Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

đánh giá tác động của “dồn điền đổi thửa” đến phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã phú mậu, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.64 KB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẾN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ PHÚ MẬU,
HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện : Huỳnh Văn Quý
Lớp : KN 41B
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Trọng Dũng
Huế - 2011
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẾN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ PHÚ MẬU,
HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện : Huỳnh Văn Quý
Lớp : Khuyến nông và Phát triển
nông thôn K41B
Địa điểm thực tập : Xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh
Thừa Thiên Huế
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Trọng Dũng
Bộ môn : Khuyến Nông
Huế - 2011
LỜI CẢM ƠN


Luận văn này là kết quả của quá trình học tập tại trường đại học Nông
Lâm Huế và quá trình thực tập tại xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh thừa
Thiên Huế.
Với tình cảm chân thành tôi xin gởi lời cảm ơn đến toàn thể giáo viên đã
tham gia giảng dạy lớp Khuyến Nông K41B, chuyên ngành khuyến nông và phát
triển nông thôn thuộc khoa khuyến nông và phát triển nông thôn, trường đại học
Nông Lâm Huế. Xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ xã Phú Mậu đã tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài luận văn này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thạc Sĩ Nguyễn Trọng Dũng đã
tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi nghiên cứu đề tài và hoàn chỉnh luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không tránh
khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung của
quý thầy cô cùng các sinh viên.
Huế, tháng 05, năm 2011
Tác giả khóa luận
Huỳnh Văn Quý
Mục Lục
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
2.1 Cơ sở lý luận 3
2.1.1 Một số khái niệm 3
2.1.1.1 Tích tụ và tập trung ruộng đất 3
2.1.1.2 Kinh tế hộ nông dân 3
2.1.1.3 Phát triển kinh tế hộ nông dân 4
2.1.1.4 Khái niệm dồn điền đổi thửa 4
2.1.1.5 Một số chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
liên quan đến tập trung và tích tụ ruộng đất 4

2.1.1.6 Một số văn bản, nghị quyết của trung ương và địa phương về dồn
diền đổi thửa 6
2.1.2 Trình tự các bước dồn điền đổi thửa 7
2.2 Cơ sở thực tiễn 8
2.2.1 Tình hình nghiên cứu ở thế giới 8
2.2.2 Tình hình dồn điền đổi thửa ở nước ta 8
2.2.2.1 Tình trạng ruộng đất manh mún ở Việt Nam 8
2.2.2.2 Một số khó khăn chính trong sản xuất nông nghiệp do ruộng đất
manh mún 10
2.2.2.3 Nguyên nhân của tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất trong
sản xuất nông nghiệp 10
2.2.2.4 Một số kết quả dồn điền đổi thửa đã đạt được ở nước ta 10
2.2.2.6 Một số mô hình dồn điền đổi thửa của các địa phương ở nước ta 11
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 14
3.1 Đối tượng nghiên cứu 14
3.2 Phạm vi nghiên cứu 14
3.3 Phương pháp nghiên cứu 14
3.3.1 phương pháp chọn mẫu 14
3.3.2 Phương pháp thu thập tài liệu 14
3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 15
i
3.2.4 Phương pháp phân tích 16
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 16
PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18
4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 18
4.1.1 Đặc điểm tự nhiên của xã Phú Mậu 18
4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 19
4.2 Quá trình dồn điền đổi thửa tại xã Phú Mậu 27
4.2.1 Thực trạng đất đai xã Phú Mậu sau khi giao đất theo Nghị định 64/CP

năm 1993 27
4.2.2 Tình hình dồn điền đổi thửa ở xã Phú Mậu 28
4.3 Tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã
Phú Mậu 35
4.3.1 Thông tin chung về nhóm hộ điều tra 35
4.3.2 Tác động tích cực 37
4.3.2.1 Thúc đẩy tập trung ruộng đất 37
4.3.2.2 Thúc đẩy phân công lại lao động của hộ 40
4.3.2.3 Kết quả sản xuất tăng 41
4.3.2.4 Thu nhập tăng cao 44
4.3.2.6 Thay đổi cơ cấu cây trồng 47
4.3.3 Tác động tiêu cực 50
4.3.3.1 Chi phí sản xuất tăng lên 50
4.3.3.2 Dồn điền đổi thửa làm giảm đất sản xuất của hộ nông dân 52
4.3.4 Ý kiến của người dân khi thực hiện dồn điền đổi thửa 53
4.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dồn điền đổi thửa tại xã 55
4.3.5.1 Những thuận lợi 55
4.3.5.2 Những khó khăn, tồn tại 55
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 57
5.1 Kết luận 57
5.2 Một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả của việc dồn điền đổi thửa trong
phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Phú Mậu 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 61
Danh mục các từ viết tắt
ii
BCHTW : Ban chấp hành trung ương
BCH : Ban chấp hành
CCRĐ : Cải cách ruộng đất
CHXHCN : Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

