vững
của Nhà trường trong từng giai đoạn nhất định.
2.2.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao ở Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở trường đại học Kinh
doanh và Cơng nghệ Hà Nội tồn diện cả về số lượng, chất lượng và
cơ cấu; tập trung vào các nội dung cơ bản sau:
2.2.2.1. Gia tăng số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp
với biên chế tổ chức, nhóm ngành nghề, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo
dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường trong từng giai đoạn.
2.2.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao,
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển của Nhà trường.

2.2.2.3. Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao
2.2.3. Nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ở Trường Đại học Kinh doanh và Cơng nghệ Hà Nội
Q trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở trường
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chịu tác động của các
nhân tố bên ngoài và bên trong như sau:
2.2.3.1. Nhóm nhân tố bên ngồi
Thứ nhất, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
giáo dục đào tạo, về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thứ hai, chất lượng đào tạo của hệ thống giáo dục - đào tạo quốc gia.
Thứ ba, sự phát triển chung của thị trường sức lao động, nhất là
thị trường sức lao động chất lượng cao.
Thứ tư, sự ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 vào giáo dục, đào tạo.
Thứ năm, hội nhập quốc tế trong giáo dục, đào tạo đại học.
2.2.3.2. Nhóm nhân tố bên trong
Thứ nhất, chiến lược, quy mô phát triển của Nhà trường.
Thứ hai, chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo - bồi dưỡng
nguồn nhân lực chất lượng cao của Nhà trường.
Thứ ba, chính sách thu hút, đãi ngộ tạo động lực làm việc của
Nhà trường đối với nguồn nhân lực chất lượng cao.


10

Thứ tư, sự nỗ lực của chính nguồn nhân lực chất lượng cao
trong việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chất lượng.
Thứ năm, nguồn lực đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao của Nhà trường.
2.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
ở một số trường đại học trong, ngoài nước và bài học rút ra cho

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
2.3.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ở một số trường đại học trên thế giới
2.3.1.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
ở trường Đại học Harvard, Hoa Kỳ
Đại học Harvard, Hoa Kỳ được thành lập năm 1636, là một viện đại
học nghiên cứu tư thục, thành viên của Liên đoàn Ivy, ở Cambridge,
Massachusetts, Hoa Kỳ. Đại học Harvard có hai cơ quan quản trị và được tổ
chức thành 11 đơn vị học thuật - 10 phân khoa đại học và Viện Nghiên cứu
Cao cấp Radcliffe. Hiện Đại học Harvard có khoảng 16.000 giảng viên và
nhân viên, trong đó có 2.400 giảng viên. Với lịch sử, tầm ảnh hưởng, và tài
sản của mình, Harvard là một trong những viện đại học danh tiếng nhất thế
giới. Thực hiện sứ mệnh và khẩu hiểu là “Chân lý”, Đại học Harvard, Hoa
Kỳ xác định nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố năng động nhất,
quyết định nhất đến sự phát triển của Nhà trường.
Thứ nhất, khơi dậy, ni dưỡng tích cực của nguồn nhân lực
chất lượng cao.
Thứ hai, quan tâm đãi ngộ, tôn vinh người tài cống hiến cho Nhà trường.
Thứ ba, chú trọng hợp tác quốc tế trong việc phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao.
2.3.1.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
ở trường Đại học Quốc gia Singapore.
Thứ nhất, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao.
Thứ hai, tạo dựng môi trường và điều kiện thuận lợi để phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thứ ba, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
2.3.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ở một số trường đại học trong nước

2.3.2.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
ở trường đại học Quốc gia Hà Nội
Thứ nhất, nhận thức đúng về vai trò của nguồn nhân lực chất
lượng cao trong thực hiện sứ mạng Nhà trường.


11

Thứ hai, tạo dựng mọi nguồn lực cho sự phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao của Nhà trường.
Thứ ba, phát huy vai trò của tổ chức đảng, Hội đồng khoa học
và đào tạo, Ban giám hiệu, các viện nghiên cứu, các đơn vị trực thuộc
trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
2.3.2.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
ở trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Thứ nhất, xây dựng quy hoạch, đề án phát triển đội ngũ cán
bộ, giảng viên, nhân viên có chất lượng cao.
Thứ hai, huy động mọi nguồn lực và tạo môi trường thuận lợi
thúc đẩy nhanh quá trình phát triển nguồn nguồn nhân lực chất lượng
cao của Nhà trường.
Thứ ba, có các chính sách thu hút, quản lý, bồi dưỡng nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ theo nhóm ngành nghề.
Thứ tư, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong nước và quốc tế để phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
2.3.2.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
ở trường Đại học Hà Nội
Thứ nhất, tập trung nâng cao chất đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giảng
viên có chất lượng cao làm động lực để thúc đẩy phát triển đào tạo của nhà
trường.

