Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Ứng dụng phương pháp realtime PCR trong điều tra đánh giá tỉ lệ bệnh sốt mò tại bệnh viện bạch mai năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TÔ ĐỨC LINH

ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP REALTIME PCR
TRONG ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TỈ LỆ BỆNH SỐT MÒ
TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TÔ ĐỨC LINH

ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP REALTIME PCR
TRONG ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TỈ LỆ BỆNH SỐT MÒ
TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành:Di truyền học
Mã số : 60420121
Cán bộ hƣớng dẫn :
TS. Lê Thị Hội
PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Vân

Hà Nội – 2018




LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi muốn đƣợc bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất tới cơ Lê Thị Hội,
Tiến Sĩ – Trƣởng Phòng Hợp tác quốc tế - Khoa Xét nghiệm – Bệnh viện Bệnh
Nhiệt đới Trung ƣơng là ngƣời hƣớng dẫn khoa học, đã luôn giúp đỡ tơi, tận tình
chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm để tơi có thể hồn thành luận
văn này. Sự động viên, giúp đỡ và dìu dắt của Cơ đã giúp tơi có thêm nhiều động
lực để vƣợt qua những khó khăn trong học tập và cả trong cuộc sống.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Vân, trƣởng
bộ môn Di truyền – Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà
Nội, là ngƣời thầy đồng hƣớng dẫn của tơi. Ngƣời đã ln nhiệt tình giúp đỡ, chỉ
bảo, động viên tơi trong suốt q trình học tập để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Bằng tình cảm u mến và lịng biết ơn chân thành nhất, tơi xin gửi tới các thầy,
cô, các anh, chị và các bạn đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong q
trình nghiên cứu và hồn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới:
-

Ban giám hiệu trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà
Nội.

-

Phòng Sau Đại học.

-

Ban giám đốc bệnh viện Bạch Mai

-


Ban giám đốc bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ƣơng.

-

Tập thể khoa Xét nghiệm, bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ƣơng.

Xin cảm ơn những ngƣời bệnh đã cho phép tôi lấy bệnh phẩm xét nghiệm để
thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình thân u của tơi, những ngƣời đã
sinh thành, nuôi dƣỡng tôi trƣởng thành. Những ngƣời đã luôn ở bên tôi, là chỗ dựa
vững chắc để tôi yên tâm học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2018.
Tô Đức Linh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DNA

Deoxy ribonucleotide Acid

dNTPs

Deoxynucleoside triphosphates

E. coli

Escherichia coli


EDTA

Ethylenediaminetetraacetic acid

L.akamushi

Leptotrombidium akamushi

L.arenicula

Leptotrombidiumarenicula

L.deliensei

Leptotrombidiumdeliensei

L.fletcheri

Leptotrombidiumfletcheri

L.pallidum

Leptotrombidiumpallidum

L.scutellare

Leptotrombidiumscutellare

O. tsutsugamushi


Orientia tsutsugamushi

PBMC

Peripheral blood mononuclear cell

PCR

Polymerase Chain Reaction

RFLP

Restricted Fragment Length Polymorphism Analysis

Tm

Melting temperature


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Mị Leptotrobidium. ..................................................................................... 6
Hình 2. Chu trình nhân lên của vi khuẩn O.tsutsugamushi trong tế bào vật chủ. .. 15
Hình 3. Vết đốt đặc trƣng và biểu hiện phát ban của bệnh sốt mị. ........................ 19
Hình 4. Kết quả so sánh cho mồi xuôi với các trình tự đích................................... 32
Hình 5. Kết quả so sánh mồi ngƣợc với các trình tự đích ...................................... 32
Hình 6. Kết quả so sánh probe với các trình tự đích............................................... 32
Hình 7. Tín hiệu khuếch đại Realtime PCR ở 52oC ............................................... 33
Hình 8. Tín hiệu khuếch đại Realtime PCR ở 55oC ............................................... 34
Hình 9. Tín hiệu khuếch đại Realtime PCR ở 58oC ............................................... 34
Hình 10. Tín hiệu khuếch đại Realtime PCR ở 60oC ............................................. 34

Hình 11. Đƣờng khuếch đại Realtime-PCR ở nồng độ magie khác nhau .............. 35
Hình 12. Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm O.tsutsugamushi bằng Real time - PCR ... 38
Hình 13. Kết quả Realtime PCR trên một số mẫu bệnh nhân đƣợc xét nghiệm .... 37
Hình 14. Tín hiệu huỳnh quang của phản ứng Realtime PCR thử độ đặc hiệu ...... 40
Hình 15. Tín hiệu huỳnh quang của phản ứngRealtime PCR trên đối chứng dƣơng .... 41
Hình 16. Đƣờng chuẩn ............................................................................................ 42
Hình 17. Tín hiệu huỳnh quang của phản ứng Realtime PCR cho độ nhạy ........... 44
Hình 18 . Sự phân bố nhiễm bệnh sốt mò theo nhóm tuổi ..................................... 46
Hình 19. Tỉ lệ nhiễm bệnh sốt mị ở nam và nữ...................................................... 47
Hình 20. Sự phân bố nhiễm bệnh sốt mị theo nhóm ngành nghề .......................... 48
Hình 21. Sự phân bố bệnh sốt mò theo vùng .......................................................... 50
Hình 22 . Sự phân bố bệnh sốt mị theo miền ......................................................... 51
Hình 23 . Phân bố tỉ lệ nhiễm O.tsutsugamushi trong năm 2016 ............................. 52


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Trình tự mồi và probe sử dụng cho kỹ thuật Realtime PCR (gen mã hoá
protein vỏ có khối lƣợng phân tử 47 kDa - HtrA) .................................................... 25
Bảng 2. Thành phần phản ứng Real time – PCR .................................................... 26
Bảng 3. Chƣơng trình chạy Realtime PCR ............................................................. 27
Bảng 4. Các thơng số đặc tính của mồi và mẫu dò ................................................. 30
Bảng 5.Năng lƣợng tự do ΔG của cấu trúc thứ cấp của mồi (kcal/mol)................. 30
Bảng 6. Chu kỳ ngƣỡng của Realtime-PCR ở nồng độ magie khác nhau .............. 36
Bảng 7. Kết quả độ đặc hiệu của phản ứng Realtime – PCR ................................. 39
Bảng 8. Kết quả thử độ nhạy của phản ứng Realtime PCR .................................... 43
Bảng 9. Biểu hiện cơ năng và triệu chứng khởi phát của bệnh nhân nghiên cứu ... 44
Bảng 10. Phân bố nhiễm bệnh sốt mò theo nghề nghiệp ........................................ 46
Bảng 11. Phân bố nhiễm bệnh sốt mò theo vùng miền, địa phƣơng ...................... 48
Bảng 12. Tỉ lệ nhiễm bệnh sốt mò theo miền ......................................................... 50
Bảng 13. Bảng thống kê tỉ lệ nhiễm bệnh sốt mò theo tháng trong năm 2016 ....... 51



