Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.72 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

111
TẠP CHÍ KHOA HỌC


Khoa học Xã hội, Số 5 (6/2016), tr 111-119


<b>VAI TRÒ CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC VỚI HỘI NGHỊ THÀNH LẬP </b>
<b>ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (1930) </b>


<b>Đào Văn Trưởng </b>
<i>Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Tây Bắc </i>
<i><b>Tóm tắt: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930) là một sự kiện trọng đại, có ý nghĩa vơ cùng quan </b></i>
<i>trọng trong tiến trình phát triển của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam </i>
<i>ra đời gắn liền với vai trị, tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - Người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện </i>
<i>Đảng ta. </i>


<i><b> Từ khóa: Nguyễn Ái Quốc, Đảng Cộng sản, Cương lĩnh chính trị, Đơng Dương </b></i>


<b>1. Đặt vấn đề: Dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp xâm lược, các phong trào </b>


yêu nước của nhân dân ta theo khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản diễn ra liên tục,
sôi nổi, rộng khắp song đều bị đàn áp và thất bại. Đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử,
Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra chân lý của thời đại: đó chính là con đường cách mạng vơ sản. Vào
cuối những năm 20 của thế kỷ XX, các phong trào yêu nước theo khuynh hướng cách mạng
vô sản phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam đặt ra yêu cầu phải có một Đảng Cộng sản nhằm tạo
sự thống nhất về mặt tổ chức, lãnh đạo. Kết quả là, Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam (1930) diễn ra như một quy luật tất yếu khách quan của lịch sử. Tại Hội nghị này,
Nguyễn Ái Quốc đã có những đóng góp vơ cùng quan trọng góp phần đưa Hội nghị đến thành
công. Nội dung bài viết này tập trung nghiên cứu, làm rõ vị trí, vai trị của Nguyễn Ái Quốc
với Hội nghị thành lập Đảng (1930).


<b>2. Nội dung nghiên cứu </b>



<b>2.1. Hồn cảnh lịch sử dẫn đến Hội nghị </b>
<b>* Tình hình quốc tế </b>


Sự kiện Cách mạng Tháng Mười Nga thành công năm 1917 với sự ra đời của Nhà nước
Xơviết đầu tiên trên thế giới đã có tác động mạnh mẽ và sâu sắc tới tiến trình phát triển của
lịch sử thế giới hiện đại. Trong đó, tác động một cách trực tiếp mạnh mẽ đến phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc và là một trong những yếu tố thúc đẩy sự ra đời của các đảng cộng
sản trên thế giới như: Đảng Cộng sản Hunggari (năm 1918), Đảng Cộng sản Mỹ (năm 1920),
Đảng Cộng sản Anh, Đảng Cộng sản Pháp (năm 1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng
Cộng sản Mông Cổ (năm 1921), Đảng cộng sản Nhật Bản (năm 1922).


Ngày nhận bài: 26/4/2016. Ngày nhận đăng: 20/7/2016


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

112
Cùng với đó là sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III vào tháng 3-1919) có ý
nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, trong đó
có Việt Nam. Như vậy, với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, sự ra đời của Quốc tế
III và xu thế thành lập Đảng cộng sản phát triển mạnh trên thế giới đã có tác động sâu sắc tới
<i>những người cộng sản Việt Nam, trong đó có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc “An Nam muốn cách </i>
<i>mạng thành cơng, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế” [7, tr. 287]. </i>


<b>* Tình hình trong nước </b>


Dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác–Lênin và hoạt động truyền bá tích cực của Nguyễn
Ái Quốc cùng với Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, phong trào yêu nước theo khuynh
hướng cách mạng vô sản ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, chuyển từ tự phát sang tự giác dẫn
đến sự phân hóa tích cực trong 2 tổ chức là Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và Tân Việt
cách mạng Đảng để hình thành 3 tổ chức cộng sản là: Đông Dương Cộng sản Đảng (tháng
6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (tháng 8/1929), Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (tháng


1/1930). Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản chứng tỏ lý luận giải phóng dân tộc theo khuynh
hướng cách mạng vơ sản của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã thấm sâu vào phong trào
cách mạng của nhân dân Việt Nam. Đồng thời khẳng định rằng xu thế thành lập Đảng Cộng
sản đã trở thành một xu thế tất yếu khách quan ở Việt Nam. Ba tổ chức cộng sản đi vào hoạt
động, tổ chức tuyên truyền, lãnh đạo quần chúng đấu tranh có tác dụng làm cho phong trào
cách mạng phát triển ngày một mạnh hơn.


