Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) trên địa bàn tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 115 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ HUẾ

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI (FDI) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Công Tiệp

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



Tác giả luận văn

Trần Thị Huế

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ "Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh", bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân,
tơi cịn nhận được dạy bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, các tổ chức, cá nhân trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Công Tiệp,
người thầy tâm huyết đã tận tình đã hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Quản trị
kinh doanh, Khoa Kế toán & Quản trị kinh doanh, Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo UBND thành phố Bắc Ninh, Lãnh đạo sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Bắc Ninh, Sở ngoại vụ, Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh, các
Anh chị em công tác trong các Sở của tỉnh và giám đốc, trưởng các phòng ban các
doanh nghiệp đã cung cấp số liệu thực tế và thơng tin cần thiết để tơi hồn thành luận
văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng tồn thể gia
đình, người thân đã động viên, chia sẻ khó khăn, khích lệ tơi trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu đề tài.
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Trần Thị Huế

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................. vi
Danh mục bảng .............................................................................................................. vii
Danh mục hình, đồ thị................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... ix
Thesis Abstract ............................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu ...............................................................................................................1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2

1.2.1


Mục tiêu chung .....................................................................................................2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2

1.3

Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................3

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3

1.4.1

Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................3

1.4.2

Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI)..................4
2.1

Cơ sở lý luận .........................................................................................................4

2.1.1


Các khái niệm cơ bản............................................................................................4

2.1.2

Đặc điểm và bản chất của hoạt động FDI .............................................................7

2.1.3

Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) .................................................9

2.1.4

Vai trò của FDI đối với các nền kinh tế đang phát triển .....................................11

2.1.5

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) .........................................................................................................14

2.2

Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................17

2.2.1

Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của một số nước
trên thế giới .........................................................................................................17

2.2.2


Kinh nghiệm tăng cường thu đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ở Việt Nam .......20

iii


2.2.3

Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Bắc Ninh về thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài FDI ............................................................................................26

2.2.4

Các cơng trình nghiên cứu liên quan ..................................................................27

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................29
3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................29

3.1.1

Đặc điểm tự nhiên ...............................................................................................29

3.1.2

Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................................31

3.1.3

Phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh ..................................................................39


3.2

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................40

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................40
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................42
3.2.3. Phương pháp phân tích .......................................................................................42
3.2.4

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................43

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ...................................................................44
4.1

Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh ....................................................................................................................44

4.1.1

Khái quát tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh ......................................................................................................44

4.1.2

Tác động thu hút FDI đối với phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Ninh ..............50

4.1.3 Đánh giá thực trạng thu hút FDI giai đoạn 2013-2015 trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh .................................................................................................... 57
4.2


Những nhân tố ảnh hưởng đến tăng cường thu hút FDI trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh .................................................................................................... 67

4.2.1

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .......................................................................67

4.2.2

Mơi trường chính trị - kinh tế - xã hội. ...............................................................67

4.2.3

Luật pháp và cơ chế chính sách. .........................................................................67

4.2.4

Thủ tục hành chính .............................................................................................68

4.2.5

Cơ sở hạ tầng ......................................................................................................68

4.2.6

Nguồn lực về con người .....................................................................................68

4.2.7


Các yếu tố thuộc môi trường quốc tế ..................................................................69

4.2.8

Phân tích thuận lợi, khó khăn trong việc thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bắc
Nin bằng phương pháp phân tích SWOT ...........................................................70

iv


4.3

Định hướng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI trong thời gian tới ........................................................................................73

4.3.1

Định hướng chung và định hướng tăng cường và âng cao chất lượng thu
hút FDI ................................................................................................................73

4.3.2

Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh ......................................................................................................76

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................86
5.1

Kết luận ...............................................................................................................86


5.2

Kiến nghị ............................................................................................................87

5.2.1

Đối với Trung ương ............................................................................................88

5.2.2

Đối với UBND tỉnh Bắc Ninh ............................................................................89

5.2.3

Đối với doanh nghiệp FDI ..................................................................................91

Tài liệu tham khảo ..........................................................................................................92

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQL

Ban quản lý


CN

Cơng nghiệp

CCN

Cụm cơng nghiệp

CNH,HĐH

Cơng nghiệp hố, Hiện đại hố

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DN

Doanh nghiệp

đ

Đồng

ĐTNN

Đầu tư nước ngồi

ĐVT


Đơn vị tính

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

GCNĐT

Giấy chứng nhận đầu tư

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products)

HĐND

Hội đồng nhân dân

IIA

Hiệp định đầu tư đa phương

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất


KDCSHT

Kinh doanh cơ sở hạ tầng

KH&CN

Khoa học và công nghệ

KH&ĐT

Kế hoạch và đầu tư

KT

Kinh tế

KTXH

Kinh tế xã hội

LHQ

Liên hợp quốc

NIC

Nước công nghiệp mới

ODA


Vốn hỗ trợ phát triển (Official Development Assitantce)

