Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Đề cương môn dân tộc học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (904.2 KB, 21 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN DÂN TỘC HỌC
Câu 1: Hãy cho biết: tộc người là gì ? ................................................................ 2
Câu 2: Tiêu chí xác định tộc người. .................................................................... 2
Câu 3: Chủng tộc là gì ? ..................................................................................... 4
Câu 4: Các tiêu chí hình thái dùng để phân loại chủng tộc. ................................ 5
Câu 5: Nêu và phân tích : Định nghĩa, đối tượng, phương pháp và nhiệm vụ của
dân tộc học ? ...................................................................................................... 7
Câu 6: Giới thiệu các trường phái dân tộc học trên thế giới và quá trình phát
triển của Dân tộc học Việt Nam ? ....................................................................... 8
Câu 7: Tơn giáo là gì, tơn giáo sơ khai là gì ? ..................................................... 9
Câu 8: Các hình thức tơn giáo sơ khai (tín ngưỡng ngun thủy) ? .................. 11
Câu 9: Nêu, phân tích các đặc điểm của thị tộc phụ hệ? ................................... 16
Câu 10: Nêu, phân tích các đặc điểm của thị tộc mẫu hệ ? ............................... 17
Câu 11: Nhân học là gì ? Mối quan hệ của DTH với các bộ môn của Nhân học ?
......................................................................................................................... 18
Câu 12: Ngơn ngữ là gì? Nguồn gốc ? Chức năng? .......................................... 18
Câu 13: Phân loại ngôn ngữ các tộc người ở Việt Nam .................................... 20

1


Câu 1: Hãy cho biết: tộc người là gì ?
Các loại hình tộc người đã từng tồn tại trong lịch sử:
 Dưới chế độ công xã nguyên thủy, khối cộng đồng tộc người là các thị
tộc, bộ lạc
 Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ là và phong kiến là bộ tộc ( chiếm nô,
phong kiến)
 Dưới chế độ TBCN là dân tộc TBCN
 Dưới chế độ XHCN là dân tộc XHCN
Tộc người là 1 tập đoàn người ổn định hoặc tương đối ổn định được hình
thành trong lịch sử dựa trên những mối liên hệ chung về ngôn ngữ, sinh hoạt văn


hóa và ý thức tự giác dân tộc thể hiện qua 1 tộc danh chung.
Dân tộc là 1 cộng đồng chính trị xã hội được chỉ đạo bởi 1 nhà nước , thiết
lập trên 1 lãnh thổ nhất định có 1 tên gọi, 1 ngơn ngữ hành chính, 1 sinh hoạt
kinh tế chung, với những biểu tượng văn hóa chung tạo nên 1 tính cách dân tộc.
Tộc người ( ethnie) và Dân tộc ( Nation) là hai khái niệm cơ bản của ngành
Dân tộc học để chỉ cộng đồng ở cấp độ khác nhau.
Trong khi Dân tộc (Nation) phải là một cộng đồng chính trị, bao gồm cư
dân của một quốc gia có chung một nhà nước, một chính phủ, có luật pháp
thống nhất,…thì Tộc người (Ethnic/Ethnie) là cộng đồng mang tính tộc người,
khơng nhất thiết phải cư trú trên cùngmột lãnh thổ, có chung một nhà nước,
dưới sự quản lý điều hành của một chính phủ với những đạo luật chung thống
nhất.
Có thể thấy khái niệm dân tộc thiên về yếu tố chính trị, cịn tộc người thì
thiên về yếu tố văn hóa
Ở Việt Nam 2 khái niệm này thường bị lẫn vào nhau. Dân tộc theo nghĩa
rộng là chỉ 1 quốc gia, theo nghĩa hẹp là chỉ 1 tộc người.
Ví dụ khi nói dân tộc Việt Nam là nói đến đất nước, quốc gia Việt Nam.
Cịn khi nói, Việt Nam có 54 dân tộc, tức là nói các tộc người ở Việt Nam như
người Kinh, người Thái, người Tày…
Câu 2: Tiêu chí xác định tộc người.
Tiêu chí xác định tộc người trên thế giới (nói chung).
1. Cùng tiếng mẹ đẻ - có ngơn ngữ tộc người thống nhất
Là 1 tiêu chí quan trọng để xác định dân tộc/tộc người, tuy nhiên có thể có
trường hợp quốc gia này sử dụng ngôn ngữ của quốc gia kia làm tiếng mẹ đẻ,
hoặc 1 quốc gia nói nhiều thứ tiếng.
2. Cùng 1 khu vực lãnh thổ (có lãnh thổ tộc người thống nhất)
2


Lãnh thổ là tiêu chí đầu tiên để hình thành 1 tộc người, từ lãnh thổ mới sản

sinh ra văn hóa. Lãnh thổ của 1 tộc người có thể bị mất đi, tuy nhiên đối với một
quốc gia dân tộc, lãnh thổ có thể thu hẹp hoặc mở rộng nhưng khơng thể mất đi
vì khơng có lãnh thổ sẽ khơng có dân tộc. Biên giới quốc gia khơng trùng với
biên giới lãnh thổ tộc người, lãnh thổ tộc người hình thành trước sau đó mới
hình thành quốc gia. Nhiều khi 2 loại lãnh thổ này mâu thuẫn với nhau.
Tiêu chí này khơng phù hợp với Việt Nam, vì trên 1 địa bàn nhỏ có thể là
nơi cư trú của nhiều tộc người
3. Có cùng nền kinh tế tộc người thống nhất.
Với 1 tộc người, lãnh thổ mất đi thì kinh tế cũng mất đi, nhưng đối với 1
quốc gia, cộng đồng kinh tế là 1 tiêu chí quan trọng.
Do khơng thống nhất lãnh thổ kéo theo yếu tố cộng đồng kinh tế chung
cũng không được xét đến khi xác định tộc người ở VN , bởi từ 1 lãnh thổ cố
định thì cư dân mới hình thành 1 nền kinh tế, và cả văn hóa nữa
4. Có các đặc trưng văn hóa thống nhất/văn hóa tộc người.
5. Có ý thức tự giác tộc người thống nhất
-Ý thức tộc người sẽ bền vững hơn ý thức quốc gia dân tộc, Không có bất
cứ ng nào lại k thể biết mình thuộc cộng đồng nào.
- Ý thức tự giác tộc người hình thành trên cơ sở các đặc trưng văn hóa. Mất
vh thì ý thức tự giác tộc người cũng tiêu vong.
Tiêu chí xác định tộc người ở Liên Xơ cũ:
1. Cùng cư trú trên một lãnh thổ nhất định.
2. Cùng nói một ngơn ngữ (nghĩa là mỗi dân tộc đều có tiếng nói riêng của
mình/tiếng mẹ đẻ).
3. Có chung các đặc điểm văn hóa.
4. Có cùng ý thức dân tộc hay là tự giác dân tộc.
Tiêu chí xác định tộc người ở Trung quốc:
- TQ chú trọng đến vấn đề nguồn gốc và lịch sử của dân tộc trong xđ thành
phần dân tộc ở nước họ. Từ những năm cuối của thập kỷ 50 các nhà KH TQ đã
xác định ở nước này có 56 dt và coi như vấn đề đã được khép lại. Trong 1 time
dài, các nhà KH TQ vẫn kiên trì theo định nghĩa “dân tộc” của J.V.Stalin: Dân

