Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Khai thác tiềm năng kinh tế của quỹ đất thuộc hành lang bảo vệ sông rạch và thực hiện kè bờ một phần sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và kênh rạch nội thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 4 trang )

Quy hoạch và phát triển kè bờ sơng Sài Gịn và sơng, kênh nội thành và các giải pháp
để hồn thành cơ bản kè sơng Sài Gịn, sơng và kênh nội thành vào năm 2025

KHAI THÁC TIỀM NĂNG KINH TẾ CỦA
QUỸ ĐẤT THUỘC HÀNH LANG BẢO VỆ
SÔNG RẠCH VÀ THỰC HIỆN KÈ BỜ MỘT
PHẦN SƠNG SÀI GỊN, SƠNG ĐỒNG NAI VÀ
KÊNH RẠCH NỘI THÀNH

Lê Hoàng Châu
Chủ tịch
Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh

278


Quy hoạch và phát triển kè bờ sơng Sài Gịn và sơng, kênh nội thành và các giải pháp
để hồn thành cơ bản kè sơng Sài Gịn, sơng và kênh nội thành vào năm 2025

Phần I
Thực trạng công tác quản lý và khai thác sử dụng quỹ đất thuộc hành lang bảo vệ sông rạch
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Dự án kênh Tân Hóa - Lị Gốm.
1/- Tổng quan tình hình thực trạng:
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố
sơng nước, ven biển, nhiệt đới gió mùa, với
điểm nhấn đặc sắc là sơng Sài Gịn và các
kênh, rạch nội thành. Khu vực ngoại thành cịn
có sơng Đồng Nai, sơng Cần Giuộc, sơng Lịng
Tàu, sơng Đồng Tranh, sơng Sồi Rạp, cửa biển
Cần Giờ và nhiều sơng, kênh, rạch. Đây là nguồn


tài nguyên quý giá của thiên nhiên ban tặng cho
thành phố, chẳng những có giá trị cao về cảnh
quan, mơi trường, giao thơng, mà nếu có cơ chế
chính sách phù hợp thì cịn tạo ra nguồn lực lớn
về kinh tế và phát triển du lịch.
Tuy nhiên, do chưa được quy hoạch tổng
thể, chưa được kè bờ và tình trạng sông rạch bị
lấn chiếm, bị sạt lở, bị ô nhiễm nghiêm trọng đã
làm cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, ảnh
hưởng đến môi trường sống của người dân thành
phố, nhất là các đối tượng sống trên và ven kênh
rạch.
Để khai thác tiềm năng kinh tế của quỹ đất
thuộc hành lang bảo vệ sông rạch cần phải có các
điều kiện sau đây: (i) Có quy hoạch tổng thể quỹ
đất thuộc hành lang bảo vệ sông rạch, bao gồm
quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng.
Đi đôi với kế hoạch tổ chức thực hiện phù hợp
theo từng giai đoạn; (ii) Cần xây dựng quy chế
quản lý, sử dụng, khai thác kinh doanh quỹ đất
thuộc hành lang bảo vệ sông rạch để thực hiện
thống nhất; (iii) Cần thực hiện phương thức đối
tác công - tư, xã hội hóa đầu tư để huy động
được nhiều nguồn lực trong xã hội tham gia thực
hiện các dự án trong hành lang bảo vệ sông rạch
và kè bờ.
2/- Những thành quả bước đầu đã đạt được:
Với tầm nhìn và quyết tâm chính trị
cao, Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện
thành công nhiều dự án chỉnh trang kênh

rạch, di dời, tái định cư nhà trên và ven kênh
rạch, khơi phục dịng chảy, kè bờ cứng, làm
đường, làm cầu, xây dựng công viên và chỉnh
trang các khu dân cư lụp xụp, đã làm thay đổi
diện mạo đô thị, môi trường sống và "đổi đời"
cho hàng chục ngàn hộ gia đình, điển hình là:
- Dự án kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
- Dự án rạch Bến Nghé.
- Dự án kênh Tàu Hũ - Ruột Ngựa.