CNH – HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
CSVN : Cộng sản Việt nam
DĐĐT : Dồn điền đổi thửa
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTX : Hợp tác xã
HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp
KHKT : Khoa học kỹ thuật
KH&CN : Khoa học và Công nghệ
NQ – TW : Nghị quyết trung ương
NQ – ĐU : Nghị quyết đảng ủy
PA – UB : Phương án ủy ban
QĐ – UB : Quyết định ủy ban
UBND : Uỷ ban nhân dân
iii
Danh mục bảng
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất bình quân mỗi người theo địa phương 9
Bảng 2: Phân loại nhóm hộ điều tra 14
Bảng 3: Tình hình sử dụng đất đai của xã Phú Mậu qua 3 năm 21
Bảng 4: Tình hình dân số và lao động qua các năm 23
Bảng 5: Tình hình kinh tế xã Phú Mậu năm 2010 26
Bảng 6: Tổng hợp diện tích và thửa đất phân theo hộ năm 2003 28
Bảng 7: Một số chỉ tiêu trước và sau dồn điền đổi thửa 34
Bảng 8: Một số thông tin cơ bản về các nhóm hộ điều tra 36
Bảng 9:Tình hình ruộng đất ở các nhóm hộ 38
Bảng 10: So sánh tình hình trao đổi ruộng đất giữa các nhóm hộ 39
Sơ đồ 1: So sánh cơ cấu lao động các hộ trước và sau dồn điền đổi thửa 41
Sơ đồ 2: Sự phân bố thu nhập nông nghiệp của các nhóm hộ điều tra trước và
sau dồn điền đổi thửa 42
Bảng 11: So sánh kết quả sản xuất nông nghiệp trước và sau chuyển đổi 43
Sơ đồ 3: Sự thay đổi năng suất lúa trước và sau khi chuyển đổi 43

Bảng 12: So sánh thu nhập của các hộ trước và sau dồn điền đổi thửa 44
Sơ đồ 4: Tình hình thay đổi thu nhập ở các nhóm hộ điều tra 45
Sơ đồ 5: Mức độ cơ giới hóa của các nhóm hộ trước và sau chuyển đổi 46
Bảng 13 So sánh mức độ cơ giới hóa trước và sau chuyển đổi 46
Bảng 14 Sự thay đổi công gia đình trước và sau dồn điền đổi thửa 47
Sơ đồ 6: Sự thay đổi cơ cấu một số giống lúa trước và sau chuyển đổi 48
Sơ đồ 7: Mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các hộ trước và sau dồn điền
đổi thửa 49
Bảng 15: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các hộ trước và sau dồn điền đổi thửa
50
Bảng 16: So sánh chi phí sản xuất trên 1 sào lúa trước và sau dồn điền đổi thửa
(ĐVT: Tr.đồng) 51
Bảng 17: Ý kiến đánh giá của người dân về dồn điền đổi thửa 54
Danh mục đồ thị
iv
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất bình quân mỗi người theo địa phương 9
Bảng 2: Phân loại nhóm hộ điều tra 14
Bảng 3: Tình hình sử dụng đất đai của xã Phú Mậu qua 3 năm 21
Bảng 4: Tình hình dân số và lao động qua các năm 23
Bảng 5: Tình hình kinh tế xã Phú Mậu năm 2010 26
Bảng 6: Tổng hợp diện tích và thửa đất phân theo hộ năm 2003 28
Bảng 7: Một số chỉ tiêu trước và sau dồn điền đổi thửa 34
Bảng 8: Một số thông tin cơ bản về các nhóm hộ điều tra 36
Bảng 9:Tình hình ruộng đất ở các nhóm hộ 38
Bảng 10: So sánh tình hình trao đổi ruộng đất giữa các nhóm hộ 39
Sơ đồ 1: So sánh cơ cấu lao động các hộ trước và sau dồn điền đổi thửa 41
Sơ đồ 2: Sự phân bố thu nhập nông nghiệp của các nhóm hộ điều tra trước và
sau dồn điền đổi thửa 42
Bảng 11: So sánh kết quả sản xuất nông nghiệp trước và sau chuyển đổi 43
Sơ đồ 3: Sự thay đổi năng suất lúa trước và sau khi chuyển đổi 43

Bảng 12: So sánh thu nhập của các hộ trước và sau dồn điền đổi thửa 44
Sơ đồ 4: Tình hình thay đổi thu nhập ở các nhóm hộ điều tra 45
Sơ đồ 5: Mức độ cơ giới hóa của các nhóm hộ trước và sau chuyển đổi 46
Bảng 13 So sánh mức độ cơ giới hóa trước và sau chuyển đổi 46
Bảng 14 Sự thay đổi công gia đình trước và sau dồn điền đổi thửa 47
Sơ đồ 6: Sự thay đổi cơ cấu một số giống lúa trước và sau chuyển đổi 48
Sơ đồ 7: Mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các hộ trước và sau dồn điền
đổi thửa 49
Bảng 15: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các hộ trước và sau dồn điền đổi thửa
50
Bảng 16: So sánh chi phí sản xuất trên 1 sào lúa trước và sau dồn điền đổi thửa
(ĐVT: Tr.đồng) 51
Bảng 17: Ý kiến đánh giá của người dân về dồn điền đổi thửa 54
v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Với việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì phát triển
nông nghiệp theo hướng công nghiệp và sản xuất hàng hóa là nhu cầu tất yếu
khách quan. Chủ trương phát triển sản xuất hàng hóa trong kinh tế nông nghiệp
được Đảng ta đặt ra như một bước đi tất yếu để giải quyết vấn đề tam nông. Một
trong nhưng biện pháp quan trọng nhất để phát triển sản xuất hàng hóa nông
nghiệp là giải pháp tập trung ruộng đất để tổ chức sản xuất ở quy mô lớn hơn.
Chìa khóa pháp lý để thực hiện giải pháp này là việc Nhà nước trao cho hộ gia
đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế,
thế chấp, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng
đất đối với đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất ở. Đây chính là nội dung
đổi mới chủ yếu trong đổi mới chính sách pháp luật đất đai đã được cụ thể hóa
trong Luật Đất đai năm 1993 và Luật Đất đai năm 2003. Dựa vào cơ sở pháp lý
này, Nhà nước khuyến khích khu vực nông thôn thực hiện phong trào “dồn điền,
đổi thửa” để khắc phục tình trang manh mún do quá trình giao đất trước đây, có