Tuy nhiên, sự tồn tại và hoạt động riêng rẽ của ba tổ chức cộng sản gây bất lợi cho
phong trào cách mạng; trước hết, nó làm cho lực lượng và sức mạnh của phong trào cách
mạng bị phân tán và đi xuống; mặt khác, trong quá trình hoạt động các tổ chức thường cơng
kích, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, cả ba tổ chức đều nhận mình là chân chính, đều vận
động Quốc tế Cộng sản cơng nhận mình là một Chi bộ đại diện cho những người cộng sản ở
Đơng Dương khi đó “Nhận định của Đông Dương Cộng sản Đảng về An Nam cộng sản Đảng
được trình bày trong bức thư của một đồng chí lãnh đạo Đơng Dương cộng sản Đảng gửi cho
đồng chí Ngơ Gia Tự (bí danh là Bách) như sau: tổ chức PCA (An Nam cộng sản Đảng)
không phải là vì cách mệnh mà chính là để đối phó với PCI (Đông Dương cộng sản Đảng)”
[5, tr. 141]. Như vậy, có thể nhận thấy mâu thuẫn giữa các tổ chức cộng sản ở Việt Nam ngày
càng lên cao; điều này khơng phù hợp với lợi ích của phong trào cách mạng và nguyên tắc tổ
chức của Đảng Cộng sản. Nếu tình trạng đó tiếp tục kéo dài sẽ là một nguy cơ lớn đối với
cách mạng Việt Nam. Lúc này, yêu cầu cấp bách bách đặt ra đối với cách mạng Việt Nam là
phải có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản thống nhất nhằm tiếp tục sứ mệnh lãnh đạo
phong trào cách mạng Việt Nam phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

113
chúng công nhân và nông dân ngày càng phát triển, đã trở thành một điều nguy hiểm vô cùng
cho tương lai trước mắt của cách mạng ở Đông Dương...Nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp
bách nhất của tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một Đảng cách mạng có
tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng ở
Đơng Dương. Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương.” [3,
tr. 614]. Trên cơ sở đó, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã diễn ra như một nhu cầu tất


yếu khách quan của lịch sử gắn liền với vai trò quan trọng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.


<b>* Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản </b>
<b>Đảng </b>


Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các văn thân, sĩ phu yêu nước nhưng
Nguyễn Ái Quốc khơng hồn tồn tán thành với những con đường cứu nước đó. Theo Người,
<i>chủ trương cứu nước của cụ Phan Bội Châu chẳng khác gì "Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa </i>
<i>sau”, của cụ Phan Chu Trinh "chẳng khác gì đến xin giặc rủ lịng thương". Chính điều đó đã </i>
thơi thúc Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Trên hành trình tìm
đường cứu nước, Người đã đến với học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin và tìm ra con đường
cứu nước giải phóng dân tộc, đó chính là con đường cách mạng vô sản. Nguyễn Ái Quốc
<i>khẳng định chắc chắn rằng: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, khơng có con đường nào </i>
<i>khác ngồi con đường cách mạng vô sản” [1, tr. 38]. </i>


Sau khi tìm được con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá lý luận
của chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, đồng thời chuẩn bị những điều kiện về chính trị, tư
tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng. Và cũng chính Nguyễn Ái Quốc đã lãnh lấy trách
nhiệm vơ cùng khó khăn nhưng cũng hết sức vẻ vang là tổ chức triệu tập Hội nghị hợp nhất
các tổ chức cộng sản diễn ra từ ngày 6-1 đến ngày 8-2-1930 tại (Hương Cảng – Trung Quốc).


<b>2.2. Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng </b>
<b>sản Đảng (6.1-8.2.1930) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

114
ngày 8-2-1930 do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì. Tham dự Hội nghị có 5 đại biểu, trong đó
01 đại biểu của Quốc tế Cộng sản là Nguyễn Ái Quốc, 02 đại biểu của Đông Dương Cộng sản
Đảng là Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu; 02 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng là
Nguyễn Thiệu Và Châu Văn Liêm.