Thứ hai, xây dựng các phòng thí nghiệm, cơ sở vật chất trang
bị kỹ thuật phục vụ cán bộ, giảng viên, học viên học tập, nghiên cứu,
giảng dạy nâng cao trình độ.
Thứ ba, tăng cường hợp tác, liên kết tạo nguồn lực cho phát
triển đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thứ tư, phát huy tốt vai trị tổ chức đảng, chính quyền, đồn thể trong
Nhà trường tham gia vào nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
2.3.2. Những bài học rút ra cho Trường Đại học Kinh doanh và
Công nghệ trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
2.3.2.1. Nhận thức đúng về vai trò của nguồn nhân lực chất
lượng cao và chủ động xây dựng quy hoạch kế hoạch để phát triển
nguồn lực này
2.3.2.2. Ban hành cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng, bồi
dưỡng, quản lý trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao


12

2.3.2.3. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
2.3.2.4. Phát huy vai trò của các chủ thể trong thực hiện chủ trương,
chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Nhà trường
Kết luận chương 2
Nguồn nhân lực chất lượng cao ở trường Đại học Kinh doanh
và Công nghệ Hà Nội là một bộ phận nguồn nhân lực, bao gồm nguồn
nhân lực quản lý, nguồn giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phục
vụ; ngoài các tiêu chuẩn cần thiết, phải có đủ điều kiện về thể lực,
có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ đào tạo và năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng cao đáp ứng yêu cầu lao động
phức tạp theo từng ngành nghề, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu

quả nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và sự phát
triển của Nhà trường. Trong giai đoạn hiện nay, phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao ở trường đại học Kinh doanh và Cơng nghệ
Hà Nội có vai trò quyết định đến chất lượng của phát triển Nhà
trường và càng trở nên bức thiết.
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƯỢNG CAO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH
VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
3.1. Tổng quan về Trường Đại học Kinh doanh và Cơng nghệ Hà Nội
3.1.1. Sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Kinh
doanh và Công nghệ Hà Nội
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội xác định sứ
mạng của nhà trường: “là một tổ chức hợp tác của những người lao
động trí óc, tự nguyện góp vốn, hoạt động vì sự nghiệp “trồng
người”, khơng vì mục tiêu lợi nhuận, đào tạo các nhà kinh tế và kĩ
thuật - công nghệ thực hành, các bác sỹ, dược sỹ có tay nghề cao, tạo
nguồn nhân lực cho việc hình thành một đội ngũ cán bộ chủ chốt của
các tổ chức, doanh nghiệp trên mặt trận phát triển kinh tế - xã hội,
phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Tầm nhìn đến năm 2030: Trường Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội sẽ trở thành một cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học,
chuyển giao công nghệ và cung ứng dịch vụ có chất lượng và uy tín,
xếp vào tốp đầu trong các cơ sở giáo dục đại học theo định hướng


13

thực hành ở Việt Nam, ngang tầm với các cơ sở giáo dục đại học định

hướng thực hành trong khu vực. Trong năm năm trước mắt 2018 2022 phấn đấu trở thành Trường Đại học có thương hiệu, có uy tín và
có chất lượng đào tạo cao.
Cho đến nay, Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội đã đào tạo hơn 130 ngàn sinh viên, trong số đó có hơn 1.000 sinh
viên Lào và Campuchia. Đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường là
1.379 người, gồm 262 cán bộ, nhân viên và 1.117 giảng viên cơ hữu;
trong đó có 35 giáo sư, 78 phó giáo sư, 150 tiến sĩ, 758 thạc sĩ, 291
cử nhân, kỹ sư. Ngoài ra trường còn nhận được sự cộng tác của 300
giảng viên thỉnh giảng. Các giảng viên của trường hầu như đều đảm
nhận hoặc từng đảm nhận các vị trí quan trọng của Nhà nước cũng
như Giám đốc, Phó Giám đốc các doanh nghiệp.
Mơ hình tổ chức:
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường gồm có: Hội đồng Quản trị;
Ban Kiểm sốt; Ban Giám hiệu gồm: Hiệu trưởng và các Phó Hiệu
trưởng; Các tổ chức trực thuộc Ban Giám hiệu, bao gồm: các khoa
giáo viên, các phòng, ban chức năng, trung tâm, các tổ chức nghiên
cứu khoa học, dịch vụ khoa học và dịch vụ đào tạo, các tổ chức Đảng
và đoàn thể. Giữ vị trí trung tâm nhất của nhà trường là các khoa giáo
viên, chia làm 6 khối. Đó là:
Khối Kinh tế - xã hội, gồm 9 khoa: Khoa Quản lý nhà nước, Khoa
Quản lý kinh doanh, Khoa Tài chính, Khoa Ngân hàng, Khoa Thương mại,
Khoa Kế toán, Khoa Kinh tế, Khoa Du lịch, Khoa Luật kinh tế.
Khối Ngoại ngữ, gồm 8 khoa: Khoa Tiếng Anh A1, Khoa Tiếng
Anh A2, Khoa Tiếng Anh B1, Khoa Tiếng Anh Cử nhân, Khoa Tiếng
Anh Sau đại học, Khoa Tiếng Trung và Tiếng Nhật, Khoa Tiếng Nga,
Khoa Tiếng Việt.
Khối Sức khỏe, gồm 4 khoa: Khoa Y Đa khoa, Khoa Dược,
Khoa Răng Hàm Mặt, Khoa Điều dưỡng.
Khối Công nghệ - Kỹ thuật, gồm 7 khoa: Khoa Công nghệ
thông tin, Khoa Điện - Điện tử, Khoa Cơ điện tử, Khoa Kiến trúc,

