Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠICÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.76 KB, 45 trang )

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH
PHẨM XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠICÔNG TY DỆT VẢI
CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP HÀI NỘI.
Tên gọi: CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
ên giao dịch quốc tế: Hanoi Industrial Canvas Textile Company.
Tên viết tắt: HAICATEX.
Địa chỉ: 93 Đường Lĩnh Nam - Mai Động- Hai Bà Trưng- Hà Nội
Tổng số công nhân viên: 936 người.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Dệt vải Công nghiệp Hà
Nội.
Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội là doanh nghiệp quốc doanh trực thuộc
Tổng công ty Dệt may Việt Nam- Bộ Công nghiệp. Công ty được thành lập từ
tháng 4 năm 1967 tiền thân từ một Xí nghiệp thành viên của Nhà máy Dệt Nam
Định được lệnh tháo dỡ máy móc thiết bị sơ tán lên Hà Nội mang tên Nhà máy Dệt
chăn, địa chỉ tại xã Vĩnh Tuy- Thanh Trì - Hà Nội. Quá trình công nghệ lúc đó là
tận dụng bông, đay, phế liệu của Nhà máy liên hợp Dệt Nam Định để sản xuất chăn
chiên.
Từ 1970-1972 dây chuyền vải mành được lắp ráp và đưa vào sử dụng, sản
phẩm làm ra được nhà máy Cao Su Sao Vàng chấp nhận tiêu thụ để thay thế cho
vải mành phải nhập của Trung quốc, mang lại xu thế hoạt động sản xuất kinh
doanh ổn định.
Năm 1973 trao trả dây truyền dệt chăn chiên cho Nhà máy liên hợp Dệt Nam
Định, Nhà máy nhận thêm nhiệm vụ lắp đặt dây truyền sản xuất vải bạt song song
với dây truyền sản xuất vải mành. Đến tháng 10 /1973 Nhà máy đổi tên thành Nhà
máy Dệt vải Công nghiệp Hà Nội với nhiệm vụ sản xuất các loại vải dùng trong
công nghiệp, làm tư liệu sản xuất cho các ngành khác.
Ngày 28/8/1994 Nhà máy đổi tên thành Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà
Nội theo giấy phép thành lập số 100151 ngày 23/08/1994 của Uỷ ban kế hoạch
Nhà nước với chức năng hoạt động đa dạng hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của
Công ty và xu thế quản lý tất yếu hiện nay.


Năm 1997 Công ty lại tiếp tục đầu tư thêm một dây truyền may, thiết bị nhập
hoàn toàn của Nhật với 150 máy may công nghiệp và đã đi vào hoạt động trong
năm 1998.
Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội là một doanh nghiệp hạch toán kinh tế
độc lập, tự chủ về mặt tài chính, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng. Là
doanh nghiệp duy nhất trong cả nước được giao nhiệm vụ sản xuất các loại vải
dùng trong công nghiệp, chính vì vậy mà các điều kiện sản xuất, các thông số kỹ
thuật công ty phải tự tìm tòi kinh nghiệm, trao đổi sản phẩm cùng loại với các
doanh nghiệp khác trong ngành. Trong điều kiện như vậy công ty vừa tổ chức sản
xuất, vừa từng bước hoàn thiện các quy trình công nghệ, sắp xếp lại lao động hợp
lý đưa năng xuất lao động không ngừng tăng lên. Qua 34 năm xây dựng và trưởng
thành, công ty đã phát triển lớn mạnh cả về cơ sở vật chất lẫn kỹ thuật, trình độ sản
suất và quản lý, có đội ngũ cán bộ công nhân viên có phẩm chất chính trị, trình độ
chuyên môn, tay nghề cao. Từ khi Công ty được thành lập đến nay các sản phẩm
của công ty đã nhiều lần được đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng cao như vải mành
cotton được cấp giấy phép chất lượng cấp 1, vải bạt 3x3, 3x 4 được tặng huy
chương vàng tại hội chợ triển lãm thành tựu kinh tế Việt Nam. Đặc biệt Công ty đã
được hội đồng Nhà nước thưởng huân chương lao động hạng hai và hạng ba. Dưới
đây là một số chỉ tiêu chủ yếu Công ty qua các năm 1998-1999-2000.
BIỂU 01: KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Đơn vị tính: Đồng
TT Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
1 Giá trị sản xuất 31.247.586.300 40.896.252.600 43.533.286.129
2 Doanh thu bán hàng 30.473.798.740 56.440.893.460 74.414.829.696
3 Lãi thuần 14.885.921 17.872.646 25.003.455
4 Vốn kinh doanh 14.246.128.829 14.246.128.829 14.746.128.829
5 Nộp ngân sách 1.117.566.722 2.860.834.482 4.051.400.734
6 Số lao động 851 962 936
7 Thu nhập BQ/người 607.991 669.474 684.000
Qua biểu 01 ta thấy lợi nhuận của Công ty có xu hướng tăng lên, năm 1999

