Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Thành phần ruồi đục quả ổi tại thanh hà, hải dương năm 2016; đặc điểm sinh học loài ruồi đục quả bactrocera dorsalis hendel và biện pháp phòng trừ bằng bẫy bả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 94 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THỊ THANH HOA

THÀNH PHẦN RUỒI ĐỤC QUẢ ỔI TẠI THANH HÀ,
HẢI DƯƠNG NĂM 2016; ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
LOÀI RUỒI ĐỤC QUẢ BACTROCERA DORSALIS
HENDEL VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BẰNG BẪY BẢ
Chuyên ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

60.62.01.12

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Ngọc Anh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tồn bộ hình ảnh trong luận văn
được tác giả chụp vào năm 2016.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

Tác giả luận văn

Vũ Thị Thanh Hoa

ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, khoa Nông học,
giảng viên hướng dẫn T.S Lê Ngọc Anh cùng các thầy cô trong bộ môn Côn trùng của
Học Viện, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Viện Bảo Vệ Thực Vật – Bộ Môn Côn Trùng, các đồng
nghiệp tại Chi cục Kiểm Dịch Thực Vật vùng 1 nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện, giúp
đỡ trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Để hồn thành luận văn này, tơi cịn nhận được sự động viên, khích lệ của gia
đình, bạn bè. Tơi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Vũ Thị Thanh Hoa

iii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .......................................................................................... ix
THESIS ABSTRACT .................................................................................................. xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..................................................................1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..........................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu tổng quát.........................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................2

1.3.


PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................................3

1.4.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .......3

1.4.1.

Những đóng góp mới .....................................................................................3

1.4.2.

Ý nghĩa khoa học...........................................................................................3

1.4.3.

Ý nghĩa thực tiễn ...........................................................................................3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................4
2.1.

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................4

2.1.1.

Đặc điểm sinh học, sinh thái học của ruồi đục quả giống Bactrocera..............4

2.1.2

Biện pháp phòng trừ bằng bẫy dẫn dụ .......................................................... 10


2.2.

NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ RUỒI ĐỤC QUẢ TẠI VIỆT NAM ...............14

2.2.1.

Thành phần ruồi đục quả tại Việt Nam ........................................................ 14

2.2.2.

Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của ruồi đục quả giống Bactrocera ...... 15

2.2.3.

Biện pháp phòng trừ .................................................................................... 17

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 19
3.1.

ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .............................................. 19

3.1.1.

Địa điểm......................................................................................................19

iv


3.1.2.


Thời gian nghiên cứu ................................................................................... 19

3.2.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................................................................19

3.3.

VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU ................................................ 19

3.4.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 20

3.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 20

3.5.1.

Phương pháp xác định thành phần ruồi đục quả (Bộ: Diptera; Họ:
Tephritidae; Giống: Bactrocera) trên ổi tại Thanh Hà, Hải Dương ...............20

3.5.2.

Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của loài ruồi đục quả gây hại
chính ........................................................................................................... 23

3.5.3.


Xác định hiệu quả của một số biện pháp phòng trừ ruồi đục quả bằng bẫy ... 28

3.5.5.

Phương Pháp xử lý số liệu ........................................................................... 32

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................... 33
4.1.

THÀNH PHẦN RUỒI ĐỤC QUẢ THU THẬP ĐƯỢC TỪ BẪY ME,
CUE, BẪY PB VÀ TRONG QUẢ ỔI TẠI THANH HÀ- HẢI
DƯƠNG NĂM 2016 ................................................................................... 33

4.2.

DIỄN BIẾN MẬT ĐỘ RUỒI ĐỤC QUẢ BACTROCERA DORSALIS
COMPLEX THU THẬP ĐƯỢC TỪ QUẢ ỔI BỊ HẠI VÀ TRÊN BẪY...... 39

4.3.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI HỌC VÀ SINH HỌC CỦA LỒI
BACTROCERA DORSALIS HENDEL ......................................................... 41

4.3.1.

Tập tính gây hại của ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel .................... 42

4.3.2.


Đặc điểm hình thái của ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel ................44

4.4.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ RUỒI ĐỤC QUẢ BẰNG BẪY.....50

4.4.1.

So sánh hiệu quả phòng trừ ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel bằng
các loại bẫy ME, CUE và PB tại Thanh Hà – Hải Dương năm 2016 ............ 50

4.4.2.

Đánh giá ảnh hưởng của số lượng bẫy ME đến khả năng phòng trừ ruồi đục
quả B. dorsalis tại vườn ổi tại Thanh Hà – Hải Dương năm 2016.................52

4.4.3.

Đánh giá ảnh hưởng của các chiều cao treo bẫy ME tại vườn ổi tại Thanh Hà
– Hải Dương năm 2016 ............................................................................... 55

4.4.4.

Đánh giá ảnh hưởng của các thời điểm treo bẫy ME ....................................57

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 59
5.1.

KẾT LUẬN .................................................................................................59


5.2.

ĐỀ NGHỊ ....................................................................................................59

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 60

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

CUE

Cue- lure trap

ISPM

International standards for Phytosanitary Measures

ME

Methyl eugenol trap


NXB

Nhà xuất bản

Pb

Protein bait trap

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Thành phần ruồi đục quả thu thập được từ bẫy ME, CUE, bẫy Pb trên
vườn ổi và trong quả ổi tại Thanh Hà – Hải Dương..................................33

Bảng 4.2.

Một số đặc điểm hình thái của 7 lồi ruồi đục quả Bactrocera thu được từ
3 loại bẫy ME, CUE, Pb tại Thanh Hà – Hải Dương năm 2016 .....................36

Bảng 4.3.

Tỷ lệ các loài ruồi đục quả thu được trên 3 loại bẫy ME, CUE và Pb
thu được trên vườn ổi tại Thanh Hà – Hải Dương năm 2016 ....................38

Bảng 4.4.

Diễn biến mật độ ruồi đục quả Bactrocera dorsalis complex thu thập

được từ quả ổi bị hại và trên bẫy ME tại Thanh Hà – Hải Dương
năm 2016 ................................................................................................ 40

Bảng 4.5.

Xu hướng đẻ trứng của ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel ............ 42

Bảng 4.6.

Đặc điểm hình thái học của lồi ruồi Bactrocera dorsalis Hendel ............ 45

Bảng 4.7.

Thời gian phát dục các pha của loài B. dorsalis Hendel ........................... 46

Bảng 4.8.

Một số đặc điểm của pha trưởng thành cái loài B. dorsalis Hendel .......... 48

Bảng 4.9.

Nhịp điệu sinh sản của ruồi đục quả B. dorsalis Hendel ........................... 49

Bảng 4.10. Tỷ lệ ruồi đục quả B. dorsalis Hendel vào các bẫy ME, CUE và Pb
tại Thanh Hà – Hải Dương năm 2016 ......................................................51
Bảng 4.11. Tỷ lệ ruồi B. dorsalis vào bẫy ME ở các mật độ treo tại Thanh Hà –
Hải Dương năm 2016 .............................................................................. 53
Bảng 4.12. Tỷ lệ quả bị hại ở các mật độ treo bẫy ME tại vườn ổi tại Thanh Hà –
Hải Dương năm 2016 .............................................................................. 54
Bảng 4.13. Tỷ lệ ruồi B. dorsalis vào bẫy ME ở các chiều cao treo khác nhau tại

vườn ổi tại Thanh Hà – Hải Dương năm 2016 ......................................... 56
Bảng 4.14. Tỷ lệ ruồi B. dorsalis Hendel vào bẫy ME ở các thời điểm treo tại
vườn ổi tại Thanh Hà – Hải Dương năm 2016 ......................................... 57

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1.