điều kiện quy hoạch lại đồng ruộng, sử dụng được các dịch vụ công nghiệp, giao
thông, điện, thủy lợi, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh áp dụng được cơ giới hóa vào
sản xuất nông nghiệp. Từng người nông dân, hộ gia đình nông dân hay một
nhóm hộ gia đình có năng lực làm nông nghiệp có thể tập trung ruộng đất hình
thành các trang trại để có một địa bàn hoạt động rộng hơn, đa dạng hơn và công
nghiệp hơn.
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ra Nghị
quyết số 15 NQ-TW ngày 18/3/2002 về công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông thôn
giai đoạn 2001-2010. Vấn đề "dồn điền, đổi thửa được đặt ra như một động lực
mới cho phát triển sản xuất hàng hóa trong kinh tế nông nghiệp. Chính phủ đã
quyết định các chính sách khuyến khích "dồn điền, đổi thửa" trong các Nghị định
hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và việc ban hành Nghị quyết số 03/2000/NQ-
CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại.
1
Ý thức được đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt có ý nghĩa quyết định trong
sản xuất nông nghiệp, cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, Huyện
Phú Vang đã tiến hành điều chỉnh, sắp xếp lại đất sản xuất nông nghiệp. Trước
kia, toàn huyện có 41.062 thửa, nay chỉ còn 23.698 thửa, trung bình mỗi hộ có 2,
26 thửa. Việc DĐĐT ở Phú Vang gắn liền với công tác quy hoạch và xây dựng
hệ thống giao thông, thuỷ lợi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đây là một
chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân được đại đa số nhân dân đồng tình ủng hộ.
Tuy nhiên, quá trình dồn điền đổi thửa vẫn còn tồn tại những bất cập đã
gây ra những cản trở không nhỏ cho quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp
nông thôn, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế của các nông hộ. Xuất phát
từ yêu cầu thực tiễn tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá tác động của
“Dồn điền đổi thửa” đến phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Phú Mậu,
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế

hộ nông dân, phát hiện các vấn đề thực tiễn nảy sinh từ đó đề xuất khuyến nghị
nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã
Phú Mậu, huyện Phú Vang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về tích tụ và tập trung
ruộng đất.
- Phản ánh tình hình dồn điền đổi thửa và đánh giá tác động của dồn điền
đổi thửa đến phát triển kinh tế của các nông hộ tại xã Phú Mậu.
- Đề xuất một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả của việc dồn điền đổi
thửa trong phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Phú Mậu.
2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Tích tụ và tập trung ruộng đất
Quá trình làm cho qui mô tư bản tăng lên được thực hiện bằng hai phương
thức là tích tụ tư bản và tập trung tư bản. Hai phương thức này có liên quan chặt
chẽ với nhau, tạo điều kiện và thúc đẩy nhau.
Tích tụ là dồn lại và dần dần tập trung vào một nơi. Tích tụ tư bản là tăng
thêm tư bản dựa vào tích lũy giá trị thặng dư, biến một phần giá trị thặng dư
thành tư bản.[1]
Tích tụ tư bản là làm cho qui mô tư bản tăng lên nhờ có tích lũy tư bản cá
biệt. Tích tụ ruộng đất là yếu tố quan trọng nhất của quá trình tích tụ tư bản để
mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh nhờ lợi thế kinh tế theo qui mô
(economics of scale).
Tập trung là dồn vào một chỗ, một điểm. Tập trung tư bản là làm tăng
thêm tư bản do hợp nhất nhiều tư bản lại, hoặc một tư bản này thu hút một tư bản
khác.[1]
Tích tụ và tập trung ruộng đất là việc sát nhập ruộng đất của các chủ sở
hữu nhỏ cá biệt để tạo qui mô lớn hơn thông qua tước đoạt, chuyển nhượng mua

bán ruộng đất; hoặc hợp nhất ruộng đất của các chủ sở hữu nhỏ cá biệt thành một
chủ sở hữu cá biệt khác lớn hơn (thông qua xây dựng các HTX nông nghiệp ở
nước ta trước đây). Như vậy, tích tụ và tập trung ruộng đất là việc làm tăng qui
mô diện tích của thửa đất và chủ thể sử dụng đất thông qua các hoạt động như:
chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê mượn, cầm cố, thế chấp, thừa kế…
2.1.1.2 Kinh tế hộ nông dân
Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng,
bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn.
Cho đến nay có nhiều quan điểm về kinh tế hộ nông dân nhưng đều có một số
thống nhất theo định nghĩa sau: “nông dân là các nông hộ, thu hoạch các phương
tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất, nằm
3
trong hệ thống kinh tế rộng hơn nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham
gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ không hoàn chỉnh cao”
( Ellis – 1988 ). [2]
Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất
hàng hóa trong đó có các nguồn lực như: Đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu
sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ
chung một nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống
là tùy thuộc vào chủ hộ, được nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện phát
triển. [ 2 ]
2.1.1.3 Phát triển kinh tế hộ nông dân
Là sự thay đổi theo hướng tích cực hơn về các điều kiện sản xuất của hộ,
về kết quả sản xuất, làm tăng lên về thu nhập, cải thiện mức sống của hộ nông
dân. [ 2 ]
2.1.1.4 Khái niệm dồn điền đổi thửa
Dồn điền đổi thửa là việc tập hợp, dồn đổi các thửa ruộng nhỏ thành thửa
ruộng lớn, trái ngược với việc chia các mảnh ruộng to thành các mảnh ruộng
nhỏ. DĐĐT khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất, tổ chức thiết kế
lại đồng ruộng. hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng. [3]

