Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu, đánh giá tác động “dấu chân nước” lên hoạt động kinh tế xã hội cơ bản trên địa bàn huyện đăk mil, tỉnh đăk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------

LÊ THỊ MINH TRANG

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG “DẤU CHÂN NƢỚC” LÊN
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐĂK MIL, TỈNH ĐĂK NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2017

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------

LÊ THỊ MINH TRANG

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG “DẤU CHÂN NƢỚC” LÊN
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐĂK MIL, TỈNH ĐĂK NÔNG
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
MÃ SỐ: 60.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC


GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN : PGS.TS. LƢU ĐỨC HẢI

Hà Nội – Năm 2017

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Thị Minh Trang

iii


LỜI CẢM ƠN
Được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy, cô, các cán bộ trong cơ sở
đào tạo khoa Môi trường – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia
Hà Nội và giáo viên hướng dẫn khoa học, tác giả đã hoàn thành bản luận văn với đề
tài: “Nghiên cứu, đánh giá tác động “dấu chân nước” lên hoạt động kinh tế - xã hội
cơ bản trên địa bàn huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nơng”.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng
cảm ơn tới PGS.TS. Lưu Đức Hải, các thầy đã tận tình hướng dẫn trong q trình
tác giả nghiên cứu và hồn thiện luận án.
Tác giả xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo bộ môn Quản lý môi trường, Khoa
Môi trường – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã giúp đỡ trong quá trình học
tập, nghiên cứu.

Tác giả trân trọng cảm ơn sự động viên giúp đỡ của gia đình, bạn bè và các
bạn đồng nghiệp trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện bản luận văn
này.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Lê Thị Minh Trang

iv

năm 2017


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... iv
MỤC LỤC

................................................................................................................ v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ............................................... vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................. x
MỞ ĐẦU

................................................................................................................ 1


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ ......................................................................... 4
1.1. Tài nguyên nước và vai trò của tài nguyên nước trong đời sống ......................... 4
1.1.1. Tài nguyên nước ............................................................................................ 4
1.1.2. Vai trò của tài nguyên nước ........................................................................... 8
1.2. Quan niệm dấu chân nước .................................................................................. 11
1.2.1. Khái niệm ..................................................................................................... 11
1.2.2. Các nghiên cứu quốc tế và trong nước về dấu chân nước ........................... 12
1.2.3. Vai trò của dấu chân nước trong đời sống con người .................................. 23
1.3. Giới thiệu khu vực nghiên cứu ........................................................................... 23
1.3.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................ 23
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................ 33
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 38
2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 38
2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 38
2.3. Cách tiếp cận ...................................................................................................... 38
2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 40
2.4.1. Phương pháp tính toán dấu chân nước ........................................................ 40

v


2.4.2. Phương pháp đánh giá dấu chân nước ......................................................... 42
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 44
3.1. Hiện trạng nguồn nước ở huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông ................................. 44
3.2. Công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông49
3.2.1. Hoạt động quản lý và cung cấp nước .......................................................... 49
3.2.2. Công tác quản lý nước và cơng trình thuỷ lợi ............................................. 52
3.3. Dấu chân nước của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội chủ đạo trên địa bàn
huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông ................................................................................. 59

3.3.1. Dấu chân nước trung bình ở Việt Nam tính theo đầu người ....................... 59
3.3.2. Dấu chân nước trung bình tồn cầu của ngành nơng nghiệp – thủy sản ..... 60
3.3.3. Phác thảo dấu chân nước huyện Đăk Mil .................................................... 63
3.4. Đề xuất nâng cao hiệu quả dấu chân nước tại huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông. 75
3.4.1. Đối với mỗi cá nhân sử dụng nước .............................................................. 76
3.4.2. Đối với các doanh nghiệp ............................................................................ 76
3.4.3. Đối với nông dân sản xuất nông nghiệp ...................................................... 77
3.4.4. Đối với cơ quản quản lý tài nguyên nước .................................................... 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 81

vi


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

KT – XH

Kinh tế – Xã hội

CCN

Cụm công nghiệp

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CTTL


Cơng trình thủy lợi

ĐVT

Đơn vị tính

MTV

Một thành viên

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

FAO (Food and Agriculture

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên

Organization of the United Nations)

Hiệp Quốc


GDP (Gross Domestic Product)

Tổng giá trị sản phẩm nội địa

UNEP (United Nations Environment
Programme)

Chương trình Mơi trường Liên Hiệp Quốc

UNESCO (United Nations Educational, Tổ chức Liên Hiệp Quốc về giáo dục,
Scientific and Cultural Organization)

khoa học và văn hóa

USGS

Bộ nơng nghiệp Hoa Kỳ

WWF (World Wide Fund For Nature)

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1-1: Trữ lượng nước trên thế giới (theo F. Sargent, 1974) ...............................5
Bảng 1-2. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ................................................26
Bảng 1-3. Số giờ nắng các tháng trong năm ............................................................27
Bảng 1-4. Lượng mưa các tháng trong năm.............................................................28

