Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà minh dư tại trại đặng văn thịnh, xã liên hoa, huyện phù ninh, tỉnh phú thọ liên kết với công ty CP thuốc thú y SVT thái dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 51 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LĂNG VĂN KẾT
Tên chun đề:
“THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƯỠNG VÀ PHÒNG
TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN GÀ MINH DƯ TẠI TRẠI ĐẶNG VĂN THỊNH,
XÃ LIÊN HOA, HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ
LIÊN KẾT VỚI CÔNG TY CP THUỐC THÚ Y SVT THÁI DƯƠNG”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành: Chăn ni Thú y
Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2016 - 2020

Thái Nguyên - năm 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


LĂNG VĂN KẾT
Tên chun đề:
“THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƯỠNG VÀ PHÒNG
TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN GÀ MINH DƯ TẠI TRẠI ĐẶNG VĂN THỊNH,
XÃ LIÊN HOA, HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ
LIÊN KẾT VỚI CÔNG TY CP THUỐC THÚ Y SVT THÁI DƯƠNG”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Chăn ni Thú y

Lớp:

K48 - CNTY POHE

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2016 - 2020

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Minh Toàn


Thái Nguyên - năm 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên cũng như trong thời gian thực tập tại công ty SVT Thái Dương em đã
nhận được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong Ban giám hiệu nhà trường,
Ban chủ nhiệm Khoa Chăn ni Thú y cùng tồn thể các thầy cơ giáo trong
Khoa đã tận tình giảng dạy, dìu dắt để em hồn thành tốt chương trình học,
tạo cho em có được lịng tin vững bước trong cuộc sống và cơng tác sau này.
Nhân dịp này, em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường,
Ban chủ nhiệm Khoa Chăn ni Thú y cùng tồn thể các thầy giáo, cơ giáo
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giáo viên
hướng dẫn, ThS. Lê Minh Toàn đã quan tâm, giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều
kiện giúp đỡ em trong q trình thực tập và hồn thành khóa luận.
Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
và những người thân đã động viên, dành những tình cảm vơ cùng q báu cho
em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và trong q trình hồn thành bản
khóa luận này.
Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy giáo, cơ giáo ln mạnh khỏe,
hạnh phúc, thành công trong công tác, đạt nhiều kết quả tốt trong giảng dạy
và nghiên cứu khoa học.
Em xin chân thành cảm ơn!.
Thái Nguyên, ngày 07 tháng 07 năm 2020
Sinh viên


Lăng Văn Kết


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà qua các giai đoạn ....................................... 29
Bảng 4.2. Khả năng tiêu thụ thức ăn (tính chung trống, mái) ........................ 29
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện cơng tác vệ sinh phịng bệnh ............................. 31
Bảng 4.4. Kết quả phòng bệnh cho gà bằng vaccine ...................................... 31
Bảng 4.5. Kết quả cơng tác phịng bệnh bằng thuốc....................................... 32
Bảng 4.6. Kết quả điều trị bệnh trên đàn gà.................................................... 35
Bảng 4.7. Kết quả tham gia các công tác khác ............................................... 36


iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
mRAN:

ARN thông tin

PABA:

Axit Paraminobenzonic

cs:

Cộng sự


ml:

Mililit

Nxb:

Nhà xuất bản

PTTN:

Phát triển nông thôn


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu .................................................................................. 1
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 1
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 3
2.1 Điều kiện cơ sở thực tập.............................................................................. 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 4
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ......................................................................... 6
2.1.3. Cơ sở vật chất, hạ tầng của trại ............................................................... 8

2.1.4. Cơ cấu tổ chức của trại............................................................................ 8
2.1.5. Thuận lợi và khó khăn của trại ................................................................ 9
2.2. Tổng quan tài liệu....................................................................................... 9
2.2.1. Khái niệm sinh trưởng............................................................................. 9
2.2.2. Đặc điểm sinh trưởng và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng của gia cầm ............................................................................................ 9
2.2.3. Đặc điểm tiêu hóa và sinh lý tiêu hóa của gà ........................................ 13
2.2.4. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Minh Dư ................... 16
2.2.5. Một số bệnh thường gặp trên gà thịt ..................................................... 17
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ...................................... 20
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 20
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi ...................................................... 22


v

Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ......23
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 23
3.2. Địa điểm và thời gian ............................................................................... 23
3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 24
3.4. Phương pháp và các chỉ tiêu theo dõi ...................................................... 24
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 24
3.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ........................................................ 24
3.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 24
Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 26
4.1. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng đàn gà ..................... 26
4.1.1. Quy trình chăm sóc, ni dưỡng gà tại trại........................................... 26
4.1.2. Kết quả thực hiện quy trình chăn ni .................................................. 28
4.1.3. Kết quả thực hiện quy trình vệ sinh thú y ............................................. 30
4.2. Tình hình mắc bệnh và kết quả điều trị cho đàn gà tại cơ sở................... 33