là năm đầu tiên Công ty thực hiện luật thuế GTGT, mức thuế doanh thu trước đây
áp dụng cho Công ty: Vải là 4%, sợi xe 2%, nay áp dụng mức thuế chung là 10%
nên Công ty gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, qua số liệu mà Công ty đã đạt được
cho thấy Công ty đã có rất nhiều cố gắng trong quản lý sản xuất và trong công tác
tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập và giải quyết được nhiều việc làm cho người lao
động.
2. Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty.
2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.
Sản xuất và kinh doanh các loại vải mành, vải bạt và các loại mộc (không
qua tẩy nhuộm) sợi xe các loại và sản phẩm may. Những sản phẩm này được sử
dụng rộng rãi cho các ngành công nghiệp trong và ngoài nước, cụ thể:
- Vải mành: Được dùng làm nguyên liệu trong sản xuất lốp ôtô, xe máy, xe
đạp, dây đai thang. Khách hàng chủ yếu là các Công ty cao su như công ty cao su
Miền Nam, cao su Hải Phòng, cao su Sao Vàng, cao su Đà Nẵng, cao su Biên
Hoà...
- Vải bạt các loại: Với kích cỡ, khổ vải dầy, mỏng khác nhau được các khách
hàng, các nhà sản xuất dùng làm giầy vải các loại, ống dẫn nước, băng tải loại nhỏ,
găng tay bảo hộ lao động. Khách hàng chủ yếu là Công ty Giầy Thăng Long, Giầy
Thụy Khuê, Giầy Thượng Đình, Giầy Hiệp Hưng, Giầy Cần Thơ, Cục quân trang-
Bộ quốc phòng, Công ty Bánh kẹo Hải Hà và các cơ sở sản xuất bia tiêu thụ
mạnh....
- Hàng may: Chủ yếu may gia công xuất khẩu, may uỷ thác xuất khẩu, ngoài
ra còn may bán ở trong nước.
- Sợi xe các loại: Dùng làm chỉ khâu dân dụng, chỉ khâu công nghiệp, khâu
vỏ bao xi măng, khâu vỏ bao đựng phân bón. Khách hàng chủ yếu là các doanh
nghiệp bạn như xi măng Hoàng Thạch, Phân lân Văn Điển, Phân đạm Hà Bắc.
Ngoài ra còn xe sợi cho các Công ty dệt lụa Nam Định, Công ty Dệt Hà Nội.. để
dệt các loại vải dầy.
Bên cạnh đó Công ty còn được phép kinh doanh một số vật tư cho ngành dệt
như nhập bông từ nước ngoài về và bán cho các Nhà máy dệt sợi như dệt 8/3, Dệt