Bảng 1-5. Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm ..................................29
Bảng 3-1. Danh mục điểm quan trắc ........................................................................45
Bảng 3-2. Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh huyện Đăk Mil ........50
Bảng 3-3. Tổng hợp lượng nước sử dụng cho sinh hoạt trên địa bàn huyện Đăk Mil
...................................................................................................................................51
Bảng 3-4. Thống kê tình hình cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất trên địa bàn
huyện Đăk Mil...........................................................................................................52
Bảng 3-5. Thống kê tình hình cấp giấy phép khai thác nước dưới đất trên địa bàn
huyện Đăk Mil...........................................................................................................54
Bảng 3-6. Hiện trạng một số CTTL chủ yếu trên địa bàn huyện Đăk Mil ..............57
Bảng 3-7. Dấu chân nước tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam ..................59
Bảng 3-8. Dấu chân nước trung bình tồn cầu một số loại sản phẩm.....................62
Bảng 3-9. Các dấu chân nước cây trồng chính huyện Đăk Mil ...............................64
Bảng 3-10. Các dấu chân nước cây công nghiệp dài ngày huyện Đăk Mil .............66
Bảng 3-11. Bảng Các dấu chân nước cây ăn quả huyện Đăk Mil ...........................67
Bảng 3-12. Bảng Các dấu chân nước ngành chăn nuôi huyện Đăk Mil ..................68
Bảng 3-13. Bảng Các dấu chân nước nông nghiệp – thủy sản huyện Đăk Mil .......70
Bảng 3-14. GDP huyện Đăk Mil qua các năm .........................................................72
Bảng 3-15. Dấu chân nước huyện Đăk Mil .............................................................74

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1. Tính tốn dấu chân nước của một quốc gia .............................................17
Hình 1-2. Bản đồ địa giới huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nơng ......................................24
Hình 2-1. Ranh giới hệ thống đánh giá lượng nước trong khu vực .........................39

ix



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1-1. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ............................................27
Biểu đồ 1-2. Số giờ nắng các tháng trong năm ........................................................28
Biểu đồ 1-3. Lượng mưa các tháng trong năm ........................................................29
Biểu đồ 1-4. Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm ..............................30
Biểu đồ 3-1. Nồng độ BOD5 trong nước mặt đợt 1 năm 2016 .................................46
Biểu đồ 3-2. Nồng độ COD trong nước mặt đợt 1 năm 2016 ..................................47
Biểu đồ 3-3. Nồng độ PO43- trong nước mặt đợt 1 năm 2016 ..................................47
Biểu đồ 3-4. Nồng độ TSS trong nước mặt đợt 1 năm 2016 ....................................48
Biểu đồ 3-5. Nồng độ COD trong nước ngầm đợt 1 năm 2016 ...............................49
Biểu đồ 3-6. Tỷ lệ dấu chân nước cây trồng chính huyện Đắk Mil .........................64
Biểu đồ 3-7. Tỷ lệ dấu chân nước cây công nghiệp dài ngày huyện Đắk Mil .........66
Biểu đồ 3-8. Tỷ lệ dấu chân nước cây ăn quả huyện Đắk Mil .................................67
Biểu đồ 3-9. Tỷ lệ dấu chân nước ngành chăn nuôi huyện Đắk Mil .......................68
Biểu đồ 3-10. Tỷ lệ dấu chân nước nuôi trồng thủy sản huyện Đắk Mil .................69
Biểu đồ 3-11. Tỷ lệ dấu chân nước ngành nông nghiệp - thủy sản huyện Đắk Mil 71
Biểu đồ 3-12. Tỷ lệ dấu chân nước ngành công nghiệp huyện Đắk Mil .................72
Biểu đồ 3-13. Tỷ lệ dấu chân nước ngành thương mại – dịch vụ huyện Đắk Mil ...73
Biểu đồ 3-14. Tỷ lệ dấu chân nước dùng trong sinh hoạt huyện Đắk Mil ...............74
Biểu đồ 3-15. Tỷ lệ dấu chân nước huyện Đắk Mil .................................................75

x


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là nguồn tài ngun thiên nhiên q giá, nếu như khơng có nước thì sự
sống khơng tồn tại và cũng khơng có hoạt động kinh tế nào diễn ra được. Nước là

nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển KT –
XH. Tuy nhiên, quá trình đơ thị hóa đã và đang làm biến đổi mạnh mẽ các điều kiện
tự nhiên của mơi trường nói chung và tài nguyên nước nói riêng. Việc khai thác và
sử dụng nước thiếu hợp lý, quá mức cho các hoạt động KT – XH đã làm cho tình
trạng khan hiếm nước, đặc biệt là nước ngọt ngày càng trở nên trầm trọng. Đặc biệt
trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay.
Sự cạn kiệt nguồn nước đang diễn ra nhanh chóng ở hầu hết các khu vực trên
khắp cả nước. Đặc biệt là khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ. Nguyên nhân của sự
suy kiệt này chủ yếu do hai yếu tố gây nên, đó là do nhu cầu sử dụng nước cho các
hoạt động KT – XH ngày càng tăng và lượng nước đang có xu hướng giảm. Phát
triển KT – XH, gia tăng dân số làm cho nhu cầu dùng nước ngày càng tăng cả về số
lượng và chất lượng. Trong những năm gần đây, lưu lượng, mực nước, chất lượng
các nguồn nước mặt, nước ngầm đều có xu hướng giảm, gây rất nhiều khó khăn cho
các hoạt động sản xuất của các ngành. Dự báo tương lai xu hướng này vẫn còn tiếp
tục xảy ra. Nguyên nhân của hiện tượng này là do khai thác không đi đôi với các
biện pháp bảo vệ tài ngun nước.
Hậu quả của việc đơ thị hóa, xây dựng nông thôn mới, tăng dân số, sự phát
triển mạnh mẽ nông nghiệp, tăng trưởng công nghiệp và các dịch vụ du lịch là
nguyên nhân khiến ô nhiễm nguồn nước ngày càng lan rộng, khan hiếm nước trên
diện rộng. Nước thải từ các hoạt động dân sinh, kinh tế trên địa bàn đã dẫn đến tình
trạng ơ nhiễm nguồn nước mặt. Nước sử dụng cho việc tưới các cây trồng công
nghiệp như cà phê, hồ tiêu,… Vấn đề này đã và đang ảnh hưởng rất nhiều đến nhu
cầu sử dụng nước khi mà nguồn nước đã khan hiếm lại bị ô nhiễm nặng nề, không
đảm bảo chất lượng sử dụng. Do đó, đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tác động “dấu

