Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Đánh giá công nghệ và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải tại mỏ than đông bắc tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

Nguyễn Thu Phƣơng

ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƢỚC THẢI TẠI MỎ THAN
ĐÔNG BẮC, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Thu Phƣơng

ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƢỚC THẢI TẠI MỎ THAN
ĐƠNG BẮC, TỈNH QUẢNG NINH

Chun ngành: Kỹ thuật mơi trường
Mã số: 60520320

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Trần Văn Quy



Hà Nội - 2015


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iv
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN .........................................................................................3
Tổng quan về hoạt động khai thác than .......................................................3

1.1.

1.1.1.

Các cơng nghệ khai thác than ...............................................................3

1.1.2.

Nguồn gốc và đặc tính của nước thải khai thác than ..........................5

1.1.3.

Ảnh hưởng của nước thải khai thác than với môi trường và sức khỏe

con người .............................................................................................................9
1.1.4.
1.2.


Các phương pháp xử lý nước thải khai thác than .............................11

Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội có liên quan đến hoạt

động khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh ............................................................13
1.2.1.

Điều kiện tự nhiên ...............................................................................13

1.2.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................15

1.2.3.

Khái quát về khoáng sản than Quảng Ninh .......................................15

1.2.4.

Hoạt động khai thác than ở Quảng Ninh ...........................................16

1.2.5.

Hiện trạng xử lý nước thải hầm lò trong hoạt động khai thác than ở

tỉnh Quảng Ninh................................................................................................17
1.3.

Đánh giá công nghệ môi trƣờng ...............................................................24


Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................27
2.1.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................27

2.1.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................27

2.1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển Tổng công ty Đông Bắc ................27


2.1.3.
2.2.

Công nghệ khai thác tại Công ty than Đông Bắc...............................28

Phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................................29

2.2.1.

Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu, tài liệu thứ cấp .............29

2.2.2.

Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ...........................................29

2.2.3.


Phương pháp đánh giá nhanh ............................................................29

2.2.4.

Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu ..........................29

2.2.5.

Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp và so sánh ....................31

2.2.6.

Phương pháp đánh giá cơng nghệ ......................................................31

2.2.7.

Phương pháp tính tốn ........................................................................35

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................36
3.1.

Đánh giá hiện trạng chất lƣợng nƣớc thải hầm lò tại các khu vực

nghiên cứu thuộc Tổng công ty Đông Bắc .........................................................36
3.1.1.

Chất lượng nước thải hầm lò ..............................................................36

3.1.2.


Đánh giá, so sánh chất lượng nước thải hầm lò ................................39

3.2.

Đánh giá hiện trạng chất lƣợng nƣớc thải hầm lò đã qua xử lý ...........44

3.2.1.

Hệ thống công nghệ xử lý nước thải khai thác than hầm lị tại các

mỏ than thuộc Tổng cơng ty Đông Bắc, Quảng Ninh .....................................44
3.2.2.

Chất lượng nước thải sau xử lý ..........................................................45

3.2.3.

Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải hầm lị của các hệ thống cơng

nghệ tại Tổng cơng ty than Đông Bắc ..............................................................50
3.3.

Đánh giá công nghệ xử lý nƣớc thải hầm lị mỏ Dân Chủ - Quảng La,

thuộc Cơng ty MTV Thăng Long, Tổng công ty Đông Bắc .............................53
3.3.1.

Hệ thống xử lý nước thải hầm lò mỏ Dân Chủ - Quảng La ..............53


3.3.2.

Đánh giá các tiêu chí cơng nghệ của hệ thống xử lý nước thải hầm lò

mỏ Dân Chủ - Quảng La thuộc Công ty TNHH MTV Thăng Long ..............58


3.3.3.
3.4.

Lượng hóa các tiêu chí đánh giá .........................................................70

Đề xuất giải pháp kỹ thuật cải tiến công nghệ xử lý...............................73

3.4.1.

Đề xuất giải pháp sử dụng hợp chất KABENLIS trong quá trình xử

lý nước thải hầm lò để giảm giá thành xử lý ...................................................73
3.4.2.
3.5.

Đề xuất giải pháp kỹ thuật nâng cao công suất và hiệu quả xử lý....75

Tính tốn thiết bị cho hệ thống cơng nghệ đề xuất.................................78

3.5.1.

Bể điều hịa và lắng..............................................................................78


3.5.2.

Bể chứa nước sạch sau khử trùng ......................................................79

3.5.3.

Khái tốn chi phí ..................................................................................79

3.6.

Một số giải pháp về quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng nƣớc do

hoạt động khai thác than .....................................................................................81
3.6.1.

Giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước .....................................81

3.6.2.

Giải pháp đối với các công ty sản xuất và kinh doanh than thành

viên thuộc Tổng công ty Đông Bắc...................................................................82
KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................84
Kết luận .................................................................................................................84
Khuyến nghị .........................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................86
PHỤ LỤC .................................................................................................................88


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)

BTNMT

Bộ tài ngun mơi trường

COD

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

KPH

Không phát hiện

MTV

Một thành viên

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia



Quyết định

TCVN


Tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia

TKV

Tập đồn Cơng nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng (Total Suspended Solids)

TDS

Tổng chất rắn hòa tan (Total Dissolvel Solids)

