Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Algimun đến gà Cobb 500 và gà Ri lai (Ri x Lương Phượng) nuôi chuồng hở tại Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LĂNG THỊ ĐẸP

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ALGIMUN
ĐẾN GÀ COBB 500 VÀ GÀ RI LAI (RI x LƯƠNG PHƯỢNG)
NUÔI CHUỒNG HỞ TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LĂNG THỊ ĐẸP

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ALGIMUN
ĐẾN GÀ COBB 500 VÀ GÀ RI LAI (RI x LƯƠNG PHƯỢNG)
NUÔI CHUỒNG HỞ TẠI THÁI NGUYÊN
Ngành: Chăn nuôi
Mã số: 8.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ

THÁI NGUYÊN - 2020



i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Mọi sự giúp đỡ đều được cảm ơn. Các thơng tin trích dẫn trong luận văn được
chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020
Tác giả luận văn

Lăng Thị Đẹp


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ,
động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng
và biết ơn sâu sắc đến cô hướng dẫn trực tiếp là PGS. TS. Nguyễn Thị Thúy
Mỵ đã nhiệt tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Trường Đại
học Nơng Lâm Thái Ngun, Phịng Đào tạo,Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi
thú y, cùng các thầy cô giáo cùng ban lãnh đạo xã Quyết Thắng – TP. Thái
Nguyênđã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề
tài và hồn thành luận văn.
Đặc biệt,tôixin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của

tồn thể gia đình thầy giáo PGS.TS. Trần Thanh Vân, cô giáo PGS.TS. Nguyễn
Thị Thúy Mỵ, đã trực tiếp chỉ bảo, động viên và hướng dẫn tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài. Tất cả những bài học đó sẽ giúp tơi vững tin hơn trong
cuộc sống cũng như công tác sau này. Một lần nữa tơi xin kính chúc thầy cơ
giáo sức khỏe, hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp trồng người.
Cuối cùng tôi xin trân trọng gửi tới các Thầy giáo, Cô giáo trong hội
đồng chấm luận văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn

Lăng Thị Đẹp
MỤC LỤC


iii

THÁI NGUYÊN - 2020 ...................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề ...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 2
Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................... 3

1.1.1. Giới thiệu vềAlgimun............................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Cobb 500 và gà Ri lai ..... 6
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sự di truyền các tính trạng sản xuất
của gia cầm ......................................................................................................... 8
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ............................................... 21
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................... 21
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước .......................................................... 23
Chương 2.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................. 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 27
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................ 27
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi..................................... 27
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 27
2.4.2. Chỉ tiêu theo dõi ..................................................................................... 30
2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi ...................................... 31


iv
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 35
Chương 3.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 37
3.1. Kết quả thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của Algimun đến khả năng sản xuất thịt
của gà broiler Cobb 500 nuôi chuồng hở ......................................................... 37
3.1.1. Kết quả theo dõi nhiệt độ trong thời gian tiến hành thínghiệm 1 .......... 37
3.1.2. Ảnh hưởng của Algimun đến tỷ lệ ni sống của đàn gà thí nghiệm 1 . 37
3.1.3. Ảnh hưởng của Algimun đến sinh trưởng của gà thí nghiệm 1 ............. 38
3.1.4. Ảnh hưởng của Algimun đến khả năng sử dụng và chuyển hoá thức ăn
của thí nghiệm 1 ............................................................................................... 45
3.1.5. Ảnh hưởng của Algimun đến chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí
nghiệm 1 ........................................................................................................... 52

3.1.6. Ảnh hưởng Algimun đến năngsuất thịt củagà thí nghiệm 1 .................. 54
3.1.7. Ảnh hưởng của Algimun đến chất lượng thịt của gà thí nghiệm 1 ........ 55
3.1.8. Ảnh hưởng của Algimun đến chi phí trực tiếp cho 1 kg gà của thí
nghiệm 1 ........................................................................................................... 57
3.2. Kết quả thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của Algimun đến sức sản xuất thịt của
gà (Ri lai nuôi chuồng hở)................................................................................ 58
3.2.1. Kết quả theo dõi nhiệt độ trong thời gian tiến hành thí nghiệm 2 ......... 59
3.2.2. Ảnh hưởng của Algimun đến tỷ lệ ni sống của gà thí nghiệm 2 ........ 59
3.2.3. Ảnh hưởng của Algimun đến sinh trưởng của gà thí nghiệm 2 ............. 60
3.2.4. Ảnh hưởng của algimun đến khả năng sử dụng và chuyển hoá thức ăn
của gà thí nghiệm 2 (Ri x Lương Phượng) ...................................................... 67
3.2.5. Ảnh hưởng của Algimun đến chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí
nghiệm 2 ........................................................................................................... 74
3.2.6. Ảnh hưởng của Algimun đến năngsuất thịt củađàngà thí nghiệm 2 ...... 76
3.2.7. Ảnh hưởng của Algimun đếngiá chất lượng thịt của gà thí nghiệm 2 ... 78
3.2.8. Ảnh hưởng của Algimun đến chi phí trực tiếp cho 1 kg gà thí nghiệm 2..... 80
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 84


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

ĐC

Đối chứng


ĐHNL

Trường Đại học Nông Lâm

Nxb

Nhà xuất bản

SS

Sơ sinh



Thức ăn

TĂTN

Thức ăn thu nhận

TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN


Thí nghiệm

HHHC

Hỗn hợp hồn chỉnh

FI

Lượng thức ăn thu nhận


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Sơ đồ thí nghiệm 1.............................................................. 28

Bảng 2.2.

