Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đau thắt lưng và đau thần kinh tọa khi mang thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.26 KB, 5 trang )

Đau thắt lưng và đau thần
kinh tọa khi mang thai

Tỷ lệ thai phụ bị đau vùng thắt lưng dao động từ 24-56% tùy thuộc vào
nhóm nghiên cứu, và có khoảng 30-36% thai phụ bị mất khả năng làm việc. Tuy
vậy nếu phân loại kỹ thì thật sự số thai phụ bị đau vùng thắt lưng chỉ khoảng 1/9,
ít hơn so với nhóm bị đau khớp cùng chậu.
Cơn đau lưng xuất hiện khá sớm trong thai kỳ và cơn đau tăng dần theo thai
kỳ. Những phụ nữ trẻ tuổi khi mang thai có nguy cơ đau nhiều hơn người lớn tuổi.
Những người đã từng bị đau lưng thì khi mang thai sẽ có nguy cơ đau lưng cao
hơn những người khác.

Cơn đau lưng xuất phát từ phần thấp và mặt sau của vùng cột sống thắt
lưng. Cơn đau thường nằm giữa cột sống, đau tăng lên khi cử động cột sống hay
khi gắng sức. Cần phải phân biệt với cơn đau ở bể thận hay cơn co thắt tử cung
vốn có đặc điểm co thắt từng giai đoạn và không liên tục.

Nguyên nhân đến giờ vẫn chưa rõ ràng. Người ta nghĩ rằng có thể là do yếu
cơ học do thai trong tử cung làm lệch trọng tâm và cũng có thể do nguyên nhân
hocmon.

Tuy nhiên yếu tố cơ sinh học vẫn còn là sự bàn cãi vì người ta nhận thấy
cơn đau xuất hiện sớm trong thai kỳ ngay cả khi mà thai nhi chưa to, cơn đau
không liên quan đến trọng lượng mẹ hay thai nhi.

Có những nghiên cứu về vòng bụng của mẹ và cơn đau cho thấy không có
sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa vòng bụng và cơn đau. Từ đó người ta nghĩ
rằng đau thắt lưng có thể chỉ là sự tăng nặng tình trạng bệnh lý cột sống trước đó
như cột sống bị ưỡn quá mức. Sự lỏng lẻo của mô liên kết dưới tác dụng của
hocmon làm thai phụ nhạy cảm với sự quá tải.


Việc điều trị gồm giảm đau bằng thuốc, nghĩ ngơi sẽ làm dịu cơn đau.
Thuốc được giới hạn trong paracetamol, tập vật lý trị liệu làm tăng cường sức cơ
cạnh sống, cơ thắt lưng chậu, có thể tập trong hồ bơi. Việc tập luyện thể thao dưới
nước một lần trong một tuần trong nửa sau của thai kỳ sẽ làm giảm đáng kể cơn
đau và hạn chế việc nghỉ làm do đau lưng.

Mặt khác nguy cơ nhiễm trùng tiểu hay nhiễm trùng phần phụ khi tập dưới
nước không tăng. Việc châm cứu cũng mang lại hiệu quả giảm đau cho một số
người.

Cơn đau thắt lưng sẽ giảm đi nhanh chóng sau khi sinh. Tuy vậy vẫn có
khoảng 7% bệnh nhân vẫn còn đau lưng 18 tháng sau khi sinh.

Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa hiếm hơn đau thắt lưng với tỷ lệ khoảng 1-4%. Nguyên
nhân là do sự chèn ép đĩa đệm vào rễ thần kinh. Khi khám bệnh thầy thuốc có thể
phát hiện hội chứng chèn ép tủy hay rễ thần kinh.

Các rễ thần kinh hay bị tổn thương là L3, L4, L5 hay S1. Thường chỉ bị
một rễ thần kinh. Bệnh nhân có thể than phiền về các triệu chứng tê, giảm vận
động hay cảm giác.

Việc điều trị cũng vẫn bao gồm thuốc paracetamol, tập vật lý trị liệu dưới
nước. Khi những biện pháp này thất bại có thể dùng tới biện pháp giảm đau bằng
kỹ thuật tiêm thấm các dẫn xuất của cortisone trong bệnh viện. Có thể dùng các
dẫn xuất của opioide nhưng cần phải cẩn thận.

Trong những trường hợp nặng hơn khi có những tổn thương thần kinh nặng
dẫn đến teo cơ, rối loạn tiêu tiểu có chỉ định phẫu thuật. Nhưng khộng nên tiến

hành trong 3 tháng đầu thai kỳ vì nguy cơ xảy thai. MRI có thể được chỉ định
trước khi phẫu thuật nhưng chống chỉ định tiêm thuốc cản quang gadolinium.


×