tộc là 1 cộng đồng ng ổn định đc hình thành trong lịch sử có chung ngơn ngữ,
lãnh thổ, đ/s kinh tế, cùng chung 1 tố chất tâm lý biểu hiện trong cùng 1 vh.
J.V.Stalin đưa ra 2 tiêu chí k thể thiếu:
+ Dân tộc là 1 phạm trù lịch sử của thời đại Tư bản CN đang lên, trước
CNTB k thể có dt.
+ Thiếu 1 trong 4 yếu tố(lịch sử, ngôn ngữ, lãnh thổ, tâm lý) trên cũng k
thể xác định đó là 1 dt.
3


Tiêu chí xác định tộc người ở Việt Nam:
Tiêu chí xác định dân tộc/tộc người, được đề cập từ 1960. Các hội thảo
khoa học vào 6/1973 và 11/1973 đã thống nhất:
- Dân tộc (tộc người ) là đối tượng trong xác định thành phần dân tộc.
- Tiêu chí gồm:
+ Có tiếng nói riêng ( ngơn ngữ mẹ đẻ), tiếng mẹ đẻ.
+ Có đặc trưng văn hóa riêng biệt
+ Có ý thức tự giác (tự nhận cùng một dân tộc)
Câu 3: Chủng tộc là gì ?
Nhân học là 1 ngành khoa học nghiên cứu tổng hợp về bản chất con người
trên các phương diện sinh học, xã hội và văn hóa của các nhóm người, các cộng
đồng dân tộc khác nhau cả về quá khứ của con người cho đến hiện nay.
Trong các lĩnh vực nghiên cứu của Nhân học có lĩnh vực nhân học hình
thể, cụ thể là Nhân chủng học chuyên nghiên cứu về chủng tộc.
Chủng tộc là 1 quần thể (hay 1 tập hợp 1 quần thể mà người ta quen gọi là
những nhóm người) đặc trưng bởi những đặc điểm di truyền về hình thái- sinh lý
mà nguồn gốc và q trình hình thành của chúng có liên quan đến 1 vùng địa
vực nhất định.
Nguyên nhân xuất hiện các đại chủng tộc:
- Sự thích nghi hồn cảnh địa lý tự nhiên: trong quá trình hình thành đặc

điểm chủng tộc, điều kiện tự nhiên đóng 1 vai trị quan trọng. Nhiều đặc điểm
của chủng tộc là kết quả của chọn lọc tự nhiên và sự thích nghi với mơi trường.
VD: màu da, tóc, hay mí mắt. Hồn cảnh tự nhiên chỉ có tác dụng đối với q
trình hình thành chủng tộc trong các giai đoạn sớm của chế độ CXNT.
- Sự sống biệt lập giữa các nhóm người: Do dân số ít lại ở các mơi trường
khác nhau đã tạo nên sự khác biệt về 1 số đặc điểm cấu tạo bên ngoài cơ thể. Do
sự sống biệt lập nên họ tiến hành nội hơn trong nhóm, điều này đóng vai trị to
lớn trong việc hình thành chủng tộc
- Sự lai giống giữa các nhóm người: là 1 nguyên nhân quan trọng hình
thành chủng tộc, đồng thời cũng là yếu tố để hợp nhất các chủng tộc.
Các đại chủng trên thế giới:
Đại chủng Xích đạo: da sẫm màu, tóc xoăn hoặc uốn song, mũi rộng hoặc
rất rộng, sống mũi ít dơ, gốc mũi thấp hoặc trung bình, lỗ mũi ngang, môi trên
dô, khe miệng rộng hoặc rất rộng.
Trước khi có sự bành trướng của thực dân người da trắng thì địa vực cư trú
của đại chủng Xích đạo chủ yếu ở phía nam đường Cận nhiệt bắc của Cựu lục
địa
4


Đại chủng Âu: da sáng màu hoặc ngăm đen, tóc mềm, thẳng hay uốn sóng
, lơng trên người rất phát triển, mũi hẹp, gốc mũi và sống mũi dô cao, lỗ mũi
thẳng đứng, môi trên không dô, khe miệng rộng vừa phải, môi mỏng
Địa vực cư trú: châu Âu, Tiểu Á, Bắc Ấn Độ
Đại chủng Á: Da sáng màu hoặc ngăm ngăm, mắt và tóc đen, dáng tóc
thẳng thường cứng, lơng trên người ít phát triển, mũi rộng trung bình, sống mũi
ít dơ (trừ trường hợp người bản địa châu Mỹ)
Địa vực cư trú: Đông Á, Đông Nam Á, Trung Á, Xibia, châu Mỹ.
Ở Việt Nam thuộc hai nhóm loại hình nhân chủng: Nam Á và Indonesien,
tiểu chủng Mongoloid phương Nam, đại chủng Mongoloid.

Câu 4: Các tiêu chí hình thái dùng để phân loại chủng tộc.
1. Sắc tố.
Sắc tố biểu hiện ở màu da, màu tóc, màu mắt, … Màu da: sáng (trắng hồng,
trắng vàng), màu trung gian (nâu), tối (nâu sẫm, đen). Theo đó nhân loại thuộc 3
loại màu da: trắng, vàng và đen.
Màu mắt : màu sẫm (đen, hạt dẻ), màu trung bình (xám nâu), sáng hay nhạt
(xanh thẫm, da trời …)
Màu tóc: sẫm (đen, nâu), màu trung gian (hung hung), màu sáng (vàng,
trắng bạch kim).
2. Hình dạng tóc
Thẳng: mọc thẳng từ da đầu, có tiết diện ngang hình trịn
Uống hình sóng, xoăn: mọc xiên từ da đầu căt ngang có tiết diện bầu dục
3. Lớp lơng thứ 3 (râu và lơng)
Tùy từng chủng tộc có thể nhiều hay ít.
4. Trắc diện mặt.
Có 3 loại: rộng, hẹp và trung bình.
Gồm các loại chỉ số: quá ngắn : 78,9; ngắn : 79,0-83,9; trung bình: 84,087,9; dài; 88,0 (chiều rộng mặt/chiều dài = chỉ số trắc diện mặt).
5


