Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phân tích đồ thị là cái gì?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.21 KB, 4 trang )

Phân tích đồ thị là cái gì?
Phân tính đồ thị (hay còn gọi là phân tích kỹ thuật) là nghiên cứu những hành
động của thị trường, sử dụng đồ thị giá để dự đoán hướng di chuyển của đường giá
trong tương lai. Nền tảng triết lý của phân tích kỹ thuật là lòng tin vào tất cả
những yếu tố ảnh hưởng đến đường giá của thị trường: những thông tin cơ bản,
những biến cố chính trị, những thảm hoạ thiên nhiên, những yếu tố tâm lý… đã
nhanh chóng làm giảm bớt sự hoạt động tích cực của thị trường. Hiểu theo một
nghĩa khác, đó là những tác động từ yếu tố bên ngoài sẽ nhanh chóng thể hiện lên
một vài dạng của đường chuyển động giá; hoặc tăng hoặc giảm. Chính vì thế, phân
tích đồ thị chỉ đơn giản là con đường tắt của dạng phân tích cơ bản.

Chú ý quan điểm sau: sự tăng giá phản ánh sự gia tăng lợi nhuận về mặt cơ bản,
đó là lúc sức cầu trội hơn sức cung. Khi đường giá rơi có nghĩa là lực cung đang
vượt trội lực cầu, đồng nghĩa với trạng thái thị trường đang suy giảm về mặt cơ
bản. Những thay đổi này là cơ sở cho sự thay đổi của đường giá và được xác nhận
rõ ràng trên đồ thị giá. Nhà phân tích kỹ thuật có thể nhanh chóng đạt lợi nhuận
khi đường giá có sự thay đổi, điều này có nghĩa là nhà phân tích kỹ thuật đã đơn
giản hoá những lý do, nguyên nhân vì sao đường giá tăng hay giảm.

Sự thuận lợi khác của phân tích đồ thị là đường giá chịu ảnh hưởng bởi các chỉ
tiêu về kinh tế cơ bản. Vì thế, những hành động của đồ thị giá có thể sẽ là công cụ
để cảnh báo cho những nhà phân tích cơ bản về thực tế những sự kiện quan trọng
đang xảy ra khi phân tích sự chuyển động của đường giá.


Đồ thị tiết lộ xu hướng giá:

Thị trường luôn hoạt động trong một xu hướng giá. Giá trị lớn nhất của đồ thị giá
là chúng bộc lộ sự tồn tại xu hướng của thị trường và tạo ra những điều kiện rất
thuận tiện để nghiên cứu xu hướng này. Hầu hết những kỹ thuật mà nhà phân tích
kỹ thuật sử dụng đều có mục đích để nhận biết những tính chất của xu hướng giá


và hỗ trợ cho việc đo lường những phạm vi mà xu hướng này có khả năng xảy ra,
và cũng để nhận biết sớm những khả năng thay đổi hướng di chuyển của đường
giá.


Những kiểu đồ thị có giá trị:

Những kiểu đồ thị thông thường được sử dụng trong phân tích kỹ thuật là đồ thị
ngày dạng thanh (xem hình 2-1), mỗi thanh tượng trưng cho một ngày giao dịch.
Đồ thị nến Nhật đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây (xem hình 2-2), đồ
thị nến sử dụng gần giống như đồ thị dạng thanh nhưng nó cụ thể hơn về những
diễn biến giao dịch trong ngày. Đồ thị đường thẳng cũng được dùng (xem hình 2-
3), đồ thị đường thẳng đơn giản là đường kết nối liên tục những giá đóng cửa và
nó là dạng đơn giản nhất của đồ thị.


Độ lớn của thời gian:

Tất cả những kiểu đồ thị đều có thể sử dụng cho mọi khung thời gian. Đồ thị ngày
được sử dụng rất phổ biến, nó được dùng để nghiên cứu xu hướng giá trong năm.
Trong phạm vi phân tích xu hướng dài hạn, cỡ từ 5 đến 10 năm thì nên sử dụng đồ
thị tuần hoặc tháng. Với mục đích ngắn hạn (kinh doanh trong ngày) thì đồ thị
trong ngày rất hữu ích (đồ thị trong ngày có thể được vẽ với khung thời gian rất
ngắn như là: 1 phút, 5 phút hoặc 15 phút…).

×