Vĩnh Phú...
2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất.
Công ty có 3 Xí nghiệp thành viên: Xí nghiệp vải bạt, Xí nghiệp vải mành,
Xí nghiệp may. Mỗi Xí nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất khác nhau nên việc
sản xuất sản phẩm khác nhau. Ở xí nghiệp thành viên bộ máy tổ chức quản lý bao
gồm một Phó giám đốc Công ty kiêm giám đốc Xí nghiệp phụ trách chung, một
Phó giám đốc Xí nghiệp phụ trách công tác lao động tiền lương, một Phó giám đốc
phụ trách công tác kỹ thuật. Nhân viên phân xưởng bao gồm các kế toán thống kê
làm nhiệm vụ ghi chép số liệu ban đầu và báo cáo lên các bộ phận có liên quan như
phòng Tài chính kế toán, phòng sản xuất kinh doanh, phòng khoa học công nghệ.
Định kỳ hàng tuần (thứ 2) các Giám đốc Xí nghiệp họp giao ban cùng với lãnh đạo
Công ty và các bộ phận phòng ban của Công ty báo cáo tình hình sản xuất kinh
doanh. Thông qua hoạt động của Xí nghiệp thành viên Giám đốc Công ty cùng các
phòng chức năng chỉ đạo sản xuất xuống từng Xí nghiệp.
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
3.1. Tổ chức bộ máy quản lý Công ty (sơ đồ 22)
Trong cơ chế thị trường cũng như nhiều công ty khác, Công ty Dệt vải Công
nghiệp Hà Nội được quyền chủ động quyết định bộ máy quản lý trong nội bộ để
phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và hoạt động có hiệu quả. Công ty đã tổ
chức bộ máy theo kiểu trực tuyến chức năng.Theo kiểu cơ cấu tổ chức này toàn bộ
mọi hoạt động của Công ty đều chịu sự quản lý thống nhất của Giám đốc Công ty
cùng sự trợ giúp của các phó giám đốc. Với 936 cán bộ công nhân viên (Năm
2000) Công ty thường xuyên kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý.
Giám đốc công ty
Phó giám đốc kỹ thuật
Phó giám đốc sản xuất
Xí nghiệp dệt bạt

nghiệp dệt
mành

Phòng khoa học công nghệ
Phòng
tài
chính
kế
toán
Phòng
sản
xuất
kinh
doanh
Phòng hành chính tổng
hợp
Phòng
dịch
vụ đời sống
Phòng
bảo vệ quân
sự
Xí nghiệp may
thêu
SƠ ĐỒ 21: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Giám đốc công ty: Là người chịu trách nhiệm trước nhà nước về toàn bộ
hoạt động kinh doanh của Công ty và là người chỉ huy cao nhất, điều hành mọi
hoạt động kinh doanh của Công ty, bảo đảm việc làm và thu nhập cho cán bộ công
nhân viên trong toàn Công ty theo luật lao động của nhà nước ban hành. Ngoài ra
giám đốc còn trực tiếp phụ trách phòng tài chính- kế toán, phòng sản suất kinh
doanh, phòng hành chính tổng hợp.
- Phó giám đốc công ty: Là người giúp giám đốc quản lý các mặt hoạt động

được phân công và được uỷ quyền trong việc ra quyết định. Có 2 phó giám đốc:
+ Phó giám đốc phụ trách sản xuất: trực tiếp phụ trách các mặt công tác của
xí nghiệp may thêu, phòng dịch vụ đời sống, phòng bảo vệ quân sự.
+ Phó giám đốc phụ trách nghiên cứu kỹ thuật, trực tiếp phụ trách phòng
khoa học công nghệ, Xí nghiệp dệt bạt, Xí nghiệp dệt mành.
- Kế toán trưởng: Giúp giám đốc thực hiện pháp lệnh kế toán trong Công ty
và các phòng ban khác.
 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
- Phòng hành chính tổng hợp: gồm 19 người.
Tham mưu cho giám đốc về quản lý hành chính, quản trị, tổ chức bộ máy
quản lý và lao động tiền lương, nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện mô hình tổ chức
công ty đào tạo sắp xếp cán bộ công nhân viên, xây dựng quỹ tiền lương định mức
lao động tổng hợp ban hành các quy chế quản lý, sử dụng lao động, giải quyết các
chế độ lao động theo quy định của nhà nước, thực hiện các nghiệp vụ lễ tân, nghiệp
vụ quản trị.
- Phòng khoa học công nghệ: Gồm 10 người.
Xây dựng chiến lược sản xuất của Công ty, quản lý các hoạt động kỹ thuật
của Công ty. Tiếp nhận, phân tích các thông tin khoa học kinh tế mới; xây dựng
quản lý các quy trình, quy phạm tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, định
mức kỹ thuật; tiến hành nghiên cứu chế thử sản phẩm mới, tổ chức quản lý, đánh
giá các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.
- Phòng sản xuất kinh doanh: Gồm 19 người.
Điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động xuất, nhập
khẩu, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, quản lý cung ứng vật tư, bảo quản, dự trữ vật tư.
- Phòng tài chính kế toán: Gồm 19 người.
Tham mưu cho giám đốc về quản lý, huy động và sử dụng các nguồn vốn
của công ty đúng mục đích, đạt hiệu quả cao nhất, hạch toán bằng tiền mọi hoạt
động của Công ty, giám sát kiểm tra công tác tài chính kế toán ở các đơn vị trực
thuộc Công ty.
- Phòng dịch vụ đời sống: Gồm 36 người.

