Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Đề cương Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.1 KB, 45 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

Câu 1: Vấn đề cơ bản của triết học (Nội dung cơ bản của triết học; Cách giải quyết
vấn đề cơ bản của triết học; Ý nghĩa vấn đề cơ bản của triết học). ...........................3
Câu 2: Phạm trù vật chất (Quan niệm của các nhà triết học trước Mác về vật chất;
Định nghĩa vật chất của Lênin và ý nghĩa của định nghĩa; Phương thức tồn tại của
vật chất). .....................................................................................................................5
Câu 3: Phạm trù ý thức (Nguồn gốc, bản chất của ý thức) ......................................10
Câu 4: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức (Nội dung và ý nghĩa phương pháp
luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức). .......................................................13
Câu 5: Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật (Nội dung, ý nghĩa của
phương pháp luận về mối liên hệ phổ biến; Nội dung, ý nghĩa phương pháp luận về
Nguyên lý của sự phát triển) ....................................................................................14
Câu 6: Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật (Nội dung, ý nghĩa
phương pháp luận của cặp phạm trù Cái riêng và Cái chung; nội dung, ý nghĩa
phương pháp luận của cặp phạm trù Nguyên nhân và Kết quả; Nội dung, ý nghĩa
phương pháp luận của cặp phạm trù Bản chất và Hiện tượng). ..............................17
Câu 7: Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật (Nội dung, ý nghĩa
phương pháp luận của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành
những sự thay đổi về chất và ngược lại; nội dung của quy luật thống nhất và đấu
tranh giữa các mặt đối lập; Nội dung, ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ
định của phủ định)....................................................................................................21
Câu 8: Lý luận nhận thức duy vật biện chứng (Khái niệm thực tiễn, nhận thức và
vai trò của thực tiễn đối với nhận thức; Con đường biện chứng của sự nhận thức
chân lý; Chân lý và vai trò của chân lý đối với thực tiễn). ......................................27
Câu 9: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất (Nội dung qui luật; Liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay). .......................33
Câu 10: Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng (Nội dung của quan
hệ bỉện chứng; Liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay).......................................36
1




Câu 11: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội (Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội;
Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội; Liên hệ với thực tiễn Việt
nam hiện nay). ..........................................................................................................39
Câu 12: Hình thái kinh tế - xã hội (Phạm trù Hình thái kinh tế - xã hội; Qụá trình
lịch sử - tự nhiên' của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội; Giá trị khoa học
của lý luận hình thái kinh tế- xã hội; Liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay). ...41

2


Câu 1: Vấn đề cơ bản của triết học (Nội dung cơ bản của triết học; Cách giải
quyết vấn đề cơ bản của triết học; Ý nghĩa vấn đề cơ bản của triết học).
Triết học là hệ thống tri thức chung nhất của con người về thế giới, về bản
thân con người và về vị trí của con người trong thế giới đó.
Theo Ph.Ănggghen, ngay từ thời cổ xưa khi tìm cách giải thích những giấc
mơ, con người đã đi đến quan niệm về sự tách rời giữa linh hồn với thể xác, vế sự
bất tử của linh hồn. Từ đó nảy sinh vấn đề quan hệ giữa linh hồn con người với thế
giới bên ngoài. Khi triết học ra đời, nó khơng thể khơng giải quyết vấn đề này.
Với tư duy triết học, vấn đề này được đặt ra với tầm khái quát cao hơn; đó là
mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại; Quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tâm và vật,
giữa ý thức và vật chất trở thành vấn đề lớn và là vấn đề cơ bản của triết học.
Vấn đề cơ bản của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan
hệ giữa tư duy với tồn tại. vấn đề mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay giữa ý
thức và vật chất được gọi là “vấn đề cơ bản lớn” hay “vấn đề tối cao” của triết học
vì việc giải quyết vấn đề này là cơ sở và xuất phát điểm để giải quyết các vấn đề
khác của triết học. Và do đó, cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học sẽ là tiêu
chuẩn để xác định lập trường thế giới quan của triết gia và học thuyết của họ. Một
vấn đề mang nội dung triết học khi nó được nghiên cứu và giải đáp từ phương diện

mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại.
- Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:
+ Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái
nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Nói cách khác, giữa vật chất và ý thức cái
nào là tính thứ nhất, cái nào là tính thứ hai. Có hai cách trả lời khác nhau dẫn đến
hình thành hai khuynh hướng triết học đối lập nhau:
Những quan điểm triết học cho rằng vật chất là tính thứ nhất. ý thức là tính
thứ hai hợp thành chủ nghĩa duy vật. Trong lịch sử tư tưởng triết học có ba hình
thức của chủ nghĩa duy vật: 1, chủ nghĩa duy vật chất phác, ngây thơ thời cổ đại; 2,
3


chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu hình thế kỷ XVII-XVIII; 3, chủ nghĩa duy vật
biện chứng.
Ngược lại, những quan điểm triết học cho rằng ý thức là tính thứ nhất, vật
chất là tính thứ hai, hợp thành chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy tâm lại được thể
hiện qua hai trào lưu chính: chủ nghĩa duy tâm khách quan mà đại diện là: Platon,
Heghen,... và chủ nghĩa duy tâm chủ quan có đại diện là:Beccli, Hium,...
+ Mặt thứ hai trả lời câu hỏi: con người có khả năng nhận thức được thế giới
hay không?
Các nhà triết học duy vật cho rằng, con người có khả năng nhận thức được
thế giới. Song, do mặt thứ nhất quy định, nên sự nhận thức đó là sự phản ánh thế
giới vật chất vào óc người.
Một số nhà triết học duy tâm cũng thừa nhân con người có khả năng nhận
thức được thế giới nhưng sự nhận thức đó là sự tự nhận thức của tinh thần, tư duy.
Một số nhà duy tâm khác như Hium, Cantơ lại phủ nhận khả năng nhận thức
thế giới của con người. Đây là những người theo “bất khả tri luận”. Khuynh hướng
này không thừa nhận vai trò của nhận thức khoa học trong đời sống xã hội.
Đối với các hệ thống triết học, vấn đề cơ bản của triết học không chỉ được
thực hiện trong các quan niệm có tính chất bản thể luận, mà cịn được thể hiện

trong các quan niệm chính trị - xã hội, đạo đức và tơn giáo, tất nhiên có thể là nhất
quán hoặc không là nhất quán.
Nghiên cứu vấn đề cơ bản của triết học có ý nghĩa giúp chúng ta xây dựng
được các trường phái triết học. Là tiêu chuẩn để phân biệt lý luận ấy có phải triết
học hay khơng nếu là triết học thì phải nghiên cứu vấn đề triết học.