5. Hình dạng mắt.
Do mí trên phát triển nhiều hay ít quy định, nếu phát triển nó tạo thành nếp
gấp mí trên làm cho mắt hẹp lại, nếp gấp mắt phía mũi làm cho mắt xếch về một
bên. Sự phát triển của mí mắt có 4 chuẩn số từ khơng có nếp đến phát triển
nhiều.
6. Hình dạng mũi.
Góc mũi cao hay thấp; sóng mũi thẳng hay khoằm, lõm hay khơng lõm,
cánh mũi rộng hay hẹp,…
Cơng thức tính: X = N. 100/D
Trong đó: N: là số đo bề ngang cánh mũi; D là số đo chiều dọc của mũi

Các chỉ số: hẹp/69,90; trung bình/70-84,90; rộng/85,00.
Hình dạng mũi: trịn, tam giác, bầu dục.
7. Hình dạng mơi.
Gồm có: mỏng, vừa, dày và rất dày.
8. Hình dạng đầu
Nhìn từ trên xuống có 4 loại: dài, trung bình, ngắn và q ngắn.
Tính theo cơng thức: X = N.100/D
Trong đó: N chiều ngang; D chiều dọc
9. Tầm vóc.
Là số đo chiều cao cơ thể
Trung bình cho cả nhân loại: nam 164 – 166,9 cm; nữ 153 – 155,9 cm
10.

Tỷ lệ thân hình

Là tỷ lệ giữa chiều dài của mình, cổ và đầu A/B là chiều dài của thân.
A ngắn, B dài = khổ hình người dài.
6


A = B = khổ người trung bình
A dài, B ngắn = khổ người hình ngắn.
11.

Răng

12.

Vân tay


Có 3 dạng: hình xốy, hình móc và hình cánh cung.
Phần lớn những đặc điểm trên có cấu trúc di truyền phức tạp. Mỗi đặc điểm
được quy định bởi nhiều gen nên mức độ biến dị có giới hạn trong phạm vi lồi.
Trong giai đoạn sớm của quá trình hình thành chủng tộc, những đặc điểm trên
mang tính chất của loại đặc điểm thích nghi với môi trường tự nhiên nhưng ngày
nay những đặc điểm trên khơng cịn ý nghĩa đối với lịch sử phát triển của lồi
người.
Câu 5: Nêu và phân tích : Định nghĩa, đối tượng, phương pháp và
nhiệm vụ của dân tộc học ?
Ethnography
Ethnology
Ethnos : Dân tộc/tộc người
Ethnos : Dân tộc/ tộc người
Graphos: Miêu tả
Logos : học thuyết/lý luận
Dân tộc học là 1 ngành khoa học chuyên nghiên cứu về dân tộc/tộc người.
Đối tượng:
- Tất cả các dân tộc cư trú trên Trái Đất
- Nghiên cứu từ xã hội nguyên thủy đến những vấn đề hiện đại trong xã hội
ngày nay
- Văn hóa của các dân tộc là đối tượng nghiên cứu trọng tâm.
Có thể nói, dân tộc học nghiên cứu sự giống và khác nhau của các dân tộc
trên thế giới, qua đó nói lên q trình phát triển của dân tộc đó từ xưa đến nay.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp là cách thức tiến hành nghiên cứu
+ Phương pháp của các nhà dân tộc học có 2 giai đoạn:
- Nghiên cứu trong phòng
- Điều tra điền dã
 Ghi chép
 Phỏng vấn

 Ghi âm
 Trao đổi
7


Khơng có nghiên cứu điền dã thì khơng có những cơng trình nghiên cứu
dân tộc học đích thực có giá trị.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
Nhiệm vụ truyền thống.
- Nghiên cứu cấu tạo thành phần tộc người: Tìm hiểu xem địa phương
đó có bao nhiêu tộc người mối quan hệ của họ, xuất phát từ sự đa dạng các tộc
người của mỗi quốc gia, vấn đề này luôn luôn vận động và biến đổi không
ngừng theo thời gian
- Nghiên cứu nguồn gốc lịch sử cư trú của các tộc người: Mục đích
nghiên cứu lịch sử các dân tộc, củng cố thắt chặt tình đồn kết giữa các dân tộc
anh em.
- Nghiên cứu quá trình tộc người hiện nay của các dân tộc: Vì tộc người
ln ln vận động và biến đổi khơng ngừng
- Nghiên cứu di sản văn hóa các tộc người
- Nghiên cứu chế độ công xã nguyên thủy và tàn dư của các hình thái
kinh tế xã hội trước kia trong các dân tộc hiện nay
- Nghiên cứu hiện trạng văn hóa của các tộc người.
Nhiệm vụ hiện nay:
Câu 6: Giới thiệu các trường phái dân tộc học trên thế giới và quá
trình phát triển của Dân tộc học Việt Nam ?
Các trường phái dân tộc học trên thế giới:
Lý thuyết TK XX ( Tiến hóa luận đơn tuyến, Khuếch tán văn hóa…)
Lý thuyết trong những thập kỷ đầu và giữa thế kỷ XX (Đặc thù lịch sử,
Chức năng luận, Cấu trúc luận)
Lý thuyết trong những thập kỷ cuối XX đến nay (Tân tiến hóa luận, Dân

tộc học diễn giải, Chủ nghĩa hậu hiện đại)
Quá trình phát triển của Dân tộc học Việt Nam :
Trong các tác phẩm lịch sử địa lý, thời phong kiến có chứa đựng nhiều tư
liệu về các tộc người ở Việt Nam như: Dư địa chí, Ơ châu cận lục, Lịch triều
hiến chương loại chí…. Nhìn chung các tri thức dân tộc học thường được thể
hiện trong các cơng trình lịch sử, địa lý, nó chỉ được ghi chép như 1 phần cần
lưu ý thếm, giá trị khoa học chưa cao.
Thời Pháp thuộc có các tác phẩm: Việt Nam văn hóa sử cương, Mọi Kom
Tum…