TNC

Tập đoàn xuyên quốc gia

TP

Thành phố

TPP

Hiệp định đỗi tác kinh tế chiến lược Xun Thái Bình Dương

UBND

Uỷ ban nhân dân

USD

Đơ la Mỹ

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh
Bắc Ninh giao đoạn 2013-2015 ..................................................................... 34
Bảng 3.2: Lao động đang làm việc trong ngành kinh tế quốc dân giai đoạn
2011-2015...................................................................................................... 35

Bảng 3.3: Diện tích đất đai phân theo loại đất giai đoạn 2011-2015 .............................. 36
Bảng 3.4 Các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (lũy kế hết 31/12/2015) ....................... 39
Bảng 3.5 Kết quả phát phiếu khảo sát ............................................................................ 40
Bảng 4.1: Vốn đầu tư FDI vào tỉnh Bắc Ninh qua các giai đoạn 2011-215 ................... 46
Bảng 4.2: Đầu tư FDI vào tỉnh Bắc Ninh phân theo đối tác đầu tư ................................ 48
Bảng 4.3: Số doanh nghiệp FDI đang hoạt động phân theo quy vốn tại thời
điểm 31/12/2015 ............................................................................................ 49
Bảng 4.4: Đóng góp khu vực FDI vào giá trị sản xuất cơng nghiệp giai đoạn
2011-2015...................................................................................................... 51
Bảng 4.5: Đóng góp của khu vực FDI vào tổng thu ngân sách nhà nước ...................... 54
Bảng 4.6 Đánh giá chính sách thu hút FDI ..................................................................... 57
Bảng 4.7 Đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng .................................................................. 58
Bảng 4.8: Đánh giá môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh ............................................... 59
Bảng 4.9: Tổng hợp mức độ thay đổi môi trường đầu tư ............................................... 60
Bảng 4.10 Đánh giá hoạt động xúc tiến đầu tư và phát triển các nguồn lực .................. 60
Bảng 4.11: Đánh giá hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ..................................................... 62
Bảng 4.12: Đánh giá hoạt động quy hoạch ..................................................................... 63
Bảng 4.13 Đánh giá về hoa ̣t đô ̣ng của Công ty kinh doanh CSHT ............................... 64
Bảng 4.14: Đánh giá những hạn chế của người lao động địa phương ............................ 66
Bảng 4.15 Phân tích thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo mơ hình
SWOT............................................................................................................ 70

vii


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh ....................................................................29
Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh ......................................32
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu GDP tỉnh Bắc Ninh theo 3 khu vực kinh tế ...................................33
Biểu đồ 4.1: Đầu tư FDI tại Bắc Ninh theo ngành kinh tế..............................................47

Biểu đồ 4.2: Đầu tư FDI phân theo hình thức đầu tư......................................................47
Biểu đồ 4.3: Đóng góp KV kinh tế trong nước và FDI vào GTXK toàn tỉnh ................52

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: TRẦN THỊ HUẾ
Tên Luận văn: “Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60340102

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Luận văn đã chỉ ra được thực tiễn trong thời gian tới, đầu tư trực tiếp nước ngoài
rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh với mục tiêu phấn đấu sang
những năm 20 của thế ký 21 Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại
và tỉnh trực thuộc Trung ương.
Phƣơng pháp nghiên cứu
* Các nội dung nghiên cứu:
-

Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

-

Tác động của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự phát triển KTXH của
tỉnh Bắc Ninh


-

Đánh giá thực trạng hiện nay, phân tích các yếu tố ảnh hưởng từ đó đưa ra các
giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh trong thời gian tới.

* Phương pháp nghiên cứu:
-

Phương pháp thu thập số liệu:

+ Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp từ các báo cáo của các Sở, ban, ngành có liên quan
như Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý các KCN, niên giám thống
kê của tỉnh Bắc Ninh. Số liệu thống kê của các diễn đàn, các bài phát biểu của lãnh
đạo các cấp trong các hội nghị, thơng tin báo chí trên các website điện tử
+ Số liệu sơ cấp: Trong luận văn này tôi sử dụng phương pháp điều tra các DN FDI
thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp những cán bộ chuyên trách mảng FDI, là
những cán bộ quản lý, các lãnh đạo của công ty, đồng thời phỏng vấn trực tiếp những
cán bộ phụ trách mảng FDI của các Sở, ban ngành trong tỉnh. Đây là thông tin quan
trọng giúp cho việc tìm hiểu thực trạng thu hút FDI có căn cứ thực tế, từ đó có những
giải pháp sát thực nhằm tăng cường thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

ix


- Phương pháp xử lý số liệu: Tổng hợp, phân tích xử lý số liệu thu về được bằng
Excel
-


Phương pháp phân tích số liệu:

+ Thống kê mơ tả
+ Chấm điển
+ Thống kê so sánh
Kết quả chính và kết luận
Những lợi ích mà đầu tư trực tiếp mang lại như tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng
nguồn thu ngân sách nhà nước của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống
nhân dân, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh góp phần
phát triển KTXH của tỉnh. Luận văn đã chỉ ra từ những thực trạng đầu tư trực tiếp nước
ngoài hiện nay cho thấy chính sách đối với phát triển cơng nghiệp hỗ trợ cịn chưa có
dẫn đến ngành CN hỗ trợ của tỉnh cịn chưa phát triển, bên cạnh đó tỉnh Bắc Ninh chưa
có những đề án mang tầm vĩ mơ, mang tính phổ biến để áp dụng rộng rãi cho các địa
phương trong cả nước, chưa có những chính sách riêng, đặc thù phù hợp với tình hình
thực tế của địa bàn. Chính phủ thì chưa có những chính sách cụ thể để dẫn đến việc các
DN FDI lách luật để hưởng các ưu đãi về các loại thuế và dịch vụ làm mất nguồn thu
ngân sách của chính phủ. Trên những thực tế đó luận văn đã đề xuất giải pháp cụ thể
nhằm tăng cường thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: TRAN THI HUE
Thesis title: “The solution to attract foreign direct investment futher in Bac Ninh
province”
Major: Business Management

Code: 60340102


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
The thesis has shown that in fact it is important to attract foreign direct
investment for social – economic development of Bac Ninh province in the near future
basing on the target to become an industrial province with modern trens and a centrally
run city.
Materials and Methods:
* The contents of research:
-

The current situation of attracting foreign direct investment in Bac Ninh
province

-

The impact of attracting foreign direct investment for the socio-economic
development in Bac Ninh province

-

Assessing of the current situation, to analysis the influencing factors, then to
give the solutions to further attract foreign direct investment in Bac Ninh
province in the coming time.

* Research methods:
-

Collecting date method
+ Secondary data is taken from report of office, board and industry such as Bac


Ninh Department of Planning and Investment, The management boards of industrial
parks, Bac Ninh Statistical Yearbook 2015. The statistic was collected from forum, the
speeches of leaders in meetings, conferences, information from newspapers, websites…
+ Primary data in thesis was the result of my survey through answering the
questions, interviewing, sending email to them. This is important informations to
research about current attracting foreign direct investment. It also helps the thesis to
have practical evidences for suggesting solution to attract foreign direct investment
further in Bac Ninh province in the coming time.

xi


-

Processing date method: summarizing, analyzing and processing data by excel
software

-

Analysing data method:
+ Descriptive statistic: description data based on abridge table data
+ Give score
+ Comparative statistic

Main findings and Methods:
The benefits of direct investment brings to increase export turnover,

to

increase provincial government budget, to create employment, to improve the living

conditions of medical workers and create a moving toward an economic structure, to
improve competitiveness to contribute socio-economic development in Bac Ninh
province. The thesis has shown the current situation of foreign direct investment at
present with no policy on supporting industries, which leaded supporting industries
development weakly. In addition, in Bac Ninh there is no macro-level project with
timelessness to widely apply for all provinces in Viet Nam. Bac Ninh also does not
have policies tailored and characteristic to specific matching the current situation of
province. Government has no detailed policies leading FDI enterprises bending the
rules to enjoy preferential taxes and services, which government budget. From the
fact, I suggest solutions to attract foreign direct investment further in Bac Ninh
province in the coming time.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Từ khi có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI), kinh tế Việt Nam đã có
nhiều bước chuyển rất tích cực. Thực tế đã cho thấy, vốn FDI đã và đang khẳng
định vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam.
Ngay trong bối cảnh kinh tế thế giới lâm vào suy thoái năm 2008-2012, Việt
Nam vẫn được đánh giá là thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế, dòng vốn
FDI vẫn được duy trì gần được như trước những năm khủng hoảng. Việc kinh tế
thế giới phục hồi, dòng vốn FDI tăng trở lại, đi kèm với sự phục hồi trong hoạt
động của các tập đoàn đa quốc gia hứa hẹn FDI vào Việt Nam trong năm 2016 và
những năm tiếp theo vẫn được duy trì ở mức cao. (Trung tâm thông tin và dự báo
kinh tế xã hội quốc gia)
Việt Nam đã mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ
nhiều năm qua. Vốn FDI ngày càng đóng vai trị to lớn, trở thành động lực góp
phần thúc đẩy sự tăng trưởng của kinh tế đất nước. Việc củng cố, tăng cường và

nâng cao hiệu quả của dòng vốn FDI vào Việt Nam là một trong những nhiệm
vụ quan trọng trong tình hình hiện nay. Bên cạnh đó cần tháo gỡ những bất cập
cịn tồn tại, đề ra những sách lược đúng đắn nhằm tạo đà tăng trưởng trong các
năm tới.
Sau 19 năm phát triển, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi (FDI) đã trở thành “đầu tàu” kinh tế, một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế,
tạo tiền đề Bắc Ninh trở thành trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào
những năm 20 thế kỷ XXI với chu kỳ tăng trưởng mới để xây dựng nền tảng
vững chắc góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội. Tính tới ngày
20/6/2015, Bắc Ninh đứng thứ 9/63 địa phương trên cả nước và đứng thứ 3/11
địa phương của vùng đồng bằng sông Hồng về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi với 622 dự án cịn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký là 7,83 tỷ USD.
(Cục đầu tư nước ngồi)
Tuy nhiên, bên cạnh những thành cơng, hoạt động FDI cũng đã bộc lộ
những khuyết điểm, như chưa chú trọng vào việc thu hút và kêu gọi các dự án
đầu tư FDI mới, chưa giành sự quan tâm thích đáng cho cơng tác quản lý, giám
sát, hỗ trợ doanh nghiệp FDI sau cấp phép đầu tư: cơ chế phối hợp giữa các sở,