Khoa Xây dựng, Khoa Mỹ thuật Ứng dụng, Khoa Môi trường.
Khối Quản lý đào tạo, gồm 1 viện và 2 khoa: Viện đào tạo Sau đại
học, Khoa Đại học Liên thông và Đào tạo từ xa, Khoa Tại chức.
Khối Đại cương, gồm 4 khoa: Khoa Toán, Khoa Triết và khoa học xã
hội, Khoa Giáo dục quốc phịng - an ninh, Khoa Giáo dục thể chất.
Về trình độ Đại học: Trường đào tạo 27 ngành (nghề):


14

Nhóm ngành Kinh tế - Kinh doanh: Quản trị kinh doanh; Quản
lý nhà nước; Quản lý kinh doanh; Kinh doanh quốc tế; Tài chính Ngân hàng; Kế tốn - kiểm toán; Luật kinh tế; Quản trị dịch vụ du
lịch và lữ hành.
Nhóm ngành Kỹ thuật - Cơng nghệ: Cơng nghệ Thông tin; Công
nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử; Công nghệ
kỹ thuật ô tô; Công nghệ kỹ thuật môi trường; Quản lý tài nguyên và
mơi trường; Quản lý đơ thị và cơng trình; Kỹ thuật xây dựng; Kiến trúc;
Thiết kế công nghiệp; Thiết kế đồ hoạ; Thiết kế nội thất.
Nhóm ngành Ngoại ngữ: Ngơn ngữ Anh; Ngơn ngữ Nga; Ngơn
ngữ Trung Quốc.
Nhóm ngành Sức khoẻ: Y đa khoa; Dược học; Điều
dưỡng; Răng Hàm Mặt.
Về trình độ Cao đẳng: Trường đào tạo 8 ngành (nghề): Kế tốn
doanh nghiệp; Quản trị doanh nghiệp; Cơng nghệ thơng tin; Điện - điện
tử; Cơ - điện tử; Điều dưỡng; Kỹ thuật chế biến món ăn; Dược sỹ.
Về trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ: Trình độ Thạc sĩ, Trường đào tạo 10
ngành (nghề): Tài chính - Ngân hàng; Quản lý kinh tế; Quản lý Cơng;
Quản trị kinh doanh; Kế tốn; Kỹ thuật phần mềm; Công nghệ thông tin;
Hệ thống thông tin; Ngơn ngữ Anh; Kiến trúc. Trình độ Tiến sĩ đào tạo 2
ngành là: Quản trị kinh doanh và Tài chính - Ngân hàng.

Về hình thức đào tạo: ngồi hình thức đào tạo chính quy đối với tất
cả các ngành thuộc các bậc học nêu trên, nhà trường còn tổ chức các Khoá
đào tạo Đại học tại chức (vừa làm vừa học) đối với các ngành thuộc Khối
Kinh tế - Kinh doanh và ngành Cơng nghệ Thơng tin. Hình thức đào tạo
từ xa (E-Learning) được áp dụng đối với Chương trình đào tạo Cử nhân
các ngành: Cơng nghệ Thơng tin, Tài chính - Ngân hàng, Kế tốn. Đối với
những người đã tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Cao đẳng
nghề muốn nâng cao trình độ lên Đại học, nhà trường có các Chương trình
đào tạo liên thơng lên Đại học (hệ chính quy).
Về cơng tác nghiên cứu khoa học: Song song với nhiệm vụ đào tạo,
nghiên cứu khoa học và công nghệ được Trường đại học Kinh doanh và
Công nghệ Hà Nội coi là hoạt động quan trọng của trường, của các khoa,
các phòng, là nhiệm vụ của mỗi cán bộ, sinh viên trong trường.
3.2. Thành tựu, hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ở Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
3.2.1. Thành tựu trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ở Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
3.2.1.1. Số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng
tăng, từng bước đáp ứng với sự phát triển vững mạnh của nhà
trường


