Tự tạo cơ hội trở thành lãnh đạo
Bạn đang tìm kiếm những cơ hội lớn để xây dựng năng lực lãnh đạo của mình? Cơ
hội đó ở ngay trước mắt bạn.
Giống như nhiều lãnh đạo khác, bạn liên tục tìm kiếm công việc mới để tăng
cường khả năng lãnh đạo của mình. Điều đó không sai, những vị trí mới thường
đem lại nhiều cơ hội để học hỏi và phát triển. Nhưng những cơ hội như vậy
không thường xuyên có và trong khi mải mê với những cơ hội xa vời, bạn có thể
bỏ qua những cơ hội phát triển gần kề.
Gần như thế nào? Rất gần. Tại Trung Tâm Lãnh Đạo Sáng Tạo (CCL), có trụ sở
tại Greensboro, N.C., chúng tôi đã phỏng vấn hàng trăm lãnh đạo về kinh
nghiệm phát triển của họ cũng như tiến hành nghiên cứu về cơ hội học hỏi mà
công việc gần đây mang lại cho họ.
Tham gia các hoạt động xã hội sẽ cho bạn nhiều cơ hội thực hành kỹ năng lãnh
đạo. Ảnh: afs.org
Những nghiên cứu đã thuyết phục chúng tôi rằng một lãnh đạo, trong bất cứ thời
điểm nào, đều có thể chấp nhận thử thách để nâng tầm kĩ năng và kiến thức
lãnh đạo mà không phải tăng khối lượng công việc một cách đáng kể. Lãnh đạo
có thể làm được điều đó thông qua việc mở rộng định nghĩa về vị trí hiện tại của
họ, bằng việc đảm nhận những nhiệm vụ tạm thời và tìm kiếm vai trò lãnh đạo
ngoài nơi làm việc.
Nhưng bất cứ nơi nào bạn tìm kiếm những cơ hội mới mẻ để thử thách khả năng
lãnh đạo, hãy lựa chọn một cách thông minh. Có những loại thử thách nhất định
tạo ra cơ hội học hỏi nhiều hơn những thử thách khác. 5 loại thử thách dưới đây
đem lại tiềm năng lớn nhất để mở rộng và tăng cường năng lực của một lãnh
đạo.
1. Đảm nhận những dự án mới mẻ
Jenna, Giám đốc marketing tại một công ty y tế và Kim, một đồng nghiệp trong
lĩnh vực quan hệ công chúng, cảm thấy họ đang bắt đầu chững lại trong công
việc. Họ tìm ra ý tưởng trao đổi một vài dự án và trình bày ý tưởng đó với cấp
trên như sự phát triển ngay trong công việc. Kết quả là cả hai học được những kĩ
năng mới và có triển vọng lớn hơn trong tổ chức và trong ngành.
Những cách khác để có những trách nhiệm mới:
•
Đảm nhận một phần công việc của đồng nghiệp khi họ vắng mặt tạm thời.
•
Mang lại cho nhóm làm việc của mình những nhiệm vụ mà bạn không biết
nhiều. Ví dụ, bạn thuộc nhóm vận hành, hãy tìm cách tương tác với nhóm
kinh doanh hoặc nhân sự.
•
Tình nguyện đảm nhận một nhiệm vụ mà bạn chưa từng làm trong một
cộng đồng hoặc một tổ chức chuyên nghiệp, ví dụ tổ chức tìm kiếm nguồn
ngân sách, tuyển dụng tình nguyện viên hoặc điều khiển một cuộc thảo
luận.
2. Tạo ra sự thay đổi
Tạo ra sự thay đổi là đề cập đến những ý tưởng sáng tạo, giải quyết vấn đề và
tổ chức mọi người làm việc. Khi tạo ra sự thay đổi, bạn tăng khả năng suy nghĩ
chiến lược và ứng phó với các tình huống.
Mitch, Giám đốc trong một công ty kế toán, đảm nhận việc cải thiện quan hệ của
công ty với một khách hàng lớn là một ngân hàng thương mại đang đe doạ
chấm dứt mối quan hệ. Mitch đầu tư thời gian để chỉ ra những gì không hiệu
quả, nguyên nhân và khuyến khích mọi người cùng sửa chữa vấn đề. Nhưng
đau đầu nhất với Mitch là cái mà ông gọi là "tái sinh mối quan hệ" - nghĩa là làm
cho khách hàng và nhân viên công ty muốn hợp tác lại với nhau sau quá nhiều
những tin đồn.
