Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu tiềm năng áp dụng cơ chế phát triển sạch nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong khai thác than đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN VĂN MINH

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG ÁP DỤNG CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH
NHẰM GIẢM NHẸ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG
KHAI THÁC THAN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN VĂN MINH

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG ÁP DỤNG CƠ CHẾ
PHÁT TRIỂN SẠCH NHẰM GIẢM NHẸ PHÁT THẢI
KHÍ NHÀ KÍNH TRONG KHAI THÁC THAN
ĐỒNG BẰNG SƠNG HỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chun ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Chí Quang

Hà Nội - 2014




MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ 6
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. 7
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 9
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN .............................................................................. 13
1.1.

Tổng quan về Cơng ƣớc khí hậu, Nghị định thƣ Kyoto và Cơ chế

phát triển sạch ................................................................................................ 13
1.1.1.

Cơng ước khí hậu............................................................................ 13

1.1.2.

Nghị định thư Kyoto ....................................................................... 16

1.1.3.

Thực trạng phát triển Cơ chế phát triển sạch trên thế giới ............. 21

1.1.4.

Thực hiện Nghị định thư Kyoto và Cơ chế phát triển sạch tại Việt

Nam


........................................................................................................ 22

1.1.5.

Những thách thức và vấn đề đặt ra ................................................. 24

1.2.

Tổng quan về công nghệ khí hóa than ngầm, cơng nghệ thu hồi và

lƣu giữ các-bon ............................................................................................... 28
1.2.1.

Cơng nghệ khí hóa than ngầm ........................................................ 28

1.2.2.

Công nghệ Thu hồi và lưu trữ các-bon ........................................... 36

1.3.

Tổng quan về nguồn tài nguyên than của Đồng bằng sông Hồng .. 46

CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TÍNH TỐN ................. 48
2.1.

Đối tƣợng tính tốn ............................................................................. 48

2.2.


Phƣơng pháp tính toán giảm phát thải cho UCG-CCS ................... 48

2.2.1.

Cách tiếp cận .................................................................................. 48

2.2.2.

Phương pháp tính tốn .................................................................... 49

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 53
3.1.

Áp dụng công nghệ UCG tại mỏ Bình Minh..................................... 53

3.1.1.

Lượng than tiêu thụ ........................................................................ 55

3.1.2.

Phát thải khí nhà kính ..................................................................... 57


3.2.

Kết quả tính tốn tiềm năng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính khi áp

dụng cơng nghệ CCS...................................................................................... 60

3.2.1.

Phát thải đường cơ sở ..................................................................... 62

3.2.2.

Phát thải dự án ................................................................................ 62

3.2.3.

Giảm phát thải ................................................................................ 65

3.3.

Tổng lƣợng giảm phát thải từ UCG kết hợp với CCS ..................... 65

3.4.

Đánh giá tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính khi áp dụng tổ hợp

cơng nghệ UCG-CCS khi khai thác than Đồng bằng sông Hồng.............. 65
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 69

2


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình cao học và có cơ sở, nền tảng kiến thức viết
luận văn này, trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả q thầy cơ

giảng dạy trong chương trình cao học Biến đổi khí hậu đã truyền đạt kiến thức,
hướng dẫn phương pháp nghiên cứu, học tập cũng như xin được cảm ơn các
thầy cô, cán bộ tại Khoa sau Đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội luôn nhiệt tình
hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tơi và tồn thể học viên trong q trình học tập.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Tiến sỹ Nguyễn Chí
Quang đã dành thời gian, hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tơi hồn thành luận
văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
ln động viên, khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất có thể cho tơi trong quá
trình thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình.
Hà Nội, ngày

tháng
Học viên

Nguyễn Văn Minh

3

năm 2014


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AAU

Assigned Amount Unit
Đơn vị định lượng

BĐKH


Biến đổi khí hậu

CCGT

Combined Cycle Gas Turbine
Tuabin khí chu trình hỗn hợp

CCS

Carbon Capture and Storage
Thu hồi và lưu trữ các-bon

CDM

Clean Development Mechanism
Cơ chế phát triển sạch

CER

Certified Emission Reduction
Chứng chỉ giảm phát thải được chứng nhận

COP

Conference of the Parties
Hội nghị các bên

DNA


Designated National Authority
Cơ quan thẩm quyền trong nước

DOE

Designated Operational Entity
Tổ chức nghiệp vụ được EB chỉ định

EB

Executive Board
Ban Chấp hành quốc tế về CDM

ECN

Energy research Centre of the Netherlands
Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Hà Lan

ET

Emissions Trading
Cơ chế mua bán quyền phát thải

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations
Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc

INC


Intergovernmental Negotiating Committee
Ủy ban Hiệp thương liên Chính phủ

4


IPCC

Intergovernmental Panel on Climate Change
Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu

JCM

Joint Crediting Mechanism
Cơ chế tín chỉ chung

JI

Joint Implementation
Cơ chế đồng thực hiện

KNK

Khí nhà kính

KTTVBĐKH Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
PDD

Project Design Document
Văn kiện thiết kế dự án theo CDM


PIN

Project Idea Note
Tài liệu ý tưởng dự án theo CDM

ppm

part per million
Phần triệu thể tích

TKV

Tập đồn Cơng nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam

TNMT

Bộ Tài nguyên và Mơi trường

UCG

Underground Coal Gasification
Khí hóa than ngầm

UNEP

United Nations Environment Programme
Chương trình Mơi trường của Liên hợp quốc

UNFCCC


United Nations Framework Convention on Climate Change
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu

USD

Đơ la Mỹ

WMO

World Meteorological Organization
Tổ chức Khí tượng Thế giới

5


DANH MỤC BẢNG
Chƣơng 1
Bảng 1.1. Các khí nhà kính, tiềm năng nóng lên tồn cầu và nguồn phát sinh .. 17
Bảng 1.2. Các dự án CDM tiềm năng ................................................................. 20
Bảng 1.3. Tình hình đăng ký dự án CDM trên thế giới ...................................... 21
Bảng 1.4. Kết quả kiểm kê khí nhà kính năm 1994, 2000, 2005 và 2010 .......... 25
Bảng 1.5. Tổng phát thải khí nhà kính ước tính cho năm 2020 và 2030 ............ 26
Chƣơng 3
Bảng 3.1. Một số thông số đầu vào ..................................................................... 55
Bảng 3.2. Tổng lượng than tiêu thụ trong giai đoạn 7 năm ................................ 56
Bảng 3.3. Tổng lượng phát thải khí CO2............................................................. 57
Bảng 3.4. Tổng lượng phát thải khí CO4............................................................. 59
Bảng 3.5. Tổng lượng khí CO2 thất thốt trong q trình CCS .......................... 64


6


DANH MỤC HÌNH
Chƣơng 1
Hình 1.1. Q trình ra đời Nghị định thư Kyoto và các Cơ chế ......................... 19
Hình 1.2. Tỷ lệ các loại hình dự án CDM đã được đăng ký trên thế giới........... 21
Hình 1.3. Tỷ lệ phân bổ dự án CDM trên thế giới .............................................. 23
Hình 1.4. Số lượng dự án CDM được đăng ký của các quốc gia Đơng Nam Á . 24
Hình 1.5. Lượng CER được cấp cho các quốc gia Đông Nam Á ....................... 24
Hình 1.6. Tổng phát thải khí nhà kính năm 2010 và ước tính cho năm 2020 và
năm 2030 ............................................................................................................. 26
Hình 1.7. Tổng mức phát thải theo các kịch bản giá nhiên liệu hóa thạch khác
nhau 2012-2030 ................................................................................................... 27
Hình 1.8. Mơ hình UCG-CSS ............................................................................. 29
Hình 1.9. Bản đồ phân bố dự án UCG tại các quốc gia ...................................... 30
Hình 1.10. Tình hình thực hiện các dự án UCG trên thế giới ............................. 31
Hình 1.11. Phạm vị áp dụng cơng nghệ UCG theo độ sâu của vỉa than trên thế
giới ....................................................................................................................... 32
Hình 1.12. Sơ đồ các khu vực phản ứng khi UCG ............................................. 35
Hình 1.13. Quy trình thu hồi các-bon phát thải từ UCG và lưu trữ .................... 37
Hình 1.14. Thu hồi, vận chuyển và lưu trữ các-bon ........................................... 38
Hình 1.15. Mơ tả thu hồi CO2 trước quá trình đốt cháy...................................... 39
Hình 1.16. Mơ tả thu hồi CO2 sau q trình đốt cháy ......................................... 40
Hình 1.17. Mơ tả thu khí nhờ đốt nhiên liệu bằng oxy ....................................... 41
Hình 1.18. Mơ tả q trình thu hồi CO2 .............................................................. 42
Hình 1.19. Vận chuyển CO2 ................................................................................ 43
Hình 1.20. Các địa điểm có thể lưu trữ CO2 ....................................................... 44
Hình 1.21. Bơm CO2 để thu hồi dầu ................................................................... 45


7


Chƣơng 3
Hình 3.1. Quy trình UCG .................................................................................... 53
Hình 3.2. Sơ đồ cơng nghệ UCG tại thử nghiệm Bình Minh – Khối Châu ...... 54
Hình 3.3. Khí hóa than ngầm kết hợp thu hồi và lưu trữ các-bon ...................... 61
Hình 3.4. Sơ đồ hoạt động CCS tại khu thử nghiệm Bình Minh – Khối Châu. 62
Hình 3.5. So sánh chi phí thực hiện các dự án khi có CCS và khơng có CCS ... 66

