Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện hoa lư, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 98 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐINH DUY KHÁNH

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA
ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP
HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60 85 01 03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Văn Dung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017



Tác giả luận văn

Đinh Duy Khánh

i


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Dung giảng viên học
viện Nông Nghiệp Việt Nam - người đã hướng dẫn, giúp đỡ rất tận tình trong thời gian
tơi nghiên cứu và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa quản lý đất đai đã giảng dạy,
đóng góp ý kiến, tạo điều kiện cho tơi học tập và hồn thành luận văn của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Hoa Lư, phịng Nơng nghiệp và phát
triển nơng thơn, phịng Tài ngun và Mơi trường, phòng thống kê huyện Hoa Lư, Sở
Tài nguyên và Mơi trường tỉnh Ninh Bình, đã giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số
liệu và hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND, cán bộ địa chính và các hộ gia đình thuộc các
xã Ninh Mỹ, Ninh Giang, của huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đã giúp đỡ tôi trong việc
cung cấp tài liệu của địa phương, và cá nhân của các hộ gia đình để tơi nghiên cứu và
hồn thành luận văn này./.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Đinh Duy Khánh


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... ix
THESIS ABSTRACT ..................................................................................................xii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................. 1

1.2.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2

1.3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2

1.4.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ....... 2

1.4.1.


Những đóng góp mới ..................................................................................... 2

1.4.2.

Ý nghĩa khoa học........................................................................................... 3

1.4.3.

Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................... 3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 4
2.1.

NGHIÊN CỨU TÍCH TỤ VÀ TẬP TRUNG RUỘNG ĐẤT MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI .............................................................................. 4

2.1.1.

Tích tụ và tập trung ruộng đất ở một số nước châu Âu, châu Mỹ ................... 4

2.1.2.

Tích tụ và tập trung ruộng đất ở một số nước châu Á ..................................... 6

2.2.

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP CỦA
VIỆT NAM ................................................................................................... 8


2.2.1.

Các chính sách pháp luật liên quan đến việc quản lý và sử dụng đất
nông nghiệp ở Việt Nam................................................................................ 8

2.2.2.

Tích tụ ruộng đất ở Việt Nam ...................................................................... 12

2.3.

TỔNG QUAN VỀ DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA ĐẤT NÔNG NGHIỆP ........... 13

2.3.1.

Vấn đề manh mún ruộng đất ........................................................................ 13

2.3.2.

Cơ sở thực tiễn của việc dồn điền đổi thửa................................................... 19

2.3.3.

Những yếu tố liên quan đến đồn điền đổi thửa ............................................. 20

iii


2.3.3.


Tình hình nghiên cứu đồn đổi ruộng đất ở Việt Nam ................................... 22

2.3.4.

Thực trạng dồn điền đổi thửa đất sản xuất nơng nghiệp ở tỉnh Ninh Bình ......... 24

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 27
3.1.

ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ......................................................................... 27

3.2.

THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ....................................................................... 27

3.3.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 27

3.4.

NỘI DUNG NGHİÊN CỨU ........................................................................ 27

3.4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện hoa lư, tỉnh Nınh Bình.............. 27

3.4.2.

Thực trạng cơng tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện............................ 27


3.4.3.

Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa trên địa bàn các xã nghiên cứu............. 27

3.4.4.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp sau khi dồn điền đổi thửa ................................................................. 27

3.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 28

3.5.1

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ....................................................... 28

3.5.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................ 28

3.5.3.

Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp............................................................ 28

3.5.4.

Phương pháp xử lý số liệu, dữ liệu............................................................... 29


3.5.5.

Phương pháp so sánh ................................................................................... 29

3.5.6.

Phương pháp xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
sản xuất nông nghiệp ................................................................................... 29

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 32
4.1.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI HUYỆN HOA LƯ,
TỈNH NINH BÌNH ...................................................................................... 32

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ............................................... 32

4.1.2.

Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế .................................................. 37

4.1.3.

Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ........................................................ 39

4.1.4.

Hiện trạng sử dụng đất và thực trạng phát triển nông nghiệp huyện

Hoa Lư ........................................................................................................ 41

4.1.5.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội .................................. 43

4.2.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN ............................................................................................. 44

4.3.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TRÊN ĐỊA BÀN
CÁC XÃ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 49

iv


4.3.1.

Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa trên địa bàn xã Ninh Mỹ và
Ninh Giang ................................................................................................. 49

4.3.2.

Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp
tại xã Ninh Mỹ và xã Ninh Giang ................................................................ 52

4.3.3.


Ảnh hưởng của DĐĐT đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ..................... 60

4.3.4.

Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến công tác quản lý Nhà nước về
đất đai .......................................................................................................... 69

4.3.5.

Ảnh hưởng của đồn điền đổi thửa đến thu nhập và cơ cấu lao động ............. 71

4.4.

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP SAU KHI DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ..... 76

4.4.1.

Giải pháp về nguồn nhân lực ....................................................................... 76

4.4.2.

Giải pháp về giao thông, thủy lợi ................................................................. 77

4.4.3.

Giải pháp về thị trường tiêu thụ nơng sản hàng hóa...................................... 77

4.4.4.


Giải pháp về đầu tư mở rộng sản xuất .......................................................... 78

4.4.5.

Giải pháp về môi trường .............................................................................. 79

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 80
5.1.

KẾT LUẬN ................................................................................................. 80

5.2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 82

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Tình hình biến động về số lượng và quy mô trang trại nông nghiệp ở
một số nước Châu Âu ...............................................................................5

Bảng 2.2.

Tình hình tích tụ đất ở một số nước Châu Á ..............................................8


Bảng 3.1.

Thực trạng manh mún đất đai năm 2010 ................................................15

Bảng 4.1.

Diện tích, cơ cấu đất đai phân theo mục đích sử dụng đất năm 2015
Huyện Hoa Lư ........................................................................................ 42

Bảng 4.2.

Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa ở các xã huyện Hoa Lư ...................46

Bảng 4.3.

Kết quả dồn đổi ruộng đất theo nhóm thửa ở huyện Hoa Lư ....................47

Bảng 4.4.