TT

Thông tư

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Quốc gia

TCVN

Tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia


UCG

Khí hóa than dưới lịng đất (Underground Coal Gasification)

i


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc tính nước thải một số mỏ than hầm lị điển hình khu vực Quảng Ninh
thuộc TKV ...................................................................................................................8
Bảng 1.2. Đặc tính của nước thải mỏ than hầm lị của TKV khu vực Quảng Ninh
vào mùa khơ và mùa mưa ..........................................................................................9
Bảng 1.3. Đặc điểm nước thải khai thác than hầm lị và tác động đến mơi trường ..10
Bảng 1.4. Tình hình áp dụng hệ thống xử lý nước thải trong ngành than Việt Nam
tính đến năm 2009 .....................................................................................................18
Bảng 1.5. Hiện trạng hoạt động của các hệ thống xử lý nước thải trong TKV tính
đến năm 2009 ............................................................................................................19
Bảng 1.6. Phân loại công nghệ xử lý nước thải hầm lò của các mỏ than



khu vực Quảng Ninh ................................................................................................20
Bảng 1.7. Lợi ích từ việc đánh giá cơng nghệ mơi trường ......................................25
Bảng 2.1. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng

môi

trường nước ...............................................................................................................30
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu và thang điểm đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước

thải ............................................................................................................................31
Bảng 2.3. Điều kiện áp dụng đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý .................35
Bảng 3.1. Chất lượng nước thải hầm lò tại các mỏ (đợt 1, ngày 05/11/2014) ..........36
Bảng 3.2. Chất lượng nước thải hầm lò tại các mỏ (đợt 2, ngày 05/02/2015) ..........37
Bảng 3.3. Chất lượng nước thải hầm lò tại các mỏ (đợt 3, ngày 06/05/2015) ..........37
Bảng 3.4. Chất lượng nước thải hầm lò tại các mỏ (đợt 4, ngày 06/08/2015) ..........38
Bảng 3.5. Chất lượng nước thải hầm lò đã qua xử lý tại các mỏ (đợt 1, ngày
05/11/2014 ) .............................................................................................................45
Bảng 3.6. Chất lượng nước thải hầm lò đã qua xử lý tại các mỏ (đợt 2, ngày
05/02/2015) ...............................................................................................................46
Bảng 3.7. Chất lượng nước thải hầm lò đã qua xử lý tại các mỏ (đợt 3, ngày
06/05/2015) ...............................................................................................................46
Bảng 3.8. Chất lượng nước thải hầm lò đã qua xử lý tại các mỏ (đợt 4, ngày
06/08/2015) ..............................................................................................................47

ii


Bảng 3.9. Thống kê các hạng mục cơng trình chính của hệ thống xử lý nước thải
hầm lò mỏ Dân Chủ - Quảng La ...............................................................................56
Bảng 3.10. Các thiết bị chính của hệ thống xử lý nước thải hầm lò mỏ Dân Chủ Quảng La ...................................................................................................................56
Bảng 3.11. Hóa chất, năng lượng được sử dụng trong quá trình xử lý nước thải hầm
lò mỏ Dân Chủ - Quảng La .......................................................................................58
Bảng 3.12. Chất lượng nước thải trước, sau xử lý và hiệu suất của trạm xử lý nước
thải hầm lò mỏ Dân Chủ - Quảng La, Công ty TNHH MTV Thăng Long, ngày
30/03/2015.................................................................................................................58
Bảng 3.13. Chất lượng nước thải trước, sau xử lý và hiệu suất của trạm xử lý nước
thải hầm lò mỏ Dân Chủ - Quảng La, Công ty TNHH MTV Thăng Long, ngày
27/05/2015.................................................................................................................59
Bảng 3.14. Chất lượng nước thải trước, sau xử lý và hiệu suất của trạm xử lý nước

thải hầm lị mỏ Dân Chủ - Quảng La, Cơng ty TNHH MTV Thăng Long, ngày
25/08/2015.................................................................................................................60
Bảng 3.15. Tổng chi phí tiêu thụ điện năng của hệ thống xử lý nước thải hầm lị mỏ
Dân Chủ - Quảng La, Cơng ty TNHH MTV Thăng Long ........................................62
Bảng 3.16. Tổng chi phí sử dụng hóa chất của hệ thống xử lý nước thải hầm lò mỏ
Dân Chủ - Quảng La, Công ty TNHH MTV Thăng Long ........................................62
Bảng 3.17. Tổng chi phí nhân cơng vận hành hệ thống xử lý nước thải hầm lò mỏ
Dân Chủ - Quảng La, Công ty TNHH MTV Thăng Long ........................................63
Bảng 3.18. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế của hệ thống xử lý nước thải hầm lò mỏ
Dân Chủ - Quảng La, Công ty TNHH MTV Thăng Long ........................................64
Bảng 3.19. Lượng hóa tính phù hợp của hệ thống xử lý nước thải hầm lị mỏ Dân
Chủ - Quảng La, Cơng ty TNHH MTV Thăng Long ...............................................70
Bảng 3.20. Khái toán chi phí xây dựng .....................................................................79
Bảng PL 1. Các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty than Đông Bắc............88

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ phân bố than ở tỉnh Quảng Ninh...................................................16
Hình 1.2. Địa điểm được đề xuất để xây dựng các trạm xử lý nước thải mỏ than bổ
sung ở tỉnh Quảng Ninh ...........................................................................................19
Hình 1.3. Hệ thống xử lý nước thải ở cửa lị +40 Xí nghiệp than Cao Thắng ..........21
Hình 1.4. Cơng nghệ xử lý nước thải cửa lị -25 và +30 mỏ than Mạo Khê.............22
Hình 1.5. Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải cửa lị +38.I và cửa lị +40 Cơng ty than
Dương Huy ................................................................................................................23
Hình 3.1. Giá trị pH trong nước thải hầm lò tại các mỏ theo từng thời điểm ...........40
Hình 3.2. Hàm lượng TSS trong nước thải hầm lò tại các mỏ theo từng thời điểm .41
Hình 3.3. Hàm lượng Fe tổng trong nước thải hầm lò tại các mỏ theo từng thời điểm
...................................................................................................................................41