Bên cạnh những thành quả rất lớn, vẫn
còn một số bất cập, như đã lắp đặt cống hộp
phần thượng nguồn kênh Nhiêu Lộc (dưới lòng
đường Út Tịch, quận Tân Bình hiện nay), vốn là
một hướng thốt nước của khu vực xung quanh
sân bay Tân Sơn Nhất; hoặc gần đây, thành phố
đã quyết định tháo dỡ cống hộp để trả lại kênh
Hàng Bàng, Quận 6, để giải quyết tình trạng
ngập nước của khu vực này.
Khối lượng công tác chỉnh trang nhà
trên và ven kênh rạch còn lại rất lớn, phải di
dời và tái định cư nhà trên và ven kênh rạch
hơn 20.000 căn hộ. Trong đó, có Dự án Kênh Tẻ
- Nam Kênh Đôi trên địa bàn các quận 4, 7, 8
phải di dời và tái định cư hơn 5.050 căn hộ; Dự
án Rạch Xun Tâm, quận Bình Thạnh có hơn
2.100 căn hộ; Dự án Rạch Văn Thánh, quận Bình
Thạnh 827 căn hộ; Dự án Rạch Bần Đôn, quận 7;
Dự án Kênh Tham Lương - Bến Cát thuộc các
quận 12, Tân Bình, Gị Vấp...

3/- Cơng tác quản lý nhà nước đối với hành
lang bảo vệ sông rạch:
Đứng trước thực tế cũng như các dự báo
khoa học về tình trạng biến đổi khí hậu tồn cầu,
nước biển dâng mà Thành phố Hồ Chí Minh là
nơi bị tác động rất lớn, trước hết là tình trạng sạt
lở bờ sơng, rạch, sụt lún đất, ngập úng khi triều
cường, mưa lớn, nên thành phố đã rất quan tâm
công tác quản lý hành lang bảo vệ sông rạch.
Trong 15 năm qua, Ủy ban nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh đã ban hành các quyết định, như
sau:
- Quyết định 150/2004/QĐ-UB ngày
09/06/2004 ban hành Quy định quản lý, sử
dụng hành lang trên bờ sông, kênh, rạch
thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Quyết định 35/2011/QĐ-UB ngày
07/06/2011 về Ban hành Quy chế phối hợp trong
cơng tác phịng, chống, xử lý sạt lở bờ sông, bờ
biển trên địa bàn Thành phố.
- Quyết định 22/2017/QĐ-UB ngày
18/04/2017 về ban hành Quy định quản lý, sử
dụng hành lang trên bờ sông, suối, kênh rạch,
mương và hồ công cộng thuộc địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh.

279


Quy hoạch và phát triển kè bờ sơng Sài Gịn và sơng, kênh nội thành và các giải pháp

để hồn thành cơ bản kè sơng Sài Gịn, sơng và kênh nội thành vào năm 2025

- Quyết định 16/2019/QĐ-UB ngày
01/07/2019 về Ban hành Quy chế phối hợp trong
cơng tác phịng, chống, xử lý sạt lở bờ sông, bờ
biển trên địa bàn Thành phố.
Nghiên cứu Quyết định 150/2004/QĐ-UB
và Quyết định 22/2017/QĐ-UB, Hiệp hội Bất
động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) nhận
thấy đã có một bước tiến lớn về tư duy quản lý
nhà nước, thể hiện như sau:
- Quyết định 150/2004/QĐ-UB thiên về tư
duy quản lý đơn thuần.
- Quyết định 22/2017/QĐ-UB đã có bước
chuyển biến từ "tư duy quản lý đơn thuần"
chuyển sang "tư duy quản lý và tạo điều kiện
phát triển", đã cho phép khai thác sử dụng quỹ
đất thuộc hành lang trên bờ sông rạch ở mức độ
nhất định.
4/- Một số tồn tại, hạn chế:
(1) Giai đoạn trước năm 2004, do chưa có
các quy định về hành lang bảo vệ sơng rạch nên
đã có một số dự án khu nhà ở, khu du lịch đã
được giao đất và xây dựng sát cạnh mép bờ cao
sơng Sài Gịn.
(2) Chưa có quy hoạch bờ kè theo từng đoạn
sơng Sài Gịn, sơng Đồng Nai (đoạn từ huyện
Nhà Bè đến Quận 9) và sông, rạch, kênh thuộc
khu vực nội thành, để làm căn cứ lập kế hoạch
thực hiện kè bờ theo từng giai đoạn, kết hợp với