Sơ đồ đặt bẫy...........................................................................................21

Hình 3.2.

Lồng ni nguồn ruồi đục quả .................................................................28

Hình 3.3.

Lồng ni cá thể ruồi đục quả.................................................................. 28

Hình 3.4.

Phương pháp thu trứng ruồi đục quả ........................................................ 28

Hình 3.5.

Bẫy được treo cách mặt đất 1,5m ............................................................. 30

Hình 3.6.


Mẫu ruồi đục quả thu được từ bẫy ...........................................................30

Hình 3.7.

Mẫu tiêu bản trưởng thành ruồi đục quả thu từ bẫy ..................................32

Hình 3.8.

Mẫu sâu non ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel ............................32

Hình 4.1.

Các lồi ruồi đục quả giống Bactrocera thu thập từ bẫy dẫn dụ ................ 37

Hình 4.2.

Tỷ lệ các lồi ruồi đục quả trên các bẫy ME, CUE và Pb thu được tại
Thanh Hà – Hải Dương năm 2016 ...........................................................38

Hình 4.3.

Diễn biến mật độ ruồi đục quả thu thập được từ quả ổi bị hại và trên
bẫy Me tại Thanh Hà – Hải Dương năm 2016..........................................40

Hình 4.4.

Tập tính đẻ trứng cuả trưởng thành cái B. dorsalis ...................................43

Hình 4.5.


Thời gian đẻ trứng trong ngày của ruồi đục quả B. dorsalis ..................... 43

Hình 4.6:

Ổi bị ruồi đục quả gây hại.......................................................................44

Hình 4.7.

Vết chích do ruồi đục quả để lại trên quả ổi ............................................. 44

Hình 4.8 .

Một số hình ảnh các pha phát dục ruồi đục quả Bactrocera dorsalis
Hendel..................................................................................................... 45

Hình 4.9.

Nhịp điệu sinh sản của lồi B. dorsalis Hendel ........................................49

Hình 4.10. Tỷ lệ ruồi đục quả B. dorsalis Hendel vào các bẫy ME, CUE và PB
tại Thanh Hà – Hải Dương năm 2016 ......................................................52

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Thị Thanh Hoa
Tên luận văn: Thành phần ruồi đục quả ổi tại Thanh Hà, Hải Dương năm 2016; đặc
điểm sinh học loài ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel và biện pháp phòng trừ
bằng bẫy bả.

Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Cơ sở đào tạo: Học viện Nơng Nghiệp Việt Nam.
Mã số: 60.62.01.12
Mục đích nghiên cứu của luận văn
Xác định được thành phần ruồi đục quả giống Bactrocera trên ổi tại Thanh Hà – Hải
Dương; nghiên cứu các đặc điểm sinh học của loài ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel
và đánh giá hiệu quả của biện pháp phịng trừ ruồi đục quả gây hại chính trên ổi bằng bẫy
bả. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng trừ ruồi đục quả gây hại chính trên ổi có hiệu
quả nhất.
Phương pháp nghiên cứu chính đã được sử dụng
- Điều tra thành phần ruồi và diễn biến các loài ruồi đục quả giống Bactrocera trên
cây ổi tại Thanh Hà – Hải Dương năm 2016 bằng phương pháp treo bẫy dẫn dụ ME,
CUE và Pb của ISPM số 26 (2011) và QCVN 01-38/2010/BNNPTNT.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của ruồi đục quả Bactrocera dorsalis
Hendel dựa theo phương pháp nhân nuôi của Walker et al., (1996).
- Xác định hiệu quả của biện pháp phòng trừ ruồi đục quả Bactrocera dorsalis
bằng bẫy ME.
Kết quả nghiên cứu chính đã đạt được
Thành phần ruồi đục quả tại Thanh Hà – Hải Dương năm 2016 thu được trên
vườn ổi từ 3 loại bẫy có 7 lồi thành phần ruồi đục quả thu được trên quả có 2 lồi thuộc
giống Bactrocera, họ Tephritidae, bộ Diptera. Trong đó ruồi đục quả Bactrocera
dorsalis Hendel là lồi gây hại chính, có độ thường gặp là cao nhất ghi nhận được cả
trên bẫy và trong quả.
Quần thể ruồi đục quả thu được trên bẫy và trong quả ổi tại Thanh Hà – Hải
Dương có tương quan chặt chẽ với điều kiện sinh thái đặc biệt là yếu tố thức ăn. Mật độ
của ruồi đục quả trưởng thành đực Bactrocera dorsalis trên các bẫy thu được tăng
nhanh khi quả bắt đầu chín, đạt đỉnh cao nhất trong các tháng 8- 10 ở mức 31,52
con/bẫy/ ngày và giảm dần khi quả thu hoạch hết. Sâu non B.dorrsalis xuất hiện khi quả

ix



bắt đầu chín, mật độ sâu non cao nhất ghi nhận được ở mức ở mức 13,07 con/quả vào
các tháng 9- 11 khi quả ổi chín rộ và thu hoạch hết.
Lồi Bactrocera dorsalis Hendel khi ni bằng thịt quả ổi ở điều kiện nhiệt độ 260

28 C, ẩm độ 60-80%, vòng đời là 25,3 ± 0,89 ngày, thời gian phát dục các pha: trứng là
1,93 ± 0,18 ngày, sâu non là 8,48 ± 0,42 ngày, nhộng 7,43 ± 0,37 ngày,trưởng thành
tiền đẻ trứng là 8,46 ± 0,56 ngày, tuổi thọ trung bình của cá thể đực và cá thể cái là
77,56 ± 6,67 ngày. Ruồi cái có khả năng đẻ từ 550,06 ± 93,20 quả/con cái; thời gian đẻ
trứng là 52,53 ± 6,54 ngày. Trưởng thành cái đẻ nhiều nhất vào ngày 41-50 sau khi vũ
hóa trưởng thành.
Bẫy Methyl eugenol thu được nhiều trưởng thành đực loài ruồi B. doralis Hendel
nhất trong 3 loại cùng sử dụng trong thí nghiệm. Mật độ treo bẫy ME càng nhiều thì
tổng số lượng loài Bactrocera dorsalis thu được càng nhiều đỉnh cao thu được 2264
con/6 bẫy/15 ngày. Mật độ bẫy càng cao thì tỷ lệ quả ổi bị hại càng lớn nhiều nhất là ở
cơng thức 6 bẫy/1000 m2 với mức trung bình là 49,66%. Chiều cao treo thích hợp cho
treo bẫy ME ở vườn ổi đài loan tại Thanh Hà – Hải Dương là 1,5m, thời điểm treo thích
hợp là khi bắt đầu ra quả đối với vùng sản xuất một vụ.

x


THESIS ABSTRACT
Research candidate: Vu Thị Thanh Hoa
Thesis title: The surveillance of composition of fruit flies Bactrocera genus on guava in
Thanh Ha – Hai Duong in 2016; the study of biological characteristics of Bactrocera
dorsalis Hendel and controlling methods by traps and bait.
Major: Plant Protection
Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture.