Hình 3.4. Hàm lượng Mn trong nước thải hầm lị tại các mỏ theo từng thời điểm ..42
Hình 3.5. Hàm lượng dầu mỡ khống trong nước thải hầm lị tại các mỏ theo từng
thời điểm....................................................................................................................43
Hình 3.6. Giá trị COD trong nước thải hầm lò tại các mỏ theo từng thời điểm .......43
Hình 3.7. Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải khai thác than hầm lò tại các mỏ than
thuộc Tổng cơng ty Đơng Bắc ..................................................................................44
Hình 3.8. Hiệu suất xử lý TSS của hệ thống xử lý nước thải hầm lị tại các mỏ theo
từng thời điểm ...........................................................................................................50
Hình 3.9. Hiệu suất xử lý Fe của hệ thống xử lý nước thải hầm lị tại các mỏ theo
từng thời điểm ...........................................................................................................51
Hình 3.10. Hiệu suất xử lý Mn của hệ thống xử lý nước thải hầm lò tại các mỏ theo
từng thời điểm ...........................................................................................................51
Hình 3.11. Hiệu suất xử lý dầu mỡ khống của hệ thống xử lý nước thải hầm lò tại
các mỏ theo từng thời điểm .......................................................................................52
Hình 3.12. Hiệu suất xử lý COD của hệ thống xử lý nước thải hầm lò tại các mỏ
theo từng thời điểm ...................................................................................................53

iv


Hình 3.13. Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải khai thác than hầm lò tại mỏ Dân Chủ Quảng La thuộc Công ty MTV Thăng Long, Tổng công ty Đơng Bắc ....................54
Hình 3.14. Dây chuyền cơng nghệ đề xuất ...............................................................77

Hình PL 1. Tổng thể khu xử lý nước thải hầm lị Dân Chủ - Quảng La................... 89
Hình PL 2. Hố thu nước thải ( Bể gom nước thải) ...................................................90
Hình PL 3. Bể điều lượng.........................................................................................86
Hình PL 4. Ngăn phản ứng keo tụ ............................................................................90
Hình PL 5. Thiết bị lắng Lamenlla...........................................................................86
Hình PL 6. Thiết bị lọc trọng lực tự động................................................................. 90
Hình PL 7. Bể nước sạch sau xử lý...........................................................................87

Hình PL 8. Cống xả ra ngồi mơi trường..................................................................91
Hình PL 9. Bể chứa bùn............................................................................................87
Hình PL 10. Sân phơi bùn..................... ....................................................................91
Hình PL 11. Lấy mẫu ở Vị trí trước khi vào trạm XLNT......................................... 91

v


MỞ ĐẦU
Tỉnh Quảng Ninh có nhiều lợi thế quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội
và trở thành một trong những địa phương có sự phát triển năng động nhất ở phía
Bắc đất nước trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt, tỉnh Quảng Ninh rất giàu tiềm năng
phát triển kinh tế, do có nhiều thế mạnh mà các vùng khác khơng có được, đó là tài
ngun khống sản, cảnh quan và các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển
cơng nghiệp khai thác khống sản, kinh tế biển, du lịch, nuôi trồng thủy - hải sản.
Song song với những tiềm năng, triển vọng và thành tựu kinh tế đã đạt được
trong nhiều năm qua, Quảng Ninh cũng đang đối mặt với những thách thức không
nhỏ về môi trường khi phát triển đồng thời nhiều hoạt động kinh tế - xã hội như
khai thác than, sản xuất vật liệu xây dựng, lấn biển xây dựng hạ tầng đô thị và khu
công nghiệp, phát triển mạng lưới giao thông thủy bộ và cảng biển, nuôi trồng, đánh
bắt, chế biến thủy sản, du lịch, dịch vụ, làm nảy sinh nhiều vấn đề mâu thuẫn giữa
các ngành kinh tế làm gia tăng sức ép lên môi trường sinh thái và hệ tài nguyên sinh
vật. Chất lượng môi trường ở một số khu vực trọng điểm đã bị tác động mạnh, đa
dạng sinh học suy giảm nhanh chóng.
Tại Quảng Ninh hoạt động khai thác than đã làm mất đi nhiều cánh rừng là
nơi cư trú của các loài động vật, gây ra sự bồi lấp ở các dịng sơng, suối, gây ơ
nhiễm nguồn nước. Hàng năm tại đây hơn 30 triệu m3 nước thải chưa qua xử lý từ
hoạt động khai thác than, thải trực tiếp vào môi trường đã làm bẩn nguồn thủy sinh,
gây suy thối tài ngun, mơi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến tiềm năng phát triển
kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân nhiều nơi trong tỉnh.

Mặc dù các Cơng ty khai thác than, trong đó có Công ty than Đông Bắc, đã
tiến hành đổi mới công nghệ khai thác than theo hướng sử dụng các loại thiết bị có
cơng suất lớn và phù hợp với quy mơ, điều kiện của từng mỏ; giảm chi phí sản xuất;
tăng cường công tác đổ bãi thải trong, hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực tới môi

1


trường sinh thái; lắp đặt các hệ thống giảm thiểu ô nhiễm do bụi; đặc biệt là đầu tư
xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, cho đến nay những giải pháp này
chưa khắc phục được tình trạng ô nhiễm.
Do vậy, việc lựa chọn và thực hiện đề tài: “Đánh giá công nghệ và đề xuất
giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải tại mỏ than Đơng Bắc, tỉnh Quảng
Ninh” là cần thiết, nhằm góp phần hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường nước,
đảm bảo sự phát triển bền vững của hoạt động khai thác và sản xuất khoáng sản trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh, góp phần phát triển bền vững khơng chỉ ngành cơng
nghiệp khai thác than mà cịn cả các ngành kinh tế khác của địa phương.
Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích, đánh giá được hiện trạng công nghệ, kỹ
thuật của hệ thống xử lý nước thải tại mỏ than Đông Bắc, tỉnh Quảng Ninh, trên cơ
sở đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải khai
thác than tại khu vực nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu bao gồm:
-

Khảo sát nguồn gốc, đặc tính nước thải khai thác than hầm lò tại các mỏ thuộc
Tổng công ty than Đông Bắc, tỉnh Quảng Ninh;

-

Khảo sát các hệ thống xử lý nước thải khai thác than hầm lị và đặc tính nước

thải khai thác than hầm lò sau khi qua hệ thống xử lý nước thải tại các mỏ
thuộc Tổng công ty than Đông Bắc;

-

Đánh giá công nghệ của hệ thống xử lý nước thải khai thác than hầm lị đang
vận hành tại Cơng ty TNHH MTV Thăng Long;

-

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý cho hệ thống nghiên cứu;

-

Tính tốn thiết bị và chi phí liên quan cho hệ thống xử lý được đề xuất.

2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1.