4.2.1. Tình hình mắc bệnh của đàn gà ............................................................ 33
4.2.2. Kết quả điều trị bệnh cho đàn gà tại cơ sở ............................................ 35
4.3. Công tác khác ........................................................................................... 36
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 38
5.1. Kết luận .................................................................................................... 38
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 40
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước đang phát triển, trong đó sản xuất nơng nghiệp
đã trở thành nghề truyền thống và góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển của
nền kinh tế quốc dân. Theo thống kê của Tổ chức lương thực thế giới (FAO),
Việt Nam là một nước nuôi nhiều gà, đứng hàng thứ 13 thế giới và vị trí hàng
đầu khu vực Đơng Nam Á.
Hiện nay, ngành nơng nghiệp vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong nền
kinh tế nước ta. Bên cạnh đó, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người
về thực phẩm có nguồn gốc động vật như: thịt, trứng, sữa ... ngày càng cao.
Ngành chăn ni đã có được sự đầu tư về khoa học kỹ thuật, vốn, đưa
giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Nên ngành chăn nuôi gia
cầm đã và đang phát triển mạnh mẽ với rất nhiều trại nuôi gia cầm, với nhiều
quy mô khác nhau. Bên cạnh những giống gà và phương thức ni truyền
thống thì đã xuất hiện những giống gà mới và phương thức ni hiện đại, trong
đó thực hiện ni gà theo phương thức chuồng kín đang được áp dụng ngày
càng rộng rãi. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, em tiến hành thực hiện chuyên

đề “Thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng và phịng trị bệnh trên đàn
gà Minh Dư tại trại Đặng Văn Thịnh, Xã Liên Hoa, Huyện Phù Ninh, Tỉnh
Phú Thọ liên kết với Công ty CP thuốc thú y SVT Thái Dương”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Nắm vững quy trình chăm sóc, ni dưỡng cho đàn gà Minh Dư ni
tại trại.
- Hiểu được quy trình phịng, trị bệnh cho đàn gà Minh Dư nuôi tại trại.


2

1.2.2. u cầu
- Hiểu được tình hình chăn ni tại trại Đặng Văn Thịnh - Xã Liên Hoa,
Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ
- Thực hiện thành thạo quy trình kỹ thuật chăm sóc, ni dưỡng cho
đàn gà Minh Dư ni tại trại đạt hiệu quả cao.
- Trực tiếp tham gia phòng, trị bệnh cho đàn gà Minh Dư. Chủ động
sáng tạo trong cơng việc, sẵn sàng hồn thành nhiệm vụ mà cơ sở phân công.


3

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Điều kiện cơ sở thực tập
Vài nét về Công ty CP thuốc thú y SVT Thái Dương
Khởi đầu là công tу TNHH dược thú y Thái Dương, được thành lậρ vào
tháng 2 năm 2008 tại Long Biên, Hà Nội với chức năng chuyên nhập khẩu và
ρhân phối thuốc thú y.

Đến tháng 2 năm 2010 chuуển đổi thành công ty cổ phần thuốc thú у
SVT Thái Dương và xây dựng nhà máу sản xuất thuốc thú y theo tiêu chuẩn
quốc tế GMƤ-WHO tại khu công nghiệp Nguyên Khê, Đông Ąnh, Hà Nội với
số vốn đầu tư là 3 triệu UЅD.
Tháng 7 năm 2011 Bộ Nông Nghiệρ Việt Nam công nhận nhà máy sản
xuất thuốc thú у của công ty SVT Thái Dương đạt tiêu chuẩn quốc tế GMƤWHO và cũng là nhà máy thuốc thú у thứ 4 của miền Bắc đạt tiêu chuẩn quốc
tế GMƤ-WHO của bộ nông nghiệp. Đội ngũ kỹ thuật củɑ công ty đươc đào
tạo bài bản, bao gồm các chuуên gia thuộc nhiều chun ngành hóɑ học, dược
học, chăn ni thú y, nuôi trồng thủу sản...
Sản phẩm của công ty SVT Thái Dương rất đa dạng từ những sản ρhẩm
kích thích tăng trọng, tăng năng suất đến những sản ρhẩm phòng và trị bệnh
cho gia súc, gia cầm và thủy sản với qui cách đóng gói ρhù hợp phục vụ được
mọi nhu cầu của nơng trại và hộ gia đình chăn nuôi.
Cam kết chất lượng của SVT Thái Dương:" Vươn tới đỉnh cao của chất
lượng". Nhân tố quyết định đến sự thành công của SVT Thái Dương là: "Chất
lượng sản ρhẩm và chất lượng phục vụ".
Chất lượng của SVT Thái Dương xuất phát từ việc chọn lọc nguyên
liệu đầu vào từ các cơng ty quốc tế có uy tín đến kiểm sốt q trình sản xuất.
Các ngun liệu này trước khi đưa vào sản xuất và các thành phẩm trước khi