1


chân nƣớc” lên hoạt động kinh tế - xã hội cơ bản trên địa bàn huyện Đăk Mil,
tỉnh Đăk Nông” với mục tiêu giới thiệu sơ lược về tài nguyên nước nói chung và

việc sử dụng nước trong các hoạt động KT – XH cơ bản trên địa bàn huyện Đăk
Mil, tỉnh Đăk Nơng hiện nay. Từ đó giúp cho mọi người thấy được sự quan trọng
của tài nguyên nước, góp phần nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ tài nguyên
nước cũng như bảo vệ môi trường sống của mình.
2. Mục tiêu đề tài
 Đánh giá được hiện trạng môi trường nước huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông.
 Đánh giá được thực trạng công tác quản lý tài nguyên nước huyện Đăk Mil,
tỉnh Đăk Nông.
 Đánh giá được thực trạng dấu chân nước trong khai thác, sử dụng tài nguyên
nước và bảo vệ môi trường nước huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông.
 Đảm bảo các mục tiêu như cấp nước cho nông nghiệp, sinh hoạt, công
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tăng dòng chảy mùa kiệt. Đáp ứng sử dụng nước theo
hướng sử dụng đa mục tiêu.
 Đảm bảo phân bổ đều và có thể đáp ứng nhu cầu nước tưới và nhu cầu sử
dụng nước trong sinh hoạt trên địa bàn, điều hòa nước trong từng vùng từ mùa mưa
sang mùa khơ.
 Chủ động kiểm sốt, ngăn ngừa, hạn chế tình trạng ơ nhiễm, suy thối, cạn
kiệt nguồn nước.
 Quản lý chặt chẽ việc khai thác sử dụng nước ngầm, hạn chế tác động của
quá trình sử dụng đến nguồn nước ngầm làm giảm trữ lượng và gây ô nhiễm nguồn
nước.
 Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý tài nguyên nước ở các cấp.
 Giảm tác hại do nước gây ra.
 Bảo vệ môi trường nước qua các đánh giá về thực trạng dấu chân nước.
 Quy hoạch các l nh vực KT – XH sử dụng nước một cách hợp lý hiệu quả
nguồn tài nguyên nước.
 Nâng cao năng lực quản lý nước của địa phương. Phát huy vai trò tham gia

2



của người dân trong hoạt động quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên nước.
 Đề xuất được các giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả của hoạt động quản
lý nguồn tài nguyên nước và bảo vệ môi trường nước của huyện Đăk Mil xuất phát
từ những thực trạng dấu chân nước đã nghiên cứu.
3. Nội dung nghiên cứu
 Đánh giá thực trạng tài nguyên nước trên địa bàn huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk
Nông.
 Đánh giá thực trạng KT – XH có liên quan đến sử dụng tài nguyên nước.
 Đề xuất giải pháp quy hoạch, khai thác, sử dụng tài nguyên nước một cách
hiệu quả, hợp lý.
4. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Hiện trạng sử dụng nước cho các hoạt động KT – XH cơ bản trên địa bàn
huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nơng.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
 Phương pháp tính tốn dấu chân nước
 Phương pháp đánh giá dấu chân nước
5. Bố cục luận văn
Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề
Chƣơng 2: Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo

3


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ


1.1. Tài nguyên nƣớc và vai trò của tài nguyên nƣớc trong đời sống
1.1.1. Tài nguyên nước
Nước nguyên chất là hợp chất của 2 nguyên tử Hydro và 1 nguyên tử Oxy.
Các phân tử nước thường tồn tại dưới dạng liên kết nhóm, ở các dạng khác nhau:
rắn, lỏng, khí. Ở trạng thái lỏng, nước tinh khiết không màu, không mùi và không
vị. Trong điều kiện mơi trường khơng ơ nhiễm, khí quyển sạch thì nước mưa, nước
từ băng tuyết tan trên núi có thể coi là nước nguyên chất.
Tài nguyên nước là tất cả các dạng vật chất và năng lượng mà con người có
thể khai thác được từ các dạng nước (rắn, lỏng, khí) trên Trái Đất để phục vụ cho sự
sống và phát triển của mình.
Tài nguyên nước bao gồm: Nước trong khí quyển, Nước mặt (nước trong các
thủy vực: ao, hồ, sơng ngịi, biển và đại dương), Nước ngầm.
Tài ngun nước là tài nguyên tái tạo, nằm trong chu trình tuần hoàn của
nước, dưới các dạng: mây, mưa, trong các vật thể chứa nước như ao, hồ, sông, suối,
đầm, biển, đại dương, các cơ thể sinh vật, các vật chất, đất đai,…
Khoảng 97% tổng lượng nước trên hành tinh là nước mặn tồn tại trong các
biển và đại dương, chỉ còn 3% là nước ngọt, nhưng 75% số chúng tồn tại dưới dạng
băng, đá. Trong gần 0,8% lượng nước ngọt còn lại thì có đến 90% tồn tại trong đất
và chỉ còn lại 0,08% tổng lượng nước trên hành tinh là nước ngọt (hơi nước và tồn
tại trong các thủy vực lục địa).
Theo hiểu biết hiện nay thì nước trên hành tinh của chúng ta phát sinh từ 3
nguồn: bên trong lịng đất, từ các thiên thạch ngồi quả đất mang vào và từ tầng trên
của khí quyển; trong đó thì nguồn gốc từ bên trong lòng đất là chủ yếu. Nước có
nguồn gốc bên trong lịng đất được hình thành ở lớp vỏ giữa của quả đất do quá
trình phân hóa các lớp nham thạch ở nhiệt độ cao tạo ra, sau đó theo các khe nứt của
lớp vỏ ngồi nước thốt dần qua lớp vỏ ngồi thì biến thành thể hơi, bốc hơi và cuối
cùng ngưng tụ lại thành thể lỏng và rơi xuống mặt đất. Trên mặt đất, nước chảy tràn