Trong Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản đề ngày 18-2-1930, Nguyễn Ái Quốc viết: “Một
đồng chí từ Hồng Cơng tới Xiêm và tin cho tơi biết tình hình Hội An Nam Thanh niên Cách
mạng bị tan rã; những người cộng sản chia thành nhiều phái,vv..Lập tức tôi đi Trung Quốc,
tới đó vào ngày 23-12. Sau đó, tơi triệu tập các đại biểu của 2 nhóm (Đơng Dương và An
Nam). Chúng tôi họp vào ngày mồng 6-1”[8, tr. 12]. Như vậy, có thể nhận thấy tinh thần chủ
động, tích cực của Nguyễn Ái Quốc trong việc tổ chức Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng
sản, không trông chờ, ỷ lại vào Quốc tế Cộng sản.


<b> Nguyễn Ái Quốc với việc đề ra được Năm điểm lớn để Hội nghị tiến hành thảo luận </b>
với nội dung: “1. Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm
cộng sản Đông Dương; 2. Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam; 3. Thảo Chính cương
và Điều lệ sơ lược của Đảng; 4. Định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước; 5. Cử
một Ban Trung ương lâm thời gồm chín người, trong đó có hai đại biểu Chi bộ cộng sản
Trung Quốc ở Đông Dương” [4, tr.1]. Đây là những vấn đề hệ trọng, có ý nghĩa sống cịn đối
<b>với phong trào cách mạng ở Đơng Dương lúc này. Trên cơ sở Năm điểm lớn của Nguyễn Ái </b>
quốc, Hội nghị tiến hành thảo luận và đưa ra những quyết sách quan trọng đối với cách mạng
<b>Đơng Dương trong tương lai. Có thể nói, với Năm điểm lớn của Nguyễn Ái Quốc những nút </b>
thắt, trở ngại lớn nhất đối với phong trào cách mạng và những chiến sĩ cộng sản Việt Nam khi
đó đã được giải quyết mà tác giả chính là Nguyễn Ái Quốc. Trong quá trình thảo luận những
<b>nội dung cơ bản của Năm điểm lớn, Nguyễn Ái Quốc đã chứng minh, luận giải hết sức khoa </b>
học, chắc chắn, tạo niềm tin vững chắc đối với các đại biểu tham dự Hội nghị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

115
bởi hai lý do sau: Một là, do ảnh hưởng của những tư tưởng cục bộ vốn là con đẻ của nền kinh
tế nông nghiệp lạc hậu và phân tán ở Việt Nam nên bản thân những tổ chức cộng sản này
không thể tự thống nhất được, tổ chức nào cũng cho mình là đúng, là chân chính, khơng tổ
chức nào chịu hy sinh quyền lợi riêng của mình vì mục đích chung là sự sinh tử, tồn vong của
<i><b>cách mạng, của quốc gia dân tộc; trong tài liệu Lời thơng cáo giải thích cho đồng chí vì sao </b></i>
<i><b>phải tổ chức Đảng cộng sản An Nam có đề cập đến vấn đề này: “...Thế thì bắt Đơng Dương </b></i>
giải tán đi mà vào An Nam có được khơng? Khơng được vì Đơng Dương chưa thành Đảng