8


MỞ ĐẦU
A. Đặt vấn đề
Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Trong quá trình phát triển kinh tế từ thời kỳ tiền công nghiệp, đặc biệt
trong những thập kỷ gần đây, các hoạt động như đốt nhiên liệu hóa thạch, sản
xuất và tiêu thụ năng lượng, phá rừng, sản xuất hóa chất, sản xuất cơng nghiệp,
sản xuất nơng nghiệp... đã phát thải quá mức các khí nhà kính (KNK) vào khí
quyển. Nồng độ KNK trong khí quyển đã và đang tăng nhanh, dẫn đến gia tăng
hiệu ứng nhà kính, làm nhiệt độ bề mặt trái đất và khí quyển tăng nhanh với tốc
độ chưa từng có trong lịch sử. Người ta gọi đó là hiện tượng nóng lên tồn cầu,
gây biến đổi khí hậu (BĐKH), ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái tự
nhiên, môi trường, đe dọa sự phát triển và mọi sự sống trên trái đất mà hậu quả
tiêu biểu nguy hiểm nhất là làm mực nước biển dâng cao. BĐKH hiện nay đã trở
thành một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21, tác
động mạnh mẽ đến sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia trên thế giới,
đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam chúng ta.
Để bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất, hạn chế mức phát thải KNK vào khí

quyển, các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã phê chuẩn Công ước
khung của Liên hợp quốc về BĐKH - Cơng ước khí hậu (UNFCCC). Nhằm có
cơ sở thực hiện UNFCCC, Hội nghị các bên lần thứ 3 của UNFCCC tổ chức vào
tháng 12 năm 1997 tại Kyoto, Nhật Bản, Nghị định thư Kyoto đã được đệ trình,
trong đó đưa ra các cơ chế mềm dẻo để các nước phát triển, các nước đang phát
triển có thể hợp tác nhằm thực hiện giảm phát thải KNK định lượng.
Cơ chế phát triển sạch (CDM) được quy định tại Điều 12 của Nghị định
thư Kyoto, mục đích của CDM là nhằm giúp các Bên không thuộc Phụ lục I đạt
được sự phát triển bền vững và đóng góp vào mục tiêu cuối cùng của UNFCCC,
và giúp các Bên thuộc Phụ lục I đạt được sự tuân thủ các cam kết của mình về
giảm và hạn chế phát thải định lượng theo Điều 3 của Nghị định thư Kyoto.
9


Cũng như các nước đang phát triển khác, hiện tại Việt Nam chưa phải
cam kết giảm phát thải KNK định lượng và việc tăng cường thực hiện các dự án
CDM hiện nay sẽ thu hút được các nguồn hỗ trợ quốc tế phục vụ mục tiêu phát
triển kinh tế đất nước cũng như tiếp nhận với các công nghệ mới, thân thiện với
khí hậu.
Theo Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020 được phê
duyệt tại Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ, sản lượng than thương phẩm sản xuất tồn ngành trong năm 2012 là
từ 45 - 47 triệu tấn, năm 2020 là từ 60 - 65 triệu tấn. Hiện nay, than tại nước ta
được khai thác chủ yếu tại bể than Đông Bắc và để đáp ứng yêu cầu phát triển từ
nay đến năm 2020 và đảm bảo an ninh năng lượng lâu dài cho đất nước, ngoài
việc mở rộng, nâng công suất khai thác xuống sâu các mỏ hiện có, ngành than
cịn đầu tư thăm dị, thiết kế xây dựng và khai thác các mỏ mới trong đó có bể
than đồng bằng sơng Hồng (ĐBSH) [7].
Bể than ĐBSH có tiềm năng về than rất lớn, chất lượng than rất tốt và rất
phù hợp với công nghệ phát điện tua bin khí chu trình hỗn hợp, kết hợp với khí

hóa than trong chu trình, nhà máy nhiệt điện có thể đạt hiệu suất lên đến 60%
hoặc cao hơn. Ứng dụng kết hợp cơng nghệ Khí hóa than ngầm (UCG) và Thu
hồi lưu trữ các-bon (CCS) là tổ hợp công nghệ khai thác tối ưu, đáp ứng được
các tiêu chuẩn về phát thải vào mơi trường, bên cạnh đó cơng nghệ này còn đáp
ứng được các yêu cầu về chi phí thấp nhất và thu hồi lưu trữ các-bon từ việc đốt
sơ bộ, áp suất khí cao khi đưa lên mặt đất từ vỉa than ở độ sâu trong lòng đất;
đồng thời tạo ra cơ hội để phát triển các dự án CDM không những giảm thiểu
phát thải KNK, mà cịn để tham gia thị trường bn bán khí thải đang rất phát
triển hiện nay. Vì vậy, học viên chọn đề tài "Nghiên cứu tiềm năng áp dụng
Cơ chế phát triển nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong khai thác than
Đồng bằng sông Hồng".