1


ban, ngành với Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố trong công tác
quản lý, giám sát các doanh nghiệp dự án FDI chưa đồng bộ, công tác hỗ trợ
tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI sau cấp phép cịn gặp nhiều khó khăn,
các đơn vị làm công tác tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài chưa đủ mạnh.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp FDI còn bộc lộ một số hạn chế khác như: tranh
chấp về quyền lợi giữa công nhân với chủ sử dụng lao động, an tồn lao động,
gây ơ nhiễm mơi trường, vay nợ và khơng có khả năng thanh tốn…Thực trạng
đó đã ảnh hưởng nhất định đến môi trường đầu tư của tỉnh, hạn chế việc mở rộng
đầu tư của các dự án đầu tư đã thực hiện, đồng thời làm suy giảm hiệu quả thu

hút đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài chưa vào tỉnh.
Nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để bổ sung và
thúc đẩy nội lực để phát triển kinh tế - xã hội với chủ trương của tỉnh đã khẳng
định định hướng phát triển kinh tế - xã hội là tập trung đầu tư xây dựng, phát
triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, phấn đấu đến những năm 2020 cơ
bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, tạo tiền đề cũng đến những
năm 2020 cơ bản trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; xuất phát từ thực
tiễn tỉnh Bắc Ninh, học viên lựa chọn đề tài “Giải pháp tăng cƣờng thu hút
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” làm nội dung
nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) ở cấp tỉnh, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường thu hút
FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố các cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI).
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tăng cường
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời
gian qua
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời gian tới

2


1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI dựa trên cơ sở
lý luận và thực tiễn nào?

- Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh? Những thuận lợi, khó khăn trong
việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện
nay là gì?
- Giải pháp nào để tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới?
1.4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận, các chính sách và thực trạng
hoạt động tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh.
Chủ thể nghiên cứu: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) và các cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn thuộc phạm vi tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
- Không gian: trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Thời gian nghiên cứu: Số liệu được thu thập từ năm 2013 đến 2015. Đề
tài được thực hiện từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 8 năm 2016

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI (FDI)
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Quỹ tiền tệ thế giới (International Moneytary Fund- IMF), trong báo cáo
cán cân thanh toán hàng năm đã đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài
như sau:
“Đầu tư trực tiếp nước ngồi là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh
nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư – hosting country), không phải tại
nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư – source country) với
mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp” .
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and development – OECD) cũng đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp
nước ngoài tương tự như IMF. Tuy vậy, OECD có quan niệm rất rộng về nhà đầu
tư nước ngồi. Theo quan điểm của OECD, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân
hoặc tổ chức có thể thuộc cơ quan Chính phủ hoặc khơng thuộc cơ quan Chính
phủ đầu tư tại nước ngoài .
Uỷ ban thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD), trong
báo cáo đầu tư thế giới năm 1996 đã đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước
ngoài như sau :
“Đầu tư trực tiếp nước ngồi là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm
soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài
hoặc công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh
nghiệp FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp)”.
Hoa Kỳ là một trong những nước tiếp nhận đầu tư và tiến hành đầu tư lớn
nhất trên thế giới cũng đưa ra định nghĩa về FDI : “ FDI là bất kỳ dòng vốn nào
thuộc sở hữu đa phần của công dân hoặc công ty của nước đi đầu tư có được từ
việc cho vay hoặc dùng để mua sở hữu của doanh nghiệp nước ngoài” và Hoa Kỳ
coi việc sở hữu đa phần chỉ cần chiếm 10% giá trị của doanh nghiệp nước ngoài.
Vốn đầu tư nước ngoài được thể hiện dưới dạng tiền mặt, vật thể hữu

