Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

luận văn thạc sĩ nông nghiệp đánh giá hiệu quả một số công thức luân canh chính và hướng phát triển của chúng trong sản xuất nông nghiệp của huyện từ liêm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I


HỒ THỊ VIỆT HOÀ



ðÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ CÔNG THỨC LUÂN CANH
CHÍNH VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHÚNG TRONG SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN TỪ LIÊM – HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM TIẾN DŨNG



HÀ NỘI - 2007
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
…………………………… i



LỜI CAM ðOAN



Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn
gốc.


Tác giả luận văn


Hồ Thị Việt Hoà
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
…………………………… ii


LỜI CẢM ƠN

ðể thực hiện và hoàn thành luận văn này, ngoài nỗ lực của bản thân
tôi ñã nhận ñược sự quan tâm giúp ñỡ tận tình về nhiều mặt của các cá nhân
và tập thể.
Cho phép tôi ñược bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc ñến:
- Thầy giáo PGS.TS. Phạm Tiến Dũng, người trực tiếp hướng dẫn giúp
ñỡ tôi trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
- Các thầy cô giáo trong khoa Nông học, những người hết lòng truyền
ñạt cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại trường.
- Tập thể Khoa Sau ñại học ñã tạo ñiều kiện ñể tôi hoàn thành khoá
học và thực hiện luận văn này.
- Tập thể cán bộ Phòng ðịa chính, Thống kê, Kinh tế kế hoạch –phát
triển nông thôn huyện Từ Liêm cùng các Hội nông dân, Hội phụ nữ và bà con

nông dân các xã Liên Mạc, Tây Tựu, ðông Ngạc, Phú Diễn, ðại Mỗ
- Bố mẹ, chồng và các con tôi, những người thân yêu trong gia ñình và
ñồng nghiệp ñã trực tiếp giúp ñỡ cũng như ñộng viên tinh thần giúp tôi hoàn
thành tốt luận văn này.
Một lần nữa chân thành cảm ơn !

Tác giả luận văn


Hồ Thị Việt Hoà
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
…………………………… iii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình viii
1. MỞ ðẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài 1

1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 2

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3

1.4. Giới hạn của ñề tài 3


2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỐNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Một số nhận thức và cơ sở khoa học của ñề tài 4

2.2. Kết quả nghiên cứu liên quan ñến ñề tài 27

3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
3.1. ðịa ñiểm, thời gian và ñối tượng nghiên cứu 37

3.2. Nội dung nghiên cứu 37

3.3. Phương pháp nghiên cứu 39

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44
4.1. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan ñến hệ thống cây
trồng và các công thức luân canh 44

4.1.1. ðiều kiện tự nhiên 44

4.1.2. ðiều kiện kinh tế xã hội 53

4.1.3. Hiện trạng cơ cấu cây trồng và các công thức luân canh 63

4.2. Hiện trạng cơ cấu cây trồng và các công thức luân canh: 66

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
…………………………… iv


4.2.1. Cơ cấu, hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của các công thức

luân canh 66

4.2.2. Sử dụng giống và bố trí thời vụ trong các công thức luân canh: 75

4.2.3. Tình hình sử dụng phân bón: 74

4.2.4. ðề xuất một số công thức luân canh cây trồng hợp lý; 75

4.2.5. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của các công thức luân
canh. 79

4.3. Kết quả mộ số thực nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả của các
công thức luân canh. 82

4.3.1. Thí nghiệm về ảnh hưởng của nồng ñộ phân kỳ nhân tố ñến sinh
trưởng phát triển và năng suất của cải ngọt. 82

4.3.2. Thí nghiệm: Ảnh hưởng của nồng ñộ phân kỳ nhân tố ñến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của hoa hồng. 98

4.3.3. Thực nghiệm cải tiến giống trong công thức 2 vụ lúa. 109

5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 112
5.1. Kết luận 112

5.2. ðề nghị: 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
PHỤ LỤC 120


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
…………………………… v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BQ : Bình quân
BPKT : Biện pháp kỹ thuật
BVTV : Bảo vệ thực vật
CC : Cơ cấu
CCCT : Cơ cấu cây trồng
CN : Công nghiệp
CS : Cộng sự
CT : Công thức
CVT : Cộng tác viên
DT : Diện tích
ð/c : ðối chứng
GC : Gia cầm
GS : Gia súc
KHKT : Khoa học kỹ thuật
NL : Nhắc lại
NN : Nông nghiệp
NTD : Ngày theo dõi
TN : Tự nhiên
TS : Thuỷ sản
UBND : Uỷ ban nhân dân
VAC : Vườn - Ao - Chuồng
VN : Việt Nam
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
…………………………… vi



DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang


2.1. Mối quan hệ giữa nhiệt ñộ và cây trồng 23

4.1. Một số chỉ tiêu về khí tượng nông nghiệp của huyện Từ Liêm 46

4.2. Phân loại ñất nông nghiệp của huyện Từ Liêm 50

4.3. Tình hình dân số và lao ñộng của Từ Liêm năm 2006 53

4.4. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn 54

4.5. Chuyển dịch cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp năm 2004 – 2006 55

4.6. Diện tích, năng suất của 1 số cây trồng chính của huyện Từ
Liêm năm 2006 57

4.7. Số lượng gia súc gia cầm qua các năm 58

4.8. Một số chỉ tiêu về cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông nghiệp
và phát triển kinh tế của Từ Liêm. 59