Kết quả dồn điền đổi thửa tại các xã nghiên cứu...................................... 50

Bảng 4.5.

Diện tích đất giao thơng, thuỷ lợi trước và sau dồn điền đổi thửa ............ 52

Bảng 4.6.

Sự thay đổi cơ cấu đất trồng trước và sau dồn điền đổi thửa .................... 54


Bảng 4.7.

Sự thay đổi năng suất cây trồng trước và sau dồn điền đổi thửa ...............54

Bảng 4.8.

Một số mơ hình sản xuất tổng hợp sau dồn điền đổi thửa ........................55

Bảng 4.9.

Mức độ đầu tư trong sản xuất .................................................................. 58

Bảng 4.10. Tác động của đồn điền đổi thửa đến mức cơ giới hoá .............................. 58
Bảng 4.11. Giá trị và cơ cấu sản xuất của các hộ trước và sau DĐRĐ ....................... 59
Bảng 4.12. Hiệu quả sử dụng đất một số cây trồng chính của 2 xã nghiên cứu ..........61
Bảng 4.13.

Hiệu quả kinh tế bình quân của mơ hình Lúa - Cá sau dồn điền đổi thửa ....... 63

Bảng 4.14. Hiệu quả mơ hình chun ni thả cá ...................................................... 64
Bảng 4.15. Mức đầu tư phân bón trong thâm canh cây trồng tại địa phương ..............66
Bảng 4.16. Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong thâm canh cây trồng tại
địa phương ..............................................................................................68
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến công tác quản lý Nhà nước về
đất đai ở 2 xã nghiên cứu ........................................................................70
Bảng 4.18. Mức thu nhập bình quân của các loại hộ trước và sau dồn điền đổi thửa ........71
Bảng 4.19. So sánh cơ cấu lao động các hộ trước và sau dồn điền đổi thửa ............... 73

vi



DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Quy mơ sản xuất nơng nghiệp các vùng ..................................................... 16
Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình ....................................... 32
Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất năm 2015 huyện Hoa Lư ............................................. 41
Hình 4.3. Đất trồng lúa trước khi dồn điền đổi thửa huyện Hoa Lư ............................ 44
Hình 4.4. Đất trồng khoai lang sau khi dồn điền đổi thửa huyện Hoa Lư .................... 45
Hình 4.5. Bê tơng hóa hệ thống thủy lợi sau dồn điền đổi thửa................................... 53
Hình 4.6. Trang trại tổng hợp của gia đình ơng Nguyễn Đăng Ninh (xã Ninh Mỹ ) ....... 56
Hình 4.7. Cơ giới hóa nơng nghiệp nơng thơn ............................................................57
Hình 4.8. Dồn điền đổi thửa đã gia tăng trang trại nuôi vịt .........................................60

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CC

: Cơ cấu

CNH-HĐH

: Cơng nghiệp hố- hiện đại hố

ĐBSH


: Đồng bằng sơng Hồng

DĐĐT

: Dồn điền đổi thửa

DT

: Diện tích

GO

: Giá trị sản xuất

HTX

: Hợp tác xã

IC

: Chi phí trung gian



: Lao động

MI

: Thu nhập hỗn hợp


NN&PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TBKT

: Tiến bộ kỹ thuật

UBND

: Uỷ ban nhân dân

VA

: Giá trị gia tăng

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đinh Duy Khánh
Tên đề tài: “ Đánh giá ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình”.
Ngành: Quản lý Đất đai

Mã số: 62 85 01 03


Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của dồn điền đổi thửa nhằm thúc
đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất của huyện, các
văn bản về đất đai, các chủ trương, chính sách về khuyến khích đầu tư sản xuất và các
báo cáo về dồn điền đổi thửa của các xã, các báo cáo liên quan khác.
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
+ Xã Ninh Mỹ: nằm ngay trung tâm huyện lại là xã giáp danh với thành phố
Ninh Bình có vị trí thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội Có địa hình bằng phẳng, đất
đai màu mỡ nên cơ cấu kinh tế và cây trồng phát triển mạnh, có động lực mạnh về dồn
điền đổi thửa, dồn điền đổi thửa đã ảnh hưởng mạnh đến phát triển kinh tế xã hội. Có xu
hướng phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa mạnh.
+ Xã Ninh Giang: Nằm ở phía Bắc của huyện, địa hình bằng phẳng, có hệ thống
thủy lợi thuận lợi cho mơ hình chính là 2 vụ lúa và lúa cá. Xã này đang phát triển hiệu
quả mô hình đất trũng Lúa - Cá.
Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
Khảo sát thực địa, điều tra về tình hình sử dụng đất sau khi đồn điền đổi thửa.
Số hộ điều tra phỏng vấn 100 hộ nông dân, trên địa bàn 02 xã nghiên cứu thông qua các
bảng mẫu hỏi.
Phương pháp xử lý số liệu, dữ liệu
Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel.

