Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Luận án Tiến sĩ Kinh tế Phát triển hoạt động tài chính vi mô tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 206 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

NGUYỄN THỊ HẠNH

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MƠ
TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

NGUYỄN THỊ HẠNH

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MƠ
TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Mã số

: 9.34.02.01



LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS NGUYỄN VĂN DẦN
2. PGS.TS NGUYỄN THỊ MÙI

HÀ NỘI - 2021


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và
chính xác. Những kết luận khoa học của luận án là mới và chưa có tác giả cơng bố
trong bất cứ cơng trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hạnh

năm 2021


ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận án xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các nhà khoa học, các
chuyên gia của Ngân hàng nhà nước Việt Nam; Lãnh đạo Nhóm cơng tác Tài chính

vi mơ Việt Nam; Lãnh đạo chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách
xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân các tỉnh thành khu vực trọng điểm miền Trung; các
Thầy Cô giảng dạy và quản lý chương trình nghiên cứu sinh của Học viện Tài chính
đã hướng dẫn, góp ý, chia sẻ tài liệu và các số liệu quý báu để tác giả hoàn thành
luận án.
Lời tri ân sâu sắc xin được gửi đến hai nhà khoa học PGS.TS Nguyễn Văn
Dần và PGS.TS Nguyễn Thị Mùi đã hướng dẫn tận tình, tâm huyết và giúp đỡ nhiệt
tình cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận án cho đến kết quả hôm nay.
Tác giả xin gửi lời biết ơn về sự động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất từ
gia đình, các anh chị, bạn bè và đồng nghiệp đã đồng hành cùng tác giả trong quá
trình nghiên cứu, tạo động lực to lớn cho tác giả hoàn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hạnh

năm 2021


iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan .........................................................................................................................i
Lời cảm ơn ............................................................................................................................ii
Mục lục................................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... vii

Danh mục thuật ngữ sử dụng trong đề tài ..........................................................................ix
Danh mục các bảng ..............................................................................................................x
Danh mục các biểu đồ .........................................................................................................xi
Danh mục các hình vẽ ....................................................................................................... xii
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .....................................9
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN..................................................................................................................... 9
1.1.1. Nghiên cứu về quy mô cung ứng dịch vụ và tính bền vững các của
các tổ chức TCVM .......................................................................................... 9
1.1.2. Nghiên cứu về khả năng tiếp cận dịch vụ TCVM của khách hàng ............. 17
1.1.3. Nghiên cứu về tác động của TCVM đến giảm nghèo .................................. 22
1.2. KHOẢNG TRỐNG VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...............................................27
1.2.1. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................... 27
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 28
Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 29
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI
CHÍNH VI MƠ TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM CỦA QUỐC GIA ..........30
2.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VI MƠ ...................................................................30
2.1.1. Sự ra đời Tài chính vi mơ ............................................................................... 30
2.1.2. Khái niệm tài chính vi mơ .............................................................................. 31
2.1.3. Các tổ chức tài chính vi mơ ............................................................................ 32
2.1.4. Các dịch vụ tài chính vi mơ ............................................................................ 34
2.1.5. Mối quan hệ giữa tài chính vi mơ, tài chính tồn diện và tín dụng
chính sách ....................................................................................................... 39


iv
2.2. PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MƠ ................................................43
2.2.1. Quan điểm phát triển hoạt động tài chính vi mơ........................................... 43

2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động tài chính vi mơ ............................ 46
2.2.3. Yếu tố tác động đến sự phát triển hoạt động tài chính vi mơ....................... 49
2.3. VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÀ VAI TRÒ PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MƠ TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM ...................53
2.3.1. Vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia........................................................... 53
2.3.2. Tầm quan trọng của việc phát triển hoạt động TCVM đối với vùng
kinh tế trọng điểm .......................................................................................... 55
2.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MƠ CHO VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
QUỐC GIA .................................................................................................................58
2.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển hoạt động tài chính vi mơ cho
vùng kinh tế trọng điểm quốc gia ................................................................. 58
2.4.2. Bài học về phát triển hoạt động TCVM cho vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung ........................................................................................... 63
Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 66
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
VI MƠ TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG .............................67
3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG LIÊN QUAN ĐẾN
SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MƠ ........................................67
3.1.1. Khái qt về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của vùng KTTĐ
miền Trung ..................................................................................................... 67
3.1.2. Thực trạng đói nghèo tại vùng KTTĐ miền Trung ...................................... 70
3.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MƠ TẠI VIỆT NAM
THỜI GIAN QUA......................................................................................................76
3.2.1. Sự ra đời và cơ sở pháp lý hoạt động TCVM tại Việt Nam......................... 76
3.2.2. Mạng lưới tổ chức TCVM hoạt động tại Việt Nam ..................................... 78
3.2.3. Thực trạng cung cấp dịch vụ TCVM tại Việt Nam thời gian qua ............... 82
3.2.4. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động TCVM tại Việt Nam ................... 83