8


Trước cách mạng tháng Tám, đất nước ta chưa sản sinh ra được 1 nền dân
tộc học và trong non 1 thập kỷ thực dân Pháp xâm lược, nước ta chỉ xuất hiện 1
số ít các nhà nghiên cứu dân tộc học.
Sau 1954, ngành dân tộc học Việt Nam ra đời, về mặt tổ chức từ TW cho
đến các tỉnh đều thành lập Ban dân tộc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước.
Các cơ quan nghiên cứu dân tộc học:
1958: Tổ dân tộc học thuộc Viện sử học ra đời , 1965 trực thuộc
UBKHXHVN.
1968 Viện dân tộc học ra đời
Ngày nay cịn có các cơ quan khác.
Cơ quan ngôn luận:
1972: tờ thông báo dân tộc học ra số đầu, 1974 đổi thành tạp chí dân tộc
học.
1991 Hội Dân tộc học VN được thành lập
Đào tạo cán bộ dân tộc học:
1960, nhóm Dân tộc học thành lập nằm trong tổ Dân tộc học Khảo cổ học

thuộc khoa Sử Đại học Tổng hợp Hà Nội.
1967 Tổ Dân tộc học được thành lập nằm trong khoa Sử
1960-1961 môn cơ sở DTHĐC được giảng dạy cho tất cả sinh viên khoa
Sử. Hiện nay, tại hầu hết các trường đại học lớn trong cả nước đều giảng dạy
DTH.
Đội ngũ cán bộ dân tộc học trong cả nước. Năm 2000 có khoảng 300
người, trong đó 1/3 có trình độ TS, GS, PGS.
Câu 7: Tơn giáo là gì, tơn giáo sơ khai là gì ?
Tơn giáo là 1 hình thái ý thức xã hội, một phạm trù lịch sử, có thể định
nghĩa về tơn giáo như sau: Tôn giáo là sự phản ánh sai lệch hư ảo trong óc người
về những lực lượng tự nhiên và xã hội chi phối con người.
C.Mác định nghĩa: Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là
trái tim của thế giới khơng có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của trật tự
khơng có tinh thần. Tơn giáo là thuốc phiện của nhân dân.
Nguồn gốc
-- Nhận thức: lịch sử nhận thức của con người là 1 quá trình từ thấp đến
cao. Ở giai đoạn đầu là nhận thức cảm tính, con người chưa sáng tạo ta tôn giáo.
9


Tôn giáo chỉ ra đời khi con người đạt tới 1 trình độ nhận thức nhất định (khái
qt hóa, trừu tượng hóa…).
+Sự bất lực của con người trước các thế lực tự nhiên
+Do sự hạn chế của lực lượng sản xuất, người nguyên thủy bất lực trong
cuộc đấu tranh với giới tự nhiên, từ đó dẫn đến sự sùng bái, thờ cúng tự nhiên,
cầu xin các thế lực tự nhiên che chở.
--Xã hội
+Sự bất lực của con người trước các thế lực xã hội
+Tôn giáo ra đời từ trong các mối quan hệ xã hội giữa con người với con
người

VD: thù ghét, thất tình
Đặc biệt trong xã hội có giai cấp, giai cấp bị trị bất lực trước sự phân chia
giai cấp, trước sự áp bức của giai cấp thống trị. Ngược lại, giai cấp thống trị
muốn dựa vào thần quyền được củng cố sự cai trị của mình.
--Tâm lý:
+ Những trạng thái tâm lý tiêu cực là 1 trong những nguồn gốc nảy sinh tôn
giáo
+ Những trạng thái tâm lý tích cực cũng là 1 trong những nguyên nhân dẫn
con người đến với tôn giáo.
Chức năng của tôn giáo
Thế giới quan: Hầu hết các tôn giáo đều cho rằng thần linh sáng tạo ra thế
giới và quyết định thế giới, mang tính duy tâm khách quan,
Điều chỉnh hành vi: các tôn giáo luôn hướng con người đến những điều tốt
đẹp, làm việc thiên, điều hay lẽ phải, xóa bỏ những thói hư tật xấu
Đền bù hư ảo: bù đắp những khoảng trống về tinh thần của con người, sự
bù đắp ấy chỉ là hư ảo nhưng lại có giá trị giúp con người yên tâm hơn.
Liên kết: Thông qua hoạt động tơn giáo làm cho các tín đồ gần gũi nhau
hơn hiểu nhau hơn, họ sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, tăng cường
tính cố kết cộng đồng.
Chuyển giao văn hóa: Tơn giáo khi du nhập sang 1 vùng đất mới nó ln
mang theo những giá trị văn hóa nghệ thuật làm phong phú hơn văn hóa bản địa.
Tín ngưỡng: là lịng tin, sự ngưỡng mộ vào 1 lực lượng siêu nhiên thần bí
nào đó tác động đến đời sống tâm linh của con người được con người tin là có
thật và tơn thờ
10


Tín ngưỡng ngun thủy là các hình thức tơn giáo sơ khai.
Câu 8: Các hình thức tơn giáo sơ khai (tín ngưỡng ngun thủy) ?
Các hình thức tơn giáo sơ khai giai đoạn sớm của xã hội nguyên thủy: Tô

tem giáo, ma thuật làm hại, ma thuật chữa bệnh, các lễ nghi thờ cúng dục tình,
ma chay.
a) Tơtem giáo
- Thờ cúng vật tổ của dòng họ, bộ lạc, thị tộc…, do quan niệm tất cả các
thành viên đều sinh ra từ 1 gốc.
- Gốc (vật tổ) có thể là con vật, vật, cây cối,…nhưng chủ yếu là ĐV (VD
tôtem của ng Khơmú, Thái, Dao, thị tộc dừa và thị tộc cau của ng Chăm)
- Nguồn gốc: cần có sự phân biệt cộng đồng khác trong xh tiền giai cấp.
- Biểu hiện:
+ Lấy tên ĐV, TV, vật … đặt tên cho dòng họ, thị tộc, bộ lạc.
+Thờ cúng vào các dịp Tết, lễ
+ Không ăn thịt, dùng, đựng vật tổ
+ Xăm, vẽ, … lên ng hình thù vật tổ
b) Ma thuật làm hại
- Nguồn gốc do xung đột quyền lợi, nghi kỵ, ghét bỏ và thù hằn nhau
giữa các thị tộc, bộ lạc, cộng với tín ngưỡng cho rằng sẽ có 1 lực lượng siêu
nhiên nào đó ủng hộ con ng trong việc phù phép, yểm bùa.
- Khi thầy mo, thầy cúng xuất hiện, bùa để ngăn chặn tà ma, kẻ ác làm
hại ng càng phát triển.
- Biểu hiện: chĩa vũ khí về phía kẻ thù (ở cổng bản, cổng làng khi tế lễ),
yểm bùa vào đồ ăn uống, tốc rối, vết chân… khi yểm ln ln có những lời phù
chú kèm theo.
- Vật linh gắn với bùa yểm thường là các ác thần
- Có nhiều dt ở VN sd ma thuật làm hại như các dt Tây Bắc, nhất là ng
Thái, Kháng, La Ha, Xinh mun, Khơ mú…thường yểm cho đối thủ khát nước,
đau đớn, chảy máu mà chết…
c) Ma thuật chữa bệnh
- Nguồn gốc, do quan niệm linh hồn và thể xác, hồn vía hốn ra khỏi thể
xác sẽ ốm, chết… nên cúng gọi hồn về nhập vào thể xác.
11