Tạo ra sự thay đổi liên quan đến việc thay đổi thái độ. Đó là một nhiệm vụ nan
giải nhưng Mitch chấp nhận nhiệm vụ đó vì nó dạy ông cách xây dựng và thay
thế sự hoài nghi trong nhóm bằng sự tận tâm. Và thành công đó đã giúp cho
Mitch có được vị trí quản lý cấp cao trong tổ chức.
Để có được kinh nghiệm trong việc tạo ra thay đổi
•
Giống như Mitch, đảm nhận vai trò "sửa chữa": tình nguyện xử lý những
khách hàng bực dọc nhất hoặc những nhà cung cấp khó tính nhất, đảm
nhận những dự án khó khăn hoặc quản lý những ý tưởng giảm chi phí.
•
Tham gia vào nhóm dự án để tạo ra bước đột phá trong tổ chức, ví dụ
một dự án mở ra thị trường mới hoặc lắp đặt hệ thống mới.
•
Đấu tranh vì sự thay đổi cho dù nhóm không đồng ý. Một quản lý bệnh
viện nhận thấy nhân viên của mình không sử dụnghệ thống báo lỗi y tế
mớ. Ông chấp nhận thách thức, tìm ra nguyên nhân của sự kiên cưỡng
đó và dân dần thay đổi thái độ của nhân viên từ sợ đến tự hào trong việc
nâng cao an toàn cho bệnh nhân.
•
Bắt đầu một điều mới mẻ ngoài nơi làm việc - một chương trình tình
nguyện ở trường học hay một đội thể thao tại khu dân cư.
3. Đảm nhận trọng trách cao hơn và trách nhiệm lớn hơn
Quản lý công việc với thời hạn chặt chẽ hơn, tạo áp lực từ đó, tầm nhìn rõ ràng
và chịu trách nhiệm cho những quyết định quan trọng để nâng cao tính quyết
đoán và khả năng làm việc cũng như học hỏi dưới áp lực. Trong một cuộc phỏng
vấn, Margaret mô tả mình đã tăng trách nhiệm như thế nào khi đảm nhận vai trò
quản lý một dự án nghiên cứu đa lĩnh vực với thời hạn chặt chẽ.
Cô nói: "Không những tôi làm việc tốt hơn với nhịp độ nhanh hơn mà tôi còn học
hỏi rất nhiều về việc làm thế nào để sếp trở thành nguồn lực cho mình và làm
việc gần sếp hơn, với vai trò một người đồng hành". Sếp của Margaret quá ấn
tượng với công việc của cô đến nỗi ông chỉ định cô đảm nhận một chương trình
có tiềm năng lớn hơn của công ty và ủng hộ cô thăng tiến trong tổ chức.
Để đạt được kinh nghiệm làm việc cho vị trí cao hơn:
•
Tình nguyện quản lý danh sách khách hàng hoặc đối tác kinh doanh. Bạn
sẽ học cách giải trình từ nhiều cách khác nhau, từ chính tổ chức của bạn
và từ các nguồn bên ngoài.
•
Làm chủ toạ cho một cộng đồng lớn hoặc một tổ chức phi lợi nhuận.
4. Quản lý xuyên ranh giới
Mike là một giám đốc cấp cao với nhiều năm công tác tại Fortune 500. Biết Mike
có kĩ năng trong việc tổ chức và làm cho người khác nghĩ theo những hướng đi
mới, CEO yêu cầu Mike mỗi tuần hai ngày tham gia vào một tổ chức của chính
phủ và một tổ chức phi lợi nhuận phòng chống ma tuý. Mike đồng ý bởi ông nghĩ
mình có thể gia tăng giá trị cho nhóm và biết rằng công việc có thể đòi hỏi ông
nhiều thứ.
Nhiệm vụ yêu cầu bạn hợp tác đa đơn vị kinh doanh và chức năng hoặc làm việc
với những người mà bạn không có quyền hành gì với họ, như khách hàng,
người bán hàng, đối tác, công đoàn và các đại lý điều tiết sẽ tăng cường khả
năng gây ảnh hưởng của bạn. Để mở rộng khả năng lãnh đạo xuyên ranh giới:
•
Tìm kiếm cơ hội để làm việc với những nhóm bên ngoài. Ví dụ, tham gia
thương thuyết với khách hàng hoặc người bán hàng hoặc dẫn dắt một
nhóm đi tham quan và học hỏi các tổ chức khác.