4

đưa ra ngồi thị trường đều được phịng thí nghiệm của công ty đạt tiêu chuẩn
GLP kiểm tra chất lượng chặt chẽ.
ЅVT Thái Dương cam kết luôn nâng cao chất lượng sản ρhẩm, chất
lượng phục vụ để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, góp phần vào sự nghiệρ
phát triển của ngành chăn nuôi nước nhà.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Phù Ninh là một huyện miền núi, nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh
Phú Thọ, cách trung tâm thành phố Việt Trì 15km và cách thị xã Phú Thọ
12km. Có địa giới hành chính:
- Phía Bắc giáp huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ và huyện Sơn Dương,
tỉnh Tun Quang.
- Phía Đơng giáp huyện Sơng Lơ, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phía Tây giáp huyện Thanh Ba và thị xã Phú Thọ.
- Phía Nam giáp huyện Lâm Thao và thành phố Việt Trì.
- Huyện Phù Ninh có tổng diện tích tự nhiên 156,48 km2 nằm trên tọa
độ từ 22019’ đến 22024’ vĩ độ Bắc, 10409’ đến 104028’ kinh độ Đơng. Gồm
có 19 đơn vị hành chính (1 thị trấn và 18 xã). Dân số toàn huyện 98.859
người (theo số liệu tính đến 31/12/2015).
- Gồm các xã, thị trấn sau: thị trấn Phong Châu, Trạm Thản, Liên Hoa,
Phú Mỹ, Lệ Mỹ, Gia Thanh, Bảo Thanh, Trung Giáp, Hạ Giáp, Trị Quận,
Tiên Du, Phú Lộc, Phú Nham, An Đạo, Bình Bộ, Tử Đà, Vĩnh Phú, Phù Ninh.
2.1.1.2. Địa hình
Huyện Phù Ninh có địa hình dốc, bậc thang và lịng chảo; được phân
thành 6 cấp độ dốc với diện tích tương ứng như sau:
- Cấp I (dưới 30): có diện tích 6559,17 ha, chiếm 39,22% tổng diện tích
tự nhiên được phân bố ở các xã và thị trấn trong huyện, tập trung nhiều nhất ở
các xã Phú Mỹ, Trạm Thản và Phù Ninh.


5

- Cấp II (từ 30 - 80): có diện tích 1072,01 ha, chiếm 6,41% tổng diện
tích tự nhiên được phân bố ở các xã như An Đạo, Phù Ninh.
- Cấp III (từ 80 - 150): có diện tích 3846,53 ha, chiếm 23% tổng diện
tích tự nhiên đươc phân bổ nhiều nhất ở xã Phù Ninh và Trạm Thản.
- Cấp IV (từ 150 – 200): có diện tích 4348,25 ha, chiếm 26% tổng diện

tích tự nhiên được phân bổ ở các xã như Phú Mỹ, Tiên Phú và Trung Giáp.
- Cấp V (từ 200 - 250): có diện tích 667,29 ha, chiếm 3,99% tổng diện
tích tự nhiên được phân bổ ở các xã như xã Phú Mỹ, Phù Ninh.
- Cấp VI (trên 250): có diện tích 92,79 ha, chiếm 1,38% tổng diện tích
tự nhiên được phân bổ ở một số ít các xã như Phú Mỹ, Phù Ninh, Phú Nham,
thị trấn Phong Châu và Phú Lộc.
2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Huyện Phù Ninh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Hàng
năm có hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm.
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Mùa mưa do ảnh hưởng của gió mùa Đơng Nam làm cho nhiệt độ khơng
khí nóng, mưa nhiều. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm là từ 1600 –
1700mm, chủ yếu tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9 là ngun nhân gây ra ngập
úng, xói mịn đất. Tổng lượng mưa nhiều nhất là 2.600mm, thấp nhất là 1.100mm.
Mùa khơ do ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc, làm cho nhiệt độ khơng
khí lạnh, mưa phùn, thiếu ánh sáng, ẩm ướt, tháng lạnh nhất là tháng 01.
Nhiệt độ trung bình năm là 230C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là
290C (tháng 6), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 150C (tháng 1). Biên độ
nhiệt độ dao động giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 14 0C. Nhiệt độ
cao tuyệt đối là 40,20C, nhiệt độ thấp tuyệt nhất là 2,90C.


6

Độ ẩm khơng khí tương đối cao, trung bình từ 83% trở lên, song nhìn
chung khơng ổn định. Vào mùa mưa, độ ẩm khơng khí cao hơn mùa khơ từ 10
– 15%. Độ ẩm khơng khí cao nhất là 92%, thấp nhất là 24%.
Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1.760 giờ, tổng tích nhiệt đạt
8.3000C, thuộc loại tương đối cao.

Nhìn chung, đặc điểm khí hậu trên địa bàn huyện có nhiều thuận lợi đối
với đời sống dân sinh, phát triển các ngành sản xuất nông – lâm nghiệp. Tuy
nhiên, cũng cịn một số khó khăn do khí hậu gây ra như lượng mưa phân bố
không đều, tập trung vào một số tháng mùa mưa gây ra úng lụt, tạo dịng chảy
lớn gây xói mịn đất; nhiệt độ xuống thấp vào mùa đơng, thiếu ánh sáng, ẩm
ướt gây khó khăn cho phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân.
2.1.1.4. Thủy văn
Phù Ninh có sơng Lơ chạy dọc theo chiều dài huyện từ Bắc xuống
Nam; là ranh giới giữa huyện Phù Ninh với các huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc và
Tuyên Quang. Tổng chiều dài phần sông chảy qua địa bàn huyện Phù Ninh là
32km, chảy từ xã Phú Mỹ đến xã Vĩnh Phú. Phù sa sơng Lơ góp phần bồi đắp
chủ yếu cho đồng ruộng thuộc các xã Phú Mỹ, Trị Quận, Hạ Giáp, Tiên Du,
An Đạo, Bình Bộ, Tử Đà và xã Vĩnh Phú. Ngoài ra, trên địa bàn huyện cịn có
hệ thống các sơng ngịi nhỏ nằm giữa các khe của các đồi núi thấp, tạo nguồn
nước tưới tieu phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
Hiện tỉnh Phú Thọ có 353.294,93 ha diện tích tự nhiên và 1.313.926
nhân khẩu; 13 huyện, thành, thị (thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, 11
huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy,
Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh); 277 đơn vị hành
chính cấp xã.
Khai thác tiềm năng thế mạnh, bằng sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ,
Chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sự hỗ trợ có hiệu quả của