4


Câu 2: Phạm trù vật chất (Quan niệm của các nhà triết học trước Mác về vật
chất; Định nghĩa vật chất của Lênin và ý nghĩa của định nghĩa; Phương thức
tồn tại của vật chất).
Các nhà triết học duy vật trước Mác trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
duy tâm đã hết sức quan tâm giải quyết vấn đề cốt lõi là vật chất. Họ đưa ra những
kiến giải khác nhau về vật chất và qua đó đã có những đóng góp hết sức quan trọng
đối với lịch sử phát triển của triết học duy vật. Tuy nhiên tất cả họ đều mắc phải
hạn chế lớn nhất là đã đồng nhất vật chất với vật thể hoặc một thuộc tính nào đó
của vật thể, họ khơng thấy được sự tồn tại của vật chất gắn liền với vận động và họ
không chỉ ra được biểu hiện của vật chất trong đời sống xã hội và chỉ đến khi triết
học Mác xuất hiện thì phạm trù vật chất mới được giải quyết một cách khoa học.
Vào thời kỳ cổ đại, ở Hy Lạp nói riêng, ở phương Tây nói chung các nhà
triết học duy vật đã đồng nhất vật chất nói chung với các dạng cụ thể nào đó của
nó.Vào thời kỳ cổ đại ở phương Đông quan niệm vật chất thể hiện qua một số
trường phái triết học Ấn Độ và Trung hoa về thế giới. Ấn Độ có trường phái Nyaya
Vai’sêsika quan niệm cơ sở vật chất đầu tiên sinh thành nên thế giới là Anu. Trung
Hoa có Thuyết Âm Dương cho rằng nguyên lý vận hành đầu tiên và phổ biến của
vạn vật là tương tác của những thế lực đối lập nhau đó là âm và dương. Trong đó
âm là phạm trù rất rộng phản ánh khái quát, phổ biến của vạn vật như là nhu, tối,
ẩm, phía dưới, bên phải, số chẵn. Dương cũng là phạm trù rất rộng đối lập với âm.
Phản ánh những thuộc tính như cương, sáng, khơ, phía trên, số lẻ, bên trái. Hai thế

lực này thống nhất với nhau, chế ước lẫn nhau tạo thành vũ trụ và vạn vật. Thuyết
Ngũ hành của Trung quốc có xu hướng phân tích về cấu trúc của vạn vật để quy nó
về yếu tố khởi nguyên với tính chất khác nhau. Theo thuyết này có 5 nhân tố khởi
nguyên là Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.
+ Kim tượng trưng cho tính chất trắng, khơ, cay, ở phía Tây
+ Mộc tượng trưng cho tính chất xanh, chua, ở phía Đơng.
5


+ Thủy tượng trưng cho tính chất đen, mặn, ở phía Bắc.
+ Hỏa tượng trưng cho tính chất đỏ, đắng, ở phía Nam.
+ Thổ tương trưng cho tính chất vàng, ngọt, ở giữa.
Ở phương tây, các nhà triết học quy thế giới vào 1 chỉnh thể thống nhất từ đó
đi tìm bản nguyên vật chất đầu tiên cấu tạo nên thế giới đó, chẳng hạn người ta cho
rằng vật chất là nước, khơng khí, lửa......Một số quan điểm điển hình thời kỳ này
là: Talét coi vật chất là nước, Anaximen coi vật chất là khơng khí, Hêraclít coi vật
chất là lửa,... Đặc biệt đỉnh cao của quan niệm về vật chất của thời kỳ Hy Lạp cổ
đại là thuyết nguyên tử của Lơxíp và Đêmơcrít. Theo thuyết này thì thực thể tạo
nên thế giới là nguyên tử và nó là phần tử nhỏ bé nhất và không thể phân chia
được, khơg thể xâm nhập và quan sát được, chỉ có thể nhận biết được bằng tư duy.
Các nguyên tử không khác nhau về chất mà chỉ khác nhau về hình dạng. Sự kết
hợp các nguyên tử khác nhau theo một trật tự khác nhau sẽ tạo nên vật thể khác
nhau. Thuyết nguyên tử tồn tại đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 mới bị khoa học
đánh đổ và có hạn chế lịch sử nhất định. Tuy nhiên nó có ý nghĩa to lớn đối với sự
định hướng cho sự phát triển khoa học nói chung đặc biệt là lĩnh vực vật lý sau
này. Đồng thời nó có tác dụng to lớn trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy
tâm, thần học, tôn giáo........
Vào Thời kỳ cận đại: Vào thế kỷ 17, thế kỷ 18 nền khoa học tự nhiên, thực
nghiệm ở châu âu có sự phát triển mạnh mẽ. Mở đầu là Cơbécních chứng minh mặt
trời là trung tâm đã làm đảo lộn truyền thuyết của kinh thánh và quan điểm của

thần học về tg. Quan điểm của Ph. Bêcơn coi thế giới vật chất tồn tại khách quan,
vật chất là tổng hợp các hạt. Ông coi tự nhiên là tổng hợp của những vật chất có
ln màu, muôn vẻ. Đặc biệt là trên lĩnh vực vật lý học với phát minh của Niutơn,
phương pháp nghiên cứu ở trong vật lý đã xâm nhập ảnh hưởng rất lớn vào trong
triết học chủ nghĩa duy vật nói chung và phạm trù vật chất nói riêng đã có những
bước phát triển mới chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng. TK 18 các nhà triết học
6


Pháp đã phát triển phạm trù vật chất lên một tầm cao mới. Đ.Điđơrô cho rằng vũ
trụ trong con người, trong mọi sự vật chỉ có 1 thực thể duy nhất là vật chất. Sự sâm
nhập ấy đã chi phối sự hiểu biết, nhận thức về vật chất, mọi hiện tượng tự nhiên đã
được giải thích là được tác động qua lại giữa lực hút và lực đẩy, giữa các phần tử
của vật chất, các phần tử ấy là bất biến. Sử thay đổi của nó chỉ là mặt vị trí, hình
thể trong khơng gian. Mọi sự phân biệt về chất bị xem nhẹ và đều được quy giải
chỉ sự khác nhau về lượng. Vật chất, theo Hơmbách đó là tất cả cái gì tác động
bằng cách nào đó vào cảm giác của chúng ta. Vì vậy, các nhà triết học duy vật thời
kỳ này đã đồng nhất vật chất với khối lượng và coi vận động của vật chất chỉ là
vận động cơ học và nguyên nhân của sự vận động đó là do tác động từ bên ngồi.
Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 với những phát hiện của Rơnghen,
Beccơren, Tơmxơn và Kaufman đã góp phần cho những bước tiến mới của loài
người trong việc nhận thức và làm chủ thế giới. Trong nền triết học Đức cổ điển là
L.Phoiơ Bắc, ông chứng minh và khẳng định rằng thế giới này là vật chất và vật
chất theo ơng là tồn bộ thế giới tự nhiên. Nó khơng do ai sáng tạo ra mà nó tồn tại
độc lập với ý thức và không phụ thuộc vào bất cứ ý niệm, ý thức nào. Sự tồn tại
của giới tự nhiên năm ngay trong lòng của giới tự nhiên. tuy nhiên ông lại không
thấy đuợc mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, mối quan hệ giữa con người với xã
hội, con người với giới tự nhiên. Ông đã không xác định đuợc vật chất trong lĩnh
vực xã hội, cung như hoạt động vật chất của con người là gì. Mặc dù vậy những
quan niệm của ơng về vật chất đã có ý nghĩa lịch sử lớn lao trong cuộc đấu tranh

