Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty xây dựng Ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.83 KB, 11 trang )

Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm ở công ty xây dựng Ngân hàng
3.1. Ưu điểm về việc thực hiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm xây lắp:
Trên cơ sở những kiến thức lý luận được học tập ở nhà trường, nhất là lý
luận về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây
lắp cũng như thực tế về công tác quản lý, công tác kế toán, về công tác kế toán tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng ở Công ty Xây
dựng Ngân hàng. Trước hết là một sinh viên đang đi thực tập tại Công ty em có
một số nhận xét như sau:
Công ty đã xây dựng được mô hình quản lý và hạch toán khoa học, hợp lý,
có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, chủ động trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, tạo được uy tín trên thị trường trong lĩnh vực đầu tư xây
dựng cơ bản, đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh và phát triển trong điều kiện
hiện nay
Bộ máy sản xuất kinh doanh của Công ty gọn nhẹ, năng động, các phòng
ban chức năng phục vụ có hiệu quả giúp cho ban lãnh đạo Công ty quản lý kinh tế,
tổ chức sản xuất, giám sát thi công, tổ chức kế toán được tiến hành khoa học, thích
hợp.
Phòng tài vụ của Công ty với những nhân viên có trình độ, năng lực, nhiệt
tình và trung thực... lại được bố trí hợp lý, phân công việc cụ thể đã góp phần đắc
lực vào công tác hạch toán kế toán và quản lý kinh tế tài chính cuả Công ty.
Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nhìn chung đã đi
vào nề nếp. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành là từng công trình, hạng mục công trình, kỳ tính giá thành là hàng quý là
hoàn toàn hợp lý, có căn cứ khoa học, phù hợp với điều kiện sản xuất thi công của
Công ty, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo sản xuất, quản lý giá thành và phân tích
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Quá trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu ở Công ty về cơ bản là đã theo
dõi được vật tư khi mua về chi đến khi sử dụng vào các công trình, tránh được hao
phí, mất mát, ứ đọng vốn.


Việc hạch toán chi phí nhân công ở Công ty tương đối rõ ràng, đảm bảo
đúng nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít giúp cho Công ty sử dụng
hợp lý lao động và nâng cao năng suất lao động, góp phần hạ giá thành sản phẩm,
đảm bảo thu nhập cho người lao động và không ngừng nâng cao đời sống cán bộ
công nhân viên toàn Công ty.
Công tác kiểm kê, đánh giá khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ được tổ
chức một cách khoa học, cung cấp số liệu trung thực, đầy đủ, kịp thời phục vụ cho
việc tính giá thành
Việc Công ty áp dụng phương pháp trực tiếp để tính giá thành cũng hoàn
toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất thi công và điều kiện hạch toán
Những ưu điểm về quản lý, về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm xây lắp ở trên đã có tác dụng rất lớn đến việc thực hiện
tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm xây lắp, nâng cao hiệu quả sản
xuất của Công ty
3.2. Những vấn đề còn tồn tại cần được tiếp tục hoàn thiện:
Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên, ở Công ty vẫn còn tồn tại một số vấn
đề cần được tiếp tục hoàn thiện, nhất là trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Biểu hiện cụ thể là:
Công ty chưa áp dụng một cách đúng đắn nguyên tắc giá vốn trong việc
đánh giá vật tư, trị giá thực tế của vật tư chỉ là giá mua không bao gồm chi phí
mua. Do đó vật tư không được phản ánh theo chi phí thực tế.
Lương và các khoản trích theo lương (Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh
phí công đoàn) bị tách rời, chưa được theo dõi một cách rõ ràng, chính xác
Nhiều khoản chi phí sản xuất chung phát sinh trực tiếp tại các công trình
nhưng Công ty không theo dõi chi tiết để tính trực tiếp cho công trình đó mà lại
cộng chung vào rồi sau đó mới tiến hành phân bổ, như thế không tách rời khỏi sự
sai lệch trong việc phân bổ chi phí cho các công trình
Thông tin kế toán cung cấp chưa phản ánh được sự kết hợp giữa kế toán tài
chính và kế toán quản trị. Đây là nhược điểm riêng có của Công ty cũng như các
doanh nghiệp sản xuất khác hiện nay, nhất là doanh nghiệp xây lắp. Mỗi doanh