Nuôi dạy các cháu trẻ mẫu giáo, khám chữa bệnh, tổ chức bữa ăn công
nghiệp và các hoạt động dịch vụ khác.
- Phòng bảo vệ quân sự: Gồm 20 người.
Chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ vật tư, hàng hoá, máy móc thiết
bị, tài sản của Công ty, không để thất thoát hư hỏng, thường xuyên làm tốt công tác
phòng cháy chữa cháy. Đề xuất các biện pháp phòng ngừa các vụ việc tiêu cực có
hiệu quả. Hàng năm tham gia công tác huấn luyện quân dự bị.
Cùng với hoạt động quản lý của các phòng ban chức năng, ở các Xí nghiệp
còn có các quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất ở
phân xưởng mình, bố trí từng tổ, đội sản xuất cho phù hợp với trình độ và khả năng
của từng công nhân viên, thường xuyên giám sát và hướng dẫn kỹ thuật cho công
nhân (Xí nghiệp bạt có 324 người, Xí nghiệp mành có 350 người, xí nghiệp may có
350 người).
4. Đặc điểm tổ chức kế toán ở công ty.
4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty (sơ đồ 23).
Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, phòng tài chính-
kế toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán của Công ty, ở các Xí nghiệp thành viên
chỉ bố trí các kế toán phân xưởng làm nhiệm vụ ghi chép ban đầu, thu nhập số liệu
giản đơn, gửi về phòng tài chính- kế toán.
Nhiệm vụ của từng kế toán trong phòng:
- Kế toán trưởng: Trực tiếp phụ trách phòng tài chính kế toán Công ty theo
chức năng chuyên môn, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và giám
đốc Công ty về các vấn đề có liên quan đến tình hình tài chính và công tác kế toán
của Công ty.
- Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng tài chính- kế toán: Làm tham mưu cho
kế toán trưởng đồng thời quản lý chung về tất cả các phần kế toán trong Công ty,
chịu trách nhiệm tổng hợp tất cả các số liệu từ nhật ký- chứng từ, các bảng kê để
lập báo cáo quyết toán tài chính theo quy định của nhà nước.
SƠ ĐỒ 23. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CÔNG TY
Kế toán trưởng

Phó phòng tài chính kế toán
kiêm kế toán tổng hợp
Kế toán vật

Kế toán tiền lương
Kế toán tổng hợp chi phí
và tính
giá thành
Kế toán thành phẩm và tiêu thụ
Kế
toán thanh
toán
Thủ quỹ
Nhân viên kế toán ở các đơn vị trực thuộc

- Kế toán vật tư: Theo dõi chi tiết việc thực hiện các nghiệp vụ cụ thể liên quan
đến nhập -xuất - tồn vật tư, theo dõi thanh toán công nợ với người bán.
- Kế toán tiền lương: Theo dõi bảng tổng hợp thanh toán lương và phụ cấp
cho các nhân viên, lập bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương cho từng
đối tượng, tính lương thời gian và lương sản phẩm theo nguyên công từng giai
đoạn sản xuất.
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản
xuất phát sinh, tính giá thành cho từng loại sản phẩm.
-Kế toán thanh toán: Theo dõi tình hình thu, chi, sử dụng quỹ tiền mặt, tiền
gửi ngân hàng của Công ty, đồng thời theo dõi sự biến động của tài sản, chịu trách
nhiệm trong việc quản lý toàn bộ tài sản cố định, trích và phân bổ khấu hao tài sản
cố định cho các đối tượng sử dụng theo quy định của nhà nước.
- Kế toán thành phẩm và tiêu thụ: Theo dõi tình hình nhập, xuất kho thành phẩm,
tình hình tiêu thụ thành phẩm và theo dõi công nợ của khách hàng, đồng thời hàng
tháng có nhiệm vụ lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.

- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm trong việc quản lý bảo quản toàn bộ lượng tiền
mặt của Công ty trong két sắt.
Ngoài ra còn có kế toán ở các đơn vị trực thuộc như kế toán Xí nghiệp vải
bạt, kế toán Xí nghiệp vải mành, kế toán Xí nghiệp may. Hàng tháng kế toán của
các đơn vị có trách nhiệm tổng hợp chứng từ sổ sách của đơn vị mình về quyết
toán với phòng tài chính kế toán của Công ty.
Tuy có sự phân chia giữa các phần hành kế toán(mỗi nhân viên kế toán phụ
trách một công việc nhất định) nhưng giữa các bộ phận có sự kết hợp hài hoà với
nhau.
4.2. Đặc điểm công tác kế toán của Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội.
Là đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách
pháp nhân, trang trải mọi chi phí để đạt được mức lợi nhuận cao nhất. Do đó khi đi
vào công tác hạch toán kế toán Công ty đã tuân thủ mọi quy định của bộ tài chính
ban hành. Có thể khái quát chế độ kế toán áp dụng tại Công ty như sau:
+ Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký- Chứng từ
+ Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Nguyên tắc đánh giá: Theo từng kho
- Phương pháp xác định giá hàng tồn kho cuối kỳ: Theo phương pháp giá
bình quân gia quyền.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
Công ty sử dụng hầu hết các chứng từ trong hệ thống các chứng từ do bộ tài
chính ban hành. Việc áp dụng hệ thống TK theo quyết định 1141/CĐKT ngày
1/11/1995 và việc vận dụng hệ thống sổ kế toán của hình thức Nhật ký- Chứng từ
đầy đủ đã đảm bảo phản ánh được toàn bộ nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh và
giúp cho việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác.
Công ty có trang bị máy vi tính cho công tác kế toán nhưng công việc kế
toán không hoàn toàn sử dụng máy vi tính mà chỉ sử dụng một phần công việc kế
toán để giảm bớt sự nặng nhọc cho nhân viên kế toán.
Phần hành kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu
thụ đã góp phần theo dõi chính xác, trung thực tình hình nhập- xuất kho thành

phẩm, tình hình tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ, nó đóng vai trò
rất quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán Công ty. Dưới đây là sơ đồ luân
chuyển chứng từ kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết qủa tiêu
thụ ở Công ty.(Sơ đồ 24).
SƠ ĐỒ 24: TRÌNH TỰ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ
Chứng từ gốc
Sổ chi tiết TK 641,642
Sổ kho
Sổ chi tiết thanh
toán với người mua
Sổ chi tiết
bán hàng
Bảng kê số 5
Bảng kê số 8,9
Bảng kê số 11
Sổ tiêu thụ
Nhật ký Chứng từ số 8
Sổ cáiTK155, 511 632,641,642,911,131
Báo cáo tài chính

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
II. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN THÀNH PHẨM Ở CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG
NGHIỆP HÀ NỘI:
1. Đặc điểm thành phẩm ở công ty:
Sản phẩm truyền thống của Công ty bao gồm các loại vải mành, vải bạt,
sợi xe các loại. Ngoài ra Công ty còn có thêm các sản phẩm may với công suất
150.000 sp/ năm.
Sản phẩm của Công ty đều là thành phẩm vì chúng được hoàn thành ở bước
công nghệ cuối cùng của quy trình sản xuất. Để tiện cho việc quản lý và hạch toán,