ix



Phương pháp so sánh
Từ các kết quả thu thập được so sánh về những ảnh hưởng của dồn điền đổi đến
số thửa, diện tích,cơ cấu cây trồng... trước và sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa.
Phương pháp xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp.
- Hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả xã hội
- Hiệu quả mơi trường
Kết quả chính và kết luận
- Huyện Hoa Lư nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Ninh Bình, có địa hình phân làm
2 vùng (vùng núi đá vơi phía Tây và vùng đồng bằng phía Đông Bắc, Đông Nam). Tăng
trưởng kinh tế năm 2016, nông nghiêp chiếm 12,97%; Công nghiệp - xây dựng chiếm
66,03%; dịch vụ chiếm 21%. Với dân số là 67.599 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là
0,65%, mật độ dân số trung bình là 641 người/km2.
- Kết quả cơng tác DĐĐT trên địa bàn huyện: Trước DĐĐT tồn huyện có
150.275 thửa, bình qn 8,6 thửa/ hộ, sau DĐĐT tồn huyện chỉ cịn 67.871 thửa bình
qn 3,9 thửa/ hộ giảm 54,84 % số thửa so với trước DĐĐT. Sau khi triển khai DĐĐT,
số hộ có nhiều thửa nhất từ 4- 5 thửa/hộ là 7.598 hộ, chiếm 42,42% tổng số hộ sử dụng
đất nông nghiệp, từ 2 – 3 thửa/hộ là 6.034 hộ, chiếm 33,69 % tổng số hộ sử dụng đất
nông nghiệp, số hộ có 1 thửa là 4.278 hộ chiếm 23,89 %.
- Kết quả thực hiện DĐĐT trên địa bàn các xã nghiên cứu: Đối với diện tích đất
sản xuất đất nông nghiệp xã Ninh Mỹ trước DĐĐT là 240,36 ha, sau DĐĐT là 255,4 ha
tăng 15,1 ha, xã Ninh Giang trước DĐĐT là 308,5 ha, sau DĐĐT là 348,4 ha tăng 39,9
ha. Bình qn diện tích đất nơng nghiệp của 1 hộ xã Ninh Mỹ trước dồn đổi là 1.641
m2/hộ, sau DĐĐT là 1.743 m2 /hộ tăng 103 m2; xã Ninh Giang trước dồn đổi là 1.740
m2/hộ, sau dồn đổi là 1.965 m2/hộ tăng 225,1 m2.
Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp tại xã
Ninh Mỹ và xã Ninh Giang như diện tích đất giao thơng đều tăng so với trước DĐĐT,
mức tăng là 12,8 % (xã Ninh Mỹ), 15,75% (xã Ninh Giang); đất thuỷ lợi của xã Ninh

Mỹ giảm 11,33 %, xã Ninh Giang giảm 10,75 %. Dồn điền đổi thửa thay đổi cơ cấu cây
trồng, thay đổi mơ hình sản xuất tác động đến mức độ cơ giới hoá và thay đổi cơ cấu
ngành nghề.
Ảnh hưởng của DĐĐT đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: Hiệu quả kinh tế
thu được trên cùng một đơn vị diện tích ta thấy lãi thu được tăng hơn so với trước và
mức lợi nhuận/ đồng vốn cũng tăng so với trước DĐĐT (từ 0,61% lên đến 0,90%). Sau

x


DĐĐT ruộng đất, huyện Hoa Lư được coi là điểm phát triển mơ hình kinh tế trang trại,
đặc biệt là mơ hình tổng hợp.
Ảnh hưởng của đồn điền đổi thửa đến thu nhập và cơ cấu lao động như ở cả 3
loại hộ khá, trung bình và nghèo, mức thu nhập của hộ sau DĐĐT đều tăng so với trước
DĐĐT. Tuy nhiên mức tăng thu nhập của các hộ khá (xã Ninh Mỹ tăng 3,85%, xã Ninh
Giang tăng 3,33%) và trung bình (xã Ninh Mỹ tăng 1,05%, xã Ninh Giang tăng 2,82%)
đều tăng, tỷ lệ hộ nghèo của các xã đều giảm (Ninh Giang giảm 4,90%, xã Ninh Mỹ
giảm 6,15%).
- Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau khi DĐĐT trên địa
bàn huyện cần đồng bộ thực hiện các giải pháp sau: Giải pháp về nguồn nhân lực; Giải
pháp về giao thông, thủy lợi; Giải pháp về thị trường tiêu thụ nơng sản hàng hóa; Giải
pháp về đầu tư mở rộng sản xuất; Giải pháp về môi trường.

xi


THESIS ABSTRACT
Author: Dinh Duy Khanh
Thesis title: Evaluate the effect of land consolidation on agricultural land use in Hoa
Lu district, Ninh Binh province.

Major: Land Management

Code: 60 85 01 03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Evaluate the impact of land consolidation on agricultural land use in Hoa Lu
district, Ninh Binh province.
- Propose some solutions to improve the efficiency of land consolidation to
promote agricultural production development.
Method of secondary data collection
Data on natural and socio-economic conditions, current land use status of the
district, land documents, guidelines and policies on production investment promotion
and reports on land consolidation of communes, and other related reports.
Study site selection method
Ninh My commune locates in the center of the district, is adjacent to Ninh Binh city
with favorable location for socio-economic development. It has flat terrain, fertile soil,
therefore economic structure and crops develop strongly. Ninh My has strong motivation
for land consolidation. Land consolidation has strongly influenced socio-economic
development. There is a tendency to develop strong agricultural commodity production.
+ Ninh Giang commune locates in the north of the district, flat topography,
favorable irrigation system for the main types are 2 crops of rice and rice-fish. This
commune is effectively developing the rice-fish lowland.
Method of primary data collection
Field survey, survey of land use status after land consolidation. Number of
surveyed households are 100, in 2 communes of study area through questionnaires.
Data processing method
Collected data is processed by Excel software.
Comparative method
The results obtained is compared in the effects of the land consolidation to the

number of plots, area, and crop structure... before and after the land consolidation.

xii


Method of determination the criteria system to assess the efficiency of
agricultural land use
- Economic efficiency
- Social efficiency
- Environmental efficiency.
Main results and conclusions
Hoa Lu district is locatec hiện đồng bộ, đảm bảo cho các cơ quan Nhà nước thuận lợi trong quản lý,
đảm bảo được các quyền và nghĩa vụ của các chủ sử dụng đất, sự ổn định trong
quá trình sử dụng đất, yên tâm đầu tư vào sản xuất của người sử dụng đất có liên
hệ chặt chẽ với quá trình quản lý Nhà nước về đất đai. Trong giai đoạn hiện nay,
tuy công tác quản lý đất đai ngày càng được đảm bảo, chặt chẽ và nâng cao hiệu
quả nhưng do tác động của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa dẫn tới việc
thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất diễn ra mạnh mẽ thì việc DĐĐT lại có ý
nghĩa quan trọng trong q trình sử dụng ổn định đất nơng nghiệp, đảm bảo diện
tích đất lúa và an ninh lương thực góp phần quan trọng cho quá trình quản lý Nhà
nước về đất đai của cả cơ quan quản lý và người sử dụng đất được thuận lợi, ổn
định, phù hợp với mục tiêu chung.
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến công tác quản lý Nhà nước
về đất đai ở 2 xã nghiên cứu
Xã Ninh Mỹ
TT