Code: 60.62.01.12
Research objectives:
Surveillance of the composition of fruit flies of Bactrocera genus in Thanh Hà –
Hai Dương; study on biological characteristics of Bactrocera dorsalis Hendel and
assessment the effectiveness of controlling main fruit flies by traps on the guava field.
Recommending some effective controlling fruit flies methods.
Method of study:
Surveillance of the composition of fruit flies of Bactrocera genus and their
fluctuation on guava in Thanh Ha – Hai Duong in 2016 by ME, CUE, Pb traps followed
by International Standards for Phytosanitary Measure number 26 (2011) and National
technical regulation of Viet Nam number 01-38 (MARD, 2011).
Studies on biological characteristics of Oriental fruit fly (Bactrocera dorsalis
Hendel) based on the frui flies rearing technique of Walker et al., 1996.
Determining the effectiveness of several controlling methods by ME sense traps.
Main results
The composition of Bactrocera fruit flies in Thanh Ha – Hai Duong in 2016 on
guava field collected from 3 types of sense traps identified 7 species and in guava
was 2 species of Bactrocera genus, Tephritidae family, Diptera order. Meanwhile,
Bactrocera dorsalis Hendel was the major pest, most popular both in the guava field
and in guava fruit.
The fruit flies population attracted by traps and found in the fruit with ecological
factors was collate. Male fruit flies population of B. dorsalis caught by traps was
significantly arise during fruiting and reached the peak from August to October at 31,52
individuals/trap/day and reduced gradually after harvesting. The larva B. dorslais
population appeared from ripping stage, and recorded the highest population at the rate
of 13,07 individuals/fruit when the guava was fully ripen from September to November.

xi



The life cycle of Bactrocera dorsalis Hendel was 25,3 ± 0,89 days, development
time from egg to larva was 1,93 ± 0,18 days, the larva was 8,48 ± 0,42 days, the pupa
was 7,43 ± 0,37 days, time of pre – oviposition was 8,46 ± 0,56 days. The life span was
77,56 ± 6,67 days. The ovipositor capacity average was 550,06 ± 93,2 egg/female in
52,53 ± 6,54 days, concentrated on 41-50 days after adults emerging when reared by
guava at the conditions of 26 – 280C and 60 - 80% RT.
The male Bactrocera dorsalis Hendel was attracted most by Methyl eugenol trap.
The more ME traps were used the more Oriental fruit flies were caught at the highest
rate was 2264 male individuals/ 6 traps/15 days and the more guava fruits were
damaged especially at the density of 6 Me traps/1000 m2 at the average loss rate was
49,66%. The height of trapping on guava plant was 1,5 m. The best time for trapping
was guava fruiting – stage on the short season fields.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có điều kiện thuận lợi
cho việc trồng các loại cây như cây ăn quả, cây thực phẩm.... Trong những năm
gần đây do giá trị về kinh tế mà các loại cây ăn quả mang lại ngày càng cao,
thì ngày càng có nhiều diện tích đất nơng nghiệp được chuyển đổi sang trồng
các loại cây này, để đáp ứng với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường thì
việc sản xuất thâm canh trên quy mô lớn đang ngày càng mở rộng. Một trong
các loại cây ăn quả đang được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc là cây ổi,
một trong những vùng trồng ổi nổi tiếng ở vùng Bắc Bộ là huyện Thanh Hà
tỉnh Hải Dương. Tại Thanh Hà – Hải Dương, do hiệu quả kinh tế của vải liên
tục sụt giảm, huyện Thanh Hà đã tiến hành quy hoạch vùng trồng cây ăn quả
với chủ trương chuyển đổi từ 500 ha vải sang trồng ổi gần chục năm trở lại
đây. Trên thị trường, giống ổi của Thanh Hà rất được ưa chuộng nhờ chất

lượng ngon, mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Mỗi năm
nguồn thu từ ổi là hơn trăm triệu đồng/ha.
Tuy nhiên cùng với những thuận lợi do thiên nhiên mang lại thì người nơng
dân phải đối mặt với những thách thức trong trồng trọt, một trong những vấn đề
nan giải đó là sâu bệnh hại. Một trong những loài dịch hại nguy hiểm cho vùng
trồng ổi được biết đến trong những năm gần đây là loài ruồi đục quả do việc trồng
độc canh gây ra.
Ruồi đục quả thuộc bộ Diptera họ Tephritidae giống Bactrocera. Ruồi
trưởng thành đẻ vào trong quả, trứng và sâu non phát triển trong quả làm cho
quả bị thối hỏng, rụng, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh gây hại, gây rụng
quả và làm giảm nghiêm trọng năng suất, chất lượng và mẫu mã quả, nhiều
ghi nhận cho thấy chúng có khả năng gây thiệt hại 100% sản lượng quả (Cabi,
2016). Không những vậy ruồi đục quả có phổ ký chủ rất rộng, do vậy chúng
có thể duy trì quần thể ngay cả khi khơng có mặt của cây ký chủ chính. Do
vậy ruồi đục quả đang là mối quan tâm không chỉ ở các nước đang phát triển
mà ở cả các nước phát triển.
Ruồi đục quả là dịch hại khó đạt hiệu quả cao trong phịng trừ vì nguyên
nhân sau: phổ ký chủ rộng, khả năng đẻ trứng cao, sâu non gây hại bên trong quả,

1


vịng đời ngắn, dễ bùng phát số lượng và nhóm này có khả năng lây nhiễm cao
do trưởng thành có thể bay trung bình 100km/năm (Cabi, 2016). Ruồi đục quả rất
dễ lan truyền từ vùng này cho đến vùng khác và dễ thiết lập quẩn thể ở một vùng
mới xâm nhập. Đây là lý do nhiều nước đã đưa các lồi ruồi đục quả vào danh
sách những lồi cơn trùng phải kiểm soát và là đối tượng kiểm dịch thực vật quan
trọng của nhiều nước.
Tuy nhiên, cho đến nay để phòng trừ ruồi đục quả người dân mới chỉ biết
đến việc sử dụng các loại thuốc hóa học và bao quả bằng nilon. Việc sử dụng các