- Do ốm đau chữa = thuốc (cây cỏ) k khỏi.
- Biểu hiên: + Cúng bái, dùng cành dâu tằm quật vào ng ốm sau đuổi ma
tà.
+ Cúng gọi vía, đổ lốt cho ng khác
+ Bước qua đống lửa cho ma tà ó chót theo thì cũng phải bỏ chạy
+ Đốt hình nhân thế mạng
+ Uống nước lã có tàn nhang và có pha than tro các loại hình nộm.
d) Nghi lễ thờ cúng dục tình
- Đó là các ma thuật tình yêu, nghi lễ tình dục, tình yêu, kiêng kỵ trong
quan hệ tính giao (tính giao giữa con ng với vật, với thần linh, ma quái, …)
- Ma thuật dục tình, tình u là mn màu mn vẻ. Mỗi tộc ng có
những hình thức khác nhau… có cộng đồng còn cưới vợ cưới chồng cho ng đã
chết.
- Các dt ở Tây Bắc có nghi thức múa sinh thực khí, xua đuổi phi pai, ma
ác phá hoại sinh sản làm cho phụ nữ chết khi sinh đẻ…
e) Ma chay
- Là loại hình tín ngưỡng liên quan đến ng chết. Do quan niệm sống chỉ
là gửi và chết là về với tổ tiên của con ng nên xuất hiện các tín ngưỡng liên
quan.
- Chết k phải là hết mà là sang sống ở TG khác, tiếp tục c/s ở kiếp khác.
Sau 1 vòng luân hồi lại đầu thai trở thành ng … vì thế phải tiễn linh hồn ng chết
đi sang TG khác thơng qua các nghi lễ.
- Có nhiều cách xử lý xác của đồng loại khi đã chết như:
+ Vứt bỏ xác (bó lại rồi vứt bỏ, cất thành từng khúc rồi vứt bỏ, treo trên
cây cho chim ăn (điểu táng))…
+ Dìm xuống nước (thủy táng)
+ Để trong k gian (k táng)
+ Chôn vùi xuống đất (thổ táng/mai táng)

+ Để trong hang (thẩm táng)
+ Đốt bằng lửa (hỏa táng)
+ Ướp xác bằng các loại dược liệu (dược táng)
12


+ Ăn thịt ng chết (thực táng)
- Biểu hiện của ma chay gồm:
+ Tặng vật và hiến tế
+ Đốt lửa trên mộ
+ Cỗ bàn và các trò diễn trong ma chay, mai táng
+ Để tang ng quá cố
+ Kiêng kỵ kho trong cộng đồng có ng chết…
Các hình thức tơn giáo sơ khai giai đoạn muộn của xã hội nguyên thủy: Lễ
thành đinh, thờ cúng nghề săn bắt, sự thờ cúng của thị tộc mẫu hệ, thờ cúng tổ
tiên của gia đình thị tộc phụ hệ, đạo Saman, thờ thần bản mệnh, sùng bái hội kín,
sùng bái thủ lĩnh, thờ thần bộ lạc, các nghi lễ nông nghiệp.
1. Lễ thành đinh
- Nguồn gốc: con ng cho rằng, khi con ng trưởng thành phải đc tổ tiên đã
khuất và cộng đồng xác nhận, chứng giám mới đc gia nhập cộng đồng chính
thức.
- Các đặc điểm của lễ thành đinh:
+ Tất cả những ng đến tuổi trưởng thành đều phải trải qua
+ Nghi thức đối với con trai phức tạp hơn đối với con gái
+ Làm lễ thành đinh cho con trai là trách nhiệm của cả cộng đồng
+ Lễ thành đinh có nhiều bước, trải qua nhiều thời điểm
+ Người thụ lễ phải trải qua nhiều thử thách khắc nghiệt
+ Trong time thử thách ng thụ lễ phải cách ly cộng đồng (phụ nữ)
+ Ng thụ lễ phải thực hiện kiêng kỵ trong ăn uống, tắm rửa
+ Ng thụ lễ phải thơng hiểu truyền thuyết, tập qn, tín ngưỡng của cộng

đồng mình
+ Nghi lễ thành đinh cho nữ thường đơn giản và tổ chức vào lúc dậy thì
VD: Tục cà răng, căng tai của các dt ở Tây Nguyên.
2. Thờ cúng nghề săn bắt
- Nguồn gốc và mục đích là mong muốn săn, bắn có hiệu quả hơn.

13


- Hình thức biểu hiện: các ma thuật, bùa chú, phù phép… Liên quan đến
săn bắt: kiêng phụ nữ sờ vào bẫy, súng săn, nỏ, vó, chài, … tính đốt cần câu; đo
chiều dài súng săn bắn của các dt thiểu số, tính ng giờ đi săn bắn.
- Nhiều tộc ng tổ chức nhảy múa biểu diễn động tác của loài vật khi
trúng đạn hoặc khi mắc lưới … trước khi đi săn. Nhiều dt khi săn đc thú bao giờ
cũng cúng trả ơn ma bản, ma rừng, a núi…
3. Thờ cúng thị tộc Mẫu hệ
- Biểu hiện là thờ vật thiêng, thờ lửa, nữ thần mặt trời… do phụ nữ thực
hiện.
- Các dt ở VN vẫn cịn duy trì việc thờ cúng vua lửa (Tây Nguyên), cúng
táo quân ng Tết, kiêng xin lửa và k cho lửa vào ng mồng một Tết Nguyên đán,
thờ mẫu …của ng VN, thờ cúng thần lúa (me ngo) của các cư dân Môn - Khơ
me.
4. Thờ cúng tổ tiên trong gia đình thị tộc phụ hệ
- Thờ cúng những ng đàn ông của thị tộc đã chết, 1 loại hình tín ngưỡng
đặc trưng của thị tộc phụ hệ
- Nó hình thành do con ng tin vào việc có linh hồn, có thế giới bên kia.
Hầu như tất cả các dt ở VN đều thờ cúng tổ tiên.
5. Sa man giáo
- Xuất hiện từ g/đ tan rã của công xã thị tộc (phụ hệ)
- Biểu hiện: nhập hồn, lên đồng, nhảy múa, phù phép… để giao tiếp với