7

Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, trong những năm qua tình hình kinh tế
- xã hội đã có chuyển biến tích cực với mức tăng trưởng GDP bình qn hàng
năm đạt trên 9%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hố,

hiện đại hố; các lĩnh vực văn hố, y tế, giáo dục và cơng tác xã hội đã có
những tiến bộ đáng kể; điều kiện và mức sống của nhân dân trong tỉnh được
nâng cao rõ rệt, bước đầu tạo diện mạo mới về kinh tế - xã hội, đưa Phú Thọ
cùng cả nước trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế.
Với phương trâm khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh
của tỉnh, trong thời gian qua tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi
hấp dẫn, mở rộng cửa mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng đầu tư
phát triển các ngành cơng nghiệp có lợi thế về ngun liệu tại chỗ, có khả năng
thu hồi vốn nhanh và đạt hiệu quả cao, tập trung vào 4 nhóm ngành có lợi thế
so sánh là: Cơng nghiệp chế biến nơng, lâm sản, thực phẩm; khai khống, hố
chất, phân bón; sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp sản xuất hàng may
mặc, hàng tiêu dùng. Ngoài ra Phú Thọ cũng đã giành 1000ha đất để ưu tiêu
cho phát triển các khu cơng nghiệp tập trung ở phía Bắc, phía Nam và phía Tây
thành phố Việt Trì; định hình một số cụm công nghiệp ở các huyện Tam Nông,
Thanh Thuỷ, Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Hạ Hoà, Đoan Hùng, gắn liền
với việc thực hiện cơng nghiệp hố cơng nghiệp nơng thôn.
Để đấy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, nhân dân và chính
quyền tỉnh Phú Thọ đã và đang tạo điều kiện tốt nhất nhằm thu hút vốn đầu tư
của các nhà đầu tư nước ngoài, tỉnh ngồi vào đầu tư, nhanh chóng đưa Phú
Thọ trở thành một trung tâm kinh tế của vùng Tây Bắc, góp phần xây dựng
tỉnh Phú Thọ - Đất Tổ Hùng Vương giàu đẹp phồn vinh và thịnh vượng.
Phú Thọ có địa thế khá thuận lợi về giao thông, với ba con sông lớn là
sông Hồng, sông Lô, sông Đà chảy qua, hệ thống giao thông đường sắt Hà
Nội – Lào Cai – Côn Minh; đường quốc lộ 2, đường cao tốc xuyên Á là cầu
nối quan trọng trong giao lưu kinh tế giữa Trung Quốc với Việt Nam và các


8

nước ASEAN. Ngồi ra, Phú Thọ cịn có các yếu tố khác để phát triển kinh tế

- xã hội như con người, tài nguyên, các khu công nghiệp, khu du lịch văn hoá
lịch sử Đền Hùng, khu du lịch sinh thái Xuân Sơn...
2.1.3. Cơ sở vật chất, hạ tầng của trại
Với sự đầu tư cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất
nhằm nâng cao hiệu quả và giảm công sức lao động trang trại đã có những
đầu tư về cơ sở vật chất như sau:
- Trang trại được xây mới và hoạt động năm 2015, trại được thiết kế xa khu
dân cư, có hàng rào bao quanh và camera theo dõi, sân trại được bê tơng hóa.
- Được lắp đặt, trang bị máng uống nước tự động, trại gồm 3 đường
nước tự động, nền trại cán bê tông và mái được lợp bằng tôn xốp cách nhiệt.
- Có 1 kho thức ăn, 1 máy phát điện, có 6 quạt cơng nghiệp và có 2
nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ trong chuồng nuôi.
- Hệ thống nước cung cấp cho chăn nuôi và sinh hoạt được sử dụng
bằng nước giếng khoan và có các bể chứa nước.
- Hệ thống điện trại sử dụng dòng điện 3 pha và được lắp thiết bị cảnh
báo mất điện.
- Diện tích chuồng trại là 420 m² gồm 1 dãy chuồng ni 3000 con và
có chiều dài 35m, chiều rộng 12m.
- Trang trại liên kết với công ty SVT Thái Dương, cơng ty có kĩ sư tư
vấn mổ khám, chẩn đốn bệnh cho trang trại, có cung cấp thuốc thú y và thức
ăn chăn nuôi cho trang trại
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của trại
- 01 kĩ sư
- 01 sinh viên thực tập
- 01 chủ trang trại.
Trong quá trình thực tập tại cơ sở, trại tạo điều kiện cho cho sinh viên
chỗ ăn, chỗ ở và sinh hoạt cùng chủ trang trại