2.1.1.5 Một số chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước liên quan đến tập trung và tích tụ ruộng đất
a. Chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng
Tám 1945 đến nay
* Thời kỳ kháng chiến 1945 – 1954
Tháng 1/1948 Hội nghị lần thứ 2 BCHTW Đảng đã đề ra các chính sách
ruộng đất trong thời kỳ kháng chiến, đã đề ra các định hướng cơ bản của việc
tịch thu ruộng đất của địa chủ để chia cho dân nghèo.
Tháng 2/1949 Chính phủ ra sắc lệnh tạm cấp ruộng đất của Việt gian và
chia ruộng đất của của thực dân Pháp cho dân cày nghèo.
Tháng 3/ 1952 Chính phủ đã ban hành điều lệ tạm thời về sử dụng đất
công điền, công thổ.
4
Tháng 11/1953 Hội nghị lần thứ Năm BCHTW Đảng khóa II đã thông
qua cương lĩnh ruộng đất
Tháng 12/1953 Quốc hội đã thông qua Luật Cải cách ruộng đất
* Thời kỳ khôi phục kinh tế 1955 – 1957 ở miền Bắc
Tháng 9/1954 Bộ Chính trị ra quyết định thực hiện hoàn thành CCRĐ và
Kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế (1955-1957)
Tháng 5/1955 Quốc Hội ban hành 8 chính sách khuyến khích sản xuất
nông nghiệp.
* Thời kỳ hợp tác hoá 1958 – 1960
Tháng 8/1955 Hội nghị lần thứ 8 BCHTW Đảng khóa II đã thông qua chủ
trương xây dựng thí điểm hợp tác xã sản xuất nông nghiệp
Tháng 11/1958 Hội nghị lần thứ 14 BCHTW Đảng khóa II đã đề ra kế
hoạch 3 năm cải tạo và bước đầu phát triển kinh tế miền Bắc (1958-1960): Hợp
tác hóa nông nghiệp là khâu chính trong toàn bộ dây chuyền cải tạo XHCN ở
miền Bắc nước ta.
* Thời kỳ hợp tác hoá - tập thể hoá 1961 – 1985
Đại Hội Đảng CSVN lần thứ IV (12/1976) khẳng định: “Tổ chức lại sản

xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, xóa bỏ kiểu tổ chức sản xuất và ăn chia
theo đội. Thực hiện việc quản lý, sử dụng ruộng đất tập trung, thống nhất trên
quy mô HTX. Các HTX phân phối lại ruộng đất cho các đội trên nguyên tắc tiện
canh tiện cư với quy mô lớn, tránh phân tán, chia xẻ ruộng đất manh mún”.
- Ngày 13/1/1980 Ban Bí thư TW Đảng đã ban hành Chỉ thị số 100 về
“Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động
trong HTX nông nghiệp.
- Ngày 18/1/1984 Ban Bí thư TW Đảng đã ban hành Chỉ thị 35 “về khuyến
khích phát triển kinh tế gia đình”; “Về đất cho phép các hộ gia đình nông dân tận
dụng mọi nguồn đất đai mà HTX, nông lâm trường chưa sử dụng hết để đưa vào
sản xuất”.
b. Thời kỳ đổi mới từ 1986 - nay
Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
5
Về sản xuất nông nghiệp, Ngày 5 tháng 4 năm 1988, Bộ Chính trị ban
hành Nghị quyết 10 về “Đổi mới quản lý nông nghiệp” đã chỉ rõ: "Tiếp tục hoàn
thiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và hộ xã viên, đến người lao
động phải điều chỉnh diện tích giao khoán, khắc phục tình trạng phân chia
ruộng đất manh mún, bảo đảm cho người nhận khoán canh tác trên diện tích cũ
quy mô thích hợp và ổn định trong khoảng 15 năm"
Đổi mới cơ chế quản lý đất đai
Thể chế hoá chủ trương, chính sách đất đai của Đảng, Hiến Pháp
CHXHCN Việt Nam năm 1992, đã quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân
( Điều 17); Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật
(Điều 18).
Luật đất đai 1987, 1993, 1998, 2001, 2003 đã cụ thể hoá các quy định về
đất đai của Hiến pháp. Luật Đất đai đã quy định các nguyên tắc quản lý và sử
dụng đất đai: đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý đất đai
theo quy hoạch, pháp luật, sử dụng đất đai hợp lý hiệu quả và tiết kiệm, bảo vệ
cải tạo bồi dưỡng đất, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững, [ 4 ]

