Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả phần mềm ACIS hỗ trợ hoạt động chuyển gửi bệnh nhân HIV từ các phòng khám ngoại trú tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHẦN MỀM ACIS HỖ TRỢ HOẠT </b>


<b>ĐỘNG CHUYỂN GỬI BỆNH NHÂN HIV TỪ CÁC PHÒNG KHÁM </b>



<b>NGOẠI TRÚ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>



<b>Quách Kim Ưng1<sub>*, Nguyễn Văn Tâm</sub>1<sub>, Nguyễn Thanh Huyền</sub>2<sub>, </sub></b>


<b>Lưu Hồ Thanh Tuấn2<sub>, Ngô Huy Đăng</sub>2<sub>, Tiêu Thị Thu Vân</sub>1</b>
<i><b>1</b><b><sub>Ủy ban phịng chống AIDS Thành phố Hồ Chí Minh</sub></b></i>
<i><b>2</b><b><sub>Sáng kiến Tiếp cận Y tế Clinton, Việt Nam</sub></b></i>


<b>TÓM TẮT</b>



Phần mềm hỗ trợ quản lý và theo dõi hoạt động chuyển gửi bệnh nhân HIV (ACIS) được đưa vào sử dụng
tại Tp.HCM từ tháng 4 năm 2015. Phân tích hồi cứu so sánh đánh giá hiệu quả của phần mềm ACIS trên
994 ca chuyển gửi bệnh nhân HIV từ các PKNT tại Tp.HCM từ tháng 1 – tháng 7/2015 cho thấy phần mềm
ACIS theo dõi 78% số ca chuyển gửi (n=1270), trong đó 91% ca bệnh nhân người lớn chuyển gửi giữa
các PKNT và 89% ca chuyển từ PKNT đến phòng khám lao đã được ghi nhận thành công. Việc sử dụng
phần mềm ACIS giúp làm giảm 36% số ca chuyển gửi mất dấu ở bệnh nhân người lớn (p=0,0017). Số ca
mất dấu trong nhóm bệnh nhi giảm 63% (p=0,058) và thời gian chuyển gửi trung bình giảm 50%. Các kết
quả đánh giá ban đầu về hiệu quả sử dụng phần mềm ACIS cho thấy việc sử dụng phần mềm giúp quản
lý ca chuyển gửi nhanh chóng dễ dàng, cho phép kết nối không cần điện thoại không chỉ giữa các cơ sở
HIV mà còn kết nối các cơ sở điều trị HIV và phòng khám Lao; đồng thời ACIS còn tự động trả phiếu phản
hồi chuyển gửi thông qua email. Từ các kết quả này, khuyến nghị Bộ Y tế, VAAC xem xét phối hợp các đối
tác triển khai mở rộng sử dụng phần mềm trên cả nước.


<b>Từ khoá: VAAC, ACIS, CSĐT, Mất dấu, Thời gian chuyển gửi trung bình </b>


*Tác giả: Quách Kim Ưng


Địa chỉ: Ủy ban phòng chống AIDS Thành phố HCM


Điện thoại: 0909800155


Email:


Ngày nhận bài: 13/08/2015
Ngày phản biện: 09/10/2015
Ngày đăng bài: 10/11/2015


<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>



Đến tháng 7 năm 2015, Thành phố Hồ Chí
Minh (Tp.HCM) hiện đang chăm sóc và điều trị
(CSĐT) cho 27.224 bệnh nhân HIV (trong đó
có 25.488 bệnh nhân đang điều trị ARV) tại 33
phòng khám ngoại trú (PKNT) và một số bệnh
viện của Tp.HCM. Tất cả các cơ sở y tế chăm
sóc bệnh nhân HIV tại Tp.HCM đã và đang đối
diện với tình trạng quá tải. Số lượng bệnh nhân
tối thiểu của 1 điểm điều trị ARV đã lên đến
800 bệnh nhân, một vài nơi lên đến hơn 1.800
bệnh nhân. Điều này đã tác động mạnh đến khả
năng thu dung và đảm bảo chất lượng CSĐT
cho bệnh nhân.


Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế (BYT),
Tp.HCM đã bắt đầu chuyển những bệnh nhân
HIV đang điều trị ổn định về địa phương. Thống


kê chuyển gửi bệnh nhân từ tháng 1/2012 đến
tháng 12/2014 [1], 16% các ca chuyển gửi bệnh


nhân nhi giữa Tp.HCM và 18 tỉnh phía Nam và
14% các ca chuyển gửi giữa các PKNT tại Tp.
HCM được ghi nhận mất dấu, thời gian chuyển
gửi trung bình trong nhóm bệnh nhân nhi là 29
ngày đã làm ảnh hưởng đến việc tiếp tục điều
trị tại cơ sở mới mặc dù trước khi thực hiện
chuyển gửi hầu hết các bệnh nhân đều được
cung cấp dịch vụ chu đáo, tồn diện. Ủy ban
phịng chống AIDS (UBPC AIDS) TPHCM
và Tiểu Ban điều trị khu vực phía Nam đều
xác định thách thức lớn nhất của chương trình
CSĐT HIV hiện nay là đảm bảo bệnh nhân
được điều trị liên tục, đặc biệt nguy cơ mất dấu
khi chuyển gửi bệnh nhân nhất là khi chuyển
bệnh nhân về địa phương họ đang sinh sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

năm 2014 của Cục Phòng, chống HIV/AIDS
(VAAC) [2], tỷ lệ bệnh nhân đồng nhiễm lao và
HIV được điều trị đồng thời đạt 72,4% (tương
đương với 2.800 bệnh nhân). Theo báo cáo chỉ
số cải thiện chất lượng (HIVQUAL) vòng 7
năm 2015 tại Tp.HCM, tỷ lệ bệnh nhân được
sàng lọc lao trong lần khám gần nhất chiếm tỷ
lệ rất cao 98,67%. Do đó, để tăng tỷ lệ điều trị
đồng thời cho bệnh nhân đồng nhiễm Lao và
HIV ngoài việc tăng cường công tác sàng lọc
lao tại các PKNT, cần phải tăng cường thêm
công tác quản lý các ca chuyển gửi bệnh nhân
từ phòng khám HIV sang phòng khám Lao
quận/huyện (PKL) để được chẩn đoán và được


đưa vào điều trị.


Phần mềm hệ thống tiếp cận thông tin y tế
(gọi tắt là ACIS) là phần mềm chạy trên trình
duyệt web có khả năng gửi tin nhắn tự động
nhằm cải thiện hoạt động kết nối, trao đổi thông
tin giữa các cơ sở y tế và bệnh nhân đã được
UBPC AIDS Tp.HCM và Sáng kiến Tiếp cận Y
tế Clinton (CHAI) phối hợp triển khai từ tháng
4/2014 tại 56 cơ sở điều trị (31 phòng khám
ngoại trú HIV và 25 phòng khám lao quận
huyện) với mục đích cải thiện quản lý hệ thống
chuyển gửi bệnh nhân HIV.


Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh
giá hiệu quả của phần mềm ACIS trong hỗ trợ
nâng cao công tác quản lý và theo dõi hoạt
động chuyển gửi bệnh nhân HIV tại Tp.HCM
trong giai đoạn vừa qua.