9


2.1.5. Thuận lợi và khó khăn của trại
- Thuận lợi:
+ Trại được xây dựng trên một bãi đất rộng cách xa khu dân cư, không
làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân xung quanh.
+ Trại được xây dựng theo mơ hình chăn ni cơng nghiệp, trang thiết
bị hiện đại, do đó rất phù hợp với điều kiện chăn ni cơng nghiệp hiện nay.
- Khó khăn:
+ Trại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết diễn biến
phức tạp nên khâu phịng trừ dịch bệnh gặp nhiều khó khăn.
2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Khái niệm sinh trưởng
Là một sinh vật, hơn nữa là một cơ thể sống hoàn chỉnh, vật ni có
các đặc trưng cơ bản của sự sống. Trong các đặc trưng cơ bản đó, sự sinh
trưởng là một đặc trưng cơ bản được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Theo tài liệu của Chambers J. R. (1990) [14], đã đưa ra khái niệm: sinh
trưởng của cơ thể là tổng hợp sự sinh trưởng của các bộ phận như thịt, xương,
da. Những bộ phận này không chỉ khác nhau về tốc độ sinh trưởng mà còn
phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và nhiều yếu tố khác. Trần Đình Miên và cs
(1992) [5], đã khái quát như sau: “Sinh trưởng là q trình tích lũy các chất
hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối
lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền
từ đời trước”.
2.2.2. Đặc điểm sinh trưởng và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng của gia cầm
2.2.2.1. Những chỉ tiêu sản xuất của gà thịt
- Tỷ lệ nuôi sống: Là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng trong
chăn ni nói chung và chăn ni gia cầm nói riêng. Chỉ tiêu này khơng
những là thước đo việc thực hiện qui trình chăm sóc, quản lý, nuôi dưỡng mà



10

còn đánh giá sức sống, sức sản xuất và khả năng thích nghi của mỗi dịng,
giống gia cầm.
- Sinh trưởng:
+ Sinh trưởng tích lũy: Là khối lượng cơ thể gia cầm qua các giai đoạn
nuôi (thường xác định theo tuần tuổi). Cân vào các thời điểm 1 ngày tuổi, cân
hàng tuần từ 1 tuần tuổi cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Cân vào một ngày,
giờ nhất định trước khi cho ăn, cân từng con một.
+ Sinh trưởng tuyệt đối: Là hiệu số của khối lượng cơ thể cuối kỳ và
khối lượng cơ thể đầu kỳ chia cho thời gian giữa hai kỳ cân. Đồ thị sinh tuyệt
đối có hình parabol.
+ Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ % tăng lên về khối lượng kích thước
và thể tích cơ thể lúc khảo sát so với lúc ban đầu khảo sát. Đồ thị sinh trưởng
tương đối có dạng hypebol, gà cịn non thì sẽ có sinh trưởng tương đối cao,
sau đó giảm dần theo tuổi.
- Tiêu thụ thức ăn: Lượng thức ăn thu nhận là một chỉ tiêu quan trọng
trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm theo phương thức công
nghiệp, chịu ảnh hưởng trực tiếp của nồng độ các chất dinh dưỡng trong khẩu
phần ăn của mỗi loại gia cầm, chất lượng giống, mùa vụ... Thông qua chỉ tiêu
này, có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn gia cầm, chất lượng
thức ăn và kỹ thuật ni dưỡng, chăm sóc. Dựa vào lượng thức ăn thu nhận và
năng suất của mỗi đàn gia cầm, người ta tính được tiêu tốn và chi phí thức ăn
cho một đơn vị sản phẩm chăn ni (FCR). Vì vậy, lượng thức ăn thu nhận có
một ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu cũng như trong sản xuất của
ngành chăn ni gia cầm.
- Hệ số chuyển hóa thức ăn: Thức ăn chiếm đến 70% trong tổng giá
thành sản phẩm chăn ni. Chi phí thức ăn để sản xuất 1 kg thịt là một yếu tố
rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi gia cầm lấy thịt. Hiện nay ở



11

các nước tiên tiến, người ta thường giết thịt gia cầm ở độ tuổi từ 35 - 60 ngày
tuỳ theo các giống khác nhau.
- Thành phần và tỷ lệ cấu thành thân thịt gà khi giết mổ:
+ Tỷ lệ thân thịt (%): Là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng thân thịt và
khối lượng sống.
+ Tỷ lệ thịt lườn:là tỉ lệ phần trăm giữa khối lượng thịt lườn với khối
lượng thân thịt.Tách thịt lườn bằng cách: rạch một lát cắt dọc theo xương lưỡi
hái đến xương ngực, cắt tiếp từ xương địn đến vai. Bỏ da ngực, tách cơ ngực
nơng và cơ ngực sâu bên trái, bỏ xương, cân.
+ Tỷ lệ thịt đùi và thịt ngực (%): Là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng
thịt đùi, thịt ngực với khối lượng thân thịt.
+ Tỷ lệ mỡ bụng (%): Là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng mỡ bụng và
khối lượng sống hoặc là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng mỡ bụng và khối
lượng thân thịt.
- Chỉ số sản xuất (Performance index - PI): Chỉ số sản xuất là một đại
lượng biểu thị mối quan hệ tổng hợp giữa khối lượng cơ thể, tỷ lệ nuôi sống,
FCR và thời gian nuôi.
- Chỉ số sản xuất (Economic number - EN): EN càng cao thể hiện hiệu
quả kinh tế càng lớn.
2.2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của gia cầm
- Ảnh hưởng của dòng giống
Trong cùng điều kiện chăn ni, mỗi giống khác nhau sẽ có khả năng
sinh trưởng khác nhau.
Theo tài liệu của Chambers J. R. (1990) [14] thì nhiều gen ảnh hưởng
đến sự phát triển của gà. Có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung hoặc ảnh
hưởng tới sự phát triển theo nhóm tính trạng hay một vài tính trạng riêng lẻ.