CNDT và tôn giáo, trong việc khôi phục những tư tưởng duy vật thành hệ thống.
Và vì vậy, triết học duy vật của ông đã trở thành một trong nhưng tiền đề, nguồn
gốc lý luận của Triết học duy vật Mác xít sau này.
Định nghĩa vật chất của Lênin: “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ
thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác
của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
7


Phạm trù triết học là những khái niệm chung nhất phản ánh những mặt,
những thuộc tính phản ánh sự vật, hiện tượng trên phạm vi thế giới có phạm vi
phản ánh rộng lớn và khái quát. Thực tại khách quan là những cái hiện đang có mặt
và tồn tại ở bên ngồi.
Lênin chỉ ra thuộc tính chung phổ biến của vật chất là tồn tại khách quan. Nó
là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất. Vật chất
tồn tại khách quan , ý thức tồn tại chủ quan. Theo Lênin cái tồn tại khách quan có
trước, ý thức có sau. Trong thế giới vật chất chỉ có cái con người chưa biết chứ
khơng có cái gì mà con người khơng biết.
Vật chất là tất cả những cái tồn tại khách quan độc lập với ý thức con người.
vật chất là vô cùng, vô tận và luôn luôn tồn tại.
Ý nghĩa khoa học của định nghĩa:
Định nghĩa của Lênin về vật chất có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển
của chủ nghĩa duy vật và nhận thức khoa học:
Giải quyết cả hai mặt của vấn đề triết học một cách đúng đắn. Với sự phát
hiện ra thuộc tính cơ bản, phổ biến nhất của vật chất là tồn tại khách quan Lênin đã
chỉ ra được sự khác nhau giữa khái niệm vật chất với tư cách là phạm trù triết học
và khái niệm vật chất với tư cách là phạm trù của các khoa học chuyên ngành. Từ
đó khắc phục được những hạn chế trong quan niệm về chất của chủ nghĩa duy vật
cũ; cung cấp căn cứ nhận thức khoa học để xác định những gì thuộc về vật chất;
tạo lập cơ sở lý luận cho việc xây dựng quan điểm duy vật lịch sử, khắc phục được

những hạn chế duy tâm trong quan niệm về xã hội.
Khái niện đã giúp chúng ta xác định được thế giới tự nhiên trong xã hội.
khẳng đinh vật chất là thưc tại khách quan , được đem lại cho con người trong cảm
giác và được cảm giác chép lại, chụp lại, phản ánh. Khái niệm còn chỉ ra phương
pháp luận khoa học: vật chất là vô cùng vô tận cần đi sau để tìm hiểu ra thế giới.
 Phương thức tồn tại của vật chất.
8


Phương thức tồn tại của vật chất là vận động. Vận động được hiểu theo
nghĩa chung nhất đó là tất cả những sự thay đổi và quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể
từ sự thay đổi vị trị đơn giản cho đến tư duy. Vận động được hiểu theo nghĩa triết
học là một phương thức tồn tại của vật chất. Là thuộc tính cố hữu của vật chất có
nghĩa vật chất tồn tại bằng cách vận động, thông qua vận động để biểu hiện mình
là gì.
Vận động tồn tại ở mọi dạng vật chất với tính cách là một thuộc tính cố hữu
của vật chất. Vận động có tính khách quan vì vật chất “tự thân vận động” . Vận
động được bảo toàn về mặt lượng cũng như mặt chất. Các hình thức vận động cơ
bản của vật chất theo Ăng- ghen vật chất có những hình thức vận động cơ bản sau:
1. Vận động cơ học: sự di chuyển vị trí của các vật thể trong khơng gian.
2. Vận động vật lý: vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, vận động điện tử,
nhiệt, điện từ,...
3. Vận động hóa học: vận động của các nguyên tử, các q trình hóa hợp và
phân giải các chất.
4. Vận động sinh học: quá trình trao đổi chất giữa các cơ thể sống và môi
trường.
5. Vận động xã hội: các quá trình biến đổi xã hội, sự biến đổi, sự phát triển các
hình thái kinh tế - xã hội.
Giữa các hình thức vận động kể trên có mối liên hệ như sau: các hình thức
vận động khơng chỉ khác nhau về lượng mà còn khác nhau căn bản về chất. Các

hình thức vận động cao bao hàm các hình thức vân động thấp nhưng khơng có
chiều ngược lại. Các hình thức vận động cao bao hàm hình thức vận động thấp
nhưng nó được xác định bằng một hình thức vận động đặc trưng.
Đứng im là một trường hợp đặc biệt của vận động. Đứng im là vận động ở
trạng thái cân bằng ổn định tương đối của các sự vật, hiện tượng và của chất.

9


Đứng im là xét về một dạng vận động nào đó trong khi các vận động khác vẫn diễn
ra. Đứng im là tương đối, khơng có đứng im tuyệt đối.
Vật chất trong q trình tồn tại bằng vận động có sự phân hóa thành những
dạng khác nhau, ở mỗi dạng vật chất đó có sự đứng im tương đối, cân bằng tương
đối, nó đang là nó. ví dụ: một bơng hoa đang là hoa khi chưa là quả.
Vận động là phương thức tồn tại và là thuộc tính cố hữu của vật chất. Theo
nghĩa đó vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối.
Mối quan hệ giữa đứng im và vận động trong một thể là mâu thuẫn. Ở mỗi
thời điểm vật thể vừa là nó (đứng im), vừa khơng phải là nó, vì nó đang biến đổi,
chuyển hóa thành cái khác. Ví dụ: một bơng hoa đang tàn để chuyển hóa thành
quả.
Vật chất chỉ tồn tại bằng phương thức vận động, vì vậy con người muốn hiểu
được vật chất phải thơng qua nghiên cứu vận động của nó. Nhờ nghiên cứu vận
động của vật chất con người đã phát hiện ra những đặc trưng của nó ở các hình
thức thể hiện ở các lĩnh vực khoa học khác nhau là cơ học, lý học, hóa học, sinh
học và xã hội học. Tuy nhiên, những hình thức vận động đó khơng tách rời tuyệt
đối một cách siêu hình. Điều khẳng định đó đã được con người phát hiện ra do
nghiên cứu những khoa học liên ngành như cơ – lý, lý – hóa, sinh –hóa, tự nhiên –
xã hội.