Tổng quan về hoạt động khai thác than

1.1.1. Các công nghệ khai thác than
Hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới hoạt động khai thác than được thực
hiện bằng 2 cơng nghệ chủ yếu đó là khai thác hầm lị và khai thác lộ thiên. Ngồi
ra, gần đây một số nước đã thử nghiệm trên quy mơ cơng nghiệp việc khai thác than
bằng cơng nghệ khí hóa lỏng dưới lịng đất (UCG).
 Cơng nghệ khai thác than lộ thiên:

Đặc điểm nổi bật của hình thức khai thác mỏ lộ thiên là muốn lấy được than
thì phải bóc đi một lượng đất phủ trên vỉa và đá bao quanh [1]. Để bóc tách đất đá
và khai thác than lộ thiên có thể được tiến hành bằng phương pháp sau:
-

Bằng phương pháp cơ giới: sử dụng các thiết bị xúc bốc, máy xới;

-

Bằng đồng bộ công tác khoan nổ mìn;

-

Bằng phương pháp sức nước: dùng áp lực của dòng nước làm tơi đất đá;

-

Bằng phương pháp vật lý: dùng dòng điện tần số cao và tần số thấp, phương
pháp nhiệt ...
Hiện nay, tại các mỏ lộ thiên ở nước ta, chủ yếu áp dụng phương pháp khoan

nổ mìn. Năng suất của tất cả các loại thiết bị mỏ và chi phí sản xuất mỏ đều phụ
thuộc vào tổ chức và chất lượng của cơng tác khoan nổ mìn. Việc xúc bốc trên mỏ
lộ thiên được tiến hành khi khoan nổ mìn xong. Để phát triển mở rộng mỏ lộ thiên
và kéo dài tuổi thọ của mỏ đã áp dụng cơng nghệ bóc đất đá theo lớp và khai thác
chọn lọc để tiết kiệm tài nguyên và nâng cao chất lượng than [1].
 Công nghệ khai thác than hầm lị:
Quy trình cơng nghệ khai thác than hầm lị là tập hợp các quá trình mở vỉa và
chuẩn bị ruộng than, quá trình khấu than (các biện pháp kỹ thuật để tách than ra
khỏi trạng thái nguyên khối trong gương lò thành trạng thái bở rời để vận tải) trong


3


các gương khai thác (phần lộ ra của vỉa than), quá trình vận tải than lên mặt đất và
hàng loạt các vấn đề khác như sàng tuyển than, thơng gió mỏ, thốt nước, cung cấp
vật liệu, máy móc thiết bị và năng lượng, các q trình cơng nghệ trên mặt bằng
cơng nghiệp [11].
Cơng nghệ khai thác than hầm lị có thể được chia thành bốn dạng chính là:
cơng nghệ thủ cơng, cơng nghệ bán cơ khí hóa, cơng nghệ cơ khí hóa tồn bộ và
cơng nghệ tự động hóa [11]. Xu hướng phát triển ngành khai thác hầm lò ở các
nước tiên tiến trên thế giới là:
-

Cơ khí hóa tồn bộ và tự động hóa để khai thác và vận chuyển than;

-

Tập trung hóa việc điều khiển và kiếm tra công tác của các khu vực và thiết
bị sản xuất hầm lị nâng cao tính linh hoạt trong việc điều khiển sản xuất,
giảm thời gian chết của thiết bị, giảm nhân lực điều khiển máy móc và thiết
bị;

-

Gắn chặt quá trình khai thác than với nhiệm vụ bảo vệ mơi trường để duy trì
sự phát triển bền vững;
Hiện nay, ngành khai thác than hầm lò Việt Nam còn khá lạc hậu so với các

nước tiên tiến. Công nghệ khấu than và đất đá ở các gương lò chủ yếu là thủ cơng

kết hợp với cơng tác khoan nổ mìn. Trong các gương lị chợ dài các cơng tác nặng
nhọc và tốn thời gian như chống lò, điều khiển áp lực mỏ vẫn phải thao tác thủ
công. Tuy nhiên, cho đến nay ngành than hầm lò của nước ta đã cơ khí hóa và bán
cơ khí hóa được nhiều khâu cơng nghệ quan trọng.
 Cơng nghệ khí hóa lỏng dưới lịng đất
UCG là cơng nghệ sản xuất khí tổng hợp bằng phương pháp đốt trực tiếp
than ngay trong lòng đất, sản phẩm có thể dùng trực tiếp để phát điện có hiệu suất
cao, hoặc để điều chế thành metanol và dầu diesel bằng cơng nghệ khí hóa lỏng.
Bản chất của UCG là biến than dưới lịng đất thành khí tổng hợp và sau đó khai thác

4


khí tổng hợp như khí thiên nhiên. Cơ sở của q trình biến than dưới lịng đất thành
khí tổng hợp là phản ứng oxy hóa của nguyên tố cacbon [16].
Trong phương pháp Fischer -Tropsch, than có thể chuyển hóa thành khí gas
sau đó được hóa lỏng. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, người Đức đã
tiến hành hóa lỏng than bằng phương pháp Bergius khi trộn lẫn than với khí hydro
và đốt nóng. Năm 1976, Tập đồn NUS (Mỹ) đã triển khai và được cấp bằng sáng
chế phương pháp nghiền khô và trộn than với 1% chất xúc tác molypđen. Q
trình hiđro hóa xảy ra trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, tạo ra khí tổng hợp
và sản phẩm cuối cùng là một dạng nhiên liệu lỏng, như dầu thơ, có chứa lượng
nhỏ NH3 và lượng đáng kể CO2 [16]. Phương pháp cacbon hóa ở nhiệt độ thấp
cũng có khả năng chuyển hóa than thành dạng nhiên liệu lỏng. Than được luyện
trong khoảng nhiệt độ 450 ÷ 7000C, thấp hơn so với nhiệt độ cốc hóa luyện kim
(800 ÷ 1000°C). Ở nhiệt độ này, nhựa than được tạo ra nhiều hơn và sau đó được
chế biến thành nhiên liệu lỏng.
Nhiều quốc gia đánh giá cao UCG là một cơng nghệ năng lượng sạch tiềm
năng có nhiều ưu thế hơn so với điện nguyên tử. Công nghệ này cịn có ưu điểm là
khơng sử dụng lao động chịu độc hại và nặng nhọc trong lòng đất; giảm chi phí lớn