4


hình, các giá trị vơ hình hoặc các phương tiện đầu tư khác như trái phiếu, cổ

phiếu, các chứng khoán cổ phần khác. Người bỏ vốn đầu tư gọi là nhà đầu tư hay
chủ đầu tư. Nhà đầu tư có thể là một cá nhân, một doanh nghiệp, hay một tổ chức
trong đó kể cả Nhà nước.
Tuy nhiên, có thể “gộp” các khái niệm trên lại và có thể hiểu: “FDI là
hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý
hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham
gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy định của luật này và các quy
định khác của pháp luật có liên quan”.
Dịng vốn FDI sẽ chảy từ nước này sang nước khác và FDI xảy ra có thể
là do ảnh hưởng của các yếu tố đẩy từ nước chủ đầu tư và yếu tố kéo của nước
thu hút. Một số yếu tố trong nước chủ đầu tư có xu hướng tạo động lực thúc đẩy
hành vi đầu tư ra bên ngồi của FDI nhằm tìm kiếm một thị trường tiềm năng
hơn hay tăng hiệu quả kinh doanh với chi phí sản xuất thấp hơn… ở nước thu
hút. Như vậy, FDI có thể xảy ra theo xu hướng tác động của cả hai nhóm yếu tố:
yếu tố “đẩy” của nước chủ đầu tư và yếu tố “kéo” của nước thu hút cùng với sự
quan tâm từ cả hai phía chính phủ của các quốc gia này. Các chính sách ưu đãi
vốn đầu tư nước ngoài được đưa ra bởi nước sở tại để thu hút vốn đầu tư nước
ngoài chủ yếu chỉ dựa trên các yếu tố có lợi thế cạnh tranh cao, chẳng hạn như sự
sẵn có của nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc hứa hẹn lợi nhuận đầu tư cao hơn
từ chi phí sản xuất thấp hơn.
2.1.1.2 Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài
Trong thời kỳ đổi mới, mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài được coi là
một trong những biện pháp khai thác ngoại lực nhằm thúc đẩy nội lực để phát
triển kinh tế-xã hội. Đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng trong chính
sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tăng cường và nâng
cao hiệu quả hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi là nhiệm vụ có tính
lâu dài, gắn liền với cơng cuộc cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được hiểu là tạo ra sự hấp dẫn,
sự quan tâm chú ý về môi trường đầu tư của địa phương để các nhà đầu tư
chuyển dịch dòng vốn về nơi thu hút. Thu hút cịn là những hoạt động, những

chính sách của chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và dân cư nhằm quảng bá,
xúc tiến, hỗ trợ, khuyến khích nhà đầu tư bỏ vốn vào địa phương. Thu hút ở đây

5


được hiểu là “dọn đường, mời gọi, trải thảm đỏ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất”
để cho các nhà đầu tư FDI nhìn nhận thấy những lợi ích kỳ vọng và tiềm năng
phát triển nếu đầu tư vào địa phương.
2.1.1.3 Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài
"Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI)” chính là tạo ra
ngày càng nhiều, tăng thêm nhiều hơn nữa những điều kiện môi trường đầu tư
hấp dẫn hơn, “mời gọi” hơn để ngày càng nhiều có thêm “Khách hàng” đầu tư
về địa phương, ở đây được hiểu là q trình tạo mơi trường kinh doanh thuận
lợi, đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, cung
cấp thơng tin cho doanh nghiệp để đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và tăng
trưởng phát triển một cách hiệu quả. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Kỹ năng xúc
tiến đầu tư, 2003).
Tăng cường và thu hút là hai khái niệm khác nhau, nhưng là hai việc phải
tiến hành song song cùng một lúc để nâng cao hiệu quả của các biện pháp nhằm
gia tăng thêm “khách hàng” về mặt số lượng và tăng giá trị của mơi trường đầu
tư về mặt chất lượng. Đó chính là việc chúng ta đã tạo ra sự “thu hút”. Nó là hai
khái niệm nhưng lại bổ sung, hỗ trợ cho nhau, một cái bổ sung lượng và một cái
bổ sung chất. Các biện pháp, chính sách đặc biệt đưa ra ngày càng nhiều sẽ ngày
càng hấp dẫn với đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.
2.1.1.4 Mối quan hệ giữa tăng cường và thu hút các doanh nghiệp FDI
Mặc dù “tăng cường” và “thu hút” đầu tư trực tiếp nước là hai công đoạn
khác biệt trong hệ thống hoạt động của các tổ chức chính quyền, hai khái niệm
này có quan hệ khá chặt chẽ. Khơng có kết quả trong “thu hút” thì khơng có động
lực để “tăng cường”. Tức là việc “thu hút” là làm được trước, có kết quả tích cực

thì cần “tăng cường” đẩy mạnh thêm để tăng nhanh cái giá trị và tạo ra hiệu quả
nhiều hơn nữa. Mặt khác, “tăng cường” tốt sẽ tạo xúc tác cho “thu hút”. Cần lưu
ý rằng nhà đầu tư ln tìm hiểu thơng tin qua nhiều kênh khác nhau. Bên cạnh
kênh thơng tin chính thức. Tìm hiểu đánh giá của chính các nhà đầu tư hiện tại về
mơi trường đầu tư, hiệu quả của chính quyền địa phương trong thực hiện các cam
kết là một kênh quảng cáo “truyền miệng” trong maketing của các tổ chức kinh
doanh. Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn đã cho thấy nhiều trường hợp hình thành
những “cộng đồng đầu tư” gồm các nhà đầu tư cùng một quốc tịch tại nhiều nơi
trên thế giới. Điều này thể hiện tầm quan trọng của thơng tin qua kênh khơng chính