v
3.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG.................................................85
3.3.1. Phát triển hoạt động TCVM qua chỉ tiêu quy mô và chất lượng
dịch vụ tại vùng KTTĐ miền Trung ............................................................ 87
3.3.2. Thực trạng phát triển khả năng tiếp cận dịch vụ của khách hàng
TCVM tại vùng KTTĐ miền Trung........................................................... 104
3.3.3. Tác động của phát triển hoạt động TCVM đến thu nhập và giảm
nghèo tại vùng KTTĐ miền Trung............................................................. 115
3.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
VI MƠ TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG THỜI
GIAN QUA...............................................................................................................121
3.4.1. Những kết quả đạt được ............................................................................... 121
3.4.2. Những hạn chế .............................................................................................. 122
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................................. 124
Kết luận chương 3 ................................................................................................... 128
Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MƠ
TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2030 ............. 129
4.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI
CHÍNH VI MƠ TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG
ĐẾN NĂM 2030 ......................................................................................................129
4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ miền Trung
đến năm 2030 ............................................................................................... 129
4.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tài chính vi mơ tại Vùng KTTĐ
miền Trung đến năm 2030 .......................................................................... 130
4.1.3. Định hướng chính sách hướng tới mục tiêu phát triển hoạt động
của các tổ chức TCVM ............................................................................... 136
4.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2030.................137

4.2.1. Nhóm các giải pháp về tài chính .................................................................. 137
4.2.2. Nhóm giải pháp về năng lực ........................................................................ 140
4.2.3. Nhóm giải pháp về công nghệ ..................................................................... 144
4.2.4. Giải pháp hỗ trợ phát triển hoạt động TCVM............................................. 148


vi
4.3. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP .........................................................152
4.3.1. Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025 ........................................................ 152
4.3.2. Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030 ........................................................ 153
4.4. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI
CHÍNH VI MÔ TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ...........154
4.4.1. Đối với Chính phủ ........................................................................................ 154
4.4.2. Đối với Bộ, Ngành liên quan ....................................................................... 156
4.4.3. Đối với UBND tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐ miền Trung ............... 159
Kết luận chương 4 ................................................................................................... 162
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 163
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN CỦA NGHIÊN CỨU SINH ..................................................................... 165
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 166
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 172


vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. Danh mục chữ viết tắt tiếng Việt
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa tiếng Việt


CT-XH

Chính trị - Xã hội

Bộ LĐ-TBXH

Bộ Lao động-Thương binh xã hội

DN

Doanh nghiệp

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

LHPNVN

Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

NHHTX

Ngân hàng Hợp tác xã

NHNN&PTNT


Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NHTM

Ngân hàng thương mại

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCTD

Tổ chức tín dụng

TCVM

Tài chính vi mơ

TDND

Tín dụng nhân dân

TGTK

Tiền gửi tiết kiệm

TK&VV

Tiết kiệm và vay vốn


TMCP

Thương mại cổ phần

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn - Một thành viên

TYM

Tổ chức Tài chính quy mơ Nhỏ Tình Thương

USD

Đơ la Mỹ

UBND

Ủy ban nhân dân


viii
2. Danh mục chữ viết tắt tiếng Anh
Chữ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Việt

Nguyên nghĩa tiếng Anh
Ngân hàng phát triển Châu Á

ADB


Asia Development Bank

ATM

Automated teller machine Máy rút tiền tự động

CAR

Capital Adequacy Ratio

Tỷ lệ an toàn vốn

CGAP

Consultative Group To
Assist The Poor

Tổ chức tư vấn và hỗ trợ người nghèo

CIC

Credit Information Center Trung tâm thơng tin tín dụng

CMA

Citi Micro-entrepreneur

Giải thưởng doanh nhân vi mơ Citi

award

Phân tích bao dữ liệu

DEA

Data Envelopment
Analysis

FSS

Financial Self Sustainablity Bền vững tài chính

GDP

Gross domestic product

Tổng thu nhập quốc dân

Grameen

Grameen Bank

Ngân hàng Grameen ở

Bank (GB)

