Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đánh giá chất lượng nước sông dương đông và dự báo khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng cho phát triển ở phú quốc đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Võ Thu Hiền

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC SÔNG DƢƠNG ĐÔNG VÀ
DỰ BÁO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU SỬ DỤNG NƢỚC
CHO PHÁT TRIỂN Ở PHÚ QUỐC ĐẾN NĂM 2030

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - Năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Võ Thu Hiền

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC SÔNG DƢƠNG ĐÔNG VÀ
DỰ BÁO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU SỬ DỤNG NƢỚC
CHO PHÁT TRIỂN Ở PHÚ QUỐC ĐẾN NĂM 2030

Chuyên ngành: Môi trƣờng và Phát triển bền vững
Mã số: 8440301.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN MẠNH KHẢI



Hà Nội - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Đánh giá chất lƣợng nƣớc sông Dƣơng
Đông và dự báo khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng cho phát triển ở Phú Quốc
đến năm 2030” là cơng trình nghiên cứu của bản thân với sự hƣớng dẫn của
PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải. Các số liệu kế thừa từ nhiệm vụ “Xây dựng
chƣơng trình quản lý tổng hợp lƣu vực sơng Dƣơng Đơng, bảo vệ và cải thiện
chất lƣợng môi trƣờng nƣớc, đặc biệt là khu vực hạ lƣu sông” đã đƣợc sự
đồng ý của chủ trì nhiệm vụ - TS. Dƣơng Thị Thanh Xuyến, Tổng cục Mơi
trƣờng. Nội dung, kết quả trình bày trong luận văn chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ luận văn nào trƣớc đây. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu
của mình.
Học viên

Võ Thu Hiền


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu và học tập tại Khoa Môi trƣờng, Trƣờng
Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi đã đƣợc các thầy cơ
tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu về lĩnh
vực môi trƣờng. Đến nay, tơi đã hồn thành luận văn thạc sỹ khoa học với đề
tài “Đánh giá chất lƣợng nƣớc sông Dƣơng Đông và dự báo khả năng đáp ứng
nhu cầu sử dụng nƣớc cho phát triển ở Phú Quốc đến năm 2030”.
Trƣớc tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Mạnh
Khải đã ln đồng hành, khích lệ, tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn trực tiếp tơi hồn
thành luận văn này. Đồng thời, tơi cũng xin cảm ơn các thầy, cô giáo đang

giảng dạy tại Khoa Môi trƣờng, Đại học Khoa học tự nhiên đã truyền cảm
hứng, lan tỏa những kiến thức trân quý đến các thế hệ sinh viên, học viên. Tôi
xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trƣờng, Phòng Sau Đại học, Ban
Chủ nhiệm Khoa Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên đã hỗ trợ,
giúp đỡ, giải đáp các khó khăn trong suốt hai năm tôi học tập tại trƣờng.
Bên cạnh đó, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Văn phịng Tổng cục Mơi
trƣờng đã tạo điều kiện cho tơi đƣợc tham gia thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng
chƣơng trình quản lý tổng hợp lƣu vực sông Dƣơng Đông, bảo vệ và cải thiện
chất lƣợng môi trƣờng nƣớc, đặc biệt là khu vực hạ lƣu sơng” để có số liệu
hồn thiện luận văn trên.
Cuối cùng, tơi muốn bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp là những ngƣời đã ln ủng hộ, động viên tơi hồn thành khóa học này.
Học viên

Võ Thu Hiền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4
1.1. Tổng quan về các nghiên cứu về sông Dƣơng Đông, huyện đảo Phú Quốc .... 4
1.2. Tổng quan về sông Dƣơng Đông ............................................................... 5
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên sông Dƣơng Đông .................................................... 5
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 16
1.3. Tổng quan về các nguồn phát sinh chất thải ra sông Dƣơng Đông ......... 19
1.3.1. Chất thải rắn .......................................................................................... 19
1.3.2. Nƣớc thải ............................................................................................... 21
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...30
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 30
2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 30

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 30
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 35
3.1. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc sông Dƣơng Đông ....................................... 35
3.2. Dự báo khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng nƣớc cho phát triển ở Phú
Quốc đến năm 2030 ........................................................................................ 52
3.2.1. Hiện trạng tài nguyên nƣớc sông Dƣơng Đơng .................................... 52
3.2.2. Phƣơng pháp tính tốn nhu cầu sử dụng nƣớc sông Dƣơng Đông ....... 54
3.2.3. Dự báo nhu cầu sử dụng nƣớc trên lƣu vực sông Dƣơng Đông đến năm
2030 ................................................................................................................. 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 62
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 64
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................... 74


DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 5

Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình tháng và năm giai đoạn 1958 – 2015 tại trạm
Phú Quốc (oC) ................................................................................................... 9
Bảng 1.2. Lƣợng mƣa trung bình tháng, năm trạm Phú Quốc (mm) .............. 11
Bảng 1.3. Phân bố cơ cấu sản xuất của các xã, thị trấn .................................. 16
Bảng 1.4. Quy mơ diện tích, dân số của các đơn vị hành chính ..................... 17
Bảng 1.5. Một số cửa xả nƣớc thải sinh hoạt chính trên sơng Dƣơng Đông .. 24
Bảng 1.6. Một số cơ sở xả nƣớc thải sản xuất ................................................ 26
Bảng 1.7. Một số cơ sở xả nƣớc thải y tế ........................................................ 28
Bảng 2.1. Bảng quy định các giá trị qi, BPi..................................................... 32
Bảng 2.2. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH ................ 32
Bảng 2.3. Mức đánh giá chất lƣợng nƣớc theo WQI ...................................... 33
Bảng 3.1. Kết quả tính tốn WQI từng thông số tháng 12/2016 .................... 49

