Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.39 KB, 39 trang )

Lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm trong doanh nghiệp
I. Đặc điểm tính hình chung của Công tu TNHH Khoa học Giáo dục và
Công nghệ.
1. Quá trình hình thành và phát triển:
Đại hội thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đã quyết định đổi mới
kinh tế, chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự tham gia
quản lý của Nhà nước. Từ đó đến này đất nước đã có sự thay đổi to lớn trong tất cả
các lĩnh vực kinh tế , văn hoá, xã hội… và đạt được những thành tựu to lớn nâng
cao vị thế của Việt Nam trên thị trường Thế Giới. Dưới sự phát triển của các doanh
nghiệp trẻ cùng cới sự ra đời của nhiều doanh nghiệp. Do vậy rất nhiều loại hàng
hoá, vật tư trang thiết bị chúng ta chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất mà chưa
đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế
nhu cầu về nhập khẩu vật tư hàng hoá, trang thiết bị ngày càng cao. đặc biệt Nhà
nước và Chính phủ lại có chính sách khuyến khích phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần nên nhiều Công ty TNHH, DNTN, Công ty cổ phần,….hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu ra đời để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị
trường trong nước.
Theo xu thế đó, Công ty TNHH Khoa học Giáo dục và Công nghệ đã ra đời
do ông Trịnh Quốc Tuấn và Giám đốc.
Công tu TNHH Khoa học Giáo dục và Công nghệ là một doanh nghiệp tư
nhân có trụ sở chính tại số 5A/15 Tạ Quang Bửu – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Công ty được thành lập theo quyết định thành lập số 2179 GP/UB –UBND
thành phố Hà Nội ngày 07/12/1995. Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0102005525
do trụ sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội ngày 07/06/2002.
Trong điều kiện chung doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn nhưng với sự
năng động, sáng tạo và nhay bén trong điều hành của tập thể lãnh đạo và nhân viên
của Công ty ngày càng mở rộng quy mô kinh doanh. Công ty ngày càng làm ăn có
quỹ đóng góp thuế cho Nhà nước đầy đủ và tạo công ăn việc làm cho người lao
động một cách ổn định.
Tại thời điểm thành lập Công ty có số vốn điều lện là 2.500.000.000VNĐ.


2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức:
TỔ CHỨC KHỐI VỀ CƠ CẤU BỘ MÁY
Ban Giám đốc
Quản trị hành chính nhân sự tài chính
Phát triể kinh doanh
Phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm
Thiết bị công nghiệp và sự tự động hoá
Xúc tiến thị trường quảng cáo
Kinh doanh và marketing
Quản lý dự án và hỗ trợ kỹ thuật
Ban Giám đốc
Thiết bị giáo dục và đào tạo và dạy nghề
Kế hoạch và khai thác nguồn lực
Văn phòng chính của Công ty được đặt tại: Số 5A /15 Tạ Quang Bửu – Hai Bà
trưng – Hà Nội. Ngoài trụ sở chính Công ty cần có các cửa hàng, xưởng lắp ráp.
Các cửa hàng là nơi giới thiệu cũng như kế hoạch cung ứng vật tư, thiết bị cho
những kỳ tiếp theo.
Ban quản lý của Công tu được tổ chức theo một cấp Ban lãnh đạo Công ty chỉ
đạo trực tiếp xuống toàn Công ty. Do vật việc tổ chức quản lý điều hành chung
toàn Công ty là Giám đốc. Giúp việc cho Giám đốc là Phó Gián đốc và thư ký. Các
phòng ban có mối liên hệ cung cấp thông tin cho nhau một cách chặt chẽ, kịp thời
đảm bảo hoàn thành các công việc được giao.
2.2. Chức năng của từng phòng:
Giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm chung điều hành mọi hoạt động của Công
tu; vạch ra chiến lược sản xuất kinh doanh, ra các quyết định cuối cùng và là người
đại diện cho mọi quyền lợi, nghĩa vụ của Công ty trước cơ quan pháp luật và cơ
quan quản lý của Nhà nước.
Phòng tổ chức hành chính: là phòng quan trọng của công ty, có nhiệm vụ
chính về các tổ chức nhân sự, tổ chức lao động, bố trí nhân viên trong Công ty ở