- Ảnh hưởng của tính biệt và tốc độ mọc lông


12

Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng và khối lượng của cơ thể cịn do
yếu tố tính biệt quy định, trong đó con trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn
con mái.
Theo Phùng Đức Tiến (1997) [6], đã xác định biến dị di truyền về tốc
độ mọc lông phụ thuộc vào giới tính. Theo Siegel và Dumington (1978) [13]
thì những alen quy định tốc độ mọc lông nhanh phù hợp với tăng khối lượng
cao. Trong cùng một dòng gà mọc lơng nhanh thì gà mái mọc lơng nhanh hơn
gà trống.
Tốc độ mọc lơng có liên hệ với chất lượng thịt gia cầm, những gia cầm
có tốc độ mọc lơng nhanh thường có chất lượng thịt tốt hơn. Đây cũng là tính
trạng di truyền liên kết với giới tính (Brandsch A.và Bichel H 1978) [1].
- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trị quan trọng đối với sinh trưởng của gia
cầm. Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và cân đối giữa các chất sẽ
giúp cho gia cầm phát huy cao tiềm năng di truyền về sinh trưởng.
Dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến khả
năng sinh trưởng của gia cầm, khi đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng thì thời
gian đạt khối lượng tiêu chuẩn sẽ giảm xuống.
Theo Chambers J. R. (1990) [14] thì tương quan giữa khối lượng của
gà và hiệu quả sử dụng thức ăn khá cao (r = 0,5 - 0,9). Để phát huy khả năng
sinh trưởng của gia cầm không những cần cung cấp đủ năng lượng, thức ăn
theo nhu cầu mà còn phải đảm bảo cân bằng về protein, acid amin và năng
lượng. Do vậy, khẩu phần ăn cho gà phải hoàn hảo trên cơ sở tính tốn nhu
cầu của gà ở các giai đoạn khác nhau.
- Ảnh hưởng của môi trường

Điều kiện mơi trường có ảnh hưởng lớn đến q trình sinh trưởng của
gia cầm. Nếu điều kiện môi trường là tối ưu cho sự sinh trưởng của gia cầm
thì gia cầm khỏe mạnh, lớn nhanh; nếu điều kiện môi trường không thuận lợi


13

thì tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe
của gia cầm.
Nhiệt độ cao làm cho gà sinh trưởng chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại
kinh tế lớn khi chăn nuôi gà broiler theo hướng cơng nghiệp ở vùng khí hậu
nhiệt đới (Wesh Bunr K. W, 1992 [12]).
2.2.3. Đặc điểm tiêu hóa và sinh lý tiêu hóa của gà
Gia cầm có tốc độ trao đổi chất và năng lượng cao hơn so với động vật
có vú. Cường độ tiêu hố mạnh ở gia cầm được xác định bằng tốc độ di
chuyển của thức ăn qua ống tiêu hố. Ở gà cịn non, tốc độ này là 30 - 39 cm
trong 1 giờ; ở gà lớn hơn là 32 - 40 cm và ở gà trưởng thành là 40 - 42 cm.
- Chiều dài của ống tiêu hố gia cầm khơng lớn, thời gian mà khối thức
ăn được giữ lại trong đó khơng vượt quá 2 - 4 giờ, ngắn hơn rất nhiều so với
động vật khác. Do đó, để q trình tiêu hố thức ăn diễn ra thuận lợi và có
hiệu quả cao, thức ăn cần phải phù hợp với tuổi và trạng thái sinh lý, được chế
biến thích hợp, đồng thời có hàm lượng xơ ở mức ít nhất (Hội chăn ni Việt
Nam, 2001 [11]).
* Tiêu hóa ở miệng
Gia cầm khơng có mơi và răng, hàm ở dạng mỏ, chỉ có tác dụng lấy
thức ăn, chứ khơng có tác dụng nghiền nhỏ. Vịt, ngỗng có các răng ngang ở
mép nhỏ chứa nhiều đầu mút dây thần kinh, có tác dụng cảm giác.
Khi thức ăn đi qua khoang miệng thì được thấm ướt bởi nước bọt, các
tuyến nước bọt của gia cầm kém phát triển, thành phần chủ yếu của nước bọt
là dịch nhầy. Trong nước bọt có chứa một số ít men amylaza nên có ít tác

dụng tiêu hóa.
Động tác nuốt ở gia cầm được thực hiện nhờ chuyển động rất nhanh
của lưỡi, khi đó thức ăn được chuyển rất nhanh vào vùng trên của hầu rồi vào
thực quản. Trong thành thực quản có các tuyến nhầy hình ống, tiết ra chất
nhầy, cũng có tác dụng làm ướt và trơn thức ăn khi nuốt.


14

* Tiêu hóa ở diều
Diều gà hình túi, ở thực quản chứa được 100 - 120g thức ăn. Giữa các
cơ thắt lại có ống diều để khi gà đói, thức ăn vào thẳng phần dưới thực quản
và dạ dày không qua túi diều.
* Tiêu hóa ở dạ dày
- Tiêu hóa ở dạ dày tuyến
Dạ dày tuyến giống như cái túi, gồm 3 lớp: màng nhầy, màng cơ, màng
thanh dịch. Màng nhầy rất phát triển. Ở đây các tuyến tiết ra pepsin và axit
muối. Vì vậy, tiêu hóa ở dạ dày tuyến có phản ứng axit, độ pH = 3,1 - 4,5.
Dịch dạ dày được tiết vào trong khoang của dạ dày tuyến, có axit
clohydric, enzym và musin. Cũng như ở động vật có vú, pepsin được tiết ra ở
dạng khơng hoạt động - pepsinogen và được hoạt hoá bởi axit clohydric. Các
tế bào hình ống của biểu mơ màng nhầy bài tiết ra một chất nhầy đặc rất giàu
musin, chất này phủ lên bề mặt niêm mạc của dạ dày. Sự tiết dịch dạ dày ở
gia cầm là liên tục, sau khi ăn thì tốc độ tiết tăng lên (Trần Long, 1994) [3].
- Tiêu hóa ở dạ dày cơ
Dạ dày cơ có hình dạng như hai chiếc đĩa nhỏ úp vào nhau có thành rất
dày, có màu đỏ sẫm. Dạ dày cơ nằm ở bên trái của gan.
Thức ăn được đưa qua đám rối vị giác (ở lưỡi và cổ) để phân biệt thức ăn
(đắng, chua) sau đó thức ăn được thấm ướt nhờ dịch tiết (ở thực quản và diều),
qua diều tới dạ dày tuyến, dạ dày cơ rồi vào ruột. Nếu gia cầm đói, thức ăn đi

