Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Ðể có kịch bản hấp dẫn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.18 KB, 14 trang )

Ðể có kịch bản hấp dẫn


Kịch bản văn học đóng vai trò như thế nào trong việc hình thành một tác
phẩm điện ảnh? Ðây là một vấn đề được tranh luận từ lâu. Tác giả bài viết cho
rằng, kịch bản điện ảnh không những phải có cái để cho người ta xem mà còn
phải tạo cho người ta một không gian của sức tưởng tượng, khám phá và tiếp
nhận.


Vào những năm 50 của thế kỷ trước, một nhà điện ảnh Pháp cho rằng, tác
giả đích thực của điện ảnh là đạo diễn chứ không phải biên kịch. Năm 1961, một
nhà phê bình điện ảnh người Mỹ, sau khi lựa chọn từ 138 bộ phim lấy 14 bộ phim,
rồi từ đó lựa ra năm bộ phim gọi là kiệt tác. Thông qua các kiệt tác này, nhà phê
bình điện ảnh cho rằng người sáng tác thông qua hình thức của bộ phim để biểu
đạt tâm trạng của mình. Người sáng tác để cho người xem tự mình tìm cách nhận
biết tâm trạng ấy. Người sáng tác không làm công việc kể chuyện. Có nghĩa là
người xem không thấy câu chuyện, không thấy số phận nhân vật. Người xem chỉ
thấy tác giả. Tác giả của phim ở đây được hiểu là đạo diễn.

Nếu đúng như vậy thì kịch bản văn học chỉ có giá trị như một sự gợi ý,
cung cấp cho đạo diễn những ý tưởng ban đầu và đạo diễn có thể mặc sức "viết
lại" mà không hoàn toàn chịu sự chi phối của kịch bản văn học. Nhưng cũng có
một cách nhìn nhận khác. Một nhà viết kịch bản điện ảnh nổi tiếng của khu vực
cho rằng, nhà văn viết kịch bản là nhà thiết kế, đạo diễn là kiến trúc sư. Không có
"thiết kế" của nhà biên kịch thì làm sao có "bản vẽ" của đạo diễn.

Những tác phẩm điện ảnh của đạo diễn Trương Nghệ Mưu đều được dựa
trên những tác phẩm văn học, và đều do nhà văn viết kịch bản. Bộ phim mới nhất
của Phùng Tiểu Cương :Thiên hạ vô tặc có số lượng bản được in ra là 400,
(phim Ðiện thoại di động chỉ có 300 bản), được chuyển thể từ một truyện ngắn,


do một tốp bốn nhà biên kịch cùng chuyển thể.

Vậy kịch bản điện ảnh có vị trí như thế nào? Nếu công nhận kịch bản văn
học là "bản thiết kế" thì kịch bản phải có những yếu tố gì? Chúng ta ai cũng biết
rằng, nhà văn không thể viết được kịch bản nếu không có vốn sống, không có sự
từng trải, không có sự lao động cật lực, không có sự chiêm nghiệm và đặc biệt là
không có tư tưởng.

Viết kịch bản văn học điện ảnh về thực chất là viết về con người, viết về
tình cảm, viết về tâm hồn của một con người hiện thực trước đời sống hiện thực, là
viết về xung đột của con người với thế giới quan niệm cũ, với thế giới tâm linh của
mỗi người. Viết về con người cũng là viết về lịch sử nhân cách, lịch sử mối quan
hệ giữa người với người, viết về những mâu thuẫn không ngừng được giải quyết
và không ngừng nảy sinh.

Ðấy là nói chung. Ðể hình thành một kịch bản văn học với tham vọng đạt
được những điều như trên vừa nói, nhà văn phải xây dựng được một hệ thống tình
tiết thông qua một cốt chuyện phong phú.

Kịch bản hấp dẫn khác với kịch bản hay. Hấp dẫn nghĩa là sức hút: sự ly kỳ,
éo le, sự lệch chuẩn, kỹ xảo mới, diễn viên đẹp (tác phẩm điện ảnh)... đều có sức
hấp dẫn. Tuy nhiên không hẳn cứ phim thu hút người xem đã là phim hay. Hay
không đồng nghĩa với hấp dẫn. Phim hay không thể định nghĩa bằng vài ba câu,
nhưng hiển nhiên là một khái niệm trong đó bao hàm cả hấp dẫn. Hay ấy là sự
sáng tạo, ấy là sự phát hiện có sức lay động hồn người, đem lại cho người xem
khoái cảm thẩm mỹ và sức mạnh tư tưởng.

Chúng ta nói kịch bản điện ảnh hấp dẫn tức là đã thu hẹp vấn đề. Chúng ta
chú ý đến việc lôi kéo khán giả đến rạp, tức đang tập trung sức chú ý đến thu hồi
vốn để tái sản xuất.