4.9. Hiện trạng sử dụng ñất ñai của huyện Từ Liêm qua 3 năm (2004
– 2006) 62


4.10. Tình hình sử dụng ñất canh tác của huyện Từ Liêm theo ñịa hình
và cơ cấu cây trồng 64

4.11. Diện tích, cơ cấu các công thức luân canh trên ñất trũng và ñất
vàn thấp 66

4.12. Các công thức luân canh trên ñất chuyên rau 69

4.13. Các công thức luân canh trên ñất chuyên hoa 72

4.14. Các công thức luân canh trên ñất chuyên cây ăn qủa 74

4.15. Mức ñầu tư phân bón cho các cây trồng (tính cho 1 ha) 75

4.16. So sánh hiệu quả ưu thế của các công thức luân canh trên ñất
trũng và ñất vàn thấp 77

4.17. So sánh hiệu quả các công thức luân canh vùng chuyên rau 78

4.18. So sánh hiệu quả ưu thế các công thức luân canh vùng chuyên hoa 78

4.19. So sánh hiệu quả ưu thế các công thức luân canh vùng cây ăn quả 79

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
…………………………… vii


4.20. Ảnh hưởng của nồng ñộ “Phân kỳ nhân tố” ñến ñộng thái tăng
trưởng chiều cao của cải ngọt thời vụ I 83


4.21. Ảnh hưởng của nồng ñộ “Phân kỳ nhân tố” ñến ñộng thái tăng
trưởng chiều cao của cải ngọt thời vụ II 85

4.22. Ảnh hưởng của “Phân kỳ nhân tố” ñến ñộng thái ra lá của cải
ngọt thời vụ I 88

4.23. Ảnh hưởng của “Phân kỳ nhân tố” ñến ñộng thái ra lá của cải
ngọt thời vụ II 89

4.24.Tình hình sâu bệnh và ñánh giá cảm quan của người tiêu dùng 90

4.25. Ảnh hưởng của “Phân kỳ nhân tố” tới tốc ñộ tích luỹ chất khô
của cải ngọt thời vụ I 92

4.26. Ảnh hưởng của “Phân kỳ nhân tố” tới tốc ñộ tích luỹ chất khô
của cải ngọt thời vụ II 94

4.27. Năng suất cải và hiệu quả kinh tế của các công thức 95

4.28. Năng suất và hiệu quả kinh tế của cải ngọt qua các công thức 96

4.29. Ảnh hưởng của nồng ñộ kỳ nhân tố ñến ñộng thái tăng trưởng
chiều cao của hoa hồng 98

4.30. Ảnh hưởng của phân bón kỳ nhân tố ñến ñộng thái ra lá của hoa hồng 101

4.31. Ảnh hưởng của nồng ñộ phân kỳ nhân tố ñến ñường kính mầm hoa 103

4.32. Ảnh hưởng của nồng ñộ phân kỳ nhân tố ñến các chỉ tiêu năng

suất chất lượng của hoa hồng 105

4.33. Năng suất và hiệu quả kinh tế của các công thức 106

4.34. Ảnh hưởng của nồng ñộ phân bón kỳ nhân tốt ñến tình hình sâu
bệnh của hoa hồng 108

4.35. Thời gian sinh trưởng và năng suất các giống trong công thức 2
vụ lúa 110

4.36. Hiệu quả kinh tế mô hình thực nghiệm trong công thức 2 vụ lúa 111


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
…………………………… viii


DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang


2.1. Nông nghiệp và sự gối lên nhau của các ngành khoa học. 6

2.2. Sơ ñồ mối quan hệ giữa cây trồng và môi trường. 7

2.3. Các bước nghiên cứu hệ thống cây trồng 20

2.4. Trình bày việc thiết kế hệ thống ñược lựa chọn cho một môi trường

cho trước 21

2.5. Sơ ñồ các bước tiến hành chuyển ñổi cơ cấu cây trồng 22

4.1. Cơ cấu kinh tế các ngành huyện Từ Liêm năm 2006 55

4.2. Cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp năm 2006 56

4.3. Hiện trạng sử dụng ñất canh tác huyện Từ Liêm 65

4.4. Ảnh hưởng của nồng ñộ “Phân Kỳ nhân tố” ñến ñộng thái tăng
trưởng chiều cao của cải ngọt thời vụ I 84

4.5. Ảnh hưởng của nồng ñộ “Phân kỳ nhân tố” ñến ñộng thái tăng
trưởng chiều cao của cải ngọt thời vụ II 86

4.6. Ảnh hưởng của “Phân kỳ nhân tố” ñến ñộng thái ra lá của cải ngọt
thời vụ I 88

4.7. Ảnh hưởng của “Phân kỳ nhân tố” ñến ñộng thái ra lá của cải ngọt
thời vụ II 90

4.8. Ảnh hưởng của “Phân kỳ nhân tố” tới tốc ñộ tích luỹ chất khô của
cải ngọt thời vụ I 92

4.9. Ảnh hưởng của “Phân kỳ nhân tố” tới tốc ñộ tích luỹ chất khô của
cải ngọt thời vụ II 94

4.10. Ảnh hưởng của nồng ñộ phân bón Kỳ nhân tố ñến năng suất của cải
ngọt thời vụ I 96


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
…………………………… ix


4.11. Ảnh hưởng của phân bón Kỳ nhân tố ñến năng suất của cải ngọt thời
vụ II 97

4.12. Ảnh hưởng của nồng ñộ phân bón Kỳ nhân tố ñến ñộng thái tăng
trưởng chiều cao của hoa hồng 99

4.13. Ảnh hưởng của phân bón kỳ nhân tố ñến ñộng thái ra lá của hoa hồng 101

4.14. Ảnh hưởng của nồng ñộ phân bón kỳ nhân tố ñến ñường kính mầm hoa 103

4.15. Ảnh hưởng của nồng ñộ “Phân kỳ nhân tố” ñến ñường kính cuống
hoa, ñường kính bông, chiều cao bông của hoa hồng. 105

4.16. Ảnh hưởng của nồng ñộ “Phân kỳ nhân tố ñến tỷ lệ cành thương
phẩm và tỷ lệ mầm hữu hiệu của hoa hồng. 106