4



từ nơi cao đến nơi thấp và tràn ngập các vùng trủng tạo nên các đại dương mênh
mông và các sơng hồ ngun thủy.
Theo sự tính tốn thì khối lượng nước ở trạng thái tự do phủ lên trên trái đất
khoảng 1,4 tỉ km3, nhưng so với trữ lượng nước ở lớp vỏ giữa của qủa đất ( khoảng
200 tỉ km3) thì khơng đáng kể vì nó chỉ chiếm khơng đến 1%. Tổng lượng nước tự
nhiên trên thế giới theo ước tính có khác nhau theo các tác giả và dao động từ
1.385.985.000 km3 (Lvovits, Xokolov - 1974) đến 1.457.802.450 km3 (F. Sargent 1974).
Bảng 1-1: Trữ lượng nước trên thế giới (theo F. Sargent, 1974)
Trữ lƣợng (km3)

Loại nƣớc
Biển và đại dương

1.370.322.000

Nước ngầm

60.000.000

Băng và băng hà

26.660.000

Hồ nước ngọt

125.000

Hồ nước mặn


105.000

Khí ẩm trong đất

75.000

Hơi nước trong khí ẩm

14.000

Nước sơng

1.000

Tuyết trên lục địa

250

1.1.1.1. Nước mặt
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước.
Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi mưa và chúng mất đi khi chảy
vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.
Lượng nước mưa này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước trong hệ
thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác. Các yếu tố này
như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ chứa nhân tạo, độ
thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm của dòng chảy
mặn trong lưu vực, thời lượng nước mưa và tốc độ bốc hơi địa phương. Tất cả các

5



yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước.
Các hoạt động của con người có thể tác động lớn hoặc đôi khi phá vỡ các yếu
tố này. Con người thường tăng khả năng trữ nước bằng cách xây dựng các bể chứa
và giảm trữ nước bằng cách tháo khô các vùng đất ngập nước. Con người cũng làm
tăng lưu lượng và vận tốc của dòng chảy mặt ở các khu vực lát đường và dẫn nước
bằng các kênh.
Tổng lượng nước tại một thời điểm là vấn đề cần quan tâm. Một số đối tượng
sử dụng nước có nhu cầu nước theo vụ. Ví dụ, trong mùa hè cần rất nhiều nước để
phục vụ cho nông nghiệp hoặc phát điện nhưng trong mùa mưa thì khơng cần nước,
vì vậy để cung cấp nước tốt cho mùa hè thì cần một hệ thống trữ nước trong suốt
năm và xả nước trong một khoảng thời gian ngắn. Các đối tượng sử dụng nước khác
có nhu cầu dùng nước thường xuyên như nhà máy điện cần nguồn nước để làm
lạnh. Để cung cấp nước cho các nhà máy điện, hệ thống nước mặt chỉ cần đủ trong
các bể chứa khi dòng chảy trung bình nhỏ hơn nhu cầu nước của nhà máy.
Nước mặt tự nhiên có thể được tăng cường thơng qua việc cung cấp từ các
nguồn nước mặt khác bởi các kênh hoặc đường ống dẫn nước. Cũng có thể bổ cấp
nhân tạo từ các nguồn khác được liệt kê ở đây, tuy nhiên, số lượng khơng đáng kể.
Con người có thể làm cho nguồn nước cạn kiệt (với ngh a không thể sử dụng) bởi ô
nhiễm.
1. Nước ngọt
Nước ngọt hay nước nhạt là loại nước chứa một lượng tối thiểu các muối hịa
tan, đặc biệt là clorua natri (thường có nồng độ các loại muối hay còn gọi là độ mặn
trong khoảng 0,01 – 0,05ppt hoặc tới 1ppt), vì thế nó được phân biệt tương đối rõ
ràng với nước lợ hay các loại nước mặn và nước muối. Tất cả các nguồn nước ngọt
có xuất phát điểm từ các cơn mưa được tạo ra do sự ngưng tụ tới hạn của hơi nước
trong khơng khí, rơi xuống ao hồ, sơng suối của mặt đất cũng như trong các nguồn
nước ngầm hoặc do sự tan chảy của băng hay tuyết.
Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy việc cung cấp nước ngọt và
sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước ngọt đã vượt cung ở một