loại thuốc hóa học để phun định kỳ nhiều lần trong một vụ hoặc thu hoạch khi
chưa hết thời gian cách ly, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng,
người sản xuất, ơ nhiễm đất, nước, khơng khí, tiêu diệt nhiều lồi thiên địch, phá
vỡ hệ sinh thái đồng ruộng, làm gia tăng các loài sâu bệnh hại khác. Việc sử dụng
nilon để bao quả làm tăng chi phí sản xuất, tốn thời gian, nilon lâu phân hủy
trong môi trường gây ô nhiễm mơi trường.
Từ thực tiễn trên, để góp phần tìm ra thành phần loài ruồi đục quả, diễn
biến phát sinh của lồi ruồi đục quả chính và tìm ra biện pháp sinh học trong
phịng trừ ruồi đục quả có hiệu quả cao, an tồn với con người, mơi trường để
đem lại sản phẩm ổi sạch cho huyện Thanh Hà- Hải Dương chúng tối tiến hành
thực hiện đề tài: “Thành phần ruồi đục quả ổi tại Thanh Hà, Hải Dương năm
2016; đặc điểm sinh học loài ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel và biện
pháp phòng trừ bằng bẫy bả’’.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định được thành phần ruồi đục quả chính trên ổi tại Thanh Hà – Hải
Dương; đặc điểm sinh học của loài ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel và xác
định hiệu quả của biện pháp phòng trừ bằng bẫy bả.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Điều tra thành phần ruồi đục quả chính trên cây ổi tại Thanh Hà – Hải
Dương.
+ Điều tra diễn biến của các loài ruồi đục quả tại Thanh Hà – Hải Dương.
+ Xác định đặc điểm sinh học của ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel.
+ Xác định hiệu quả của biện pháp phòng trừ ruồi đục quả bằng bẫy ME

2


1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU


- Điều tra thành phần ruồi đục quả Bactrocera hại quả ổi và đánh giá hiệu
quả phòng trừ ruồi đục quả bằng bẫy tại Thanh Hà – Hải Dương năm 2016.
- Nghiên cứu về các đặc điểm sinh học của ruồi đục quả Bactrocera
dorsalis Hendel tai Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I – Hải Phịng năm 2016
1.4. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới
- Cung cấp dữ liệu khoa học về thành phần, diễn biến mật độ ruồi đục quả
trên ổi tại huyện Thanh Hà- Hải Dương.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học về đặc tính sinh học của
loài ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel tại Thanh Hà – Hải Dương
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề xuất một số biện pháp phòng trừ ruồi đục quả có hiệu quả, an tồn với
mơi trường và sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Ổi (Psidium guajava) là một trong những loại cây ăn quả có giá trị dinh
dưỡng cao, bên cạnh đó cịn mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Là một
trong những lồi cây có giá trị xuất khẩu cao cho các nước, ước tính mỗi năm có
khoảng vài trăm nghìn tấn đưa ra thị trường thế giới. Trong đó, Hoa Kỳ, Nhật
Bản, New Zealand và một số nước Châu Âu là những nước thường xuyên nhập
khẩu ổi từ các nước nhiệt đới (The Fruit Republic, 2016).
Ở Việt Nam, vùng trồng ổi lớn nhất ở miền Bắc hiện nay chủ yếu là ở
Thanh Hà- Hải Dương và Gia Lâm- Hà Nội. Hiện nay, Thanh Hà có 270 ha ổi,
sản lượng hàng năm vào khoảng 3.000 tấn với doanh thu hàng chục tỷ đồng.
Trong những năm tới diện tích được dự đốn ngày càng được mở rộng khi người

dân tiếp tục chuyển đổi trồng vải thiều sang trồng ổi, nguyên nhân do ổi mang lại
giá trị kinh tế cao hơn so với vải thiều và các loại cây ăn quả khác.
Trong khi đó, theo Cabi (2016), trên ổi có hơn 40 lồi sâu hại ổi, hơn một
nửa trong số thành phần sâu hại ổi này là ruồi đục quả thuộc 3 giống Bactrocera
16 loài, Anastrepha 6 loài và Ceratitis 1 lồi. Điều này có thể thấy ruồi đục quả
giống Bactrocera là một trong những lồi gây hại chính cho ổi. Trong đó có lồi
Bactrocera dorsalis, Bactrocera tryoni và Bactrocera correcta là 3 lồi gây hại
chính và có phân bố rộng nhất ở trên thế giới. Trên thế giới loài Bactrocera
correcta được gọi là ruồi đục quả ổi, ở Ấn Độ, loài ruồi này hàng năm gây hại
cho khoảng 60- 80% sản lượng ổi.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sản lượng ổi và
chất lượng bị giảm sút, các biện pháp phòng trừ ruồi đục quả dẫn đến mất vệ sinh
an toàn thực phẩm và là rào cản lớn trong việc xuất khẩu. Hiện nay, trong thực
tiễn sản xuất tại Thanh Hà, Hải Dương hầu như chưa có biện pháp hữu hiệu nào
để phịng trừ ruồi đục quả ngoài việc bao quả, thu quả sớm hay phun thuốc phịng
trừ gây ơ nhiễm mơi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và tiêu diệt
nhiều loài cơn trùng có ích khác.
2.1.1. Đặc điểm sinh học, sinh thái học của ruồi đục quả giống Bactrocera
2.1.1.1. Ý nghĩa kinh tế của giống Bactrocera
Có khoảng 4500 lồi ruồi đục quả trên thế giới. Trong số đó, có khoảng 50
lồi là dịch hại chính hại cây ăn quả và hoa màu, và có khoảng 30 lồi khác là

4


dịch hại thứ yếu. Trong số 50 loài dịch hại chủ yếu đó, có khoảng 22 lồi có phân
bố ở các nước và các vùng thuộc Thái Bình Dương. Trong khi đó, ở vùng Đơng
Nam Á có khoảng 12 lồi trong số 50 loài dịch hại chủ yếu. Ở Ấn Độ và các tiểu
bang có khoảng 10 lồi và ở Châu phi có khoảng 11 lồi. Có vài lồi có phân bố
khá rộng rãi ví dụ: Bactrocera dorsalis (Allwood and Drew, 1996). Trong đó chi

Bactrocera bao gồm hơn 500 lồi, đa số có nguồn gốc ở Nam Thái Bình Dương,
Úc, Ấn Độ, và Đông Nam Á (CABI, 2016).
Ruồi đục quả đã ghi nhận gây hại trên 150 ký chủ bao gồm cả quả và rau ví
dụ: mận, bơ, chuối, cam, cafe, quả vả, xoài, ổi, quả chanh leo, đào, hồng, dứa.
Trong số đó ký chủ bị tấn cơng nhiều nhất là xồi, ổi, đu đủ.
Ở Hawai, sâu non được tìm thấy trên 125 loài ký chủ, bị nhiễm từ 50 – 80%
đã được ghi nhận trên lê, đào, mận và các loài quả khác. Chúng cũng là ký chủ
nguy hiểm trên cam và các loại quả nhiệt đới ở Nhật Bản, Okinawa và các hòn đảo
Amami, Miyako và Bonin ở Nhật Bản trước khi chúng bị tiêu diệt (CABI, 2016).
Bên cạnh đó ruồi đục quả Bactrocera được xếp vào loại đầu bảng trong
danh sách những loại côn trùng cần được kểm soát và là đối tượng kiểm dịch
thực vật quan trọng nhất của nhiều nước như Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, New
Zealand…. Mức độ gây hại hàng năm của ruồi đục quả là rất lớn, nhiều loài gây
hại trên nhiều loại rau quả và gần như quanh năm. Ruồi đục quả có ảnh hưởng
nghiêm trọng đến kinh tế, chúng làm mất mùa, giảm xuất khẩu và tăng các yêu
cầu nghiêm ngặt trong công tác kiểm dịch thực vật. Ruồi gây tổn hại cây trồng
khi mà con trưởng thành cái chọc thủng lớp vỏ quả và đẻ trứng vào trong quả, ấu
trùng ăn thịt quả, và những tác hại đó khiến cho quả tiếp tục bị thối rữa bởi các
loại vi sinh vật. Ấu trùng ăn thịt quả là dạng tác hại nghiêm trọng nhất khiến quả
bị thối hỏng nhanh chóng và không thể tiêu thụ được (CABI, 2016). Ở những
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như Úc, Châu Á, Châu Phi và các hịn đảo ở Thái
Bình Dương, sự phá hoại của ruồi đục quả là phổ biến và là trở ngại chính của
sản xuất và xuất khẩu rau quả.
Theo Allwood and Leblanc (1996), thiệt hại do ruồi đục quả gây ra cho
bảy nước ở vùng Thái Bình Dương lớn nhất là ở hòn đảo Solomon và Tonga
trên hai loại quả là ớt và quả ổi lên tới 97 – 100%, trung bình trên các loại
khác là khoảng 50%.
Trong giống Bactrocera lồi ruồi đục quả phương Đơng Bactrocera
dorsalis là một lồi dịch hại nghiên trọng có phổ ký chủ rất rộng chúng gây hại


