Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AISC THỰC HIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.28 KB, 51 trang )

KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AISC THỰC HIỆN
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC - AISC
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty kiểm toán AISC, tên giao dịch là Công ty Kiểm toán và Dịch
vụ tin học (Auditing and Informatic Service Company) hiện có trụ sở tại 142
Nguyễn Thị Minh Khai- Quận 3- Thành phố Hồ Chí Minh do ông Nguyễn
Hữu Trí – Giám đốc Công ty lãnh đạo.
Được thành lập ngày 21/03/1994 theo thông báo số 637/TC/CĐKT của
Bộ Tài Chính và quyết định số 1292/QĐ-UB-TM ngày 29/04/1994 của Uỷ
Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến nay AISC đã hơn mười năm
hình thành, phát triển và đã trở thành một công ty tư vấn- kiểm toán độc lập
hợp pháp có quy mô lớn hoạt động trên phạm vi toàn quốc.
Tổng số vốn đầu tư ban đầu là 2 tỷ VNĐ (vốn pháp định là 300 triệu
VNĐ)
 Vốn cố định: 600 triệu đồng
 Vốn lưu động: 1400 triệu đồng
Trong đó vốn Ngân sách là 436,224 triệu VNĐ
Các nguồn vốn của doanh nghiệp gồm có vốn ngân sách, vốn vay ngân
hàng, tín dụng, vốn tự bổ sung, vốn liên doanh hoặc vốn vay các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước.
Hiện nay công ty có khoảng trên 180 nhân viên có trình độ đại học và
trên đại học. Đội ngũ nhân viên của AISC được đánh giá cao về trình độ
nghiệp vụ chuyên môn và được đào tạo có hệ thống tại Việt Nam, Anh, Bỉ,
Ai-Len. Trong số đó có nhiều người là chuyên gia có kinh nghiệm trong các
Trịnh Hải Lý Trang - 1 - Kiểm toán 43B
lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán, xây dựng cơ bản và trên 40 kiểm toán
viên có chứng chỉ kiểm toán viên cấp quốc gia.
Với nguyên tắc hoạt động độc lập, khách quan, chính trực bảo vệ quyền
lợi và bí mật kinh doanh của khách hàng, coi trọng uy tín và chất lượng dịch
vụ đã giúp công ty có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường, mang lại niềm


tin cho những người sử dụng.
Qua hơn 10 năm hoạt động, số lượng khách hàng của AISC không
ngừng tăng lên. Hiện tại AISC trực tiếp cung cấp dịch vụ cho hơn 500 khách
hàng trong hầu hết tất cả nghành nghề như: Ngân hàng- Thương mại- Xây
dựng- Dịch vụ- Bưu chính viễn thông- Công nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế.
Cơ cấu khách hàng của AISC qua mười năm hoạt động có thể minh hoạ
theo sơ đồ sau
Sơ đồ 05: Cơ cấu khách hàng
Như đã thể hiện ở sơ đồ trên, khách hàng của Công ty chủ yếu tập trung
vào loại hình doanh nghiệp Nhà nước. Trong những năm tới, Công ty hướng
tới mở rộng mối quan hệ với nhiều khách hàng hơn nữa đặc biệt là những dự
án đầu tư nước ngoài và dự án quốc tế ở Việt Nam.
Hiện tại Công ty mở các chi nhánh tại ba miền:
 Chi nhánh tại Thành phố Hà Nội: Địa chỉ 39B Thuỵ Khuê.
Trịnh Hải Lý Trang - 2 - Kiểm toán 43B
DN có vốn đầu tư
nước ngoài
DN Nhà nước
1
4
4
 Chi nhánh tại Thành phố Đà Nẵng: Địa chỉ 92A Quang Trung.
 Chi nhánh tại Thành phố Cần Thơ : Địa chỉ 64 Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Trong ba năm trở lại đây, công ty hoạt động khá hiệu quả: Doanh thu
tăng hàng năm xấp xỉ 12% và luôn đạt chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra.
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong ba năm 2001, 2002,
2003 như sau:
Bảng số 03: Kết quả hoạt động kinh doanh
(Đơn vị: Triệu đồng)