15

Theo số liệu thống kê năm 2019, số lượng nguồn nhân lực ở Trường
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là 1.379 người; trong đó số
lượng nguồn nhân lực chất lượng cao là 1.265 người, chiếm 91,73% tổng
nguồn nhân lực toàn trường. Kể từ năm 2014 đến nay, số lượng nguồn
nhân lực chất lượng cao có sự gia tăng theo từng năm. Năm 2014, nguồn
nhân lực chất lượng cao ở nhà trường là 1.145 người; năm 2015 là 1.182

người, tăng 37 người so với 2014; năm 2016 là 1.200 người, tăng 18
người; năm 2017 là 1.232 người, tăng 32 người; năm 2018 là 1.252
người, tăng 30 người; và năm 2019 là 1.265 người, tăng 13 người so với
2018. Như vậy, từ 2014 đến 2019, số lượng nguồn nhân lực chất lượng
cao ở Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tăng lên là 115
người, tăng 10,5% so với năm 2014.
3.2.1.2. Chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao của Nhà
trường ngày càng được nâng cao
Một là, thể lực nguồn nhân lực chất lượng cao ở Trường Đại học Kinh
doanh và Công nghệ Hà Nội ngày một tốt, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
Hai là, đa số nguồn nhân lực chất lượng cao ở Trường Đại học
Kinh doanh và Cơng nghệ Hà Nội có phẩm chất chính trị, đạo đức và lối
sống tốt, tác phong, lề lối làm việc đúng đắn, khoa học, có uy tín cao trong
học sinh, sinh viên.
Ba là, trình độ học vấn, năng lực của nguồn nhân lực chất lượng cao ở
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ngày càng cao, đáp ứng tốt
hơn yêu cầu nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của nhà trường trong điều kiện mới.
3.2.1.3. Cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao ở Trường Đại
học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ngày càng hoàn thiện, đáp
ứng được nhiệm vụ, yêu cầu giáo dục - đào tạo của nhà trường
Một là, trình độ nguồn nhân lực chất lượng cao ở Trường Đại học
Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ngày càng tăng, được bố trí, sắp xếp
phù hợp với lĩnh vực hoạt động và nhiệm vụ được phân công.
Kể từ năm 2014 đến 2019, ở Trường Đại học Kinh doanh và
Công nghệ Hà Nội, cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao đang dần hồn
thiện hơn khi trình độ sau đại học có xu hướng tăng, trình độ đại học có xu
hướng giảm. Điều đó phản ánh chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao
của nhà trường đang có xu hướng tăng lên. Cụ thể: năm 2014, tỷ lệ nguồn
nhân lực chất lượng cao có trình độ sau đại học (giáo sư, phó giáo sư, tiến
sĩ, thạc sĩ) là 838 người, chiếm 72,87%, trình độ đại học là 312 người

chiếm 27,13% tổng nguồn nhân lực chất lượng cao toàn trường. Đến năm
2019, tỷ lệ nguồn nhân lực chất lượng cao tương tự lần lượt là 990 người


16

(chiếm 78,26%) và 275 (chiếm 21,74%) tổng nguồn nhân lực chất lượng
cao tồn trường.
Hai là, cơ cấu về chun mơn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực chất
lượng cao ở Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ngày
càng hợp lý và cân đối giữa các bộ phận.
Hiện nay, ở Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội có 9
phịng, 2 ban, 4 viện, 8 trung tâm, 34 khoa. Vị trí, vai trị mỗi đơn vị khơng
ngang bằng nhau song trong thời gian qua, nguồn nhân lực chất lượng cao
của nhà trường được biên chế cơ bản đồng đều, hợp lý về cơ cấu chuyên
môn, nghiệp vụ, cân đối cơ cấu các bộ phận nhằm phát huy tốt nhất vai trò
và hiệu quả làm việc tại nhà trường. Cơ cấu ngạch bậc của nguồn nhân lực
chất lượng cao ở Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã có
sự phát triển hài hịa, cân đối đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển
của nhiệm vụ giáo dục - đào tạo đặt ra trong tình hình mới.
Ba là, độ tuổi trung bình nguồn nhân lực chất lượng cao ở
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ngày càng giảm và
cơ cấu giới tính ngày càng cân đối hơn.
Về cơ cấu độ tuổi: Trong quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đang có nhiều chủ
trương, giải pháp trẻ hóa đội ngũ cán bộ, giảng viên. Độ tuổi 35-50 tuổi, chiếm tỷ
lệ cao nhất trong nhà trường, khoảng trên dưới 50% giai đoạn 2014 - 2019.
Về cơ cấu giới tính: Ở Trường Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội hiện nay, số lượng cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà
trường luôn có tỷ lệ nữ lớn hơn nam.