5


trên cả các loại quả và rau, mức độ thiệt hại do ruồi đục quả gây ra có thể lên đến
100% đối với các loại quả khơng được bao gói. Vì chúng có phân bố rộng, khả
năng gây hại của chúng đối thị trường tiêu thụ, ruồi đục quả được coi là mối đe
dọa với nhiều nước, yêu cầu các biện pháp kiểm dịch thực vật chặt chẽ và các
biện pháp loại trừ ruồi đục quả. Ở Mauritius, tổng chi phí cho việc tổ chức chiến
lược loại trừ đã gần tới 1 triệu USD. Ở Nhật Bản, việc loại trừ ruồi đục quả ở đảo
Ryukyu đã tiêu tốn hơn 200 triệu bảng Anh. Ở California, Mỹ đã tính tốn chi
phí cho việc loại trừ ruồi đục quả phương đơng có thể từ 44 đến 176 triệu USD
ngồi ra cịn chi phí cho việc sử dụng thuốc trừ sâu và các biện pháp kiểm dịch
thực vật cần thiết. Chi phí cho việc loại trừ ruồi ở miền Bắc Qeensland ở Úc đã
tốn 33 triệu AU, nhưng chi phí hàng năm cho việc phịng trừ lồi ruồi đục quả
này được ước tính khoảng 7- 8 triệu AU. Ở Hawaii, thiệt hại năng suất quả các
loại quả chính gây ra bởi B. dorsalis có thể vượt quá 13 % hay tương đương với
3 triệu USA (CABI, 2016).
Năm 2015, việc du nhập ruồi đục quả Bactrocera tryoni từ Úc sang New
Zealand đã làm đe dọa nền sản xuất nông nghiệp đáng giá 6 tỉ USD này. Hàng
nghìn bẫy pheromone đã được sử dụng trong chiến dịch tìm và tiêu diệt ruồi đục
quả. Chính phủ New Zealand đã ước tính việc áp dụng các phương pháp diệt trừ
và xử lý ruồi đục quả có thể có chi phí đến hàng tỷ đơ la Mỹ cho việc xuất khẩu
quả tươi hàng năm của nước này (Kiwifruit Vine Health, 2014).
Tại vùng Bắc Qeenland của nước Úc, sự gây hại của B. papayae đã làm thất
thu gần 100 triệu đô la Úc vào gữa năm 1990. Chỉ riêng lồi Bactrocera
cucurbitae cũng đã làm ảnh hưởng đến q trình xuất khẩu bí và bí ngơ từ Tonga
sang Nhật ước tính lên đến 8- 10 triệu đơ la Mỹ (CABI, 2016).
2.1.1.2. Đặc điểm sinh thái học của ruồi đục quả Bactrocera
Kiến thức sinh thái về các loài ruồi Bactrocera đã được nghiên cứu ở Úc và
Hawai. Sự tương tác giữa ruồi đục quả và cây ký chủ cùng với hoa quả sau thu

hoạch đã được nhấn mạnh là các nhân tố chính trong đặc tính sinh học và sinh
thái học ruồi đục quả (Drew, 2001).
Các loài ruồi đục quả thuộc giống Bactrocera đã được phát hiện đều là loài
ăn tạp, chúng có vịng đời cơ bản giống nhau. Ruồi cái đẻ trứng trực tiếp vào các
quả đang chín, ấu trùng sống trong quả và trải qua 3 tuổi trước khi hóa nhộng
trong đất. Sau khi vũ hóa, trưởng thành sẽ trải qua thời kỳ tiền trưởng thành vài
ngày với hoạt động phát tán và tìm kiếm thức ăn trước khi thực sự trưởng thành

6


(có khả năng giao phối và sinh sản). Ruồi đục quả thuộc giống Bactrocera trưởng
thành dành phần lớn thời gian để tìm kiếm thức ăn trong tự nhiên như là mật ong,
mật từ các bao hoa và các phần ngoài hoa, nhựa cây, vi khuẩn, men bia hay là
phân của động vật. Ruồi trưởng thành cần thường xuyên ăn carbonhygrates và
nước để tồn tại, ruồi cái cần môi trường protein để trứng có thể phát triển, ruồi
đực có thể phát triển có hoặc khơng có protein (Papadopoulos et al., 2006).
Theo dõi chi tiết của từng con cái loài ruồi B. dorsalis và B. tryoni qua
thời gian trên cây trồng đã phát hiện ra hoạt động tìm kiếm vị trí và đẻ trứng
của ruồi đục quả Tephritidae cái có liên quan đến số lượng, chất lượng và sự
phân bố của quả ký chủ trên cây, tán lá của cây, tình trạng của các con trưởng
thành (tình trạng sinh lý học và tác động trước đó với quả ký chủ) (Prokopy et
al., 1990). Quilici and Rivry (1999) cho rằng việc chấp nhận sự đẻ trứng của
ruồi cái họ Tephritidae vào quả ký chủ bị ảnh hưởng bởi hình dáng, kích cỡ,
màu sắc của quả và một số các đặc điểm vật lý khác của quả bao gồm các chất
hóa học trong quả đặc biệt là tính hóa lỏng và các chất hóa học trên bề mặt của
quả. Việc chấp nhận quả ký chủ cũng phụ thuộc vào các chất dẫn dụ sinh học
đã được đánh dấu trên quả ký chủ phụ thuộc vào các chất xua đuổi tại các vết
đẻ trước đó của con ruồi đục quả khác (Prokopy et al., 1990). Gần như ruồi đục
quả Bactrocera spp đều thích đẻ trứng thường xuyên ở các vết mới đục hơn là