Năm
Chỉ tiêu
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Doanh thu
- Kiểm toán
- Tư vấn
- Dịch vụ tin học
15.832
9.024,24
3.166,4
3.641,36
17.732
10.816,
52
4.014.4
4
3.901,0
4
19.86
0
12.11
4,6
3.574,
8
4.170,
6
Chi phí
13.482 14.186
16.28
5

Lợi nhuận 2.350 3.546 3.575
Tiền lương bình quân 2,2 2,5 2,7
Số liệu thống kê ở trên chứng tỏ dịch vụ kiểm toán mang lại nguồn thu
chủ yếu cho Công ty. Hàng năm doanh thu từ hoạt động này luôn chiếm tỷ
trọng cao nhất (trên 50%). Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu và chiến
Trịnh Hải Lý Trang - 3 - Kiểm toán 43B
lược phát triển mà Công ty đã đề ra đó là không ngừng nâng cao chất lượng
hoạt động kiểm toán, biến nó trở thành thế mạnh của Công ty.
Đối với Chi nhánh AISC- Hà Nội, doanh thu bình quân hàng năm đạt
khoảng 2 tỷ đồng và tăng khoảng 8% năm. Lợi nhuận trung bình mỗi năm vào
khoảng 500 triệu đồng.
Trịnh Hải Lý Trang - 4 - Kiểm toán 43B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2. Cơ cấu tổ chức
Giám đốc
Cố vấn
Các phòng tư vấn tài chính, thuế
Các Chi nhánh, VPĐD
Các phòng kiểm toán dự án đầu tư và XDCB
Các phòng Kiểm toán doanh nghiệp
Phòng kế hoạch & Marketing
Phòng tin học
PGĐ thường trực
PGĐ phụ trách chuyên môn
P1
PP2
...
P1
Trịnh Hải Lý Trang - 5 - Kiểm toán 43B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

P2
P1
P2
P3
CN

Nội
CN
Đà
Nẵng
VP
Cần
Thơ
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng kế toán
Ghi chú:
: Chỉ đạo
Trịnh Hải Lý Trang - 6 - Kiểm toán 43B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
: Phối hợp
: Hỗ Trợ
Sơ đồ 06: Tổ chức bộ máy điều hành công ty
Trịnh Hải Lý Trang - 7 - Kiểm toán 43B
3. Đặc điểm hoạt động của Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC
Hiện nay AISC thực hiện cung cấp các dịch vụ sau:
Thứ nhất: Thực hiện các dịch vụ kiểm toán
 Kiểm toán các báo cáo tài chính
 Kiểm toán các dự toán và quyết toán công trình xây dựng cơ bản.
 Xác định giá trị của doanh nghiệp để cổ phần hoá theo luật định
 Thẩm định giá trị tài sản và góp vốn liên doanh.

Thứ hai: Thực hiện dịch vụ tư vấn quản lý- tài chính- kế toán- thuế
 Tiến hành đăng kí chế độ kế toán.
 Hướng dẫn áp dụng chế độ Kế toán- Tài chính- Thống kê- Thuế
theo luật định.
 Hướng dẫn và thực hiện kế toán, lập các báo cáo tài chính, báo cáo
thuế.
 Tư vấn về đầu tư
 Tư vấn về quản lý.
 Tư vấn về cải tổ hệ thống kế toán và quản trị kinh doanh, môi
trường kiểm soát nội bộ.
 Tư vấn về thuế.
 Đào tạo và bồi dưỡng kế toán trưởng và kiểm toán viên nội bộ.
Thứ ba: Cung cấp dịch vụ tin học
 Tư vấn về việc lựa chọn các thiết bị tin học, cài đặt các hệ thống
thông tin trong quản trị kinh doanh.
Trịnh Hải Lý Trang - 8 - Kiểm toán 43B
 Cung cấp các phần mềm tin học như: Quản trị kinh doanh, kế toán,
thuế doanh nghiệp, quản lý khách sạn, quản lý ngân sách nhà nước,
quản lý các định mức XDCB.
4. Giới thiệu chung về Chi nhánh AISC- Hà Nội
Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học- Chi nhánh tại Hà Nội được
thành lập năm 2001 theo Quyết định số 4485/ QĐ- UB ngà 09/08/2001 của
Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội. Chi nhánh hoạt động theo giấy phép
kinh doanh số 314886 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày
04/08/2001.
Đứng đầu AISC Hà Nội là ông Đào Tiến Đạt- Giám đốc Chi nhánh.
Hiện tại Chi nhánh gồm 28 nhân viên có trình độ và kinh nghiệm trong các
lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tư vấn cũng như là các lĩnh vực khác mà Chi
nhánh thực hiện.
Kể từ ngày thành lập đến nay chi nhánh đã thực hiện kiểm toán và cung