10


Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Áp dụng cơ chế CDM-CCS cho dự án khai thác than ĐBSH bằng công
nghệ UCG nhằm giảm thiểu phát thải KNK góp phần thực hiện mục tiêu phát
triển năng lượng bền vững.
Mục tiêu cụ thể
- Tổng quan về UNFCCC, Nghị định thư Kyoto và các phương thức thực
hiện như thương mại khí thải, đồng thực hiện và CDM, đặc biệt là cơ chế CDMCCS trong giảm thiểu phát thải KNK.
- Phân tích và đánh giá về tiềm năng giảm phát thải KNK bằng giải pháp
CDM-CCS trong ứng dụng công nghệ UCG khai thác than ĐBSH.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện CDM-CCS trong
khai thác than ĐBSH bằng công nghệ UCG, từ đó đề xuất các biện pháp thực
hiện.
Dự kiến những đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu giúp hiểu rõ hơn về UNFCCC, Nghị định thư Kyoto,

và CDM áp dụng ở Việt Nam, đặc biệt là tiềm năng áp dụng CDM-CCS trong
khai thác và sử dụng than ĐBSH bằng cơng nghệ UCG.
Việt Nam chưa có dự án CDM-CCS nào trong lĩnh vực năng lượng nói
chung và trong khai thác và sử dụng than nói riêng. Do đó, kết quả của nghiên
cứu có thể là cơ sở để đánh giá tiềm năng giảm phát thải KNK khi áp dụng cơ
chế CDM-CCS trong khai thác than ĐBSH bằng công nghệ UCG.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vào việc phân tích tiềm năng giảm phát thải
KNK bằng giải pháp áp dụng công nghệ hỗn hợp UCG-CCS cho dự án khai thác
than ĐBSH.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là đánh giá tiềm năng giảm phát thải KNK
bằng kết hợp công nghệ UCG-CCS trong khai thác than ĐBSH và áp dụng cho
khu vực thử nghiệm là mỏ Bình Minh, Khối Châu, tỉnh Hưng n.
11


B. Nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về BĐKH, UNFCCC, Nghị định thư Kyoto, CDM, tình hình
thực hiện CDM và cách thức thực hiện trên thế giới cũng như Việt Nam.
- Tổng quan về công nghệ UCG, CCS.
- Tổng quan về hiện trạng khai thác than và tiềm năng khai thác than
ĐBSH.
- Tính tốn lượng giảm phát thải KNK cho dự án CCS-CDM khi sử dụng
công nghệ UCG trong khai thác thác than ĐBSH.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu
- Thu thập tài liệu liên quan đến tổng quan CDM, tình hình và cách thức
thực hiện CDM trên thế giới và tại Việt Nam.
- Thu thập, tổng hợp các số liệu liên quan đến tiềm năng khai thác than,

than ĐBSH.
- Nghiên cứu các tài liệu về công nghệ UCG, CCS, phương pháp luận về
tính tốn lượng các-bon được thu hồi và lưu trữ khi áp dụng kết hợp công nghệ
UCG-CCS.
Phương pháp phân tích thơng tin
Thu thập, tính tốn và xử lý số liệu

12


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về Cơng ƣớc khí hậu, Nghị định thƣ Kyoto và Cơ chế phát
triển sạch
1.1.1. Công ƣớc khí hậu
Trong những năm 1980, bằng chứng khoa học về mối liên hệ giữa lượng
KNK phát thải vào khí quyển do các hoạt động của con người với nguy cơ
BĐKH toàn cầu đã dẫn đến sự quan tâm chung của mọi người. Cùng với sự phát
triển công nghiệp mạnh mẽ trên tồn cầu, thơng qua những hoạt động của mình
như đốt các nhiên liệu hóa thạch, khai thác mỏ, cháy rừng và khai thác rừng,
chuyển đổi sử dụng đất, sản xuất lương thực và chăn nuôi, sản xuất công nghiệp,
chất thải... con người đã đang làm tăng nồng độ các KNK trong khí quyển, ví dụ
như khí CO2 tăng từ 290 lên 370 phần triệu thể tích (ppm). Điều đó dẫn đến gia
tăng hiệu ứng nhà kính, làm nhiệt độ bề mặt Trái đất và khí quyển tăng nhanh
với tốc độ chưa từng có trong quá khứ. Người ta gọi đó là hiện tượng nóng lên
tồn cầu, gây BĐKH trên Trái đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh
thái tự nhiên và sự sống trên Trái đất mà hậu quả tiêu biểu nhất là làm mực nước
biển dâng cao [10].
Các hoạt động phát thải quá mức các KNK vào khí quyển của con người
chính là nhân tố cơ bản và quyết định gây BĐKH toàn cầu từ hơn một thế kỷ

qua và trong những thế kỷ tới. Phần lớn nhất phát thải các KNK toàn cầu trong
lịch sử và hiện tại bắt nguồn từ các nước phát triển. Các tính tốn khoa học cho
thấy trong 100 năm qua, nhiệt độ trung bình tồn cầu tăng khoảng 0,6oC và mực
nước biển dâng khoảng 10-20 cm. Nếu việc phát thải các KNK vẫn tiếp tục tăng
như mức độ hiện nay, dự báo trong thế kỷ tới nhiệt độ toàn cầu tăng từ 1,4 5,8oC và tương ứng với nó mực nước biển sẽ dâng cao từ 9-88 cm.
Biến đổi khí hậu gây rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng và nguy hiểm đến
các hoạt động kinh tế-xã hội, các hệ thống sinh thái và cuộc sống con người,
chẳng hạn như:
13