2.1.1.6 Một số văn bản, nghị quyết của trung ương và địa phương về
dồn diền đổi thửa
- Nghị quyết số 13-NQ/TW Ban chấp hành Trung ương, Hà Nội ngày 18-
3-2002. Khuyến khích và tạo điều kiện cho hộ nông dân "dồn điền, đổi thửa", tập
trung ruộng đất theo chính sách của Nhà nước để phát triển sản xuất hàng hóa,
mở mang ngành nghề.
- CHỈ THỊ SỐ 22/2003/CT-TTg Ngày 03/10/2003 của thủ tướng chính
phủ về tiếp tục thực hiện nghị quyết TW 5 khóa IX về kinh tế tập thể. Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn
việc “dồn điền, đổi thửa”.
- Nghị quyết số 12/NQ –TV ngày 29/11/2002 của tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế
về chương trình hành động thực hiện nghị quyết TW 5 khoá IX.
6
- Quyết định số 2871/2003/QĐ – UB ngày 7/10/2003 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế về tổ chức thực hiện dồn điền đổi thửa khắc phục tình trạng
phân tán, manh mún ruộng đất trong nông nghiệp.
- Nghị quyết số 15 ngày 19/12/2003 của ban chấp hành đảng bộ huyện
Phú Vang về đẩy nhanh CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001 –
2010.
- Phương án số 403/PA – UB ngày 16/12/2003 của UBND huyện Phú
Vang về tổ chức thực hiện dồn điền đổi thửa khắc phục tình trạng phân tán,
manh mún đất nông nghiệp.
- Nghị quyết số 03/NQ – ĐU ngày 25/12/2003 của BCH đảng ủy xã Phú
Mậu về thực hiện chủ trương “Dồn điền đổi thửa” đất nông nghiệp.
2.1.2 Trình tự các bước dồn điền đổi thửa
Bước 1: Tổ chức quán triệt chủ trương ''Dồn điền đổi thửa''
a/ Chuẩn bị văn bản
b/ Tổ chức các Hội nghị quán triệt
Bước 2: Thành lập Ban chỉ đạo các cấp

Bước 3: Chỉ đạo xây dựng phương án dồn điền đổi thửa và hướng dẫn
nghiệp vụ
a/ Điều tra khảo sát hiện trạng, tình hình quản lý và sử dụng đất đai
b/ Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là kế hoạch sản xuất
cây,con
c/ Tổ chức cho nông dân tự đăng ký chuyển đổi ruộng đất cho nhau
d/ Xây dựng phương án chuyển đổi ruộng đất :
e/ Tổ chức cho hộ nông dân đăng ký chuyển đổi ruộng đất cho nhau
f/ Tổ chức dồn điền đổi thửa gắn với huy động lao động công ích để kiến
thiết lại giao thông nội đồng và bờ vùng bờ thửa
Bước 4: Chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn giao ruộng ngoài thực địa
Bước 5: Hoàn chỉnh hồ sơ địa chính và cấp lại giấy chứng nhận quyển sử
dụng đất
7
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình nghiên cứu ở thế giới
1/ Tập trung ruộng đất ở Trung Quốc
Một thực tế là ruộng đất ở Trung Quốc rất manh mún, mỗi nông hộ sử
dụng một khoảnh đất nhỏ, bình quân 0,67 ha/hộ gia đình. Những nông dân ra
thành phố kiếm việc làm - đã lên tới 200 triệu người trong những năm vừa qua -
phải nhờ người thân canh tác những khoảnh ruộng đó hoặc bỏ ruộng hoang mà
không thể bán đi được.
Theo xu hướng cạnh tranh của nền kinh tế thị trường đặc biệt là trong
nông nghiệp, Trung quốc đang tiến hành chủ trương dồn điền đổi thửa. Nước này
dự kiến sẽ tăng thêm được 1,7 triệu ha đất trồng trọt tính tới năm 2020 thông qua
việc dồn điền đổi thửa hiện nay. [ 5 ]
2/ Tập trung ruộng đất phát triển trang trại ở Hà Lan
Hà Lan là nước có nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, đảm bảo các chủ
trang trại có toàn quyền quyết định hoạt động sản xuất và quyền định đoạt tài
nguyên của mình, khuyến khích chủ trang trại hoạt động kinh doanh thu lợi

nhuận tối đa. Các trang trại được tích tụ ruộng đất để có quy mô đủ lớn, gắn liền
với quá trình tạo việc làm phi nông nghiệp, đủ sức thu hút nông dân “ly nông”,
giảm thiểu nhanh số lượng nông dân và giải thể các trang trại nhỏ, làm ăn kém
hiệu quả.
Sự phát triển của nền kinh tế Hà Lan thúc đẩy chuyển dịch lao động từ
nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp đã làm cho số lượng trang trại bớt
dần. Năm 1950, cả nước Hà Lan có 400.000 trang trại, đến năm 1980 còn
14.500, năm 1990 còn 12.500, năm 2000 chỉ còn khoảng 10000.
2.2.2 Tình hình dồn điền đổi thửa ở nước ta
2.2.2.1 Tình trạng ruộng đất manh mún ở Việt Nam
Theo Niên giám thống kê năm 2003, tổng diện tích đất đai Việt Nam năm
2002 là 32929,7 nghìn ha, nhưng đất đã giao và cho thuê là 24519,9 nghìn ha,
chiếm tỷ trọng 74,46%. Trong đó, đất nông nghiệp đã giao và cho thuê là 9406,8
nghìn ha, chiếm 28,57% diện tích đất cả nước. Trong khi đó năm 2002 có
8
25,5725 triệu lao động làm việc trong ngành nông nghiệp. Như vậy, bình quân
mỗi một nông dân có 0,3678 ha đất canh tác, thuộc loại thấp nhất thế giới. Nếu
chia bình quân đầu người cho mỗi đơn vị đất đai được sử dụng để sinh sống thì
khoảng 0,3 ha/người. Các khu vực trong cả nước đất cũng phân bổ rất manh
mún: ở đồng bằng sông Hồng bình quân đất nông nghiệp/người là 0,0585ha, thấp
nhất cả nước, kế đến là Bắc Trung Bộ 0,71 ha, Duyên hải Nam Trung Bộ: 0,0796
ha. Cao nhất là Tây Nguyên 0,282 ha, đồng bằng sông Cửu Long 0,175 ha. [ 6 ]
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất bình quân mỗi người theo địa phương
Phân theo vùng
Dân số
năm
2003
(nghìn
người)
Tổng