Bảng 3.2. Kết quả tính tốn WQI từng thơng số tháng 09/2017 .................... 49
Bảng 3.3. Kết quả tính tốn WQI từng thơng số tháng 10/2017 .................... 50
Bảng 3.4. Kết quả tính tốn WQI từng thông số tháng 11/2017 .................... 50
Bảng 3.5. Kết quả tính WQI theo từng mặt cắt dọc theo lƣu vực sông Dƣơng
Đông trong 4 đợt quan trắc ............................................................................. 51
Bảng 3.6. Lƣợng mƣa năm trung bình thời kỳ................................................ 53
Bảng 3.7. Hiện trạng sử dụng nƣớc của các ngành trên lƣu vực sông Dƣơng
Đông ................................................................................................................ 55
Bảng 3.8. Dự báo nhu cầu sử dụng nƣớc của các ngành trên lƣu vực sông
Dƣơng Đông đến năm 2020 ............................................................................ 57
Bảng 3.9. Dự báo nhu cầu sử dụng nƣớc của các ngành trên lƣu vực sông
Dƣơng Đông đến năm 2030 ............................................................................ 58


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơng Dƣơng Đơng ............................................................................ 6
Hình 1.2. Vị trí thị trấn (khu đơ thị) Dƣơng Đơng............................................ 7
Hình 1.3. Diễn biến nhiệt độ trung bình năm tại trạm Phú Quốc ................... 10
Hình 1.4. Biểu đồ dân số trung bình giai đoạn 2009-2016 ............................. 18
Hình 1.5. Số lƣợng khách du lịch giai đoạn 2010-2015 ................................. 18
Hình 1.6. Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt trên sông Dƣơng Đơng 19
Hình 1.7. Sơ đồ hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn ......................... 21
Hình 1.8. Sơ đồ mạng sơng và vị trí gây ơ nhiễm........................................... 23
Hình 1.9. Một số cửa xả và điểm xả thải nƣớc thải sinh hoạt chính trên lƣu
vực sơng Dƣơng Đơng (Kết quả điều tra thực địa, TCMT, 2017) ................. 25
Hình 1.10. Ảnh một số nguồn thải sinh hoạt trên LVS Dƣơng Đông ............ 25
Hình 1.11. Ảnh một số nguồn thải cơ sở sản xuất kinh doanh trên LVS Dƣơng
Đơng ................................................................................................................ 27
Hình 3.1. Diễn biến độ pH (từ thƣợng nguồn đến vị trí cầu nhỏ tại Phƣờng 5
thị trấn Dƣơng Đơng) ...................................................................................... 36

Hình 3.2. Diễn biến nồng độ COD (từ thƣợng nguồn đến vị trí cầu nhỏ tại
Phƣờng 5 thị trấn Dƣơng Đơng) ..................................................................... 36
Hình 3.3. Diễn biến nồng độ BOD5 (từ thƣợng nguồn đến vị trí cầu nhỏ tại
Phƣờng 5 thị trấn Dƣơng Đơng) ..................................................................... 37
Hình 3.4. Diễn biến tổng chất rắn lơ lửng (từ thƣợng nguồn đến vị trí cầu nhỏ
tại Phƣờng 5 thị trấn Dƣơng Đơng) ................................................................ 38
Hình 3.5. Diễn biến nồng độ amoni NH4+ (từ thƣợng nguồn đến vị trí cầu nhỏ
tại Phƣờng 5 thị trấn Dƣơng Đơng) ................................................................ 38
Hình 3.6. Diễn biến nồng độ amoni PO43- (từ thƣợng nguồn đến vị trí cầu nhỏ
tại Phƣờng 5 thị trấn Dƣơng Đông) ................................................................ 39


Hình 3.7. Diễn biến độ pH tại các mặt cắt (từ vị trí cầu nhỏ tại khu phố 5 đến
cầu Hùng Vƣơng thị trấn Dƣơng Đơng) ......................................................... 40
Hình 3.8. Diễn biến tổng chất rắn lơ lửng (từ vị trí cầu nhỏ tại khu phố 5 đến
cầu Hùng Vƣơng thị trấn Dƣơng Đơng) ......................................................... 41
Hình 3.9. Diễn biến nồng độ COD (từ vị trí cầu nhỏ tại khu phố 5 đến cầu
Hùng Vƣơng thị trấn Dƣơng Đơng) ................................................................ 41
Hình 3.10. Diễn biến nồng độ BOD5 (từ vị trí cầu nhỏ tại khu phố 5 đến cầu
Hùng Vƣơng thị trấn Dƣơng Đông) ................................................................ 42
Hình 3.11. Diễn biến nồng độ amoni NH4+ (từ vị trí cầu nhỏ tại khu phố 5 đến
cầu Hùng Vƣơng thị trấn Dƣơng Đơng) ......................................................... 43
Hình 3.12. Diễn biến nồng độ PO43- (từ vị trí cầu nhỏ tại khu phố 5 đến cầu
Hùng Vƣơng thị trấn Dƣơng Đông) ................................................................ 43
Hình 3.13. Diễn biến độ pH tại các mặt cắt (từ cầu Hùng Vƣơng ra cửa biển) .... 44
Hình 3.14. Diễn biến tổng chất rắn lơ lửng (từ cầu Hùng Vƣơng ra cửa biển) .... 45
Hình 3.15. Diễn biến nồng độ COD (từ cầu Hùng Vƣơng ra cửa biển) ......... 46
Hình 3.16. Diễn biến nồng độ BOD5 (từ cầu Hùng Vƣơng ra cửa biển) ........ 46
Hình 3.17. Diễn biến nồng độ amoni NH4+ (từ cầu Hùng Vƣơng ra cửa biển) .... 47
Hình 3.18. Diễn biến nồng độ PO43- (từ cầu Hùng Vƣơng ra cửa biển) ......... 48

Hình 3.19. Tỷ lệ sử dụng nƣớc của các ngành trên lƣu vực sông Dƣơng Đơng
năm 2015 ......................................................................................................... 56
Hình 3.20. Ƣớc tính tỷ lệ nhu cầu sử dụng nƣớc của các ngành trên lƣu vực
sơng Dƣơng Đơng đến năm 2030 ................................................................... 58
Hình 3.21. Ƣớc tính tỷ lệ nhu cầu sử dụng nƣớc của các ngành trên lƣu vực
sông Dƣơng Đông đến năm 2030 ................................................................... 59


MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nằm trong quẩn thể đảo ven bờ biển Tây Nam, huyện đảo Phú Quốc,
tỉnh Kiên Giang chiếm vị trí chiến lƣợc về an ninh quốc phòng và phát triển
kinh tế, là nơi giao lƣu thƣơng mại, dịch vụ mang ý nghĩa khu vực và quốc tế.
Huyện đảo Phú Quốc nổi tiếng nhƣ một ngƣ trƣờng lớn với nguồn tài nguyên
sinh vật biển phong phú và đa dạng. Nơi đây còn là khu du lịch, nhất là khu
du lịch sinh thái, thu hút đƣợc sự chú ý của nhiều du khách trong và ngoài
nƣớc với nhiều bãi biển đẹp, phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, chất lƣợng môi
trƣờng trong sạch.
Sông Dƣơng Đông có vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã
hội của huyện đảo Phú Quốc. Đây là một trong hai con sông lớn trên huyện
đảo, bắt nguồn từ dãy núi Ơng Thầy với chiều dài sơng chính khoảng 21,5 km,
tổng chiều dài các sông suối khoảng 63 km, cả lƣu vực có diện tích khoảng
104 km2, với mật độ khoảng 0,6 km/km2, là nguồn dự trữ, cung cấp nƣớc
chính cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản…) trên huyện đảo. Khu vực này có tính đa
dạng sinh học cao, số lƣợng loài động, thực vật phong phú, trong đó có nhiều
lồi có ý nghĩa kinh tế và bảo tồn cao, góp phần vào việc phát triển kinh tế,
nâng cao đời sống cộng đồng, đặc biệt là trong hoạt động du lịch sinh thái.
Nƣớc ta với hơn 4.000 hịn đảo lớn nhỏ, phần lớn trong tình trạng thiếu ngọt,
chỉ có một số lƣợng nhỏ các đảo có nguồn nƣớc ngọt phong phú, điển hình là

đảo Phú Quốc. Vì vậy, bảo vệ nguồn nƣớc ngọt nơi đây là nhiệm vụ quan
trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo Phú Quốc.
Tuy nhiên, cùng với những thành tựu về tăng trƣởng và phát triển kinh
tế, gia tăng dân số, đặc biệt là khách du lịch đã làm ô nhiễm môi trƣờng trên
sông Dƣơng Đông diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Nƣớc thải sinh hoạt ở khu vực

1


dân cƣ, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch hầu hết không đƣợc xử lý, một
phần thẩm thấu vào đất, một phần theo kênh, rạch hoặc cống thải đổ ra sông,
biển gây ô nhiễm cho nguồn tiếp nhận. Nƣớc mặt khu vực thị trấn Dƣơng
Đông bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất vì là nơi tập trung rất nhiều cơ sở sản
xuất cũng nhƣ có mật độ dân cƣ cao hơn rất nhiều so với các khu vực khác.
Điển hình là trƣờng hợp ơ nhiễm mơi trƣờng nƣớc sơng Dƣơng Đông làm cho
cá chết hàng loạt vào năm 2010, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng tới phát triển
kinh tế - xã hội, phát triển bền vững đảo Phú Quốc. Trong thời gian tới, cùng
với việc xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm kinh tế thƣơng mại, dịch vụ
và du lịch nghỉ dƣỡng chất lƣợng cao, lƣợng chất thải sẽ phát sinh ngày càng
nhiều, đe dọa trực tiếp tới nguồn nƣớc sông Dƣơng Đông (cả trữ lƣợng và
chất lƣợng). Việc dự báo khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng nƣớc của sông
Dƣơng Đông sẽ giúp cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc có biện pháp khai
thác và bảo vệ dịng sơng q giá này trên hun đảo.
Với các lý do nêu trên, việc thực hiện đề tài “Đánh giá chất lượng
nước sông Dương Đông và dự báo khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng nước
cho phát triển ở Phú Quốc đến năm 2030” là thực sự quan trọng và cấp thiết.
II. Mục tiêu
- Đánh giá chất lƣợng nƣớc sơng Dƣơng Đơng phục vụ cho các mục
đích sử dụng nƣớc.
- Dự báo khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng nƣớc của sông Dƣơng

Đông cho việc phát triển ở Phú Quốc đến năm 2030.
III. Nội dung nghiên cứu
- Tính tốn WQI cho 12 mặt cắt dọc theo sơng Dƣơng Đông vào 04
đợt: tháng 12/2016, tháng 9/2017, tháng 10/2017, tháng 11/2017. Trên cơ sở
đó so sánh, đối chiếu để đánh giá mục đích sử dụng nƣớc phù hợp.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng nƣớc sông Dƣơng Đông của các ngành

2


trong giai đoạn 2010-2015.
- Tính tốn nhu cầu sử dụng nƣớc của các ngành trên sơng Dƣơng
Đơng, từ đó dự báo khả năng đáp ứng của sông Dƣơng Đông đến năm 2030.

3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về các nghiên cứu về sông Dƣơng Đông, huyện đảo
Phú Quốc
Qua nghiên cứu, tổng hợp tài liệu cho thấy đã có một số cơng trình
nghiên cứu tại vùng biển Phú Quốc nói chung và sơng Dƣơng Đơng nói riêng
nhƣ sau:
- Đề án tổng thể bảo vệ môi trƣờng đảo Phú Quốc đến năm 2010 và
định hƣớng đến năm 2020.
- Báo cáo hiện trạng môi trƣờng của huyện đảo Phú Quốc trong vài
năm trở lại đây.
- Năm 2006, Liên đoàn Địa chất biển thực hiện đề tài “Đánh giá hiện
trạng vật liệu xây dựng và môi trƣờng biển phục vụ cho việc khai thác cát san
lấp Bãi Vòng - Hàm Ninh, Phú Quốc tỉ lệ 1/25.000” do TS. Đào Mạnh Tiến