mà An Nam cũng chưa thành Đảng (chỉ là hai bộ phận cộng sản thôi). Đông Dương làm việc
sai lầm mất lý luận nhưng có nhiều quần chúng. An Nam làm việc tuy đúng hơn nhưng thực
lực còn non nớt.”[3, tr. 352-356]. Hai là, do thiếu một nhân tố chính trị làm cầu nối trung gian
(ở đây có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức) có đủ tầm ảnh hưởng và sự tín nhiệm giữ vai
trị làm tài phán trung gian. Do đó, sự xuất hiện của nhân tố Nguyễn Ái Quốc vào thời điểm
này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Lúc này, Nguyễn Ái Quốc với tư cách là đại diện của
Quốc tế Cộng sản, lại là người thầy của lớp thanh niên yêu nước đầu thế kỷ XX (sau khi tìm
được con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá lý luận của chủ nghĩa Mác
– Lênin, chuẩn bị những điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng,
đặc biệt là đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ trẻ bổ sung cho lực lượng cách mạng, tiêu biểu
như: Trần Phú, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Phong Sắc, Hoàng Quốc Việt, Châu Văn Liêm,
Nguyễn Thiệu, Trần Văn Lan, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong...). Mặt khác, Nguyễn Ái Quốc
lại là người sáng lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên – tiền thân của chính những tổ
chức cộng sản này. Một yếu tố quan trọng khác, Nguyễn Ái Quốc lúc này là người nhiều tuổi,
có nhiều kinh nghiệm họat động chính trị so với những đồng chí trẻ tuổi tham dự Hội nghị
(tính đến thời điểm đó, Nguyễn Ái Quốc đã 40 tuổi, với gần 20 năm kinh nghiệm họat động ở
nước ngoài, Người đã đặt chân lên tất cả các châu lục, có mặt tại những trung tâm chính trị,
những kinh đơ của nền văn minh thế giới khi đó như Anh, Pháp, Mỹ, Nga... Đặc biệt, Người
đã tích lũy nhiều kinh nghiệm họat động trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế - đó
chính là Quốc tế Cộng sản; trong khi các đồng chí tham dự Hội nghị đều dưới 30 tuổi, người
nhiều tuổi nhất là đồng chí Châu Văn Liêm 28 tuổi và ít tuổi nhất là đồng chí Nguyễn Đức
Cảnh 22 tuổi đều chưa có kinh nghiệm trong tổ chức và họat động).


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

116
hai tác hại đối với trong Đảng và ngoài Đảng, 3. Làm tan rã Thanh niên và Tân Việt trái với
đường lối của Quốc tế Cộng sản.”[4, tr.10 - 13]. Bằng kinh nghiệm, uy tín và tài năng của
mình, Nguyễn Ái quốc đã hồn thành sứ mệnh lịch sử giao phó là thuyết phục thành cơng các
đại biểu tham dự Hội nghị hồn tồn nhất trí bỏ mọi xung đột cũ, thành thật hợp tác, tán thành
việc hợp nhất hai tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng thành một
đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.



Nguyễn Ái Quốc với vấn đề đặt tên Đảng. Trong khi Quốc tế Cộng sản chủ trương
thành lập một Đảng Cộng sản chung cho ba nước Đơng Dương thì Nguyễn Ái Quốc có quan
điểm hồn tồn khác khi dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền dân tộc tự quyết của các quốc
<i>gia dân tộc, Nguyễn Ái Quốc cho rằng:“Cái từ Đông Dương rất rộng…, vấn đề dân tộc là vấn </i>
đề rất nghiêm túc, người ta không thể bắt buộc các dân tộc khác gia nhập Đảng… Còn cái từ
An Nam thì hẹp, mà nước ta có ba miền: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ. Do đó, từ Việt Nam
hợp với cả ba miền và cũng không trái với nguyên lý của chủ nghĩa Lênin về vấn đề dân
tộc”[9, tr.25]


Mặt khác, theo đồng chí Nguyễn Thiệu (một trong hai đại biểu của tổ chức An Nam
Cộng sản Đảng tham dự Hội nghị khi đó) nói về vấn đề đặt tên Đảng như sau: “Ban đầu, các
đại biểu nhóm “Đơng Dương” đề nghị giữ lại cái tên “Đơng Dương Cộng sản Đảng”. Trong
khi đó, các đại biểu nhóm “An Nam” khơng đồng ý như vậy, và cho rằng đó là cái tên của
một nhóm cộng sản cũ, khơng nên dùng lại. Đồng chí Vương (tức Nguyễn Ái Quốc) đã chuẩn
bị ý kiến từ trước (có lẽ đồng chí đã dự đốn trước được những vấn đề sẽ xảy ra trong cuộc
họp), để cho đại biểu hai nhóm nói hết ý kiến rồi mới điềm tĩnh đưa ý kiến như sau: Đông
Dương là cái tên chỉ những nước ở trên bán đảo giữa Ấn Độ và Trung Quốc, như thế gồm có
Miến Điện, Xiêm La, Mã Lai, Miên, Lào và ba kỳ của nước chúng ta; cho nên thường người
ta muốn chỉ Miên, Lào và nước chúng ta thì dùng cái tên “Đông Dương thuộc Phỏp
(Indochine Franỗaise); nhng khụng ai di gỡ m dùng cái tên “Đảng Cộng sản Đông Dương
thuộc Pháp”. An Nam là cái tên người Trung Quốc vẫn quen dùng từ lâu để gọi nước ta;
nhưng hiện tại đối với người Pháp và thế giới, trên bản đồ, An Nam chỉ là Trung Kỳ. Tóm lại
chỉ có cái tên Việt Nam là đúng hơn hết và thích hợp nhất. Đối với người Trung Quốc, cái tên
Việt Nam cũng quen chẳng kém gì cái tên An Nam; đối với thế giới thì dần dần người ta cũng
quen. Nước ta đang bị bọn đế quốc chiếm cứ, nhân dân ta phải có nhiều hành động quật khởi
thì rồi người ta mới biết đến tên tuổi được. Cái tên “Đảng Cộng sản Việt Nam” khơng cịn lẫn
vào đâu được, mọi người sẽ khơng cịn nghĩ đến một tổ chức cũ nào cả"(1)<sub>. </sub>