4.17. Ảnh hưởng của nồng ñộ phun phân bón Kỳ nhân tố ñến năng suất
hoa hồng 107


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
…………………………… 1


1. MỞ ðẦU


1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Từ Liêm là một huyện ven ñô nằm ở phía Tây, Tây Bắc thành phố Hà Nội.
Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện ñại hoá ñất nước, huyện Từ Liêm
ñang phấn ñấu ñến năm 2015 cơ bản sẽ trở thành một huyện công nghiệp, do vậy
ñất nông nghiệp của huyện ñang chuyển ñổi dần mục ñích sử dụng. Cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn của huyện mặc dù ñã có nhiều chuyển biến tích cực song
vẫn mang tính tự cung tự cấp, thu nhập chưa ổn ñịnh, tỷ suất hàng hoá chưa cao.
Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn
chậm và phân tán, quan hệ sản xuất chưa thực sự ñáp ứng nhu cầu sản xuất hàng
hoá quy mô lớn. Vì thế, vấn ñề ñặt ra cho nền nông nghiệp của huyện Từ Liêm
hiện nay là từng bước ñưa nông nghiệp phát triển theo hướng nông nghiệp hàng
hoá, có sức mạnh cạnh tranh ñể hội nhập với khu vực cũng như trên thế giới, tiến
tới xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái, sinh học phát triển bền vững, nhằm
cung cấp các sản phẩm nông nghiệp cho thị trường Hà Nội, các vùng lân cận và
tiến tới xuất khẩu. Quá trình ấy cần tiếp cận mấy vần ñề sau:
- Một là: Chuyển ñổi cơ cấu cây trồng theo hướng chuyên môn hoá, sản
xuất hàng hoá từ ñó kéo theo sự phát triển của nền công nghiệp chế biến và các
ngành nghề dịch vụ khác.
- Hai là: Nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong sản xuất nhằm
tăng năng suất chất lượng nông sản, giảm giá thành.
- Ba là: Hình thành một nền nông nghiệp có cơ cấu hợp lý tạo ra một số
lượng hàng hoá ổn ñịnh ñáp ứng nhu cầu của con người nhưng không tổn hại ñến
thiên nhiên.
- Bốn là: Nâng cao dân trí ñể họ có ñủ khả năng tiếp cận với khoa học kỹ
thuật, công nghệ mới.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
…………………………… 2



Như vậy, trong những năm tới huyện Từ Liêm phải ñồng thời ñối mặt với
hai vấn ñề:
1. Diện tích ñất nông nghiệp ngày càng thu hẹp
2. ðảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm trong tình trạng dân số ngày
càng gia tăng.
Việc ñiều tra khảo sát cơ cấu luân canh nhằm ñánh giá hiệu quả của sản
xuất và xác ñịnh cơ cấu luân canh phù hợp vừa bảo vệ tài nguyên nông nghiệp,
vừa phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá bền vững là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên, ñược sự nhất trí của bộ môn Hệ thống nông
nghiệp, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Tiến Dũng tôi tiến hành ñề tài:
"ðánh giá hiệu quả một số công thức luân canh chính và hướng phát triển
của chúng trong sản xuất nông nghiệp của huyện Từ Liêm – Hà Nội”.
1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích
ðánh giá và so sánh hiệu quả của các hệ thống luân canh chính tại huyện Từ
Liêm. Trên cơ sở thực nghiệm ñưa ra những ñề xuất nhằm cải tiến và nâng cao hiệu
quả những hệ thống luân canh ñó góp phần xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền
vững tạo ñiều kiện tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ñược tốt
1.2.2. Yêu cầu
- ðánh giá ñiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Từ Liêm và ñưa ra
hướng sử dụng hợp lý.
- Xác ñịnh và ñánh giá ñược hiệu quả của các hệ thống luân canh cây trồng
chính của huyện, phát hiện những mặt hạn chế, ñề xuất hướng phát triển, cải tạo
những hệ thống luân canh chưa có hiệu quả.
- Tiến hành một số thực nghiệm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về phân bón
và giống, trên cơ sở ñó khuyến cáo nông dân ứng dụng ñể nâng cao hiệu quả
của hệ thống.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
…………………………… 3



1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- ðề tài góp phần làm rõ hơn mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế
và xã hội với các công thức luân canh trong hệ thống cây trồng cũng như biện
pháp kỹ thuật canh tác.
- Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung phương pháp luận về hệ thống cây
trồng và xây dựng các công thức luân canh cây trồng hợp lý.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Thông qua việc xác ñịnh những ưu ñiểm và hạn chế của các cơ cấu luân
canh cây trồng hiện có tại huyện Từ Liêm, từ ñó ñề xuất các công thức luân canh
cây trồng hợp lý, phù hợp với ñiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện.
- ðưa ra một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả của các công
thức luân canh, từng bước phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá,
góp phần nâng cao ñời sống, thu nhập cho nông dân trên ñịa bàn huyện Từ Liêm.
- ðây là một nghiên cứu có hệ thống, ñánh giá ñược tình hình sản xuất
nông nghiệp của huyện Từ Liêm, là cơ sở ñể xây dựng kế hoạch phát triển nông
nghiệp trong thời gian tới của huyện.
1.4. Giới hạn của ñề tài
Do thời gian thực hiện ñề tài còn hạn chế, chúng tôi mới bước ñầu thí
nghiệm loại phân bón kỳ nhân tố trên rau cải và cây hoa hồng, thử nghiệm ñưa
giống lúa N46 trong sản xuất.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
…………………………… 4