nắn lại mép bờ cao sông rạch nhằm chỉnh trị
dịng chảy và làm đẹp cảnh quan.
(3) Chưa có quy hoạch sử dụng đất đối với
quỹ đất hành lang bảo vệ sông rạch, trên cơ sở
thiết lập mới hoặc kết hợp với điều chỉnh các đồ
án quy hoạch chi tiết phân khu tỷ lệ 1/2000 và
cập nhật các đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500
của các dự án đang sử dụng quỹ đất đến mép bờ
cao sông rạch. Kể cả sự cần thiết quy hoạch chi
tiết một số vị trí mặt sơng, để cho phép khai
thác sử dụng hiệu quả quỹ đất, mặt nước để phục
vụ lợi ích công cộng và phát triển kinh tế, du
lịch.
(4) Hệ thống cầu bắc qua kênh rạch nội
thành đang có độ tĩnh không thông thuyền rất
thấp làm cản trở hoạt động giao thông đường
thủy và phát triển du lịch.
(5) Hệ thống nước thải đô thị chưa được
thu gom để xử lý tập trung, mà đang xả thải
trực tiếp vào sông rạch vừa gây ô nhiễm môi
trường, sinh thái; vừa làm tăng độ bồi lắng
lịng sơng; vừa làm cản trở hoạt động du lịch

280

đường sơng, ví dụ: (i) Hai bên bờ Kênh Tẻ Kênh Đơi đã có đến khoảng 170 miệng cống xả
nước thải; (ii) Dự án môi trường nước, thu gom
nước thải lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vẫn
còn dở dang; (iii) Nước sơng Sài Gịn bị ơ nhiễm
cũng do chất thải của các đô thị trong lưu vực

sông.
(6) Chưa có cơ chế, chính sách để khuyến
khích xã hội hóa việc kè bờ sơng rạch trong nội
thành và nhất là tại những vị trí có nguy cơ bị sạt
lở, đi đôi với khai thác hiệu quả quỹ đất thuộc
hành lang sơng rạch và cả một số vị trí mặt nước
có thể phát triển kinh doanh dịch vụ phục vụ lợi
ích cơng cộng theo quy hoạch.
(7) Các dự án khu đô thị, khu nhà ở chỉ
được giao đất đến ranh hành lang bảo vệ mép
bờ cao sông rạch, nên chủ đầu tư khơng có
quyền và cũng khơng có trách nhiệm xây dựng
bờ kè hoặc đầu tư đường giao thông, lối đi bộ,
mảng xanh hoặc đầu tư các cơng trình dịch vụ,
tiện ích phục vụ lợi ích cơng cộng, dẫn đến hành
lang bảo vệ song. rạch bị hoang hóa, sạt lở. Ví
dụ: Khu đơ thị Phú Mỹ Hưng được giao đất đến
ranh cách mép bờ cao sông rạch khoảng 10 m.
(8) Việc quản lý mép bờ cao sơng rạch cịn
cứng nhắc, chưa linh hoạt trong việc cho phép
kè bờ kết hợp với nắn lại mép bờ cao theo
phương pháp bù trừ và để chỉnh trị dòng chảy và
làm đẹp cảnh quan. Ví dụ: Một doanh nghiệp
được phép kè đoạn bờ cao phía nam cầu Rạch
Đĩa 2, nhưng do khơng được nắn lại mép bờ cao
nên bờ kè bị zíc-zắc, khơng thẳng, không đẹp.
Phần II
Một số kiến nghị
1/- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai để
quy định giao đất cho chủ đầu tư dự án đến đến

mép bờ cao sông rạch. Đồng thời quy định cơ
chế quản lý quỹ đất thuộc hành lang bảo vệ sông
rạch.
2/- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch
đô thị, Luật Xây dựng quy định thực hiện quy
hoạch chi tiết phân khu đối với bờ kè và hành
lang bảo vệ sông rạch trên địa bàn đô thị nhằm
tôn tạo cảnh quan, môi trường, phát huy lợi ích
kinh tế, văn hóa, xã hội trong q trình khai thác,
sử dụng quỹ đất ven sơng rạch và nâng cao hiệu
lực công tác quản lý nhà nước.
3/- Đề nghị xây dựng quy chế quản lý, sử dụng,
khai thác kinh doanh đối với quỹ đất thuộc hành
lang bảo vệ sông rạch để thực hiện thống nhất.