Bangladesh

IFAD

International Fund for

Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế
Agricultural Development

IFC

International Finance
Corporation

MFI

Micro Finance institutions Tổ chức tài chính vi mơ

MIS

Management Information
System

Hệ thống quản lý thơng tin

NGOs

Non-governmental
organization

Tổ chức phi chính phủ

OSS

Opeeration Self
Sustainablity


Bền vững hoạt động

PESO

PESO

Đơn vị tiền tệ Philippin

ROA

Return On Assets

Lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE

Return On Equity

Lợi nhuận trên vôn chủ sở hữu

WSBI

World Savings Banks
Institute

Ngân hàng tiết kiệm thế giới

Cơng ty tài chính quốc tế



ix
DANH MỤC THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
Thuật ngữ

Khái niệm/giải nghĩa

Tài chính vi mơ TCVM được coi là một phương pháp phát triển kinh
(TCVM)
tế nhằm mang lại lợi ích cho cư dân thu nhập thấp
(kể cả phụ nữ và nam giới)
Hoạt động
TCVM

Hoạt động TCVM bao gồm việc cho vay bằng đồng
Việt Nam đối với khách hàng TCVM, nhận tiền gửi

Nguồn trích dẫn
[54]

[38]

tiết kiệm của khách hàng TCVM dưới hình thức tiền
gửi tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tiết kiệm tự nguyện.
Khách hàng TCVM là cá nhân thuộc hộ nghèo, hộ
cận nghèo, hộ mới thốt nghèo, hộ có mức sống
trung bình, cá nhân có thu nhập thấp, DN siêu nhỏ.

[38]


Chương trình, dự Chương trình, dự án hoạt động TCVM và một số
án TCVM
hoạt động khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách
hàng TCVM, khơng vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần
tạo việc làm, thực hiện xóa đói giảm nghèo.

[38]

Tổ chức TCVM Tổ chức TCVM là loại hình tổ chức tài chính tín
dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng
nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình
có thu nhập thấp và DN siêu nhỏ

[37]

Tổ chức phi Tổ chức phi chính phủ trong nước là hội, quỹ xã hội,
chính phủ trong quỹ từ thiện và các loại hình tổ chức xã hội khác do
nước
cá nhân, tổ chức thành lập hoạt động thường xuyên
nhằm mục địch hỗ trợ phát triển, khơng vì mục tiêu
lợi nhuận phù hợp với điều lệ pháp luật Việt Nam

[38]

Tổ chức phi Tổ chức phi chính phủ nước ngồi là tổ chức phi
chính phủ nước chính phủ, các quỹ xã hội, quỹ tư nhân và các loại
ngồi
hình tổ chức xã hội, tổ chức phi lợi nhuận thành lập
theo pháp luật nước ngoài được phép hoạt động theo
pháp luật Việt Nam


[38]

Khách hàng
TCVM

Tiết kiệm bắt
buộc

Tiết kiệm bắt buộc là số tiền mà khách hàng TCVM
phải gửi theo chương trình, dự án TCVM

[38]

Tiết kiệm tự

Tiết kiệm tự nguyện là số tiền mà khách hàng TCVM

[38]

nguyện

tự nguyện gửi vào chương trình, dự án TCVM


x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Dư nợ tín dụng vi mô của NHCSXH tại vùng KTTĐ miền
Trung giai đoạn 2015-2019 ................................................................................... 87