thẳng vào dạ dày tuyến và dạ dày cơ (sau khi đầy rồi mới tích lại ở diều).
Dưới ảnh hưởng của men amylaza của tuyến nước bọt, tinh bột được
đường hóa do quá trình phân giải ở diều. Thời gian thức ăn ở diều phụ thuộc
vào khối lượng thức ăn, khối lượng nhỏ thức ăn qua diều 2 - 5 phút còn khối
lượng lớn thì vài giờ.
Thức ăn qua dạ dày tuyến tương đối nhanh (hầu như không dừng lại ở
đây), tại đây có phản ứng axit và dịch vị của dạ dày tuyến tiết ra khoảng 30


15

phút: Gà khoảng 11,3 ml; còn ở ngỗng là 24 ml ở giờ thứ nhất. Sau khi ăn
dịch vị tiết nhiều hơn.
* Tiêu hóa ở ruột
Q trình tiêu hố các chất dinh dưỡng đều xảy ra ở ruột non gia cầm.
Các men tiêu hoá quan trọng nhất là từ dịch dạ dày, cùng với mật đi vào tá
tràng, chất tiết của các tuyến ruột có ý nghĩa kém hơn.
Các men trong ruột hoạt động trong môi trường axit yếu, kiềm yếu; pH
dao động trong những phần khác nhau của ruột.
Dịch ruột là một chất lỏng đục, có phản ứng kiềm yếu (pH là 7,42) với
tỷ trọng 1,0076. Trong thành phần dịch ruột có các men proteolytic,
aminolytic, lypolytic và cả men enterokinaza.
Dịch tụy là một chất lỏng không màu, hơi mặn, có phản ứng hơi toan
hoặc hơi kiềm (pH = 7,2 - 7,5). Trong chất khơ của dịch, ngồi các men, cịn
có các axit amin, lipit và các chất khống (NaCl, CaCl2, NaHCO3...).
Dịch tụy của gia cầm trưởng thành có chứa các men tripsin,
cacbosipeptidaza, amylaza, mantaza, invertaza và lipaza.
Tripsin được bài tiết ra ở dạng chưa hoạt hoá là tripsinogen, dưới tác
động của men dịch ruột enterokinaza, nó được hoạt hố, phân giải các protein
phức tạp ra các axit amin. Men proteolytic khác là các cacbosipeptidaza được

tripsin hoạt hố cũng có tính chất này.
Các men amylaza và mantaza phân giải các polysacarit thành các
monosacarit như glucoza. Lipaza được dịch mật hoạt hố, phân giải lipit
thành glyserin và axit béo.
Các q trình tiêu hoá và hấp thu ở ruột non xảy ra đặc biệt tích cực. Sự
phân giải các chất dinh dưỡng khơng chỉ có trong khoang ruột (tiêu hố ở
khoang), mà cả ở trên bề mặt các lông mao của các tế bào biểu bì (sự tiêu hố
ở màng). Các cấu trúc phân tử và trên phân tử của thức ăn có kích thước lớn
được phân giải dưới tác động của các men trong khoang ruột, tạo ra các sản


16

phẩm trung gian nhỏ hơn, chúng đi vào vùng có nhiều nhung mao của các tế
bào biểu mô. Trên các nhung mao có các men tiêu hố, tại đây diễn ra giai
đoạn cuối cùng của sự thuỷ phân để tạo ra sản phẩm cuối cùng như axit amin,
monosacarit chuẩn bị cho việc hấp thu.
Khả năng tiêu hoá chất xơ của gia cầm rất hạn chế. Cũng như ở động vật
có vú, các tuyến tiêu hố của gia cầm khơng tiết ra một men đặc hiệu nào để
tiêu hoá xơ. Một lượng nhỏ chất xơ được phân giải trong manh tràng bằng các
men do vi khuẩn tiết ra. Những gia cầm nào có manh tràng phát triển hơn như
đà điểu, ngan, ngỗng... thì các chất xơ được tiêu hố nhiều hơn.
2.2.4. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Minh Dư
* Nguồn gốc
Gà Minh Dư được lai tạo do cơng ty TNHH giống gia cầm Minh Dư
(Bình Định) từ 2006. Giống này có chất lượng đồng đều, mẫu mã đẹp, thừa
hưởng nhiều đặc tính tốt của bố là gà chọi và mẹ là gà ri.
Để có sản phẩm gà chất lượng bán ra thị trường, phải đầu tư từ con
giống tốt. Bên cạnh đó, quy trình ni kết hợp bán chăn thả phải tuân thủ
những quy định nghiêm ngặt về chuồng trại và kỹ thuật. Cụ thể, chủ trại gà