<b>II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>


<b>2.1 Đối tượng nghiên cứu</b>


Tất cả các ca chuyển gửi bệnh nhân (người
lớn và trẻ em) đã được tư vấn sử dụng dịch
vụ chuyển gửi được chuyển từ các PKNT đến
phòng khám Lao hay chuyển đến các PKNT
khác trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7
năm 2015 .



có phân tích trên toàn bộ các ca chuyển gửi
bệnh nhân HIV thông qua phần mềm ACIS
tại 31 PKNT của Tp.HCM (2)<sub> từ 1/1/2015 đến </sub>


31/7/2015 và so sánh với kết quả chuyển gửi
bệnh nhân HIVtrước khi triển khai phần mềm
ACIS (giai đoạn 2012-2014). Các ca chuyển
gửi được phân thành 2 nhóm: (i) nhóm bệnh
nhân HIV (người lớn và trẻ em) đã được tư vấn
sử dụng dịch vụ chuyển gửi được chuyển giữa
các PKNT để được tiếp tục CSĐT; (ii) nhóm
bệnh nhân HIV được chuyển từ PKNT HIV đến
các PKL để được chẩn đoán Lao hoặc được
điều trị Lao nếu đã được khẳng định mắc Lao.


Ba khái niệm chính trong nghiên cứu được
định nghĩa như sau:


• Ca chuyển gửi: Là các ca chuyển bệnh nhân
HIV đang được quản lý điều trị tại một PKNT và
được chuyển đi đến một PKNT khác để được tiếp
tục điều trị HIV hoặc được chuyển đến PKL với
mục đích chẩn đốn hoặc điều trị lao


• Chuyển gửi thành công: Là các ca đã được
xác nhận đã đến ở cơ sở tiếp nhận


• Ngày chuyển gửi: Là số ngày được tính
từ ngày chuyển bệnh nhân đến ngày bệnh nhân
được tiếp nhận tại cơ sở điều trị mới.



Các nhóm chỉ số cụ thể được đánh giá bao
gồm: (i) Độ bao phủ của phần mềm ACIS trên
tổng số ca chuyển gửi từ 31 PKNT HIV tại
Tp.HCM; (ii) Kết quả chuyển gửi thành công,
số ngày chuyển gửi trung bình bệnh nhân HIV
nói chung trước và sau triển khai phần mềm
ACIS; (iii) Tỷ lệ chuyển gửi thành cơng, số
ngày chuyển gửi trung bình trong nhóm bệnh
nhân người lớn và nhi nhiễm HIV tại Tp.HCM
có sử dụng ACIS và so sánh với kết quả trước
khi triển khai phần mềm ACIS; (iv) Kết quả
chuyển gửi thành cơng, thời gian chuyển gửi
trung bình các ca chuyển từ PKNT đến PKL.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>III. KẾT QUẢ</b>



Kết quả chuyển gửi 7 tháng đầu năm 2015,
phần mềm ACIS đã hỗ trợ chuyển gửi 994
(78%) ca trong số 1.270 ca chuyển đi từ các
PKNT, 22% số ca còn lại khơng được hệ thống
ghi nhận vì được chuyển đến những cơ sở chưa
triển khai ACIS. Đối với kết quả chuyển gửi


của nhóm bệnh nhân HIV nói chung và so sánh
với báo cáo tình hình chuyển gửi bệnh nhân
ARV tại Tp.HCM từ 1/2012 đến 6/2014 [1] cho
thấy ACIS đã giúp tăng tỷ lệ chuyển gửi thành
công từ 86% lên 91% (p = 0.0016). Hay nói
cách khác phần mềm ACIS giúp giảm 36% số


ca mất dấu khi chuyển gửi bệnh nhân HIV đến
các PKNT để được tiếp tục điều trị.


<b>Bảng 1. Kết quả chuyển gửi bệnh nhân HIV (bao gồm người lớn, trẻ em) </b>
<b>đến các phòng khám ngoại trú khác so sánh trước và sau khi triển khai ACIS</b>


<b>Nội dung</b> <b>Trước ACIS</b> <b>Sử dụng ACIS</b>


<b>(1/2012 – 6/2014)</b> <b>(1/2015 – 7/2015)</b>


Số ca chuyển 4247 485


Số ca thành công 3.691 (86%) 442 (91%)