cấp các dịch vụ khác cho rất nhiều khách hàng hoạt động trong mọi lĩnh vực:
- Các cơ quan Nhà nước.
- Các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài.
- Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Các dự án, các tổ chức phi chính phủ.
Đặc biệt, Chi nhánh đã thực hiện kiểm toán nhiều chương trình có quy
mô lớn cũng như thực hiện dịch vụ cho các khách hàng lớn như:
 Kiểm toán dự án vốn ODA.
 Kiểm toán dự án của UNFPA.
 Kiểm toán giải ngân
 Kiểm toán công trình XDCB các Bệnh viện, Bưu điện, Viện nghiên
cứu Bộ Thuỷ sản…
Trịnh Hải Lý Trang - 9 - Kiểm toán 43B
 Kiểm toán Báo cáo tài chính Hàng không Pacific Airline, Việt Nam
Airline.
 Kiểm toán Báo cáo tài chính Công ty than Hòn Gai, Cẩm Phả.
 Kiểm toán Báo cáo tài chính Công ty Sữa Hà Nội.
 Kiểm toán Báo cáo tài chính Công ty mía đường Tuyên Quang, Trà
Vinh…
 Kiểm toán Báo cáo tài chính Ngân hàng Đầu tư & Phát triển, Ngân
hàng liên doanh Lào Việt…
II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DO AISC THỰC HIỆN
1. Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do AISC thực hiện tuân thủ
chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Có thể khái quát quy trình này qua sơ đồ
dưới đây
Trịnh Hải Lý Trang - 10 - Kiểm toán 43B
Sơ đồ 07: Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do AISC thực hiện
Giai đoạn 1
Lập kế hoạch và quản lý công việc kiểm toán.

Đánh giá môi trường kiểm soát
Tìm hiểu môi trường kinh doanh
Các thủ tục phân tích chính
Lập kế hoạch và chương trình kiểm toán
Đánh giá rủi ro tiềm tàng
Đánh
giá khách hàng
Giai đoạn 2
Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Giai đoạn 3
Kết thúc kiểm toán
Thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với các chu trình
Thực hiện thử nghiệm cơ bản
đối với các chu trình
Các đánh giá về hệ thống KSNB
Thực hiện và kiểm tra theo các mục tiêu
Lĩnh vực thử nghiệm cơ bản
Thực hiện và kiểm tra theo các mục tiêu
Các vấn đề có thể xảy ra
Lĩnh vực thử nghiệm kiểm soát
Lập Báo cáo kiểm toán
Gặp mặt khách hàng

Trịnh Hải Lý Trang - 11 - Kiểm toán 43B
1.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là bước quan trọng đối với toàn bộ cuộc kiểm
toán. Trưởng nhóm kiểm toán sẽ lên kế hoạch cụ thể và gửi yêu cầu Công ty
cung cấp những tài liệu cần thiết phục vụ cho công việc của kiểm toán viên.
Lập kế hoạch kiểm toán ở Công ty kiểm toán AISC được thực hiện qua
các bước chủ yếu sau:

Trịnh Hải Lý Trang - 12 - Kiểm toán 43B
Chú thích: Trình tự thực hiện
 Thu thập thông tin và đánh giá về khách hàng.
 Đánh giá môi trường kiểm soát.
 Thực hiện các thủ tục phân tích.
 Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu
 Lên kế hoạch, chương trình kiểm toán.
1.2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Đây là công việc chính của cuộc kiểm toán. Các thành viên trong nhóm
dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng tiến hành thực hiện kiểm toán theo các chu
trình khác nhau như kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền, chu trình hàng
tồn kho, chu trình tiền lương- nhân viên. Trong giai đoạn này, kiểm toán viên
tiến hành các thử nghiệm bao gồm thử nghiệm kiểm soát và các thử nghiệm
cơ bản.
1.3. Kết thúc kiểm toán
Đây là khâu cuối cùng của một cuộc kiểm toán. Lúc này, kiểm toán
viên tổng hợp lại kết quả kiểm toán và đưa ra ý kiến kiểm toán. Báo cáo kiểm
toán chỉ được phát hành sau khi trưởng nhóm kiểm toán tổng hợp kết quả và
báo cáo với Ban Giám đốc. Nhìn chung các công việc kiểm toán được tiến
hành trong giai đoạn này bao gồm:
 Chuẩn bị lập báo cáo.
 Soạn thảo báo cáo.
 Tổng hợp và phát hành báo cáo kiểm toán dự thảo.
 Phát hành báo cáo kiểm toán chính thức sau khi nhận được ý kiến
đồng ý của Ban Giám đốc đơn vị.
 Lưu trữ hồ sơ kiểm toán.
Trịnh Hải Lý Trang - 13 - Kiểm toán 43B
2. Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Kể từ khi thành lập cho đến nay là một khoảng thời gian tương đối
ngắn nhưng Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học AISC- Chi nhánh Hà Nội