Quy hoạch và phát triển kè bờ sơng Sài Gịn và sơng, kênh nội thành và các giải pháp
để hồn thành cơ bản kè sơng Sài Gịn, sơng và kênh nội thành vào năm 2025

4/- Kiến nghị điều chỉnh Quy hoạch chung xây
dựng thành phố Hồ Chí Minh và sửa đổi, bổ sung
Quyết định 22/2017/QĐ-UB của Ủy ban nhân
dân thành phố để thực hiện hiệu quả công tác
quản lý nhà nước và khai thác nguồn lực kinh tế
của quỹ đất thuộc hành lang bảo vệ sông rạch:
(1) Hiện nay, đang trong quá trình điều
chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ
Chí Minh, Hiệp hội đề nghị Thành phố chỉ đạo rà
sốt kỹ quy hoạch hành lang bảo vệ sơng rạch,
trước hết là sơng Sài Gịn, sơng Đồng Nai và các

kênh, rạch nội thành; Khơng để tiếp tục tình
trạng phát triển các tòa nhà cao tầng quá dày đặc,
lấn át sơng Sài Gịn, hoặc biến một phần khơng
gian sơng Sài Gịn thành khơng gian riêng của dự
án nhà ở, nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất ven
sơng rạch vì lợi ích công cộng, đảm bảo cảnh
quan, môi trường và phát triển bền vững.
(2) Đề nghị giao đất dự án cho chủ đầu tư
đến mép bờ cao sông rạch và quy định chủ đầu
tư dự án có trách nhiệm đầu tư xây dựng bờ kè
bảo vệ (kết hợp với nắn mép bờ cao theo phương
thức bù trừ đất đai, để chỉnh trị dịng chảy và làm
đẹp cảnh quan), đường ven sơng, cơng viên,
mảng xanh, các cơng trình dịch vụ phục vụ lợi
ích cơng cộng trong khu vực quỹ đất thuộc hành
lang bảo vệ sông rạch và được quyền khai thác,
kinh doanh có thời hạn theo quyết định của cơ
quan có thẩm quyền.
(3) Đối với các dự án cũ trước đây mà
chưa giao quỹ đất thuộc hành lang bảo vệ sơng
rạch thì đề nghị có cơ chế, chính sách khuyến
khích các chủ đầu tư dự án đó hồn thiện hệ
thống hạ tầng, không xả thải ra sông rạch; đầu tư
xây dựng bờ kè, đường ven sơng, cơng viên,
thảm cỏ, các cơng trình dịch vụ phục vụ lợi ích
cơng cộng và được quyền khai thác, kinh doanh

có thời hạn theo quyết định của cơ quan có thẩm
quyền.
(4) Đề nghị thực hiện phổ biến hình thức

đấu thầu rộng rãi các quỹ đất thuộc hành lang
bảo vệ sơng rạch (cịn lại) để lựa chọn nhà đầu tư
khai thác, kinh doanh quỹ đất này có thời hạn.
(5) Đề nghị tổ chức đấu thầu rộng rãi lựa
chọn các nhà đầu tư có năng lực để thực hiện các
dự án thu gom nước thải đô thị đưa về các nhà
máy xử lý nước thải tập trung, kết hợp với kè bờ
kênh rạch.
(6) Đề nghị triển khai các dự án trọng điểm
về chỉnh trang kênh rạch, di dời, tái định cư, kè
bờ, làm đường, theo phương thức đối tác cơng tư với hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển
giao (BT) theo Nghị định 69/2019/NĐ-CP, như:
- Dự án Kênh Tẻ - Nam Kênh Đôi thuộc các
quận 4, 7, 8.
- Dự án Rạch Xuyên Tâm quận Bình Thạnh.
- Dự án Rạch Văn Thánh quận Bình Thạnh.
- Dự án Kênh Tham Lương - Bến Cát thuộc các
quận 12, Tân Bình, Gị Vấp.
- Dự án Rạch Bần Đôn quận 7.
(7) Đề nghị thành phố xem xét ý tưởng tận
dụng quỹ đất lưu khơng (bãi bồi) ven bờ sơng Sài
Gịn để kè bờ và xây dựng đường ven sơng Sài
Gịn kết nối vào Quốc lộ 22 và dự án đường cao
tốc thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh, để phát
triển khu vực phía tây bắc thành phố và các tỉnh
Tây Ninh, Bình Dương, Long An.
(8) Đề nghị sớm hoàn thành dự án giải quyết
ngập do triều.

281




×