So sánh kết quả chuyển gửi 7 tháng đầu năm
2015 của nhóm bệnh nhân nhi nhiễm HIV chuyển
đến các PKNT khác với thống kê báo cáo tình
hình chuyển gửi bệnh nhân nhi điều trị ARV từ
1/2012 đến 9/2014 [1] cho thấy tỷ lệ chuyển gửi
thành công tăng từ 84% lên 94% (p=0,058). Hay
nói cách khác số ca mất dấu khi chuyển gửi bệnh


nhân nhi nhiễm HIV đến các PKNT đã giảm 63%.
Con số này khá ấn tượng tuy nhiên vẫn chưa đủ
căn cứ khoa học để kết luận việc sử dụng phần
mềm ACIS tác động như thế nào đến kết quả
này, cần thêm thời gian và theo dõi thêm nhiều
ca chuyển gửi bệnh nhân nhi hơn nữa để đánh giá
hiệu quả của phần mềm ACIS.



<b>Bảng 2. Kết quả chuyển gửi bệnh nhân nhi nhiễm HIV đến các phòng khám </b>
<b>ngoại trú khác so sánh trước và sau khi triển khai ACIS</b>


<b>Nội dung</b> <b>Trước ACIS</b>


<b>(1/2012 – 9/2014)</b>


<b>Sử dụng ACIS</b>
<b>(1/2015 – 7/2015)</b>


Số ca chuyển 214 62


Số ca thành công 180 (84%) 58 (94%)


So sánh trước và sau khi sử dụng phần mềm
ACIS trong nhóm bệnh nhân nhi, nhận thấy
có sự thay đổi rất lớn trong thống kê “số ngày
trung bình” của các ca chuyển gửi thành công.
Sau khi triển khai phần mềm ACIS số ngày
chuyển gửi trung bình đã giảm 50% so với ban


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Bảng 3. Thời gian trung bình và trung vị ca chuyển gửi thành cơng </b>
<b>trong nhóm bệnh nhân nhi nhiễm HIV</b>


<b>Nội dung</b> <b>Trước ACIS</b>


<b>(1/2012 – 9/2014)</b>


<b>Sử dụng ACIS</b>
<b>(1/2015 – 7/2015)</b>



Số ngày trung bình 29 15


Số ngày trung vị 17 6


Dữ liệu báo cáo chuyển gửi từ tháng 1/2012
đến tháng 6/2014 cho thấy thời gian chuyển gửi
bệnh nhân có cải thiện, 61% bệnh nhân trong
nhóm chuyển gửi thành cơng (485 bệnh nhân) đã
đến cơ sở mới trong vòng 1 tháng mặc dù số ngày
chuyển gửi trung bình là 22 ngày cao hơn so với
trước khi sử dụng ACIS (18.3 ngày). Con số này
tùy thuộc vào cách thức nhân viên y tế bấm nút
tiếp nhận bệnh nhân trên phần mềm. Theo như qui
trình hướng dẫn tiếp nhận bệnh nhân trên phần
mềm ACIS, nhân viên y tế phải kiểm tra đối chiếu


thông tin bệnh nhân trước khi bấm nút tiếp nhận.
Tuy nhiên, theo quan sát về thực hành sử dụng
phần mềm ACIS từ các chuyến hỗ trợ kĩ thuật tại
cơ sở, có thể do lượng bệnh nhân tại các điểm điều
trị nhiều nên các nhân viên y tế có thói quen tập
hợp nhiều ca tiếp nhận lại và bấm tiếp nhận vào
một ngày khác sau ngày tiếp nhận thực sự. Con
số này sẽ chính xác tuyệt đối khi phần mềm ACIS
được tích hợp hồn tồn với phần mềm bệnh án
điện tử quản lý bệnh nhân HIV (eClinica) đã được
triển khai tại 27 PKNT tại Tp. HCM.