trên các quả chưa bị đục lỗ (Prokopy et al., 1996). Chúng thường bị thu hút bởi
các vết thương của quả do vết chích đẻ trứng của các con cái khác hoặc vết
thương tư nhiên (như là do các cành cây va đập vào quả), đặc biệt là các vết
thương còn mới từ 2 đến 4 ngày (Liu and Huang, 1990; Stange, 1998), khẳng
định rằng con cái ruồi đục quả Queensland thích đẻ trứng vào các vết thương
nhỏ có sẵn ở vỏ quả hơn là tạo ra một vết thương mới. Sự phá hoại của ruồi đục
quả phương Đơng có tương quan cao với độ chính của quả và mùi thơm của
quả. Nghiên cứu về phản ứng của các con ruồi đục quả phương Đông cái đối
với mùi thơm của quả vải ở 3 độ chín trong phịng thí nghiệm chỉ ra rằng tốc độ
sinh sản và số lượng trứng tăng cùng với mùi thơm và độ chín của quả. Các đặc
điểm hình thái học của quả giống như bề mặt vỏ và màu sắc tươi có tác động rõ
rệt đến sự lựa chọn của các con ruồi đục quả phương Đông cái, trong khi hình
dạng của quả khơng có một chút ảnh hưởng nào (Poramarcom and Baimai,
1996). Liu and Huang (1990), cũng tun bố rằng các con ruồi phương Đơng
cái thích ổi và cam quýt hơn cả. Sự ưa thích quả ký chủ thường dẫn đến tỉ lệ tồn
tại cao hơn và vòng đời ngắn hơn của loại dịch hại này.

7


Các nghiên cứu về hoạt động sinh sản của ruồi đục quả Tephritidae bằng
cách quan sát trong tự nhiên với các con ruồi ni trong lồng ở phịng thí ngiệm
đã chỉ ra rằng hầu hết chúng giao phối trong điều kiện sánh sáng yếu và sự giao
phối diễn ra chủ yếu là trong tán lá cây (Drew, 2001). Các nghiên cứu về mơ
hình chung của chuỗi hoạt động hàng ngày của ruồi đục quả Tephritidae đã chỉ ra
rằng sự thay đổi thất thường hàng ngày trong việc giao phối là do nhịp điệu sinh
học, việc giao phối thường bắt đầu vào buổi tối, thường tăng nhanh nhất trong
vòng 2 giờ và sau đó giảm dần. Nói chung, sự giao phối của ruồi Tephritidae là
một con đực giao phối với nhiều con cái. Điều này liên quan đến khả năng của
con đực trong việc kết đôi riêng với những con cái.

Phản ứng của các con ruồi trưởng thành về màu sắc cũng đã được nghiên
cứu với mục đích hiểu được cơ quan thị giác của ruồi đục quả trong việc phát
hiện các loại quả ký chủ và tạo ra các loại bẫy ruồi (Prokopy et al., 1990). Ruồi
Bactrocera spp đã được thấy là có phản ứng mạnh với hình vng hoặc hình tam
giác phẳng với đỉnh phản xạ gần với các lá màu xanh. Họ chỉ ra rằng có một sự
tương quan nổi trội giữa số lượng ruồi bắt được do màu sắc và mật độ phản xạ
ánh sáng đóng vai trò là gợi ý thị giác quan trọng trong quá trình tìm kiếm các
loại quả với các dạng hình cầu màu tối đối lại sức hấp dẫn của dạng nền màu
sáng. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết kế bẫy dẫn dụ, do vậy hầu
hết các bẫy dẫn dụ đều có dạng hình cầu. Ruồi đục quả phương Đông đực hấp
dẫn mạnh hơn bởi bẫy mày trắng và vàng, trong khi đó màu xanh, đỏ và đen ít
hấp dẫn hơn và người ta cho rằng độ thu hút của bẫy chủ yếu là do mức độ phản
xạ ánh sáng (Vargas et al., 2008).
2.1.1.3. Đặc điểm sinh vật học của ruồi đục quả Bactrocera
Một số loài ruồi được nghiên cứu nhiều nhất như ruồi đục quả Qeensland,
ruồi đục quả phương đơng, hai lồi ruồi này có vịng đời cơ bản giống nhau.
Những nghiên cứu về sự ưu tiên chủ thể quả vòng đời, phần trăm tồn tại của
quần thể ruồi phương đông ở Hawaii, Trung Quốc, Ấn Độ, Đài loan, Malaysia,
Nhật Bản chỉ ra rằng từng loại quả, độ chín của quả, điều kiện thời tiết trong đó
yếu tố quan trọng nhất của môi trường tác động đến mật độ ruồi đục quả trong
vùng nhiệt đới là việc có sẵn các loại quả ký chủ và nhiệt độ địa phương, mặc
dù mật độ cũng tương quan với lượng mưa. Mật độ ruồi đục quả cũng bị tác
động bởi một vài yếu tố sinh học như các sinh vật ký sinh, các sinh vật bắt mồi
ăn thịt và sự cạnh tranh với các loài cùng trong khu vực. Độ chín của quả và

8


nhiệt độ tác động đến đặc điểm sinh học của ấu trùng và sự gây hại của ruồi đục
quả phương đơng (Allwood, 1996).

* Đặc điểm hình thái và sinh học ruồi đục quả B. dorsalis (CABI, 2016)
Trên thế giới loài B. dorsalis này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1897.
+ Pha trứng: Trứng ruồi đục quả hình elip, hơi cong chiều dài khoảng 2
mm, màu trắng tinh khiết, trứng được nở trong vòng 24h, điều kiện 300C.
+ Pha sâu non:
Đây là pha gây hại trên quả và gây ra thiệt hại lớn nhất. Sâu non tuổi 3 dài
9,0- 11,0 mm, rộng khoảng 1- 2mm, hình trụ dài, phía trước miệng hơi thu hẹp
và hơi cong về phía bụng, thùy lưng hơi lồi.
Về hình thái cả 3 tuổi khơng khác nhau chỉ khác nhau về kích thước và màu
sắc, khi mới nở có màu trắng trong, khi tuổi 2 màu dần chuyển sang hơi vàng và
chuẩn bị làm nhộng sâu non có màu vàng.
+ Pha nhộng: Sự hóa nhộng của các lồi ruồi đục quả thuộc giống
Bactrocera nói chung và lồi ruồi đục quả phương Đơng nói riêng đều chủ yếu
xảy ra ở dưới đất, thi thoảng có phát hiện nhộng xuất hiện trong quả bị hại.
Nhộng thuộc loại nhộng bọc mới có màu vàng trắng sau chuyển màu nâu,
dài từ 5- 6mm, thời gian phát dục của pha nhộng trung bình là 7- 13 ngày trong
điều kiện nhiệt độ từ 27- 290C.
+ Pha trưởng thành:
Trưởng thành màu nâu nhạt, dài từ 6- 8mm, màu vàng, trên lưng ngực có 2
đường màu trắng.
Một trưởng thành cái có thể đẻ được 1000 quả trứng trong cả vòng đời,
chúng đẻ theo từng đợt, mỗi đợt được đẻ từ 1- 40 quả, trưởng thành cái bắt đầu
đẻ trứng sau vũ hóa 11- 12 ngày, con cái đẻ trứng trên các loại rau quả ký chủ.
Đời sống của trưởng thành dài ngắn tùy thuộc và điều kiện thức ăn và nhiệt độ.
Chúng đẻ trứng cực đại vào sáng sớm và chiều mát.
+ Vòng đời:
Trong điều kiện nhiệt đới vịng đời trung bình ruồi đục quả là từ 12- 18
ngày, nếu thời tiết mát mẻ, độ ẩm cao thì vịng đời kéo dài hơn.
Hiểu biết được các vấn đề sinh lý ruồi đục quả và hoạt động sinh sản để đưa
ra các giải pháp quản lý hiệu quả. Ví dụ như các hệ thống bẫy dựa trên các tác