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Dịch tễ học bệnh sốt mò ............................................................................ 4
1.1.1. Vi khuẩn O. tsutsugamushi – tác nhân gây bệnh sốt mò ....................... 4
1.1.2. Mò Leptotrobidium - ổ bệnh và trung gian truyền bệnh ........................ 5
1.1.3. Nhiễm O. tsutsugamushi ở động vật ...................................................... 9
1.1.4. Tình hình sốt mị trên thế giới .............................................................. 10
1.1.5. Tình hình sốt mị ở Việt Nam............................................................... 11
1.2. Sinh bệnh học sốt mò .............................................................................. 14
1.2.1. Sự xâm nhập và nhân lên của O. tsutsugamushi trong tế bào vật chủ . 14
1.2.2. Tính nhạy cảm của cơ thể vật chủ với nhiễm O. tsutsugamushi .......... 16
1.2.3. Đáp ứng miễn dịch trong sốt mò .......................................................... 16
1.3. Triệu chứng lâm sàng và chẩn đốn bệnh sốt mị ................................... 19
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 22
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................. 22
2.2. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................. 22
2.2.1. Chủng vi khuẩn nghiên cứu ................................................................. 22
2.2.2. Mẫu bệnh phẩm .................................................................................... 22
2.2.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu ........................................................................... 22
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 23
2.3.1. Tách chiết lớp tế bào máu đơn nhân ngoại vi (PBMC) ....................... 23


2.3.2. Tách chiết DNA tổng số ....................................................................... 23
2.3.3. Thiết kế cặp mồi và probe .................................................................... 24
2.3.4. Thành phần phản ứng (Master mix) ..................................................... 26
2.3.5. Tối ƣu chu kỳ nhiệt của phản ứng Realtime – PCR ............................. 26

2.3.6. Nhận định và phân tích kết quả ............................................................ 27
2.3.7. Phƣơng pháp xác đinh
̣ độ đặc hiệu phản ứng ...................................... 28
2.3.8. Phƣơng pháp xác đinh
̣ độ nhạy của phản ứng ..................................... 28
2.3.9. Đạo đức nghiên cứu…………………………………………………..29
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ...................................................... 30
3.1. Quy trình tối ƣu phản ứng Realtime – PCR ............................................ 30
3.1.1. Thiết kế mồi ......................................................................................... 30
3.1.2. Tối ƣu nhiệt độ gắn Taqman probe ...................................................... 33
3.1.3. Kết quả tối ƣu nồng độ magie của phản ứng Realtime-PCR ............... 35
3.2. Xây dựng quy trình chẩn đốn O. tsutsugamushi bằng Realtime – PCR37
3.2.1. Tách chiết DNA ................................................................................... 37
3.2.2. Ứng dụng phản ứng Realtime PCR chẩn đoán O. tsutsugamushi ....... 37
3.2.3. Đánh giá độ đặc hiệu của phản ứng Realtime PCR ............................. 39
3.2.4. Đánh giá độ nhạy của phản ứng Realtime PCR ................................... 41
3.3. Một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nghi mắc bệnh sốt mò .......... 45
3.4. Kết quả khảo sát các yếu tố liên quan đến nhiễm O. tsutsugamushi ở các
bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Bạch Mai năm 2016 ................................... 45
3.4.1. Tỉ lệ nhiễm O. tsutsugamushi về tuổi................................................... 45
3.4.2. Tỉ lệ nhiễm O. tsutsugamushi theo giới tính ........................................ 47


3.4.3. Phân bố nhiễm bệnh theo nhóm nghề nghiệp ...................................... 47
3.4.4. Phân bố nhiễm bệnh theo vùng miền, địa phƣơng ............................... 49
3.4.5. Phân bố nhiễm bệnh theo các khoảng thời gian trong năm 2016 ........ 51
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN ............................................................................... 53
CHƢƠNG 5. KIẾN NGHỊ…………………………………………………...54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 56



TƠ ĐỨC LINH – HVCH K24

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt mị (Scrub typhus) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính,bệnh truyền qua côn
trùng, tiết túc do vi khuẩn ký sinh nội bào Orientia tsutsugamushi (trƣớc kia gọi là
Ricketsia orientalis hoặc Ricketsia tsutsugamushi) gây nên. Đây là bệnh sốt cấp tính
lƣu hành và gây dịch ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ƣớc tính có
khoảng 1 tỷ ngƣời có nguy cơ bị mắc bệnh và khoảng 1 triệu ca bệnh mỗi năm
[32,44]. Trong những năm gần đây, sốt mò đƣợc phát hiện và tái phát hiện ở nhiều
nƣớc trong vùng dịch tễ nhƣ: Lào, Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives.
Sốt mò là bệnh của động vật, chủ yếu là các động vật gặm nhấm và các động
vật có xƣơng sống nhỏ khác thuộc lớp thú. Ổ bệnh và trung gian truyền bệnh là mị
Leptotrumbidium, một lồi chân đốt thuộc họ ve bét. Mò nhiễm O. tsutsugamushi
truyền vi khuẩn cho đời sau qua trứng và qua các giai đoạn phát triển. Ấu trùng mò
nhiễm O. tsutsugamushitruyền mầm bệnh cho động vật và ngƣời khi đốt[36,37,49].
Sốt mị ở ngƣời có các biểu hiện lâm sàng đa dạng, rất giống với nhiều bệnh
truyền nhiễm cấp tính khác. Các ca bệnh điển hình có vết đớ t đặc hiệu ngồi da có
giá trị chẩn đốn nhƣng chỉ có ở một số bệnh nhân, khơng đại diện đầy đủ cho phổ
bệnh thực sự của sốt mị và đơi khi khơng đƣợc phát hiện. Bệnh có thể tiến triển
nặng và gây tử vong nếu không đƣợc chẩn đoán sớm, đúng và điều trị đặc hiệu [52].
Các xét nghiệm chẩn đốn xác định bệnh sốt mị có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc xác định ca bệnh trên lâm sàng, định hƣớng điều trị sớm và điều trị đặc
hiệu nhằm giảm thiểu biến chứng và nguy cơ tử vong cho ngƣời bệnh.Tuy nhiên,
viê ̣c phát hiê ̣n ra bệnh sốt mị rất khó nếu khơng có phƣơng pháp chẩn đốn phù
hợp. Trƣớc khi có phƣơng pháp chẩn đoán hiện đại, việc chẩn đoán phụ thuộc rất
nhiều vào trình độ của bác sĩ cũng nhƣ sự xuất hiện của vectơ truyền bệnh hay vết
đốt. Nhiều ngƣời bệnh có triệu chứng khơng điển hình, sốt kéo dài làm cho chẩn
đốn bị nhầm lẫn. Nếu đƣợc chẩn đốn đúng thì việc điều trị rất đơn giản. Do đó,
chẩn đốn bệnh bằng các xét nghiệm chính xác và kịp thời sẽ hỗ trợ rất nhiều cho

các bác sĩ trong việc điều trị bệnh ricketssia. Ngày nay trên thế giới, có ba phƣơng