6


vài nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu
cầu nước ngày càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn
nước cho nhu cầu hệ sinh thái ngày càng rõ rệt. Trong suốt thế kỷ 20, hơn một nửa
các vùng đất ngập nước trên thế giới đã bị biến mất cùng với các môi trường hỗ trợ
có giá trị của chúng. Các hệ sinh thái nước ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học
hiện đang bị suy giảm nhanh hơn các hệ sinh thái biển và đất liền.
2. Nước mặn
Nước mặn là thuật ngữ chung để chỉ nước chứa một hàm lượng đáng kể các
muối hòa tan (chủ yếu là NaCl). Hàm lượng này thông thường được biểu diễn dưới
dạng phần nghìn (ppt) hay phần triệu (ppm) hoặc phần trăm (%) hay g/l.
Các mức hàm lượng muối được Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ sử dụng để
phân loại nước mặn thành 3 loại: Nước hơi mặn chứa muối trong phạm vi 1.000 –
3.000 ppm (1 – 3 ppt); Nước mặn vừa phải chứa khoảng 3.000 – 10.000 ppm (3 –
10 ppt); Nước mặn nhiều chứa khoảng 10.000 – 35.000 ppm (10 – 35 ppt) muối.
Trên Trái Đất, nước biển trong các đại dương là nguồn nước mặn phổ biến
nhất và cũng là nguồn nước lớn nhất. Độ mặn trung bình của đại dương là khoảng
35.000 ppm hay 35 ppt hoặc 3,5% tương đương 35 g/l. Hàm lượng nước mặn tự
nhiên cao nhất có tại hồ Assal ở Djibouti tới nồng độ 34,8%.
1.1.1.2. Nước ngầm
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗ
rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước bên
dưới mực nước ngầm. Đơi khi người ta cịn phân biệt nước ngầm nơng, nước ngầm
sâu và nước chơn vùi.
Có hai loại nước ngầm: nước ngầm khơng có áp lực và nước ngầm có áp lực.
Nước ngầm khơng có áp lực: là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá
ngậm nước và lớp đá này nằm bên trên lớp đá không thấm như lớp diệp thạch hoặc

lớp sét nén chặt. Loại nước ngầm này có áp suất rất yếu, nên muốn khai thác nó
phải thì phải đào giếng xun qua lớp đá ngậm rồi dùng bơm hút nước lên. Nước
ngầm loại này thường ở không sâu dưới mặt đất, có nhiều trong mùa mưa và ít dần

7


trong mùa khơ.
Nước ngầm có áp lực: là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá ngậm nước
và lớp đá này bị kẹp giữa hai lớp sét hoặc diệp thạch không thấm. Do bị kẹp chặt
giữa hai lớp đá khơng thấm nên nước có một áp lực rất lớn vì thế khi khai thác
người ta dùng khoan xuyên qua lớp đá không thấm bên trên và chạm vào lớp nước
này nó sẽ tự phun lên mà khơng cần phải bơm. Loại nước ngầm này thường ở sâu
dưới mặt đất, có trữ lượng lớn và thời gian hình thành nó phải mất hàng trăm năm
thậm chí hàng nghìn năm.
Nước ngầm cũng có những đặc điểm giống như nước mặt như: nguồn vào (bổ
cấp), nguồn ra và chứa. Sự khác biệt chủ yếu với nước mặt là do tốc độ luân chuyển
chậm (dòng thấm rất chậm so với nước mặt), khả năng giữ nước ngầm nhìn chung
lớn hơn nước mặt khi so sánh về lượng nước đầu vào. Sự khác biệt này làm cho con
người sử dụng nó một cách vơ tội vạ trong một thời gian dài mà không cần dự trữ.
Đó là quan niệm sai lầm, khi mà nguồn nước khai thác vượt quá lượng bổ cấp sẽ
làm cạn kiệt tầng chứa nước và không thể phục hồi.
Nguồn cung cấp nước cho nước ngầm là nước mặt thấm vào tầng chứa. Các
nguồn thoát tự nhiên như suối và thấm vào các đại dương.
Nguồn nước ngầm có khả năng bị nhiễm mặn cách tự nhiên hoặc do tác động
của con người khi khai thác quá mức các tầng chứa nước gần biên mặn/ngọt. Ở các
vùng ven biển, con người sử dụng nguồn nước ngầm có thể làm co nước thấm vào
đại dương từ nước dự trữ gây ra hiện tượng muối hóa đất. Con người cũng có thể
làm cạn kiệt nguồn nước bởi các hoạt động làm ơ nhiễm nó. Con người có thể bổ
cấp cho nguồn nước này bằng cách xây dựng các bể chứa hoặc bổ cấp nhân tạo.

1.1.2. Vai trò của tài nguyên nước
1.1.2.1. Vai trò của nước đối với con người
Nước có có vai trị vơ cùng quan trọng đối với đời sống sinh hoạt của con
người. Nước duy trì mọi hoạt động sống cũng như sản xuất.
Với cơ thể:
Nước là một loại thức uống không thể thiếu được đối với cơ thể chúng ta.

8


Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể, 65 -75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng
mỡ, 50% trọng lượng xương và nó phân phối khắp nơi trong cơ thể như: Máu, cơ
bắp, xương tủy, phổi… Nước tồn tại trong cơ thể ở hai dạng: nước trong tế bào và
nước ngoài tế bào. Nước ngồi tế bào có trong huyết tương máu, dịch limpho, nước
bọt… Huyết tương chiếm khoảng 20% lượng dịch ngồi tế bào của cơ thể (3 – 4
lít). Chúng ta có thể nhịn ăn vài tuần, thậm chí vài tháng nhưng khơng thể chịu khát
được vài ngày.
Các vai trị cụ thể như:
- Nuôi dưỡng tế bào: Nước cung cấp nguồn chất khoáng, vận chuyển chất dinh
dưỡng cần thiết cho các tế bào trong mọi hoạt động trong cơ thể. Nước mà chúng ta
sử dụng hàng ngày thường chứa một lượng đáng kể các chất khống có lợi cho sức
khỏe.
- Chuyển hoá và tham gia các phản ứng trao đổi chất: Nước là dung mơi sống
của các phản ứng hóa học trong cơ thể. Nước trong tế bào là một môi trường để các
chất dinh dưỡng tham gia vào các phản ứng sinh hóa nhằm xây dựng và duy trì tế
bào. Nhờ việc hịa tan trong dung mơi mà các tế bào có thể hoạt động và thực hiện
được các chức năng của mình.
- Đào thải các chất cặn bã: Nước loại bỏ các độc tố mà các cơ quan, tế bào từ
chối đồng thời thông qua đường nước tiểu và phân.
- Ổn định nhiệt độ cơ thể: Nước có vai trị quan trọng trong việc phân phối hơi