Câu 3: Phạm trù ý thức (Nguồn gốc, bản chất của ý thức)

Theo quan điểm duy vật biện chứng ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn
gốc xã hội.
Nguồn gốc tự nhiên: Nhân tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức là bộ
não con người. Ý thức là thuộc tính phản ánh một dạng vật chất sống có tổ chức
cao là bộ óc người. Ý thức có nguồn gốc vật chất nhưng không phải mọi dạng vật

10


chất đều có ý thức. Chỉ có bộ óc người, một dạng vật chất có tổ chức kết cấu đặc
biệt (14 tỷ tế bào thần kinh) sinh ra ý thức.
Não người sinh ra ý thức, hoạt động của ý thức gắn liền với ý thức thần kinh
của bộ não, khi bộ não bị tổn thương một phần hay toàn bộ thì ý thức cũng bị tổn
thương. Sự tác động của các sự vật, hiện tượng (thế giới khách quan) lên các cơ
quan cảm giác của con người. Sự tác động này gọi là sự phản ánh ý thức, là hiện
tượng phản ánh cao nhất đặc trưng riêng cho con người, là sự phản ánh mang tính
năng động, tích cực và sáng tạo. Kết quả của sự phản ánh phụ thuộc vào hai vật:
Vật tác động và vật nhận sự tác động. Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng
vật chất, song phản ánh được thể hiện dưới nhiều hình thức, trình độ như: phản ánh
phản ánh vật lý, hóa học đặc trưng cho giới vật chất vơ cơ mang tính thụ động ;
phản ánh sinh học là phản ánh đặc trưng cho giới hữu sinh; phản ánh tâm lý là
phản ánh của động vật có hệ thần kinh trung ương được thực hiện trên cơ sở điều
khiển của hệ thần kinh thơng qua cơ chế phản xạ có điều kiện và phản ánh ý thức
là hình thức phản ánh cao nhất , chỉ được thực hiện ở dạng vật chất phát triển cao
nhất, có tổ chức cao nhất là bộ óc con người. Những hình thức phản ánh này tương
ứng với q trình tiến hóa của các dạng vật chất tự nhiên. Như vậy, ý thức là sự
phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người và được cải biến trong đó.
Nguồn gốc xã hội: Có nhiều yếu tố cấu thành nguồn gốc xã hội của ý thức
nhưng trong đó cơ bản nhất và trực tiếp nhất là nhân tố lao động và ngơn ngữ. Vai
trị của lao động đó là lao động làm thay đổi cơ thể con người từ vượn người thành

người có thể đứng thẳng bằng hai chân, phát triển các chi và tìm ra lửa biết ăn chín,
biết ăn chín giúp hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng từ đó bộ não phát triển kéo
theo sự phát triển của ý thức. Trong lao động con người biết chế tạo công cụ lao
động, đánh dấu sự phát triển của loài người. Đặc biệt trong q trình lao động ngơn
ngữ ra đời. Ngơn ngữ đóng vai trị cực kì quan trọng trong đó ngơn ngữ có ba vai
trị chính: Ngơn ngữ là phương tiện để thể hiện ý thức con người, nhờ có ngơn ngữ
11


mà con người có thể trao đổi ngơn ngữ, tình cảm với nhau và nhờ ngơn ngữ mà
con người có thể truyền đạt tri thức cho thế hệ sau.
Như vậy, nguồn gốc cơ bản trực tiếp và quan trọng nhất quyết định đến sự ra
đời và phát triển của ý thức là nhân tố lao động. Sau lao động và đồng thời với lao
động là ngơn ngữ đó là hai sức kích thích chủ yếu ảnh hưởng đến bộ óc của con
vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc của con người, khiến cho
tâm lý động vật dần dần chuyển hóa thành ý thức.
Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của ý thức là hai điều kiện cần và
đủ cho sự ra đời và tồn tại của ý thức. Nguồn gốc tự nhiên là điều kiện cho sự tồn
tại của ý thức, nhưng dừng ở nguồn gốc tự nhiên thì trình độ phản ánh của bộ óc
người chưa hơn động vật cao cấp như khỉ, chó, vượn, cá heo...Chỉ có nguồn gốc xã
hội mới tạo bước nhảy vọt về chất trong thuộc tính phản ánh từ tâm –sinh lý động
vật thành ý thức con người.
Bản chất của ý thức:
Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan bởi bộ não
con người. Là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, nội dung của ý thức do
thế giới khách quan quy định. Ý thức là hình ảnh tinh thần mang tính trừu tượng,
khơng có hình dạng. Mỗi người có ý thức riêng nó phụ thuộc vào bộ não con
người. Sự phản ánh của óc người khơng thụ động giản đơn như phản ánh của cái
gương mà là quá trình tư duy có tính năng động, sáng tạo trong nhiều mặt, thuộc
tính, q trình của sự vật hiện tượng để hình thành ý thức về chúng được biểu hiện

bằng các khái niệm, phán đốn, suy lý.
Ý thức mang tính trừu tượng thông qua hoạt động và ngôn ngữ; mang tính
sáng tạo và năng động có mục đích. Mỗi người có ý thức riêng phụ thuộc vào bộ
não của người ấy và sự nhanh nhạy của các giác quan.

12


Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn
tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn,không chỉ chịu sự chi phối không
chỉ của các quy luật tự nhiên mà còn là của các quy luật xã hội.
Câu 4: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức (Nội dung và ý nghĩa phương
pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức).
Vật chất quyết định sự ra đời của ý thức. Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự
nhiên và nguồn gốc xã hội của ý thức đều hoặc chính là bản thân thế giới vật chất
hay là những dạng tồn tại của vật chất. Từ đó cho thấy vật chất là nguồn gốc của ý
thức. Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan của thế giới vật
chất nên vật chất sẽ quyết định tới nội dung của ý thức. Vật chất tác động đến sự
biến đổi của ý thức. Điều này đối lập với chủ nghĩa duy tâm.
Ý thức tác động trở lại đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của
con người trên hai mặt:
Tác động tích cực: Nếu ý thức đúng con người phản ánh đúng bản chất quy
luật của thế giới có tác động thúc đẩy sự phát triển của thế giới. Ý thức đúng
hướng dẫn con người hành động đúng sẽ thúc đẩy cho các sự vật phát triển nhanh
chóng. Ví dụ, hiểu rõ về cây lúa, con người tìm mọi cách nâng cao chất lượng, số
lượng của nó nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Tác động tiêu cực: Ý thức sai hướng dẫn con người hành động sai dẫn tới
chỗ phá hoặc kìm hãm sự phát triển của các sự vật. Ví dụ mọi người thiếu ý thức
vệ sinh chun, vứt rác bừa bãi thì sẽ gây ra ơ nhiễm mơi trường.
Ý thức đóng vai trị quan trọng đối với vật chất, ý thức chỉ đạo hoạt động