Các chỉ tiêu

Xã Ninh Giang


Trước

Sau

Trước

Sau

DĐĐT

DĐĐT

DĐĐT

DĐĐT

1

Số tờ bản đồ địa chính

30

30

35

35

2


Sổ mục kê

2

2

2

2

3

Số sổ địa chính

1

1

1

1

4

Số sổ cấp GCNQSD đất

1

1


1

1

5

Số vụ KNTC liên quan đến đất NN

3

2

2

1

6

Số vụ lấn, chiếm, tranh chấp liên

2

1

2

1

quan đến đất nơng nghiệp


Q trình thực hiện các nội dung về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, thống kê, kiểm kê, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo sau dồn điền đổi
thửa được thực hiện đồng bộ, đảm bảo cho các cơ quan Nhà nước thuận lợ`i
trong quản lý, đảm bảo được các quyền và nghĩa vụ của các chủ sử dụng đất, sự
ổn định trong quá trình sử dụng đất, yên tâm đầu tư vào sản xuất của người sử
dụng đất có liên hệ chặt chẽ với quá trình quản lý Nhà nước về đất đai. Trong
giai đoạn hiện nay, tuy công tác quản lý đất đai ngày càng được đảm bảo, chặt
chẽ và nâng cao hiệu qủa nhưng tác động của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại

70


hóa dẫn đến việc thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất diễn ra mạnh mẽ thì việc
DĐĐT lại có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sử dụng ổn định đất nơng
nghiệp, đảm bảo diện tích đất lúa và an ninh lương thực góp phần quan trọng cho
q trình quản lý Nhà nước về đất đai của cả cơ quan quản lý và người sử dụng
đất được thuận lợi, ổn định, phù hợp với mục tiêu chung.
4.3.5. Ảnh hưởng của đồn điền đổi thửa đến thu nhập và cơ cấu lao động
4.3.5.1. Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến thu nhập
Tiến hành điều tra thực địa tại một số xã, thị trấn điểm như xã Ninh Mỹ và
xã Ninh Giang. Tác động của chính sách “DĐĐT” đất nơng nghiệp đến sự tăng
thu nhập của các loại hộ nông dân. Tổng hợp từ phiếu điều tra của các hộ dân ở 2
xã Ninh Mỹ và Ninh Giang, trung bình 1 hộ gồm 4 nhân khẩu cho mức thu nhập
bình quân như sau:
Bảng 4.18. Mức thu nhập bình quân của các loại hộ trước
và sau dồn điền đổi thửa

Loại hộ


Hộ

Tổng thu nhập của hộ / năm
Trước
Sau DĐĐT So sánh
DĐĐT
Hộ
(%)
(%)
(%)

Xã Ninh Mỹ
Hộ có thu nhập khá

13

25,75

15

29,6

3,85

Hộ có thu nhập trung bình

31

62,4


32

63,45

1,05

Hộ nghèo

6

11,85

3

6,95

-4,9

Hộ có thu nhập khá

11

22,34

13

25,67

3,33


Hộ có thu nhập trung bình

32

64,34

34

67,16

2,82

Hộ nghèo

7

13,32

4

7,17

-6,15

Xã Ninh Giang

Kết quả trong bảng 4.18, cho thấy Chính sách “DĐĐT” đất nông nghiệp
đã tạo đà thúc đẩy mạnh mẽ tới sự tăng thu nhập của các nhóm hộ khá, giàu hơn
là các nhóm hộ nghèo. Bằng chứng là sau khi thực hiện DĐĐT đất nông nghiệp
theo nghị quyết 07-NQ/TU thì thu nhập bình quân của các hộ khá, giàu cao hơn

so với thu nhập bình quân của các hộ nghèo.

71


Kết quả cho thấy, ở cả 3 loại hộ khá, trung bình và nghèo, mức thu nhập
của hộ sau DĐĐT đều tăng so với trước DĐĐT. Tuy nhiên mức tăng thu nhập
của các hộ khá (xã Ninh Mỹ tăng 3,85%, xã Ninh Giang tăng 3,33%) và trung
bình (xã Ninh Mỹ tăng 1,05%, xã Ninh Giang tăng 2,82%) đều tăng, tỷ lệ hộ
nghèo của các xã đều giảm (Ninh Giang giảm 4,90%, xã Ninh Mỹ giảm 6,15%).
Mức tăng này khơng hồn tồn là do cơng tác DĐĐT mang lại và khơng
phải ở vùng nào mức tăng của hộ nghèo cũng thấp hơn hộ khá và hộ trung bình,
mà nó cịn chịu nhiều tác động khác như: chính sách tiền lương, thị trường, trình
độ sản xuất và phương thức sản xuất…Những phân tích trên chỉ cho phép nhận
xét rằng “ DĐĐT” đã tạo điều kiện ít nhiều cho các hộ nơng dân phát triển sản
xuất, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.
4.3.5.2. Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến cơ cấu lao động
Dồn điền đổi thửa đã tạo nên hiệu ứng tích cực là sắp xếp và phân cơng lại
lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động
hoạt động trong các lĩnh vực khác. Sau dồn điền đổi thửa, một số hộ sản xuất
nông nghiệp đã nhượng, cho mượn hoặc cho thuê lại một phần diện tích sản xuất
của gia đình mình cho những hộ khác khi lao động của hộ đã có việc làm ổn định
ở nhiều nơi khác.
Qua thực tế tại địa phương thì hiện nay lao động trên địa bàn có điều kiện
học tập nghề sau khi tốt nghiệp ở các cấp học và có nhu cầu đi lao động trong các
lĩnh vực phi nông nghiệp là khá lớn. Lao động của huyện chủ yếu làm thuê ở các
khu, cụm công nghiệp trong tỉnh …Một bộ phận khác đi làm thuê ở các tỉnh
trong cả nước mà chủ yếu là ở Hà Nội, Hồ Chí Minh và trong những năm trở lại
đây số lượng người đi xuất khẩu lao động nước ngồi ngày càng tăng, tính đến
năm 2016 tồn huyện có khoảng 650 người xuất khẩu lao động.