9


nhân kích thích hóa học và thị giác thích hợp đã được sử dụng thành công để
quản lý ruồi đục táo, đu đủ. Trong số các cơng trình nghiên cứu, nghiên cứu về
hoạt động sinh sản bao gồm hoạt động giao phối và tập tính đẻ trứng được đặc
biệt chú ý và là những tiêu điểm chính với sự chú ý đối với những phản ứng định
hướng thị giác, thức ăn của ruồi trưởng thành.
2.1.2. Biện pháp phòng trừ bằng bẫy dẫn dụ
a. Cơ sở khoa học của biện pháp phòng trừ bằng bẫy dẫn dụ
Pheromone là những chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học giữa
các cá thể cùng loài, những chất này được tiết ra ngoài cơ thể cơn trùng và có thể
gây ra những phản ứng chun biệt cho những cá thể cùng lồi. Đơi khi chất này
còn được gọi là hormone xã hội hay được xem như một hệ thống thơng tin hóa
học. Có lồi chỉ sản xuất một số ít pheromone, một số lồi khác lại có khả năng
sản xuất nhiều hơn. Hệ thống pheromone khá phức tạp ở các lồi cơn trùng sống
thành xã hội. Thơng tin hóa học này khác với cơ quan thị giác hay thính giác. Sự
truyền bá thơng tin bởi pheromone được duy trì lâu, xa và đơi khi đến 2km hay
xa hơn nữa. Pheromone giữ vai trò trong nhiều hoạt động của đời sống cơn trùng
có thể là pheromone đánh dấu đường đi, pheromone tập hợp, pheromone phân
tán, pheromone xua đuổi, pheromone báo động v.v… Trong đó phổ biến và quan
trọng nhất là pheromone sinh dục. Chính nhờ có loại thơng điệp giới tính này mà
hàng ngàn, hàng vạn côn trùng đực, cái dù ở cách xa nhau nhiều dặm vẫn tìm đến
được bên nhau. Pheromone sinh dục của côn trùng được tiết ra chủ yếu từ một số
tuyến đặc biệt phân bố cạnh cơ quan sinh dục ngoài của cả con cái và con đực,
nằm ở phía mút bụng. Do đó khi muốn gửi thơng điệp tình yêu ra xung quanh,
các con cái thường dương cao phần mút bụng lên phía trên để tạo lợi thế khuyếch
tán mùi thơm vào khơng khí (Baker, 2011).
Dựa vào đặc điểm này người ta đã chế tạo ra các hợp chất có mùi tương tự

như pheromone để phịng trừ cơn trùng. Trong phòng trừ ruồi đục quả người ta
đã chế tạo ra một số hợp chất để dẫn dụ con đực ví dụ như Trimedlure
parapheromone (TML) dùng cho các lồi thuộc giống Ceratitis (bao gồm cả C.
capitata và C.rosa). Parapheromone Methyl eugenol (ME) (4- allyl-1,2dimethoxybenzencacbonxylate) (IAEA, 2003) hấp dẫn một số lượng lớn các lồi
thuộc giống Bactrocera nhưng khơng phải các loài thuộc giống phụ Zeugodacus
(Paul, 2009) loại hoạt chất này có thể thu hút ruồi đục quả cách bẫy 500m. CUE
lure parapheromone (CUE) có khả năng thu hút ruồi đục quả cách 300m và bắt

10


một lượng lớn các loài Bactrocera khác, bao gồm B. curcubitae và B. tryoni
(Paul, 2009). Parapheromones nói chung rất dễ bay hơi và có thể được sử dụng
với nhiều loại bẫy. Đã có dạng hợp chất kiểm sốt phân tán cho TML, CUE, ME,
đảm bảo chất dẫn dụ sử dụng được lâu hơn trên thực địa. Điều quan trọng là cần
phải biết rằng một số điều kiện môi trường vốn có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ
của các chất dẫn dụ pheromone và parapheromone (ISPM 26, 2011). Các nhân tố
môi trường như nhiệt độ, lượng mưa và độ chín của quả cũng ảnh hưởng đến độ
hấp dẫn của ruồi đục quả phương Đông đối với Methyl eugenol. Phương pháp
hiện nay đang được sử dụng nhiều nhất là tẩm dung dịch vào mồi bông và đặt
trong bẫy, tuy nhiên thường sau khoảng 1 tuần thì hiệu lực của thuốc giảm dần,
do đó cần phải thay thuốc sau từ 1 đến 2 tuần. Đối với ruồi đục quả phương
Đông, cả con cái đã giao phối và chưa giao phối có ăn protein đều bị hấp dẫn bởi
mùi hương của quả hơn mùi hương của protein, và sự kết hợp mùi hương của quả
và protein ít hấp dẫn với những con cái đã ăn protein hơn là chỉ mùi hương của
quả. Protein có tác dụng thu hút cả con đực và con cái, tuy nhiên con cái có phần
bị thu hút nhiều hơn con đực (Paul, 2009). Protein là một dung dịch pha chế dựa
trên dung dịch protein, dung dịch đường lên men, dung dịch hoa quả và dấm đã
được sử dụng từ năm 1918 cho việc bắt giữ con cái của một số loài.
Bẫy Multilure là bẫy đầu tiên sử dụng protein với một phần bằng nhựa

trong suốt phía trên và phía dưới bằng cao su, được treo lên cành cây bằng dây.
Bẫy này sử dụng một lượng bả thức ăn của ruồi dựa trên hydrozed protein hay
Torula. Viên Torula có hiệu quả hơn nhiều so với hydrozed protein và pH bền
vững ở 9,2. Mức độ của pH trong dung dịch trộn đóng một vai trị quan trọng
trong thu hút ruồi đục quả. Sẽ có ít ruồi đục quả bị hấp dẫn hơn nếu dung dịch có
độ pH q axit. Do tính tự nhiên của dung dịch này, mà loại bẫy này được coi là
bẫy con cái, bẫy này có thể bắt nhiều loại Tephritidae và không phải Tephritidae.
Bẫy Multilure được sử dụng trong vùng quản lý ruồi đục quả với các loại bẫy
khác. Trong vùng không nhiễm ruồi đục quả, bẫy Multilure là một phần quan
trọng của việc thu hút các lồi ruồi đục quả ngoại lai và có tiềm năng để bắt các
loài ruồi đục quả là đối tượng kiểm dịch khác cái mà các bẫy khác không bắt
được (IAEA, 2003).
Ngoài tiêu diệt con đực bằng bẫy , các nhà khoa học còn tiếp tục nghiên
cứu các loại bẫy để thu hút con cái, vì con cái là con mang trứng, chích và đẻ
vào quả, các cơng trình bắt đầu nghiên cứu từ những năm 1960, tuy nhiên sau 50