thực tiễn của con người. Như V.I. Lênin đã từng nói “khơng có lí luận cách mạng
thì khơng có phong trào cách mạng”. Nếu có lí luận cách mạng đúng thì sẽ có
phong trào cách mạng thắng lợi. Dẫn chứng: Bác Hồ lấy con đường cách mạng vô
sản là tiền đề cho thắng lợi của cách mạng tháng tám và chiến dịch Điện Biên Phủ.
13


Yếu tố vật chất trong hoạt động con người gồm yếu tố khách quan và một số
yếu tố khác; yếu tố ý thức trong hoạt động con người bao gồm: đường lối, mục
đích, chủ trương, kế hoạch, ý chí, quyết tâm...
Trong hoạt động thực tiễn yếu tố vật chất bao giờ cũng quyết định yếu tố ý
thức. ý thức đóng vai trị quan trọng nó chỉ đạo, quy định sự thành công hay thất
bại.
 Ý nghĩa phương pháp luận:
Do vật chất quyết định ý thức nên trong hoạt động nhận thức và thực tiễn
phải xuất phát từ thực tế khách quan.Trong nhận thức thì dựa vào điều kiện
phương tiện, vật chất, điều kiện khách quan để định ra đường lối, chủ trương, kế
hoạch. Trong thực tiễn chúng ta phải tôn trọng và hoạt động theo quy luật. Phản
ánh đúng và tổ chức hành động phù hợp với quy luật sẽ đem lại chất lượng và hiệu
quả cao. Từ đó rút ra bài học cho bản thân đó là : Tránh xa rời thực tế, tránh hoạt
động trái quy luật.
Do ý thức đóng vai trị quan trọng nên cần phải phát huy vai trị của con
người, phải tích cực học tập, nâng cao trình độ, tích lũy tri thức đúng. Tránh tư
tưởng thái độ chủ quan duy ý chí, khơng trơng chờ ỷ lại quá vào hoàn cảnh tức là
đề cao vật chất quá mà quyên mất ý chí. Phải xuất phát từ thực tiễn khách quan ,
hoạt động tôn trọng theo quy luật phát huy vai trò của nhân tố chủ quan lấy chủ
nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam
cho mọi hoạt động.
Câu 5: Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật (Nội dung, ý nghĩa
của phương pháp luận về mối liên hệ phổ biến; Nội dung, ý nghĩa phương

pháp luận về Nguyên lý của sự phát triển)
Phép biện chứng duy vật là môn khoa học về những quy luật phổ biến; sự
vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Phép biện chứng duy vật
14


được xây dựng trên nền tảng của thế giới quan duy vật biên chứng, có sự thống
nhất giữa thế giới quan duy vật biện chứng với phương pháp luận biện chứng duy
vật. Phép biện chứng duy vật có vai trị đặc biệt quan trọng, nó là thế giới quan và
phương pháp luận cho mọi hoạt động của con người. Phép biện chứng duy vật gồm
có hai nguyên lý cơ bản đó là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về
sự phát triển.
 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
Mối liên hệ là khái niện để chỉ sự quy định, tác động, chuyển hóa. Nó chỉ
tính phố biến của các mối liên hệ trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Nội dung:
Phép biện chứng duy vật khẳng định các sự vật, hiện tượng trong thế giới
không tồn tại cô lập, tách rời nhau mà chúng có sự liên hệ, ảnh hưởng phụ thuộc
lẫn nhau. Mối liên hệ có ba tính chất cơ bản: Một là tính khách quan tức là khơng
phụ thuộc vào ý thức con người. Hai là tính phổ biến được hiểu là ở mọi lĩnh vực,
mọi sự vật hiện tượng bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ
thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi
lẫn nhau. Ba là tính đa dạng, phong phú: các sự vật, hiện tượng hay q trình khác
nhau đề có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với
sự tồn tại và phát triển của nó. Từ đó có thể thấy rằng mỗi sự vật, hiên tượng đều
tồn tại trong hệ thống các mối liên hệ.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
Khi nghiên cứu, xem xét sự vật, hiện tượng phải có quan điểm toàn diện thể
hiện ở chỗ phải nghiên cứu, xem xét để thấy cái toàn diện trong mọi mối liên hệ,
xem xét tất cả các khâu trung gian gián tiếp, xác định vị trí, vai trị của tưng mối

liên hệ.
Bài học rút ra đó là: tránh xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện.
Khi xem xét sự vật, hiện tượng cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể, phải xem
15


trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định. Xem xét không dàn trải, đồng đều mà
phải đánh giá đúng vị trí, vai trị của từng mối liên hệ, phải thấy được những mối
liên hệ quyết định sự tồn tại của sự vật.
Vận dụng nguyên lý này Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới tồn diện đất
nước trong đó xác định trọng tâm của đổi mới là kinh tế mà trước hết phải đổi mới
tư duy vì tư duy chỉ đạo hành động của con người.
 Nguyên lý về sự phát triển.
Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng các sự vật, hiện tượng trong thế
giới không tồn tại cố định mà chúng ln có sự vận động và phát triển. Phát triển là
khuynh hướng chung tất yếu của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan
và nó phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Phát triển là chỉ quá trình vận động
của sự vật theo khuynh hướng từ thấp lên cao; từ chưa hồn thiện đến hồn thiện
hơn.
Các q trình phát triển đều mang tính khách quan, tính phổ biến và tính đa
dạng, phong phú. Tính khách quan của sự phát triển biểu hiện trong nguồn gốc của
sự vận động và phát triển. Nó diễn ra khơng phụ thuộc vào ý thức của con người
mà bắt nguồn từ bản thân của sự vật, hiện tượng; Nó giải quyết mâu thuẫn của sự
vật, hiện tượng đó. Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình
phát triển diễn ra ở mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật,
hiện tượng và quá trình, trong mọi giai đoạn của sự vật và hiện tượng đó. Tính đa
dạng và phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát triển là khuynh
hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng, song mỗi sự vật, hiện tượng, mỗi lĩnh
vực hiện thực lại có q trình phát triển không giống nhau. Tồn tại ở những khoảng
không gian và thời gian khác nhau,... Điều đó làm cho phát triển mang tính đa dạng

và phong phú. Ngồi ra phát triển cịn mang tính kế thừa: cái mới ra đời trên cơ sở
của cái cũ mất đi, cái mới giữ lại những yếu tố, bộ phận của cái cũ cịn phù hợp với
mình.
16


