Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những tấm lòng người khiếm thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.37 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

1
<i>Số 5988, Thứ Năm, 18/04/2019 </i>

<b>Những tấm lòng người khiếm thị </b>



<b>Với nghị lực và tâm huyết, nhiều người khiếm thị không chỉ tự vươn lên </b>
<b>mà cịn tích cực tham gia công tác Hội Người mù, giúp đỡ những mảnh đời </b>
<b>cùng cảnh ngộ vượt qua tự ti, mặc cảm, hòa nhập tốt với cộng đồng.</b>




<b>Cán bộ khiếm thị tận tụy với công việc</b>




Anh Phạm Hữu Tấn (thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana) sinh ra vốn hồn tồn
bình thường như bao người khác. Năm 2007, anh khơng may mắc phải căn bệnh
thối hóa giác mạc, dù chạy chữa khắp nơi nhưng chỉ sau 1 năm mắt của anh đã bị
mù hẳn. Bỗng nhiên khơng cịn nhìn thấy ánh sáng, anh không khỏi bị sốc, cảm
thấy cuộc sống trở nên vô nghĩa. Nhưng dần dần, bằng ý chí, nỗ lực của bản thân
cùng sự động viên, chia sẻ của mọi người đã tiếp thêm sức mạnh để anh vượt lên sự
nghiệt ngã của số phận, sống có ích cho gia đình và xã hội.




Năm 2014, Hội Người mù huyện Krơng Ana thành lập, anh Tấn được tín nhiệm giữ
chức Phó Chủ tịch Hội. Ý thức được vai trị và trách nhiệm của mình trong hoạt
động Hội, anh tích cực tham gia các phong trào do Hội phát động, cùng với Ban
Chấp hành Hội đưa ra những định hướng giúp Hội phát triển. Anh cũng thường
xuyên quan tâm sâu sát hội viên, vận động họ tham gia các lớp học chữ, học nghề
phù hợp với bản thân, mạnh dạn vay vốn làm ăn, sản xuất hoặc buôn bán nhỏ… để
tạo nguồn thu nhập tự nuôi sống bản thân và giảm bớt gánh nặng cho gia đình, xã


hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2
Anh Phạm Hữu Tấn (ngoài cùng bên trái) trò chuyện với hội viên.


Từ năm 2014 đến nay, anh Tấn đã vận động được 14 hội viên tham gia học chữ nổi
và học nghề massage; sau khi học xong các hội viên đều đọc, viết tốt, có việc làm
ổn định với mức lương bình qn 3 triệu đồng/tháng. Anh cũng đã phối hợp với các
ban, ngành, đoàn thể vận động xây dựng, sửa chữa 3 căn nhà Đại đồn kết cho hội
viên có hồn cảnh khó khăn với tổng trị giá 100 triệu đồng; kêu gọi các tổ chức, cá
nhân thăm hỏi và tặng quà cho hội viên vào các dịp lễ, Tết với tổng kinh phí hơn
127 triệu đồng…




Không chỉ là cán bộ Hội năng nổ, nhiệt tình, anh Tấn còn được biết đến là tấm
gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế. Năm 2015, với số tiền 10 triệu đồng được
vay từ nguồn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, anh Tấn đã cần mẫn cải tạo, chăm
sóc vườn cà phê 1 ha, đến nay đã cho thu hoạch, mỗi vụ đạt sản lượng 3 tấn cà phê
nhân. Ngoài ra, anh còn mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chi nhánh huyện Krông Ana để chăn nuôi gà, vịt và trồng tiêu, giúp
gia đình có nguồn thu nhập ổn định.




<b>Chia sẻ với người cùng cảnh ngộ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

3
Với vai trò là Chủ tịch Hội Người mù huyện Krơng Búk, chị Nguyễn Thị Hương đã
có nhiều hoạt động, việc làm thiết thực nhằm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần


cho hội viên, giúp họ có thêm động lực vươn lên trong


cuộc sống.


Bản thân cũng là người khiếm thị nên chị Hương hiểu
rõ hơn ai hết nỗi khổ, sự vất vả khi một người khơng
nhìn thấy ánh sáng. Nhất là phụ nữ mù thường chịu
nhiều thiệt thòi và gặp nhiều trở ngại hơn so với
những người đồng cảnh là nam giới nên thường mang
tâm lý tự ti, mặc cảm và sống khép mình. Trước tình
hình đó, chị đã đến từng gia đình để trị chuyện, động
viên chị em không lùi bước trước số phận, luôn cố
gắng vươn lên, đồng thời tìm hiểu hồn cảnh của từng
người nhằm có hướng hỗ trợ phù hợp.


Theo đó, chị đã hỗ trợ phụ nữ và trẻ em mù trên địa


bàn huyện làm thủ tục được hưởng trợ cấp thường xuyên từ 270.000 đồng -
405.000 đồng/người/tháng; giới thiệu hội viên đi học nghề massage, làm chổi,
nhang giúp họ có thêm thu nhập để phụ giúp gia đình; triển khai cho 9 hội viên,
phụ nữ mù vay 90 triệu đồng từ nguồn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm để phát
triển kinh tế gia đình. Bằng tình cảm, việc làm thiết thực, chị Hương là tấm gương
tiêu biểu trong trong cơng tác xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm chủ cuộc sống.


Để tạo điều kiện cho chị em có cơ hội được giao lưu, chia sẻ ý kiến, tâm tư nguyện
vọng của mình, chị Hương quan tâm tổ chức các buổi sinh hoạt, gặp mặt nhân
Ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10; thăm hỏi chị em những
lúc ốm đau, ngày lễ, Tết… Bên cạnh đó, chị cũng tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ
chức xã hội, liên lạc với các mạnh thường quân để xin hỗ trợ tặng quà, kinh phí xây


dựng nhà Tình thương cho những chị em có hồn cảnh khó khăn hay trao học bổng
cho con em hội viên chăm ngoan, đạt thành tích cao trong học tập…




Có thể thấy, sự đóng góp, cống hiến của các cán bộ khiếm thị làm cơng tác Hội đã
góp phần giúp người mù có thêm nghị lực vượt qua hồn cảnh, tự lập bằng sức lao
động của chính mình, hịa nhập tốt với cộng đồng.




<b>Tuyết Mai</b>


<i>Trích nguồn: </i>
<i> </i>




Hội Người mù tỉnh hiện có
437 người mù sinh hoạt tại
4 hội và 2 chi hội cơ sở.
Hội đã giúp hội viên xóa
bỏ mặc cảm, tự ti và chủ
động hơn trong học tập,
công việc của mình, trong
đó có sự đóng góp khơng
nhỏ của các cán bộ khiếm
thị làm công tác Hội.



</div>

<!--links-->

×