ngày càng thu hút được đông đảo khách hàng. Lĩnh vực chủ yếu mà Chi
nhánh thực hiện và cũng có nhiều khách hàng nhất là kiểm toán Báo cáo tài
chính. Đạt được kết quả đó là nhờ vào sự cố gắng nỗ lực của toàn thể Cán bộ
& Nhân viên của Chi nhánh nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
cung cấp, tìm kiếm thị trường.
Căn cứ vào các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các chuẩn mực và
nguyên tắc được chấp nhận rộng rãi cũng như là Chế độ kế toán Việt Nam,
Công ty AISC đã xây dựng cho mình những chương trình kiểm toán cụ thể.
Kiểm toán chu trình hàng tồn kho cũng là một trong những chu trình đã được
Công ty xây dựng thành một chương trình rất cụ thể và chi tiết (xem phụ lục
số 03- Chương trình kiểm toán của Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học
AISC)
Quy trình kiểm toán hàng tồn kho mà Công ty xây dựng được dựa trên
quy trình kiểm toán tổng quát. Cụ thể, quy trình này được thể hiện qua sơ đồ
sau:
Trịnh Hải Lý Trang - 14 - Kiểm toán 43B
Sơ đồ 08: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài
chính do AISC thực hiện
Lập
kế
hoạch
Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng
Tìm hiểu hệ thống KSNB
Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ
Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán chi tiết chu trình hàng tồn kho.
Thực
hiện
kiểm
toán

Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ hàng tồn kho
Kiểm
tra chi tiết số dư
Kiểm kê hàng tồn kho
Kiểm tra công tác tập hợp chi phí sản xuất, tính giá trị SPDD, giá thành sản phẩm
Kiểm tra việc tính giá xuất hàng tồn kho
Kết thúc kiểm toán hàng tồn kho
Soát xét các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được
Xem xét các sự kiện phát sinh sau kiểm toán và thiết kế các thử nghiệm kiểm toán bổ sung
Trịnh Hải Lý Trang - 15 - Kiểm toán 43B
Tổng hợp các bút toán điều chỉnh và đưa ra ý kiến về hàng tồn kho
.
Trịnh Hải Lý Trang - 16 - Kiểm toán 43B
Chú
thích
: Trình tự
thực hiện
Lập
kế
hoạch
Thu thập thông tin cơ sở về hàng tồn kho.
Tìm hiểu hệ thống KSNB về hàng tồn kho.
Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ hàng tồn kho.
Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán với hàng tồn kho.
Kế hoạch kiểm toán chu trình hàng tồn kho.
Thực
hiện
kiểm
toán
Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ hàng tồn kho