nóng của cơ thể thông qua việc phân phối nhiệt độ cơ thể. Nước cho phép cơ thể
giải phóng nhiệt độ khi nhiệt độ môi trường cao hơn so với nhiệt độ cơ thể.
- Giảm ma sát: Nước có tác dụng bơi trơn quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là
nơi tiếp xúc các đầu nối, bao hoạt dịch và màng bao, tạo nên sự linh động tại đầu
xương và sụn… Nước cũng hoạt động như một bộ phận giảm xóc cho mắt, tủy sống
và ngay cả thai nhi trong nước ối…
Uống không đủ nước ảnh hưởng đến chức năng của tế bào cũng như chức
năng hệ thống của cơ thể, như suy giảm chức năng thận. Những người thường
xuyên uống không đủ nước da thường khơ, tóc dễ gãy, xuất hiện cảm giác mệt mỏi,

9


đau đầu, có thể xuất hiện táo bón, hình thành sỏi ở thận và túi mật. Khi cơ thể mất
trên 10% lượng nước có khả năng gây trụy tim mạch, hạ huyết áp, nhịp tim tăng
cao. Nguy hiểm hơn, bạn có thể tử vong nếu lượng nước mất trên 20%.
Bên cạnh oxy, nước đóng vai trị quan trọng thứ hai để duy trì sự sống.
1.1.2.2. Vai trị của nước đối với sinh vật
Sau nhân tố nhiệt độ, nước (độ ẩm) là một nhân tố sinh thái vô cùng quan
trọng. Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên bề mặt trái đất luôn luôn gắn liền
với môi trường nước. Các sinh vật đầu tiên xuất hiện trong môi trường nước. Q
trình đấu tranh lên sống ở cạn, chúng cũng khơng tách khỏi mơi trường nước; nước
cần thiết cho q trình sinh sản. Sự kết hợp của các giao tử hầu hết được thực hiện
trong môi trường nước, nước cần thiết cho quá trình trao đổi chất. Nước chứa trong
cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 - 90% khối lượng cơ thể sinh vật là
nước, có trường hợp nước chiếm tỷ lệ cao hơn, tới 98% như ở một số cây mọng
nước, ở ruột khoang (ví dụ: thủy tức).
Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ.
Nước là môi trường hồ tan chất vơ cơ và phương tiện vận chuyển chất vô cơ và
hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật.

Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Cuối cùng nước giữ vai trò tích cực trong việc phát tán nịi giống của các sinh
vật, nước cịn là mơi trường sống của nhiều lồi sinh vật.
1.1.2.3. Vai trò của nước đối với sản xuất phục vụ đời sống con người
Nước là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hầu hết các
l nh vực kinh tế, xã hội: từ nông nghiệp, công nghiệp, du lịch đến các vấn đề về sức
khỏe:
- Đối với nông nghiệp: Nước cần thiết cho cả chăn ni lẫn trồng trọt. Thiếu
nước, các lồi cây trồng, vật ni khơng thể phát triển được. Bên cạnh đó, trong sản
xuất nông nghiệp, thủy lợi luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Trong cơng tác
thủy lợi, ngồi hệ thống tưới tiêu cịn có tác dụng chống lũ, cải tạo đất…
- Đối với công nghiệp: Mức độ sử dụng nước trong các ngành công nghiệp là

10


rất lớn. Tiêu biểu là các ngành khai khoáng, sản xuất nguyên liệu công nghiệp như
than, thép, giấy…đều cần một trữ lượng nước rất lớn.
- Đối với du lịch: Du lịch đường sông, du lịch biển đang ngày càng phát triển.
Đặc biệt ở một nước nhiệt đới có nhiều sơng hồ và đường bờ biển dài hàng ngàn
kilomet như ở nước ta.
- Đối với giao thông: Là một trong những con đường tiềm năng và chiến lược,
giao thông đường thủy mà cụ thể là đường sơng và đường biển có ý ngh a lớn,
quyết định nhiều vấn đề không chỉ là kinh tế mà cịn là văn hóa, chính trị, xã hội của
một quốc gia.
Có thể thấy phần lớn các hoạt động kinh tế đều phụ thuộc rất nhiều vào tài
nguyên nước. Giá trị kinh tế của nước không phải lúc nào cũng có thể quy đổi thành
tiền, bởi vì tiền không phải là thước đo giá trị kinh tế, có những dịch vụ của nước
khơng thể lượng giá được nhưng lại có giá trị kinh tế rất lớn.
1.2. Quan niệm dấu chân nƣớc

1.2.1. Khái niệm
Dấu chân nước được định ngh a là tổng lượng nước dùng trong sản xuất hàng
hóa và dịch vụ được tiêu thụ bởi một cá nhân, cộng đồng hay được tạo ra bởi một
doanh nghiệp. Dấu chân nước của một quốc gia là tổng lượng nước dùng trong sản
xuất tất cả các hàng hóa và dịch vụ được cư dân của quốc gia đó tiêu thụ (Hoekstra
2003)[2.16]
Đơn vị tính của dấu chân nước là: m3 nước/đầu người/năm hay m3 nước/năm.
Lấy ví dụ: Làng A có 1.000 ha lúa nước, canh tác 2 vụ lúa/năm, năng suất lúa
cả năm là 8 tấn/ha, nhu cầu dùng nước của lúa nước là 10.000 m3/ha/năm. Như vậy,
dấu chân nước của sản xuất lúa tại làng A là 10.000 m3/ha x 1.000 ha = 10.000.000
m3 nước.
Khái niệm về dấu chân nước được sử dụng để mô tả các mối quan hệ trong
quản lý tài nguyên nước, ngoại thương và các vấn đề chính trị, chính sách và sử
dụng tài nguyên nước khi nó gắn với việc tiêu thụ nước của con người. Chúng được
dùng để minh họa cho ảnh hưởng thực tế của hoạt động kinh tế đến nước.