mua giống từ chính cơng ty để đảm bảo chất lượng giống, gà con đã được xử
lý vắc xin đầy đủ.
Do vận động nên gà có thớ thịt săn chắc, đề kháng tốt.
Gà xuất chuồng có ngoại hình đẹp, chân và da vàng, màu lông mượt
đồng đều, ức đầy, mắt sáng, mào đỏ nên được thị trường ưa chuộng.
* Đặc điểm ngoại hình
Chân vàng, da vàng, lườn ức đầy thịt săn chắc, độ đồng đều và sức đề
kháng cao. Màu lông phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Gà trống có màu lơng chủ yếu là màu xanh đen có điểm màu đỏ mận
(tía đen). Gà mái có màu lơng chính xám đen chiếm 61,6%; màu vàng có sọc
đen giữa lông chiếm 27,3%; nâu đậm, nâu nhạt chiếm 8,1%; màu trắng vàng


17

(mã thó) và màu khác chiếm 3,0%. Tai tích màu đỏ, mào (mồng) lá chiếm
35%; mào nụ, mào sít 65%.
* Khả năng sản xuất
Tỷ lệ ni sống tính tới 90 ngày tuổi đạt 98%-99%;
- Tiêu tốn thức ăn khoảng 2,7 kg thức ăn/kg tăng trọng;
- Khối lượng lúc 105 ngày tuổi bình quân 2,48kg.
Đối với gà mái đẻ: tỷ lệ nuôi sống từ 1 - 19 tuần tuổi là 89 - 91 % khối
lượng cơ thể lúc 19 tuần tuổi đạt 1,7 - 1,9 kg, sản lượng đến 52 tuần tuổi đạt
115 - 118 quả/mái.
Gà Minh Dư nuôi bán chăn thả đến 12 tuần tuổi có tỷ lệ ni sống đạt
94 - 96%, khối lượng cơ thể 1,8 - 2,1 kg/con; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối
lượng cơ thể là 2,4 – 2,7 kg
2.2.5. Một số bệnh thường gặp trên gà thịt
Trong thời gian nuôi dưỡng hàng ngày phải theo dõi tình hình sức khỏe
của đàn gà để chẩn đốn, phát hiện bệnh và có những hướng điều trị kịp thời.

Trong thời gian nuôi gà thường gặp bệnh như sau:
* Bệnh thương hàn
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn G- Salmonella gallinarum và Salmonella
pullorum gây ra, chủ yếu thông qua đường tiêu hố và hơ hấp. Gà đã khỏi
bệnh vẫn tiếp tục thải vi khuẩn ra theo phân, đây là nguồn lây lan quan trọng
và nguy hiểm nhất.
- Triệu chứng:
+ Ở gà con: gà bị bệnh nặng từ mới nở đến 2 tuần tuổi, tỷ lệ mắc bệnh
cao nhất vào lúc 24 - 48 giờ sau khi nở. Biểu hiện: gà yếu, bụng trễ do lịng
đỏ khơng tiêu, tụ tập thành từng đám, kêu xáo xác, ủ rũ. Lông xù, ỉa chảy,
phân trắng mùi hơi khắm có bọt trắng, có khi lẫn máu, phân bết quanh hậu
môn, gà chết 2 - 3 ngày sau khi phát bệnh.


18

+ Ở gà lớn: gà thường bị bệnh ở dạng ẩn (mãn tính). Gà biểu hiện gầy
yếu, ủ rũ, xù lơng, niêm mạc, mào, yếm nhợt nhạt …
- Bệnh tích: ở gà con mổ khám thấy gan, lách bị viêm sưng có màu đỏ,
tím ở lách, tim, phổi có các hoại tử.
- Phòng bệnh:
+ Nhập giống từ cơ sở gà bố mẹ đảm bảo nguồn gốc.
+ Ni dưỡng chăm sóc tốt để tăng sức đề kháng cho gà.
+ Thức ăn trên máng phải thường xuyên sàng qua để loại bỏ những
phân gà dính bám vào thức ăn có mang mầm bệnh.
+ Giữ gìn vệ sinh chuồng trại để làm giảm nguy cơ lây lan bệnh.
+ Dùng dung dịch formol 2 - 5% để sát trùng tồn bộ khu chuồng ni
và khu vực xung quanh.
- Điều trị:
+ Dùng Ampicillin pha vào nước liều 1g/10kg thể trọng dùng 3 - 5

ngày liên tục
* Bệnh CRD
- Nguyên nhân: Bệnh do Mycoplasma gallisepticum gây ra. Gà 2 - 12
tuần tuổi và gà sắp đẻ dễ bị nhiễm hơn các lứa tuổi khác, thường hay phát
bệnh khi trời có mưa phùn, gió mùa, độ ẩm khơng khí cao.
- Triệu chứng:
+ Thời gian ủ bệnh từ 6 - 21 ngày.
+ Gà trưởng thành và gà đẻ: tăng khối lượng chậm, thở khò khè, chảy
nước mũi, ăn ít, gà trở nên gầy ốm, gà đẻ giảm sản lượng trứng nhưng vẫn
duy trì ở mức độ thấp.
+ Gà thịt: xảy ra giữa 3 - 8 tuần tuổi với triệu chứng nặng hơn so với
các loại gà khác do kết hợp với các mầm bệnh khác (thường với E.coli). Vì
vậy trên gà thịt cịn gọi là thể kết hợp E.coli - CRD (C - CRD) với các triệu


×