Sự phân loại lao động nông nghiệp, lao động công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp và lao động thương mại – dịch vụ chỉ có tính chất tương đối theo nguồn
gốc thu nhập chính và thời gian tham gia sản xuất. Trên thực tế thì lao động trong
các hộ dù đã tham gia vào các ngành nghề khác nhưng vẫn có một số thời gian
tham gia sản xuất nông nghiệp.
Trước dồn điền đổi thửa, lao động chủ yếu tham gia sản xuất nông
nghiệp, lao động trong các ngành nghề khác chiếm số lượng rất ít. Song sau
khi thực hiện chuyển đổi cho tới nay, cơ cấu lao động đã có sư thay đổi đáng

72


kể theo hướng giảm lao động sản xuất nông nghiệp, tăng lao động trong các
ngành nghề phi nông nghiệp.
Điều này được giải thích do nhiều ngun nhân nhưng có thể nói việc dồn
điền đổi thửa đã tạo nên chuyển biến lớn trong chuyển dịch lao động trong các
hộ. Nếu như trước đây ruộng đất manh mún, tốn nhiều công lao động, mất nhiều
thời gian trong nhưng lúc chính vụ cũng như trong các khâu chăm sóc, bảo vệ
nên lao động trong hộ thường được huy động tối đa. Đa số những lao động trẻ
muốn thốt ly sản xuất nơng nghiệp để tìm hướng đi mới nhưng vì nhiều lý do
hạn chế như trình độ tri thức, điều kiện gia đình, chưa có định hướng cơng việc
phù hợp...nên họ vẫn gắn bó với sản xuất nơng nghiệp. Sau chuyển đổi, ruộng đất
tập trung người dân có điều kiện áp dụng cơ giới hố, giảm được rất nhiều sức
lao động, giảm cơng lao động, có thời gian và điều kiện tìm kiếm việc làm khác.
Tình hình thay đổi về cơ cấu lao động trong các nhóm hộ điều tra được thể
hiện qua bảng 4.19.
Bảng 4.19. So sánh cơ cấu lao động các hộ trước và sau dồn điền đổi thửa
Ninh Mỹ

Ninh Giang


Chỉ tiêu Trước

CC

Sau

CC

DĐĐT

(%)

DĐĐT

145

79,67

25
12

LĐ NN
LĐ CN
– TTCN
LĐ TM
– DV

+/-


Trước

CC

Sau

CC

+/-

(%)

(Lđ) DĐĐT

(%)

DĐĐT

(%)

(Lđ)

120

63,49

-25

165


82,09

147

71,71

-18

13,74

47

24,87

22

27

13,43

42

20,49

15

6,59

22


11,64

10

9

4,48

16

7,80

7

Qua bảng 4.19 cũng cho thấy lao động nông nghiệp trước và sau dồn đổi xã
Ninh Mỹ giảm là 25 lao động, Xã Ninh Giang lao động nông nghiệp giảm so với
trước dồn đổi là 18 lao động. Nếu trước dồn điền đổi thửa tỷ lệ lao động nông
nghiệp trong ở 100 hộ điều tra ở xã Ninh Mỹ chiếm khoảng 79,67% lao động thì
sau dồn điền đổi thửa cơ cấu lao động giảm xuống còn khoảng 63,49%; xã Ninh
Giang trước dồn đổi cơ cấu lao động chiếm 82,09% thì sau dồn đổi cơ cấu giảm
xuống còn 71,71%. Lao động trong hộ chủ yếu chuyển sang hoạt động trong các
lĩnh vực như xây dựng, sữa chữa xe máy, cơ khí, xuất khẩu lao động…
Cơ cấu lao động CN-TTCN xã Ninh Mỹ tăng từ 13,74% lên 24,87% lao

73


động (trước và sau dồn đổi); xã Ninh Giang tăng từ 13,43% lên 20,49 % (trước
và sau dồn đổi).
Cơ cấu lao động TM- DV xã Ninh Mỹ tăng từ 6,59% lên 11,64 % lao động

(trước và sau dồn đổi); xã Ninh Mỹ tăng từ 4,48% lên 7,80 % (trước và sau dồn
đổi)
Nguyên nhân chính là do trước dồn điền đổi thửa một số hộ sản xuất nông
nghiệp không hiệu quả nên đã chuyển nhượng một phần đất của hộ cho các hộ
khác, lao động ở các hộ này sau dồn điền đổi thửa đã chuyển sang hoạt động
trong các hoạt động kinh tế khác. Như vậy có thể nói dồn điền đổi thửa đã thúc
đẩy sự phân công lao động mạnh hơn đặc biệt ở những hộ có nhiều nhân khẩu
hơn.

4.3.6. Nhận xét chung
Việc dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ở huyện Hoa Lư đã đem lại những
kết quả to lớn. Khắc phục được những hạn chế do tình trạng manh mún ruộng
đất, tạo những điều kiện thuận lợi trong đầu tư thâm canh, chuyển dần nền nông
nghiệp sang sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên, đây là cơng việc
khó khăn, liên quan đến lợi ích của người dân nên tuỳ vào điều kiện hoàn cảnh cụ
thể của từng địa phương mà triển khai để dồn điền đổi thửa thực sự mang lại ý
nghĩa to lớn cho hộ nông dân không những về kinh tế mà cịn có những tác động
tích cực, gắn lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng.
Qua q trình nghiên cứu thực trạng dồn điền đổi thửa ở huyện Hoa Lư
chúng tôi thấy dồn điền đổi thửa đã thực sự mang lại những ý nghĩa to lớn trong
sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống của hộ nông dân. Tuy nhiên trong quá
trình thực hiện dồn đổi ruộng đất thì cũng gặp khơng ít khó khăn .
Do việc tun truyền đến các hộ dân chưa sâu, rộng. Việc dồn điền đổi
thửa liên quan đến lợi ích của các hộ dân, nên nhận thức của hộ có nhiều ý kiến
khác nhau, có hộ cho là phù hợp với xu hướng phát triển, có hộ khơng nhất trí
với dồn đổi, có hộ chỉ đồng ý dồn đổi 1 số diện tích đất... Để đảm bảo ngun tắc
tự nguyện, cơng khai và cùng có lợi, các cấp chính quyền đã phải tổ chức nhiều
cuộc họp, nhiều cuộc vận động để lấy ý kiến thống nhất thực hiện.
Dồn điền đổi thửa liên quan đến lợi ích của người nông dân, dễ nảy sinh
mâu thuẫn trong khi đó cơng tác chỉ đạo ở một số thơn cịn thiếu quyết tâm, kiên