Thành phần và giá trị dinh dưỡng của gà thí nghiệm 1 ...... 28

Bảng 2.3.

Sơ đồ thi nghiệm 2.............................................................. 29

Bảng 2.4.

Thành phần và giá trị dinh dưỡng của gà thí nghiệm 2 ...... 30


Bảng 3.1.

Kết quả theo dõi về nhiệt độ trong thời gian thí nghiệm 1 ..... 37

Bảng 3.2.

Tỷ lệ ni sống cộng dồn của gà thí nghiệm 1 ................... 38

Bảng 3.3.

Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm 1 qua các tuần tuổi .. 39

Bảng 3.4.

Sinh trưởng tuyệt đối của gàthí nghiệm 1 .......................... 41

Bảng 3.5.

Sinh trưởng tương đối của gàthí nghiệm 1 ......................... 44

Bảng 3.6.

Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm 1 ................ 46

Bảng 3.7.

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm 1 ..... 47

Bảng 3.8:


Tiêu tốn năng lượng và Protein/kg tăng khối lượng cộng dồn
của gà thí nghiệm 1............................................................. 51

Bảng 3.9.

Chỉ số sản xuất (PI) và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm 1 53

Bảng 3.10: Kếtquảmổ khảosátgàthínghiệm1 ........................................ 54
Bảng 3.11: Chất lượng thịtcủa gàthínghiệm1 ....................................... 55
Bảng 3.12. Chi phí trực tiếp cho 1kg gà xuất bán của thí nghiệm 1 ..... 58
Bảng 3.13: Kết quả theo dõi về nhiệt độ trong thời gian thí nghiệm 2 . 59
Bảng 3.14. Tỷ lệ ni sống cộng dồn của gà thí nghiệm 2 ................... 60
Bảng 3.15. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm 2 qua các tuần tuổi .... 60
Bảng 3.16. Sinh trưởng tuyệt đối của gàthí nghiệm 2 .......................... 63
Bảng 3.17. Sinh trưởng tương đối của gàthí nghiệm 2 ........................ 65
Bảng 3.18. Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm 2 .................... 67
Bảng 3.19. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượngcủa gà thí nghiệm 2 ........ 69
Bảng 3.20: Tiêu tốn năng lượng, protein cộng dồn của gà thí nghiệm
2 .......................................................................................... 72
Bảng 3.21. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm 2 ....... 75
Bảng 3.22: Kếtquảmổ khảosátgàthínghiệm2 ........................................ 77
Bảng 3.23: Chất lượng thịt củagàthínghiệm2 ...................................... 78


vii

Bảng 3.24. Chi phí trực tiếp cho một kg gà xuất bán ........................... 80



viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Gà Cobb 500 ........................................................................... 6
Hình 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm 1 qua các tuần
tuổi ......................................................................................... 40
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đơi của gà thí nghiệm 1............... 43
Hình 3.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 1 ............. 45
Hình 3.4: Biểu đồ tiêu tốn thức ăn của gà thí nghiệm 1 ....................... 49
Hình 3.5: Biểu đồ chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm.... 54
Hình 3.6. Biểu đồ sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm 2 ................. 62
Hình 3.7: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 2............... 65
Hình 3.8. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiêm 2 ............. 66
Hình 3.9. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm 2 .... 71
Hình 3.10. Biểu đồ chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm
2............................................................................................. 76


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ sản phẩm chế biến từ thịt
gà cũngtăng đáng kể trên thế giới và ở nước ta (Bianchi và cs, 2009). Thịt gia
cầm là một mặt hàng thực phẩm rất phổ biến trên toàn thế giới do chi phí sản
xuất thấp so với các sản phẩm thịt như thịt bò, thịt lợn. Giá trị dinh dưỡng cao,
cân đối và hương vị riêng biệt (Barbut,2002; Chouliara và cs, 2007; Patsias và
cs,2008).
An tồn thực phẩm là một khía cạnh quan trọng của chất lượng thực
phẩm và những giải pháp để đạt đến sự an toàn thực phẩm từ các sản phẩm mới

của các công ty thức ăn chăn nuôi, công ty thuốc thú y đang được đưa ra và
khuyến cáo sử dụng (Burdock và cs, 2006).Luật Thú y năm 2016 và luật Chăn
nuôi năm 2020 quy định các điều cấm liên quan đến sử dụng thuốc kích thích
sinh trưởng, kháng sinh trong thức ăn của vật ni trong đó có gia cầm, và các
chấtbổ sung làm tăng trị dinh dưỡng và tính chất cảm quan trong thịt. Điều này
là một yêu cầu và thách thức đối với các công ty thức ăn chăn nuôi, thuốc thú
y tạo ra các sản phẩm bổ sung có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Song song với việc ưa thích sản phẩm thịt từ các giống gà nội hoặc các
giống gà lai với các giống gà nhập nội có năng suất cao, hiện nay một phần thị
trường ở nước ta đang tìm đến những sản phẩm gà công nghiệp. Để phù hợp
với phương thức nuôi công nghiệp, nước ta nhập khẩu một số giống gà có năng
suất thịt cao như: Ross 208, Ross 308, Cobb500. Đây là giống gà có chất lượng
thịt thơm ngon, ít mỡ, thích nghi với khí hậu Việt Nam. Sản phẩm thịt và con
giống cũng được người dân chấp nhận, và có nhu cầu cao. Để nâng cao năng
suất cũng như chất lượng gà địa phương, các nhà chăn nuôi đã lai tạo ra gà Ri
lai, kết quả của phép lai này đã đem lại nhiều hiệu quả kinh tế cao và là nguồn
thu lớn cho nhiều chủ trang trại chăn nuôi.
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ cho gia cầm để tăng được năng
suất cũng như là chất lượng sản phẩm thịt, trứng. Trong đó có sản phẩm