6


thức cung cấp bởi các nhà đầu tư hiện tại cho các nhà đầu tư tiềm năng. Thực tế đó
là một điển hình của mối quan hệ chặt chẽ giữa “tăng cường” và “thu hút”. Nếu
xem xét vấn đề một cách hình ảnh, hai phạm trù này có thể coi như hai bánh xe
của một chiếc xe. “Thu hút” là điều kiện cần thiết, đi đầu (bánh xe trước), “tăng
cường” lại là động lực để tiếp tục thu hút (bánh xe sau).
Vì vậy, sự tách biệt giữa hai hoạt động này chỉ nhằm mục tiêu nhấn mạnh
những vấn đề cần lưu ý, các nội dung công việc cần thực hiện để “tăng cường”
và “thu hút”. Sự phân biệt đó gợi ra một quy trình tổng thể mà các tổ chức chính
quyền cần thực hiện để đảm bảo thành cơng trong thu hút FDI nhằm khuyến
khích tăng trưởng kinh tế. Trong thực tế, hai hoạt động này cần được tổ chức và
quản lý một cách đồng bộ bởi một bộ phận chức năng thuộc tổ chức chính quyền
nhằm đảm bảo thống nhất trong xây dựng và điều phối thực hiện các hoạt động
từ thu hút đến thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp FDI. (Đại học Kinh tế Quốc
dân (NEU), 2005).
2.1.2 Đặc điểm và bản chất của hoạt động FDI
Qua nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của đầu tư trực tiếp nước
ngồi qua các thời kỳ có thể nhận thấy bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngồi

là nhằm mục đích tối đa hố lợi ích đầu tư hay tìm kiếm lợi nhuận ở nước tiếp
nhận đầu tư thông qua di chuyển vốn (bằng tiền và tài sản, cơng nghệ và trình độ
quản lý của nhà đầu tư nước ngoài) từ nước đi đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư.
Nhà đầu tư ở đây bao gồm tổ chức hay cá nhân chỉ mong muốn đầu tư khi cho
rằng khoản đầu tư đó có thể đem lại lợi ích hoặc lợi nhuận cho họ. Đây là một
trong những đặc điểm cơ bản nhất và là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc hình
thành hoạt động FDI giữa các quốc gia.
2.1.2.1 Đặc điểm của hoạt động FDI
Thứ nhất, FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của một bên là nhà đầu tư và bên
kia là nước tiếp nhận đầu tư. Gắn liền với việc di chuyển vốn đầu tư, tức là tiền
và các loại tài sản khác giữa các quốc gia, hệ quả là làm tăng lượng tiền và tài
sản của nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư và làm giảm lượng tiền và tài sản nước
đi đầu tư. Đi kèm với dự án FDI là ba yếu tố, hoạt động thương mại (xuất nhập
khẩu); chuyển giao công nghệ; di cư lao động quốc tế, trong đó di cư lao động
quốc tế góp phần vào việc chuyển giao kỹ năng quản lý doanh nghiệp FDI. Về
phần chia lợi nhuận, dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh, lãi lỗ, phân chia theo

7


tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ của doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoản đóng
góp với nước chủ nhà và các khoản nợ khác. (Thư viện học liệu mở Việt Nam –
Website: )
Thứ hai, FDI là một dự án có sự tham gia quản lý của các nhà đầu tư nước
ngoài. Đây cũng là một trong những đặc điểm để phân biệt giữa đầu tư trực tiếp
với đầu tư gián tiếp. Trong khi đầu tư gián tiếp không cần sự tham gia quản lý
doanh nghiệp, ngược lại nhà đầu tư trực tiếp nước ngồi có quyền tham gia hoạt
động quản lý trong các doanh nghiệp FDI. FDI được tiến hành thông qua việc bỏ
vốn thành lập các doanh nghiệp mới (liên doanh hoặc sở hữu 100% vốn), hợp
đồng hợp tác kinh doanh, mua lại các chi nhánh hoặc doanh nghiệp hiện có, mua

cổ phiếu ở mức khống chế hoặc tiến hành các hoạt động hợp nhất và chuyển
nhượng doanh nghiệp.
Thứ ba, nhà đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu hoàn toàn vốn đầu tư hoặc
cùng sở hữu vốn đầu tư với một tỷ lệ nhất định đủ mức tham gia quản lý trực tiếp
hoạt động của doanh nghiệp. FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,
chính sách về FDI của mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện chính sách mở cửa
và quan điểm hội nhập quốc tế về đầu tư.
Thứ tư, là hoạt động đầu tư của tư nhân, chịu sự điều tiết của các quan hệ
thị trường trên quy mơ tồn cầu, ít bị ảnh hưởng của các mối quan hệ chính trị
giữa các nước, các chính phủ và mục tiêu cơ bản luôn là đạt lợi nhuận cao.
Thứ năm, FDI là hình thức kéo dài chu kỳ tuổi thọ sản xuất chu kỳ tuổi
thọ kỹ thuật và nội bộ hoá di chuyển kỹ thuật. Trên thực tế, nhất là trong nền
kinh tế hiện đại có một số yếu tố liên quan đến kỹ thuật sản xuất, kinh doanh đã
buộc nhiều nhà sản xuất phải lựa chọn phương thức đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài như là một điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mình. Ngoài ra, đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp thay đổi được dây chuyền công
nghệ lạc hậu ở nước mình nhưng dễ được chấp nhận ở nước có trình độ phát triển
thấp hơn và góp phần kéo dài chu kỳ sản xuất.
Thứ sáu, FDI chủ yếu là do các công ty xuyên quốc gia thực hiện, các đặc
điểm nêu trên mang tính chất chung cho tất cả các hoạt động FDI trên toàn thế
giới. Đối với Việt Nam, quá trình tiếp nhận FDI diễn ra đã được gần 30 năm và
những đặc điểm nêu trên cũng đã thể hiện rõ nét. Chính những đặc điểm này địi
hỏi thể chế pháp lý, mơi trường và chính sách thu hút FDI phải chú ý để vừa thực

