Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phương pháp tạo dựng kịch bản kinh điển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.18 KB, 10 trang )

Phương pháp tạo dựng kịch bản
kinh điển

Thoạt đầu việc xây dựng các tình tiết trong kịch bản dường như khiến
bạn nản lòng, nhưng vào thời điểm kịch tính , đặc biệt trong các bộ phim phát
sóng vào giờ cao điểm thì đều có một mẫu kịch bản chung .
Đó là sự hiểu biết sâu sắc của bạn về tính cách nhân vật , sự khéo léo trong
các đoạn đối thoại , óc sáng tạo trong những câu chuyện kể và ẩn sâu bên trong
chúng là sức sáng tạo vô biên vượt xa so với bất kì một điều lệ nào . Nhưng tôi
cảm thấy rằng việc sử dụng một khuôn mẫu cơ bản có thể thực sự giải phóng tài
năng nghệ thuật của người nghệ sĩ bởi vì bạn không phải lo lắng liệu cái khung
nằm bên dưới kịch bản có được giữ vững hay không.
Ban đầu , tôi từng khuyên các sinh viên phải cố gắng chia sẻ ý tưởng đúng
đắn của họ và giữ lại trách nhiệm cho bản thân – đó là sự sáng tạo và sự giải thích .
Chúng tôi biết phải làm thế nào khi chúng tôi là những người nghệ sĩ, sẵn sàng
chạy ra khỏi những cảnh hoạt động náo nhiệt , hay sự phát triển mãnh liệt và
nhanh chóng của xúc cảm . Khi cảm xúc mạnh mẽ xâm chiếm những khoảnh khắc
này thì đấy chính là những món quà , và nếu bạn cảm thấy xúc động bởi một cuộc
đụng độ nẩy lửa giữa các nhân vật trong phim thì bạn phải mạnh dạn viết lại
những cảm xúc hay những điều không thích . Dù sao cách viết tốt nhất là phải cố
gắng nắm bắt được thời cơ. Nhưng sau đó bạn hãy đặt bài viết của mình sang bên
cạnh và quay trở lại với kĩ năng viết kịch bản kinh điển .
Thậm chí nếu bạn có thể viết như thế nào đó ở trang đầu và giữ nguyên
cách sáng tạo đơn lẻ như vậy cho đến trang thứ 60 ( và tôi không tin rằng bất kì ai
có thể làm được như vậy ) .Kịch bản phim truyền hình nhiều tập không làm như
vậy . Bạn sẽ phải cộng tác với các đồng nghiệp và đưa ra một bản đề cương chi
tiết hoặc những nét phác thảo chính trước khi viết kịch bản chính thức .
Kịch tính
Trước khi chúng ta tiến xa hơn nữa , hãy để tâm đến sự tự nhiên của một
cảnh trong kịch bản phim , tôi chắc chắn rằng các bạn đã được học điều này trong
quá trình học viết kịch bản hay trong các cuốn sách chuyên nghành . Một cảnh