2

Algimun, đây là sản phẩm có nguồn gốc tại Pháp, do cơng ty Olmix sản xuất,
có tác dụng giúp cho vật nuôi chống chọi tốt hơn trước các tác nhân gây stress
và giúp tiềm năng di truyền của vật nuôi được biểu hiện trọn vẹn, đồng thờigiúp
tăng cường chức năng phịng vệ các tế bào biểu mơ đường tiêu hóa, giảm sự
xâm phạm của vi khuẩn có hại và đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch
đạt đến năng suất và lợi nhuận tối ưu. Để có đủ dữ liệu khoa học chứng minh
sự ảnh hưởng của chế phẩm đến gà thịt, với phương thức nuôi chuồng hở tại

miền Bắc Việt Nam. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đánh
giá hiệu quả của Algimun đến gà broiler Cobb 500 và gà Ri lai (Ri xLương
phượng) nuôi chuồng hở tại Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định ảnh hưởng của Algimun trong khẩu phần ăn đến khả năng
sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn của gà broiler Cobb 500 và gà Ri lai nuôi
tại Thái Nguyên.
- Xác định ảnh hưởng của Algimun trong khẩu phần ăn đến chất lượng
thịt của gà broiler Cobb 500 và gà Ri lainuôi tại Thái Nguyên.
- Xác định hiệu quả kinh tế khi sử dụng Algimun trong khẩu phần ăn của
gà thí nghiệm.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về
việc sử dụng chế phẩm Algimun trong chăn nuôi gà thịt.
- Là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo.
3.2.Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp thông tin cho sự lựa chọn chế phẩm sinh học của người chăn
ni gà thịt.
- Có dữ liệu khoa học đầy đủ về sản phẩm Algimun đối với gà thịt nuôi
chuồng hở.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Giới thiệu vềAlgimun
 Khái niệm

Algimun là một chế phẩm dạng bột được làm từ tảo biển, có chứa bốn
thành phần thiết yếu (axit hóa, enzyme, chất điện giải và các vi khuẩn axit
lactic) giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên của vật nuôi nhằm tối ưu hiệu suất
chăn nuôi, được dùng để trộn vào thức ăn.
 Thành phần và chức năng của Algimun
Axit citric:Là một axit hữu cơ yếu. Nó là một chất bảo quản tự nhiên và
cũng được sử dụng để bổ sung vị chua. Trong hóa sinh học, nó là tác nhân trung
gian quan trọng trong chu trình axit citric và vì thế xuất hiện trong trao đổi
chất của gần như mọi sinh vật. Nó cũng được coi là chất chống oxy hóa. Axit
citricgiúp nâng cao hệ số tiêu hố thức ăn và tính năng sản xuất của vật nuôi,
ngăn ngừa ỉa chảy, thúc đẩy sinh trưởng, nâng cao hiệu suất chuyển hố thức
ăn.
Muối: Tăng tính ngon miệng, tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu protein,
giúpổn định độ toan kiềm của máu, tham gia vào hệ đệm của máu, giữ áp suất
thẩm thấu của máu và mô bào, ổn định nhịp tim và hô hấp.
Maltodextrin: Tạo vị ngọt trong các sản phẩm thức ăn chăn nuôi thú y
Potassium chloride: Giúp cho các dây thần kinh và cơ bắp hoạt động
đúng chức năng. Tăng cảm giác ngon miệng, tham gia vào quá trình cân bằng
điện giải ở tế bào.
Silicon dioxide: Cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng, làm tăng tăng
trọng lượng của vật nuôi và hiệu quả hấp thụ thức ăn một cách lành mạnh và
bền vững. Silicon dioxide cịn giúp giảm mùi hơi thối.


4

Sodium saccharin: Bổ sung chất tạo vị ngọt (Sodium saccharin) trong thức
ăn cho vật ni. Cải thiện tính ngon miệng, giúp vật nuôi ăn nhiều hơn. Chất tạo
vị ngọt giúp khắc phục những vịkhông ngon của các nguyên liệu khác có trong
khẩu phần

Sodium citrate: Điều chỉnh độ pH, tăng thêm hương vị, làm chất bảo
quản, điều chỉnh lại độ acid trong thức ăn chăn ni.
Kẽm sulfate: Đóng vai trị quan trọng trong trao đổi chất protein,
carbohydrate, lipit. Có vai trị trong phát triển xương, duy trì sức sinh sản,
chống sừng hóa.
Sắt sulfate: Tham gia vào q trình hình thành hemoglobin trong hồng
cầu máu. Tham gia tạo nên cơ, da và lông
Magnesium sulfate: Là thành phần của xương và răng. Đảm bảo khả
năng hoạt động của hệ thống thần kinh và cơ, nằm trong thành phần 1 số
enzyme. Điều hòa phản ứng photphoryl - oxy hóa, tham gia vào điều hịa
thân nhiệt.
Chiết xuất men Aspergillus niger được sấy khô: Là một loại nấm và
là một trong những loài phổ biến nhất của chi Aspergillus. Trong công nghiệp
sản xuất chế biến thực phẩm như: tương chao, nước mắm, nước tương;công
nghiệp sản xuất một số axit hữu cơ như: acid citric, acid glucomic. Một số lồi
thuộc giống Aspergillus khác có khả năng tạo chất kháng sinh, như A.fumigatus
tạo thànhfumagilin có tác dụng lên entamoabae histolyca; A.humicola,
A.nidulans tạo thành humicolin, nidulin có tác dụng ức chế đối với với các loại
vi khuẩn, trong số các chất này thực sự dùng trong công nghiệp dược phẩm
hiện nay chỉ có lồi A.fumigatus sản xuất fumagilin làm thuốc chữa lị amip.
Nhiều lồi giống Aspergillus có khả năng biến đổi sinh học, một số khác tạo ra
các loại độc tố.