1


TƠ ĐỨC LINH – HVCH K24

pháp chính đƣợc sử dụng để chẩn đốn bệnh sốt mị, đó là: phƣơng pháp nuôi cấy,
phƣơng pháp miễn dịch và phƣơng pháp sinh học phân tử. Tuy nhiên, phƣơng pháp
nuôi cấy không thể thực hiện đƣợc ở các cơ sở khám chữa bệnh do u cầu về
phịng xét nghiệm an tồn sinh học cấp ba, do tínhphức tạp và tốn nhiều thời gian.
Phƣơng pháp miễn dịch địi hỏi phải có hai mẫu huyết thanh của ngƣời bệnh ở hai
thời điểm khác nhau, một mẫu trong giai đoạn cấp tính, một mẫu trong giai đoạn hồi
phục.Điề u này gây khó khăn cho việc lấy mẫu, phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời.
Do đó, áp dụng phƣơng pháp PCR trong chẩn đốn bệnh sốt mị là cơng cụ hữu ích
nhất hiện nay trong các bệnh viện và cơ sở y tế tại Việt Nam. Đây cũng là phƣơng
pháp giúp cải thiện đƣợc các hạn chế của hai phƣơng pháp trƣớc, tiết kiệm thời gian
và trả kết quả nhanh nhất, kịp thời cho công tác chẩn đốn và chữa bệnh.
Vì vậy, chúng tơi đã tiến hành thực hiện đề tài “ỨNG DỤNG PHƢƠNG
PHÁP REALTIME PCR TRONG ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TỈ LỆ BỆNH SỐT
MÒ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2016” với các mục tiêu nghiên cứu nhƣ
sau:
1. Xây dựng đƣợc quy trình tối ƣu để xác định tình trạng nhiễm O.
tsutsugamushi gây bệnh sốt mị bằng kĩ thuật Realtime PCR.
2. Xác định đƣợc tỉ lệ bệnh nhân nhiễm O. tsutsugamushi tại bệnh viện Bạch
Mai trong năm 2016 và một số yếu tố dịch tễ học có liên quan.
Đề tài nghiên cứu này đƣợc thực hiện với các nội dung sau:
Xây dựng quy trình tối ƣu để xác định tình trạng nhiễm O. tsutsugamushi gây
bệnh sốt mò bằng kĩ thuật Realtime PCR bao gồm các bƣớc: Thiết kế mồi, tối ƣu
nhiệt độ gắn Taqman probe, Tối ƣu nồng độ Mg2+ của phản ứng Realtime PCR, tách

chiết DNA, tiến hành phản ứng Realtime PCR, đánh giá độ đặc hiệu và độ nhạy của
phản ứng.

2


TÔ ĐỨC LINH – HVCH K24

Ứng dụng phƣơng pháp Realtime PCR để xác định tỉ lệ nhiễm O.
tsutsugamushi tại bệnh viện Bạch Mai năm 2016 và điều tra một số yếu tố dịch tễ
học có liên quan.

3


TÔ ĐỨC LINH – HVCH K24

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Sốt mị đƣợc biết đến từ rất sớm. Những mơ tả đầu tiên về một bệnh nhân có
triệu chứng tƣơng tự sốt mị đƣợc tìm thấy tại Trung Quốc vào thế kỉ thứ IV sau
công nguyên; bệnh đƣợc cho là có liên quan đến một loại cơn trùng màu đỏ. Tại
Nhật Bản, bệnh đƣợc Hashimoto mô tả lần đầu tiên vào năm 1810 nhƣng đến năm
1878 mới đƣợc biết đến rộng rãi qua thông báo của bác sỹ Theodor Palm với tên địa
phƣơng là “shima mushi”. Vai trò lây truyền bệnh của ấu trùng mò Leptotrobidium
đƣợc Brumpt đề cập đến lần đầu tiên vào năm 1910. Bản chất của vi khuẩn gây sốt
mò đƣợc xác định vào cuối những năm 1920.
1.1. Dịch tễ học bệnh sốt mò
1.1.1. Vi khuẩn O. tsutsugamushi – tác nhân gây bệnh sốt mò
1.1.1.1. Đặc điểm của vi khuẩn O. tsutsugamushi

Vi khuẩn gây bệnh sốt mò – O. tsutsugamushi có kích thƣớc 0,5 – 0,8µm x 1,2
– 3,0µm, là vi khuẩn Gram âm, kí sinh nội bào. Mỗi tế bào vi khuẩn đƣợc bao bọc
bởi một lớp thành tế bào rất mềm và một lớp màng tế bào. Vỏ vi khuẩn không chứa
các peptidoglycan và lipopolysaccaride, lá ngoài của thành tế bào dày hơn đáng kể
so với lá trong. O. tsutsugamushi bắt màu Giemsa, mọc trong túi thể vàng của phơi
gà hoặc một loạt các dịng tế bào nuôi cấy. O. tsutsugamushi xâm nhập vào tế bào
vật chủ thông qua cơ chế thực bào, đi vào nguyên sinh chất và phát triển chủ yếu ở
vùng cận nhân tế bào. Vi khuẩn đƣợc giải phóng ra khỏi tế bào vật chủ bằng
phƣơng pháp nẩy chồi và đƣợc bao bọc bởi một lớp màng của tế bào vật chủ tƣơng
tự nhƣ những virus có vỏ. Vi khuẩn O. tsutsugamushi nhân lên bằng phƣơng pháp
chia đơi, chu kì nhân bản kéo dài khoảng 9 – 18 giờ [47].
Trƣớc năm 1995, Ricketsia tsutsugamushi(nay gọi là O. tsutsugamushi) đƣợc
xếp ở trong giống Ricketsia, là lồi duy nhất trong giống sốt mị. Tuy nhiên, những
nghiên cứu về cấu trúc và di truyền học cho thấy sự khác biệt lớn giữa Ricketsia