thần linh (gồm 2 cách):
+ Thần linh nhập vào thầy pháp, nhạc cụ, tế cụ…
+ Thầy pháp nhập vào xứ sở của thần linh, chu du trong xứ sở của thần
linh.
- Mục đích: thơi miên những người tham dự, chữa bệnh cho ng và cho
vật trừ hiểm họa, bói đốn… gọi hồn cho ng chết xem họ cần gì, sinh sống ra
sao.
6. Thờ cúng thần bản mệnh
- Đây thực chất là tín ngưỡng Tơtem cá nhân, nó cũng giống như tôtem
thị tộc nhưng chủ thể là cá nhân đơn lẻ.
- Nguồn gốc thờ thần bản mệnh gắn liền với q trình cá nhân hóa của
con ng, tách khỏi thị tộc độc lập về mặt tâm linh, TG quan, nhân sinh quan.
14


- Các dt VN hiện còn thờ thần bản mệnh thông qua: thờ tạy họ của ng
Thái, Tày, Cao Lan, Giáy,…Tục thờ vía của các thành viên trong dịng họ của
ng Hmơng.
7. Sùng bái hội kín
- Đó là sự sùng bái liên minh bí mật
- Hội kín là 1 tổ chức xh đặc trưng trong g/đoạn công xã thị tộc tan rã, nó
là ngun nhân làm tan rã cơng xã thị tộc.
- Hội kín hình thành trên cơ sở các gia đình phụ hệ, hệ lễ thành đinh ở
thời đại Cơng xã ngun thủy.
- Hội kín có nhiệm vụ đấu tranh chống lại thị tộc mẫu hệ
- Nó là tiền thân của các tổ chức hành chính sau này.
- Nó k thực hiện chức năng, nhiệm vụ nếu k có thêm chức năng tơn giáo,
ma thuật.
- Với hội kín hệ thống các thần đều là thần ác, kết hợp giữa ma ng chết
với các thế lực siêu nhiên…

2.8. Sùng bái thủ lĩnh
- Là loại hình tín ngưỡng gắn chặt với hội kín cả về nguồn gốc lẫn hình
thức biểu hiện.
- Mục đích: thần thánh hóa quyền lực, vai trị của thủ lĩnh, chuẩn y siêu
nhiên quyền lực của thủ lĩnh còn sống, chiêm bái các thủ lĩnh đã chết thành các
vị thần có sức mạnh siêu nhiên …. Tóm lại là sự kết hợp giữa vương quyền và
thần quyền.
2.9. Thờ cúng thần bộ lạc
- Hình thành trong g/đoạn chuyển tiếp giữa xh k g/c và xh có g/c. Thần
bộ lạc thường là vị thần liên quan đến:
+ Thần che trở cho lễ thành đinh của bộ lạc
+ Thần thoại về ng anh hùng
+ Nhân cách hóa hiện tượng tự nhiên
+ Thờ thần bộ lạc trước hết là thờ thần chiến tranh, thường có ở các bộ
lạc đi xâm lược.
10. Nghi lễ nơng nghiệp
- Là hình thái tín ngưỡng của các công xã nông nghiệp (hay công xã
nông thôn)
15


- Nguồn gốc của các tín ngưỡng nơng nghiệp: sự bất lực trước tự nhiên,
thánh, muốn thế phải thực hiện các nghi lễ, ma thuật.
- Biểu hiện:
+ Nghi lễ cúng tổ tiên, thần đất, thần sấm, thần rừng, thần núi, thần
gió… cầu sự phù hộ cho mùa màng.
+ Các nghi lễ phồn thực: thờ sinh thực khí, trai gái yêu nhau ở ruộng lúa,
trồng gừng , sẻ trên nương lúa, vùi đá xuống nương trồng khoai lang mong
khoai có củ to như đá, giết gia súc, gia cầm, giết ng tế thần linh, gián giấy đỏ
vào cày bừa, nông cụ, trong Tết Nguyên đán của ng Hmông cắt tiết gà vẩy máu

vào các loại hạt giống của ng Khơ mú…. Các lễ hội xuống đồng của các dt ng ở
VN.
Một vài tàn dư của tín ngưỡng nguyên thủy trong xã hội con người hiện
nay:
Do sản sinh ra trên cơ sở của một nền nơng nghiệp nghèo nàn lạc hậu,
mang tính chất tự cung tự cấp…, cho nên những tàn dư của các tín ngưỡng
ngun thủy cịn tồn tại trong đời sống tâm linh của người Tày như: Vật linh
giáo, ma thuật, bái vật giáo (thờ cây đa to, thờ hòn đá kỳ dị…) và các lễ nghi
liên quan đến sản xuất nông nghiệp, săn bắt, đánh cá, các nghề nghiệp, các hình
thái tơn giáo của xã hội có giai cấp ngày càng phát triển thịnh hành.
Tiêu biểu nhất trong tín ngưỡng, tôn giáo của người Tày là thờ cúng tổ tiên, bắt
nguồn từ thờ cúng gia tộc, thị tộc ở thời kỳ trước.
Lễ quét làng của người Tu Dí, Lào Cai
Tục thờ cúng các vị thần Núi, thần Đá, thần Cây trong tín ngưỡng nguyên
thuỷ và tục thờ “Nõ – Nường” của tín ngưỡng phồn thực, cùng với nhiều trị tục
của tín ngưỡng phồn thực vẫn cịn tàn dư và tồn tại lâu bền tại nhiều làng xã của
người Việt ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ đến tận ngày nay
Tục thờ Bàn Vương của người Dao
Câu 9: Nêu, phân tích các đặc điểm của thị tộc phụ hệ?
1. Có nghi lễ tơn giáo chung (cúng tế 1 vị thần nhất định mà thị tộc coi là
ông tổ của mình, đặt cho 1 biệt hiệu riêng, có ngày hội tôn giáo chung)
2. Một nghĩa địa chung
3. Quyền thừa kế tài sản trong nội bộ thị tộc
4. Có nghĩa vụ giúp đỡ bảo vệ lẫn nhau cứu giúp nhau chống lại bạo lực
5. Trong trường hợp nhất định có quyền kết hôn trong nội bộ thị tộc, đặc
biệt là trường hợp của gái mồ côi và phụ nữ được thừa kế
6. Quyền sở hữu chung tài sản của thị tộc
7. Huyết tộc tính theo dịng cha
8. Cấm kết hơn trong nội bộ thị tộc trừ trường hợp phụ nữ được thừa kế
9. Quyền nhận người ngoài làm thành viên của mình

16


10.