5

Chiết xuất men Bacillus subtilis được sấy khô:Trong hệ tiêu hóa,
B.subtilis sản sinh ra nhiều enzyme, trong đó chủ yếu nhất là các men tiêu hóa
alpha amylase và protease. Đây là các enzyme xúc tác cho các phản ứng phân
hủy tinh bột, protein. Đặc biệt, kể cả khi đã chết đi, xác lợi khuẩn Bacillus

subbtilis vẫn tiếp tục giải phóng ra các enzyme, kháng sinh và các vitamin có
lợi cho cơ thể sử dụng lợi khuẩn. Ngoài ra, B. subtilis cịn có nhiều tác dụng
khác có lợi cho sức khỏe như chống đơng máu, kích thích hệ miễn dịch, phịng
ngừa rối loạn tiêu hóa, phịng tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Sản phẩm lên men Lactobacillus acidophilus được sấy khô: Giúpcải thiện
sức khỏe của động vật, giúp tăng trọng, giảm tỉ lệ chết non và ngăn chặn tác nhân
gây bệnh gây ra bởi các sinh vật như E.coli, Salmonella và Clostridium.
Chiết xuất men Enterococcus faecium được sấy khô: Là các chất thay
thế kháng sinh để thúc đẩy sức khoẻ ở động vật. khuyến khích mơi trường ruột
cân bằng, tăng cường chức năng miễn dịch của tế bào, điều chỉnh tăng cường
sự gia tăng tế bào.
Những chất này giúp hỗ trợ phòng ngừa nhiễm các khuẩn gây bệnh, bảo
vệ chức năng tiêu hóa, hỗ trợ thay thế kháng sinh kích thích tăng trưởng, tăng
cường sức khỏe cho vật nuôi.
 Tác dụng của Algimun đến hiệu quả chăn nuôi gà
- Tăng khả năng hấp thụ thức ăn đặc biệt là giai đoạn cuối nuôi thịt.
- Hạn chế bệnh tiêu chảy, giúp phân khô và khuôn, giảm mùi hôi.
- Nâng cao sức đề kháng, giảm stress khi làm vắc - xin, thời tiết thay đổi,
bệnh dịch.
- Dùng rất hiệu quả khi úm gia cầm, giai đoạn khai thác thịt và tăng tỷ lệ
đẻ, tỷ lệ phôi trên gia cầm đẻ trứng.
 Liều lượng dùng Algimun


6

- Liều dùng: Pha Lấy1g chế phẩm Algimun pha với 20ml nước phun
sương lên thức ăn trộn đều với 1kg thức ăn.
1.1.2. Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Cobb 500 và gà Ri lai
1.1.2.1. Nguồn gốc, đặc điểm và khả năng sản xuất của gà Cobb 500

* Nguồn gốc, xuất xứ
Giống gà Cobb500 được
công ty Emivest nhập từ Mỹ năm
1997. Gà Cobb500 bố, mẹ được
công ty nuôi để sản xuất gà con.
Gà con sản xuất ra được chuyển
đến nuôi ở các trang trại nuôi gia
công cho cơng ty và một số được
bán ra thị trường.

Hình 1.1 Gà Cobb 500

* Khả năng sản xuất
Gà Cobb500 là giống thịt cao sản, lơng màu trắng, thân hình bầu đẹp. Thích
hợp để ni cơng nghiệp, phẩm chất thịt thơm ngon, được nhiều người sử dụng ưa
chuộng. Gà Cobb500 đạt được kết quả tốt nhất kể cả trong điều kiện khí hậu nóng
và lạnh, mơi trường được kiểm sốt và cả trong chuồng hở. Gà trống nuôi 42 ngày
tuổi nặng 2,8 -2,9 kg/con, gà mái nặng 2,4 - 2,5 kg/con, hệ số chuyển hóa thức ăn
(FCR) thấp ở con trống là 1,7 và con mái 1,82 (từ1 ngày tuổi đến 42 ngày tuổi).
Khi giết thịt ở khối lượng 2.800 g so với khối lượng sống, thì tỷ lệ thân
thịt đạt khoảng 72,23%; tỷ lệ cơ ngực là 19,19 - 19,60%; tỷ lệ cơ đùi + cẳng là
22,99 - 23,45%.
1.1.2.2. Nguồn gốc, đặc điểm và khả năng sản xuất của gà Ri lai (Ri x Lương
Phượng)
Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi từ năm 2001 đã lai tạo
tổ hợp g lai th vn (ắ Lng Phng, ẳ Ri) trờn cơ sở kết hợp giữa gà kiêm
dụng thịt trứng Lương Phượng cho năng suất cao của Trung Quốc với gà Ri


