Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.71 KB, 3 trang )

Sở GD & ĐT Thanh Hoá
Trờng thpt nga sơn đề thi học kì I
Môn : Địa Lí 12
Năm học :2010-2011
Thời gian 45 phút
Câu1.(4điểm) Dựa vào átlát Việt Nam và kiến thức đã học em hãy:
1. Nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc?
2.Giả thích vì sao vùng núi Đông Bắc lại ảnh hởng của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất
ở nớc ta?
Câu1. (4điểm) Dựa vào bảng số liệu sau :
Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm.
Địa điểm
Nhiệt độ trung bình
tháng I (
o
C)
Nhiệt độ trung bình
tháng VII (
o
C)
Nhiệt độ trung
bình năm (
o
C)
Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2
Hà Nội 16,4 28,9 23,5
Vinh 17,6 29,6 23,9
Huế 19,7 29,4 25,1
Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8
Tp. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 26,9
Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam? Giải thích nguyên nhân?


Câu 3: (2điểm) Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trờng ở nớc ta là gì ? Vì sao ?
..Hết..
SỞ GD & ĐT THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGA SƠN ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I
Môn : Địa Lí 12
Năm học :2010-2011
C©u1.(4®iÓm)
1.(3®iÓm)
Đặc điểm Đông Bắc Tây Bắc Điểm
Giới hạn Tả ngạn Sông Hồng Nằm giữa sông Hồng vá sông Cả 0,5
Hướng núi Vòng cung Tây Bắc - Đông Nam 0,5
Cấu trúc, hình
thái
Gồm các dãy núi hướng vòng
cung, mở ra ở phía bắc và phía
đông, chụm lại ở Tam Đảo
Địa hình cao nhất cả nước, phía
đông là dãy Hoàng Liên Sơn,
đỉnh Phanxipang (3143m)
2
-Địa hình thấp dần từ tây bắc
xuống đông nam, những đỉnh núi
cao trên 2000m nằm trên vùng
thượng nguồn sông Chảy ,các
khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà
Giang, ở giữa là các vùng núi
thấp, độ cao 500-600m.
- Cao ở phia đông, phía tây là
các dãy núi trung bình chỵ dọc
biên giới Việt – Lào, ở giữa là

các dãy núi thấp, các sơn nguyên
và cao nguyên đá vôi từ Lai
Châu đến Thanh Hoá.
2. .(1điểm)
Vùng núi Đông Bắc chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc là do các dãy núi
có hướng vòng cung mở rộng phía bắc và chụm lại ở phía nam như để đón các đơt gió thổi
về.
Câu2. (4điểm)
a/ Nhận xét: 2điểm
-Nhìn chung nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam. 1điểm
-Nhiệt độ trung bình tháng VII không có sự chênh lệch nhiều giữa các địa phương.
1điểm
b/ Giải thích: 3điểm
-Miền Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên
các địa điểm có nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn các địa điểm ở miền Nam, tháng VII
miền Bắc không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên các địa điểm trên cả nước có
nhiệt độ trung bình tương đương nhau. 1điểm
-Miền Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mặt
khác lại nằm ở vĩ độ thấp hơn, có góc nhập xạ lớn, nhận được nhiều nhiệt hơn nên các địa
điểm ở miền Nam có nhiệt độ trung bình tháng I và cả năm cao hơn các địa điểm miền
Bắc. 1điểm
Câu3. (2điểm)
- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: 1điểm
+ Sự mất cân bằng của các chu trình tuần hoàn vật chất gây nên sự gia tăng bão lụt, hạn
hán…
Ví dụ: Phá rừng  đất bị xói mòn, rửa trôi, hạ mực nước ngầm, tăng tốc độ dòng chảy,
biến đổi khí hậu, sinh vật đe doạ bị tuyệt chủng…
- Tình trạng ô nhiễm môi trường: 1điểm
+ Ô nhiễm nguồn nước: do nước thải công nghiệp và sinh hoạt đổ ra sông hồ chưa qua xử
lý. 0.5điểm

+ Ô nhiễm không khí: ở các điểm dân cư, khu công nghiệp do khí thải của các nhà máy
công nghiệp, phương tiện giao thông đi lại…vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép.
0.25điểm
+ Ô nhiễm đất: do nước thải, rác thải sau phân huỷ đều ngấm xuống đất, do sản xuất nông
nghiệp. 0.25điểm

×