<b>Bảng 4. Thời gian chuyển gửi bệnh nhân HIV đến PKNT mới</b>



<b>Nội dung</b> <b>Trước ACIS</b>


<b>(1/2012 – 6/2014)</b>


<b>Sử dụng ACIS</b>
<b>(1/2015 – 7/2015)</b>


Đến trong tháng 2.207 (51%) 294 (61%)


Đến sau 1 tháng 1.314 (31%) 137 (28%)


Đến sau 2 tháng 170 (4%) 11 (2%)


Số ngày trung bình 18 22


Số ngày trung vị 15 14


Kết quả hoạt động chuyển gửi bệnh nhân từ
PKNT đến PKL cho thấy 89% các ca chuyển
gửi thành cơng và số ngày trung bình để đến
PKL là 3 ngày so với 12 ngày từ PKL đến với
PKNT. Sự khác biệt này khơng có gì ngạc nhiên


vì tình trạng lo sợ bị kỳ thị của bệnh nhân lao
nhiễm HIV vẫn tồn tại trong cộng đồng và
ngoài xã hội do đó bệnh nhân mắc lao có đồng
nhiễm HIV rất e dè tiếp cận với cơ sở điều trị
HIV.



<b>Bảng 5. Kết quả chuyển gửi bệnh nhân HIV đến tổ chống lao</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>IV. BÀN LUẬN </b>



Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam
nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng phần mềm
ACIS trong can thiệp tăng cường hiệu quả hệ
thống chuyển gửi bệnh nhân HIV. Kết quả ban
đầu của nghiên cứu rất khả quan. Kết quả đã
cho thấy sau 1 năm triển khai sử dụng phần
mềm ACIS tại 31 PKNT tại Tp.HCM, phần
mềm đã giúp nhân viên y tế quản lý tốt hoạt
động chuyển gửi bệnh nhân HIV, những người
có nhu cầu tiếp tục điều trị tại cơ sở khác hoặc
cần được chẩn đoán và điều trị lao tại các PKL.
Trong 7 tháng đầu năm 2015 vẫn còn 22%
số ca chuyển gửi tại Tp.HCM không được
hệ thống ACIS ghi nhận vì được chuyển đến
những cơ sở chưa triển khai ACIS do đó rất cần
sự chỉ đạo của VAAC và phối hợp, hỗ trợ của
CHAI và các tổ chức khác để mở rộng phần
mềm ACIS ra các tỉnh khác để phần mềm có
thể hỗ trợ 100% các ca chuyển gửi, tiến tới xóa
bỏ tồn bộ hệ thống chuyển gửi giấy hiện tại.


Phần mềm ACIS trước mắt đã giúp nhân
viên y tế tại TPHCM tiết kiệm thời gian trong
việc gọi điện thoại nhắc bệnh nhân đến đăng
ký nơi tiếp nhận, chuyển trả phiếu phản hồi kết
quả chuyển gửi cho đơn vị chuyển cũng như


xuất báo cáo chuyển gửi. Tuy nhiên để phát huy
hết chức năng của phần mềm ACIS và khuyến
khích nhân viên y tế áp dụng đúng qui trình
chuyển gửi bệnh nhân trên ACIS, cần phải đẩy
nhanh tiến độ kết nối phần mềm ACIS với phần
mềm bệnh án điện tử quản lý bệnh nhân HIV
(eClinica) đã được triển khai tại 27 PKNT tại
Tp.HCM để nhân viên y tế không phải sử dụng
đồng thời 2 phần mềm và không phải mất thời
gian nhập lại dữ liệu bệnh nhân cần chuyển gửi
cũng như phải tiếp nhận bệnh nhân 2 lần trên 2
phần mềm khác nhau.


Tương tự như thế đối với cải thiện chuyển
gửi bệnh nhân giữa 2 chương trình điều trị HIV
và Lao, việc kết nối phần mềm ACIS với phần


mềm Vitimes (phần mềm quản lý bệnh nhân
Lao thường) là cần thiết để giảm thời gian nhập
liệu thông tin bệnh nhân lên phần mềm ACIS.