và các cơng đoạn phức tạp, khơng gây ơ nhiễm mơi trường; cho phép tự động hóa ở
mức độ cao; sản phẩm có thể vận chuyển đi xa, cung cấp đến nơi tiêu thụ chỉ đơn
giản bằng đường ống [16].
1.1.2. Nguồn gốc và đặc tính của nước thải khai thác than
Trong quá trình khai thác, nước thải mỏ than được hình thành từ ba nguồn
chính: nước thải mỏ hầm lò, nước thải mỏ lộ thiên, nước thải từ các nhà máy sàng
tuyển các bãi thải, kho than. Trong đó, nước thải hầm lị có số lượng lớn và nồng độ
các chất ô nhiễm cao hơn nhiều so với các loại nước thải khác. Nước thải từ các mỏ
than được đặc trưng bởi độ pH thấp và nồng độ cao của TSS (dao động từ 50 ÷1000
mg/l, trong đó các hạt có kích thước nhỏ hơn 10 µm chiếm đến 80%), Fe, một số kim

5


loại hòa tan khác (chủ yếu là Fe và Mn), BOD, COD, Coliform (từ nước thải sinh
hoạt), dầu mỡ [8].
Nước thải mỏ lộ thiên: chủ yếu là nước để rửa sạch than cũng như khắc
phục bụi. Lượng nước thải bơm từ moong lộ thiên tại một số đơn vị khai thác, chế
biến than ở Quảng Ninh dao động từ 12 ÷ 15 triệu m³, mỏ Núi Béo 2,8 ÷ 4,8 triệu
m3, mỏ Hà Lầm 3 ÷ 4 triệu m3, mỏ Hà Tu 3 ÷ 5,5 triệu m3. Vào mùa khơ lưu lượng
nước thải nhỏ hơn mùa mưa [6]. Quá trình nước được lưu trong moong, có các điều
kiện vật lý, hóa học, sinh học diễn ra đã hình thành một dạng nước có những đặc
tính cơ bản cho nước thải mỏ than lộ thiên đó là độ pH thấp (3< pH <5), hàm lượng
Fe, Mn, SO42-, TSS cao tùy thuộc vào đặc điểm nguồn nước và thời điểm xả thải
nước ra môi trường.
Nước rửa trôi bề mặt khai trường: Trên bề mặt đất khai trường có độ đục
lớn và có chứa các thành phần độc hại như kim loại nặng, giá trị BOD, COD cao.
Ngồi ra cịn một lượng khơng nhỏ nước thải từ quá trình sinh hoạt của cán bộ,
cơng nhân viên sinh hoạt trong nhà máy, xí nghiệp. Lượng nước thải từ hoạt động
trên tuy không nhiều nhưng cũng là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường nếu không

được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận [7].
Nước thải nhà máy tuyển than: mang nhiều hạt than mịn và các hạt khoáng
vật, sét lơ lửng, các dạng chất hịa tan khác. Tính chất ơ nhiễm của nước thải nhà
máy tuyển là hàm lượng TSS và các kim loại như Fe, Mn và một số kim loại khác.
Nước thải hầm lò: bắt nguồn từ nước ngầm, nước chứa trong các lớp đất đá
chảy ra các đường lị rồi theo hệ thống thốt nước đưa ra khỏi cửa lò hoặc được dẫn
vào các hầm chứa nước tập trung rồi dùng bơm để bơm ra ngoài. Quá trình lưu
trong các đường lị, hầm bơm, q trình di chuyển đã kéo theo các hợp chất trong
lò, kết hợp với các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học đã hình thành dạng nước thải
mỏ than hầm lị. Nước thải mỏ than hầm lị có thể mang tính axit hoặc trung tính,
nhưng đa phần nước có chứa Fe, Mn và TSS khá cao [7]. Nhiều tài liệu nghiên cứu

6


giải thích nguyên nhân chính gây ra tính axit và hàm lượng Fe, Mn, SO42- trong
nước thải mỏ cao do tạo axit, tạo Fe và Mn của nước thải mỏ.
Quá trình tạo axit của nước thải mỏ:
Trong quá trình khai thác than, các hoạt động khai thác đã tạo điều kiện cho
các vi khuẩn khí có khả năng phân hủy pirit và lưu huỳnh dưới tác dụng của oxi
khơng khí và độ ẩm theo các phản ứng sau:
FeS2 + 7/2 O2 + H2O  Fe2+ + 2SO42- + 2H+

Do vậy, nếu than và đất đá nền có chứa nhiều lưu huỳnh ở dạng các khống
chất thì nước khu vực đó sẽ có tính axit cao [4].
Q trình tạo Fe, Mn của nước thải mỏ:
Fe tồn tại trong đất và khoáng chất chủ yếu dưới dạng Fe2O3 không tan và
trong quặng Pyrit sắt (FeS2). Một dạng khác của sắt là FeCO3 ít tan. Nước ngầm
chứa một lượng đáng kể CO2, nên FeCO3 có thể bị hịa tan theo phương trình phản
ứng:

FeCO3 +CO2 + H2O  Fe2+ + HCO3Phản ứng này không xảy ra ngay cả khi hàm lượng CO2 và FeCO3 cao nếu
có mặt oxi hịa tan. Tuy nhiên trong điều kiện kị khí, Fe3+ sẽ bị khử thành Fe2+ một
cách dễ dàng.
Mn tồn tại trong đất chủ yếu dưới dạng MnO2, rất ít tan trong nước có chứa
CO2. Trong điều kiện kỵ khí, MnO2 bị khử thành Mn2+ [4].