2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỐNG QUAN TÀI LIỆU


2.1. Một số nhận thức và cơ sở khoa học của ñề tài
2.1.1. Lý thuyết về hệ thống
Theo ðào Châu Thu (2003) [31], trong thế giới tự nhiên cũng như trong xã
hội loài người, mọi hoạt ñộng ñều diễn ra bởi các hợp phần (Components), có
những mối liên hệ tương tác hữu cơ với nhau ñược gọi là tính hệ thống. Vì vậy,
muốn nghiên cứu một sự vật, hiện tượng, hoạt ñộng nào ñó chúng ta phải coi lý
thuyết hệ thống là cơ sở của phương pháp luận và tính hệ thống là ñặc trưng bản
chất của chúng.
Cơ sở lý thuyết hệ thống ñã ñược L.Vonbertanlanty ñề xướng vào ñầu thế
kỷ XX và ñã ñược sử dụng như một cơ sở ñể giải quyết các vấn ñề phức tạp và
tổng hợp. Trong thời gian gần ñây, quan niệm này rất phát triển trong nông nghiệp,
sinh học và nghiên cứu tài nguyên.
Theo Cao Liêm và cộng sự (1990) [23], hệ thống là một tổng thể có trật tự
các yếu tố khác nhau có quan hệ và tác ñộng qua lại. Một hệ thống có thể xác ñịnh
như một tập hợp các ñối tượng hoặc thuộc tính ñược liên kết thành một chỉnh thể
và từ ñó có ñặc tính mới gọi là tính chồi (emergence). Do vậy, hệ thống không
phải là sự liên kết hữu cơ giữa các yếu tố, các ñối tượng. Mỗi hệ thống bao gồm
nhiều hệ thống nhỏ hợp thành, ñến lượt mình nó lại là bộ phận cấu thành của một
hệ thống lớn hơn.
Các yếu tố bên ngoài có tác ñộng tương tác với hệ thống gọi là các yếu tố
môi trường. Những yếu tố môi trường tác ñộng lên hệ thống gọi là yếu tố ñầu vào.
Còn những yếu tố môi trường chịu sự tác ñộng trở lại của hệ thống gọi là yếu tố
ñầu ra. Phép biến ñổi của hệ thống là khả năng thực tế khách quan của hệ thống
trong việc biến ñổi ñầu vào thành ñầu ra. Thực trạng của hệ thống là khả năng kết
hợp giữa ñầu vào và ñầu ra tại một thời ñiểm nhất ñịnh. Hành vi của hệ thống là
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
…………………………… 5



tập hợp các ñầu ra của hệ thống có thể có ñược trên cơ sở các giải pháp thích hợp
ñem lại hiệu quả cao cho hệ thống. Còn cơ cấu của hệ thống bao gồm sự sắp xếp
các phần tử, các yếu tố, …trong hệ thống cùng các mối quan hệ tác ñộng và rằng
buộc của chúng (Trần ðức Viên,2005) [41].
Trong tự nhiên có hai loại hệ thống cơ bản: hệ thống kín là hệ thống mà các
yếu tố tương tác với nhau trong phạm vi hệ thống và hệ thống mở là các yếu tố
tương tác với nhau giữa các yếu tố ñầu vào và ñầu ra, giữa các yếu tố bên trong và
bên ngoài hệ thống. Theo Trần ðức Viên (1998) [40] thì thực tiễn nghiên cứu hệ
thống có hai phương pháp cơ bản:
- Nghiên cứu hoàn thiện và cải tiến một hệ thống ñã có sẵn. ðiều ñó có
nghĩa là dùng phương pháp phân tích hệ thống, nhằm tìm ra ñiểm hẹp hay chỗ thắt
lại của hệ thống cần ñược sửa chữa, khai thông ñể hệ thống hoàn thiện hơn, hoạt
ñộng có hiệu quả hơn.
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống mới: Phương pháp này mang tính chất vĩ
mô, ñòi hỏi phải có sự tính toán, cân nhắc kỹ càng. Còn khi phân tích hệ thống
thường dùng hai công cụ kỹ thuật mô hình hoá và phân tích hệ thống kê.
2.1.2. Hệ thống nông nghiệp (Agricultural Systems)
Hệ thống nông nghiệp là sự biểu hiện không gian của sự phân hợp các
ngành sản xuất và kinh tế do xã hội thực hiện ñể ñảm bảo các nhu cầu của con
người. Nó biểu hiện một sự tác ñộng qua lại giữa một hệ thống sinh học, sinh thái
mà môi trường tự nhiên là ñại diện và một hệ thống xã hội, văn hoá qua các hoạt
ñộng xuất phát từ những thành quả kinh tế (Phạm Chí Thành, 1993) [28].
Mối quan hệ hệ thống nông nghiệp với các hệ thống khác ñược mô tả qua
hình sau:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
…………………………… 6



Hình 2.1: Nông nghiệp và sự gối lên nhau của các ngành khoa học.

Nguồn: Phạm Chí Thành (1996) [29]
2.1.3. Hệ thống cây trồng
Theo Zandstra H.G (1992) [45]: Hệ thống cây trồng là thành phần giống và
loại cây trồng ñược bố trí trong không gian và thời gian của một hệ sinh thái nhằm
tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế xã hội.
Theo Nguyễn Duy Tính (1995) [33], nghiên cứu hệ thống cây trồng là hình
thức ña canh bao gồm: Trồng xen, trồng gối, luân canh, trồng thành băng, canh tác
phối hợp và vườn hỗn hợp. Tổng quan thì hệ thống cây trồng là một hệ thống nhất
trong mối tương tác giữa các loài cây trồng, giống cây trồng ñược bố trí hợp lý
trong không gian và thời gian.
Về ñối tượng nghiên cứu của hệ thống cây trồng thì theo Phạm Chí Thành
(1996) [29] là:
- Các công thức luân canh và hình thức ña canh.
- Cơ cấu cây trồng hay tỷ lệ diện tích dành cho mùa vụ nhất ñịnh.
- Kỹ thuật canh tác cho cả hệ thống ñóng.
2.1.4. Cơ cấu cây trồng
2.1.4.1. Khái niệm cơ cấu cây trồng
Hệ thống cây trồng và cơ cấu cây trồng có nhiều ñiểm tương ñồng. Cơ cấu
cây trồng chính là cấu trúc của hệ thống cây trồng. Người nghiên cứu về hệ thống

Nông nghiệp
Nền kinh tế
Sinh học
Khoa học
xã hội
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
…………………………… 7


cây trồng cần quan tâm ñến “ñầu vào” và “ñầu ra” của hệ thống cây trồng chính là

cấu trúc bên trong của nó hay cơ cấu cây trồng.
Mối quan hệ giữa cây trồng và môi trường ñược mô tả qua hình 2.2.