Ngoài ra kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ
lệ chuyển gửi thành công và thời gian chuyển
gửi trung bình của các ca chuyển gửi, và đây
là cơ sở để các nhà quản lý rà sốt lại và có
những điều chỉnh cụ thể để hoạt động chuyển
gửi được cải thiện hiệu quả hơn. Cụ thể, hiện
tại mỗi bệnh nhân chưa đến sẽ được nhận 5 tin
nhắn nhắc nhở được gửi theo thời gian khác
nhau trong suốt 30 ngày chuyển gửi, và kết quả


về thời gian chuyển gửi trung bình thu được
từ nghiên cứu là cơ sở để các nhà quản lý và
đối tác triển khai phần mềm cân nhắc và điều
chỉnh lại thời gian gửi tin nhắn, và số lượng tin
nhắn gửi đi để tiết kiệm chi phí tin nhắn cho hệ
thống.


<b>V. KẾT LUẬN</b>



Phần mềm ACIS đã đóng góp rất lớn cho
việc quản lý và theo dõi hoạt động chuyển gửi
của bệnh nhân HIV. Qua đó, hỗ trợ bệnh nhân
tuân thủ điều trị liên tục nhằm khống chế tình
trạng kháng thuốc trong bối cảnh nguồn lực
cho chương trình phịng chống AIDS đang bị
cắt giảm mạnh mẽ (mục tiêu thứ 3 trong mục
tiêu 90-90-90). Kết quả khả quan của nghiên
cứu sẽ là động lực giúp Bộ Y tế xem xét việc
thu hút thêm sự tham gia của các đối tác trong
việc thúc đẩy triển khai mở rộng phần mềm đến
tất cả cơ sở điều trị HIV, Lao và dự phòng lây
truyền mẹ con trên toàn quốc.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>



1. Ủy ban phịng chống AIDS Tp.HCM, Báo cáo tình
hình chuyển gửi ARV tại Tp.HCM giai đoạn tháng
1/2012 đến tháng 6/2014.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>EVALUATING THE EFFECTIVENESS OF ACCESS TO CARE INFORMATION </b>



<b>SYSTEM (ACIS) WAS IMPLEMENTED TO SUPPORT REFERRALS OF HIV </b>


<b>PATIENTS FROM OUTPATIENT CLINICS IN HO CHI MINH CITY</b>



<b>Quach Kim Ung1<sub>, Nguyen Van Tam</sub>1<sub>, Nguyen Thanh Huyen</sub>2<sub>, </sub></b>


<b>Luu Ho Thanh Tuan2<sub>, Ngo Huy Dang</sub>2<sub>, Tieu Thi Thu Van</sub>1</b>
<i><b>1</b><b><sub>Ho Chi Minh City AIDS Committee</sub></b></i>


<i><b>2</b><b><sub>Clinton Health Access Initiative, Vietnam</sub></b></i>


Access to care information system (ACIS)
was implemented in Ho Chi Minh City
(HCMC) in April 2014 to support referrals of
HIV patients. A retrospective analysis
com-paring 994 referrals from/to HIV Outpatient
Clinics (OPC) using ACIS in HCMC between
January-July 2015 found that ACIS was used to
track 78% (n=1270) of all referrals andreferral
success rates for adult patients using ACIS were
high: OPC-OPC in HCMC: 91% and OPC-TB
in HCMC: 89%; ACIS reduced adult LTFU
rates by 36% (p = 0.0017). ACIS significantly
reduced pediatric LTFU by 63% (p=0.058) and


referral time by 50% among OPC-OPC
refer-rals. These positive findings affirm ACIS’s
ef-fectiveness and efficiency in tracking referrals
by facilitating communications among HIV
and TB sites through auto-generated SMS/
email notice of referral results and reducing


the need for handwritten referral slips and/or
phone calls. The early results show promise
and constitute evidence that the Ministry of
Health should scale-up ACIS nationwide.


<b>Keywords: VAAC, ACIS, Care & </b>


</div>

<!--links-->

×