diện tích
đất đai
(nghìn
ha)
Đất nông
nghiệp
(nghìn ha)
Bình
quân
đất
/người
Bình quân
đất nông
nghiệp/người
Cả nước 80902,4 32929,7 9406,8 0,407 0,116
Đồng bằng sông
Hồng
17648,7 1480,6 855,2 0,0839 0,0485
Đông Bắc 9220,1 6532,8 916,3 0,709 0,099
Tây Bắc 2390,2 3563,7 413,6 1,491 0,173
Bắc Trung Bộ 10410 5151,3 736,3 0,495 0,071
Duyên hải
NamTrung Bộ
6899,8 3306,6 549,4 0,479 0,0796
Tây Nguyên 4570,5 5447,5 1287,9 1,192 0,282
Đông Nam Bộ 128815 3473,8 1686,6 0,0269 0,131
Đồng bằng sông
Cửu Long
16881,6 3973,4 2961,5 0,235 0,175
(Nguồn Tính toán của tác giả từ Niêm giám thống kê Việt Nam năm 2003)

9
2.2.2.2 Một số khó khăn chính trong sản xuất nông nghiệp do ruộng
đất manh mún
* Trước hết là khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, làm giảm hiệu quả sản
xuất và cản trở quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá sản xuất
* Khó khăn trong cơ giới hoá sản xuất
* Giảm diện tích đất canh tác nông nghiệp do diện tích đất dành cho đắp
bờ ngăn giữa các thửa ruộng của các hộ quá nhiều.
* Chi phí cho đo đạc và đăng ký lập hồ sơ địa chính tăng lên.
* Sản xuất nông nghiệp thiếu qui mô, thiếu qui hoạch, không kích thích
sản xuất hàng hoá
2.2.2.3 Nguyên nhân của tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất
trong sản xuất nông nghiệp
* Chủ trương chính sách của Nhà nước về giao đất nông nghiệp trên cơ
sở hiện trạng đảm bảo ổn định, công bằng trong nông thôn
* Công tác qui hoạch sử dụng đất chậm triển khai
* Kinh phí thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp là rất lớn
* Tư tưởng và trình độ hạn chế của người nông dân
2.2.2.4 Một số kết quả dồn điền đổi thửa đã đạt được ở nước ta
Từ năm 1997 đến nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam có chủ trương lớn là
thực hiện dồn điển đổi thửa, dưới tên gọi “dồn ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn” với
mục đích là cho xuất hiện những vùng chuyên canh lớn.
Ở nhiều tỉnh, cuộc vận động "dồn điền, đổi thửa" đã được nông dân hưởng
ứng, tạo thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ KH&CN vào các khâu làm đất, gieo
trồng, chăm bón, thuỷ lợi, thu hoạch, chi phí giảm, năng suất tăng.
Năm 2003, cả nước có 75 triệu thửa đất, bình quân mỗi hộ có 6 đến 8 thửa
đất với khoảng 0,3 - 0,5 ha/hộ, trong đó đất lúa từ 200 – 400 m
2
/thửa, đất rau và
các loại cây màu khác thường dưới 100 m

2
/thửa, đất trồng cây lâu năm, cây cho
thu nhập cao còn manh mún hơn. Sau khi dồn điền đổi thửa, số thửa đất bình
quân giảm 50 - 60%, có nơi giảm tới 80%, diện tích mỗi thửa tăng bình quân gấp
3 lần. Việc đó đã tạo điều kiện cho người nông dân cải tạo đồng ruộng, thâm
10
canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đạt mức thu nhập từ vài chục đến hàng trăm
triệu đồng/ha. Mặt khác, dồn điền đổi thửa đã làm tăng diện tích đất canh tác do
giảm được phần đất dùng làm bờ ruộng vốn chiếm từ 2 - 4% tổng diện tích đất
canh tác. Cụ thể, tại tỉnh Hưng Yên, sau khi dồn điền đổi thửa, diện tích đất nông
nghiệp toàn tỉnh đã tăng từ 89.000ha lên 92.000 ha.
Qua hơn 10 năm thực hiện, DĐĐT đã có những chuyển biến đáng kể. Ở
Đồng bằng sông Hồng mở đầu bằng phong trào “đổi ruộng ô thửa nhỏ thành ô
thửa lớn” của huyện ứng Hoà - Hà Tây (tháng 2/1993), đến nay hầu hết các tỉnh -
thành phố ở Đồng bằng sông Hồng triển khai DĐĐT, số thửa giảm từ
21.548.260 thửa xuống còn 10.309.812 thửa. Mỗi hộ trước đây sử dụng ruộng từ
8 - 18 thửa/ha, nay chỉ còn 3,5 - 4 thửa/ha.
Xu hướng tích tụ và tập trung ruộng đất để phát triển kinh tế ngày càng
được mở rộng với nhiều hình thức như: nhận chuyển nhượng đất, thuê đất, mượn
đất, dồn đổi, tập trung ruộng đất…
Dồn điền, đổi thửa không chỉ giúp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn
thuận lợi mà còn giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên
hiện nay việc thực hiện vẫn quá chậm, không theo kịp yêu cầu phát triển nông
nghiệp trong tình hình mới.
Ở Đồng bằng sông Hồng, sau 10 năm thực hiện chủ trương “dồn điền, đổi
thửa” mới chỉ có 2 tỉnh Hà Nam, Bắc Ninh cơ bản khắc phục tình trạng manh
mún đất đai. Khó khăn lớn nhất khiến việc dồn điền đổi thửa bị chậm trễ là thiếu
kinh phí đo đạc. Trung bình mỗi héc ta mất từ 4 - 11 triệu đồng, không ít địa
phương đã phải bán một phần đất công ích lấy kinh phí. Theo Viện Quy hoạch
và thiết kế nông nghiệp, tổng kinh phí dồn điền, đổi thửa tại 2.011 xã ở vùng