- Ý nghĩa phương pháp luận:
Cần phải tuân thủ nguyên tắc của sự phát triển: tuân thủ nguyên tắc phát
triển quá khứ, hiện tại, dự đoán tương lai. Khi xem xét đánh giá các sự vật, hiện
tượng phải đặt nó trong sự vân động, trong sự phát triển, phải phát hiện ra các xu
hướng biến đổi, chuyển hóa của chúng. Bài học rút ra cần phải tránh tư tưởng bảo
thủ, định kiến, trì trệ đối lập với sự phát triển.
Theo quan điểm phát triển để nhận thức và giải quyết bất kì một vấn đề nào
trong thực tiễn cần phải đặt sự vật hiện tượng trong sự phát triển và phải có quan
điểm lịch sử cụ thể để phù hợp với từng hoàn cảnh nhất định. Sự phát triển của sự
vật, hiện tượng không diễn ra theo con đường thẳng tắp mà quanh co, phức tạp đơi
khi có những bước lùi tạm thời, vì vậy chúng ta phải có thái độ lạc quan tin tưởng
vào sự ra đời của cái mới sẽ chiến thắng cái cũ, cái lạc hậu, phải chống quan điểm
bi quan, chán nản cũng như quan điểm tự tin quá đà.
Câu 6: Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật (Nội dung, ý
nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù Cái riêng và Cái chung; nội dung,
ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù Nguyên nhân và Kết quả; Nội
dung, ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù Bản chất và Hiện tượng).
 Cặp phạm trù cái chung cái riêng.
Phạm trù cái chung dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố,
những quan hệ,.. tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng. Phạm trù cái riêng
dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng hoặc một quá trình nhất định.
Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng được thể hiện ở 4 luận điểm:
Luận điểm 1: cái chung tồn tại trong cái riêng thông qua cái riêng mà biểu
hiện sự tồn tại của cái chung, cái riêng khơng tách rời cái chung, qua nhiều cái

riêng tìm được cái chung.

17


Luận điểm 2: cái riêng tồn tại trong quan hệ với cái chung nó bao hàm cái
chung. Cái riêng khơng tách rời khỏi cái chung nếu tách rời thì cái riêng không tồn
tại.
Luận điểm 3: cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng bởi cái
chung là cái quy luật, nó quy định sự tồn tại và phát triển của thế giới. Cái riêng là
cái toàn thể và phong phú hơn cái chung, bởi vì ngồi những đặc điểm tham gia để
làm cái chung thì nó cịn có những đặc điểm riêng và có cái đơn nhất.
Luận điểm 4: Cái riêng lẻ có thể chuyển hóa cho nhau ở trong những mối
quan hệ khác nhau. Đó là chuyển hóa từ cái riêng lẻ dẫn đến sự ra đời của những
cái phổ biến, sự chuyển hóa từ cái chung sang cái riêng lẽ đó là sự mất đi của cái
cũ.
Lênin đã khái quát mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng như
sau: “Như vậy, các mặt đối lập (cái riêng đối lập với cái chung) là đồng nhất: cái
riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. Cái chung chỉ tồn tại trong
cái riêng, thông qua cái riêng. Bất cứ cái riêng (nào cũng) là cái chung. Bất cứ cái
chung nào cũng là (một bộ phận, một khía cạnh, hay một bản chất) của cái riêng.
Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao quát một cách đại khái tất cả mọi vật riêng lẻ.
Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập một cách đầy đủ vào cái chung, v.v. Bất
cứ cái riêng nào cũng thơng qua hàng nghìn sự chuyển hóa mà liên hệ với những
cái riêng thuộc loại khác (sự vật, hiện tượng, quá trình”.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải nhận thức cái chung để vận
dụng vào cái riêng. Cần phải nghiên cứu nhiều cái riêng để tìm ra cái chung. Muốn
nắm được cái chung cần phải xuất phát từ những cái riêng bởi vì cái chung khơng
tồn tại trừu tượng ngoài cái riêng.


18


Muốn cải tạo cái riêng phải áp dụng cái chung nhưng phải áp dụng một cách
sáng tạo, phải tùy theo từng hồn cảnh, tránh áp dụng một cách dập khn, máy
móc.
Cần nghiên cứu một cách cụ thể để tránh nhầm lẫn cái chung với cái riêng,
đồng thời tạo điều kiện cho những cái mới, những cái tiến bộ phát triển, góp phần
xóa bỏ những cái cũ, cái lạc hậu, lỗi thời.
 Cặp phạm trù nguyên nhân kết quả.
Nguyên nhân là phạm trù triết học chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt
trong sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một biến đổi nào đó.
Kết quả là phạm trù triết học chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn
nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.Điều kiện không
trực tiếp sinh ra kết quả nhưng lại không thể thiếu được cho sự xuất hiện của kết
quả. Điều kiện tham gia một cách tất yếu vào quá trình sinh ra kết quả. Nguyên cớ
không gây ra kết quả nhưng xúc tiến việc xuất hiện kết quả,có liên hệ bề ngồi, giả
tạo với kết quả. Các tính chất của mối liên hệ nhân quả: tính khách quan, tính phổ
biến và tính tất yếu.
Nguyên nhân sinh ra kết quả. Một nguyên nhân nhất định trong những hoàn
cảnh nhất định chỉ có thể gây ra kết quả nhất định. Một kết quả có thể do nhiều
nguyên nhân sinh ra. Nếu nguyên nhân và hồn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu
thì kết quả do chúng gây ra càng ít khác nhau bấy nhiêu.
Mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối liên hệ có tính phức tạp.
Mối liên hệ nhân quả là một chuỗi những sự nối tiếp giữa ngun nhân và kết quả.
Khơng có ngun nhân đầu tiên và khơng có kết quả cuối cùng. Trong những điều
kiện nhất định nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa cho nhau, cái mối liên hệ
này là nguyên nhân thì trong mối liên hệ khác lại là kết quả và ngược lại.