11


năm các đặc điểm về sinh thái học của ruồi đục quả vẫn cịn nhiều điều chưa
sáng tỏ. Có ý kiến cho rằng con cái có nhiều đặc điểm phức tạp hơn con đực ví
dụ như dinh dưỡng cho chúng đẻ trứng, phát triển phơi, ghép cặp, tìm ký chủ,
ngược lại con đực không liên quan đến hoạt động đẻ trứng. Những con ruồi cái
chưa giao phối có thể bị thu hút bởi pheromone của con đực trong khi đó những
con ruồi cái đã giao phối thường bị thu hút bởi mùi vị của quả ký chủ chín. Từ
những phát hiện về hoạt động của ruồi đục quả cái có thể là chìa khóa hướng đến
sự phát triển của ruồi đục quả cái ví dụ mùi của các cây trồng làm hàng rào chắn
gió cho các cánh đồng trồng đu đủ ở Hawaii đã được thấy rằng chúng thu hút các
con ruồi đục quả phương Đông cái (Jang, 2000).
Người sử dụng biện pháp này đầu tiên có thể là Payne vào năm 1973. Sử

dụng bẫy dẫn dụ có thể xác định được sự hiện diện của ruồi đục quả tại vùng
điều tra, hỗ trợ chương trình trịng trừ tổng hợp, triệt sản ruồi đục quả và phát
hiện loài ruồi mới xâm nhập. Các chất treo trong bẫy dẫn dụ là chất có hoạt tính
sinh học cao. Các chất dẫn dụ này có sức hấp dẫn hơn cả thức ăn và có thể có
hiệu quả phát tán xa hàng trăm mét. Các chất có hoạt tính sinh học cao dùng làm
mồi của bẫy thường được treo bên trong vỏ bẫy. Hiện nay có hai loại chất dẫn dụ
được sử dụng phổ biến là Metyl eugenol và CUE eugenol.

b. Hiệu quả của việc sử dụng bẫy trong phòng trừ ruồi đục quả trên
thế giới
Số lượng bẫy treo trên một ha thường tùy thuộc vào loài ruồi đục quả cần
tiêu diệt và địa hình vườn. Ví dụ, đối với ruồi đục quả lồi Anastrepha suspense
nên treo 45 bẫy cho một ha. Tác giả Allwood (1996), khuyến cáo trên mỗi
kilomet có thể đặt 250 mồi và thay mồi 6 – 8 tuần một lần. Chiều cao từ mặt đất
lên điểm treo bẫy cũng tùy thuộc vào kiểu vườn, khoảng 2 m đối với cây ăn quả
hoặc treo dưới tán cây nếu ở khu rừng.
Kết quả sử dụng bẫy dẫn dụ khá thành công ở một vài nơi như đảo Rota tại
Marianas, ở Califolia năm 1974, ở Nhật Bản năm 1996, ở New Zealand năm
2015… Biện pháp này kết hợp với các biện pháp trừ khác cho hiệu quả khá cao
những loài ruồi đục quả thuộc giống Bactrocera. Điểm lưu ý khi phối hợp với các
biện pháp khác là cần dùng số lượng bẫy nhiều, áp dụng đồng loạt trong vùng
trồng. Ví dụ, trên diện tích 1 km ở Mauritus đã đặt 1000 bẫy nhằm làm giảm sức
ép quần thể ruồi đục quả phương đông trong chương trình phịng trừ bằng kỹ

12


thuật triệt sản. Để làm tăng hiệu quả của việc dùng bẫy dẫn dụ, thường có sự phối
hợp giữa các kiểu dáng vỏ bẫy, màu sắc vỏ bẫy, mùi vị của bẫy. Ví dụ, bẫy màu
xanh da trời hấp dẫn ruồi đục quả loài B. tryoni ở Queensland.

Tất cả các vùng của Nhật Bản đã tun bố khơng có ruồi đục quả năm 1985
sau một chương trình loại trừ ruồi đục kết hợp giữa sử dụng thuốc trừ sâu và bẫy
Methy eugenol. Multilure với một lượng Lure và chất độc được sử dụng để điềm
tra sự có mặt và phương pháp phòng chống ruồi đục quả.
Biện pháp sử dụng bẫy dẫn dụ sử dụng riêng lẻ hiệu quả rất kém. Ví dụ, ở
Hawaii đã áp dụng biện pháp phịng trừ lồi ruồi đục quả phương đơng B. dorsalis
hại quả đu đủ. Kết quả nơi sử dụng bẫy dẫn dụ vẫn có tỷ lệ quả bị hại đạt 44 –
48%. Do vậy, sử dụng bẫy dẫn dụ thường phải dùng số lượng bẫy nhiều và ở nơi
cách ly về địa lý thì mới mong giảm được quần thể ruồi đục quả trên đồng ruộng.
Hiện nay nhiều nơi trên thế giới, để giảm thiểu chi phí mua bẫy người ta đã
sử dụng các loại chai nhựa màu vàng thay bằng bẫy trong phòng trừ ruồi đục quả,
cho kết quả rất tốt như ở Ấn Độ, việc dùng các chai nhựa màu vàng nay sơn màu
vàng đã được cơ quan nông nghiệp Ấn Độ và Senegal khuyến cáo sử dụng rộng
rãi (NIPHM, 2012).
c. Sử dụng bẫy thức ăn
Đối với con cái của ruồi đục quả họ Tephritidae thường bị hấp dẫn bởi thức
ăn chứa protein. Lợi dụng đặc tính này đã sử dụng bẫy thức ăn để tiêu diệt ruồi
đục quả. Năm 1936, Multilure đã phát hiện ra hỗn hợp dung dịch bã bia với
đường hấp dẫn nhiều loài ruồi đục quả thuộc giống Anastrepha. Multilure là
người đầu tiên sử dụng bả Protein hydrolysed trong phòng trừ ruồi đục quả vào
năm 1952. Bả Protein hydrolysed đầu tiên được sử dụng có thành phần gồm 3 –
5% dung dịch bả + 2% thuốc trừ sâu (Malathion) và được phun với lượng 100 –
200 ml trên 1m2 tán lá cây.
Cơ chế tác động của bả protein là do nhu cầu buộc phải ăn thêm protein của
trưởng thành cái để trứng của chúng phát triển. Trong bả có thuốc trừ sâu nên khi
con cái ăn bả trên bề mặt lá cây và bị nhiễm thuốc trừ sâu và bị chết. Bả protein
chỉ cần phun ở một điểm bất kỳ trên tán lá cây mà không cần phải phun phủ cả
tán lá cây (Allwood and Drew, 1996).
Sử dụng bẫy thức ăn được xếp vào nhóm biện pháp bắt buộc đối với vùng
chuyên canh cho xuất khẩu do xuất khẩu do có nhiều tính ưu việt hơn các biện


13


×