làm chủ nhiệm.
- Năm 2006, TS. Đào Mạnh Tiến và TS. Phạm Văn Thanh đồng chủ
nhiệm trong thực hiện đề tài “Điều tra đánh giá hiện trạng môi trƣờng biển
đảo Phú Quốc từ 0 - 20m”. Kết quả đã đánh giá đƣợc các nguồn tài nguyên
vùng biển đảo Phú Quốc, hiện trạng môi trƣờng trầm tích và nƣớc biển, các
dạng tai biến tự nhiên trên vùng biển đảo nghiên cứu. Theo kết quả nghiên
cứu mức độ dễ bị tổn thƣơng các hệ thống tự nhiên - xã hội, các tác giả đã
phân chia khu vực biển đảo Phú Quốc ra 3 vùng với mức độ dễ bị tổn thƣơng
khác nhau.
- Năm 1996 - 2002, Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng II thực hiện
(1996, 2002) đã điều tra tổng hợp tài nguyên hệ động, thực vật của khu vực
Vƣờn Quốc gia Phú Quốc. Đây là kết quả mang tính cơ sở cho các đánh giá,
nhận xét về đa dạng và tài nguyên sinh vật của Vƣờn Quốc gia Phú Quốc.

4


- Năm 2013, Định Thị Thanh Mai và Nguyễn Thị Bé Ba đã nghiên cứu
khai thác tiềm năng phát triển các loại hình du lịch ở huyện đảo Phú Quốc.
Nghiên cứu đã chỉ ra việc phát triển đa dạng các loại hình du lịch sẽ góp phần
quan trọng cho q trình khai thác hiệu quả lợi thế so sánh về tiềm năng, đáp
ứng nhu cầu của du khách và nâng cao hiệu quả kinh tế [12].
- Năm 2015, Nguyễn Thị Bích Phƣợng, Võ Quốc Thành và Phạm Đăng
Trí (Khoa Mơi trƣờng và Tài nguyên thiên nhiên, trƣờng Đại học Cần Thơ) đã
nghiên cứu “Ảnh hƣởng của sử dụng đất đai lên đặc tính thủy văn lƣu vực
sơng Dƣơng Đơng, Phú Quốc”. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc
thay đổi hiện trạng sử dụng đất của năm 2005 và 2010 chƣa ảnh hƣởng đáng
kế lên chế độ dòng chảy của lƣu vực. Tuy nhiên khi diện tích rừng phòng hộ
bị thu hẹp và mật độ dân cƣ gia tăng thì sự thay đổi dịng chảy bề mặt cần
đƣợc xem xét [11].

Tuy nhiên cho tới nay, chƣa có một cơng trình nghiên cứu chi tiết và
tồn diện về đánh giá chất lƣợng nƣớc sông Dƣơng Đông và dự báo khả năng
đáp ứng nhu cầu sử dụng cho các mục đích phát triển trong tƣơng lai.
1.2. Tổng quan về sơng Dƣơng Đông
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên sông Dương Đông
a) Đặc điểm địa lý tự nhiên
Sông Dƣơng Đông thuộc huyện đảo Phú Quốc có tổng diện tích tự
nhiên tồn lƣu vực là 104 km2, trục chính dài khoảng 21,5 km, chảy qua địa
phận các xã Cửa Dƣơng, Dƣơng Tơ và thị trấn Dƣơng Đơng (Hình 1.1). Sơng
Dƣơng Đơng kết hợp với một số sông nhỏ khác nhƣ suối Đá Bàn, suối Đá,
suối Ngọn thành một mạng lƣới tƣới tiêu tự chảy hồn chỉnh. Đặc biệt trên
sơng Dƣơng Đơng có hồ nƣớc ngọt Dƣơng Đơng với dung tích 5,2 triệu m3,
giúp điều hịa dịng chảy thơng qua việc cung cấp nƣớc vào mùa khô và điều

5


tiết dòng chảy vào mùa mƣa, đây cũng là nguồn cấp nƣớc ngọt quan trọng cho
nhà máy nƣớc sạch.

Hình 1.1. Sông Dương Đông
Vùng hạ lƣu của lƣu vực (khoảng 10 km2) chảy qua thị trấn Dƣơng
Đông là khu vực trung tâm của huyện đảo Phú Quốc, tập trung đông dân cƣ,
đóng vai trị quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo
Phú Quốc (Hình I.2). Cũng chính vì thế mà đây là nơi tập trung các cơ sở sản
xuất tiểu thủ công nghiệp, số lƣợng tàu bè đi lại lớn, dẫn đến chất lƣợng nƣớc
sơng đang có dấu hiệu ngày càng ơ nhiễm.

6



Hình 1.2. Vị trí thị trấn (khu đơ thị) Dương Đơng
b) Đặc điểm địa hình
Khu vực này có địa hình thoải dần theo hƣớng Đơng Bắc – Tây Nam.
Phía Đơng là dãy núi Hàm Ninh với các núi nhƣ núi Ông Thầy, Núi Đá Bạc,
núi Sao; phía Bắc là núi chóp Dài, núi Khế, núi Ơng Lang, núi Gành Gió, núi
Hàng Hiệu, núi ơng Phụng, núi Chùa; phía Nam có dãy núi Dƣơng Đơng, núi
suối Đá, núi Đầu Sói, núi Ông Diệu. Vùng hạ lƣu sông Dƣơng Đông là khu

7


vực lầy lội khá rộng. Ngồi ra, cịn có những dải đất trũng lầy lội khác ở phía
Tây Bắc và Đơng Nam.
Sơng Dƣơng Đơng là sơng nhỏ, phần địa hình đồi núi tiếp giáp ngay
với địa hình đồng bằng, nên khả năng trữ nƣớc trong sông là khá kém. Phần
thƣợng lƣu các sơng suối có thời gian tập trung nƣớc lớn, phần hạ lƣu ngắn
chỉ khoảng 6 km từ cửa sông trở vào. Điều này dẫn đến vào mùa mƣa, lũ trên
sơng thƣờng tập trung rất nhanh, mùa cạn dịng chảy của các con suối là khá
thấp, vùng hạ lƣu bị xâm nhập mặn sâu.
c) Đặc điểm địa chất thủy văn
Nghiên cứu địa chất thuỷ văn, địa chất cơng trình trên lãnh thổ Nam Bộ
trong đó có đảo Phú Quốc đƣợc bắt đầu bằng cơng trình lập bản đồ địa chất
thuỷ văn tỷ lệ 1/500.000 (Trần Hồng Phú, 1982). Tiếp theo là cơng trình lập
bản đồ địa chất thuỷ văn, địa chất cơng trình Nam Bộ, tỷ lệ 1/200.000 (Bùi Thế
Định, 1990). Trong cơng trình lập bản đồ địa chất thuỷ văn, địa chất cơng trình
tỷ lệ 1/200.000, các tác giả đã phân chia trên phạm vi đảo Phú Quốc thành 3
đơn vị chứa nƣớc nhƣ sau: (i) phức hệ chứa nƣớc khe nứt các trầm tích lục
nguyên Jura - Creta (J1-K2); (ii) tầng chứa nƣớc lỗ hổng các trầm tích
Pleistocen hạ - trung (Q12-3); (iii) phức hệ chứa nƣớc lỗ hổng các trầm tích