4


TÔ ĐỨC LINH – HVCH K24

tsutsugamushi và các Ricketsia khác. Cấu trúc thành tế bào của O. tsutsugamushi có
lá ngồi dày hơn lá trong, không chứa peptidoglycan và lipopolysaccaride; O.
tsutsugamushi đề kháng cao tự nhiên với Penicillin. Khi phân tích trình tự gen 16S
rARN, khoảng khác biệt giữa R.tsutsugamushi và các vi khuẩn khác trong giống
Ricketsia gần bằng với khoảng khác biệt tiến hóa giữa các giống trong họ
Ricketsiale. Vì những lí do này, R.tsutsugamushi đƣợc tách ra thành một giống
riêng, mang tên O. tsutsugamushi[47].
1.1.1.2. Tính đa dạng của các chủng O. tsutsugamushi
Tất cả các chủng vi khuẩn sốt mò có cấu trúc kháng ngun rất khác nhau và
độc tính với chuột cũng rất khác nhau [47]. Sự khác biệt về mặt kháng nguyên đƣợc

xác định chủ yếu qua cấu trúc của các protein vỏ, và có thể đƣợc xác định bằng các
phƣơng pháp huyết thanh học và kĩ thuật sinh học phân tử [26]. Ba chủng O.
tsutsugamushi cổ điển là: Karp, Kato và Gilliam; ngồi ba chủng này cịn có hơn ba
mƣơi chủng huyết thanh khác đƣợc xác định tại các nƣớc khác nhau và các địa
phƣơng khác nhau tại vùng dịch tễ. Một vùng địa lý có thể có nhiều chủng O.
tsutsugamushi cùng tồn tại. Tính đa dạng này có vai trị quan trọng trong dịch tễ học
của sốt mò tại địa phƣơng.
1.1.2. Mò Leptotrobidium - ổ bệnh và trung gian truyền bệnh
1.1.2.1. Một số đặc điểm sinh học của mò Leptotrobidium
Mò Leptotrobidiumlà một chi động vật trong họ ve mò(Trombiculidae), lớp
Nhện (arachnida), ngành chân đốt (arthropoda). Mò có kích thƣớc bé, khơng q
1mm, màu sắc từ vàng đến da cam nên còn gọi là mò đỏ[3]. Vòng đời của mò bao
gồm bốn giai đoạn phát triển: trứng, ấu trùng, nymph và giai đoạn trƣởng thành[37].
Mò trƣởng thành sống trong đất xốp và ẩm. Mò cái đẻ trứng trên các lớp đất bề mặt.
Âú trùng nở ra từ trứng bò lên cây cỏ hoặc tàn cây, một số nấp trong các khe nứt
hoặc trần hang chuột để chờ bám vào động vật và đốt. Sau khi đốt động vật, ấu
trùng quay trở lại mặt đất trải qua các giai đoạn phát triển tiếp theo và phát triển đến
giai đoạn trƣởng thành, sẵn sàng sản sinh ra thế hệ mò sau. Thời gian sống của mò

5


TƠ ĐỨC LINH – HVCH K24

trƣởng thành có thể kéo dài 15 tháng hoặc lâu hơn. Chu kì sinh trƣởng của mò kéo
dài 2 – 3 tháng ở những vùng có khí hậu ấm và có thể kéo dài hơn 8 tháng ở những
vùng có khí hậu lạnh[37,39].
Ấu trùng là giai đoạn phát triển duy nhất của mò ký sinh ở các động vật có
xƣơng sống, chủ yếu là chuột và các thú nhỏ khác trong lớp gặm nhấm, có thể đốt
ngƣời. Thời gian đốt động vật của ấu trùng mị kéo dài 48 – 72 giờ (có thể kéo dài

đến 12 ngày ở một số lồi). Ấu trùng mị chƣa đốt động vật có thể sống đến 30 ngày
và có tầm di chuyển rất hạn chế. Khi đốt động vật chúng thƣờng tập trung thành
từng đám vài trăm cá thể ở những nơi rất hẹp nhƣ tai và vùng hậu mơn – sinh dục
của động vật, có thể bị gãi văng ra hoặc rời vật chủ gần nhƣ cùng một lúc. Những
yếu tố này góp phần hình thành các “đảo mị” hay các “điểm nóng” lây truyền sốt
mị đƣợc mô tả trong các nghiên cứu dịch tễ học của bệnh [37, 39].

Hình 1.Mị Leptotrobidium[56].

1.1.2.2. Phân bố của mị Leptotrombidium
Những lồi mị đƣợc xác định là ổ bệnh và trung gian truyền bệnh sốt mò bao
gồm: L. akamushi, L.deliensei, L.fletcheri, L.pallidum, L.scutellare, L.arenicula và

6


TƠ ĐỨC LINH – HVCH K24

một số lồi khác. L.akamushi là vector lây truyền sốt mò mùa hè ở các vùng dịch
truyền thống của Nhật Bản nhƣ: Niigata, Yamagata và Akita [30]. Các loài
L.pallidum và L.scutallare là vector truyền bệnh sốt mò vào cuối thu và đầu xuân ở
Nhật Bản và ở các nƣớc có khí hậu ơn hịa khác nhƣ: Hàn Quốc, vùng viễn đông
của Nga[37]. L.pallidum cũng đƣợc tìm thấy ở Malaysia và Thái Lan [37]. Mị
L.deliensei có phân bố rất rộng tại: Trung Quốc, Đài Loan, Philippins, New Guinea,
Australia, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Ấn Độ [37]. L.fletcheri đƣợc tìm thấy
tại Malaysia, New guinea và Philippin[37]. L.arenicola đƣợc xác định là vector
truyền bệnh sốt mò ở vùng cát ven biển Malaysia và Indonesia [37]. Tại mỗi vùng
dịch tễ có thể tồn tại nhiều loại mị; mỗi loại mị có thể là vật chủ của chủng O.
tsutsugamushi nhất định [31]. Nhƣng ngƣợc lại, ngay trong cá thể mò có thể có
nhiều chủng O. tsutsugamushi cùng ký sinh[37].

Sinh cảnh tự nhiên của mị thƣờng là những nơi có cây cỏ thấp hoặc thảm thực
vật chuyển tiếp, bao gồm: bìa rừng, bờ sông suối, khoảng đất trống trong rừng sau
khi khai thác cây to để mọc cỏ thứ phát, ruộng bỏ hoang, các cánh đồng lúa và cả
các khoảng đất vƣờn ven các đô thị lớn [37,23]. Ở những nơi này, đất xốp và ẩm,
phù hợp với các giai đoạn tự dƣỡng của mị, có nhiều thú nhỏ là vật chủ ký sinh của
giai đoạn ấu trùng. Mật độ của mò thay đổi theo mùa, cao nhất là các tháng vào mùa
mƣa ở những nƣớc có khí hậu ấm và các tháng có nhiệt độ cao ở những nƣớc có khí
hậu ơn đới [23]. Sự thay đổi về số lƣợng/ mật độ của quần thể mò là một yếu tố ảnh
hƣởng đến tần suất mắc sốt mò ở vùng bệnh lƣu hành.
1.1.2.3. Sự truyền O. tsutsugamushi của mò cho thế hệ sau qua trứng và qua các
giai đoạn phát triển
Vai trị ổ bệnh của mị đƣợc xác định thơng qua một số yếu tố sau: ấu trùng
mò mang O. tsutsugamushi khi chƣa đốt động vật do đƣợc truyền từ thế hệ trƣớc, O.
tsutsugamushi đƣợc truyền qua các giai đoạn phát triển của mò và truyền qua trứng
cho thế hệ sau.