3.2.2. Hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ở Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
3.2.2.1. Số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao chưa tương
xứng với sự phát triển về quy mô đào tạo của nhà trường
Số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao của nhà trường hiện nay
còn thiếu so với chức năng nhiệm vụ. Số lượng sinh viên tăng nhanh,
nhiệm vụ thường xuyên được bổ sung, trong khi đó số lượng nguồn nhân
lực chất lượng cao lại nhích lên chậm chạp. Cụ thể: năm 2015, nguồn
nhân lực chất lượng cao của nhà trường tăng 3,2% so với 2014; năm
2016 tăng 1,5% so với 2015; năm 2017 tăng 2,7% so với 2016; năm 2018
tăng 2,4% so với 2017; năm 2019 tăng 1,0% so với 2018.


17

3.2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao tuy đã được nâng
cao song chưa đồng bộ, một số mặt chưa thực sự phù hợp với yêu cầu nhiệm
vụ
Một là, nhận thức chính trị, tư tưởng, lối sống, tác phong, lề lối làm
việc của một bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao ở Trường Đại học
Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội còn đơn giản, thiếu khoa học.
Thực tế hiện nay, vẫn còn một bộ phận nhỏ nguồn nhân lực chất
lượng cao ở Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ngại và
lười học tập lý luận chính trị, khơng tích cực vươn lên hồn thiện khả năng
của mình về lý luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ, thậm chí có một bộ
phận học đối phó, chiếu lệ để hợp lý hóa về bằng cấp… hoặc có biểu hiện tự
thỏa mãn, bằng lịng, khơng chịu khó học tập, rèn luyện mình.
Đánh giá và phân loại hằng năm đối với đội ngũ cán bộ, giảng
viên, nhân viên là nguồn nhân lực chất lượng cao của nhà trường vẫn
còn cán bộ, giảng viên, nhân viên khơng hồn thành nhiệm vụ. Cụ

thể: năm 2014 có 5 người, năm 2015 có 6 người, năm 2016 có 5
người, năm 2017 có 4 người, năm 2018 có 6 người, năm 2019 có 5
người. Kết quả đánh giá xếp loại đảng viên là nguồn nhân lực chất
lượng cao ở nhà trường giai đoạn 2014 - 2019, tỷ lệ đảng viên khơng
hồn thành nhiệm vụ là 0,3%, trong đó năm 2014, 2017, 2018 mỗi
năm có 1 đảng viên khơng hồn thành nhiệm vụ.
Hai là, trình độ, năng lực của một bộ phận nguồn nhân lực
chất lượng cao ở Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
chưa đáp ứng nhiệm vụ phát triển.
Ở một số khoa, giảng viên có học hàm, học vị giáo sư, phó giáo
sư, tiến sĩ cịn thiếu, ảnh hưởng khơng nhỏ đến uy tín, chất lượng đào tạo
chuyên ngành của khoa. Cụ thể là khoa: Thiết kế đồ họa, Tiếng Trung Nhật, Tiếng Nga 100% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở xuống. Nhiều
khoa còn thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao là giáo sư, phó giáo sư,
tiến sĩ như: Khoa Tài chính, Cơ điện tử, Luật Kinh tế, Kiến trúc, Xây
dựng, Môi trường, Quản lý Nhà nước. Bên cạnh đó, vẫn cịn một bộ
phận nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được bố trí sắp xếp phù hợp
với chuyên môn được đào tạo cũng như năng lực sở trường công tác của
họ, đây cũng là một sự lãng phí trong việc dùng người. Vẫn có giảng
viên chưa đảm bảo đủ số giờ giảng 270 giờ chuẩn/năm theo quy định.
Số này chủ yếu rơi vào các giảng viên mới, giảng viên trẻ, do tuổi đời,


18

tuổi nghề, kinh nghiệm cịn thiếu, nên việc có thể đảm nhiệm được nhiều
nội dung, đối tượng giảng dạy còn có hạn chế nhất định.
Ba là, một bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao ở Trường Đại
học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội sức khỏe chưa đảm bảo cơng tác.
Thơng qua q trình kiểm tra sức khỏe hằng năm đối với
nguồn nhân lực chất lượng cao ở Trường Đại học Kinh doanh và