Holocen nhiều nguồn gốc (Q2). Các đơn vị chứa nƣớc đƣợc đánh giá là nghèo
đến rất nghèo nƣớc, chất lƣợng nƣớc tốt. Ở tỷ lệ nhỏ và trung bình, mức độ
nghiên cứu trên đảo cịn sơ lƣợc (có 12 lỗ khoan địa chất cơng trình, đo vẽ trên
mặt, một số hố đào khảo sát, khơng có lỗ khoan nghiên cứu địa chất thuỷ văn).
d) Đặc điểm khí tượng
Khu vực nghiên cứu nằm trong miền khí hậu nhiệt đới biển gió mùa,
quanh năm nóng ẩm với hai mùa chính là mùa khơ và mùa mƣa; mùa khơ từ
tháng 11 đến tháng 4, mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Lƣợng bức xạ
tổng cộng trung bình năm khoảng 160Kcal/cm2 và số giờ nắng trung bình năm

8


khoảng 2.356 giờ nắng/năm (6,6 giờ/ ngày), dao động từ 1895 giờ nắng/năm
(5,2 giờ/ngày)÷2856 giờ nắng/năm (7,8 giờ/ngày). Theo kết quả tính tốn của
Viện Khoa học Khí tƣợng thủy văn và Biến đổi khí hậu năm 2015, tổng số giờ
nắng trung bình trên quy mơ cả nƣớc nƣớc vào khoảng 1.857 giờ nắng/năm.
Nhƣ vậy, số giờ nắng trung bình tại Phú Quốc lớn hơn 499 giờ so với số giờ
nắng trung bình cả nƣớc.
Theo kết quả quan trắc tại trạm Phú Quốc giai đoạn 1958-2015, nhiệt
độ trung bình năm Phú Quốc khoảng 27,2°C, tháng có nhiệt độ trung bình cao
nhất là tháng 4, 5 với nhiệt độ 28,5°C, tháng có nhiệt độ trung bình nhỏ nhất
là tháng 1 với nhiệt độ 25,8°C [4].
Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình tháng và năm giai đoạn 1958 – 2015 tại trạm
Phú Quốc (oC)
Tên trạm

1

2


Phú Quốc

25,8

26,6

3

4

27,7 28,5

5

6

7

8

9

10

28,5

27,9

27,5


27,4

27,1

26,8

11

12

26,7 26,1

năm
27,2

Nguồn: Tổng cục Môi trường (2015)

Cũng theo kết quả quan trắc tại trạm Phú Quốc giai đoạn 1958-2015
cho thấy nhiệt độ trung bình các tháng đều có xu thế tăng. Tháng 1 là tháng có
nhiệt độ trung bình năm nhỏ nhất khoảng 25,8oC và có mức độ tăng khoảng
0,02oC/năm là tháng có mức tăng nhiệt độ lớn nhất, nhiệt độ cao nhất rơi vào
khoảng tháng 5 và có xu hƣớng tăng khoảng 0,019oC/năm.
Nhiệt độ trung bình năm có xu hƣớng tăng, giai đoạn 1958 đến năm
2014, tốc độ tăng nhiệt độ 0,016°C/năm.

9


Hình 1.3. Diễn biến nhiệt độ trung bình năm tại trạm Phú Quốc

Nhiệt độ trung bình năm trên lãnh thổ nƣớc ta phân bố từ khoảng 15
đến 29oC, trong khi đó nhiệt độ tại Phú Quốc dao động trong khoảng từ
26,5oC đến hơn 28oC. Nhƣ vậy, nền nhiệt độ của Phú Quốc cao so với nhiệt
độ cả nƣớc, cùng với đó là diễn biến nhiệt độ tại Phú Quốc có xu thế tăng
trong các năm qua. Nhiệt độ tăng sẽ tác động trực tiếp lên lƣu vực nhƣ: gia
tăng bốc hơi nƣớc làm ảnh hƣởng đến trữ lƣợng nƣớc trên lƣu vực, ảnh hƣởng
đến nguồn sống của các sinh vật trên lƣu vực, gây khơ hạn có thể dẫn đến
những hậu quả thiên tai nhƣ cháy rừng hay khô hạn cho lƣu vực.
Căn cứ số liệu quan trắc tại trạm Phú Quốc, độ ẩm khơng khí trung
bình năm khoảng 81,8%; Độ ẩm khơng khí trung bình tháng cao nhất 86.6%
xuất hiện vào tháng 10 và thấp nhất khoảng 76,3% xuất hiện vào tháng 1; Độ
ẩm trung bình cao nhất có thể tới 98% xuất hiện vào tháng 10 và thấp nhất
khoảng 56,3% xuất hiện vào tháng 1 [4].
Chế độ gió biến đổi theo mùa trong năm nhƣ sau: mùa khô, từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau thịnh hành bởi gió mùa Đơng Bắc. Gió Đơng Bắc với hai
thành phần chính là gió Đơng chiếm 50-70% số lần xuất hiện trong tháng với
tốc độ 1,8-2,8 m/s. Mùa mƣa, từ tháng 6 đến tháng 10 với tốc độ gió trung bình