Quyền bầu cử và bãi miễn các thủ lĩnh của thị tộc.

Thị tộc phụ hệ đóng 1 vai trị quan trọng đối với sự tan rã của xã hội
nguyên thủy. Thời kỳ này đã có sự xuất hiện của kim loại, làm cho năng suất lao
động tăng, của cải không chỉ để ăn mà còn dư thừa. Chế độ tư hữu xuất hiện, và
sự tích lũy tư hữu ngày càng tăng lên. Đồng thời với đó là sự phân hóa xã hội
ngày càng sâu sắc, ra đời chế độ dân chủ quân sự. Xuất hiện giai cấp và đấu
tranh giai cấp, giai cấp nào thắng sẽ xây dựng nhà nước để bảo vệ quyền lợi của
giai cấp mình. Sự ra đời của nhà nước đánh dấu sự kết thúc của chế độ cơng xã
ngun thủy.
Câu 10: Nêu, phân tích các đặc điểm của thị tộc mẫu hệ ?
1. Thị tộc bầu ra tù trưởng và thủ lĩnh quân sự do phổ thơng đầu phiếu
2. Thị tộc có quyền bãi miễn tù trưởng và thủ lĩnh quân sự
3. Không 1 thành viên nào trong thị tộc được phép lấy chồng, lấy vợ trong
nội bộ thị tộc (ngoại hôn)
4. Tài sản của những người đã chết là thuộc về các thành viên trong thị tộc,
nó phải được để lại trong thị tộc
5. Các thành viên trong cùng 1 thị tộc có nhiệm vụ giúp đỡ nhau bảo vệ lẫn
nhau và đặc biệt giúp nhau báo thù khi bị người ngoài thị tộc làm nhục
6. Thị tộc có những tên gọi nhất định, đã mang tên gọi của thị tộc thì mặc
nhiên có những quyền lợi trong thị tộc
7. Thị tộc có thể nhận những người ngoài thị tộc, kể cả tù binh làm thành
viên của mình
8. Thị tộc có những nghi lễ tơn giáo chung
9. Thị tộc có nghĩa địa chung

10.
Cơ quan quyền lực tối cao của thị tộc là Đại hội dân chủ của thị tộc.
Có thể nói đây là giai đoạn phát triển nhất của xã hội nguyên thủy. Thị tộc
mẫu hệ là 1 tập thể bình đẳng, thân ái, người đàn bà được coi trọng. Mỗi 1 thị
tộc gồm những gia đình mẫu hệ cùng chung sống dưới những căn nhà dài, được
dùng làm biểu hiện vật chất của thị tộc nhìn ở góc độ văn hóa, thời kì này nghệ
thuật cũng phát triển thịnh đạt. Hôn nhân được tiến hành theo ý muốn của người
phụ nữ, chồng cư trú bên vợ, người đàn ông bị tách ra khỏi thị tộc mẹ. Là 1 tập
thể kinh tế thống nhất cùng làm cùng hưởng, chưa có chế độ tư hữu.
5 điểm khác nhau giữa thị tộc mẫu hệ và thị tộc phụ hệ
Mẫu hệ
Huyết tộc tính theo dịng mẹ
Ngoại hơn là tuyệt đối

Phụ hệ
Dịng cha
Ngoại hơn là cơ bản nhưng cũng
có trường hợp nội hơn
Quần hơn cịn đậm nét
Quần hơn đã phai nhạt
Phụ nữ sau khi lấy chồng vẫn có
Phụ nữ lấy chồng sang cư trú bên
quan hệ mật thiết với thị tộc mẹ, người chồng, không tham gia mọi nghi lễ tôn
đàn ông sang cư trú bên vợ không cứt giáo bên thị tộc của mình nữa mà tham
17


đứt quan hệ với thị tộc của mình
gia bên thị tộc chồng
Điểm khác biệt quan trọng nhất là ở chế độ thị tộc phụ hệ đã xuất hiện chế

độ tư hữu, cộng thêm sự ra đời của chế độ dân chủ quân sự, 1 trong những hình
thức phổ biến ra đời nhà nước.
Câu 11: Nhân học là gì ? Mối quan hệ của DTH với các bộ môn của
Nhân học ?
Nhân học là 1 ngành khoa học nghiên cứu tổng hợp về bản chất con người
trên các phương diện sinh học, xã hội và văn hóa của các nhóm người, các cộng
đồng dân tộc khác nhau cả về quá khứ của con người cho đến hiện nay.
Nhân học nghiên cứu con người trong tính tồn diện (sinh học+văn hóa),
mang tính đối chiếu so sánh để tìm hiểu sự đa dạng về mặt sinh học và văn hóa
của con người.
Các chuyên ngành nghiên cứu:
- NH ngôn ngữ: ngôn ngữ là dấu hiệu nhận biết tộc người, nghiên cứu
ngơn ngữ đề tìm hiểu đời sống văn hóa tộc người, lịch sử, nguồn gốc tộc người.
- NH khảo cổ: Thông qua các di vật khảo cổ, minh họa đời sống các tộc
người, nguồn gốc thời nguyên thủy
- NH hình thể: Nghiên cứu về mặt sinh học của con người
- NH ứng dụng: Ứng dụng các lý thuyết NH vào giải quyết các vấn đề cụ
thể của xã hội như: Y tế , sinh thái, mơi trường….
- NH văn hóa: Nghiên cứu đời sống vật chất tinh thần của con người
 Nhân học và dân tộc học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, dân tộc học
tương ứng với 1 lĩnh vực nghiên cứu của Nhân học là Nhân học văn hóa.
Dân tộc học sử dụng kết quả của Nhân học để nghiên cứu.
VD: Khi tìm hiểu về giai đoạn bầy người nguyên thủy, tài liệu dân tộc học
không thể vẽ lên được bức tranh xa xưa đó mà phải cần kết hợp với các ngành
khoa học khác như: Khảo cổ học, cổ sinh vật học, ngôn ngữ học…
Câu 12: Ngôn ngữ là gì? Nguồn gốc ? Chức năng?
Có nhiều định nghĩa khác nhau về ngôn ngữ, ngành DTH định nghĩa như
sau:
Ngôn ngữ là sản phẩm cấp cao của ý thức con người, là vật chất được trừu
tượng hóa và là hệ thống tín hiệu thứ 2 của con người. Ngơn ngữ là 1 phương

tiện, 1 công cụ để con người giao tiếp với nhau, trao đổi tư tưởng và đi đến hiểu
nhau hơn.
Nguồn gốc: 1 số giả thuyết về nguồn gốc ra đời của ngôn ngữ
Mô phỏng âm thanh
Tiếng kêu trong phối hợp lao động
18