Công nghệ Hà Nội cho thấy, vẫn còn tỷ lệ 1,12% trong tổng số nguồn
nhân lực chất lượng cao có chiều cao và trọng lượng cơ thể còn hạn
chế; tỷ lệ mắc bệnh nội, ngoại khoa vẫn chiếm khoảng 9,5%. Mặc dù,
không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng cũng ảnh hưởng
ít nhiều đến hiệu quả công việc. 39 cán bộ, giảng viên trong số nguồn
nhân lực chất lượng cao có sức khỏe loại C (3,1%).
3.2.2.3. Cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao tuy ngày càng
phù hợp hơn nhưng chưa đồng bộ, vẫn còn có sự mất cân đối về cơ
cấu chuyên ngành, độ tuổi và giới tính
Mặc dù nguồn nhân lực chất lượng cao được sắp xếp tương
đối hài hòa về số lượng nhân lực, trình độ ở các chuyên ngành đào tạo
của nhà trường. Tuy nhiên, số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao ở một
số cơ quan, bộ phận còn thấp, đặc biệt là ở các phịng, ban chun mơn
như: Phịng Tài vụ 1/8 người; Phòng Quản trị A 1/16 người; Phịng Cơng
tác sinh viên 2/20 người; Văn phịng 2/7 người; Phòng Giáo vụ 3/7 người;
Phòng Tổ chức Cán bộ 3/5 người; Phòng Y tế 5/9 người; Viện Hợp tác
quốc tế 4/9 người; Thư viện 1/8 người; Trung tâm Dịch vụ A 2/11 người.
Việc phân bố nguồn nhân lực chất lượng cao có học hàm, học vị giữa các
ngành khoa học cũng không đồng đều nhau. Một số ngành thuộc thế
mạnh của nhà trường nhưng số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao là
giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ cịn ít như: Khoa Kinh tế: 01 PGS, 03 TS;
Khoa Thương mại: 03 TS; Khoa xây dựng: 02 PGS, 01 TS; Khoa Kế
toán: 03 PGS, 05 TS.
3.3. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Trường Đại học Kinh
doanh và Công nghệ Hà Nội
3.3.1. Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao ở Trường Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội
3.3.1.1. Nguyên nhân thành tựu

* Nguyên nhân khách quan


19

Một là, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước tạo
điều kiện thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nói
chung, nguồn nhân lực chất lượng cao ở Trường Đại học Kinh doanh
và Cơng nghệ Hà Nội nói riêng.
Hai là, chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà
nước trong đổi mới giáo dục và đào tạo góp phần nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao nói
riêng, trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao ở Trường Đại học
Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Ba là, sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học tạo điều kiện
thuận lợi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Trường Đại học
Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
* Nguyên nhân chủ quan
Một là, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội rất
quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đã thực hiện
nhiều chính sách thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao
hợp lý và hiệu quả.
Hai là, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất
lượng cao ở Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trong
những năm vừa qua thu được nhiều kết quả tích cực.
Ba là, chính sách đãi ngộ, điều kiện làm việc cho nguồn nhân lực
chất lượng cao ở Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
ngày một nâng lên.
3.3.1.2. Nguyên nhân hạn chế
* Nguyên nhân khách quan

Một là, công tác quản lý nhà nước về giáo dục đại học còn nhiều bất cập.
Hai là, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở
nước ta còn hạn chế.
* Nguyên nhân chủ quan
Một là, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở
Trường Đại học Kinh doanh và Cơng nghệ Hà Nội cịn có mặt hạn chế.
Hai là, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng
cao ở Trường Đại học Kinh doanh và Cơng nghệ Hà Nội cịn một số bất hợp lý.
Ba là, ý thức tự giác phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực, rèn
luyện phẩm chất, đạo đức của một bộ phận nguồn nhân lực chất lượng
cao ở Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chưa cao.


20

3.3.2. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao ở Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
3.3.2.1. Mâu thuẫn giữa mục tiêu phát triển trường Đại học kinh
doanh và công nghệ Hà Nội thành trường đại học đa ngành, đa cấp với
số lượng nhân lực chất lượng cao của nhà trường cịn thiếu, cơ cấu có
mặt cịn bất hợp lý
3.3.2.2. Mâu thuẫn giữa chất lượng nguồn nhân lực chất lượng
cao còn hạn chế với mục tiêu xây dựng Trường Đại học Kinh doanh
và Công nghệ Hà Nội ngang tầm với các trường đại học hàng đầu
trong nước và khu vực
3.3.2.3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao hơn đối với
nguồn nhân lực chất lượng cao ở Trường Đại học Kinh doanh và
Công nghệ Hà Nội với công tác đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, tuyển
dụng nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế, bất cập
Kết luận chương 3