Hình 2.2. Sơ ñồ mối quan hệ giữa cây trồng và môi trường.
Nguồn: ðào thế Tuấn (1984) [38]
2.1.4.2. Lịch sử hình thành cơ cấu luân canh cây trồng
ðể thấy ñược lịch sử hình thành cơ cấu cây trồng chúng ta phải tìm hiểu
lịch sử hình thành cơ cấu kinh tế. Theo Nguyễn Tứ, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn
ðình Long (1995) [36].
- Thời kỳ săn bắn, hái lượm trong công xã nguyên thuỷ, nhà nước chưa hình
thành nên chưa có kinh tế và cơ cấu cây trồng nông nghiệp.
- Khi chế ñộ công xã, chế ñộ bộ tộc xuất hiện, tuỳ theo ñiều kiện nơi sinh sống
thuận lợi cho trồng trọt hay du mục ñã xuất hiện việc trao ñổi sản phẩm nông
nghiệp với nhau rất hạn chế bởi lẽ sản phẩm nông nghiệp chưa nhiều, chưa có
ñồng tiền trong thanh toán.
- Chế ñộ phong kiến ñã hình thành nền kinh tế nông nghiệp nông thôn sản xuất
Năng suất kinh tế
Quần thể cây trồng
ðặc ñiểm di truyền của
cá thể cây trồng

Khí hậu
Quần thể
sinh vật
ðất và nước Tác ñộng của con người
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
…………………………… 8


hàng hoá nhỏ. Dân sống ñịnh cư, ñịnh canh hình thành nông nghiệp thâm canh từ

sản xuất lương thực ñơn thuần ñã xuất hiện việc trồng các cây thực phẩm, cây ăn
quả, cây công nghiêp.
- Thời kỳ kinh tế dịch vụ, công nông nghiệp theo hướng thị trường có 2 giai
ñoạn:
+ Giai ñoạn công nghiệp hoá và thị trường hoá nền kinh tế quốc dân:
Nông nghiệp ñược trang bị máy công cụ và vật tư ñáp ứng nhu cầu của sản
xuất từ ñó ñã hình thành nền nông nghiệp ña dạng hoá và chuyên môn hoá, công
nghiệp chế biến phát triển, tỷ suất hàng hoá nông nghiệp ñạt từ 70 – 80% tổng sản
phẩm, tỷ trọng nông nghiệp giảm, lâm nghiệp, ngư nghiệp tăng lên, tỷ trọng sản
xuất lương thực giảm, cây thực phẩm, cây ăn quả và cây công nghiệp tăng.
+ Giai ñoạn kinh tế hiện ñại hoá ra ñời với nhiều ngành công nông nghiệp mới
tạo chất lượng hàng hoá cao, số lượng lớn. Dịch vụ phát triển mạnh tiếp tục làm
giảm tỷ trọng nông nghiệp và phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá thị
trường, phát huy lợi thế của ñiều kiện sinh thái.
2.1.4.3. ðặc trưng chủ yếu của cơ cấu cây trồng
- Cơ cấu cây trồng mang tính hợp lý, khách quan, hình thành do trình ñộ
phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao ñộng xã hội. Cơ cấu cây trồng
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Con người chỉ có thể nắm
lấy các quy luật tự nhiên và xã hội ñể ñiều khiển sự vận ñộng của cơ cấu cây trồng
theo hướng có lợi cho mình.
- Cơ cấu cây trồng mang tính lịch sử xã hội nhất ñịnh, không có một cơ cấu
cây trồng chung cho mọi vùng sản xuất, mọi giai ñoạn lịch sử.
- Cơ cấu cây trồng biến ñổi theo xu hướng ngày càng hoàn thiện. Nó phát
triển theo xu hướng từ ñơn ñiệu ñến ña dạng, từ hiệu quả thấp ñến hiệu quả cao,
do yêu cầu tăng trưởng và phát triển của xã hội.
- Chuyển ñổi cơ cấu cây trồng là một quá trình tích luỹ về lượng dẫn ñến sự
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
…………………………… 9