trì, khi gặp khó khăn đã nảy sinh tư tưởng ngại khó, sợ va chạm. Một số cán bộ,

74


đảng viên ở thơn do nhận thức, do lợi ích cục bộ, tư lợi riêng... nên không muốn
chuyển đổi gây cản trở chung.
Dồn điền đổi thửa phải gắn liền với việc quy hoạch lại đồng ruộng, quy
hoạch lại vùng sản xuất song cơng tác này gặp rất nhiều khó khăn, thiếu một cách
đánh giá tổng quát của các chuyên gia, của những người có trình độ chun mơn,
thiếu một đề án tổng thể trước khi xây dựng phương án chuyển đổi cụ thể, chi tiết.
Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người nông dân khi tham gia dồn đổi,
nhiều hộ còn băn khoăn, lo lắng liệu sau dồn đổi có thật sự thuận tiện cho sản xuất
khơng, tăng được thu nhập khơng? Điều đó tạo nên tâm lý do dự của các hộ nông
dân.
Khi tiến hành dồn điền đổi thửa phải giao chia lại ruộng đất, phải đo đạc
lại và lập hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải cần một khoản
kinh phí rất lớn. Nguồn kinh phí này một phần các hộ nơng dân đóng góp và một
phần nữa là do Nhà nước hỗ trợ. Việc thu kinh phí trong các hộ nơng dân rất khó
khăn và nguồn hỗ trợ Nhà nước đến với địa phương rất chậm. Do vậy, việc tiến
hành triển khai dễ bị ách tắc, chậm trễ.
Sau khi tiến hành dồn đổi xong, quy mô đất của mỗi thửa tăng lên, việc
xác định một cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp là rất quan trọng. Việc trồng cây
gì? Ni con gì? Là băn khoăn của nhiều hộ dân trong khi đó đội ngũ cán bộ
khuyến nơng của địa phương còn mỏng, yếu, nên người dân còn băn khoăn lưỡng
lự trong việc lựa chọn. Do đó các hộ nơng dân có phần e ngại khi đầu tư sản xuất.
Khi quy mô đất đai được tăng lên, nhiều hộ nông dân đã chuyển hướng sản xuất
theo mơ hình trang trại, họ xây chuồng trại, quy hoạch lại ao vườn, đầu tư cơ sở
hạ tầng cho sản xuất lâu dài, song việc tạo được những điều kiện phục vụ cho
sinh hoạt và sản xuất ở nơi chuyển đổi hết sức khó khăn, nhất là điện, nước,

đường đều cần có chi phí lớn. Do đó, cần có sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước,
tạo điều kiện cho hộ nơng dân có điều kiện ở vùng chuyển đổi để đưa cơ giới hoá
cũng như áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Để chuyển sang nền nông nghiệp sản xuất theo hướng hàng hố thì quy
mơ đất đai của các hộ nông dân phải phù hợp, việc đầu tư sản xuất cần có số vốn
lớn trong khi đó đa số hộ nơng dân đều thiếu vốn, tích luỹ sản xuất cịn thấp.
Điều này đã đẩy nơng đân đến việc vay vốn tín dụng. Nhiều người dân lo lắng
rằng liệu tốc độ sinh lời của đồng vốn có cao bằng lãi suất ngân hàng không? Mà

75


hiện nay tình trạng lạm phát ngày càng cao, lãi suất ngân hàng tăng. Do đó, cần
có chính sách tín dụng phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân để hộ
tiếp tục đầu tư thâm canh sản xuất.
Dồn điền đổi thửa là công việc liên quan đến nhiều vấn đề, việc thực hiện
q trình này địi hỏi tốn rất nhiều cơng sức, chi phí, song dồn điền đổi thửa là
quy luật khách quan trong quá trình chuyển sang nền sản xuất theo hướng sản
xuất hàng hoá. Do đó cần có sự phối hợp chỉ đạo sát sao của các cơ quan Nhà
nước để dồn điền đổi thửa thật sự là cuộc cách mạng ruộng đất mang lại ý nghĩa
to lớn trong sản xuất nông nghiệp cũng như phát triển kinh tế hộ nông dân.
4.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP SAU KHI DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA
Việc dồn đổi ruộng đất nông nghiệp ở huyện Hoa Lư đã khắc phục đáng
kể tình trạng phân tán manh mún ruộng đất nhằm đưa sản xuất nơng nghiệp theo
hướng hàng hố, từ đó đã mang lại hiệu quả cao trong việc sử dụng đất. tuy nhiên
việc dồn đổi ruộng đất đã gặp khơng ít những khó khăn vướng mắc. Để giúp các
địa phương tiếp tục thực hiện tốt công tác dồn đổi ruộng đất nông nghiệp chúng
tôi đưa ra một số giải pháp cụ thể:
4.4.1. Giải pháp về nguồn nhân lực

- Cấp ủy, chính quyền chỉ đạo phải bám sát chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là việc hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành của
Đảng uỷ, Ban chỉ đạo dồn điền, đổi thửa. Trong quá trình chỉ đạo triển khai đến
xóm, xã thẳng thắn đối thoại với nhân dân, đảm bảo công khai, dân chủ trong
suốt quá trình tổ chức, chỉ đạo, thực hiện.
- Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ, đảng viên và
nhân dân trong xã hiểu rõ lợi ích của việc dồn điền đổi thửa, từ đó tạo ra sự đồng
thuận trong tổ chức thực hiện. Giải quyết linh hoạt, kịp thời, đúng nguyên tắc
những kiến nghị chính đáng của nhân dân các xóm.
- Cán bộ cấp xã, xóm tham gia công tác dồn điền đổi thửa phải thật sự
khách quan, nhiệt tình, tuyệt đối khơng vụ lợi. Khi chia ruộng tại thực địa thì tổ
chức chia chéo, trưởng xóm này đi đo ruộng cho xóm khác để chỉnh trang đồng
ruộng.