7


cho chất lượng thịt tốt của Việt Nam để phục vụ chăn nuôi nông hộ và trang
trại. Trong giai đoạn u, con lai (ắ Lng Phng, ẳ Ri) c to ra bằng
cách cho lai giữa gà trống Lương Phượng với gà mái lai (Lương Phượng x Ri)
hoặc (Ri x Lương Phượng). Hiện nay các thế hệ gà lai (¾ Lương Phượng,¼ Ri)
tự giao được ni nhiều ở các hộ và trang trại chăn nuôi gà thả vườn thuộc các
tỉnh Hưng Yên, Hà Nội và Phú Thọ. Trong quá trình lai tạo và ni triển khai
cho thấy gà Ri lai có khả năng sinh trưởng tốt (Nguyễn Huy Đạt và Hồ Xuân
Tùng, 2004).
Gà Ri là giống phổ biến nhất được nuôi chủ yếu ở miền Bắc, con lai giữa
gà Ri với giống gà khác có màu lơng khác với gà thuần. Da và chân màu vàng,
gà Ri nuôi theo phương thức quảng canh có khối lượng sống 310 - 330g lúc 60
ngày tuổi, - 5 - dòng trống nặng 600 - 620g và dịng mái là 510 - 530g (NgơThị
Kim Cúc, 2010). Hiện tại gà Ri tồn tại 95 - 96%, thông thường nuôi quảng canh
trong điều kiện nghèo dinh dưỡng, tỷ lệ còn sống 60 - 70% và năng suất thấp.
Gà Lương Phượng là một trong những giống nhập nội được nuôi phổ
biến ở miền Nam, lúc 60 ngày tuổi khối lượng sống của gà Tàu Vàng là 637g,
60 ngày tuổi dòng trống nặng 1300g, dòng mái nặng 1060g, năng suất 120 quả
trứng/mái/năm. Trong điều kiện nghèo dinh dưỡng năng suất thấp hơn 10 15%. Gà Tàu Vàng thả trong nhà kín 16 tuần tuổi đạt 1991g đối với con trống
và 1422g đối với con mái. Chọn hậu bị lúc 19 tuần tuổi, khối lượng gà trống
1942g và gà mái đạt 1466g. Tỷ lệ nuôi sống là 92,1% và 94,8% tương ứng cho
giai đoạn 1 - 8 tuần tuổi và 9 - 14 tuần tuổi. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR)
tương ứng 2,32kg và 6,85kg/ kg tăng trọng đối với con mái và 4,64kg cho gà
trống. Nuôi thâm canh năng suất trứng 120 quả trứng/mái, tiêu tốn thức ăn cho
10 quả trứng là 3,14kg, tỷ lệ trứng có phối 86% khi tỷ lệ phối giống 81,1%
(NgôThị Kim Cúc, 2010)
Khối lượng sống ở 11 tuần tuổi của gà Ri là 1016,67 g v g Ri lai (ắ
Lng Phng, ẳ Ri) là 1479,17 g. Như vậy, gà Ri lai có khối lượng sống lớn



8

hơn (462,5g) so với gà Ri và sự sai khác về khối lượng sống giữa gà Ri lai và gà
Ri là rất rõ ràng (P<0,01). Mặt khác, khối lượng sống giữa các cá thể của cùng
một loại gà là khá lớn ở gà Ri (Cv = 25,21%) và gà Ri lai (Cv = 21,74%). Điều
này có thể được giải thích là do khối lượng gà trống là lớn hơn rất nhiều (P <
0,001) so với gà mái. Cụ thể, khối lượng mổ khảo sát của gà mái và gà trống ở
gà Ri là 800.00 và 1233.33 g; ở gà Ri lai tương ứng là 1191.67 và 1767.67g (Hồ
Xuân Tùng và Phan Xuân Hảo, 2010).
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sự di truyền các tính trạng sản
xuất của gia cầm
1.1.3.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng
* Khái niệm về sinh trưởng
Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992), đã khái quát: “Sinh trưởng
là một q trình tích luỹ các chất hữu cơ thông qua trao đổi chất, là sự tăng lên về
chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của từng cơ quan, bộ phận cũng như
toàn bộ cơ thể trên cơ sở tính di truyền có từ đời trước”. Sinh trưởng của vật ni
nói chung và sinh trưởng của gà nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, quan
trọng nhất là yếu tố giống, dinh dưỡng và các điều kiện chăm sóc ni dưỡng
khác.
* Các giai đoạn sinh trưởng của gà.
Đối với gà, q trình tích luỹ các chất thơng qua q trình trao đổi chất
đó, là sự tăng lên về khối lượng, kích thước tế bào, số lượng tế bào và dịch
thể trong mô bào ở giai đoạn phát triển đầu của phơi trên cơ sở tính di truyền.
Sau khi nở thì sinh trưởng là do sự lớn dần của các mơ, đó là sự tăng lên về
kích thước của tế bào và được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn gà con và giai
đoạn trưởng thành.
+Giai đoạn gà con