19


Có nhiều loại nguyên nhân: nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu,
nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân khách quan và
nguyên nhân chủ quan.
Ý nghĩa phương pháp luận: Mối liên hệ nhân quả có tính quy luật. Con
người chỉ có thể nhận thức, vận dụng nó để đạt được mục đích của mình, tạo điều
kiện cho nguyên nhân sinh ra kết quả, đồng thời hạn chế hoặc xóa bỏ những
nguyên nhân, điều kiện sinh ra kết quả xấu.
Mỗi sự vật, hiện tượng có thể có nhiều nguyên nhân sinh ra, những nguyên
nhân này có vị trí khác nhau trong việc hình thành kết quả. Vì vậy, trong hoạt động
thực tiễn chúng ta cần phải phân loại, xác định từng loại nguyên nhân để có những
biện pháp giải quyết đúng đắn. Cải tạo sự vật hay xóa bỏ sự vật chính là cải tạo hay
xóa bỏ nguyên nhân sinh ra nó.
 Cặp phạm trù bản chất hiện tượng.
Phạm trù bản chất là phạm trù dùng để nói đến cái bên trong của sự vật, hiện
tượng, dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả các mặt, các mối liên hệ tất nhiên, tương đối
ổn định ở bên trong, quy định sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng đó.
Phạm trù hiện tượng dùng để chỉ sự biểu hiện những mặt những mối liên hệ
đó trong những điều kiện xác định.
Sự thống nhất giữ bản chất và hiện tượng: Bản chất và hiên tượng có mối
quan hệ gắn bó, thống nhất với nhau. Bản chất nào thì hiện tượng ấy, khi bản chất
thay đổi thì kéo theo hiện tượng cũng thay đổi theo. Bản chất là cái bên trong được
biểu hiện ra bên ngoài thông qua hiện tượng và hiện tượng bao giờ cũng biểu hiện
bản chất. Vì thế bản chất nó được che đậy ẩn giấu sâu xa đến đâu nhưng bao giờ nó
cũng bộc lộ ra bên ngồi thơng qua hiện tượng. Bản chất thay đổi thì hiện tượng
cũng thay đổi theo. Khi bản chất mất đi thì hiện tượng cũng mất theo. V.I. Lênin đã
cho rằng : “Bản chất hiện ra. Hiện tượng là có tính bản chất”.


20


Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng: Bản chất và hiện tượng có sự mâu
thuẫn, đối lập nhau. Bản chất là cái sâu xa, hiện tượng là cái phong phú, có rất
nhiều loại hiện tượng, có hiện tượng thể hiện đầy đủ bản chất, có hiện tượng thể
hiện sai lệch bản chất. Hiện tượng là cái bên ngoài, bản chất là cái bên trong, nếu
hiện tượng phù hợp với bản chất ta dễ dàng nhận thức được bản chất của sự vật và
ngược lại. Bản chất là cái tương đối ổn định, hiện tượng là cái thường xuyên thay
đổi.
- Ý nghĩa phương pháp luận.
Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng giúp cho chúng ta có thể tìm ra
bản chất, quy luật vận động của sự vật thông qua hiện tượng.
Muốn nhận thức được đúng sự vật, hiện tượng thì khơng chỉ nghiên cứu,
quan sát, xem xét hiện tượng bên ngoài mà phải đi sâu và cái bên trong tức bản
chất của sự vật, hiện tượng. Cần phải nghiên cứu kĩ sự vật hiện tượng để tìm ra bản
chất. Phải tìm hiểu nhiều hiện tượng khác nhau mới kết luận được bản chất, phân
biệt được cái thật với cái giả. Quá trình tìm hiểu bản chất của sự vật là q trình rất
phức tạp, khó khăn. Đó là quá trình nhận thức của con người phải đi từ hiện tượng
đến bản chất, từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn, ...Theo V.I. Lênin:
“Tư tưởng của người ta đi sâu một cách vô hạn, từ hiện tượng đến bản chất, từ bản
chất cấp một...đến bản chất cấp hai..”.
Câu 7: Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật (Nội dung, ý nghĩa
phương pháp luận của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng
thành những sự thay đổi về chất và ngược lại; nội dung của quy luật thống
nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập; Nội dung, ý nghĩa phương pháp luận
của quy luật phủ định của phủ định).
 Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi
về chất và ngược lại.


21


Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định bên trong vốn có của sự
vật là sự tổng hợp những thuộc tính làm cho sự vật là nó và phân biệt nó với các sự
vật khác.
Lượng là phạm trù triết học chỉ tính quy định vốn có của sự vật nhưng chưa
nói rõ được sự khác nhau căn bản giữa nó với các sự vật khác mà chỉ nói lên quy
mơ, trình độ, số lượng, mức độ phát triển của sự vật.
Những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất: Quá trình vận động và
phát triển của sự vật diễn ra bằng cách lượng đổi dẫn đến chất đổi. Chất và lượng
thống nhất trong một độ nhất định (Độ là khoảng giới hạn mà chất và lượng thống
nhất với nhau). Chất – lượng tác động qua lại lẫn nhau, lượng biến đổi dần dần
(tăng hoặc giảm trong giới hạn độ). Sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về
chất, nhưng ảnh hưởng đến trạng thái của chất. Lượng phát triển đến một mức độ
nhất định hết giới hạn độ đó chính là điểm nút, ở đây xảy ra bước nhảy đó là sự
biến đổi về chất. Chất cũ mất đi, chất mới ra đời, sự vật cũ mất đi nhường chỗ cho
sự vật mới ra đời. Bước nhảy kết thúc giai đoạn biến đổi về lượng, nó làm gián
đoạn q trình vận động liên tục của sự vật, nhưng nó khơng chấm dứt sự vận động
mà chỉ chấm dứt một dạng tồn tại của sự vật, chấm dứt một giai đoạn vận động này
chuyển sang giai đoạn vận động mới. Chất mới ra đời tạo điều kiện cho sự biến đổi
của lượng (sự ảnh hưởng của chất đến lượng biểu hiện ở quy mô, mức độ, nhịp độ
phát triển mới của lượng). Chất mới ra đời tạo ra sự thống nhất mới giữa chất,
lượng và độ mới. Lượng lại tiếp tục biến đổi trong giới hạn độ tại điểm nút lại xảy
ra nhảy vọt trong những điều kiện nhất định. Chất cũ lại mất đi, chất mới ra đời, sự
vật mới thay thế sự vật cũ cứ như vật sự vận động của sự vật lúc tuần tự biến đổi
về lượng, lúc nhảy vọt về chất.
Một số hình thức bước nhảy: Bước nhảy nhanh – chậm; bước nhảy lớn – nhỏ.
Bước nhảy trong tự nhiên khác bước nhảy trong xã hội. Trong tự nhiên bước nhảy