- Các nước đất thấp, đảo nhỏ, các nước có ven biển thấp, các vùng rừng
ngập mặn sẽ bị ngập, thậm chí bị xóa tên trên bản đồ thế giới do nước biển dâng;
- Gây biến động dịng chảy sơng, làm tăng lượng bốc thoát hơi tiềm năng;
- Ảnh hưởng đến mùa sinh trưởng và phân bố cây trồng, cấu trúc mùa
màng hàng năm;
- Tác động đến hệ sinh thái rừng, làm tăng nguy cơ diệt chủng của một số
loài động vật, thực vật quý hiếm và tăng nguy cơ cháy rừng;
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm tăng dịch bệnh;
- Đe dọa các cơng trình, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông và các vùng
dân cư vùng ven biển.
Trước những hiểm họa và thách thức lớn nêu trên đối với nhân loại, Liên
hợp quốc với hai Tổ chức chun mơn chính là Tổ chức Khí tượng Thế giới
(WMO) và Chương trình Mơi trường của Liên hợp quốc (UNEP) đã tập hợp
nhiều nhà khoa học, chuyên gia trên thế giới bàn bạc và đi đến nhất trí là cần có
một Cơng ước quốc tế về khí hậu và coi đó là cơ sở pháp lý để thiết lập quan hệ
hợp tác rộng lớn, tập hợp nỗ lực chung mạnh mẽ nhất của cộng đồng thế giới
nhằm đối phó với những diễn biến, hiện tượng tiêu cực của BĐKH trên toàn
cầu. Trong những năm 1990, một loạt hội nghị quốc tế cũng đã khẩn cấp kêu gọi
cần có một Điều ước mang tính tồn cầu về vấn đề này nhằm đi đến cam kết

phối hợp các nỗ lực chung để bảo vệ hệ thống khí hậu vì lợi ích của các thế hệ
hôm nay và mai sau [10].
Hưởng ứng lời kêu gọi nêu trên, WMO và UNEP đã thành lập Ban Liên
Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) để nghiên cứu và đưa ra các biện pháp
nhằm hạn chế tác động tiêu cực của BĐKH đối với nhân loại. Năm 1990, Đại
Hội đồng Liên hợp quốc đã thành lập Ủy ban Hiệp thương liên Chính phủ (INC)
để đàm phán và soạn thảo Công ước khung về biến đổi khí hậu. INC được ủy
nhiệm soạn thảo Cơng ước khung và các cơng cụ pháp lý cần thiết có liên quan.
Những nhà thương thuyết từ hơn 150 quốc gia đã gặp nhau tại 5 phiên họp trong
khoảng thời gian từ tháng 02 năm 1991 đến tháng 5 năm 1992 để dự thảo văn
14


bản Công ước. Ngày 09 tháng 5 năm 1992, UNFCCC đã được thông qua tại trụ
sở Liên hợp quốc ở New York [10].
Tại Hội nghị của Liên hợp quốc về Mơi trường và Phát triển (cịn gọi là
Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất) ở Rio de Janeiro, Bra-xin vào tháng 6 năm
1992, 155 lãnh đạo Nhà nước/Chính phủ (trong đó có Việt Nam) đã ký
UNFCCC. Theo quy định tại Điều 23 của UNFCCC, sau khi hội đủ các điều
kiện, Công ước này đã có hiệu lực thi hành từ ngày 21 tháng 3 năm 1994 [10].
Cho đến nay, 195 nước trên thế giới đã phê chuẩn, phê duyệt, chấp nhận hoặc
gia nhập Công ước này [25].
Mục tiêu cuối cùng của UNFCCC là ổn định nồng độ các KNK trong khí
quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối
với hệ thống khí hậu. Mức độ đó phải đạt được tới trong một khung thời gian đủ
để cho phép các hệ thống sinh thái thích nghi một cách tự nhiên với BĐKH, bảo
đảm việc sản xuất lương thực không bị đe dọa và tạo khả năng cho sự phát triển
kinh tế-xã hội một cách bền vững [8].
UNFCCC phân chia các nước trên thế giới làm hai nhóm: các Bên thuộc
Phụ lục I - các nước phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi - là các

nước có lượng phát thải các KNK lớn, chủ yếu gây ra BĐKH và các nước không
thuộc Phụ lục I gồm chủ yếu là các nước đang phát triển [8].
Nguyên tắc của UNFCCC là các Bên phải tham gia bảo vệ hệ thống khí
hậu vì lợi ích chung của nhân loại trên cơ sở công bằng và phù hợp với những
trách nhiệm chung nhưng có phân biệt. Nguyên tắc này đòi hỏi các nước phát
triển thực hiện cam kết giảm phát thải các KNK duy trì ở mức phát thải năm
1990 và hỗ trợ tài chính, chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường cho
các nước đang phát triển để giảm nhẹ phát thải các KNK và thích ứng với
BĐKH [8].