thay ñổi về chất. Quá trình chuyển ñổi này nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu
tố như: Trình ñộ phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ cung cầu của các loại
nông sản, thị trường , vị trí ñịa lý và ñiều kiện tự nhiên cụ thể của từng vùng, nhận
thức của người lãnh ñạo và quản lý sản xuất.
- Cơ cấu cây trồng mở rộng phải gắn liền với sự phát triển của công nghiệp
và thương nghiệp. Công nghiệp chế tạo máy nông nghiệp, công nghiệp hoá chất
góp phần trực tiếp khai thông “ñầu vào” của hệ thống cây trồng. Khoa học kỹ
thuật nông nghiệp nhằm tạo ra một cơ cấu cây trồng hợp lý ñể sử dụng hiệu quả
“ñầu vào” và ñiều chỉnh hợp lý “ñầu ra”.
2.1.4.4. Vị trí của cây trồng trong hệ thống luân canh
Một vấn ñề quan trọng trong xây dựng chế ñộ luân canh là phải xác ñịnh ñúng
vị trí của các loại cây trồng.
Mối quan hệ giữa các loại cây trong luân canh là quan hệ cây trước, cây sau và
ảnh hưởng của cây ñó trong hoàn toàn hệ thống luân canh. Mối quan hệ ñó ñược
thể hiện ở các mặt:
- Thời vụ cây trồng trước và cây trồng sau.
- Ảnh hưởng của cây trước với cây sau qua môi trường ñất (ñộ ẩm, dinh dưỡng,
sâu bệnh).
- Yêu cầu của cây sau ñối với cây trồng trước.
Cần xác ñịnh cây nào là cây chủ yếu, từ ñó chọn cây trồng trước và cây trồng sau
phù hợp với mục ñích là lợi dụng các ñiều kiện tốt của tất cả cây trồng trong hệ
thống luân canh và khắp phục những ảnh hưởng xấu do ñặc ñiểm sinh học của cây
hay các biện pháp kỹ thuật tạo nên.
* Vị trí cây trồng trước. Mỗi một loại cây trồng nếu ñược bố trí trồng
trước hoặc sau cây khác một cách hợp lý sẽ phát huy ñược quan hệ tốt và tạo ñiều
kiện tăng năng suất cả 2 loại cây.
Tất cả các loại cây sau khi trồng trên một mảnh ñất ñều có ảnh hưởng ñến tính
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
…………………………… 10



chất vật lý, hoá học, vi sinh vật của ñất, từ ñó ảnh hưởng ñến khả năng thoả mãn
tối ña yêu cầu nước, dinh dưỡng trong từng giai ñoạn sinh trưởng của cây trồng
sau nó. Ngoài ra, cây trồng vụ trước còn ñể lại trong ñất nhiều vi khuẩn nấm…
gây bệnh cho cây trồng sau. Thông qua tàn dư thân rễ, lá của nó các loại mầm
bệnh sẽ lưu lại trong ñất nhiều năm, cây trồng trước còn ảnh hưởng ñến số lượng,
chủng loại của cỏ dại làm hại cho cây trồng vụ sau.
Do cây trồng trước ảnh hưởng nhiều mặt ñối với cây trồng sau từ ñó chi phối
năng suất cây trồng sau.
- Những loại cây trồng trước tốt:
Cây phân xanh: bèo dâu, ñiền thanh, muồng và một số cây ñậu chuyên làm
phân xanh như ñậu nho nhe, ñậu tương bò… Các loại cây này ñều là cây trồng
trước rất tốt cho lúa và các cây hoà thảo khác. Ở ta, thường tăng vụ phân xanh rồi
cày dập cấy lúa, năng suất lúa tăng lên rất rõ, ñiều ñáng lưu ý là lúa hay bị lốp ñổ
ngã và tỷ lệ lép tương ñối cao.Trong vụ hè nhiệt ñộ ñất cao, phân xanh với số
lượng lớn cày dập trên ruộng lúa nước sẽ ñược phân giải nhanh cung cấp dinh
dưỡng (N) cho lúa với lượng quá cao làm thân , lá phát triển mạnh, quá trình này
kéo dài cả trong giai ñoạn phân hoá ñòng, do ñó một mặt không thực hiện ñược
quy luật ưu tiên dinh dưỡng cho ñòng, mặt khác, gây nhiễm bệnh do ñạm tự do
tích tụ quá nhiều ở lá và kết quả tỷ lệ lép cao, năng suất giảm.
Lúa nước là loại cây trồng trước rất tốt với nhiều loại cây trồng cạn dễ bị
nhiễm bệnh do nấm, vi trùng, siêu vi trùng… nằm trong ñất như khoai tây, lạc,
mía… Vì có tác dụng tốt trong việc diệt trừ sâu bệnh và cỏ dại, ngoài ra cây lúa
còn có tác dụng rửa mặn, ém mặn ở vùng ñất có mặm, cải tạo ñất ở vùng ñồi núi
(giảm mức ñộ hoá ñá ong và nâng cao mực nước ngầm.
Một số cây trồng cạn ñược ñầu tư chăm bón cao cũng là cây trồng trước tốt
như: khoai tây, rau, cây dược liệu.
Những cây họ ñậu trên rễ có nốt sần chứa nhiều ñạm, rễ thân lá cũng có tỷ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
…………………………… 11



lệ ñạm cao. Sau thu hoạch, nếu trả lại cho ñất một số thân lá và ñược cày dập rồi
cấy lúa, năng suất lúa sẽ ñược tăng lên rõ rệt.
- Những cây ít ảnh hưởng tốt ñến cây trồng sau: ñó là những loại cây phàm
ăn (ngũ cốc) nên cây trồng sau phải ñược bón một lượng phân thích ñáng
* Vị trí của cây trồng sau:
Cây trồng sau phải có khả năng khắc phục những nhược ñiểm và lợi dụng
ñược mặt tốt của cây trồng trước.
Nếu chân ñất sau gieo trồng các loại cây có tác dụng bồi dưỡng ñất tốt thì
cần bố trí trên ñó những cây trồng phàm ăn cho năng suất cao. Thí dụ; cây sau của
bèo dâu (hay khoai tây) là lúa xuân ñể sử dụng tốt nguồn ñạm của bèo dâu (và
khoai tây ñể lại).
*Yêu cầu về chế ñộ luân canh
Chế ñộ luân canh tăng vụ phải ñạt ñược những yêu cầu sau:
a. Khai thác ñầy ñủ những thuận lợi và hạn chế mặt nhược ñiểm của khí hậu
nhiệt ñới.
Từ việc hình thành hệ thống cơ cấu cây trồng và các công thức luân canh
tăng vụ ñến kỹ thuật canh tác của từng loại cây trồng ñều phải xuất phát từ ñiều
kiện khí hậu.
Do nắm trong vùng khí hậu nhiệt ñới ñất nước ta ñược thiên nhiên ưu ñãi
nhiều phương diện, chúng ta có ñầy ñủ ñiều kiện ñể phá thế ñộc canh ñưa nhiều
loại cây trồng mới vào ñồng ruộng. ðối với nhiều loại cây, loại giống mới nhập
nội hoặc mới lai tạo và chọn lọc ñược, sau khi tiến hành khu vực hoá thành công,
chúng ta ñã mạnh dạn ñưa vào chế ñộ luân canh nhiều loại cây có năng suất cao,
thời gian sinh trưởng ngắn, có khả năng chống chịu, có giá trị kinh tế mà trước kia
chưa có ñiều kiện ñể trồng. Hiện nay kinh nghiệm thực tiễn cho biết, nhiều vùng
có thể trồng thêm nhiều loại cây vào nhiều khâu trong chu kỳ luân canh mà từ
trước chưa từng thấy.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp

…………………………… 12


Ngoaì việc tăng thêm nguyên một vụ, chúng ta còn lợi dụng cường ñộ ánh
sáng lớn và tận dụng mọi khả năng của không gian ñề tăng thêm nhiều loại cây
bằng hình thức xen canh gối vụ.
Do khí hậu mưa nhiều nắng to nhiệt ñộ quanh năm ñảm bảo trên yêu cầu
tối thiểu của cây trồng, cho phép tạo ra các công thức luân canh một năm có nhiều
vụ, tăng cường hệ số sử dụng ruộng ñất, phát triển nhiều loại cây trồng ngắn ngày,
cao sản góp phần giải quyết lương thực lúc giáp hạt.
Tuy vậy cũng cần chú ý ñến mặt bất lợi của khí hậu ñể có những biện pháp kỹ
thuật thích hợp hạn chế tối ña tác hại của khí hậu nhiệt ñới gây ra.
b. Chế ñộ luân canh cần quán triệt ñặc ñiểm của sản xuất nông nghiệp:
- Tính chất khu vực nghiêm ngặt: Cây trồng của mỗi vùng ñã chịu chi phối
của nhiều quy luật tự nhiên và tạo nên tính thích ứng của ngoại cảnh vì vậy khi
nhập nội giống mới, cây mới ñể bổ sung, thay ñổi cơ cấu cây trồng và cải tiến
công thức luân canh cần quan tâm ñến tính chất này của nó
- Tính chất thời vụ khẩn trương:
Những yêu cầu sinh thái của cây quyết ñịnh tính chất thời vụ gieo trồng và
thu hoạch. Chỉ những khoảng thời gian nhất ñịnh nào ñó trong năm mới có ñược
chỉ tiêu khí hậu thoả nãn ñược yêu cầu sinh thái của mỗi loại cây trồng, vượt qua
thời gian ñó, khí hậu thay ñổi thoả mãn ñiều kiện ñó cho cây trồng khác.
Nếu không thỏa mãn ñiều kiện khí hậu (thời vụ) dẫn tới không thoả mãn ñiều kiện
sinh sống, ảnh hưởng tới giai ñoạn sinh trưởng và phát dục của cây trồng, hậu quả
là giảm năng suất và chất lượng.
Cần phải biết diễn biến khí hậu trong vùng chọn thời tiết thích hợp với từng
loại cây trồng ñể bố trí cơ cấu cây trồng và các công thức luân canh
- Tính chất liên tục của sản xuất nông nghiệp
Khi xây dựng chế ñộ luân canh cần chú ý ñến quá khứ của từng khu ñất, ñồng
thời quan tâm thích ñáng về tương lai của nó. Trong sản xuất nông nghiệp, quá

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
…………………………… 13


trình trước có tác dụng quyết ñịnh ñến sự phát triển của quá trình sau. Cây trồng
trong các khâu luân canh hiện tại có kế thừa quá trình về trước, và mở ñường cho
sự phát triển của cây trồng tiếp sau. Xét kết quả của một loại cây trồng không chỉ
chú ý năng suất của bản thân nó, mà còn xem xét sự ảnh hưởng cảu nó ñến năng
suất của cả chu kỳ luân canh. Ngoài ra còn xét sự ảnh hưởng của nó ñến những
nhân tố trên mặt ñất và trong tầng canh tác.
Tính chất liên tục trong nông nghiệp không những thể hiện trong mối quan
hệ giữa cây trồng trước và sau, mà còn thể hiện trong mối quan hệ với cây trồng
bên cạnh trong một khu ñất. Tính chất liên tục phải biểu hiện theo thời gian và
không gian.
Nắm vững tính chất liên tục ñể có biện pháp liên hoàn trong luân canh,
ñồng thời ñi trước một bước trong việc chuẩn bị kế hoạch phục vụ cho chế ñộ
luân canh mới như giống, phân, lao ñộng, sức kéo, tiền vốn… Khắc phục quan hệ
kiềm chế và thúc ñẩy quan hệ hỗ trợ giữa các loại cây trồng trong chế ñộ luân
canh.
- Kết hợp ñồng thời giữa sử dụng và bồi dưỡng ñất:
Việc sử dụng ñất là làm hao mòn tư liệu sản xuất, việc bồi dưỡng là thực hiện quá
trình tích luỹ, tăng tiềm lực của tư liệu sản xuất. Hai quá trình này mâu thuẫn nhau
nhưng trong nông nghiệp có thể tiến hành ñồng thời.
Từ lâu các nhà thổ nhưỡng và canh tác học ñã khẳng ñịnh vai trò quan
trọng của cây trồng trong việc hình thành ñất trồng trọt: khi trồng trọt ñã làm tiêu
hao ñộ phì của ñất nhưng qua trồng trọt cây sẽ hoàn lại cho ñất một số chất hữu cơ
làm tăng ñộ phì cho ñất. Nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm kết hợp ñồng thời giữa
sử dụng và bồi dưỡng ñất: tăng cường cây họ ñậu vụ ñông hoặc vụ hè trên một số
chân ñất vừa lấy quả lại vừa cầy dập thân ñể làm phân, trồng xen cây họ ñậu trong
vườn cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm ñể che phủ ñất, làm phân và thu quả.