phim kịch tính là nền tảng cần thiết , vững chắc của kịch bản phim và cũng có thể
là một cấu trúc điện ảnh hoàn chỉnh . Điều đó có nghĩa là mỗi một cảnh phim có
một sự thúc đẩy đối với nhân vật chính khiến họ phải hành động xuyên suốt bộ
phim và đẩy họ vào xung đột kịch tính với các phe đối lập . Sự thúc đẩy nhân vật
chính diễn ra phải thường xuyên . Đó chỉ là sự trình bày cơ bản của một biểu đồ
kịch tính trong kịch bản phim . Nếu bạn bị mắc kẹt ở một chi tiết nào đó , bạn hãy
tạo một bước đột phá và làm tỉnh táo bản thân bằng cách viết lại mỗi cảnh phim
trước khi bạn chiếu nó trên ti vi .
Cách xây dựng các kịch tính trong kịch bản phim truyền hình không dễ hơn
chút nào so với kịch bản sân khấu , mặc dù nó ngắn hơn . Thực sự kịch bản phim
truyền hình khó hơn bởi vì nó yêu cầu tất cả các yếu tố như nhau phải được làm cô
đọng , súc tích trong một dạng thắt chặt hơn .
Khi bạn nhìn vào những trang kịch bản đơn giản , bạn sẽ nhận ra những con
số ở bên cạnh . Nó được phát sinh một cách tự động hóa bởi phần mềm viết kịch
bản trên máy vi tính để chuẩn bị cho “ kịch bản quay hoàn chỉnh ” (đó chính là
bản thảo cuối cùng chuyển đến cho nhà sản xuất ) . Nhưng bạn không nên để
những con số trong bản thảo giới thiệu . Tôi thường sử dụng những con số để nối
kết những chi tiết có liên quan trong kịch bản ( và bởi vì điều này thực sự xuất
phát từ những kịch bản quay ) . Những con số trong kịch bản biểu thị “ Slug
Lines ” ( những dòng viết vắn tắt ) hay còn được gọi là “Scene Headíng ” ( những
cảnh nhỏ ) , nhưng chúng không phải là những cảnh gây cảm giác xúc động mà tôi
thường sử dụng . Lấy một ví dụ , một cảnh quay ngắn được thiết lập bên ngoài
một tòa nhà cao tầng chưa chắc đã là một cảnh gây kịch tính, mặc dù đó là địa
điểm mà đoàn làm phim đã lên kế hoạch quay . Theo ý kiến của chúng tôi , một
điểm gây kịch tính cũng có thể sẽ tạo nên một kịch bản hoàn thiện . Đó sẽ là chiếc
chìa khóa mở từng nút thắt của câu chuyện . Bạn sẽ thấy thêm được nhiều ví dụ
khác khi tôi nói về từng phân đoạn của kịch bản .
Tình tiết A,B,C.
Chúng ta sẽ xem xét một buổi chiếu sử dụng cách kể chuyện tương tự .
Trong ví dụ tiêu biểu này, có ba tuyến cốt truyện không phải là những tình tiết

phụ , nhưng mỗi hội đồng thẩm duyệt đều có một bản phác thảo các chi tiết chính .
Bởi vì chúng xuất hiện trong phạm vi nơi diến ra các hoạt động - một khu vực của
thám tử New Ỷork – và chúng là điểm nổi bật của bố cục câu chuyện , đôi khi
những câu chuyện này được đan xen , pha trộn , có đôi khi lại được để cạnh nhau.
Rõ ràng , trong một phong cách nghệ thật và lối diễn đạt văn phong các tình tiết đã
góp pần tạo nên một bộ phim hay , và bạn có thể tìm thấy sự liên kết các chủ đề
của các câu chuyện trong phạm vi một tập phim.
Tình tiết lớn nhất ( gây tiếng vang nhất ) được gọi là “ A” . Tình tiết quan
trọng thứ hai được gọi là “ B ” . Và “ C ” tình tiết thứ ba đôi khi để làm nổi bật
tính hài hước trong một bộ phim quá nghiêm chỉnh , hay có thể thúc đẩy bộ phim
nhanh hơn , như một đoạn có định kì hoặc đưa ra vấn đề khéo léo .
Không giống với bất kì sự mô tả nào về phương pháp viết kịch bản , những
điểm đặc biệt , độc đáo này phải có khả năng dễ thuyết phục . Nằm trong số những
sự biến đổi , bạn có thể tìm thấy tình tiết A và B ngang bằng nhau về mặt sức ảnh
hưởng , chỉ ra cho chúng ta thấy đâu là tình tiết C trong một tập phim , đâu là hạt
giống khởi nguồn chi tiết chủ yếu trong những tập phim tiếp theo sau , và có đến
ba câu chuyện ngắn xảy ra trong một tập phim . Một lần nữa , tôi sẽ giới thiệu cho
các bạn một đề cương kịch bản toàn diện nhất , không nằm ngoài quy luật của
chúng .
Một số sêri phim có nhiều hơn ba tình tiết chính . Và một số phim khác lại
chỉ có tình tiết “ A ” . Bộ phim “ Monk ”(thầy tu ) và “X- File ” ( Hồ sơ tuyệt mật)
là một ví dụ điển hình .Trước khi bạn xem xét một bộ phim bạn nên nắm bắt cấu
trúc một cách cẩn thận .
Mỗi một sêri phim có những cách thể hiện riêng của chúng , nhưng tôi
muốn đề cập đến một khung lưới có điểm chung nhất phù hợp với những buổi phát
sóng trên truyền hình . Tôi sử dụng nó để chia những bộ phim tiêu biểu thành
những phần nhỏ để nghiên cứu trong lớp của tôi , và đây là một đoạn trống bạn có
thể áp dụng vào những trích đoạn được in trong chương này . Để thực hành tốt
công việc này bạn nên cố gắng thử viết nó trong khi bạn đang xem ti vi.
Một tập phim 60 phút có cấu trúc bốn hồi . Hãy nhớ lại trong chương