những vị trí công việc một cách hợp lý sao cho quá trình kinh doanh được hiệu quả
cao, tổ chức lao động, tiền lương, tiền công khen thưởng, kỷ luật và các chính sach,
chế độ với người lao động, chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động củ giá cả thị
trường, theo dõi mặt hàng bán ra của Công Ty để lên kế hoạch mặ hàng , các nhà
cung cấp, có tránh nhiệm theo dõi tất cả số lượng, chất lượng hàng hoá trong kho.
Xây dựng kế hoạch kinh doang hàng năm, tổng hợp tình hình thực hiện kinh doanh
trình Giám đốc. Lập báo cáo định kỳ về hoạt động kinh doanh định kỳ của Công ty.
Nghiên cứu đề xuất (đổi mới) các biện pháp đổi mới phương thức kinh doanh.
Được Giám đốc uỷ quyền trong số trường hợp ký kết hợp đồng mua bán tạo
nguồn hàng cung cấp ứng cho các đơn vị và trực tiếp tham gia kinh doanh.
Phòng kế toán; chịu trách nhiệm quản lý theo dõi toàn bộ nguồn vốn của Công
ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và thực hiện các chế độ hạch toán của Nhà
nước, kiểm tra thường xuyên việc chi tiêu của công ty, tăng cường công tác quản lý
để việc sử dụng vốn mang lại hiệu quả. Thông qua việc quản lý bằng tiền kế toán
giúp cho Giám đốc nắm được toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty phòng
quản lý dự án: Chịu trách nhiệm tư vấn, xây dựng, thành lập và đào tạo các dự án,
các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường, trong khối cơ quan,
xây dựng dự án thành lập và nâng cao các phòng thí nghiệm, thực hành phục vụ
giảng dạy, đào tạo và dạy nghề. Tư vấn công nghệ giải pháp kỹ thuật đồng bộ cho
hệ thống tổng đài của các cơ quan, nhà máy.
Để tiếp cận (được với) thị trường Công ty tổ chức cửa hàng chuyên kinh
doanh có nhiệm vụ kinh doanh tại thị trường nội thành và một số huyện lân cận.
3. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
TNHH Khoa học Giáo dục và Công nghệ:
3.1. Đặc điểm kinh doanh.
Công ty cung cấp ra thị trường các nhóm hàng hoá chính sau:
- Thiết bị công nghiệp và tự động hoá:
+ Thiết bị điều khiển khả trình, màn hình hiển thị.
+ Biến tần động cơ xoay chiều và một chiều.

+ Máy CNC.
+ Máy Tiện, máy bào, máy khoan, máy ép nhựa máy đột dập chi tiết.
+ Động cơ điện, máy phát điện, cáp điện.
+ Máy biến áp từ 5KVA đến 450 KVA.
+ Hệ thống máy nén khí.
+ Các máy uốn và ép thuỷ lực.
+ Tư vấn và dịch vụ kỹ thuật.
+ Xây dựng dự án thành lập và cung cấo nâng cấp các phòng máy, phòng
multimedia, phòng thực hành hàn cắt kim loại, phòng thực hành điện, điện tử, thực
hành nghề gia công cắt gọt kim loại, phòng hàn phục vụ các dây truyền sản xuất
sản phẩm công nghệ.
- Thiết bị văn phòng.
+ Máy tính, máy in, máy fax, máy chiếu, máy sanner.
+ Sửa chữa, bảo hành, bảo trì các sản phẩm và thiết bị liên quan.
+ Máy photocoppy, máy ảnh kỹ thuật số.
+ Điện thoại di động, cốt kéo dài.
+ Tổng đài công nghệ, dân dụng.
- Ngoài ra Công ty còn cung cấp các mô hình phục vụ cho việc giảng dạy như:
các bộ thực hành, sơ đồ thực hành cho giáo viêc và học sinh.
- Sản xuất và buôn bán phần mềm.
- Sản xuất và buôn bán các loại hoá chất tẩy rửa.
- Quy trình sản xuất kinh doanh hoá chất tẩy rửa
+ Quy trình sản xuất kinh doanh ở tổ đóng gói.
Nguyên liệu thuốc
Xúc thuốc vào túi
Đem cân

Đếm gói bỏ vào túi to
Bỏ vào thùng cát tông
Dán keo và kiểm tra KCS

Nhập kho
+ Quy trình sản xuất của tổ sang chai:
Nguyên liệu thuốc
Sang chai
Xiết nút trai
Dán nhãn
Cho vào thùng cát tông
Dán keo và kiểm tra keo
Nhập kho

II. Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành
sản phẩm trong DN
1. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp:
1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp bao gồm nhiều khâu khác nhau
để tiến hành hoạt động ở mỗi khâu khác nhau thì doanh nghiệp phải bỏ ra một
khoản chi phí nhất định. Toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh thì doanh nghiẹp bỏ ra được gọi là chi phí sản xuất.
Như vậy có thể nói rằng chi phí sản xuất được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
hao phí về lao động sống lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã
chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
Chi phí sản xuất phát sinh thường xuyên trong quá trình hoạt động nhưng để
phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất cần được
tính toán và tập hợp theo từng thời kỳ, hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
1.2. Vai trò và ý nghĩa của công tác hạch toán chi phí sản xuất.
Chỉ tiêu chi phí sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hoạt động
của doanh nghiệp. Thông qua số liệu về chi phí sản xuất chủ doanh nghiệp biết
được chi phí thực tế của từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, lao vụ cũng như
toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để phân tích, đánh giá
tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn…Từ đó đề ra các quyết định

phù hợp cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
Quản lý chi phí sản xuất gắn liền với quản lý việc sử dụng vật tư, lao động
trong sản xuất. Vì vậy, tiết kiệm chi phí sản xuất đi đôi với sử dụng vật tư lao động
một cách hợp lý hiệu quả. Tổ chức tốt công tác kế toán sẽ đảm bảo tính đúng, tính
đủ nội dung và phạm vi chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, lượng giá trị các
yếu tố chi phí đã chuyển dịch vào sản phẩm hoàn thành. Để làm được điều đó phảI
xác định dược chi phí một cách hợp lý, chi phí nào được tính và chi phí nào không
được tính vào giá thành sản phẩm để tránh tình trạng đưa ra những chhi phí bất hợp
lý nào gây ra những sai lệch thông tin, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp chi phí sản xuất là một chỉ tiêu quan trọng. Do đó,
việc tổ chức công tác kế toán chi phí phải khoa học để đáp ứng đầy đủ trung thực
và kịp thời yêu cầu quản lý. Những thông tin về chi phí phải có độ tin cậy cao và
nhanh chống nhất để làm căn cứ cho việc ra quyết định cho nhà quản lý. Tổ chức
kế toán chi phí sản xuất không chỉ dừng lại ở việc ghi chép đơn thuần mà còn phải
sử lý được dữ liệu, đồng thời truyền đạt thông tin đến người ra quyết định.
Tuy nhiên, chi phí là một mặt của quá trình sản xuất thể hiện sự hao phí. Để
đánh giá toàn diện chất lượng hoạt động sản xuất của một đơn vị. Chi phí bỏ ra
phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt thứ hai của quá trình sản
xuất là kết quả sản xuất thu nhận được. Quân hệ so sánh đó đã hình thành nên chỉ
tiêu giá thành sản phẩm.
1.3. Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp:
Xuất phát từ mục đích yêu cầu khác nhau của quản lý, chi phí sản xuất được
phân loại theo những tiêu thức sau:
1.3.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi
phí.
Toàn bộ cho phí sản xuất được chi theo các yếu tố sau:
Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao, tài sản cố định,
chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
ý nghĩa của việc phân loại này cho ta biết tỷ trọng và kết cầu của từng loại chi
phí sản xuất mà doanh nghiệp đã chi ra trong một thời kỳ nhất định.

1.3.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công cụ của chi phí.
Theo cách phân loại này căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí, để
sắp xếp thành các khoản mục. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia thành
các khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
Cánh phân loại chi phí này có tác dụng trong việc quản lý chi phí sản xuất
theo định mức làm cơ sở cho việc tính toán, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch
giá thành sản phẩm, làm cơ sở lập định mức Cp sản xuất và kế hoạch tính giá thành
sản phẩm cho kỳ sau:
1.3.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng hoạt
động.
Cách phân loại này xem xét mối quan hệ giữa chi phí với kết quả sản xuất.
Theo cách phân loại này thì toàn bộ cho phí sản xuất được chia thành.
- Chi phí biến đổi (Biến phí): là những chi phí có sự thay đổi tỷ kệ thuận với
khối lượng hoạt động trong kỳ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công…
- Chi phí cố định (định phí): là những chi phí có sự thay đổi tỷ lệ thuận với
khối lượng hoạt động thay . Tính cố định của các chi phí cần được hiểu ở góc độ
tương đối, bới khi có sự thay đổi lớn đến một mức độ nhất định sẽ kéo theo sự thay
đổi về chi phí cố định. Các chi phí cố định lại có thể chia thành: Chi phí cố định
tuyệt đối, chi phí cố định tương đối (cấp bậc), chi phí cố định tuỳ ý.
- Chi phí hỗn hợp: là chi phí mang tính chât hỗn hợp vừa là chi phí cố định,
vừa là chi phí thay đổi.
Theo cách phân loại này thì có tác dụng trong công tác quản trị doanh nghiệp,
để phân tích điểm hoà vốn thời phục vụ cho các quyết định kinh doanh.
1.3.4. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ trực tiếp và quá trình
sản xuất, gia công sản phẩm.
- Chi phí cơ bản: có mối quan hệ trực tiếp với quy trình công nghệ, chế tạo