11


Dấu chân nước là một chỉ số về sử dụng nước cả trực tiếp và gián tiếp của một
người tiêu dùng hoặc nhà sản xuất.
Dấu chân nước của một cá nhân, cộng đồng, hoặc doanh nghiệp được định
ngh a là tổng lượng nước ngọt được sử dụng để sản xuất các hàng hoá và dịch vụ do
các cá nhân hoặc cộng đồng đó tiêu thụ hoặc tổng lượng nước ngọt được sử dụng để
doanh nghiệp sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đó.
Phân loại dấu chân nƣớc (theo Mạng lƣới dấu chân nƣớc - Water
footprint network)[3.10]
Dấu chân nƣớc xanh lá là lượng nước mà cây cối hấp thu có nguồn gốc
từ nước mưa và khơng bị ngấm vào lịng đất. Nó đặc biệt thích hợp cho nơng
nghiệp, làm vườn và lâm sản.

Dấu chân nƣớc xanh dƣơng là nước đã được lấy từ nguồn nước bề mặt
hoặc nước ngầm, bị bốc hơi hoặc nằm trong một sản phẩm. Nó bao gồm cả nước
lấy từ nguồn nước ngầm hoặc nước mặt và khơng quay trở lại nguồn đó, hoặc quay
trở lại vào thời điểm khác.
Dấu chân nƣớc xám là lượng nước ngọt cần thiết để đồng hóa các chất ơ
nhiễm để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng nước cụ thể. Các dấu chân nước xám
coi ô nhiễm nguồn điểm xả ra một nguồn tài nguyên nước ngọt trực tiếp thông qua
một đường ống hoặc gián tiếp thơng qua các dịng chảy hoặc rửa trôi từ đất, bề mặt
không thấm nước, hoặc các nguồn khuếch tán khác.
Cùng với nhau, các thành phần này cung cấp một bức tranh toàn diện về sử
dụng nước bằng cách phân định các nguồn nước tiêu thụ, hoặc như mưa ẩm/đất
hoặc bề mặt/nước ngầm, và khối lượng nước ngọt cần thiết cho sự đồng hóa của các
chất ô nhiễm.

1.2.2. Các nghiên cứu quốc tế và trong nước về dấu chân nước

12


1.2.2.1. Các nghiên cứu quốc tế
Trên thế giới, khái niệm dấu chân nước ngày càng được nghiên cứu và ứng
dụng rộng rãi. Các nghiên cứu có thể là nghiên cứu dấu chân nước cho một quốc
gia, cho một khu vực, hoặc cho một ngành, một công ty cụ thể... Các cơ quan
nghiên cứu cũng rất đa dạng theo các mục đích nghiên cứu. Trong đó, phải kể đến ở
đây là mạng lưới dấu chân nước toàn cầu Water footprint Netwwork - Một mạng
lưới chuyên nghiên cứu về dấu chân nước và theo dõi các dấu chân nước trong
mạng lưới kinh tế xã hội tồn cầu.
Chúng ta khơng thể liệt kê hết được những nghiên cứu trên thế giới. Tác giả
chỉ giới thiệu một số nghiên cứu tiêu biểu cho dấu chân nước phân theo quốc gia,
khu vực, các ngành kinh tế, một công ty và dấu chân nước của một sản phẩm...

Về nghiên cứu dấu chân nước quốc gia
 Nghiên cứu “National water footprint accounts: the green, blue and grey
water footprint of production and consumption” của tác giả M.M. Mekonen Twente Water Centre, University of Twente, Enschede, The Netherlands và A.Y.
Hoekstra - (Nguồn: Water footprint Netwwork)[2.19]. Nghiên
cứu này nghiên cứu đánh giá Tính tốn dấu chân nước của quốc gia gồm các dấu
chân nước: màu xanh lá cây, xanh dương và màu xám của sản xuất và tiêu thụ.
Nghiên cứu cho thấy khoảng một phần năm lượng nước toàn cầu trong giai
đoạn 1996 – 2005 không liên quan đến sản xuất để tiêu thụ trong nước mà xuất
khẩu. Khối lượng toàn cầu của tiết kiệm được từ thương mại quốc tế trong các sản
phẩm nông nghiệp nước tương đương với 4% lượng nước tồn cầu cho sản xuất
nơng nghiệp. Khối lượng tương đối lớn của các dòng chảy ảo quốc tế và các khoản
tiết kiệm nước quốc gia liên quan và phụ thuộc nước ngoài tăng cường tranh luận để
xem xét các vấn đề khan hiếm nước ở địa phương trong bối cảnh toàn cầu (Hoekstra
và Chapagain, 2008; Hoekstra, 2011).
Hai yếu tố xác định độ lớn của lượng nước tiêu thụ trong nước: (1) khối lượng
và hình thức tiêu dùng và (2) các dấu chân nước trên tấn sản phẩm tiêu thụ. Sau
này, trong trường hợp của các sản phẩm nơng nghiệp, phụ thuộc vào khí hậu, thủy