nghiệp, ngoài các thông tin kế toán phục vụ cho việc phản ánh mối quan hệ với đối
tượng bên ngoài còn có các thông tin kế toán phục vụ cho việc phản ánh mối quan
hệ bên trong doanh nghiệp. Vì vậy, để phục vụ cho yêu cầu quản lý chung của
Công ty, phục vụ cho yêu cầu của các bên có liên quan, đồng thời để quản lý một
cách chi tiết, chặt chẽ, có hiệu quả thì việc kết hợp giữa kế toán tài chính với kế
toán quản trị là việc không thể không làm trong Công ty nói riêng, các doanh
nghiệp nói chung.
3.3. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty.
Để phát huy được ưu điểm đã có, đồng thời khắc phục được một số tồn tại
trong hạch toán, em xin có một số ý kiến nhỏ rất mong được Công ty xem xét.
3.3.1. Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu :
+ Để phục vụ cho việc sản xuất thi công xây lắp các công trình, hạng mục
công trình, ở Công ty hiện nay có rất nhiều loại vật liệu khác nhau với nội dung
kinh tế, công dụng trong quá trình sản xuất thi công cũng khác nhau. Nhưng trong
quá trình hạch toán, Công ty không tiến hành phân loại các loại vật liệu thành vật
liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu. Tình hình xuất –nhập – tồn của tất cả các loại
vật liệu đều được phản ánh trên tài khoản 152- nguyên liệu, vật liệu, không mở tài
khoản chi tiết để theo dõi.
Do đó việc quản lý ,theo dõi các loại vật liệu sẽ không được chặt chẽ, không
tổ chức hạch toán một cách chi tiết từng loại vật liệu để phụ vụ cho nhu cầu quản
trị của Công ty được.
Theo em, Công ty nên căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu của kế toán
quản trị mà phân loại vật liệu thành các loại sau:
-Nguyên liệu, vật liệu chính(TK 1521): Là đối tượng lao động chủ yếu cấu
thành lên thực thể của sản phẩm xây lắp như ximăng, sắt, thép, cát, đá, sỏi, gạch,
ngói...
-Vật liệu phụ(TK 1522) : là loại vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản
xuất như làm tăng chất lượng vật liệu chính, tăng chất lượng sản phẩm xây lắp,
phục vụ cho quản lý ... ví dụ như: sơn các loại , ve, giấy đánh máy...

-Nhiên liệu(TK 1523) như xi măng, dầu phục vụ cho phương tiện vận tải...
-Vật liệu khác(TK 1528) là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất
thi công như gỗ, sắt, thép vụn hoặc phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản
cố định
Ngoài ra, tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết của Công ty mà
trong từng loại vật liệu nêu trên lại được chia thành từng thứ, từng nhóm, quy cách,
chủng loại...
3.3.2. Về hạch toán chi phí nhân công:
Tại Công ty, chi phí nhân viên, cán bộ quản lý công trình, đội sản xuất được
hạch toán vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Cụ thể: Khi tiếp nhận được
các bảng chấm công và chia lương của cán bộ, nhân viên quản lý công trình, đội
sản xuất ở các công trình gửi về, kế toán ghi sổ liên quan theo định khoản:
Nợ TK 622
Có TK 334( chi tiết)
Cách hạch toán này không phù hợp với quy định chế độ kế toán hiện nay là:
Chi phí nhân viên quản lý công trình,đội sản xuất phải thuộc chi phí sản xuất
chung. Vì vậy, cơ cấu giá thành sẽ thay đổi, thông tin cung cấp thiếu trung thực,
hợp lý. Do đó, để phục vụ cho việc theo dõi, quản lý và phân tích, Công ty nên
hạch táon chi phí sản xuát chung, cách hạch toán như sau: khi nhận được bảng
chấm công và chia lương của nhân viên quản lý công trình, đội sản xuất kế toán
tiến hành ghi vào các sổ kế toán liên quan theo định khoản:
Nợ TK 627(6271)
Có TK 334( chi tiết)

×