9

Giai đoạn này gà sinh trưởng rất nhanh do lượng tế bào tăng nhanh, một
số bộ phận của cơ quan nội tạng cịn chưa phát triển hồn chỉnh như các men
tiêu hoá trong hệ tiêu hoá chưa đầy đủ do vậy thức ăn giai đoạn này cần chú ý
đến thức ăn dễ tiêu, vì thức ăn giai đoạn này ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh
trưởng của gà. Quá trình thay lơng diễn ra trong cùng giai đoạn này là q trình
phát triển sinh lý, nó làm thay đổi q trình trao đổi chất, tiêu hố và hấp thu,
do đó cần chú ý đến hàm lượng của các chất dinh dưỡng và axit amin thiết yếu
trong khẩu phần thức ăn.
+ Giai đoạn trưởng thành
Giai đoạn này các cơ quan trong cơ thể gà gần như đã phát triển hoàn
thiện, số lượng tế bào tăng chậm chủ yếulà quá trình phát dục. Q trình tích
luỹ các chất dinh dưỡng trong giai đoạn này một phần để duy trì cơ thể, một
phần để tích luỹ mỡ, tốc độ sinh trưởng chậm hơn giai đoạn gà con.
* Số đo sinh trưởng của gà
+ Khối lượng cơ thể
Ở từng giai đoạn phát triển, chỉ tiêu này xác định sự sinh trưởng của cơ
thể tại một thời điểm, nhưng lại không khẳng định được sự sai khác về tỷ lệ
sinh trưởng giữa các thành phần của cơ thể trong cùng một thời gian ở các độ
tuổi. Đơn vị tính được tính bằng g/con hoặc kg/con.
+ Sinh trưởng tuyệt đối
Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước cơ thể
trong một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát (TCVN 2.39 - 77, 1997). Sinh
trưởng tuyệt đối được tính bằng g/con/ngày. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng
cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại.
+ Sinh trưởng tương đối
Sinh trưởng tương đối được tính bằng tỷ lệ phần trăm tăng lên của
khối lượng (thể tích, kích thước) của cơ thể khi kết thúc quá trình khảo sát



10

so với thời điểm đầu khảo sát (TCVN 2.40 -77, 1997). Gà cịn non có sinh
trưởng tương đối cao sau đó giảm dần theo tuổi.
Sau giai đoạn trưởng thành là giai đoạn già cỗi, ở thời kỳ này khối lượng
không tăng mà có chiều hướng giảm. Nếu vẫn có hiện tượng tăng khối lượng
thì đây là do q trình tích luỹ mỡ. Thời kỳ này sớm hay muộn phụ thuộc vào
giống, tuổi và điều kiện sống của con vật. Thời kỳ già cỗi được tính từ khi con
vật ngừng sinh trưởng, khả năng sinh sản và mọi khả năng khác đều giảm (Lê
Huy Liễu và cs, 2004).
- Đường cong sinh trưởng: Đường cong sinh trưởng biểu thị sinh trưởng
của gia súc gia cầm nói chung. TheoChambers J.R, (1990), đường cong sinh
trưởng của gà có 4 đặc điểm chính gồm 4 pha:
+ Pha sinh trưởng tích lũy tăng tốc nhanh sau khi nở.
+ Điểm uốn của đường cong tại thời điểm có sinh trưởng cao nhất.
+ Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn.
+ Pha sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi gà trưởng thành.
Đồ thị sinh trưởng tích lũy biểu thị một cách đơn giản nhất về đường
cong sinh trưởng.
Đường cong sinh trưởng không những được sử dụng để chỉ rõ về khối
lượng mà còn làm rõ về mặt chất lượng, sự sai khác nhau giữa các dịng, giống,
giới tính (H.Knizetova và cs, 1991).
Trần Long, 1994 khi nghiên về đường cong sinh trưởng của các dòng
V1, V3, V5 trong giống gà Hybro (HV85) cho thấy các dòng đều phát triển
theo đúng quy luật sinh học. Đường cong sinh trưởng của 3 dịng có sự khác
nhau và trong mỗi dòng giữa gà trống và gà mái cũng có sự khác nhau: Sinh
trưởng cao ở 7 - 8 tuần tuổi với gà trống và 6 -7 tuần tuổi đối với gà mái.
*Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng
- Ảnh hưởng của giống

Mỗi giống có một tốc độ sinh trưởng nhất định. Sự khác nhau về tốc độ
sinh trưởng đó là do bản chất di truyền quy định. Đặc điểm di truyền của giống


11

và ngoại cảnh có tác động qua lại với nhau, nghĩa là cùng một kiểu gen nhưng
ở các môi trường khác nhau thì có tốc độ sinh trưởng khác nhau. Cho nên việc
cần thiết là phải tạo ra môi trường phù hợp với kiểu gen đó để phát huy tối đa
tiềm năng di truyền của giống. Jaap và Moris (1997) đã phát hiện ra những sai
khác trong cùng một giống về cường độ sinh trưởng.
Theo Trần Thanh Vân và cs (2015) cho biết, gà con ở 40 ngày tuổi khối
lượng tăng gấp 10 lần so với 01 ngày tuổi, trong khi đó vịt con chỉ cần 20 ngày
tuổi để tăng gấp 10 lần khối lượng so với lúc 01 ngày tuổi.
Nhà nghiên cứu đã chứng tỏ sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng do di
truyền, mà cơ sở di truyền là do gen, có ít nhất một gen về sinh trưởng liên kết
giới tính cho nên con trống thường lớn hơn con mái. Điều này chứng tỏ di
truyền có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng của gia cầm.
- Ảnh hưởng của tính biệt
Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể còn ảnh hưởng
bởi tính biệt, gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà mái. Những sai khác
này được biểu hiện về mặt cường độ sinh trưởng, được quy định không phải do
hoocmon sinh dục mà là do các gen liên kết với giới tính.
Theo Jull M.A,(1923) cho biết gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà
mái từ 24 - 32%. Các tác giả cho rằng sự sai khác này do gen liên kết giới tính,
những gen này ở gà trống hoạt động mạnh hơn gà mái. North M.O (1990), đã rút
ra kết luận: lúc mới nở gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng thì sự khác
nhau càng lớn, ở 2 tuần tuổi hơn 5%, 3 tuần tuổi hơn 11%, 5 tuần tuổi hơn 17%,
6 tuần tuổi hơn 20%, 7 tuần tuổi hơn 23%, 8 tuần tuổi hơn 27%.
- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển của từng mô khác nhau
gây nên sự biến động trong q trình phát triển và có sự khác nhau giữa mô này
với mô khác. Chế độ dinh dưỡng không những ảnh hưởng tới sinh trưởng mà
còn làm biến động di truyền về sinh trưởng.