Trịnh Hải Lý Trang - 17 - Kiểm toán 43B
Kiểm
tra chi tiết số dư
Kiểm kê hàng tồn kho.
Kiểm tra công tác tập hợp chi phí sản xuất, tính giá trị SPDD, giá thành sản
phẩm
Kiểm tra việc tính giá xuất hàng tồn kho
Kết thúc kiểm toán hàng tồn kho
Soát xét các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được
Xem xét các sự kiện phát sinh sau kiểm toán và thiết kế các thử nghiệm kiểm
toán bổ sung
Tổng hợp các bút toán điều chỉnh và đưa ra ý kiến về hàng tồn kho
III. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT A
Như đã đề cập ở trên, tại AISC chương trình kiểm toán hàng tồn kho đã
được xây dựng một cách cụ thể và chi tiết. Song trên thực tế khi áp dụng kiểm
toán các khách hàng, kiểm toán viên phải linh động để phù hợp với từng
khách hàng. Bởi mỗi một khách hàng đều có những đặc thù riêng về lĩnh vực
hoạt động nói chung cũng như là đặc thù về hàng tồn kho nói riêng.
Để hiểu rõ hơn về quy trình này, bài viết xin được minh hoạ về thực
tiễn kiểm toán chu trình hàng tồn kho tại Công ty A do AISC- Hà Nội thực
hiện.
1. Khái quát về Công ty A
Công ty A là khách hàng mới của Công ty kiểm toán AISC. Sau khi A
có yêu cầu được kiểm toán và gửi Thư mời kiểm toán cho Công ty AISC, Ban
Trịnh Hải Lý Trang - 18 - Kiểm toán 43B
Giám đốc của AISC sẽ cử kiểm toán viên tiến hành khảo sát để tìm hiểu sơ bộ
về khách hàng.
Qua quá trình khảo sát trực tiếp tại Công ty A, kiểm toán viên đã thu
thập được những thông tin chung về khách hàng A như sau:

Công ty A là Công ty cổ phần do Nhà nước giữ cổ phần chi phối, là
Công ty con của một Công ty mẹ Nhà nước. Công ty A được thành lập theo
Quyết định số 122/2003/QĐ- BCN ngày 11/7/2003 về việc chuyển xí nghiệp
X thành Công ty cổ phần A.
Công ty A trực tiếp hoạt động SXKD, chịu trách nhiệm bảo toàn và
phát triển vốn. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty là: Xây lắp đường dây và
trạm, sản xuất cột bê tông, gia công cơ khí, mạ kẽm.
2. Trình tự kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài
chính của Công ty A do AISC thực hiện
2.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Qua quá trình khảo sát ban đầu, kiểm toán viên đã chấp nhận kiểm toán
cho khách hàng A. Lúc này giữa hai bên sẽ ký hợp đồng kiểm toán. Hợp đồng
kiểm toán là sự thoả thuận chính thức giữa công ty kiểm toán và khách hàng
về việc thực hiện kiểm toán và các dịch vụ liên quan khác.
Sau khi hợp đồng kiểm toán được ký kết, kiểm toán viên bắt đầu lập kế
hoạch tổng quát thông qua các bước dưới đây:
* Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng
Công ty A là một doanh nghiệp cổ phần do Nhà nước nắm cổ phần chi
phối. Công ty A hoạt động theo luật Doanh nghiệp và điều lệ của Công ty cổ
phần cũng như là quy chế của Công ty mẹ. Hiện nay, trụ sở của Công ty đóng
tại Phường Trung Đô- Thành phố Vinh- Nghệ An.
Tổng số vốn điều lệ của A là 6.087.100.000 đồng.
Trịnh Hải Lý Trang - 19 - Kiểm toán 43B
Trong đó:
 Vốn Nhà nước chi phối (Công ty mẹ) : 3.738.100.000 đồng.
 Vốn của các cổ đông trong Công ty : 1.814.000.000 đồng.
 Vốn của các cổ đông khác : 535.000.000 đồng
Trao đổi với Ban Giám đốc kiểm toán viên được biết trong năm qua
Công ty không có sự thay đổi nào về mặt nhân sự quản lý cũng như nhân viên
kế toán.