•
Đồng lãnh đạo một dự án với một người thuộc một chức năng khác. Chia
sẻ sự lãnh đạo tạo lập những thách thức mới xung quan vai trò, quyền
hạn và kì vọng.
Giữ vai trò chủ động trong một tổ chức tư vấn. Một lãnh đạo đã tham gia một tổ
chức môi trường không phải chỉ vì quan tâm mà còn vì nó là một chuỗi vận
động, thương lượng với nhiều người có cùng mối quan tâm rất giống công việc
chính của ông.
5. Đối phó với sự đa dạng
Lãnh đạo ngày nay phải làm việc hiệu quả với những nhóm khác nhau gồm
nhiều người, để tôn trọng sự khác biệt trong khi xây dựng nền móng chung.
Cách để phát triển khả năng lãnh đạo của bạn với sự đa dạng:
•
Hãy đảm nhận một nhiệm vụ ngắn hạn trong tổ chức ở nước ngoài. Rất
nhiều tổ chức hỗ trợ dạng nhiệm vụ này để tạm thời lấp đầy sự thiếu nhân
sự, để mở rộng kinh nghiệm của người quản lý và để tạo ra mối liên lạc
tốt hơn trong tổ chức.
•
Trở thành người đào tạo hoặc người hướng dẫn cho người khác giới, các
nhóm tôn giáo hoặc nước khác. Bạn sẽ học hỏi được nhiều điều như
chính họ học hỏi từ bạn.
•
Phục vụ trong một nhóm hoặc một cộng đồng có thành viên từ các nước
khác. Đây là cách để có cái nhìn chung về quốc tế mà không cần ra nước
ngoài.
•
Tình nguyện làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận hoặc làm việc ở nước
ngoài. Ví dụ, mỗi năm 2 tuần, Ted lại tham gia một nhóm dịch vụ xây
dựng nhà ở các nước đang phát triển. Mỗi năm, anh làm việc ở một nơi
mới với những người mới. "Đó là cách để nhắc nhở mình về quyền lực
của một loạt những giá trị thống nhất, để thúc đẩy những người khác
nhau cùng chung sức vì một mục tiêu".
Mài dũa để thành công
Trước khi đảm nhận trách nhiệm mới trong tổ chức, hãy mài dũa bản thân. Bạn
cần sự ủng hộ khi đón nhận thử thách, cũng như những ý kiến phản hồi để học
hỏi và tích luỹ kinh nghiệm.
Nếu đảm nhận một nhiệm vụ tạm thời khiến khối lượng công việc của bạn tăng
lên, hãy đề cập với sếp về việc giảm bớt các trách nhiệm. Tìm cách làm việc
hiệu quả hơn, ví dụ trao bớt những nhiệm vụ có thể và nên trao, tạo ra hệ thống
quản lý tốt hơn và bao quát công việc.
Tìm những cộng sự hiệu quả cho kế hoạch của bạn; họ sẽ sẵn lòng giúp bạn
vượt qua khó khăn. Ví dụ, một cộng sự quan tâm đến việc mở rộng tầm ảnh
hưởng và tăng sự hiện diện của anh ta sẽ sẵn sàng làm thay vị trí của bạn trong
những cuộc họp thông thường.
Hãy cân nhắc lợi và hại từ quan điểm của người khác và tìm cách lôi kéo sự
tham gia của họ. Jenna, một giám đốc nghiên cứu marketing đã tạm thời trao đổi
trách nhiệm với một đồng nghiệp trong lĩnh vực quan hệ công chúng. Người này
cho rằng cô đã sai lầm khi không trao đổi công việc với những thành viên trong
nhóm dự án trước.
Tìm kiếm sự hướng dẫn và ý kiến phản hồi. Bạn sẽ mắc ít lỗi hơn nếu có người
hướng dẫn giàu kinh nghiệm. Họ có thể cho bạn những lời khuyên, trả lời câu
hỏi và chỉ cho bạn những nguồn lực khác trong tổ chức. Hãy để đồng nghiệp và
cấp trên nhìn thấy sự tiến bộ của bạn, sau đó họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến
công việc của bạn và đưa ra những ý kiến đóng góp bổ ích.
Và có một nơi đáng tin cậy để tham khảo ý kiến cũng rất bổ ích. Một người biết
rõ bạn, ví dụ một đồng nghiệp thân thiết, sếp cũ hoặc một người bạn thân không
cùng chỗ làm.
- Bài viết của Cynthia D. McCauley trên Harvard Business Publishing -
•
Nguyễn Tuyến dịch