- Sản xuất chuyên môn hoá một số cây trồng ñồng thời kết hợp sản xuất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
…………………………… 14


một số cây bổ sung khác:
Mỗi vùng, mỗi cơ sở sản xuất ñều sản xuất một số cây trồng chủ yếu ñó là
chuyên môn hoá. Diện tích sản xuất cây ñó lớn, sản phẩm làm ra nhiều, tuy vậy
vẫn không nên bó gọn vào sản xuất một vài loại cây mà cần tận dụng mọi ñiều
kiện ñể sản xuất một số loại cây khác, làm cho việc sản xuất của một vùng trở nên
phong phú và linh hoạt.
Nếu sản xuất ở ñó chỉ hạn chế ở một vài loại cây thì chế ñộ luân canh lập
tức sẽ biến thành ñộc canh, và từ ñó hiệu quả kinh tế tổng hợp sẽ bị hạn chế.
ðiều kiện tự nhiên của mỗi vùng bao giờ cũng ña dạng, ñất ñai không ñồng nhất
do ñó chế ñộ luân canh cần bố trí linh hoạt.
Nhờ kết hợp sản xuất cây trồng chính với một số cây bổ sung khác giúp
cho cơ sở sản xuất tận dụng ñược các loại ñất ñai, nhân lực, cơ sở vật chất khác
như thiết bị, máy nông nghiệp… ngoài ra còn giải quyết nguồn phân bón, thức ăn
gia súc và cải tạo ñất.
- ðảm bảo cân xứng và ñồng bộ cây trồng, góp phần cân ñối tại chỗ những
yêu cầu của sản xuất và ñời sống trong vùng
c. Chế ñộ luân canh ñảm bảo cân xứng:
Thành phần cây trồng, tỷ lệ diện tích từng cây cũng như các công thức luân
canh tăng vụ cần phải bố trí cân xứng với khả năng của ñịa phương. ðể xây dựng
cơ cấu luân canh cần tiến hành ñiều tra ñánh giả khả năng hiện tại và tiềm tàng về
ñất ñai cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật, tránh tình trạng mất cân ñối hoặc vượt
quá khả năng làm cho ñịa phương không ñủ ñiều kiện vật chất kỹ thuật thoả mãn
ñược yêu cầu của chế ñộ luân canh.
Chế ñộ luân canh cũng cần thoả mãn nhu cầu ñời sống của ñịa phương. Cải
tiến chế ñộ luân canh bao gồm công việc ñiều chỉnh thành phần, tỷ lệ diện tích cây

trồng và thay ñổi các công thức luân canh ñể cân xứng với yêu cầu này mà sản
xuất manh mún, mang tính tự cung tự cấp, thiếu khoa học và kém hiệu quả kinh tế.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
…………………………… 15


d. Chế ñộ luân canh cần ñảm bảo ñồng bộ cây trồng.
Do ñất ñai không ñồng nhất, khả năng lao ñộng không thoả mãn yêu cầu ñủ
vào lúc giáp hạt, ñòi hỏi bố trí cơ cấu cây trồng và công thức luân canh ñảm bảo
ñồng bộ về cây trồng. Trước tiên cần bố trí ñồng bộ giữa các loại cây trồng: cây
lương thực, cây thực phẩm, cây thức ăn gia súc, cây phân xanh.
e. Chế ñộ luân canh cần ñạt hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay nhiều cơ sở sản xuất trong khi xây dựng chế ñộ luân canh tăng vụ
cũng như kế hoạch trồng trọt chưa tính toán hiệu quả kinh tế cũng như chưa tiến
hành so sánh ñể tìm ra phương án tốt nhất, nên tuy ñã bỏ ra nhiều vốn và lao ñộng
nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao.
ðể nâng cao hiệu quả kinh tế, ngoài việc làm cho năng suất cây trồng tăng
liên tục và toàn diện cần phải tìm cách bố trí cây trồng trên những ñịa bàn thích
hợp, có thành phần và tỷ lệ diện tích thoả ñáng làm cho chi phí vật chất ngày càng
giảm, ñặc biệt làm cho khâu vận chuyển thuận tiện, chi phí vận chuyển ít, tổng số
lao ñộng ñể phục vụ cho chế ñộ luân canh ngày càng giảm.
Phương án luân canh hợp lý phải là phương án sẽ mang lại nhiều hiệu quả
kinh tế hơn các phương án khác ñồng thời ít gây khó khăn phiền phức cho cơ sở.
Phương án ñó phải có tác dụng bồi dưỡng ñất rất tích cực; hệ số sử dụng ruộng ñất
rất cao; có tác dụng tốt trong việc tận dụng triệt ñể khả năng lao ñộng, ñiều hoà
phân bón, sức kéo, nâng cao năng suất cây trồng; giảm chi phí cho một ñơn vị
diện tích, lãi nhiều, góp phần cải thiện ñời sống cho người sản xuất.
*ðặc ñiểm về luân canh tăng vụ ở Việt Nam.
1. Hệ số sử dụng ñất cao, chu kỳ luân canh ngắn
Tuỳ loại cây trồng mà có hệ số sử dụng ñất khác nhau. Chúng ta ra sức khai

thác ñặc ñiểm này, nhiều nơi áp dụng giống ngắn ngày, năng suất cao, chống chịu
bệnh ñể ñổi mới các chu kỳ luân canh, làm tăng hệ số sử dụng ruộng ñất.
2. Loại hình luân canh rất phong phú.

×