15


1.1.2. Nghị định thƣ Kyoto
Các Bên tham gia UNFCCC nhận thấy cần có những cam kết mạnh mẽ và
cụ thể hơn của các nước phát triển trong việc đối phó với những tác động
nghiêm trong của BĐKH.
Hội nghị lần thứ nhất các Bên của UNFCCC (COP 1) họp ở Berlin,
CHLB Đức vào tháng 5 năm 1995 đã đưa vấn đề này ra thảo luận [10].
Tháng 12 năm 1997, tại Hội nghị lần thứ 3 các Bên của UNFCCC (COP
3), tổ chức tại Kyoto, Nhật Bản, Nghị định thư của UNFCCC đã được thông qua
và gọi là Nghị định thư Kyoto [9].
Nghị định thư Kyoto đưa ra cam kết đối với các nước phát triển và các
nước có nền kinh tế chuyển đổi về giảm tổng lượng phát thải các KNK xuống
thấp hơn năm 1990 với tỷ lệ trung bình là 5,2% trong thời kỳ cam kết đầu tiên từ
2008-2012 theo các mức cắt giảm cụ thể (Cộng đồng Châu Âu: 8%; Hoa Kỳ:
7%; Nhật Bản: 6%...) [9].
Các KNK bị kiểm soát bởi Nghị định thư Kyoto là Carbon dioxide (CO2),
Methane (CH4), Nitrous oxide (N2O), Hydrofluorocarbon (HFCs), Perfluorocarbon (PFCs) và Sulphur hexanfluoride (SF6) [9]. Tại cuộc họp COP18
diễn ra ở Doha, Qatar vào cuối năm 2012, các Bên đã nhất trí bổ sung khí

Nitrogen trifluoride (NF3) là khí bị kiểm sốt bởi Nghị định thư Kyoto trong thời
kỳ cam kết thứ hai từ 2013-2020 [5].
Tên, ký hiệu hóa học, tiềm năng nóng lên tồn cầu và nguồn gốc phát sinh
các KNK được trình bày trong Bảng 1.1.

16


Bảng 1.1. Các khí nhà kính, tiềm năng nóng lên toàn cầu và nguồn phát sinh
STT

Tên và ký hiệu

Tiềm năng nóng

hóa học

lên tồn cầu

Nguồn phát sinh

(đƣợc tính trong
thời gian 100
năm)
1

CO2

Phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch


1

(than, dầu, khí), là nguồn KNK chủ yếu do
con người gây ra trong khí quyển. CO2
cũng sinh ra từ các hoạt động cơng nghiệp
như sản xuất xi măng (nung đá có chứa
cacbonat) và cán thép (carbon phát thải từ
than cốc), …
2

CH4

Sinh ra từ các bãi rác, từ phân động vật,

21

các đầm lầy, đầm tự nhiên và khai thác
than, …
3

N2O

Phát thải từcác phân bón và các hoạt động

310

công nhiệp, …
4

HFCs


140 - 11.700

(bao gồm 13 loại)

Được sử dụng thay cho các chất phá hủy
ozone - O3 (ODS) và HFC-23 là các sản
phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC22, …

5

PFCs

6.500 - 9.200

Sinh ra từ các q trình sản xuất nhơm, …

23.900

Sử dụng trong vật liệu cách điện và trong

(bao gồm 7 loại)
6

SF6

quá trình sản xuất ma –giê, …
7

NF3


17.2001

Thường được sử dụng trong quá trình sản
xuất tivi màn hình phẳng tinh thể lỏng và
các vi mạch điện tử

Nguồn: />
1

/>
17


Nghị định thư Kyoto có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 02 năm
2005 (tính đến nay đã có 192 nước phê chuẩn Nghị định thư Kyoto) [25].
Nghị định thư Kyoto đưa ra ba "Cơ chế mềm dẻo" cho phép các nước
phát triển thực hiện cam kết giảm phát thải KNK của họ. Đó là [10]:
+ Cơ chế đồng thực hiện (JI): JI cho phép các Bên thuộc Phụ lục I được
thực hiện các dự án giảm phát thải các KNK hoặc tăng cường các bể hấp thụ ở
các Bên thuộc Phụ lục I khác. Các đơn vị giảm phát thải (ERUs) do các dự án
này tạo ra có thể được các Bên đầu tư thuộc Phụ lục I sử dụng vào việc thực
hiện nghĩa vụ giảm phát thải các KNK của mình.
+ Cơ chế mua bán quyền phát thải (ET): ET cho phép các Bên thuộc Phụ
lục I thu được các đơn vị định lượng (AAUs) từ các Bên khác thuộc Phụ lục I có
khả năng giảm phát thải dễ dàng hơn. ET mang đến cho các Bên những cơ hội
chi phí hiệu quả hơn để hạn chế phát thải các KNK hoặc tăng cường các bể hấp
thụ phục vụ công tác giảm nhẹ tác động của BĐKH.
+ Cơ chế phát triển sạch (CDM): được quy định tại Điều 12 của Nghị
định thư Kyoto có mục tiêu là (1) Giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH; (2)