10


khoảng 3,0 m/s, thịnh hành bởi gió mùa Tây Nam. Gió Tây Nam với thành
phần chính là hƣớng Tây, chiếm 40-50% số lần trong tháng với tốc độ 3,03,5m/s. Gió mạnh thƣờng xảy ra vào các tháng 6-8 với tốc độ gió lớn nhất đã
quan trắc đƣợc đạt tới 31,7 m/s [4].
Mùa mƣa hàng năm thƣờng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khơ
(mùa mƣa ít) kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Trong mùa mƣa, mƣa
chủ yếu do gió mùa Tây Nam gây nên. Mùa khơ trùng với thời kỳ hoạt động
của gió mùa Đơng Bắc. Lƣợng mƣa trung bình năm khoảng 2936 mm, lƣợng
mƣa mùa mƣa (tháng 5-10) khoảng 2399 mm chiếm 82% lƣợng mƣa năm,
lƣợng mƣa mùa khô khoảng 537 mm chỉ chiếm 20%. Lƣợng mƣa phân bố

không đều trong năm, lƣợng mƣa tháng 8 là lớn nhất và nhỏ nhất là tháng 2.
Bảng 1.2. Lượng mưa trung bình tháng, năm trạm Phú Quốc (mm)
Tên trạm

1

2

3

Phú Quốc 30 32

69

4

5

6

155 274 406

7

8

423

480


10

11

12

Năm

468 348

180

71

2936

9

Nguồn: Tổng cục Mơi trường (2015)

e) Đặc điểm thủy, hải văn
Nhìn chung, đặc điểm của sơng là ngắn, lịng sơng dốc, tính điều tiết
của lƣu vực kém, dịng chảy kiệt nhỏ và giảm nhanh nên độ mặn vùng cửa
sông cao (21,9-31,7g/l), chiều dài xâm nhập mặn chỉ khoảng 1-2 km. Tuy
nhiên ở phía Tây, mặn xâm nhập mạnh và chiều dài xâm nhập mặn tới 5 km
trên rạch Dƣơng Đông, độ mặn cao hơn và độ dài mặn xâm nhập sâu hơn so
với các sơng rạch chảy ra biển ở phía Đông.
Cũng nhƣ các sông suối trên đất liền ở nƣớc ta, dịng chảy trên sơng
Dƣơng Đơng cũng biến đổi theo mùa trong năm với hai mùa là mùa lũ và mùa
cạn. Mùa lũ xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10 (với tỷ số dịng chảy trung bình

tháng trên 8,3% tổng lƣợng dòng chảy năm), từ tháng 11 đến tháng 4 là thời kỳ

11


mùa khơ. Lƣợng dịng chảy mùa lũ chiếm trên dƣới 80% tổng lƣợng dòng chảy
năm. Tuy rằng lƣợng mƣa trung bình tháng 11 khá lớn (trung bình thời kỳ
1961-2010 khoảng 161mm) nhƣng tỷ lệ lƣợng mƣa tháng 11 cũng chỉ chiếm
5,6% tổng lƣợng mƣa năm. Nhƣ vậy, về cơ bản, chế độ dịng chảy phù hợp với
chế độ mƣa.
Sơng Dƣơng Đơng nằm trên Đảo Phú Quốc, do đó chịu tác động chung
của chế độ hải văn đảo là chế độ triều vịnh Thái Lan - chế độ thủy triều biển
Tây. Thủy triều biển Tây thuộc loại triều hỗn hợp thiên về nhật triều không
đều. Thời gian triều lên và triều xuống xấp xỉ nhau khoảng (11,3-12,0) giờ.
Chu kỳ triều ngày đạt 24,3 giờ, biên độ triều lớn nhất biến đổi trong phạm vi
(0,8-1,2) m, mực nƣớc chân triều dao động trong phạm vi (0,2-0,4) m, nhỏ hơn
so với dao động của mực nƣớc đỉnh triều (0,6-0,8) m, thƣờng có dạng chữ “M”
dẫn đến thời gian duy trì mực nƣớc thấp dài hơn so với thời gian duy trì mực
nƣớc cao, nên đƣờng quá trình mực nƣớc trung bình ngày nằm sát mực nƣớc
chân triều. Một chu kỳ triều thƣờng kéo dài 15 ngày. Mực nƣớc đỉnh triều
trung bình và cao nhất tháng xuất hiện vào các tháng 9-11, còn mực nƣớc thấp
nhất xảy ra vào các tháng 4-6; mực nƣớc chân triều trung bình và thấp nhất xảy
ra vào các tháng 2-6; biên độ triều lên lớn nhất thƣờng xảy ra vào các tháng 46; biên độ triều xuống lớn nhất vào các tháng 5-7 [4].
g) Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên
Hệ sinh thái trên cạn của sông Dƣơng Đông nằm trong vƣờn quốc gia
Phú Quốc. Vƣờn quốc gia Phú Quốc là nơi phân bố tự nhiên của hệ sinh thái
rừng lá rộng thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới. Thành phần động, thực vật ở
vƣờn quốc gia khá đa dạng và phong phú.
- Thực vật: Vƣờn quốc gia Phú Quốc có 1.164 lồi thực vật bậc cao, gồm
137 họ và 531 chi. Trong đó có 5 lồi khỏa tử (ngành hạt trần) thuộc 3 họ và 4