thành phẩm của Công ty được chia làm nhiều loại, mỗi loại có quy cách, phẩm
chất, đặc tính... khác nhau. Sự phong phú đa dạng của các loại thành phẩm tạo điều
kiện tốt cho khâu tiêu thụ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, tuy nhiên đây
cũng là một đặc điểm gây phức tạp khó khăn cho công tác quản lý thành phẩm
cũng như hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp các loại thành phẩm của Công ty.
Cơ sở để phân loại thành phẩm của Công ty là dựa vào giá trị sử dụng và chỉ
số kỹ thuật của từng loại thành phẩm do phòng khoa học công nghệ quy định. Sau
đây là một số thành phẩm của Công ty(biểu số 02).
Với phương châm sản phẩm bán ra phải luôn giữ chữ tín với khách hàng
Công ty tìm cách đẩy mạnh khối lượng hàng hoá tiêu thụ, thu hồi vốn nhanh để
quá trình sản xuất diễn ra liên tục và có hiệu quả. Do vậy Công ty phải quản lý
thành phẩm cả về số lượng, chất lượng, giá thành, giá bán.
- Về mặt số lượng: thành phẩm được sản xuất ra với số lượng nhiều hay ít,
thời gian hoàn thành như thế nào được phòng sản xuất kinh doanh lập kế hoạch
cho từng tháng, quý. Trên cơ sở đó theo dõi tình hình nhập - xuất -tồn kho theo
từng thứ thành phẩm, từng kho thành phẩm ở kho, phòng sản xuất kinh doanh và
phòng kế toán tài chính.
- Về mặt quy cách chất lượng thành phẩm: Trước khi nhập kho thành phẩm
được kiểm tra một cách nghiêm ngặt, kiên quyết không nhập kho những thành
phẩm không đủ tiêu chuẩn, khi giao hàng cho khách hàng thủ kho và tổ kiểm tra
thành phẩm còn kiểm tra lại chất lượng thành phẩm đảm bảo giữ uy tín với khách
hàng.
2. Tính giá thành phẩm:
Ở Công ty Dệt vải Công nghiệp, thành phẩm được tính theo giá thực tế. Đối
với thành phẩm nhập kho kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành căn cứ vào các
khoản chi phí phát sinh trong tháng. Việc tính giá thành của từng loại thành phẩm
được thực hiện vào cuối tháng. Để tiện cho việc theo dõi trong phần này em chỉ
đưa ra số liệu trong tháng 11. Giá thành của một số thành phẩm chủ yếu của công
ty trong tháng 11 / 2000. (Biểu số 03).
Số lượng TP tồn đầu kỳ

Đơn giá bình quân
Giá thực tế TP tồn đầu kỳ
Giá thực tế TP nhập trong kỳ
+
Số lượng TP nhập trong kỳ
=
+
Giá thực tế Tp xuất kho
Số lượng TP xuất kho
Đơn giá
=
x
- Đối với thành phẩm xuất kho: Hiện nay Công ty đang áp dụng phương
pháp tính giá thành phẩm xuất kho theo phương pháp giá thực tế bình quân gia
quyền,vì vậy giá thực tế thành phẩm xuất kho chỉ được xác định vào cuối kỳ hạch
toán.
Ví dụ: Căn cứ vào số dư đầu kỳ của bảng kê số 8 (tháng 11/2000) của vải mành PA
phần giá trị thực tồn đầu kỳ và số lượng tồn đầu kỳ, căn cứ vào phần Nợ TK 155
trên bảng kê 8 để ghi giá trị thực tế nhập trong kỳ và số lượng nhập trong kỳ ta có
đơn giá bình quân vải mành PA.
286.737.306 +4.337.570.779
Đơn giá BQ vải mành PA = = 42.695,2(đ)/kg
7206,2 + 101.103,6
= 76.784,8 kg x 42.695,2 = 3.278.341.950 (đ)
Giá thực tế xuất kho
vải mành PA
Việc xác định đúng giá thực tế thành phẩm nhập kho và thành phẩm xuất kho
là cơ sở để Công ty xác định chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
trong kỳ.
3. Chứng từ kế toán và thủ tục nhập, xuất thành phẩm.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ của kế toán và để thực hiện chính xác, kịp thời
việc hạch toán luân chuyển vốn, bảo vệ tài sản của Công ty thì quá trình nhập -
xuất thành phẩm đều phải có chứng từ ghi chép kịp thời, đầy đủ, chính xác. Những
chứng từ này cung cấp số liệu cho công tác kế toán thành phẩm, là căn cứ hợp
pháp để tiến hành việc hạch toán thành phẩm và đảm bảo sự chính xác về số liệu
mà kế toán tiến hành xử lý, cung cấp.
Hiện nay cách lập và luân chuyển chứng từ nhập - xuất thành phẩm ở Công
ty được thực hiện như sau:
+ Nhập kho thành phẩm:
Các bộ phận, phân xưởng sản xuất làm xong sản phẩm thì trước khi nhập
kho phải đưa qua bộ phận KCS để kiểm tra chất lượng sản phẩm, xác nhận phù
hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quy định thì tiến hành nhập kho thành phẩm.
Mỗi khi có thành phẩm nhập kho thì phòng sản xuất kinh doanh tiến hành
lập " phiếu nhập kho" làm 3 liên.
Liên 1: Lưu lại phòng sản xuất kinh doanh.
Liên 2: Giao cho thống kê phân xưởng lưu.
Liên 3: Giao cho thủ kho để thủ kho ghi thẻ kho sau đó chuyển đến cho
phòng kế toán- tài chính làm căn cứ ghi sổ.
“Phiếu nhập kho thành phẩm” chỉ ghi số lượng theo từng loại, thứ thành
phẩm. Số lượng này là căn cứ để hạch toán giá thành thành phẩm của Công ty
(Biểu số 04).
+ Xuất kho thành phẩm:
Thành phẩm của Công ty chủ yếu được xuất dùng phục vụ cho nhu cầu tiêu
dùng và sản xuất xã hội. Mỗi khi có nhu cầu xuất kho thành phẩm phòng kinh
doanh phải viết " Hoá đơn GTGT"," Phiếu xuất kho" cho trường hợp xuất bán,
viết " Hoá đơn xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ" cho trường hợp xuất thành phẩm
đem đi triển lãm giới thiệu sản phẩm, "Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ”
cho trường hợp tiếp tục gia công chế biến.
Ví dụ: Biểu số 5 là phiếu xuất kho thành phẩm vải bạt cho bộ phận may để may
bán trong nước