Bảng 3.2: Tỷ lệ thu nợ tín dụng vi mô của NHCSXH tại vùng KTTĐ
miền Trung giai đoạn 2017-2019 .......................................................................... 89
Bảng 3.3: Tỷ lệ thu lãi tín dụng vi mô của NHCSXH tại vùng KTTĐ
miền Trung giai đoạn 2017-2019 .......................................................................... 89
Bảng 3.4: Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng vi mô của NHCSXH
tại vùng KTTĐ miền Trung giai đoạn 2017-2019 ................................................. 91
Bảng 3.5: Kết quả huy động tiết kiệm của khách hàng vi mô NHCSXH tại
vùng KTTĐ miền Trung giai đoạn 2015-2019 ...................................................... 92
Bảng 3.6: Dư nợ cho vay của Quỹ TDND các địa phương vùng KTTĐ
miền Trung giai đoạn 2015-2019 .......................................................................... 94
Bảng 3.7: Quy mô và chất lượng dịch vụ tín dụng của các CT/DA TCVM
tại vùng KTTĐ miền Trung năm 2019 ................................................................ 102
Bảng 3.8: Quy mô huy động TGTK của các CT/DA TCVM tại vùng
KTTĐ miền Trung năm 2019 ............................................................................. 103
Bảng 3.9: Các chỉ tiêu thể hiện khả năng tiếp cận vốn vay TCVM của
khách hàng vi mô tại vùng KTTĐ miền Trung năm 20190 ................................. 105
Bảng 3.10: Các chỉ tiêu thể hiện khả năng huy động TGTK của các tổ
chức TCVM tại vùng KTTĐ miền Trung năm 2019 ........................................... 107
Bảng 3.11: Cơ cấu nguồn thu nhập của hộ nông dân năm 2018 .......................... 115


xi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các địa phương vùng KTTĐ
miền Trung giai đoạn 2011-2019 .......................................................................... 68
Biểu đồ 3.2: Thu nhập trung bình người/năm của các địa phương vùng
KTTĐ miền Trung giai đoạn 2011-2019 .............................................................. 69
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ hộ nghèo các địa phương vùng KTTĐ miền Trung giai
đoạn 2010-2019 .................................................................................................... 70

Biểu đồ 3.4: Số hộ nghèo các địa phương vùng KTTĐ miền Trung giai
đoạn 2015-2019 .................................................................................................... 72
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ hộ cận nghèo các địa phương vùng KTTĐ miền Trung
giai đoạn 2015-2019 ............................................................................................. 73
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ hộ nghèo các huyện vùng KTTĐ miền Trung thuộc 64
huyện nghèo cả nước năm 2019 ............................................................................ 74
Biểu đồ 3.7: Số lượng các tổ chức hoạt động TCVM theo loại hình tổ chức ........ 80
Biểu đồ 3.8: Số lượng các tổ chức TCVM phân theo địa bàn hoạt động............... 81
Biểu đồ 3.9: Tổng dư nợ cho vay của các tổ chức TCVM VN giai đoạn
2015-2019 ............................................................................................................. 82
Biểu đồ 3.10: Tổng số dư TGTK tại các tổ chức TCVM giai đoạn 2015-2019 ........... 83
Biểu đồ 3.11: Số lượng các tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM tại vùng
KTTD miền Trung ................................................................................................ 85
Biểu đồ 3.12: Thị phần khách hàng tín dụng TCVM tại vùng KTTD miền
Trung .................................................................................................................... 86
Biểu đồ 3.13: Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng vi mơ của NHCSXH tại vùng
KTTĐ miền Trung giai đoạn 2017-2019 .............................................................. 90
Biểu đồ 3.14: Dư nợ cho vay của Quỹ TDND các địa phương vùng KTTĐ
miền Trung giai đoạn 2015-2019 .......................................................................... 95
Biểu đồ 3.15: Số dư TGTK của Quỹ TDND các địa phương vùng KTTĐ
miền Trung giai đoạn 2015-2019 .......................................................................... 96


xii
Biểu đồ 3.16: Tỷ lệ nợ quá hạn của Quỹ TDND các địa phương vùng
KTTĐ miền Trung năm 2019 ............................................................................... 97
Biểu đồ 3.17: Mức độ tiếp cận vốn vay của khách hàng TCVM ......................... 106
Biểu đồ 3.18: Nguồn thông tin về dịch vụ TCVM khách hàng tiếp cận .............. 110
Biểu đồ 3.19: Mức độ hỗ trợ tiếp cận của khách hàng TCVM ............................ 111
Biểu đồ 3.20: Mức độ chi phí tiếp cận của khách hàng TCVM .......................... 113