chi, 155 loài cây dƣợc liệu (34 loài làm thuốc bổ và 11 loài chữa đƣợc các bệnh

12


hiểm nghèo) và 23 lồi Phong lan, trong đó có 1 loài mới đƣợc ghi nhận tại
Việt Nam (Podochilus tenius). Vào năm 2006 qua điều tra khảo sát của tổ chức
WAR cho biết đã phát hiện 3 loài Lan mới đƣợc ghi nhận ở Vƣờn quốc gia Phú
Quốc đó là: Lan Vân Hài (Paphiopedilum callosum (Rchb. F) Stein), ái Lan Lá
Dẹp (Malaxis calophylla) và Âm Lan núi (Aphyllorchis Montana) [1].
- Động vật rừng: Vƣờn quốc gia Phú Quốc có 28 lồi thú, thuộc 14 họ,
06 bộ (Bộ gặm nhấm có 9 lồi; bộ Dơi có 5 lồi; bộ thú lớn, bộ linh trƣởng và
bộ ăn thịt cùng có 4 lồi; bộ guốc chẳn có 2 lồi). Mặc dù có thành phần loài
tƣơng đối nghèo, nhƣng loài thú Vƣờn quốc gia Phú Quốc vẫn có ý nghĩa bảo
tồn đa dạng sinh học cao với 8 loài quý hiếm đang bị đe doạ tuyệt chủng trong
nƣớc và trên toàn cầu, đáng chú ý là lồi Sóc đỏ Phú Quốc. Trong đó, có 5 loài
ghi trong “Sách đỏ Việt Nam” (2000), 6 loài ghi trong Danh lục đỏ của IUCN
(2004) và 7 loài ghi trong Danh lục của Nghị định 48/2002/NĐCP (2002) [1].
- Về Chim: Có 119 lồi, thuộc 41 họ, 16 bộ. Trong 119 lồi đã ghi nhận

4 lồi có mặt trong Danh lục đỏ IUCN, 3 loài ghi nhận trong Sách đỏ Việt
Nam và 7 loài đƣợc ghi nhận trong Nghị định 48/2002/CP. Đặc biệt là Diều
cá đầu xám và Bồ nơng chân xám [1].
- Về Bị sát: Có 47 lồi, thuộc 16 họ, 3 bộ. Trong đó có 18 lồi ghi

trong Sách Đỏ Việt Nam (2000), 9 loài ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2004),
21 loài ghi trong Nghị định 48/2002/NĐ-CP [1].
Ngồi ra cịn có lồi Nhơng cát sọc (Leiopeltts guentherpetersi), đây là
loài đặc hữu của Việt Nam lần đầu tiên đƣợc tìm thấy tại Vƣờn quốc gia Phú
Quốc.Về Lƣỡng cƣ: Có 14 lồi, thuộc 14 họ, 01 bộ [1].

Tiêu biểu cho hệ sinh thái đất ngập nƣớc ở đảo là rừng ngập mặn.
Thành phần chủ yếu gồm có: Đƣớc đôi (Rhizophora apiculata), Mắm
(Avicennia), Vẹt (Bruguiera gymnorhiza), Bần (Sonneratia alba), Cóc
(Lumnitzera racemosa), Giá (Excoecaria agallocha). Đặc biệt, so với các sinh

13


cảnh rừng ngập mặn khác trong khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long thì nơi
đây xuất hiện lồi Cóc đỏ (Lumnitzera rosea), một lồi cây ngập mặn q có
tên trong Sách Đỏ Việt Nam.
Điểm đặc biệt của rừng ngập mặn là phần lớn chỉ mọc trên nền cát và
phân bố thành những dãy rất hẹp dọc hai bên sông, suối, cửa rạch. Các yếu tố
này tạo nên tính đặc sắc, nhƣng đồng thời cũng làm cho sự tồn tại của rừng
ngập mặn ở đảo Phú Quốc rất mỏng manh, vì khi chúng mất đi thì khó mà có
thể phục hồi đƣợc. Diện tích nhỏ hẹp làm cho việc mất trắng rừng ngập mặn
trên một dòng rạch rất dễ xảy ra. Nền cát nghèo dinh dƣỡng và sự thay đổi
tính chất dịng chảy sau khi rừng mất đi có thể làm cho việc tái sinh cây rừng
ngập mặn là một điều vơ cùng khó.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn chiếm tỷ trọng thấp, khoảng 120 ha chiếm
0,21% tổng diện tích tự nhiên của đảo, tính đa dạng sinh học cao, có giá trị
bảo tồn, là nơi trú ẩn và sinh sôi nảy nở của nhiều lồi chim, thú, cá, bị sát…
vì vậy cần có chính sách bảo vệ thích đáng.
Vùng biển Phú Quốc đƣợc đánh giá là ngƣ trƣờng giàu có với tổng trữ
lƣợng cá phân bố ƣớc đạt khoảng 464.000 tấn. Trong đó, trữ lƣợng cá nổi
chiếm khoảng 51% (239.000 tấn); cá đáy và cá rạn san hô chiếm khoảng 49%
(255.000 tấn) [1]. Ngồi nhóm cá, vùng biển Phú Quốc cịn nhiều nhóm hải
sản có giá trị khác nhƣ tơm, mực, ghẹ, ốc nhảy, trai ngọc, sị huyết, sị lơng,
nghêu lụa, bạch tuộc, hải sâm, cá ngựa… hàng năm đƣợc khai thác với sản
lƣợng lớn tạo nguồn thu nhập và công ăn việc làm cho ngƣời dân trên đảo và

khu vực lân cận.
Rạn san hô là quần cƣ chủ yếu ở vùng nƣớc nông ven đảo của khu vực
An Thới (nam Phú Quốc), xung quanh hầu hết các đảo ở Nam Du và Thổ Chu.
Xung quanh đảo lớn Phú Quốc, rạn chỉ tồn tại với diện tích nhỏ ở một số khu
vực phía Đơng Bắc, Tây Bắc. Do đặc điểm hệ sinh thái rạn san hô và thảm cỏ