Từ năm 2003, Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán thay cho kế toán
thủ công trên Excel.
Trong giai đoạn này kiểm toán viên cũng tiến hành thu thập các thông
tin sơ bộ liên quan đến chu trình hàng tồn kho.
Hoạt động trong lĩnh vực xây lắp đường dây và trạm, sản xuất cột bê
tông, gia công cơ khí, mạ kẽm nên vật tư của A rất đa dạng về mặt chủng loại
và quy cách.
Qua trao đổi với phòng kế toán và thực hiện các thủ tục quan sát sơ bộ
ban đầu, kiểm toán viên nhận thấy hàng tồn kho của công ty bao gồm:
Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, sản phẩm dở dang và hàng
gửi bán.
- Nguyên vật liệu gồm
 Nguyên vật liệu chính: Thép các loại, Bu lông, Ecu…
 Nguyên vật liệu phụ: Axít HCl, Zn, Thạch anh, Dây cháy chậm,
Thuốc nổ, Dầu thải…
- Công cụ dụng cụ: Các thiết bị lao động, trang phục bảo hộ lao động
như: Xà beng, Clê, Buly, Găng tay vải, Giày vải, Mũ nhựa bảo hộ lao động.
Vật tư hàng hoá của Công ty được bố trí thành hai kho là kho vật tư do
Công ty mẹ cấp và kho vật tư do Công ty mua. Tiến hành trao đổi với Ban
Trịnh Hải Lý Trang - 20 - Kiểm toán 43B
Giám đốc, quan sát thực tế kiểm toán viên thấy rằng hàng tồn kho của đơn vị
được quản lý khá chặt chẽ bởi Ban Giám đốc, Phòng vật tư – kỹ thuật, Phòng
kế toán, Thủ kho và người bảo vệ tài sản.
* Đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng
Thứ nhất: Môi trường kiểm soát
Đối với A- là khách hàng năm đầu tiên của AISC nên kiểm toán viên đã
tìm hiểu môi trường kiểm soát của khách hàng thông qua các kỹ thuật kiểm
toán khác nhau như phỏng vấn, quan sát và kiểm tra tài liệu. Qua phỏng vấn
Giám đốc, Kế toán trưởng cũng như các nhân viên kiểm toán viên có được
các thông tin về môi trường kiểm soát như cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành,

phong cách lãnh đạo…
Bộ máy lãnh đạo của Công ty A được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 09: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty A
Phòng hành chính - quản trị
Phòng lao động- tiền lương
Phòng kế hoạch
Phòng tài chính- kế toán
Giám đốc
Hội đồng quản trị
Phòng vật tư- kỹ thuật
Phó Giám đốc
Ghi chú:
: Chỉ đạo
: Phối hợp
: Hỗ trợ
Trịnh Hải Lý Trang - 21 - Kiểm toán 43B

Giám đốc là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động sản xuất
kinh doanh. Là người có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động của
đơn vị, có khả năng quản lý tài chính tốt. Kế toán trưởng là người có trình độ
về kế toán, liêm khiết và tư vấn cho Giám đốc các vấn đề thuộc lĩnh vực tài
chính. Ngoài ra giúp việc cho Giám đốc còn có một Phó Giám đốc - là người
được Giám đốc tin tưởng, phó thác công việc khi Giám đốc đi vắng.
Thứ hai: Hệ thống kế toán
Để đạt được sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống KSNB, kiểm toán viên
cũng cần phải xem xét đến hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát.
Với công ty A, kiểm toán viên tiến hành các công việc sau đây:
 Xem hệ thống kế toán áp dụng đã được Bộ Tài chính chấp nhận
chưa. Nếu được chấp nhận, kiểm toán viên chụp một bản làm hồ sơ.
 Kiểm tra việc thực hiện chế độ, phương pháp hạch toán kinh tế

chung hiện hành hoặc chế độ kế toán cụ thể được Bộ Tài chính phê
duyệt có phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp hay
không?
Trịnh Hải Lý Trang - 22 - Kiểm toán 43B
 Xem xét các chính sách kế toán chủ yếu như: Doanh thu, giá vốn
hàng bán, hàng tồn kho, tài sản cố định….có phù hợp với chuẩn
mực kế toán và chế độ kế toán không?
 Xem xét và đánh giá việc tổ chức bộ máy kế toán cũng như trình độ
của kế toán viên.
 Kiểm tra việc lập, bảo quản, lưu chuyển chứng từ kế toán trên các
góc độ mẫu biểu, nội dung ghi chép có đảm bảo hợp pháp, hợp lý
hay không?
Những thông tin kiểm toán viên thu thập được như sau:
Hệ thống kế toán của Doanh nghiệp là chế độ kế toán Doanh nghiệp
ban hành theo quyết định số 1141TC/QĐ/CĐ ngày 01/11/1995 của Bộ Tài
chính và các thông tư bổ sung, sửa đổi kèm theo.
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12. Hình
thức sổ kế toán là chứng từ ghi sổ. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế
toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác là VNĐ.
Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho theo kiểm kê thực tế. Giá trị hàng
tồn kho cuối kỳ được xác định theo giá bình quân gia quyền. Phương pháp
hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Công ty tiến
hành kiểm kê hàng tồn kho vào thời điểm 0h ngày 01/01/2004.
Riêng đối với hàng tồn kho hệ thống chứng từ bao gồm: Phiếu nhập
kho, phiếu xuất kho, báo cáo chi phí cho từng công trình, báo cáo sản phẩm
hoàn thành, hoá đơn mua hàng, hoá đơn bán hàng…Các sổ sách kế toán hàng
tồn kho được mở đầy đủ và đúng quy định.
Thứ ba: Các thủ tục kiểm soát
Trịnh Hải Lý Trang - 23 - Kiểm toán 43B
Để kiểm tra các thủ tục kiểm soát liên quan đến chu trình hàng tồn kho