- Phiếu xuất kho và phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ được lập thành 3
liên.
Liên 1: Lưu lại phòng kinh doanh.
Liên 2: Đơn vị nhận lưu.
Liên 3: Người nhận hàng mang xuống kho để nhận, thủ kho sau khi giao
hàng ký nhận vào hoá đơn chứng từ rồi ghi thẻ kho sau đó chuyển cho phòng kế
toán - tài chính.
Ở Công ty có một số thành phẩm sản xuất ra dưới dạng vải mộc (Vải chưa
qua tẩy nhuộm) nhưng theo yêu cầu của các đơn vị đặt hàng hoặc yêu cầu thành
phẩm của Công ty là phải xuất bán, giao thành phẩm đã qua tẩy nhuộm. Do đó, khi
xuất vải đem đi tẩy nhuộm thì Công ty sử dụng " Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển
nội bộ" (Biểu số 06).
BIỂU SỐ 06: PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN NỘI BỘ
Đơn vị: Cty Dệt vải CN Hà nội PHIẾU XUẤT KHO Mẫu số 03-VT
Địa chỉ: 93-Lĩnh nam- HBT- HN KIÊM VẬN CHUYỂN NỘI BỘ QĐ số 1141 TC /QĐCĐKT
Ngày 19/ 11/ 200 Ngày 1/11/1995 của BTC
BK/ 99 -B
Quyển số: 996
Căn cứ vào lệnh điều động số... ngày... thàng... năm... Số: 127
Của... về việc: Gia công nhuộm vải
Họ tên người vận chuyển: Anh Nhân Hợp đồng số:
Phượng tiện vận chuyển: Xe 29 K - 1925
Xuất tại kho: TPI.
Nhập tại kho: Cơ sở nhuộm Vạn phúc
Stt
Tên nhãn hiệu,
quy cách, phẩm
chất hàng hoá
Mã số Đvt
Số lượng

Đơn
giá
Thành
tiền
Thực xuất Thực nhập
A B C D 1 2 3 4
Vải 34230 K 173 m 345,0 345,0
Cộng 345,0 345,0
Xuất ngày 19 thàng 11 năm 2000 Nhập ngày 19 tháng 11 năm 2000
Người lập phiếu Thủ kho xuất Người vận chuyển Thủ kho nhập
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Khi xuất kho thành phẩm để bán ra ngoài, khách hàng có nhu cầu vào phòng
kinh doanh để thoả thuận và viết hoá đơn GTGT(Biểu số 07).
Hoá đơn GTGT vừa là hoá đơn bán hàng, vừa là phiếu xuất kho khi bán
hàng, là căn cứ để đơn vị hạch toán doanh thu, thuế GTGT đầu ra; người mua làm
chứng từ đi đường, ghi sổ kế toán.
Có thể khái quát sơ đồ luân chuyển chứng từ nhập và xuất thành phẩm qua
sơ đồ 25, 26, 27.
Phiếu nhập kho thành phẩm
Thống kê phân xưởng (liên 2)

×