Giúp các nước phát triển thực hiện cam kết về giảm phát thải KNK định lượng
quy định tại Điều 3 của Nghị định thư Kyoto và (3) Giúp các nước đang phát
triển đạt được sự phát triển bền vững, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu
cuối cùng của UNFCCC là nhằm ổn định các nồng độ KNK trong khí quyển ở
mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ
thống khí hậu, mức đó phải đạt được tới trong một khung thời gian đủ để cho
phép các hệ sinh thái thích nghi một cách tự nhiên với BĐKH, bảo đảm việc sản
xuất lương thực không bị đe dọa và kinh tế phát triển một cách bền vững.

18


Hình 1.1. Quá trình ra đời Nghị định thư Kyoto và các Cơ chế
Nguồn: />
Theo quy định của UNFCCC, các lĩnh vực có thể xây dựng, đầu tư thực
hiện dự án CDM bao gồm [6]:
- Sản xuất năng lượng;
- Chuyển tải năng lượng;
- Tiêu thụ năng lượng;
- Nông nghiệp;
- Xử lý chất thải;
- Trồng rừng và tái trồng rừng;
- Công nghiệp hóa chất;
- Cơng nghiệp chế tạo;
19


- Xây dựng;
- Giao thông vận tải;
- Khai thác mỏ hoặc khai khoáng;

- Sản xuất kim loại;
- Phát thải từ nhiên liệu (nhiên liệu rắn, dầu và khí);
- Phát thải từ sản xuất và tiêu thụ Halocarbons và Sulphur hexafluoride;
- Sử dụng dung môi;
- Thu hồi và lưu trữ carbon.
Từ những lĩnh vực nêu trên, có thể phân nhóm theo loại hình và các dự án
tiềm năng theo Bảng 1.2 dưới đây [10].
Bảng 1.2. Các dự án CDM tiềm năng
Loại dự án

Dự án tiềm năng

Các dự án năng lượng tái tạo

Sinh khối; Địa nhiệt; Địa nhiệt/đá khơ nóng; Nước; Mặt trời,
Thuỷ triều; Gió; Sóng.

Các dự án năng lượng

Chuyển đổi nhiên liệu tại các nhà máy điện từ than sang khí
tự nhiên.
Thu hồi khí methane tại các bãi chơn lấp rác để sản xuất
điện

Các dự án sử dụng hiệu quả Thay đổi cơ sở hạ tầng của nhà máy điện để giảm tổn thất
năng lượng

khi chuyển tải.
Các hoạt động đổi mới từ phía người tiêu thụ để giảm lượng
điện yêu cầu


Các dự án giao thông

Ưng dụng công nghệ động cơ sạch hơn.
Sử dụng các loại xe chạy bằng pin và pin nhiên liệu.
Kiểm sốt tình trạng ùn tắc giao thơng.
Thay thế phương tiện giao thông cá nhân bằng phương tiện
công cộng

Lâm nghiệp

Trồng và tái trồng rừng

Khác

Chôn vùi KNK trong các tầng địa chất; Chôn vùi KNK
trong các tầng địa chất để tăng lượng dầu thu hồi

Các bên xây dựng dự án, nhà đầu tư tự nguyện và chủ động lựa chọn lĩnh
20


vực phù hợp với khả năng, năng lực và điều kiện của mình để xây dựng, thực
hiện dự án CDM và tự chịu trách nhiệm về kết quả của dự án (trong q trình
triển khai dự án có thể gặp rủi ro như dự án chỉ mang tính đầu tư kinh tế đơn
thuần mà không mang lại kết quả giảm phát thải KNK).
1.1.3. Thực trạng phát triển Cơ chế phát triển sạch trên thế giới
Tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2014, các nước đã gửi 7.780 dự án đến
EB để đề nghị xem xét, công nhận và đăng ký là dự án CDM. Thông tin cụ thể
như Bảng 1.3 dưới đây [18]:

Bảng 1.3. Tình hình đăng ký dự án CDM trên thế giới
Tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính
Lượng CER tính
Số lƣợng dự án

đến hết giai đoạn

Lượng CER tính đến

cam kết đầu tiên

hết năm 2020

(31/12/2012)

Lượng CER tính đến
hết giai đoạn tín
dụng của các dự án

Dự án trình EB: 7.780

2.199.922.153

7.973.554.574

8.531.006.328

Dự án được đăng ký:

2.196.315.332


7.684.192.852

8.129.183.203

7.572
Nguồn: cdm.unfccc.int

Trong số các dự án đã được EB cho đăng ký, tỷ lệ các loại hình được
phân bổ như Hình 1.2 dưới đây.
13,7%
0,6%
10,8%

74,9%
Các dự án về năng lượng
Các dự án về trồng rừng và tái trồng rừng

Các dự án xử lý chất thải
Các loại dự án khác

Hình 1.2. Tỷ lệ các loại hình dự án CDM đã được đăng ký trên thế giới
21


1.1.4. Thực hiện Nghị định thƣ Kyoto và Cơ chế phát triển sạch tại Việt
Nam
1.1.4.1. Cơ sở pháp lý và cơ cấu tổ chức
Chính phủ Việt Nam ký UNFCCC ngày 11 tháng 6 năm 1992 và phê
chuẩn UNFCCC ngày 16 tháng 11 năm 1994, cũng như đã ký Nghị định thư

Kyoto ngày 03 tháng 12 năm 1998 và phê chuẩn Nghị định thư Kyoto ngày 25
tháng 9 năm 2002 [5].
Để tạo cơ sở cho việc thực hiện Nghị định thư Kyoto, chủ yếu là CDM và
tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan, doanh nghiệp (nhà nước và tư nhân)
trong và ngồi nước triển khai hoạt động CDM, Chính phủ Việt Nam cũng như
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đã ban hành một số các văn bản quy
phạm pháp luật như Chỉ thị, Quyết định, Thông tư hướng dẫn xây dựng dự án
CDM. Thông tư về hướng dẫn xây dựng dự án CDM đã được sửa đổi, bổ sung
một số lần để cập nhật quy đinh quốc tế cũng như trong nước [5].
Thực hiện nhiệm vụ là cơ quan đầu mối của Chính phủ Việt Nam tham
gia và thực hiện UNFCCC, Nghị định thư Kyoto, Bộ TNMT đã thành lập Ban
Chỉ đạo thực hiện UNFCCC và Nghị định thư Kyoto. Chức năng chủ yếu của
Ban Chỉ đạo là giúp Bộ trưởng Bộ TNMT chỉ đạo, quản lý và điều phối thực
hiện UNFCCC, Nghị định thư Kyoto và CDM tại Việt Nam [5].
1.1.4.2. Thực trạng phát triển Cơ chế phát triển sạch tại Việt Nam
Bộ TNMT đã phối hợp với các Bộ, cơ quan, tổ chức và địa phương hướng
dẫn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân) trong và ngoài nước
xây dựng, thực hiện dự án CDM. Dự án CDM thuộc loại dự án đầu tư nên chịu
sự điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư của Việt Nam. Bộ
TNMT và các Bộ, cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm đánh giá, xác nhận sự
đóng góp của dự án vào sự phát triển bền vững và khả năng mang lại kết quả
giảm phát thải KNK của dự án (không phải dự án đầu tư nào cũng là dự án
CDM). Lĩnh vực xây dựng dự án do các bên xây dựng, thực hiện dự án lựa chọn,
quyết định trên cơ sở khả năng và điều kiện của họ [5].
22


Trong số các dự án được Việt Nam cấp Thư phê duyệt, 253 dự án đã được
EB công nhận và đăng ký là dự án CDM với tổng lượng KNK được giảm
khoảng 138 triệu tấn CO2 tương đương trong thời kỳ tín dụng. Đa số dự án của

Việt Nam thuộc lĩnh vực thủy điện, còn lại thuộc lĩnh vực điện gió, tái trồng
rừng, thu hồi và sử dụng khí đồng hành, thu hồi và sử dụng khí CH 4 từ bãi rác,
xử lý nước thải, thu hồi và sử dụng khí sinh học.
Với 253 dự án được EB cơng nhận, đăng ký là dự án CDM và với tổng
lượng CER Việt Nam được EB cấp là 10.140.533, Việt Nam được xếp thứ 4 trên
thế giới về số lượng dự án CDM được EB đăng ký và xếp thứ 11 trên thế giới về
số lượng CER đã được EB cấp [18]. Dưới đây là Biểu đồ thể hiện sự phân bổ số
lượng dự án cho các quốc gia trên thế giới.

1496

190
253
3759
325

1515

Trung Quốc

Ấn Độ

Brazil

Việt Nam

Mexico

Khác


Hình 1.3. Tỷ lệ phân bổ dự án CDM trên thế giới
So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ nhất về
số lượng dự án CDM được EB đăng ký và xếp thứ hai về số lượng CER đã được
EB cấp, sau là In-đô-nê-xi-a với 10.480.717 [18]. Số lượng dự án CDM và số
lượng CER được cấp cho các nước Đông Nam Á được thể hiện tại Hình 1.4 và
Hình 1.5.
23


×