7


TÔ ĐỨC LINH – HVCH K24

O. tsutsugamushi trong ấu trùng mò chƣa đốt động vật đƣợc phát hiện qua một
số nghiên cứu từ mò bắt trong tự nhiên hoặc từ mị đã đƣợc xác định là nhiễm O.
tsutsugamushi ni trong phịng thí nghiệm. Pham và cộng sự đã phát hiện
O.tsutsugamushi ở 13/128 tập hợp ấu trùng mò chƣa đốt động vật bắt tại các ruộng
lúa tại Nhật Bản [38]. Takahashi và các cộng sự trong một nghiên cứu khác tại Bắc
Kyoto đã thấy 14,8% tập hợp mò L.pallidum và 0,055%cá thể mị L.intermedium
chƣa đốt động vật có O.tsutsugamushi[46]. Tỉ lệ ấu trùng mò nhiễm O.
tsutsugamushi thay đổi theo từng vùng, phản ánh mức độ lƣu hành của bệnh tại địa
phƣơng đó.

O.tsutsugamushi đã đƣợc phát hiện qua kính hiển vi điện tử trong cơ thể mò
qua các giai đoạn phát triển. Trong ấu trùng mị, O. tsutsugamushi đƣợc tìm thấy
trong trong tế bào và trên bề mặt tế bào ở tiền cơ quan sinh sản và các cơ quan khác.
Ở mò cái trƣởng thành, O. tsutsugamushi có trong các tế bào trứng chƣa phát triển
với số lƣợng ít và tập trung ở các trứng đã hình thành và có vỏ. Ở mị đực trƣởng
thành, O. tsutsugamushi cũng có trong các tế bào tiền tinh trùng, nhƣng khi các tế
bào tinh trùng hình thành và đi ra ngồi mơi trƣờng thì O. tsutsugamushi hồn tồn
mất hẳn. Nhƣ vậy, chỉ có mị cái truyền O. tsutsugamushi cho thế hệ sau qua trứng.
Sự lây truyền dọc O. tsutsugamushi cho thế hệ sau của mò có thể dao động tùy
thuộc vào lồi mị và có thể đạt tỉ lệ rất cao, tới 100% [23,34]. Sự kí sinh của O.
tsutsugamushi trong cơ thể mị có thể có những ảnh hƣởng nhất định lên cơ thể mị:
quần thể mị nhiễm O. tsutsugamushi thƣờng có đời sống ngắn hơn quần thể mị
khơng nhiễm O. tsutsugamushi, sản sinh ra ít trứng hơn (trung bình 128 so với 900
trứng cho mỗi mò cái), thời gian phát triển từ giai đoạn ấu trùng đến trƣởng thành
kéo dài hơn (54 so với 37 ngày). O. tsutsugamushi có thể làm thay đổi tỉ lệ đực: cái
trong các thế hệ sau của mò bao gồm: O. tsutsugamushi làm cho các cá thể đực bị
chết, hoặc có vai trị nhƣ một yếu tố sinh học điều hòa giống. Takahashi và cộng sự
cho quần thể ấu trùng mò nhiễm O. tsutsugamushi hút máu chuột đƣợc tiêm
minocyclin liều cao. Tác giả đã thấy số mò đực tăng lên trong các thế hệ sau ở các
quần thể này, thậm chí vƣợt số mị cái trong quần thể [45].
8


TÔ ĐỨC LINH – HVCH K24

Một số tác giả đã nghiên cứu khả năng lây truyền O. tsutsugamushi từ động
vật sang mò và khả năng mò nhiễm O. tsutsugamushi từ động vật truyền dọc cho
thế hệ sau qua trứng [35]. Theo Rapmund, chỉ có rất ít ấu trùng mị bị nhiễm vi
khuẩn sốt mò sau khi đốt chuột thực nghiệm; khi các ấu trùng này đƣợc nuôi đến
giai đoạn trƣởng thành O. tsutsugamushi không đƣợc phát hiện trong bất cứ cá thể

mò nào. Ấu trùng mò bị nhiễm O. tsutsugamushi từ chuột bị bệnh đã khơng có khả
năng truyền vi khuẩn cho thế hệ sau nhƣ mò nhiễm O. tsutsugamushi tự nhiên [39].
Traub và cộng sự thấy tỉ lệ ấu trùng mò nhiễm O. tsutsugamushi cao ngay sau khi
đốt chuột thực nghiệm, nhƣng giảm dần trong các tuần phát triển tiếp theo của ấu
trùng mị và chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ(1/43 tập hợp mị) có thể đã truyền O.
tsutsugamushi cho thế hệ sau [49]. Điều này chứng tỏ ấu trùng mị có thể bị nhiễm
O. tsutsugamushi sau khi đốt động vật bị bệnh, nhƣng những vi khuẩn này chỉ tồn
tại trong cơ thể mị chứ khơng nhân lên và rất ít khả năng truyền cho đời sau. Do ấu
trùng mò chỉ đốt động vật một lần trong vòng đời và thƣờng chỉ đốt một cá thể động
vật, động vật nhiễm O. tsutsugamushi khơng đƣợc coi là có vai trò ổ bệnh trong sốt
mò.
1.1.3. Nhiễm O. tsutsugamushi ở động vật
1.1.3.1. Sự lây truyền O. tsutsugamushi từ mò sang động vật
Ấu trùng mò nhiễm O. tsutsugamushi truyền cho động vật khi hút máu. Ở mò
chƣa đốt động vật, O.tsutsugamushi nằm trong nguyên sinh chất của các tế bào
tuyến nƣớc bọt; khi mị đốt chuột, O.tsutsugamushi thốt ra khỏi các tế bào bằng
phƣơng pháp nẩy chồi và đi vào da của động vật bị đốt [29].
Lerthurdsnee đã nghiên cứu hiệu quả của sự lây truyền O. tsutsugamushi từ ấu
trùng mò sang động vật thực nghiệm [36]. 74,9% trong số 4.371 ấu trùng mò đã lây
truyền O.tsutsugamushi cho chuột. Tỉ lệ lây truyền dao động giữa các loại mò và
tăng lên khi số cá thể ấu trùng mò đốt chuột tăng.