đồng bằng sông Hồng mất khoảng hơn 100 tỷ đồng.
2.2.2.6 Một số mô hình dồn điền đổi thửa của các địa phương ở nước
ta
2.2.2.6.1 Mô hình tại Thanh Oai
Thanh Văn là một trong những xã trọng điểm lúa của huyện Thanh Oai, có
tổng diện tích đất trồng lúa lên tới trên 300ha. Nhờ chú trọng dồn điền đổi thửa,
11
chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, nhất là chủ động
xây dựng những vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng cao, bà con Thanh
Văn đã có những "mùa vàng" bội thu.
Trước kia, bình quân mỗi hộ có từ 14-15 thửa ruộng nhỏ ở nhiều xứ đồng
khác nhau, mất nhiều công sức chăm sóc mà hiệu quả kinh tế lại thấp. Qua nhiều
năm vận động, tuyên truyền, Thanh Văn đã dồn được khoảng 80% diện tích. Đây
chính là bước đệm để xã đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hình thành
vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn, trồng những cây phù hợp để
nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích đất canh tác
2.2.2.6.2 Mô hình ở Ngọc Động (Ứng Hoà)
HTX Ngọc Động là một trong những địa phương đầu tiên ở khu vực Đồng
bằng sông Hồng thực hiện DĐĐT, dưới tên gọi "dồn ô thửa nhỏ, thành ô thửa
lớn". Ban đầu, cái mới bao giờ cũng gặp trở ngại nhưng cũng không thể để tình
trạng một nhà có tới 10 - 15 thửa ruộng bé bằng bàn tay ở nhiều xứ đồng khác
nhau, vừa mất công chăm sóc mà hiệu quả kinh tế thấp - ông Lê Văn Tín, Chủ
nhiệm HTX, kiêm Bí thư chi bộ HTX Ngọc Động đơn vị đầu tiên "giơ đầu chịu
báng" ở Phương Tú bộc bạch. Đến nay, sau 3 lần dồn đổi, số thửa ở Ngọc Động
chỉ còn từ 1 đến 4 ô thửa/hộ (trước đây là 20 - 25 ô thửa). Không những thế,
phong trào còn lan rộng ra toàn xã.
Làm tốt công tác DĐĐT nên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
trên vùng đất trũng "chiêm khê mùa thối" đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho
nông dân Ngọc Động, giá trị sản xuất tăng 2,5 lần so với thâm canh truyền
thống. Trên các cánh đồng trũng, trước kia cấy lúa 1 vụ bấp bênh, nay đã trở

thành những trang trại nuôi thủy sản, thủy cầm kết hợp trồng cây ăn quả. Bà con
nông dân không chỉ nuôi các loại cá nước ngọt truyền thống mà còn nuôi các loại
đặc sản như ba ba, ếch, cá sấu.
Kết luận: Từ bài học kinh nghiệm của các địa phương thực hiện dồn đổi
ruộng đất cho thấy, sau nhiều năm chia ruộng đất theo NĐ 64 đến hộ nông dân,
mặt bằng bị phá vỡ, cơ cấu sản xuất do các hộ tự chủ không tạo thành vùng sản
xuất qui mô lớn. Tiến hành chủ trương dồn điền đổi thửa phải linh hoạt theo từng
12
vùng, theo đặc điểm của địa phương để đạt mục tiêu cuối cùng là giảm tối đa số
thửa ruộng nhỏ hẹp, manh mún và góp phần xây dựng các vùng chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, vật nuôi, gia tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích canh tác, bảo
đảm phát triển nông nghiệp bền vững. Bên cạnh đó, các địa phương, các ngành
có liên quan cần chủ động lên kế hoạch, thực hiện các bước quản lý đất đai song
song với DĐĐT như: Quy chủ lại ruộng đất, phân vùng, giải thửa, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp mới; rà soát, sử dụng có hiệu quả
các diện tích đất dôi dư, đất quỹ công; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên
truyền về DĐĐT gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tới các cấp
chính quyền, đoàn thể và hộ nông dân
13
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Hộ nông dân tham gia dồn điền đổi thửa tại xã Phú Mậu, huyện Phú
Vang.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian:
Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2010.
- Phạm vi không gian:
Nghiên cứu tiến hành trên địa bàn xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh
Thừa Thiên Huế.