Thuyết cảm thán bộc lộ tâm lý tình cảm
Thuyết quy ước xã hội
Quan điểm của chủ nghĩa M-L:
Ngôn ngữ được hình thành là do lao động, lao động hồn thiện con người
về mặt sinh học, tạo tiền đề về mặt sinh học cho ngôn ngữ phát triển.
Liên kết con người thành cộng đồng, con người thỏa thuận với nhau làm gì
và làm như thế nào
Những kinh nghiệm, những hiểu biết về lao động, thế giới xung quanh,
phải được thông báo cho nhau từ đời này sang đời khác.
Chức năng:
Là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người: Ngoài ngơn ngữ,
con người có thể sử dụng các phương tiện khác để giao tiếp, nhưng tất cả đều
không đáp ứng được mục đích giao tiếp tốt như ngơn ngữ
Nhờ ngơn ngữ mà con người có thể hiểu nhau trong quá trình sinh hoạt và
lao động, có thể truyền tải trí tuệ, tư tưởng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ngôn ngữ là công cụ đấu tranh sản xuất dù nó khơng sản xuất ra của cải vật
chất nhưng nó giúp con người lĩnh hội những kiến thức mới, hợp tác cùng phát
triển
Ngôn ngữ là công cụ để đấu tranh giai cấp ( dùng ngôn ngữ để tuyên truyền
các đường lối, tư tưởng…)
Là công cụ biểu đạt tư duy của con người.
Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, khơng có từ hay câu nào mà

khơng biểu hiện 1 khái niệm hay tư tưởng. Ngược lại cũng không có khái niệm
nào mà khơng tồn tại dưới dạng ngơn ngữ
Ngơn ngữ tham gia trực tiếp vào q trình hình thành tư tưởng, mọi khái
niệm, tư tưởng chỉ trở nên rõ ràng khi nó được biểu hiện bằng ngơn ngữ.
Có ngơn ngữ thì có tư duy và ngược lại.
Là 1 công cụ biểu cảm : ngôn ngữ như 1 trong những phương tiện để thể
hiện tình cảm, thái độ,trạng thái, nội tâm, xúc cảm của con người đối với cộng
đồng, với xã hội.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu ngôn ngữ trong DTH
Là yếu tố quan trọng để phân biệt con người với loài vật
Là 1 trong những đặc trưng quan trọng nhất để phân biệt tộc người.
19


Nghiên cứu ngơn ngữ có ý nghĩa quan trọng đối với nghiên cứu lịch sử tộc
người và văn hóa tộc người
Góp phần đấu tranh chống lại thuyết phân biệt chủng tộc trong ngôn ngữ
học
Câu 13: Phân loại ngôn ngữ các tộc người ở Việt Nam
Trên thế giới có rất nhiều tiêu chí phân loại ngơn ngữ để tìm hiểu nguồn
gốc, lịch sử các dân tộc. Có 2 cách phân chia cơ bản là phân loại ngôn ngữ theo
cội nguồn (theo phả hệ) và theo loại hình. Trong đó phân chia theo loại hình là
quan trọng hơn cả
ở Việt Nam ngơn ngữ được chia thành 5 ngữ hệ:
1. Ngữ hệ Nam Á
2. Ngữ hệ Thái- Kadai
3. Ngữ hệ Mông Miến (Hmông- Dao)
4. Ngữ hệ Hán Tạng
5. Ngữ hệ Nam Đảo (Malayo – Polinesien)
 Việt Nam là bức tranh thu nhỏ các nước Đông Nam Á về sự đa dạng ngữ

hệ ngôn ngữ các dân tộc. Bên trong ngữ hệ cịn có các chi, nhánh, nhóm…
Câu 14: Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy ?
1, Giai đoạn bầy người nguyên thủy.
Bắt đầu từ khi con người hình thành đến khi người hiện đại ra đời
Có 2 bước nhảy vọt trong quá trình hình thành con người:
B1: Từ vượn người – người nguyên thủy
-Là quá trình đấu tranh lâu dài của con người nguyên thủy để sinh tồn khi
biến đổi thành con người
-Cơ cấu tổ chức: sống theo từng nhóm nhỏ, mang tính bầy đàn
-Những dấu tích vượn chưa được loại bỏ hồn tồn nhưng đã trở thành
người và khơng còn là vượn
-Kinh tế: Hái lượm
-Sống trong các mái đá, dựng các lán
-Biết chế tạo công cụ dù rất thô sơ
Đời sống xã hội:
-Cuối thời kì nguyên thủy phát minh ra lửa

20


-Quan hệ giữa các thành viên : Mỗi bầy có 1 người đứng đầu, có phân cơng
lao động tuy nhiên khơng bền vững
-Hơn nhân: Tạp hơn
-Có ý thứ nhường nhịn nhau trong ăn uống
 ĐL xã hội xuất hiện

B2: Từ người nguyên thủy – người hiện đại
-Đời sống kinh tế: Bắt đầu biết đến kinh tế sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi),
tăng thêm thức ăn và chủ động nguồn thức ăn.
-Công cụ lao động: sử dụng công cụ tra cán, công cụ được gia công lần 2

-Đời sống xã hội: Tiến thêm 1 bước trong quan hệ tính giao, chỉ thực hiện ở
những người khơng có quan hệ huyết thống
-Hơn nhân: Quần hôn
-Ăn uống: ý thức nhường nhịn, chia sẻ miếng ăn cho nhau ngày càng rõ rệt
 ĐL xã hội ngự trị
Kết luận: có sự đấu tranh giữa bản năng động vật và quy luật xã hội theo
hướng bản năng sinh học ngày càng thu hẹp, quy luật xã hội ngày càng thắng
thế.
2, Giai đoạn công xã thị tộc:
-Thị tộc là 1 tập thể người có cùng huyết thống với nhau, cùng lao động và
hưởng thành quả lao động chung.
-Thị tộc ra đời gắn liền với chế độ ngoại hơn ( cấm quan hệ hơn nhân trong
nhóm)
-Cơ cấu ngun thủy của thị tộc là tổ chức thị tộc lưỡng hợp, thể hiện qua 2
dạng thức:
Thị tộc phụ hệ (huyết tộc tính theo dịng cha)
Thị tộc mẫu hệ (huyết tộc tính theo dịng mẹ)

21



×