12

Lê Hồng Mận và cs (1993) cho biết nhu cầu protein thích hợp cho gà
broiler cho năng suất cao đã được xác định, các tác giả nhấn mạnh tỷ lệ giữa
năng lượng và protein trong thức ăn cũng rất quan trọng, để phát huy được khả
năng sinh trưởng tối đa cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng với sự cân bằng
nghiêm ngặt giữa protein, axit amin với năng lượng.
Chi phí thức ăn chiếm tới 70% giá thành trong chăn nuôi gà broiler, nên
bất cứ yếu tố nào nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn đều đưa lại hiệu quả
kinh tế cao cho ngành chăn nuôi gà broiler. Do vậy, để có năng suất cao trong
chăn ni gia cầm, đặc biệt để phát huy được tiềm năng sinh trưởng thì trong
những vấn đề căn bản là lập ra những khẩu dinh dưỡng hoàn hảo, cân đối, trên
cơ sở tính tốn nhu cầu của gia cầm trong từng giai đoạn ni.
- Ảnh hưởng của chăm sóc quản lý:
Bên cạnh các yếu tố nêu trên thì sinh trưởng của gà cịn chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố mơi trường như chăm sóc ni dưỡng, nhiệt độ, ẩm độ, độ
thơng thống, mật độ nuôi.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ
Theo Trần Thanh Vân và cs. (2015)thì nhiệt độ chuồng ni gà sau 29
ngày thích hợp là 220C. Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu năng lượng trao
đổi (ME) và protein thô (CP) của gà broiler. Do vậy tiêu thụ thức ăn của gà
chịu sự chi phối nhiều của nhiệt độ mơi trường. Trong điều kiện nhiệt độ khác
nhau thì mức tiêu tốn thức ăn của gà cũng khác nhau.
Wash Burn (1992), cho biết nhiệt độ cao làm gà sinh trưởng chậm, tăng

tỷ lệ chết, gây thiệt hại kinh tế lớn ở các khu vực chăn nuôi gà broiler công
nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới. Nir (1992), qua nghiên cứu đã chỉ ra rằng với
nhiệt độ môi trường 350C ẩm độ tương đối 66 % đã làm giảm quá trình tăng
khối lượng cơ thể 30 - 35% ở gà trống 20 - 30 % ở gà mái so với điều kiện thích
hợp về khí hậu. Thơng thường khi nhiệt độ cao khả năng ăn của gia cầm giảm.
Để khắc phục điều này đảm bảo khả năng sinh trưởng của gà người ta đã sử


13

dụng thức ăn cao năng lượng tất nhiên trên cơ sở cân bằng tỷ lệ ME/CP cũng
như axit amin/ME và tỷ lệ khoáng, Vitamin trong thức ăn cũng cần phải cao
hơn để đảm bảo dinh dưỡng mà gà tiếp nhận được khơng thấp hơn nhu cầu của
chúng.
Vì vậy, trong điều kiện khí hậu ở nước ta, tuỳ theo mùa vụ, căn cứ vào
nhiệt độ của từng giai đoạn mà điều chỉnh mức ME và tỷ lệ ME/CP cho phù
hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong chăn nuôi gia cầm nói chung và gà
thịt nói riêng.
-Ảnh hưởng của ẩm độ và thơng thống
Ẩm độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của gia cầm.
Khi ẩm độ tăng làm cho chất độn chuồng dễ ẩm ướt, thức ăn dễ bị ẩm mốc làm
ảnh hưởng xấu tới gà, đặc biệt là NH3 do vi khuẩn phân huỷ axit uric trong phân
và chất độn chuồng làm tổn thương đến hệ hô hấp của gà, tăng khả năng nhiễm
bệnh Cầu trùng, Newcastle, CRD dẫn tới làm giảm khả năng sinh trưởng của
gà.
Độ thơng thống trong chuồng ni có vai trò quan trọng trong việc giúp
gà đủ O2, thải CO2 và các chất độc khác. Thơng thống làm giảm ẩm độ, điều
chỉnh nhiệt độ chuồng ni từ đó hạn chế bệnh tật.
Tốc độ gió lùa và nhiệt độ khơng khí có ảnh hưởng tới tăng khối lượng
của gà, gà con nhạy cảm hơn gà trưởng thành. Đối với gà lớn cần tốc độ lưu

thơng khơng khí lớn hơn gà nhỏ.
- Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng
Theo Trần Thanh Vân và cs (2015), với gà broiler giết thịt sớm 42 - 49
ngày tuổi, thời gian chiếu sáng như sau: 3 ngày đầu chiếu sáng 24/24 giờ, cường
độ chiếu sáng 20 lux /m2, ngày thứ tư đến kết thúc thời gian chiếu sáng giảm
xuống còn 23/24 giờ, cường độ chiếu sáng còn 5 lux/m2.
Khi cường độ chiếu sáng cao, gà hoạt động nhiều do đó làm giảm tốc độ
tăng khối lượng. Với chuồng ni thơng thống tự nhiên, mùa hè cần che ánh