22


diễn ra một cách tự phát. Trong xã hội bước nhảy được thực hiện thơng qua hoạt
động có ý thức của con người.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
Do bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại
trong tính quy định lẫn nhau, do đó trong nhận thức và thực tiễn cần nắm vững nội
dung quy luật lượng – chất. Muốn có sự thay đổi về chất thì phải có sự tích lũy đầy
đủ về lượng. Khi tích lũy đầy đủ về lượng việc thực hiện bước nhảy là tất yếu
khách quan dẫn tới sự ra đời của chất mới. Khi xem xét sự vật, hiện tượng cần
khắc phục tư tưởng tả khuynh, nóng vội, nhiều người quan niệm rằng chỉ cần thực
hiện bước nhảy mà khơng tích lũy về lượng cho nên trong hoạt động thực tiễn họ
thường vội vàng, hấp tấp. Cần phải tránh tư tưởng hữu khuynh, bảo thủ, trì trệ,
quan niệm chỉ cần tích lũy về lượng mà khơng giám thực hiện bước nhảy, trong
hoạt động thực tiễn thường chần chừ do dự mà bỏ lỡ thời cơ.
Việc thực hiện bước nhảy trong tự nhiên và xã hội khác nhau: trong tự nhiên
nó diễn ra một cách tự phát trong xã hội nó diễn ra một cách tự giác và có sự tham
gia và can thiệp của con người. Do đó con người phải phát huy tính năng động tích
cực trong việc thực hiện “bước nhảy”.
 Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Quy luật này nêu lên nguồn gốc bên trong của sự vận động và phát triển của
thế giới.
Mặt đối lập là những mặt có khuynh hướng vận động trái ngược nhau, là tiền
đề, điều kiện tồn tại của nhau. Mặt đối lập là những mặt, những thuộc tính, những
q trình có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tạo nên sự tồn tại của sự vật,
hiện tượng. Các sự vật có nhiều mặt đối lập tối thiểu là hai mặt. Ví dụ: trong cơ thể
con vật có hai q trình đồng hóa và dị hóa.
Thống nhất của các mặt đối lập là sự ràng buộc, nương tựa vào nhau của các
mặt đối lập. Mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình.

23


Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài
trừ, phủ định chuyển hóa lẫn nhau của các mặt đối lập.
Mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan đều là thể thống nhất của
các mặt đối lập. Hai mặt đối lập trong sự vật hoặc hiện tượng thống nhất với nhau
tạo thành một mẫu thuẫn. Khi mới xuất hiện mâu thuẫn biểu hiện ở sự khác nhau,
dần dần chuyển thành sự đối lập. Lúc đó mâu thuẫn bộc lộ rõ nét, hai mặt đối lập
đấu tranh với nhau, mâu thuẫn được giải quyết kết thúc sự thống nhất cũ của các
mặt đối lập một sự thống nhất mới xuất hiện, mâu thuẫn cũ mất đi mâu thuẫn mới
ra đời, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời thay thế cho nó.
Sự chuyển hóa của các mặt đối lập là tất yếu và diễn ra mn hình mn vẻ.
Đối với các sự vật khác nhau sự chuyển hóa của các mặt đối lập cũng khác nhau,
có hai hình thức cơ bản: mặt đối lập này trực tiếp chuyển hóa thành mặt đối lập
kia- sang cái đối với với mình hoặc cả hai mặt đối lập đều chuyển hóa thành cái
khác, lên hình thức cao hơn. Như vậy, sự đấu tranh là nguồn gốc, động lực của sự
vận động, phát triển, là cơ sở tồn tại và phát triển của sự vật.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
Phương pháp nhận thức mâu thuẫn: mâu thuẫn là khách quan và phổ biến
chúng ta phải phân tích các mặt đối lập, tìm ra mâu thuẫn của nó, có như vậy mới
nắm bắt được bản chất của sự vật, hiện tượng mới tìm ra khuynh hướng vận động
và phát triển của chúng để có biện pháp cải tạo sự vật.
Phương pháp phân tích mâu thuẫn: vì trong sự vật q trình có nhiều mâu
thuẫn mỗi mâu thuẫn có vai trị, vị trí khác nhau do đó phải biết phân tích mâu
thuẫn cụ thể tìm cách giải quyết cụ thể đối với từng mâu thuẫn. Tn theo ngun
tắc phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể.
Phương pháp giải quyết mâu thuẫn: mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi đã có
đủ điều kiện để giải quyết. Việc giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật
khách quan. Mâu thuẫn phải giải quyết bằng con đường đấu tranh. Các hình thức

24


đấu tranh cũng phải khác nhau để phù hợp với từng loại mâu thuẫn. Mâu thuẫn
phải được giải quyết một cách cụ thể. Có nhiều hình thức đấu tranh giữa các mặt
đối lập nên chúng ta phải căn cứ vào tình hình cụ thể để lựa chọn hình thức đấu
tranh cho phù hợp.
 Quy luật phủ định của phủ định.
Phủ định biện chứng là một khái niệm triết học chỉ sự ra đời của cái mới
thay thế cái cũ và trên cơ sở của cái cũ. Đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng
là tính khách quan và tính kế thừa.
Trong sự vận động vĩnh viễn của vật chất, sợi dây chuyền của những lần phủ
định biện chứng là vô tận. Cái mới phủ định cái cũ nhưng cái mới này lại bị phủ
đinh bởi cái mới hơn. Sự phát triển của sự vật thông qua những lần phủ định như
thế tạo khuynh hướng phát triển tất yếu đi từ thấp đến cao một cách vô tận. Trong
những chu kì phát triển sau một số lần phủ định sự vật dường như lặp lại cái cũ
nhưng trên cơ sở cao hơn. Mỗi lần phủ định là kết quả của sự đấu tranh và chuyển
hóa lẫn nhau của các mặt đối lập trong bản thân sự vật, giữa mặt khẳng định và
mặt phủ định. Nội dung của quy luật: Sự vật, hiện tượng trong thể giới khách quan
vận động, phát triển liên tục khơng ngừng. Một chu kỳ vịng khâu của sự vận động,
phát triển của sự vật bao gồm hai lần phủ định và ba giai đoạn (Phủ định lần thứ
nhất, phủ định lần thứ hai và phủ định của phủ định).
Qua hai lần phủ định sự vật hoàn thành một chu kỳ phát triển của nó. Sự phủ
định lần thứ nhất tạo ra cái đối lập với sự vật ban đầu đó là một bước trung gian
trong sự phát triển. Sự phủ định lần thứ hai tái lập lại cái ban đầu nhưng trên cơ sở
mới cao hơn, nó thể hiện bước tiến lên của sự vật. Sự phủ định lần thứ hai này
được gọi là phủ định của phủ định. Phủ định của phủ định xuất hiện với tư cách là
cái tổng hợp tất cả những yếu tố tích cực đã được phát triển từ trước trong cái
khẳng định ban đầu và trong cái phủ định lần thứ nhất. Cái tổng hợp này là sự
thống nhất biện chứng tất cả những yếu tố tích cực trong các giai đoạn trước và sau

25


×