76


- Trên cơ sở quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch phát triển sản
xuất nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất, Cán bộ xã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài
liệu, lập sơ đồ đất nơng nghiệp ngồi đồng theo từng đơn vị xóm, xây dựng
phương án định hướng chi tiết, tính tốn điều chuyển đất đai giữa các đơn vị đảm
bảo hợp lý nhất, xã có cách vận dụng linh hoạt đối với mỗi vùng đất của các xóm
một cách hợp lý, khơng áp đặt.
4.4.2. Giải pháp về giao thông, thủy lợi
Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sử dụng
và nâng cao hiệu quả của các loại hình sử dụng đất. Trong sản xuất nông nghiệp,
khả năng tưới tiêu là một trong những yếu tố chi phối chủ yếu đến khả năng hiện
diện và thích ứng của các loại hình sử dụng đất. Địa hình của Hoa Lư rất đa
dạng, có cả đồng bằng và đồi núi nên giải pháp đầu tư nâng cấp hệ thống thuỷ
lợi, giao thông và các cơng trình hạ tầng phục vụ sản xuất là giải pháp cơ bản

nhất, hiệu quả nhất. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất và mở rộng các
loại hình sử dụng đất có triển vọng cần tập trung vào các vấn đề sau:
Tiếp tục cải tạo, nâng cấp, làm mới hệ thống giao thông, thuỷ lợi, kiên cố
hố kênh mương. Hệ thống giao thơng, thuỷ lợi được hoàn thiện sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho việc mở rộng các loại hình sử dụng đất. Đồng thời, phát triển loại
hình lúa - cá do có nguồn nước sạch thường xun thay thế, thêm vào đó là giảm
chi phí sản xuất cho người nơng dân vì vật ni giảm dịch bệnh, giảm chi phí
bơm tát...do vậy, người dân có điều kiện tập trung nguồn vốn để đầu tư mở rộng
sản xuất.
4.4.3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa
Xuất phát từ thực tế của địa phương sau khi dồn điền đổi thửa cho thấy
muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm phát triển nông nghiệp Hoa Lư bền
vững, một yếu tố quan trọng để những loại hình sử dụng đất có triển vọng sau
khi dồn điền đổi thửa được nhân nhanh cả về số lượng và chất lượng là giải quyết
vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Việc xác định thị trường tiêu thụ là cơ sở quan trọng để bố trí phân vùng
và đầu tư theo chiều sâu cho sản xuất và chế biến hàng nông sản. Cần tăng cường
cung ứng vật tư cho sản xuất nơng nghiệp và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản
phẩm cho người nơng dân, có chính sách khuyến khích thu hút các doanh nghiệp

77


đầu tư, chế biến, tiêu thụ nông sản, đặc biệt là các loại nông sản như rau, quả,
cá.... để giúp cho nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, từ đó những loại hình sử
dụng đất có triển vọng sẽ được mở rộng.
4.4.4. Giải pháp về đầu tư mở rộng sản xuất
Tăng cường công tác khuyến nông: chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động
khuyến nông trên nhiều phương diện, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tổ chức sản
xuất, hạch toán và đặc biệt là định hướng cho tiêu thụ nơng sản, hàng hố của

nơng dân.Vì vậy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới đến tận tay nông
dân để áp dụng vào sản xuất là rất quan trọng. Quá trình tổ chức chuyển giao
phải làm từ điểm để nhân ra diện rộng.
Công tác này làm tốt sẽ giúp cho nơng dân có một cách nhìn mới tổng
qt hơn trước khi đưa ra quyết định sản xuất, song song với nó là việc quyết
định đầu tư mở rộng các loại hình bền vững.
Một trong những vấn đề quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp là phải có
vốn, đặc biệt đối với loại hình sử dụng đất yêu cầu chi phí cao như LUT chuyên
rau, LUT chuyên màu... Đồng thời, sản xuất nơng nghiệp ln mang tính thời vụ,
nếu cây trồng được đầu tư đúng mức và kịp thời thì sẽ mang lại hiệu quả cao. Hiện
nay nguồn vốn mà các hộ được vay để đầu tư sản xuất nông nghiệp chủ yếu là của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện. Một vấn đề đặt ra là cần
tạo điều kiện để cho các hộ được vay vốn sản xuất nông nghiệp đặc biệt là các hộ
nghèo.
Để giải quyết được nguồn vốn phục vụ cho sản xuất của nông hộ, cần thực
hiện các vấn đề sau:
+ Đa dạng hố các hình thức tín dụng ở nơng thơn, huy động vốn nhàn rỗi
trong dân, khuyến khích phát triển quỹ tín dụng trong nhân dân, hạn chế mức
thấp nhất tình trạng cho vay nặng lãi.
+ Cần ưu tiên cho nông dân vay vốn phát triển kinh tế trang trại về trồng
trọt, chăn ni.
Ngồi việc vay vốn từ ngân hàng lãi suất theo thoả thuận ra, Nhà nước cần
có chính sách cho nông dân vay với lãi suất ưu đãi, thời hạn vay phù hợp với chu
kỳ sản xuất của từng loại cây trồng, vật nuôi theo chế độ vay ngắn hạn, trung hạn
và dài hạn, đảm bảo đúng chu kỳ sản xuất cho từng cây, từng con sát với thực tế.