14

nắng mặt trời chiếu thẳng vào chuồng nhưng vẫn đảm bảo thơng thống, ánh
sáng được phân bố đều trong chuồng, hoặc có thể sử dụng bóng đèn có cùng
cơng suất của để tránh gà tụ tập vào nơi có ánh sáng mạnh hơn.
-Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt
Mật độ nuôi nhốt cũng là một yếu tố quan trọng để chăn nuôi đạt hiệu
quả cao, nếu mật độ nuôi nhốt cao thì chuồng nhanh bẩn, lượng khí thải NH 3,
CO2, H2S cao và quần thể vi sinh vật phát triển ảnh hưởng tới khả năng tăng
khối lượng và sức khoẻ của đàn gà, gà dễ bị cảm nhiễm với bệnh tật, tỷ lệ đồng
đều thấp, tỷ lệ chết cao, cuối cùng làm giảm hiệu quả trong chăn nuôi. Ngược
lại mật độ ni nhốt thấp thì chi phí chuồng trại cao. Do vậy tuỳ theo mùa vụ,
tuổi gà và mục đích sử dụng cần có mật độ chăn ni thí nghiệm
1.1.3.2. Khả năngchuyển hóa thức ăn và các yếu tố ảnh hưởng
Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng phản ánh khả năng chuyển
hoá thức ăn để sinh trưởng, hay nói cách khác tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối
lượngcàng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Để đạt được một
khối lượng cơ thể nào đó, với cơ thể sinh trưởng chậm sẽ mất thời gian dài hơn,
năng lượng giành cho duy trì cao hơn dẫn đến thức ăn tiêu tốn nhiều hơn so với
cơ thể có tốc độ tăng khối lượng nhanh. Khi sinh trưởng nhanh thì quá trình

trao đổi chất của cơ thể tốt hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn do đó tiêu tốn
thức ăn giảm.
Chambers J.R và cs, (1990) đã xác định hệ số tương quan di truyền giữa
tăng khối lượng của cơ thể với tiêu tốn thức ăn, hệ số tương quan này thường
rất cao từ: 0,5 - 0,9 còn tương quan di truyền giữa sinh trưởng và chuyển hoá
thức ăn là thấp và âm (từ: - 0,2 đến - 0,8).
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng còn phụ thuộc vào độ tuổi, đối với
gà thịt thì giai đoạn đầu tiêu tốn thức ăn thấp hơn giai đoạn sau.


15

1.1.3.3. Khả năng cho thịt
Khả năng cho thịt của gà broiler chính là khả năng tạo nên khối lượng hệ
cơ ở độ tuổi giết thịt đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Khả năng cho thịt của gà broiler
được tính trên 2 góc độ là năng suất thịt và chất lượng thịt.
*Năng suất thịt
Năng suất thịt có thể biểu thị bằng tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ các phần nạc, mỡ,
da. Thơng thường ở gà broiler tính tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực, tỷ lệ mỡ bụng.
Năng suất thịt phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: giống, dịng, điều
kiện chăm sóc ni dưỡng, tính biệt, vệ sinh thú y và phương thức chăn nuôi.
Lê Thị Thúy và cs (2010), khảo sát thành phần chất lượng thịt gà H’Mông
và gà Ri ở 14 tuần tuổi cho biết: Tỷ lệ thân thịt, thịt đùi và lườn của gà Ri cao hơn
so với gà H’mơng. Tỷ lệ móc hàm của gà Ri cao hơn khoảng 5% so với gà H’mông
(72,5 - 77,7%)
Hồ Xuân Tùng và Phan Xuân Hảo (2008), Cho biết: khối lượng sống, thịt móc
hàm, thân thịt, thịt ngực và thịt đùi của gà Ri lai cao hơn so với gà Ri 2 - 3%.
*Chất lượng thịt
Chất lượng của thịt nói chung và của gia cầm nói riêng khác nhau tùy thuộc
vào lồi, giống, độ tuổi và tính biệt, điều kiện chăm sóc ni dưỡng.... Ở nước ta

chất lượng thịt được đánh giá giá chủ yểu bởi chỉ tiêu cảm quan (hình thái,màu
sắc,mùi vị) nhiều cơng trình nghiên cứu đánh giá chất lượng thịt theo các thành
phần hóa học có trong thịt.
Chất lượng thịt được phản ánh thơng qua thành phần hoá học của thịt.
Thành phần hoá học của thịt gia súc bao gồm: protein, lipit, đường, vitamin,
men, khoáng và nước. So với thịt gia súc, thịt gia cầm có hàm lượng các chất
dinh dưỡng cao hơn do đó độ đồng hố cũng cao hơn.
Thành phần hố học của thịt có sự khác nhau giữa các dịng, các giống, lứa
tuổi....con lai có sự vượt trội về hàm lượng vật chất khơ và protein so với dịng
thuần, trong cùng một giống, gà trưởng thành có tỷ lệ phần ăn được, tỷ lệ mỡ và
trị số calo cao hơn so với gà broiler, nhưng tỷ lệ protein thì ngược lại.


×