sản phẩm.
- Chi phí chung: Là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất mang tính chất chung
của toàn bộ phân xưởng, bộ phận cấu thành
2. Giá thành sản phẩm:
2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền cuả toàn bộ các hao phí về lao động
sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm, lao vụ
đã hoàn thành.
Giá thành là một phạm trù của sản xuất hàng hoá phản ánh lượng giá trị của
những hao phí lao động sống và lao động vật hoá đã thực chi ra cho sản xuất và
tiêu thu sản phẩm. Trong giá thành sản phẩm chi bao gồm những chi bao gồm
những chi phí phát sinh trong trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình sản xuất, tiêu
thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những
chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Những chi phí đưa vào
giá thàh sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu
dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp
giản đơn hao phí lao động sống. Mọi cách tính toán chủ quan, không phản ánh
đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn đến việc phá vỡ các quan hệ
hàng hoá - tiền tệ, không xác định hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được
tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
2.2. Phân loại giá thành.
Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hachk toán và kế hoạch hoá giá thành
cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều
góc độ nhiều phạm vị tính toán khác nhai. Việc phân loại giá thành và chiều hướng
của quản lý để có biện pháp thích hợp.
Căn cứ vào những tiêu thức khác nhau có thể phân giá thành các loại sau:
2.2.1. Phân loại theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành:
Theo cách này giá thành được chia thành:
- Giá thành kế hoạch: Được xác định trước khi bước vào kỳ kinh doanh trên
cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế

hoạch.
- Gí thành định mức: Cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm
nhưng được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm
nhất định trong kỳ kế hoạch.
- Giá thành thực tế: kà chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản
xuất trên cơ sở các chi phí thực tế phát sihnh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Cách phân loại này giúp chúng ta xác định kịp thời các chênh lệch giữa giá thành
thực tế với giá thành kế hoạch và giá thành định mức. Từ đó tìm ra nguyên nhân
của sự chênh lệch, xem xét các yếu tố hợp lý và bất hợp lý để có biện phát xử lý
thích hợp.
2.2.2. Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí.
Cách phân loại này chia làm 2 loại:
- Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi
phí liên quan đến việc sản xuất chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản
xuất (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung). Giá thành sản
phẩm sản xuất xác định cho sản phẩm đã hoàn thành nhập kho hoặc giao cho
khách hàng.
- Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): Là chi tiêu phản ánh toàn bộ các
khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp) giá thành tiêu thụ chỉ xác định, tính toán khi sản phẩm, lao vụ công việc
được tiêu thụ phân loại theo cách này làm căn cứ để xác định chính xác vốn và lãi
về hoạt động bán hàng của DN.
Hạ giá thành sản phẩm là một trong những nhiệm vụ quan trọng và thường
xuyên của công tác quản lý kinh tế của doanh nghiệp vì giá thành là giới hạn thấp
nhất của giá cả khi doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán kinh tế.
Thông qua việc phân tích tỷ lệ và mức hạ giá thành có thể thấy được khả năng
sử dụng hợp lý và tiết kiệm các loại vật tư, tiền vốn, lao động, khả năng tận dụng
công suất máy móc, thiết bị mức độ sử dụng thiết bị tiên tiến....Trong quá trình sản
xuất kinh doanh. Từ đó giúp cho các nhà quản lý có những quyết định phù hợp cho

hoạt động của doanh nghiệp.
2.3. Sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 mặt biêt hiện của quá trình sản
xuất, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giống nhau về chất vì đều là những
hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá
trình sản xuát chế tạo sản phẩm. Tuy vậy giữa chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm lại không giống nhau về lượng. Sự khác nhau đó thể hiện ở những điểm sau:
- Chi phí sản xuất luôn gắn liền với một thời kỳ nhất định còn giá thành sản
xuất gắn liền với một loại sản phẩm, công cụ, lao vụ nhất định.
- Trong quá giá thành sản phẩm chỉ bao gômd có một phần chi phí thực tế đã
phát sinh (chi phí trả trước) hoặc một phần chi phí sẽ phát sinh ở kỳ sau nhưng đã
ghi nhận chi phí ở kỳ này (chi phí phải trả)
- Giá thành sản phẩm chứa đựng cả một phần chi phí của kỳ trước chuyển
sang (chi phí sản phẩm làm dở đầu kỳ). Việc phân biệt trên giúp cho công tác hạch
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được phản ánh chính xác, đầy đủ,
kịp thời.

×