3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 phương pháp chọn mẫu
Để thấy được sự thay đổi trước và sau khi DĐĐT đề tài tiến hành nghiên
cứu và thu thập thông tin từ 45 hộ nông dân thuộc 3 thôn. Theo hướng dẫn của
cán bộ thôn, thông qua danh sách xã viên được cung cấp theo các mức về tình
trạng kinh tế hộ tiến hành phân loại hộ theo ba cấp: Khá, Tb, nghèo để thấy được
tương quan so sánh giữa các nhóm hộ này. Kết quả phân loại nhóm hộ điều tra
được thể hiện qua bảng 2.
Bảng 2: Phân loại nhóm hộ điều tra
HTX Thôn Số hộ
điều tra
Nhóm hộ
Khá Trung
Bình
Nghèo
Phú Mậu 1 Mậu Tài 15 5 5 5
Triêm Ân 15 5 5 5
Phú Mậu 2 Vọng Trì
Đông
15 5 5 5
Tổng 45 15 15 15
(Nguồn tổng hợp điều tra hộ nông dân)
3.3.2 Phương pháp thu thập tài liệu
* Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp:
14
Tài liệu thu thập về cơ sở lý luận và thực tiễn: khái niệm tích tụ và tập
trung ruộng đất, hộ nông dân, phát triển kinh tế hộ nông dân…
Tài liệu thu thập từ các ban ngành của xã: tình hình đất đai, đất sản xuất
nông nghiệp của thị xã; điều kiện tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn, vị trí, địa hình, đât
đai, dân số, cơ sở hạ tầng, tình hình sản xuất kinh doanh năm gần đây,…

Một số thông tin về chủ trương, chính sách, pháp luật đất đai, các văn bản về
dồn điền đổi thửa, các mô hình, kinh nghiệm dồn điền đổi thửa ở nhiều địa phương,
… Ngoài ra, thông tin còn được thu thập qua các bài báo, trang web, tạp chí, sách liên
quan.
* Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp:
Số liệu thu thập từ quá trình tổ chức phỏng vấn, điều tra trực tiếp 45 nông
hộ hộ thông qua bảng điều tra. Các thông tin điều tra chủ yếu liên quan đến đề
tài như quy mô và tình hình sử dụng đất đai của hộ, số lượng thửa/hộ và diện tích
bình quân/thửa, năng suất và sản lượng sản xuất nông nghiệp của hộ, thu nhập
trước và sau khi dồn điền đổi thửa của hộ…
Số liệu còn được thu thập qua quá trình điều tra cán bộ xã, các ban ngành
xã, những người có kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến các bước của quá
trình dồn điền đổi thửa, hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa, những khó khăn
tồn tại cũng như thuận lợi của quá trình dồn điền đổi thửa…tại địa bàn nghiên
cứu.
3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin
* Phương pháp xử lý số liệu thứ cấp: Dựa vào các số liệu đã công bố tổng
hợp, đối chiếu, để chọn ra những thông tin phù hợp với nghiên cứu của đề tài.
Một số chỉ tiêu so sánh, chỉ tiêu tính toán về hiệu quả, chỉ tiêu về quy mô…được
tính toán dựa trên các thông tin có sẵn.
* Phương pháp xử lý số liệu sơ cấp: Các thông tin cơ bản về hộ như tuổi,
trình độ, số nhân khẩu, lao động…; Thông tin về diện tích đất canh tác, tổng số
thửa/hộ, diện tích đất canh tác/thửa, số lượng trang thiết bị phục vụ sản xuất, chi
phí sản xuất, thu nhập của hộ, cơ cấu lao động của hộ được tôi tổng hợp, tính
15
toán. Số liệu được tổng hợp xử lý qua tính toán và trên máy tính với phần mềm
Excel.
3.2.4 Phương pháp phân tích
+ Phương pháp thống kê mô tả:
Phân tích số liệu thu thập các chỉ tiêu về giá trị sản xuất, năng suất, tốc độ

phát triển…để thấy được thực trạng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, những
yếu tố thuận lợi và khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến phát triển
nông hộ; những số liệu phản ánh tình hình thay đổi về thu nhập của các hộ nông
dân từ quá trình dồn điền đổi thửa tại địa bàn; những thông tin phản ánh tình
hình điều kiện sản xuất cũng như kết quả, hiệu quả sản xuất ở các nông hộ.
+ Phương pháp so sánh:
- So sánh sự thay đổi về qui mô diện tích, số thửa, của các hộ nông dân
theo thời gian trước và sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa.
- So sánh mức độ đầu tư, kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ trước và sau
khi dồn điền đổi thửa.
- So sánh giá trị gia tăng thu nhập, giá trị sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao
động trong hộ…trước và sau khi dồn điền đổi thửa
+ Phương pháp PRA (đánh giá nhanh nông thôn): Tiến hành đi nghiên
cứu thực địa, quan sát thực tế, phỏng vấn các cán bộ nông dân cơ sở tại địa
phương để thu thập những thông tin liên quan đến tình hình đời sống và sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn xã.
+ Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Tổng hợp ý kiến từ những
người chỉ đạo công tác dồn điền đổi thửa; cán bộ của phòng nông nghiệp, phòng
địa chính, phòng thống kê…
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả dồn điền đổi thửa
• BQ đất nông nghiệp/ hộ
• BQ đất nông nghiệp/khẩu
• BQ số thửa/hộ
• Diện tích BQ/thửa
16
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh tác động của dồn điền đổi thửa đền phát
triển kinh tế của nông hộ
• TC : tổng chi phí
• GO :giá trị sản xuất

• TN BQ/ hộ
• Tình hình dịch chuyển lao động trong hộ
• Tỷ lệ thay đổi mức đầu tư, cơ giới hoá, thay đổi lao động, thu nhập
• Thay đổi về tài sản, chi tiêu, mức sống…
Các chỉ tiêu có sự so sánh trước và sau quá trình dồn điền đổi thửa để
đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế của các hộ sản
xuất nông nghiệp tại địa bàn.
17

×