7


Tuy nhiên, tại các đường lò đào trong đá, nếu ít liên hệ với các đường lị than
thì nước thải ở đây trung tính, nhưng chứa nhiều Fe, Mn do tiếp xúc với đất đá. Cho
nên nước thải mỏ than hầm lị có thể mang tính axit hoặc trung tính, nhưng đa phần
đều có hàm lượng Fe, Mn, và TSS khá cao.
Đặc tính nước thải tại một số mỏ than hầm lị điển hình ở khu vực Quảng
Ninh được thể hiện trong Bảng 1.1 và Bảng 1.2.
Bảng 1.1. Đặc tính nước thải một số mỏ than hầm lị điển hình khu vực Quảng
Ninh thuộc TKV [20]
TT

Các thông

Đơn vị

số

1

Nhiệt độ

2


pH

3

Độ dẫn điện

4

Lị +13

Cửa lị

Hầm

QCVN

thải mức

Vàng

+13

bơm -10

40:2011/

-25 Cơng

Danh


LộTrí,

Khe

BTNMT

ty Mạo

Thống

Chàm

(cột B)

Khê

Nhất

28,2

22,0

-

28

40

7,17


6,16

3,83

3,41

5,5 ÷ 9

mS/cm

0,98

0,381

1,56

2,82

-

Độ đục

NTU

382

22

680


2,49

-

5

Độ muối

%

0,04

0,01

0,07

0,13

-

6

BOD5

mg/l

3,5

1,5


3,5

2,5

50

7

COD

mg/l

28,8

16,0

25,6

44,8

150

8

TDS

mg/l

372


306

568

1352

-

9

TSS

mg/l

478

52

197

498

100

mg/l

572,5

137,8


478,5

316,5

-

2-

°C

Nƣớc

10

SO4

11

Mn

mg/l

4,01

1,99

5,06

1,75


1

12

Fe

mg/l

4,98

3,72

154,7

25,76

5

13

Hg

mg/l

0,00034

0,00019 0,00025

0,00007


0,01

14

Pb

mg/l

0,00450

0,00174 0,02372

0,00121

0,5

15

As

mg/l

0,00236

0,0105

0,0223

0,0069


0,1

16

Cd

mg/l

0,0231

0,00247 0,00319

0,00198

0,01

8


Bảng 1.2. Đặc tính của nước thải mỏ than hầm lị của TKV khu vực Quảng Ninh
vào mùa khơ và mùa mưa [19]
STT

Các thông số

Đơn vị

Mùa khô


Mùa mƣa

QCVN 40:2011/
BTNMT (cột B)

1

pH

3,5 ÷ 5,5

4 ÷ 6,5

5,5 ÷ 9

2

Fe

mg/l

2 ÷ 15

0,5 ÷ 5,5

5

3

Mn


mg/l

1,5 ÷10

0,5 ÷ 7,5

1

4

TSS

mg/l

50 ÷ 300

150 ÷ 500

100

Để đánh giá ô nhiễm nước thải mỏ và đề xuất công nghệ xử lý phải căn cứ
vào các chỉ tiêu vật lý, hóa học và sinh học như: độ pH, TSS, COD, BOD, hàm
lượng kim loại. Các giá trị của những chỉ tiêu này được so sánh với giá trị giới hạn
cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp (QCVN 40:
2011/BTNMT).
1.1.3. Ảnh hưởng của nước thải khai thác than với môi trường và sức khỏe
con người
Hầu hết các đơn vị khai thác, sàng tuyển và chế biến đều thải ra một lượng
nước thải rất lớn. Đặc biệt, các hoạt động khai thác than đều nằm trong các khu vực

có hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái các lưu vực và nằm xen kẽ các khu dân cư [18].
Do đặc thù của loại hình khai thác nên nước thải hầm lị bị axit hóa mạnh, có
hàm lượng các kim loại như Fe, Mn, Cu, Zn do việc sử dụng các dung dịch tuyển.
Các nguồn thải này nếu không được xử lý cộng với lượng mưa lớn tạo ra dòng chảy
bề mặt đổ thải trực tiếp vào nguồn nước mặt là các sông suối, ao hồ chứa nước sẽ
gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.
Hậu quả đối với mơi trường nước do ơ nhiễm bởi dịng thải axit hoặc các
nguyên tố vết độc hại là rất lớn. Các kim loại nặng, có thể chỉ một hàm lượng nhỏ
cũng có thể gây ra những nguy hiểm đối với sức khỏe con người và đời sống thủy
sinh. Sự ô nhiễm nước ngầm hoặc nước mặt có thể dẫn đến mất đi những giá trị sử

9


dụng hữu ích như cung cấp nước uống, thủy sản, tưới tiêu và tài nguyên hoang dã.
Các vực nước ngầm có thể thơng thủy với nguồn nước mặt hay nước ngầm ở gần đó
và có thể sẽ gây ơ nhiễm cho các khu vực này [21].
Mức độ ơ nhiễm hóa học của các nguồn nước xung quanh khu mỏ phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như đặc điểm thân quặng, thành phần thạch học và độ bền vững
của đất đá chứa quặng, phương pháp và trình độ cơng nghệ khai thác, chế biến
quặng, biện pháp quản lý và xử lý chất thải.
Ngoài ra do TSS trong nước thải, hệ sinh thái thủy vực sẽ bị bao phủ bởi các
lớp bùn phù sa, đất xói mịn. Đồng thời, các sơng suối, cửa biển và các cơng trình
chứa nước sẽ bị xuống cấp và hư hại nghiêm trọng do bị lấp đầy bùn, đất cát thải.
Khi đáy các hồ, sông suối cao hơn cốt tự nhiên từ 2 ÷ 10m sẽ làm thay đổi dung
tích, lưu lượng và hướng dịng chảy tự nhiên [21].
Đặc điểm nước thải khai thác than hầm lò và tác động của chúng đến môi
trường được thể hiện trong Bảng 1.3.
Bảng 1.3. Đặc điểm nước thải khai thác than hầm lị và tác động đến mơi trường
Chỉ tiêu


Thơng số đặc trƣng

Giá trị

Tác động đến mơi trƣờng

(mg/l)
pH

H2SO4

2÷4

Fe

Fe3+, Fe2+,

100 ÷ 3000

Hydroxide sắt và

Mg, Cu, Cd, Zn, Pb,

nặng

Hg, As

Gây đục và màu nước, tăng
pH, làm oxy hóa và kết tủa

sắt

Fe2O3
Kim loại

Hịa tan kim loại

1 ÷ 200

Thay đổi thành phần động
thực vật và làm giảm chất
lượng nước

Tổng chất
rắn

Ca, Mn, Al, SO42-

100 ÷

Làm giảm chất lượng nước

30.000

(Nguồn: Silvas, F. P. C., 2010. Biotecnologia aplicada a drenagem ácida de minas,
São Paulo: Escola Politécnica da Universidade de São Paulo)