78


4.4.5. Giải pháp về môi trường

Khi đánh giá về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoa
Lư cho thấy rằng hạn chế về vấn đề môi trường trên địa bàn huyện là lượng
phân bón, tỷ lệ phân bón trung bình giữa N : P2O5 : K2O đối với cây trồng của
các xã nghiên cứu là chưa hợp lý, lượng thuốc bảo vệ thực vật (đặc biệt LUT
chuyên rau) được người dân sử dụng nhiều. Do đó, cần có cán bộ nơng nghiệp
hướng dẫn cho người dân bón phân cho từng loại cây trồng theo đúng liều lượng
quy định vừa tăng năng suất cây trồng, tránh lãng phí và đảm bảo mơi trường đất.
Hướng dẫn cho người dân tích cực bón các loại phân chuồng, phân hữu cơ để cải
tạo đất trồng trọt, tuyên truyền cho người nơng dân tích cực vùi phụ phẩm nơng
nghiệp, khơng đốt rơm rạ ngồi đồng ruộng, giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường.
Tích cực dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học, giảm tới mức thấp nhất
thuốc trừ sâu hóa học.

79


PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1. Huyện Hoa Lư nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Ninh Bình, có địa hình
phân làm 2 vùng (vùng núi đá vơi phía Tây và vùng đồng bằng phía Đơng Bắc,
Đơng Nam). Tăng trưởng kinh tế năm 2016, nông nghiêp chiếm 12,97%; Công
nghiệp - xây dựng chiếm 66,03%; dịch vụ chiếm 21%. Với dân số là 67.599
người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,65%, mật độ dân số trung bình là 641
người/km2.
2. Kết quả cơng tác DĐĐT trên địa bàn huyện: Trước DĐĐT tồn huyện
có 150.275 thửa, bình qn 8,6 thửa/ hộ, sau DĐĐT tồn huyện chỉ cịn 67.871
thửa bình quân 3,9 thửa/ hộ giảm 54,84 % số thửa so với trước DĐĐT. Sau khi
triển khai DĐĐT, số hộ có nhiều thửa nhất từ 4- 5 thửa/hộ là 7.598 hộ, chiếm
42,42% tổng số hộ sử dụng đất nông nghiệp, từ 2 – 3 thửa/hộ là 6.034 hộ, chiếm
33,69 % tổng số hộ sử dụng đất nông nghiệp, số hộ có 1 thửa là 4.278 hộ chiếm

23,89 %.
3. Kết quả thực hiện DĐĐT trên địa bàn các xã nghiên cứu: Đối với diện
tích đất sản xuất đất nơng nghiệp xã Ninh Mỹ trước DĐĐT là 240,36 ha, sau
DĐĐT là 255,4 ha tăng 15,1 ha, xã Ninh Giang trước DĐĐT là 308,5 ha, sau
DĐĐT là 348,4 ha tăng 39,9 ha. Bình qn diện tích đất nơng nghiệp của 1 hộ
xã Ninh Mỹ trước dồn đổi là 1.641 m2/hộ, sau DĐĐT là 1.743 m2 /hộ tăng 103
m2; xã Ninh Giang trước dồn đổi là 1.740 m2/hộ, sau dồn đổi là 1.965 m2/hộ tăng
225,1 m2.
- Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp
tại xã Ninh Mỹ và xã Ninh Giang như diện tích đất giao thơng đều tăng so với
trước DĐĐT, mức tăng là 12,8 % (xã Ninh Mỹ), 15,75% (xã Ninh Giang); đất
thuỷ lợi của xã Ninh Mỹ giảm 11,33 %, xã Ninh Giang giảm 10,75 %. Dồn điền
đổi thửa thay đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi mơ hình sản xuất tác động đến mức
độ cơ giới hoá và thay đổi cơ cấu ngành nghề.
- Ảnh hưởng của DĐĐT đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: Hiệu quả
kinh tế thu được trên cùng một đơn vị diện tích ta thấy lãi thu được tăng hơn so
với trước và mức lợi nhuận/ đồng vốn cũng tăng so với trước DĐĐT (từ 0,61%

80


lên đến 0,90%). Sau DĐĐT ruộng đất, huyện Hoa Lư được coi là điểm phát triển
mơ hình kinh tế trang trại, đặc biệt là mơ hình tổng hợp.
- Ảnh hưởng của đồn điền đổi thửa đến thu nhập và cơ cấu lao động như ở
cả 3 loại hộ khá, trung bình và nghèo, mức thu nhập của hộ sau DĐĐT đều tăng
so với trước DĐĐT. Tuy nhiên mức tăng thu nhập của các hộ khá (xã Ninh Mỹ
tăng 3,85%, xã Ninh Giang tăng 3,33%) và trung bình (xã Ninh Mỹ tăng 1,05%,
xã Ninh Giang tăng 2,82%) đều tăng, tỷ lệ hộ nghèo của các xã đều giảm (Ninh
Giang giảm 4,90%, xã Ninh Mỹ giảm 6,15%).
4. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau khi DĐĐT

trên địa bàn huyện cần đồng bộ thực hiện các giải pháp sau: Giải pháp về nguồn
nhân lực; Giải pháp về giao thông, thủy lợi; Giải pháp về thị trường tiêu thụ nơng
sản hàng hóa; Giải pháp về đầu tư mở rộng sản xuất; Giải pháp về môi trường.
5.2. KIẾN NGHỊ
1. Cần tăng cường cơng tác tun truyền về mục đích và ý nghĩa của việc
cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận sau khi dồn điền, đổi thửa đến từng cấp ủy, cơ
sở và người dân; làm như thế nào để đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận sau
dồn điền, đổi thửa.
2. Hồn thiện hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu về đất đai cho phù
hợp với sau dồn đổi để phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
3. Tiếp tục hoàn thiện chính sách đối với nơng nghiệp để khuyến khích
tích tụ ruộng đất, hình thành các hộ sản xuất quy mơ lớn theo hướng sản xuất
hàng hoá tập trung.

81


×