Với truyền thống lịch sử 24 năm xây dựng và phát triển bằng
những chiến lược đào tạo hợp lý, bền vững, các giải pháp sáng
tạo, Trường Đại học Kinh doanh và Cơng nghệ Hà Nội đã dần
khẳng định mình và vươn lên trở thành một trong những trường
đại học có quy mơ, uy tín và chất lượng. Phân tích thực trạng phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Trường Đại học Kinh doanh
và Công nghệ Hà Nội cho thấy, số lượng, chất lượng nguồn nhân
lực chất lượng cao ngày càng được nâng cao, cơ cấu ngày càng
hoàn thiện, đáp ứng được nhiệm vụ, yêu cầu giáo dục - đào tạo
của nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được,
việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Trường Đại học
Kinh doanh và Cơng nghệ Hà Nội cịn có nhiều mặt hạn chế. Số
lượng, chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao chưa tương xứng
với sự phát triển về quy mô đào tạo của nhà trường; cơ cấu nguồn
nhân lực chất lượng cao vẫn cịn có sự mất cân đối về chuyên
ngành, độ tuổi và giới tính.
Chương 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƯỢNG CAO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH
VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI
4.1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thời gian tới


21

4.1.1. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải phù
hợp với chiến lược phát triển của Nhà trường
Đây là quan điểm giữ vị trí trung tâm, có ý nghĩa định hướng
mục tiêu hoạt động phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Thực hiện tốt
quan điểm này, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ trực
tiếp bảo đảm cho Nhà trường hiện thực hóa chiến lược phát triển, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học
trong tình hình mới.
4.1.2. Phải phát huy sức mạnh tổng hợp trong phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao ở Trường Đại học Kinh doanh và
Công nghệ Hà Nội
Đây là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, xác định nguyên tắc huy
động và sử dụng nguồn lực của Nhà trường cho thực hiện nhiệm vụ phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực hiện quan điểm này cho phép
Đại học Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội huy động sức mạnh tổng hợp
vào hoạt động phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
4.1.3. Nội dung phát triển phải toàn diện cả về số lượng, chất
lượng và cơ cấu, trong đó nâng cao chất lượng là nội dung cơ bản nhất
Đây là quan điểm chỉ đạo cụ thể về nội dung phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao, định hướng việc xác định nội dung cơ bản, trọng tâm
cần tập trung thực hiện. Thực hiện quan điểm chỉ đạo này, nguồn nhân lực
chất lượng cao của Nhà trường sẽ được phát triển tồn diện, đồng bộ,
nhưng có trọng tâm, trọng điểm; các nguồn lực sẽ được phân bổ rộng
khắp, nhưng có ưu tiên cho nội dung quan trọng, không chia đều, dàn trải.
4.1.4. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải trên cơ sở
kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có với
tuyển dụng mới
Đây là quan điểm chỉ đạo giải quyết hài hòa giữa việc
tuyển dụng mới và đào tạo, nâng cấp nguồn nhân lực hiện có của
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Quan điểm
này xác định hai kênh cơ bản để phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao cho Nhà trường, một là tuyển dụng mới từ bên ngoài,
hai là nâng cấp bộ phận nhân lực hiện có.

4.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thời gian tới


22

4.2.1. Bổ sung chiến lược, xây dựng quy hoạch, kế hoạch
phát triển nguồn nhân lực ở Trường Đại học Kinh doanh và Cơng
nghệ Hà Nội, trong đó đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao
Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng nhằm thống nhất nhận
thức trong tồn Trường về sự cần thiết, tính cấp bách phải phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực hiện giải pháp này sẽ khắc phục
căn bản thực trạng thiếu hụt về số lượng, hạn chế về chất lượng, bất
hợp lý về cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao đang đặt ra. Đây cũng
là một trong những giải pháp quan trọng để phát huy có hiệu quả mọi
nguồn lực trong phát triển nguồn nhân lực, xây dựng lực lượng nịng
cốt để hiện thực hóa chiến lược phát triển giai đoạn 2018-2022, tầm
nhìn tới 2030 của Nhà trường.
4.2.2. Bổ sung, hồn thiện cơ chế, chính sách thu hút, sử
dụng và đãi ngộ đối với nguồn nhân lực chất lượng cao ở Trường
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Đây là giải pháp quan trọng nhằm tháo gỡ kịp thời các
vướng mắc trong hoạt động phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao của Nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Cơ chế chính sách có
tác động trực tiếp việc thu hút và khai thác, sử dụng nguồn nhân
lực chất lượng cao của Nhà trường. Một trong những nguyên nhân
dẫn tới việc tồn tại những hạn chế trong thu hút, sử dụng nguồn
nhân lực chất lượng cao đã được chỉ ra là do có những thiếu sót, bất
cập trong cơ chế, chính sách.