10



1.1.4. Các phương pháp xử lý nước thải khai thác than
Hiện nay, trên thế giới nước thải mỏ than được xử lý chủ yếu bởi các phương
pháp sau:
 Sử dụng mương đá vơi yếm khí kết hợp với đầm sinh học
Hệ thống được tạo ra bằng cách đưa đá vôi vào trong các đường ống đã rút
hết oxy. Nước thải mỏ sau đó được dẫn vào các đường ống. Tại các đường ống,
kiềm được giải phóng. Sau đó, dịng nước thải mỏ đi qua đá vôi được đưa qua hệ
thống sục khí, ao hoặc đất ngập nước hiếu khí. Tại đó, các kim loại nặng sẽ bị oxy
hóa, kết tủa và được loại bỏ. Đá vôi là nguyên liệu với chi phí thấp để tạo kiềm. Tuy
nhiên, để sử dụng đá vơi hiệu quả, cần điều kiện mơi trường thích hợp về diện tích
các lưu vực đủ lớn, đồng thời có các loại thực vật phù hợp để xử lý các chất ơ
nhiễm [22].
 Rào chắn hoạt tính thấm nước
Rào chắn hoạt tính thấm nước bao gồm một hệ thống có khả năng thấm nước
chứa ngun liệu hoạt tính được đặt chắn dịng nước thải. Vật liệu hoạt tính bao
gồm ZVI, đá vơi, hợp chất compost, zeolit, than hoạt tính và apatit. Công nghệ áp
dụng xử lý hiệu quả các thành phần khác nhau bao gồm cả các hạt nhân phóng xạ,
kim loại và các anion. Các kim loại như crom, niken, chì, uranium, tecneti, sắt,
mangan, đồng, coban, cacdimi và kẽm. Các anion bao gồm sunfat, nitrat, photphat.
Hiệu suất có thể giảm do q trình tắc nghẽn, do đó cần loại bỏ các kết tủa trong
quá trình bảo trì hệ thống. Chi phì bảo trì hệ thống ít thường bảo trì sau 10 năm hoạt
động [22].
 Phương pháp trung hịa
Phương pháp trung hòa nước thải làm cho một số muối kim loại nặng lắng
xuống và tách ra khỏi nước. Tùy yêu cầu cụ thể, có thể sử dụng các loại nước thải
chứa axit và kiềm khác nhau để trung hòa lẫn nhau [17].

11



Đối với nước thải sản xuất than, việc trung hòa bằng hóa chất khá khó khăn
vì thành phần và lưu lượng trong các trạm trung hòa dao động rất lớn trong ngày
đêm. Ngoài việc cần thiết phải xây dựng bể điều hịa với thể tích lớn cịn phải có
thiết bị tự động điều chỉnh lượng hóa chất vào. Thơng số chính để điều chỉnh phổ
biến là pH [17]. Các phương pháp trung hòa thường được sử dụng trong xử lý nước
thải khai thác than hiện nay là:
-

Trung hòa bằng NaOH, NaHCO3, Na2CO3: Đây là phương pháp xử lý nhanh,
hiệu quả cao, sản phẩm phần lớn ở dạng tan và không làm tăng độ cứng của
nguồn tiếp nhận. Tuy nhiên, phương pháp này tương đối đắt tiền [9].

-

Trung hóa bằng sữa vôi hoặc vôi: Đây là phương pháp đơn giản và mang
tính hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này thường hay gặp
hiện tượng đóng rắn tạo thành bờ ở các cửa nạp vôi vào thiết bị trung hịa vì
khi hydroxit canxi Ca(OH)2 gặp khơng khí sẽ tác dụng với CO2 tạo thành
CaCO3 đóng rắn và làm giảm lưu lượng cũng như tắc đường ống [9].

-

Trung hòa bằng đá vơi: Là phương pháp đơn giản. Tuy nhiên, tính hoạt hóa
của lớp đá sẽ giảm dần trong thời gian sử dụng, chu kỳ thay lớp đá vôi phụ
thuộc vào lượng và chất lượng của nước thải. Nếu nước thải có độ axit lớn
hoặc chứa các chất hữu cơ sẽ xuất hiện hiện tượng tạo bọt làm giảm hiệu suất
xử lý [9].

 Sử dụng các chất oxi hóa (ozon, KMnO4, ClO2, ...) để xử lý Mn, Fe và một số
chất ô nhiễm khác.

Hiện nay, công nghệ xử lý nước thải mỏ được áp dụng tại các mỏ than ở Việt
Nam có sự thay đổi lớn theo hướng ngày càng tiến bộ và hiện đại, từ hố lắng kết
hợp sữa vôi đến phương pháp hoá - lý và lọc cơ học có áp lực [20].
Một số cơng nghệ hiện đang được sử dụng:
-

Lắng bằng trọng lực, kết hợp chất keo tụ: Để xử lý TSS. Hệ thống xử lý này
đơn giản và được áp dụng rộng rãi để xử lý sơ bộ nước thải mỏ.

12


-

Dùng sữa vôi, kết hợp với chất keo tụ: Công nghệ này được áp dụng rộng rãi ở
các mỏ than để xử lý nước bị axit hóa và TSS do chi phí thấp và mang hiệu quả
kinh tế, kỹ thuật trong quá trình xử lý nước thải và bảo vệ môi trường.

1.2.

Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội có liên quan đến hoạt
động khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh

1.2.1. Điều kiện tự nhiên


Vị trí địa lý
Quảng Ninh là một tỉnh biên giới, nằm phía đơng bắc của Tổ quốc, vừa có

phần đất liền rộng lớn với diện tích 5938 km2, vừa có vùng hải đảo với hàng nghìn

hịn đảo lớn nhỏ. Quảng Ninh là một cửa ngõ quan trọng của nước ta, theo quốc lộ
18A và các cảng Cửa Ơng, Hịn Gai, Cái Lân có thể dễ dàng vào vùng đồng bằng
sông Hồng hay ra các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản ...
Nằm ở phía Đơng Bắc của Việt Nam, Quảng Ninh có vị trí “địa chiến lược
về chính trị, kinh tế”, hội tụ đầy đủ các yếu tố tự nhiên và xã hội mà cả nước có,
điều đó đã mang lại cho Quảng Ninh những điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu
tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội.


Địa hình
Quảng Ninh có đầy đủ các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển và cả

hệ thống đảo và thềm lục địa. Đồi núi và núi thấp chiếm tới 80% diện tích, đồng
bằng ven biển chỉ chiếm khoảng 18% cịn lại là diện tích đồi núi đá vơi. Biển và địa
hình bờ biển là dạng địa hình đặc trưng nhất của tỉnh Quảng Ninh. Đây là một vịnh
nông với số lượng đảo lớn nhất Việt Nam. Các núi đá trên đảo có độ cao trung bình
từ 150 ÷ 200m. Đỉnh cao nhất là núi Nàng Tiên cao 470m trên đảo Cái Bầu.

13




Khí hậu
Khí hậu Quảng Ninh mang đặc tính chung của khí hậu các tỉnh miền Bắc với

đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đơng lạnh, nhưng chịu ảnh hưởng
mạnh nhất của gió mùa Đơng Bắc và ảnh hưởng ít hơn của gió mùa Đơng Nam so
với các địa phương khác. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa hạ từ tháng 7 và
tháng 8, chiếm tới 85% lượng mưa cả năm và đây cũng thời điểm có nhiều bão nhất

trong năm. Trung bình mỗi năm Quảng Ninh chịu ảnh hưởng của 5 ÷ 6 cơn bão, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất của các ngành kinh tế mà đặc biệt là ngành
khai thác và chế biến than trên địa bàn tỉnh.


Thủy văn
Các sông của Quảng Ninh phần lớn là nhỏ, ngắn, dốc có tính chất cuồng lưu,

khả năng điều tiết yếu và chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Phù hợp với chế độ
mưa, chế độ sơng ngịi cũng có 2 mùa rõ rệt. Mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 9, tập
trung vào các tháng 6, 7, 8. Mùa cạn từ tháng 9 đến tháng 4, cạn nhất vào tháng 3.
Quảng Ninh khơng có những hồ tự nhiên lớn, nhưng lại nhiều hồ và đập nhỏ. Tồn
tỉnh có 75 hồ, đập trong đó có nhiều hồ có giá trị trong sản xuất và sinh hoạt.


Sinh vật
Rừng Quảng Ninh phân bố ở những địa bàn hình thấp, dễ khai thác. Rừng

ngun sinh hầu như khơng còn nhiều, mà chủ yếu là kiểu rừng thứ sinh. Độ che
phủ rừng hiện nay chỉ còn 32%, chủ yếu là rừng thứ sinh và rừng trồng. Quảng
Ninh cịn có diện tích lớn rừng ngập mặn với các lồi cây điển hình như sú, vẹt,
đước. Động vật biển của Quảng Ninh vơ cùng phong phú với nhiều loại có giá trị
kinh tế cao.


Tài nguyên thiên nhiên
Quảng Ninh là một trong những tỉnh giàu tài nguyên thiên nhiên nhất cả

nước. Tài ngun khống sản nổi bật ngồi than đá cịn có: quặng sắt, đá chứa dầu


14


và các loại vật liệu xây dựng. Quảng Ninh có nhiều mỏ vật liệu xây dựng như đá
vôi, cát thủy tinh ở Vân Hải, đất sét ở Giếng Đáy, Móng Cái, Đơng Triều, ... [5].
Ngồi tài ngun khống sản, Quảng Ninh còn nổi tiếng là tỉnh giàu tiềm
năng du lịch. Đây là lợi thế quan trọng so với các tỉnh khác, là tiền đề cho Quảng
Ninh trở thành một tỉnh có nền kinh tế cơng nghiệp, du lịch phát triển.
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Quảng Ninh tương đối đa dạng, hoàn thiện và
điển hình ở nước ta, trong đó có những ngành mũi nhọn đóng vai trị quan trọng cho
sự phát triển của tỉnh như công nghiệp khai thác than, du lịch. Hàng hóa xuất khẩu
chủ yếu là than và hải sản, hàng hóa nhập khẩu là xăng dầu, máy mỏ, sắt thép,
phương tiện vận tải.
Quảng Ninh là một trong những tỉnh có dân số đơng. Dân số Quảng Ninh là
1,199 triệu người (năm 2014). Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị của Quảng
Ninh đứng thứ 3 trên tồn quốc (sau Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Đà Nẵng). Phần lớn các
đô thị của tỉnh nằm trên trục quốc lộ 18, 10 và 4B. Sự phát triển của đô thị đã thu
hút dân cư tập trung theo quốc lộ, hình thành dải dân cư ven biển.
Mặc dù hệ thống cơ sở hạ tầng ở Quảng Ninh còn thiếu đồng bộ và nhiều
mặt hạn chế, nhưng đã bước đầu hình thành một hệ thống cơ sở sản xuất công
nghiệp, các trung tâm kinh tế thương mại, du lịch, các đô thị và hệ thống giao
thông, điện, nước, thông tin liên lạc bước đầu đáp ứng được phần lớn nhu cầu sản
xuất, kinh doanh và sinh hoạt của khu dân cư.
1.2.3. Khái quát về khoáng sản than Quảng Ninh
Bể than Quảng Ninh phát triển ở sường các dãy núi phía Bắc đường 18A,
trên chiều dài khoảng 150 km, chiều rộng khoảng 15km, thuộc địa bàn các huyện từ
Đơng Triều, ng Bí đến Cẩm Phả và đảo Cái Bầu, chia thành 03 vùng lớn: Đơng
Triều - ng Bí, Hịn Gai, Cầm Phả - Cái Bầu. Các mỏ than đều phân bố ở khu vực


15


×