kiểm toán viên tiến hành kiểm tra các tài liệu trong Công ty trong đó tập trung
vào các tài liệu sau:
+ Phiếu yêu cầu mua hàng.
+ Đơn đặt mua hàng.
+ Phiếu yêu cầu sử dụng vật tư, hàng hoá.
+ Phiếu vận chuyển hàng.
+ Phiếu nhập kho.
+ Phiếu xuất kho và sổ sách kế toán về hàng tồn kho và chi phí.
Kiểm toán viên cũng tiến hành quan sát trực tiếp quá trình nhập, xuất
và bảo quản hàng tồn kho và phỏng vấn kế toán trưởng, kế toán phần hành
hàng tồn kho về các nguyên tắc trong quản lý, kiểm soát hàng tồn kho theo
mẫu câu hỏi dưới đây:
Bảng số 04: Câu hỏi đánh giá thủ tục kiểm soát của công ty khách hàng
Câu hỏi Có Không
1. Có thực hiện phân công trách nhiệm giữa người bảo
quản vật chất hàng tồn kho và người ghi sổ hàng tồn kho
không ?
2. Các nghiệp vụ nhập, xuất hàng tồn kho có đầy đủ sự
phê chuẩn và các chứng từ cần thiết trước khi nhập kho
và xuất kho không ?
3. Sự đối chiếu sổ sách giữa thủ kho và kế toán có được
thực hiện thường xuyên không ?
4. Có đưa ra các quy định trong quản lý hàng tồn kho
không ?



x
Trịnh Hải Lý Trang - 24 - Kiểm toán 43B
Các quy định về quản lý hàng tồn kho trong Công ty được đề ra bao

gồm:
- Đối với giá vật tư thực tế xuất kho, Công ty A quy định như sau:
+ Giá vật tư đối với vật tư mua ngoài gồm giá ghi trên hoá đơn của
người bán, chi phí vận chuyển bốc dỡ, phí bảo hiểm, phí hao hụt, tiền thuê
kho bãi…nếu hàng nhập khẩu cộng thêm thuế nhập khẩu và các khoản phụ
phí khác (nếu có).
+ Đối với vật tư mua vào để sản xuất ra sản phẩm mà sản phẩm này
không chịu thuế GTGT hoặc GTGT trực tiếp thì giá vật tư này thực tế xuất
kho bao gồm cả thuế GTGT.
+ Giá vật tư tự chế gồm:
 Giá vật tư thực tế xuất kho cộng với chi phí thực tế phát sinh trong
quá trình tự chế.
 Giá vật tư thuê ngoài gia công chế biến gồm giá vật tư thực tế xuất
kho đem đi gia công cộng chi phí gia công, chi phí vận chuyển, bốc
dỡ từ kho của Công ty đến nơi gia công và từ kho gia công về kho
Công ty.
 Giá các loại vật tư và các chi phí gia công chế biến, vận chuyển, bốc
xếp, bảo quản, thu mua nói trên phải có hoá đơn, chứng từ theo quy
định của Bộ Tài chính.
 Trường hợp vật tư hàng hoá là nông sản, lâm sản, khoáng sản mua
của người trực tiếp sản xuất người mua phải lập bảng kê ghi rõ tên,
địa chỉ, người bán, số lượng, đơn giá, thành tiền, chữ ký người bán,
người mua được Giám đốc Công ty duyệt và chịu trách nhiệm trước
pháp luật.
+ Việc mua vật tư để sản xuất, gia công, chế tạo có giá trị trên 5000.000
đồng trở lên phải có hợp đồng kinh tế. Trường hợp có giá trị lớn phải tổ chức
Trịnh Hải Lý Trang - 25 - Kiểm toán 43B

×