Tính đúng đắn, sáng tạo, khoa học trong chủ trương giải quyết vấn đề Đảng trong


khuôn khổ từng nước Đông Dương của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã được thực tiễn cách mạng
Việt Nam và cách mạng thế giới thế kỷ XX kiểm chứng, khẳng định. Đây chính là một cống




</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

117
hiến quan trọng của Người trong việc kế thừa và vận dụng sáng tạo kho tàng lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin.


Nguyễn Ái Quốc đã cùng với Hội nghị cử ra được Ban Chấp hành Trung ương lâm thời
bao gồm 7 đồng chí: Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Lan, Nguyễn Văn Hới, Nguyễn Phong Sắc,
Hoàng Quốc Việt, Phan Hữu Lầu, Lưu Lập Đạo, đứng đầu là đồng chí Trịnh Đình Cửu.
Thành lập các Xứ ủy, tại Xứ ủy Bắc Kỳ do đồng chí Đỗ Ngọc Du làm Bí thư, Xứ ủy Trung
Kỳ do đồng chí Nguyễn Phong Sắc làm Bí thư, Xứ ủy Nam Kỳ do đồng chí Ngơ Gia Tự làm
Bí thư. Như vậy, cơ quan cao nhất của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương lâm thời được
thành lập làm nhiệm vụ trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở Việt Nam, tạo sự thống
nhất về mặt lãnh đạo, tuyên truyền, tổ chức, đấu tranh trong Đảng.


Nguyễn Ái Quốc với việc đề ra Cương lĩnh chính trị, Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp soạn
thảo và cùng với Hội nghị thơng qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình
tóm tắt, Điều lệ vắn tắt. Đây là những tài liệu hết sức quan trọng cấu thành nên đường lối cơ
bản của cách mạng Việt Nam. Trong đó, Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt hợp thành
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (Hay còn gọi là Cương lĩnh Hồ Chí Minh), một cương
<i>lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo với chủ trương "làm tư sản dân quyền cách </i>
<i>mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản’’[3, tr. 57]. Đây chính là sự vận dụng </i>
sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc về nguyên lý “Cách mạng không ngừng” của Lênin vào điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể ở một nước thuộc địa (Cách mạng không ngừng được đề cập đến lần
<b>đầu tiên trong tác phẩm Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân </b>


<b>chủ của Lênin xuất bản năm 1905 tại Nga. Theo Lênin, từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới </b>



sang cách mạng xã hội chủ nghĩa là một quá trình liên tục, khơng có một “bức tường thành”
nào ngăn cách 2 cuộc cách mạng này). Vận dụng nguyên lý này, Nguyễn Ái quốc và Đảng
chủ trương đưa cách mạng Việt Nam phát triển trải qua hai giai đoạn là cách mạng tư sản kiểu
mới và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thực chất, Cách mạng tư sản kiểu mới hay cách mạng tư
sản dân quyền có mục đích là đánh đổ đế quốc, phong kiến, giành độc lập dân tộc, ruộng đất
cho dân cày và dựng nên chính quyền dân chủ. Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách
mạng kế tiếp cách mạng tư sản dân quyền, có mục đích là xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa cộng sản để giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.


</div>

<!--links-->

×