“ Những đặc điểm của phim truyền hình nhiều tập ” những bộ phim mang tính
chất thương mại chỉ diễn ra đại khái trong khoảng 13 đến 15 phút . Việc ngắt bộ
phim từ phút 15 đến phút thứ 60 được chia ra thành bốn hồi. Ngày nay , một bộ
phim hoàn chỉnh không chiếu quá 60 phút , thậm chí ít hơn 50 phút để mang lại
những lợi nhuận nhất định. Và mỗi hồi không thực sự phải đúng 15 phút , chỉ
khoảng 12 phút . Đối với một kịch bản hoàn chỉnh , hồi thứ nhất kết thúc khoảng
trang thứ 17 hoặc 18 nếu bộ phim có những vấn đề hóc búa ( có nhiều vấn đề hóc
búa trong một phút ) . Hồi thứ hai kết thúc ở trang thứ 30 , hồi thứ ba kết thúc ở
trang 45 và hồi thứ tư kết thúc ở trang 60.
Trên khung lưới biểu thị bạn sẽ thấy số 1 đến số 7 . Những số này là các
cảnh trong mỗi hồi . Tại sao lại là 7 ? Bạn sẽ thấy không phải lúc nào cũng là 7
cảnh . Trên thực tế trong một vài trường hợp, 5 cảnh liên tục có thể có trong một
hồi , và trong “đoạn miêu tả ngắn ” chỉ cho bạn thấy đâu là những cảnh nhanh .
Vấn đề cơ bản của đoạn 7 cảnh là cảnh 2 phút . Quay trở lại với số học , nếu một
hồi khoảng 14 phút thì mỗi cảnh khoảng 2 phút , 14 chia 2 bằng 7 .
Cảnh hai trang :
Tôi thường sử dụng cảnh hai trang như là một phần mục đích nào đó cho
các sinh viên , do sự thiếu kinh nghiệm của các nhà viết kịch bản nên việc hoàn
thành chi tiết kịch tính trong một vài trang là hoàn toàn khó khăn , và khi họ viết
dài hơn hai trang , các cảnh trong kịch bản của họ có khuynh hướng lạc mất điểm
trọng tâm hoặc trở nên dư thừa .
Theo lịch sử điện ảnh , các cảnh trên truyền hình thường là dài hơn các
cảnh trong kịch bản sân khấu . Nếu bạn xem những bộ phim nổi tiếng của thập
niên 40 , như tác phẩm nổi tiếng của Humphrey Bogart , bạn sẽ thấy nhiều cảnh
kéo dài khoảng 5 trang hoặc thậm chí đến 7 trang . Chúng phản ánh thời kì khác
nhau , mở ra thời điểm gây đầy kịch tính , dần dần được kinh nghiệm hóa và là
một phần trong quá trình phát triển của cuộc sống . Liệu sự thay đổi này có phải bị
gây ra bởi độ dài của thông tin , hay những quảng cáo trên tivi , ở đó một phút
dành cho quảng cáo là dài và 30 giây là bình thường hoặc là do tốc độ của máy vi
tính . Bạn sẽ thét lên kinh ngạc khi nhìn vào màn hình vi tính nếu một chức năng

của chúng chỉ mất hai giây - một người không hiểu biết về điện tử thường cảm
thấy buồn chán . Nếu khán giả bị lôi kéo sự chú ý thì đó cũng là cách bạn đang đi
cùng câu chuyện , bạn không nên để lỡ mất khoảnh khắc đó . Trên ti vi ngày nay ,
cảnh một phút được chào đón hơn cảnh ba phút .

×