9


TƠ ĐỨC LINH – HVCH K24

1.1.3.2. Bệnh sốt mị ở động vật
Rất nhiều động vật có xƣơng sống là vật chủ của ấu trùng mị: các động vật
gặm nhấm(chuột, sóc), động vật ăn cơn trùng(nhím), động vật ăn thịt(cầy, cáo),

động vật ni trong nhà(chó, mèo), các lồi chim bao gồm cả gà, các lồi linh
trƣởng(khỉ). Chỉ số ấu trùng mị kí sinh trên động vật thay đổi theo vùng khảo sát,
loài động vật và thời gian trong năm. Chuột đồng và các loài chim đậu trên mặt đất
bị nhiễm ấu trùng mị nặng nhất. Những lồi thú lớn và chim nhiễm ấu trùng mị có
O. tsutsugamushi có thể làm lây truyền bệnh sang các vùng mới do chúng có tầm
hoạt động rộng.
Nhiều động vật nhạy cảm với O. tsutsugamushi và bị nhiễm mầm bệnh khi bị
ấu trùng mò mang O. tsutsugamushi đốt. O. tsutsugamushi đƣợc phân lập nhiều
nhất từ các loài chuột đồng nhƣ: Apodemus, BDNAicota, Melomys, Mus, Rattus,
Uromys. Tỉ lệ chuột mang kháng thể với sốt mò rất dao động: 43,2 – 63,6% ở chuột
đồng Apodemus agrarius theo Ree và cộng sự từ Hàn Quốc, 84% số chuột bẫy bắt
từ đảo Luzon, Philippin, theo Van Peenen [40, 50]. Tình trạng nhiễm O.
tsutsugamushi tự nhiên của động vật ở vùng dịch tễ phản ánh mức độ lƣu hành của
sốt mò tại địa phƣơng. Ngoài độc lực của chủng O. tsutsugamushi gây nhiễm, khả
năng bị bệnh của động vật phụ thuộc vào sức đề kháng tự nhiên có tính chất di
truyền của chúng với O. tsutsugamushi. Các dòng chuột nhiễm O. tsutsugamushi có
thể chết tồn bộ, sống sót lẻ tẻ hoặc hồn tồn. Một số lồi chuột tự nhiên có sức đề
kháng cao với O. tsutsugamushi nhƣ BDNAicota savilei, chỉ có biểu hiện bệnh nhẹ
và loại trừ O. tsutsugamushi ra khỏi cơ thể trong vịng 28 ngày. Một số lồi chuột
(Rattus) có thể nhiễm O. tsutsugamushi kéo dài mà khơng có biểu hiện bệnh lý nào.
1.1.4. Tình hình sốt mị trên thế giới
Sốt mò phân bố ở Châu Á – Thái Bình Dƣơng, qua các nƣớc Đơng Á và Đơng
Nam Á, sang phía tây tới Afganistan và Pakistan và về phía nam tới các đảo Tây
Thái Bình Dƣơng và vùng lãnh thổ Bắc Australia. Vùng lƣu hành của sốt mò rất đa
dạng về sinh thái, từ rừng nhiệt đới đến các vùng cây cỏ thấp, ngoại ô thành phố đến

10


TÔ ĐỨC LINH – HVCH K24


vùng núi cao trên 915m [32,51 ]. Ảnh hƣởng của sốt mò đã đƣợc biết đến từ trƣớc
và nửa đầu thế kỉ XX, nhƣng chỉ thực sự đƣợc ghi nhận trong Chiến Tranh Thế Giới
thứ hai, khi quân đội Đồng Minh và cả quân Phát xít Nhật chịu những tổn thất nặng
nề do sốt mị. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nghiên cứu về sốt mò đã
đƣợc tiến hành ở các nƣớc trong vùng dịch tễ nhƣ: Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan,
Đài Loan, Hàn Quốc. Tuy nhiên, ở một số nƣớc nhƣ: Ấn Độ, Nepal, Lào,
Campuchia,… trong một thời gian dài, sốt mị khơng đƣợc nhận biết và nghiên cứu;
bệnh chỉ đƣợc phát hiện hoặc tái phát hiện trong thời gian gần đây, do sự tiến bộ
của các kĩ thuật chẩn đoán. Sốt mò thực sự là một bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện
và tái xuất hiện ở nhiều nƣớc trong vùng bệnh lƣu hành. Binh lính tác chiến tại
vùng dịch tễ và khách du lịch cũng có thể mắc sốt mị [21,28,48].
1.1.5. Tình hình sốt mị ở Việt Nam
Việt Nam là một nƣớc nhiệt đới ở Đông Nam Á, nằm trong vùng lƣu hành của
sốt mò. Yersin và Vassal trong những năm đầu của thế kỉ XX đã thông báo về một
loại bệnh có triệu chứng giống nhƣ sốt phát ban do chấy rận nhƣng khác với bệnh
trên ở tính chất phát ban; mầm bệnh phân lập trên chuột lại có khả năng gây bệnh ở
những con thỏ đã cỏ khả năng miễn dịch với sốt phát ban do chấy rận. Trong những
năm đầu 1920 và 1930, một số ca sốt mò lẻ tẻ đƣợc miêu tả trong y văn. Một chuẩn
mực chẩn đoán ba tiêu chuẩn đƣợc đƣa ra, bao gồm: sốt, có vết đốt kèm theo nổi
hạch tại chỗ, và phản ứng huyết thanh trong giai đoạn phục hồi dƣơng tính với
Proteus X19, và nếu có thể, ni cấy trên chuột dƣơng tính. Trong thời kỳ Quân đội
Pháp triển khai rộng rãi các hoạt động quân sự trên bán đảo Đơng Dƣơng sau năm
1945, sốt mị trở nên một vấn đề y tế quan trọng, gây những tổn thất đáng kể cho
quân đội Pháp về lực lƣợng: 5708 ngƣời bị bệnh và 158 ca tử vong. Những nơi
đƣợc coi là vùng dịch tiềm tàng ở Việt Nam là: Lạng Sơn, Tân Hoa, Sơn La ở Miền
Bắc, Quảng Trị, Đông Hà, Cuvette Daden ở Miền Trung và Bến cát ở Miền Nam.
Một số yếu tố dịch tễ học cũng đƣợc chỉ ra ở Việt Nam là thảm thực vật thấp phù
hợp với sinh cảnh của sốt mị, tính chất đất ở nhiều nơi phù hợp với sự phát triển