13


lợi và thực hành thụ tinh và sản lượng cây trồng. Các dấu chân nước trung bình tồn
cầu liên quan đến tiêu thụ là 1.385 m3/năm bình quân đầu người trong giai đoạn
1996 – 2005. Các nước cơng nghiệp có dấu chân nước trong khoảng 1250 – 2850
m3/ năm/đầu người, trong khi các nước đang phát triển cho thấy một phạm vi lớn
hơn nhiều của 550 – 3.800 m3/năm/đầu người. Các giá trị thấp cho các nước đang
phát triển liên quan đến khối lượng tiêu thụ thấp; các giá trị lớn chuyển đến dấu
chân nước rất lớn trên một đơn vị tiêu thụ. Nghiên cứu cung cấp thông tin quan
trọng về các dấu chân nước của các quốc gia, chia thành những loại dấu chân nước
(màu xanh lá cây, màu xanh hoặc màu xám) và ánh xạ ở độ phân giải không gian

cao. Báo cáo cho thấy các sản phẩm, các cộng đồng dân tộc khác nhau góp phần
tiêu thụ nước và ô nhiễm ở những nơi khác nhau. Những con số như vậy, có thể
hình thành một cơ sở quan trọng để đánh giá thêm về cách sản phẩm và người tiêu
dùng đóng góp cho vấn đề tồn cầu tăng trích nước ngọt trong bối cảnh nguồn cung
hạn chế và các vấn đề địa phương khai thác quá mức và suy thoái của các cơ quan
nước ngọt hay xung đột về nước.
 Nghiên cứu “The Swiss Water Footprint Report - A global picture of Swiss
water dependence”. Của tác giả: Felix Gnehm – tổ chức WWF Thụy S (Nguồn:
Water footprint Netwwork)[2.14]. Nghiên cứu về Các phúc lợi của Thụy S phụ
thuộc vào nguồn nước từ các nước khác được thực hiện bởi WWF phối hợp với
TTLKCK và Đại Học Pecialized, phối hợp với các nhóm liên ngành của cơ quan
Liên bang Thụy S liên quan đến vấn đề nước.
Về nghiên cứu dấu chân nước cho một khu vực
 Nghiên cứu “Regional Water Footprint Assessment: A Case Study of Leshan
City” của các tác giả: Rui Zhao, Hualing He, and Ning Zhang (Nguồn: Water
footprint Netwwork)[2.30]. Nghiên cứu này trình bày một đánh giá của các dấu chân
nước đô thị trong giai đoạn 2001 – 2012 bằng cách lấy thành phố Lạc Sơn, Trung
Quốc là một ví dụ điển hình. Các dấu chân nước được tính bằng tổng của các dấu
chân nước của các ngành khác nhau, ví dụ, sản xuất cây trồng, sản phẩm động
vật, q trình cơng nghiệp, thải nước, mơi trường sinh thái, và thương mại nước

14


ảo. Kết quả cho thấy rằng những dấu chân nước của các l nh vực khác nhau tăng
mức độ khác nhau từ 19% đến 55%, trong đó đã dẫn đến sự gia tăng của tổng
lượng nước 43,13% từ 2001 đến sản phẩm sản xuất và chăn nuôi năm 2012. Nông
nghiệp được xác định là ngành sử dụng nhiều nước nhất, chiếm khoảng 68,97%
tổng lượng nước. Các dấu chân nước trong khu vực Đông Bắc thành phố Lạc Sơn
là lớn hơn so với khu vực Tây Nam trong giai đoạn 1992 – 2012, dẫn đến một sự

mở rộng của các dấu chân nước ở các huyện Sha Wan và Wu Tongqiao do sự phát
triển của đơ thị hóa. Việc áp dụng các đánh giá lượng nước dự kiến sẽ cung cấp
cái nhìn sâu sắc vào việc cải thiện hiệu quả sử dụng nước đơ thị, và do đó hỗ trợ
trong việc quản lý tài nguyên nước tốt hơn.
Nghiên cứu “California’s Water Footprint” của các tác giả: Julian Fulton,
Heather Cooley và Peter H. Gleick (Nguồn: Water footprint Netwwork)[2.17]. Nghiên
cứu về dấu chân nước bang California của nước Mỹ năm 2012. Nghiên cứu đánh
giá tổng lượng nước của California là khoảng 7,89 km3 mỗi năm, hay 20 nghìn tỷ
gallon nước mỗi năm, mà là nhiều hơn gấp đơi so với các dịng kết hợp trung bình
hàng năm của hai con sơng lớn nhất của tiểu bang, các sông Sacramento và San
Joaquin. Dấu chân nước của California là tổng hợp của dấu chân nước tiêu thụ hàng
hóa nội bộ và dấu chân nước từ bên ngoài. Các dấu chân nước nội bộ là nước cần
thiết để làm cho các hàng hóa được sản xuất và tiêu thụ trong tiểu bang California,
cũng như việc sử dụng trực tiếp của nước bên trong nhà nước. Các dấu chân nước
bên ngoài bao gồm lượng nước cần thiết để làm ra hàng hóa nhập khẩu từ các nơi
khác và sau đó tiêu thụ tại California.
Về nghiên cứu dấu chân nước cho một lĩnh vực
 Nghiên cứu “Water footprints of cities – indicators for sustainable
consumption and production” của các tác giả H. Hoff, P. Döll, M. Fader, D. Gerten,
S. Hauser, S. Siebert (Nguồn: Water footprint Netwwork)[2.18][3.1]. Nghiên cứu phân
tích về dấu chân nước cho sản suất lương thực thực phẩm của một thành phố. Trong
nghiên cứu này phân biệt các dòng nước ảo màu xanh lá cây và màu xanh dương,
nhằm phân biệt những tác động của việc sử dụng nguồn nước từ nước mặt và nước

15


×