8


hiện mục tiêu thu hút đầu tư, vừa bảo đảm mối quan hệ cân đối giữa kênh đầu tư
FDI với các kênh đầu tư khác của nền kinh tế.
2.1.2.2 Bản chất của FDI

- Có sự thiết lập về quyền sở hữu về tư bản của công ty một nước ở một nước
khác
- Có sự kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lí các nguồn vốn đã được đầu tư
- Có kèm theo quyền chun giao cơng nghệ và kỹ năng quản lí
- Có liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia
- Gắn liên với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại
quốc tế
Ðầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những nguồn vốn bổ sung
quan trọng cho đầu tư phát triển, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng của đất nước. Thu
hút FDI theo hướng chọn lọc, nâng cao chất lượng sẽ góp phần thúc đẩy q
trình tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mơ hình tăng trưởng theo chiều sâu, chú trọng
chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và tính bền vững. (Thư viện học liệu mở Việt
Nam – Website: )
2.1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngồi: Hình
thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi là hình thức truyền thống và phổ biến
của FDI. Với hình thức này doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của tổ chức hoặc
cá nhân nước ngồi, được hình thành bằng tồn bộ vốn nước ngoài và do tổ chức
hoặc cá nhân nước ngoài thành lập, tự quản lý điều hành và hoàn toàn chịu trách
nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp này được thành lập dưới dạng các
công ty, là pháp nhân Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của Luật Đầu tư và Luật
Doanh nghiệp và các luật chuyên ngành khác của Việt Nam. Doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài
tại nước chủ nhà, nhà đầu tư phải tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh
doanh. Về hình thức pháp lý, dưới hình thức này, theo Luật Doanh nghiệp 2014
(sửa đổi ngày 26/11/2014), có các loại hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn, doanh
nghiệp tư nhân, công ty cổ phần…
- Hình thức doanh nghiệp liên doanh (DNLD): DNLD là doanh nghiệp
được thành lập tại nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa Bên hoặc


9


các Bên nước chủ nhà với Bên hoặc các Bên nước ngoài để đầu tư kinh doanh tại
nước sở tại. Đây là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi, qua đó pháp nhân mới
được thành lập gọi là doanh nghiệp liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và
nhà đầu tư nước ngồi. Hình thức DNLD tạo nên pháp nhân đồng sở hữu nhưng
địa điểm đầu tư phải ở nước sở tại. Tuy nhiên, hình thức này có nhược điểm là
thường dễ xuất hiện mâu thuẫn trong điều hành, quản lý doanh nghiệp do các bên
có thể có sự khác nhau về chế độ chính trị, phong tục tập qn, truyền thống, văn
hóa, ngơn ngữ, luật pháp. Nước sở tại thường rơi vào thế bất lợi do tỷ lệ góp vốn
thấp, năng lực, trình độ quản lý của cán bộ tham gia trong DNLD yếu.
- Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
(BCC): Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà
đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà
khơng thành lập pháp nhân. Đây là hình thức đầu tư trực tiếp trong đó hợp đồng
hợp tác kinh doanh được ký kết giữa hai hay nhiều bên (gọi là các bên hợp tác
kinh doanh) để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở nước nhận đầu
tư mà khơng cần thành lập pháp nhân mới.
- Hình thức Hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao (BOT): BOT
là hình thức đầu tư được thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhà nước
có thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh cơng trình kết
cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao
khơng bồi hồn cơng trình đó cho nước chủ nhà. Hình thức BOT thường được
thực hiện bằng 100% vốn nước ngồi, cũng có thể được thực hiện bằng vốn nước
ngồi và phần vốn góp của chính phủ hoặc các tổ chức, cá nhân của nước chủ
nhà. Nhà đầu tư nước ngồi có tồn quyền tổ chức xây dựng, kinh doanh cơng
trình trong một thời gian đủ thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý, sau đó có
nghĩa vụ chuyển giao cho nước chủ nhà mà khơng được bồi hồn bất kỳ khoản
tiền nào.

- Hình thức Hợp đồng xây dựng - chuyển giao – kinh doanh (BTO): Là
hình thức đầu tư dựa trên văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền
của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh cơng trình
kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngồi chuyển giao cơng
trình cho nước chủ nhà. Nước chủ nhà có thể sẽ dành cho nhà đầu tư quyền kinh
doanh cơng trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi
nhuận hợp lý.