11


TƠ ĐỨC LINH – HVCH K24

của mị Trombicula, vai trị trung gian lây truyền bệnh của L.deliensei cũng đƣợc
cân nhắc.
Sau hịa bình lập lại, ở Miền Bắc Việt Nam, một số vụ dịch sốt mò và các
trƣờng hợp bệnh lẻ tẻ đã đƣợc thông báo. Năm 1965, Bùi Đại và Nguyễn Hịe đã
thơng báo về 5 ca bệnh đƣợc chẩn đốn là sốt mị trên cơ sở là vết đốt đặc hiệu
ngoài da và phản ứng huyết thanh OXK [9]; một số trƣờng hợp sốt nghi do ricketsia
nhƣng không thể chẩn đốn xác định do khơng có phƣơng tiện xét nghiệm [2]. Vụ
dịch đầu tiên đƣợc ghi nhận xảy ra ở Sơn La tháng 6 – 1965 với hàng trăm ngƣời bị
bệnh; vùng dịch là rừng nùi và ngƣời dân thƣờng vào hang đá để trú ẩn mỗi khi có
máy bay Mỹ tấn cơng, mị L.deliensei đƣợc phát hiện ở các cá thể dơi cƣ trú trong
hang. Từ năm 1965, sốt mị chính thức đƣợc cơng nhận và đƣợc đăng kí báo cáo sức
khỏe trong thống kê của ngành Y tế. Theo Bùi Đại, chỉ riêng năm 1969, tại khu vực
Hà Tuyên, 175 bộ đội đã bị mắc sốt mò, có 2 trƣờng hợp tử vong [10]. Theo
Nguyễn Sản và cộng sự, trong thời kì chiến tranh chống Mỹ, ở một số đơn vị bộ đội
có tới 50% số quân bị mắc sốt mò [15]. Một số ổ dịch thiên nhiên của sốt mò đƣợc
xác định ở Tây Bắc, ven Sông Mã, các hải đảo. Một số biện pháp dự phòng cũng đã
đƣợc nghiên cứu, bao gồm uống tetracyclin và xoa DMP (dimethylphtalate) [14, 15].
Ở Miền Nam, trong những năm Quân đội Mỹ có mặt tại chiến trƣờng Việt
Nam, sốt mò cũng là một vấn đề y tế đƣợc quan tâm. Sốt mò đƣợc phát hiện ở các
tỉnh Miền Trung (Quảng Trị, Quảng Nam – Đà Nẵng, Phan Rang), Tây Ngun,
Đơng Nam Bộ (Long Bình), Đồng Bằng Sơng Cửu Long. Sốt mò là một trong
những căn nguyên hàng đầu gây sốt khơng rõ ngun nhân trong những binh lính
Mỹ ở Miền Nam Việt Nam. Tần suất mắc sốt mò trong nghiên cứu của Berman và
Kundin là 59 ca/100.000 ngƣời/ 1 năm. Một báo cáo của Uỷ ban dịch tễ Quân đội
Hoa Kỳ năm 1972 cho biết, nếu loại trừ sốt rét và tất cả các bệnh có thể xác định

đƣợc, khoảng 20% - 30% số ca còn lại là sốt mò.
Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy mức độ lƣu hành và khả năng phơi nhiễm cao
với sốt mò tại Việt Nam. Mò L.deliensei cũng đƣợc phát hiện ở hầu hết vùng lãnh

12


TÔ ĐỨC LINH – HVCH K24

thổ với mật độ cao. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hòe tiến hành vào
cuối những năm 1950 và đầu 1960, ấu trùng mò L.deliensei thu thập đƣợc ở tất cả
các loại địa hình ở Miền Bắc bao gồm vùng núi, đồi, đồng bằng, có cả ở nơng thơn
và thành phố. Ấu trùng mị L.deliensei kí sinh nhiều trên động vật hoang dã nhƣng
cũng thấy ở chuột sống gần ngƣời và xâm nhập nhà ở của ngƣời, ở nông thôn cũng
nhƣ thành phố. Nguyễn Kim Bằng và cộng sự(1970) qua nghiên cứu trong 12 tháng
tại các ổ dịch sốt mò đã thấy L.deliensei chiếm 62,3% tổng số mò thu thập đƣợc,
phân bố ƣu thế ở các miền rừng ẩm ƣớt, ven triền sông và trong hang đá; mật độ cao
nhất từ tháng 5 đến tháng 11 là khoảng thời gian có nhiệt độ và lƣợng mƣa cao; kí
sinh trên rất nhiều lồi chuột nhƣng cao nhất là loài chuột R.flavipectus. Chỉ số
nhiễm ấu trùng mị L.deliensei ở một số lồi chuột ở Mộc Châu và Tây Nguyên qua
các khảo sát năm 1970 và năm 1980 có thể lên tới 160/ cá thể. Nguyễn Sản và cộng
sự (1970) nghiên cứu ổ dịch ở Tây Bắc đã phân lập đƣợc 91 mẫu vi khuẩn sốt mị
trong đó có 41 mẫu từ 174 chuột, 3 mẫu từ 16 sóc, 21 mẫu từ 108 ấu trùng mị, và
26 mẫu từ 40 bệnh nhân [15]. Nguyễn Hoàn và cộng sự khảo sát tại đảo Cái Bầu,
Quảng Ninh đầu những năm 1970 đã phân lập đƣợc vi khuẩn sốt mị từ 2 lồi chuột
R.niniventer và R.surier và phát hiện kháng thể với sốt mò trong huyết thanh ngƣời
trên đảo [12]. Từ phủ tạng của 25 loài thú nhỏ bẫy bắt tại Mộc Châu (Sơn La), Nghi
Sơn (Thanh Hóa), Đồ Sơn và Kiến An (Hải Phòng) năm 1989, Lê Võ Định Tƣờng
và cộng sự đã phân lập đƣợc vi khuẩn sốt mị trên 14 lồi, với tỉ lệ cao ở 9 lồi
chuột, 3 lồi sóc, 2 lồi chuột núi khác. Một nghiên cứu huyết thanh tiến hành trên

15 loài thú nhỏ bẫy bắt tại Tây Nguyên đã phát hiện kháng thể với sốt mị ở 9 lồi,
trong đó thú nhỏ ở nƣơng rẫy, bờ bụi ven nhà có tỉ lệ mang kháng thể cao hơn so
với thú trong rừng già. Chủng O. tsutsugamushi phân lập đƣợc ở Tây Nguyên là
Kato. Theo Bùi Đại, tính chất mùa của sốt mị có liên quan đến thời điểm phát triển
của mò, cao điểm là từ tháng 5 đến tháng 11, phổ biến vào tháng 6 và tháng 7 là
những tháng có lƣợng mƣa cao [7].
Tuy nằm ở vùng lƣu hành của sốt mò và có thể có sự lây truyền cao, trong thời
gian từ những năm 1970 đến giữa những năm 1990, có rất ít những ca sốt mị đƣợc

13


TƠ ĐỨC LINH – HVCH K24

báo cáo. Sốt mị vẫn đƣợc coi là bệnh tƣơng đối hiếm, chỉ xảy ra ở một số ổ dịch
thiên nhiên đã xác định và không gây ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe cộng đồng nhƣ
24 bệnh truyền nhiễm trong danh mục giám sát toàn quốc. Tình trạng “thiếu chẩn
đốn” ở vùng dịch tễ tiềm năng này, trƣớc hết, liên quan đến khả năng hạn chế của
các phịng xét nghiệm. Chỉ có một số ít nhƣ phân lập trên chuột, xét nghiệm kết hợp
bổ thể, Weil – Felix đƣợc sử dụng đơn lẻ ở một số nghiên cứu [2, 6]. Các xét
nghiệm đƣợc coi là chuẩn mực cho sốt mò trên thế giới nhƣ: miễn dịch huỳnh
quang và peroxidase gián tiếp, hấp phụ miễn dịch gắn men [53], và các xét nghiệm
mới ứng dụng kĩ thuật gen vẫn chƣa có mặt và chƣa đƣợc sử dụng thƣờng quy ở
Việt Nam. Ngoài ra, việc sử dụng rộng rãi chloramphenicol và tetracycline trong
thập niên 1960 – 1980 làm cho bệnh sốt mò vẫn đƣợc điều trị dù khơng đƣợc chẩn
đốn. Từ cuối những năm 1980 và đầu 1990, các kháng sinh này khơng cịn đƣợc sử
dụng rộng rãi trong cộng đồng. Từ cuối những năm 1990, một số nghiên cứu và báo
cáo lẻ tẻ về sốt mò đã đƣợc thực hiện ở một số cơ sở lâm sàng nhƣ: Viện Y học
Lâm sàng Các Bệnh Nhiệt đới, Viện nhi Trung ƣơng, Viện Quân y 108, Bệnh viện
Trung ƣơng Huế [1,5,10,11,16,17]. Các xét nghiệm đƣợc sử dụng bao gồm: miễn