Ở những nước có nền công nghiệp điện ảnh, dường như người ta ít tổ chức
thi sáng tác kịch bản mà tiến hành xây dựng dự án, hoạch định kịch bản. Ðể hoạch
định một bộ phim người ta phải tập trung một lực lượng đông đảo của nhiều ngành,
phải làm rõ được rất nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là nguồn vốn và thị
trường. Trên cơ sở vốn đầu tư và thị trường tiến hành hoạch định sản xuất phim
trong đó đặc biệt phải chú ý đến các vấn đề: Những vấn đề người xem quan tâm;
khuynh hướng thẩm mỹ, đạo đức, tập quán, những quan niệm về giá trị dân tộc;
phương hướng mỹ học, giải trí của quần chúng; những đặc điểm tâm lý, sự hứng
thú khả năng tiếp thu theo bản năng hoặc không bản năng; đối tượng rộng hẹp.

Lẽ dĩ nhiên trước hết là lựa chọn đề tài. Những đề tài tương đối hấp dẫn,
được nhiều nền điện ảnh khai thác là các loại đề tài: đề tài lịch sử; đề tài đời
thường; đề tài cảnh sát; đề tài chống tham nhũng; đề tài xã hội đen.

Phim của ta cũng đề cập nhiều đề tài, nhưng nhiều phim chưa thật hấp dẫn,
theo thiển ý của chúng tôi có lẽ còn thiếu: Một cốt truyện hay, đầy xung đột và
kịch tính; thiếu tính hài hước, châm biếm; tiết tấu chậm...

Thử nêu một thí dụ: Theo nghiên cứu của các nhà điện ảnh Trung Quốc,
những năm gần đây, thế hệ đạo diễn trẻ nước này thường tập trung làm những
phim nói về sự mất mát. Trong những phim này, khởi đầu là sự mất mát, chẳng
hạn mất súng, mất người yêu, mất tự do. Mất thì phải đi tìm, mất tình yêu phải đi
tìm lại tình yêu, mất tự do phải tìm lại tự do. Trong quá trình đi tìm lại cái đã mất,
nảy sinh sự lo lắng, sự bất an và nảy sinh những kinh nghiệm, những bài học. Kết
cục là sự đứt gẫy: cái mất có tìm lại được cũng không như cũ. Cuộc sống bình
thường bị phá vỡ, những nỗi lo lắng treo lơ lửng. Ðời sống bị đứt đoạn. Lịch sử bị
đứt đoạn... Như vậy xung đột luôn được giải quyết và luôn nảy sinh, như thế tạo
nên sự hấp dẫn...


Hoặc như đạo diễn Phùng Tiểu Cương lại chuyên làm phim về đề tài đời
sống đô thị với những con người tầm thường. Ðô thị là sự phồn hoa, là đầy hấp
dẫn, nhưng cũng nhiều nguy cơ và nguy hiểm. Những nhân vật tầm thường của
Phùng Tiểu Cương với những giấc mộng "anh hùng mới" gần gũi, thân mật và
đáng yêu nhờ đó mà thu hút người xem.

Nếu như tiểu thuyết là nghệ thuật của ngôn từ thì điện ảnh là nghệ thuật của
hình ảnh và âm thanh, đánh vào thị giác và thính giác của người xem, vì thế kịch
bản điện ảnh không những phải có cái để cho người ta xem mà còn phải tạo cho
người ta một không gian của sức tưởng tượng, khám phá và tiếp nhận, tính ẩn hiện
đa nghĩa là không thể thiếu.
Phương pháp tạo dựng kịch bản kinh điển

Thoạt đầu việc xây dựng các tình tiết trong kịch bản dường như khiến
bạn nản lòng, nhưng vào thời điểm kịch tính , đặc biệt trong các bộ phim phát
sóng vào giờ cao điểm thì đều có một mẫu kịch bản chung .
Đó là sự hiểu biết sâu sắc của bạn về tính cách nhân vật , sự khéo léo trong
các đoạn đối thoại , óc sáng tạo trong những câu chuyện kể và ẩn sâu bên trong
chúng là sức sáng tạo vô biên vượt xa so với bất kì một điều lệ nào . Nhưng tôi
cảm thấy rằng việc sử dụng một khuôn mẫu cơ bản có thể thực sự giải phóng tài
năng nghệ thuật của người nghệ sĩ bởi vì bạn không phải lo lắng liệu cái khung
nằm bên dưới kịch bản có được giữ vững hay không.
Ban đầu , tôi từng khuyên các sinh viên phải cố gắng chia sẻ ý tưởng đúng
đắn của họ và giữ lại trách nhiệm cho bản thân – đó là sự sáng tạo và sự giải thích .
Chúng tôi biết phải làm thế nào khi chúng tôi là những người nghệ sĩ, sẵn sàng
chạy ra khỏi những cảnh hoạt động náo nhiệt , hay sự phát triển mãnh liệt và

×