14


biển là điều kiện thích hợp để cƣ trú và cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho các
loài cá sống ở rạn. Tại vùng biển Phú Quốc có 152 lồi cá thuộc 71 giống và 31
họ, trong đó các họ có giá trị kinh tế cao nhƣ cá mú 13 lồi, cá mó 11 lồi, cá
dìa 8 lồi, 7 loài cá hồng, 8 loài cá đổng… Một số loài có giá trị thƣơng mại
thuộc họ Serranidae (14 lồi), Scaridae (13 loài), Lutjanidae (5 loài),
Nemipteridae (5 loài) và Siganidae (5 lồi) cũng thƣờng xuất hiện ở các rạn san
hơ trong vùng, chỉ có 3 lồi cá bƣớm, bao gồm: Chaetodon octofasciatus,
Chelmonrostratus và Heniochusacuminatus đƣợc ghi nhận ở Phú Quốc [1].
Mặc dù rạn san hô của vùng lõi khu bảo tồn biển Phú Quốc vẫn cịn
trong tình trạng khá tốt, tuy nhiên rất nhiều trong số đó đã bị hủy hoại do khai
thác thủy sản trong quá khứ. Vùng cỏ biển Đơng Bắc đảo Phú Quốc mật độ
dày với nhiều lồi cá... cũng bị phá hủy do tác động khai thác thủy sản. Đặc
biệt tại vùng biển này ghi nhận có sự xuất hiện của bò biển (dugong) hay còn
gọi là cá cúi, rùa biển, cá heo… đây đƣợc coi là các sinh vật đặc biệt quý
hiếm ở vùng biển Tây Nam có tên nằm trong danh mục bị đe dọa tuyệt chủng
mà việc khai thác trái phép chƣa đƣợc ngăn chặn hiệu quả. Những loài bị tổn
thƣơng này cần đƣợc bảo vệ và phục hồi. Vì vậy cần phải có kế hoạch tiếp tục
việc phục hồi các loài hệ sinh thái đã bị xuống cấp.
Vùng đảo này là nơi phân bố và sinh sống của hàng loạt các nhóm lồi
thuỷ sinh vật khác nhau, bao gồm san hô, cá rạn, các loài cá di cƣ, thân mềm,
giáp xác, da gai và thú biển… Kết quả từ các cuộc điều tra đƣợc tiến hành tới

thời điểm này đã xác định đƣợc trong vùng biển Phú Quốc có 108 lồi san hơ
thuộc cả hai nhóm san hơ cứng và san hơ mềm, 135 lồi cá rạn san hơ, 3 lồi cá
di cƣ, 132 loài thân mềm lớn sinh sống trong rạn san hơ, 9 lồi giáp xác, 32 lồi
da gai và 6 loài thú biển sinh sống và kiếm ăn [1]. Trên toàn vùng đảo Phú
Quốc, du lịch cũng đang phát triển rất mạnh, đây là một ƣu tiên hàng đầu
trong định hƣớng phát triển đảo Phú Quốc để biến hòn đảo này thành một

15


trung tâm du lịch chất lƣợng cao của cả nƣớc và khu vực. Hiện nay các loại
hình du lịch lặn biển đang đƣợc khu bảo tồn biển Phú Quốc khai thác và
đƣợc du khách trong, ngoài nƣớc.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a) Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
Sông Dƣơng Đông chảy qua thị trấn Dƣơng Đông, đây là vùng trọng
điểm phát triển về kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị của huyện đảo Phú Quốc.
Trong những năm gần đây, các xã trong lƣu vực sơng đã có những thành tựu
phát triển đáng kể về cả kinh tế và xã hội. Năm 2017, tổng giá trị sản xuất các
ngành kinh tế đạt 19.360 tỷ đồng, tăng hơn 50% so với năm 2012 [10].
Trên sông Dƣơng Đông hoạt động phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp
phân bố tập trung tại các xã Dƣơng Tơ và xã Cửa Dƣơng, hoạt động phát triển
công nghiệp tập trung ở thị trấn Dƣơng Đông.
Bảng 1.3. Phân bố cơ cấu sản xuất của các xã, thị trấn
Giá trị SX nơng
nghiệp
TT

Đơn vị hành
chính


1

Tổng
giá trị
(triệu
đồng)
TT. Dƣơng Đơng 12941

2

Xã Cửa Dƣơng

99213

3

Xã Dƣơng Tơ

56073

Tỷ trọng
so với
tồn
huyện (%)
3%
23%

Số lƣợng cơ
sở SX cơng

nghiệp
Tổng
Tỷ lệ
Tỷ trọng
giá trị

%
so với tồn
(triệu
sở
tồn
huyện (%)
đồng)
huyện
953
0,7%
232
27%
Giá trị SX lâm
nghiệp

49345

35%

90

10%

13%

11877
8%
Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc (2015)

Tóm lại, hoạt động phát triển kinh tế xã hội hai bên bờ sông Dƣơng
Đông giai đoạn vừa qua có đặc điểm sau:
- Sản xuất nơng nghiệp của các xã chủ yếu là sản xuất theo thủ cơng,
mang tính tự cung tự cấp. Các sản phẩm nông nghiệp phục vụ đời sống của
ngƣời dân trên đảo.

16


- Khu vực sông Dƣơng Đông không chịu ảnh hƣởng bởi nƣớc thải từ
việc nuôi trồng thủy sản. Sản lƣợng khai thác thủy sản tại hai đơn vị này tập
trung chủ yếu ở việc đánh bắt cá ngoài biển.
- Hoạt động sản xuất công nghiệp chủ yếu là chế biến hải sản (chế biến
tôm khô tăng 37%; mực khô tăng 34%; sản xuất nƣớc mắm, …), ngoài ra phát
triển hoạt động sản xuất may đo quần áo, xẻ gỗ.
b) Dân số và nguồn lao động
Sông Dƣơng Đông nằm trên địa phận 01 thị trấn và một phần của các
xã Cửa Dƣơng và xã Dƣơng Tơ. Dân số sinh sống trong các xã năm 2016 là
60.282 ngƣời, mật độ dân số trung bình vào khoảng 214 ngƣời/km2 [5].
Bảng 1.4. Quy mơ diện tích, dân số của các đơn vị hành chính
TT

Đơn vị hành chính

Diện tích


Dân số

Mật độ

(km2)

(ngƣời)

(ngƣời/km2)

1

Thị trấn Dƣơng Đơng

15,06

42.973

2.853

2

Xã Cửa Dƣơng

184,63

9.550

52


3

Xã Dƣơng Tơ

81,77

7.759

95

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Quốc (2016)

Ngồi ra, Phú Quốc hàng năm đón hàng trăm nghìn lƣợt du khách đến
thăm quan, nghỉ dƣỡng. Sự gia tăng dân số và tiếp nhận lƣợng khách du lịch
hàng năm làm gia tăng sức ép với môi trƣờng lƣu vực, nhƣ việc gia tăng sử
dụng nƣớc làm gia tăng lƣợng nƣớc thải sinh hoạt thải xuống sông, lƣợng rác
thải gia tăng....

17


×