dịch cố định chấm, Weil – Felix, ELISA, IFA. Tuy nhiên, do số lƣợng xét nghiệm
có hạn, những bệnh nhân đƣợc lựa chọn đƣa vào nghiên cứu chủ yếu là những
ngƣời có bệnh cảnh điển hình (có vết đốt ngồi da) trong khi phổ bệnh sốt mị thực
sự cịn rộng hơn. Nhiều bệnh nhân mắc sốt mò còn chƣa đƣợc chẩn đoán kịp thời ở
các tuyến y tế cơ sở, khiến cho bệnh diễn biến nặng và có nguy cơ tử vong. Do giá
thành cao, những xét nghiệm chẩn đốn sốt mị vẫn chƣa đƣợc sử dụng thƣờng quy
ở các tuyến y tế cơ sở.
1.2. Sinh bệnh học sốt mò
1.2.1. Sự xâm nhập và nhân lên của O. tsutsugamushi trong tế bào vật chủ
O. tsutsugamushi là vi khuẩn kí sinh nội bào và chỉ nhân lên trong nguyên sinh
chất của tế bào vật chủ. Xâm nhập tế bào là một bƣớc quan trọng trong sinh bệnh
học của sốt mò. Qúa trình xâm nhập bắt đầu từ sự tiếp cận của O. tsutsugamushi với

14


TÔ ĐỨC LINH – HVCH K24

tế bào và gắn kết với các phân tử protein trên bề mặt tế bào, chủ yếu là các
proteoglycan mang heparan sulfat.

Hình 2.Chu trình nhân lên của vi khuẩn O. tsutsugamushi trong tế bào vật chủ
[56].
Chú thích: 1. Vi khuẩn tiếp cận màng tế bào chủ nhờ các thụ thể. 2. Vi khuẩn xâm nhập vào bên
trong tế bào chủ thông qua cơ chế thực bào;3. O. tsutsugamushi thoát khỏi sự tự thực bào của tế
bào chủ; 4. Di chuyển nội bào tới vùng giàu glycogen; 5. Tăng nhanh số lượng vi khuẩn bằng cơ
chế nhân đơi; 6. Giải phóng ra ngồi bằng phương pháp nảy chồi.

Rikihisha và Ito đã thấy O. tsutsugamushi xâm nhập vào tế bào vật chủ thông
qua cơ chế thực bào. Trong tế bào, O. tsutsugamushi thoát khỏi các phagosome và

cƣ trú ở vùng giàu glycogen của tế bào. Khơng có hình ảnh nào cho thấy O.
tsutsugamushi xâm nhập trực tiếp qua màng tế bào hoặc đi ra trực tiếp qua màng tế
bào. Trên chuột, Ewing và cộng sự nhận thấy O. tsutsugamushicƣ trú trong nguyên
sinh chất của tế bào nội mạc màng bụng và không thấy trong nhân của tế bào; O.
tsutsugamushi nhân lên bằng cách phân đơi, sau đó dịch chuyển về phía màng tế
bào và đi ra khỏi tế bào bằng phƣơng pháp nẩy chồi, mang theo một lớp màng tế
bào vật chủ. Lớp màng này có thể có vai trị bảo vệ O. tsutsugamushi ở mơi trƣờng

15


TƠ ĐỨC LINH – HVCH K24

ngồi tế bào và ngăn cản tác động của hệ thống miễn dịch của cơ thể chủ và là yếu
tố thuận lợi để O. tsutsugamushi tiếp tục xâm nhập vào các tế bào khác qua cơ chế
thực bào [22].
1.2.2. Tính nhạy cảm của cơ thể vật chủ với nhiễm O. tsutsugamushi
Tính nhạy cảm của vật chủ đƣợc nghiên cứu trên mơ hình chuột thực nghiệm.
Tình trạng nhiễm bệnh của chuột phụ thuộc vào một số yếu tố nhƣ độc tính của
chủng O. tsutsugamushi, liều gây nhiễm và khả năng đề kháng của chuột. Một số
loài chuột có sức đề kháng cao với O. tsutsugamushi và không bị tử vong khi gây
nhiễm qua màng bụng nhƣ các dòng chuột thực nghiệm AKR/J, BALB/cDub,
BALB/cJ, C57L/J, SWR/J. BDNAicota savilei, một loài chuột nhiễm O.
tsutsugamushi tự nhiên ở Thái Lan chỉ có biểu hiện bệnh nhẹ và loại trừ đƣợc O.
tsutsugamushi ra khỏi cơ thể trong 28 ngày. Một số loài chuột nhạy cảm cao với O.
tsutsugamushi bị tử vong hoặc nhiễm O. tsutsugamushi kéo dài tới hơn một năm khi
bị gây nhiễm qua màng bụng. Groves và cộng sự đã xác định rằng, khả năng đề
kháng của chuột với O. tsutsugamushi có tính di truyền, và gen Ric xác định tính đề
kháng của chuột nằm trong nhiễm sắc thể 5, liên quan chặt chẽ đến gen thối hóa
võng mạc rd [24, 25, 26].

1.2.3. Đáp ứng miễn dịch trong sốt mò
Nhiễm O. tsutsugamushigây đáp ứng miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể ở
ngƣời và động vật bị bệnh. Nhiễm O. tsutsugamushi kích thích sản sinh kháng thể ở
chuột thực nghiệm, xuất hiện 1 tuần sau khi gây nhiễm và tăng lên ở các tuần tiếp
theo. Đáp ứng kháng thể ở chuột phụ thuộc vào kích thích kháng nguyên: điều trị
kháng sinh sớm cho chuột làm giảm kích thích kháng nguyên và giảm đáp ứng
kháng thể ở chuột.
Vai trò kháng thể đối với khả năng xâm nhiễm tế bào của O. tsutsugamushi đã
đƣợc Hanson và Rakihisa nghiên cứu [27, 41].Huyết thanh chứa kháng thể không
tiêu diệt đƣợc O. tsutsugamushi nhƣng ngăn cản sự gắn kết của O. tsutsugamushi
vào màng tế bào và xâm nhập vào trong tế bào phôi gà. Khả năng ức chế gắn kết và
16


×