10


- Hình thức Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT): là một phương thức
đầu tư nước ngoài trên cơ sở văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngồi để xây dựng cơng trình kết
cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao cơng
trình đó cho nước chủ nhà. Chính phủ nước chủ nhà tạo điều kiện cho nhà đầu tư
nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
Hình thức nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần của các cơng ty, chi nhánh tại Việt Nam,
sáp nhập, mua lại toàn bộ cơng ty, chi nhánh: Đây là hình thức thể hiện kênh đầu
tư Cross - border M & As đã nêu ở trên. Khi thị trường chứng khoán phát triển,
các kênh đầu tư gián tiếp (FPI) được khai thông, nhà đầu tư nước ngoài được phép
mua cổ phần, mua lại các doanh nghiệp ở nước sở tại, nhiều nhà đầu tư rất ưa thích
hình thức đầu tư này. Ưu điểm cơ bản là để thu hút vốn và có thể thu hút vốn
nhanh, giúp phục hồi hoạt động của những doanh nghiệp bên bờ vực phá sản.
Nhược điểm cơ bản là dễ gây tác động đến sự ổn định của thị trường tài chính.
2.1.4 Vai trị của FDI đối với các nền kinh tế đang phát triển
Đầu tư trực tiếp nước ngồi mang lại lợi ích cho cả chủ đầu tư và nơi thu
hút đầu tư. Trong thời đại và bối cảnh thế giới hiện nay, trên cơ sở đem lại lợi ích
cho cả hai bên, vai trị của hoạt động FDI được hiểu là do sự tác động đồng thời
của bản thân hoạt động đầu tư đối với cả nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư.

2.1.4.1. Với nước đi đầu tư
Thứ nhất, nước đi đầu tư có thể tận dụng được lợi thế so sánh của nước
nhận đầu tư. Đối với các nước đi đầu tư, họ nhận thấy tỷ suất lợi nhuận đầu tư ở
trong nước có xu hướng ngày càng giảm, kèm theo hiện tượng thừa tương đối tư
bản. Bằng đầu tư ra nước ngoài, họ tận dụng được lợi thế về chi phí sản xuất thấp
của nước nhận đầu tư để hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển đối với
việc sản xuất hàng thay thế nhập khẩu của nước nhận đầu tư, nhờ đó mà nâng cao
hiệu quả của vốn đầu tư. Với vai trò là nhà đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài
giúp doanh nghiệp tận dụng được những lợi thế sẵn có của nước thu hút đầu tư:
như lợi thế về nguyên vật liệu, tài nguyên, lao động…Trong khi những lợi thế
này ở nước của nhà đầu tư có thể đang cạn kiệt hoặc chi phí cao.
Thứ hai, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm thông qua chuyển giao công
nghệ. Thông qua đầu tư trực tiếp, các công ty của các nước phát triển chuyển
được một phần các sản phẩm công nghiệp (phần lớn là các máy móc thiết bị) ở

11


giai đoạn cuối của chu kỳ sống của chúng sang nước nhận đầu tư để tiếp tục sử
dụng chúng như là sản phẩm mới ở các nước này hoậc ít ra cũng như các sản
phẩm đang có nhu cầu trên thị trường nước nhận đầu tư, nhờ đó mà tiếp tục duy
trì được việc sử dụng các sản phẩm này, tạo thêm lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
Một sản phẩm ở giai đoạn bão hoà ở nước sở tại, có thể là giai đoạn trưởng thành
hoặc giai đoạn phơi thai ở nước thu hút đầu tư. Thêm vào đó, thị trường của nhà
đầu tư khơng chỉ bó gọn trong quốc gia của mình mà cịn mở rộng sang nhiều
quốc gia khác
Thứ ba, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngồi, các nhà đầu tư có thể mở
rộng thị trường, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước nhận đầu tư khi
xuất khẩu sản phẩm là máy móc thiết bị sang đây (để góp vốn) và xuất khẩu sản
phẩm tại đây sang các nước khác (do chính sách ưu đãi của các nước nhận đầu tư

nhằm khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngồi, chuyển giao cơng nghệ và sản
xuất hàng xuất khẩu của các cơ sở có vốn đầu tư nước ngồi), nhờ đó mà giảm
được giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh với hàng nhập từ các nước.
Thứ tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ khuyến khích xuất khẩu của nước
đi đầu tư. Cùng với việc đem vốn đi đầu tư sản xuất ở các nước khác và nhập
khẩu sản phẩm đó về nước với một số lượng lớn, điều này sẽ ảnh hưởng đến tỷ
giá hối đoái của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ có xu hướng giảm dần. Sự giảm
tỷ giá hối đối này sẽ có tác dụng khuyến khích các nhà sản xuất trong nước tăng
cường xuất khẩu, nhờ đó tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
2.1.4.2. Với nước nhận đầu tư
Thứ nhất, FDI là một trong những nguồn vốn quan trọng để bù đắp sự
thiếu hụt vốn đầu tư góp phần tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển.
Đối với các nước đang phát triển, việc tiếp nhận số lượng lớn vốn đầu từ nước
ngoài sẽ vừa tác động đến tổng cầu, vừa tác động đến tổng cung của nền kinh tế.
Về mặt cầu, vì đầu tư là một bộ phận lớn nên những thay đổi bất thường về đầu
tư có ảnh hưởng lớn đến sản lượng và thu nhập về mặt ngắn hạn. Về mặt cung,
khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động
thì tổng cung đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên, kéo theo sản lượng tiềm
năng tăng theo, do đó giá cả sản phẩm giảm xuống. Sản lượng tăng, giá cả giảm
cho phép tăng tiêu dùng. Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại kích thích sản xuất
hơn nữa. Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích lũy, phát triển kinh

12


×