4.2.3. Nâng cao chất lượng tuyển dụng nguồn nhân lực chất
lượng cao cho Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Đây là giải pháp quan trọng để bổ sung nguồn nhân lực chất
lượng cao cho Trường Đại học Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội
thông qua việc tuyển dụng mới. Căn cứ xác định giải pháp này xuất
phát từ yêu cầu bắt buộc của việc tuyển dụng thêm lao động mới bù
đắp số lao động chất lượng cao nghỉ chế độ, chuyển ra; bổ sung
nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển về tổ
chức, biên chế và sự phát triển về nhiệm vụ Nhà trường. Bên cạnh
đó, so với kênh bồi dưỡng, nâng cấp nguồn nhân lực hiện có thì
việc tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ nhanh và phù hợp
với mục đích sử dụng hơn.


23

4.2.4. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ nguồn
nhân lực chất lượng cao ở Trường Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội
Đây là giải pháp đảm bảo cho việc phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ở Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội diễn ra
thường xuyên, liên tục, đáp ứng trực tiếp yêu cầu nâng cao chất lượng
giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường.
Khảo sát thực trạng nguồn nhân lực của Trường Đại học Kinh
doanh và Công nghệ cho thấy, số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao
chiếm tỷ trọng khá cao (91,7%) nhưng chất lượng nguồn nhân lực chất
lượng cao có những mặt chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của Nhà trường.
4.2.5. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư
cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Trường Đại học
Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Đây là giải pháp quan trọng nhằm tạo động lực trực tiếp đẩy
mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao. Bất kỳ một hoạt động nào cũng cần có các nguồn lực để
thực hiện như tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất kĩ thuật… Bên cạnh
đó, để đánh giá hiệu quả hoạt động, khơng thể chỉ dựa vào kết quả
hoạt động đã đạt mục tiêu đề ra hay chưa, mà cịn phải xem kết quả
đó có tương xứng với nguồn lực đã sử dụng hay không.
4.2.6. Đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế trong phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Đây là giải pháp quan trọng giúp Đại học Kinh doanh và Công
nghệ phát huy tối đa thế mạnh của mình, đồng thời tận dụng được thế
mạnh của đối tác, nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây cũng là kinh nghiệm rút ra từ
thành công của Trường Đại học Hà Nội nhờ đẩy mạnh hợp tác với các đối
tác trong và ngoài nước trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Kết luận chương 4
Để hoạt động phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Trường
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được được tiến hành một cách
bài bản, thống nhất, cần quán triệt 4 quan điểm chỉ đạo: (1) Phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao phải phù hợp với chiến lược phát triển của Nhà
trường; (2) Phải phát huy sức mạnh tổng hợp trong phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao ở Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội; (3)


24

Nội dung phát triển phải toàn diện cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu,
trong đó nâng cao chất lượng là nội dung cơ bản nhất; (4) Phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao phải trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực hiện có với tuyển dụng mới.

KẾT LUẬN
1. Nguồn nhân lực chất lượng cao ở trường Đại học Kinh
doanh và Công nghệ Hà Nội là một bộ phận nguồn nhân lực có đủ
điều kiện về thể lực, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình
độ đào tạo và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cao đáp ứng yêu
cầu lao động phức tạp theo từng ngành nghề, góp phần nâng cao
chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa
họcvà sự phát triển của Nhà trường trong từng giai đoạn nhất định.
2. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở trường Đại học
Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là quá trình các chủ thể bằng các
cách thức, biện pháp nhằm biến đổi căn bản, toàn diện nguồn nhân
lực này theo chiều hướng ngày càng phát triển hơn về số lượng, nâng
cao chất lượng và hoàn thiện cơ cấu, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu
nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển bền
vững Nhà trường trong từng giai đoạn nhất định.
3. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội giai đoạn 2014 –
2019 đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng bên cạnh đó
cũng tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém. Có cả nguyên nhân chủ quan và
khách quan dẫn tới hạn chế nói trên, trong đó những nguyên nhân
chủ quan cơ bản là: quy hoạch phát triển cịn có mặt hạn chế; đào tạo,
tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng
cao còn một số bất hợp lý; ý thức tự giác phấn đấu nâng cao trình độ,
năng lực, rèn luyện phẩm chất, đạo đức của một bộ phận nguồn nhân
lực chất lượng cao chưa cao.
4. Quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ trong thời gian tới cần
thực hiện tốt 4 quan điểm chỉ đạo: (1) Phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao phải phù hợp với chiến lược phát triển của Nhà
trường; (2) Phải phát huy sức mạnh tổng hợp trong phát triển



25

nguồn nhân lực chất lượng cao ở Trường Đại học Kinh doanh và
Công nghệ Hà Nội; (3) Nội dung phát triển phải toàn diện cả về số
lượng, chất lượng và cơ cấu, trong đó nâng cao chất lượng là nội
dung cơ bản nhất; (4) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
phải trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực hiện có với tuyển dụng mới.
5. Để đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ trong thời gian tới cần tập
trung thực hiện đồng bộ 6 giải pháp mà luận án đã đề xuất


×