Biểu đồ 3.21: Thay đổi thu nhập-chi tiêu sau khi vay vốn của khách hàng
TCVM tại vùng KTTĐ miền Trung .................................................................... 116
Biểu đồ 3.22: Thay đổi mức sống sau khi vay vốn của khách hàng TCVM
tại vùng KTTĐ miền Trung ................................................................................ 117
Biểu đồ 3.23: Trình độ học vấn của khách hàng TCVM tại vùng KTTĐ
miền Trung.......................................................................................................... 118
Biểu đồ 3.24: Công tác hỗ trợ nâng cao nhận thức cho khách hàng TCVM
tại vùng KTTĐ miền Trung ................................................................................ 119
Biểu đồ 3.25: Công tác hỗ trợ SXKD cho khách hàng TCVM tại vùng
KTTĐ miền Trung .............................................................................................. 120

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 2.1: Các sản phẩm tín dụng vi mô do các tổ chức TCVM cung cấp ............. 35
Hình 3.1: Các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM tại Việt Nam .............................. 79


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo ln là vấn đề rất quan trọng được các quốc gia trên thế giới
quan tâm sâu sắc. Bởi vì đói nghèo là nguyên nhân của sự bất bình đẳng về
thu nhập, kém đa dạng trong phát triển kinh tế, thiếu tính an toàn cho xã hội
và ảnh hưởng đến cả vấn đề chính trị. Việc thực hiện xóa đói giảm nghèo là
con đường đưa nền kinh tế quốc gia phát triển, bảo vệ được môi trường kinh
tế - xã hội và duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững. Tại Việt Nam, cơng tác
xóa đói giảm nghèo thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, đã được Đảng và
Nhà nước quan tâm, đặt lên hàng đầu với các nhóm chính sách khác nhau đã
tác động đến việc cải thiện thu nhập cho người nghèo, tăng khả năng tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản, hỗ trợ người nghèo chống đỡ những rủi ro, tổn thất

trong đời sống. Trong đó, tiếp cận tài chính là điều quan trọng đối với người
nghèo, mặc dù nguồn tài chính rất nhỏ nhưng giúp người nghèo có các điều
kiện tài chính nhằm tạo cơng ăn việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao mức
sống của người nghèo.
Tài chính vi mơ (TCVM) ra đời, đóng vai trị đặc biệt quan trọng đối với
sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia thông qua sự hỗ trợ cơng cuộc xóa
đói giảm nghèo và phát triển kinh tế tài chính tồn diện. TCVM ln đồng
hành cùng với những hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ có mức
sống trung bình, cá nhân có thu nhập thấp, DN siêu nhỏ, đây là đối tượng dễ bị
tổn thương nhất trong xã hội. Bởi đời sống kinh tế khó khăn, chủ yếu sản xuất
nơng nghiệp chịu ảnh hưởng lớn các yếu tố thiên tai, dịch bệnh, có mức sống
thấp và mới chỉ đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tối thiểu. Đời sống tinh thần
chưa được chú trọng đến các hoạt động như văn hóa, giáo dục và y tế.
Trong thời gian qua, hoạt động TCVM tại Việt Nam có những bước phát
triển vượt bậc về quy mơ và chất lượng hoạt động nhưng công tác tiếp cận các
dịch vụ TCVM như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm và các dịch vụ phi tài chính
khác của người nghèo cịn nhiều vướng mắc nhất định. Cơng tác tổ chức hoạt


2
động của các tổ chức TCVM chưa thật sự chuyên nghiệp, khung pháp lý chưa
đầy đủ, chưa có định hướng phát triển riêng cho các vùng, miền và các địa
phương khác nhau để cung cấp các dịch vụ tài chính phù hợp, đáp ứng nhu cầu
của người nghèo và người có thu nhập thấp.
Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung được thành lập theo Quyết
định số 1085/QĐ-TTg ngày 12/8/2008 của Thủ tướng chính phủ. Vùng KTTĐ
miền Trung bao gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên -Huế, Đà Nẵng, Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh đối với cả khu vực
Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Theo Quyết định số 1874/QĐ-TTg,

ngày 13/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030” [39] đã đề ra mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng
kinh tế đạt khoảng 9%/năm giai đoạn 2016-2020. GDP bình quân đầu người
đến năm 2020 đạt khoảng 80 triệu đồng tương đương 3.600 USD bằng khoảng
1,1-1,2 lần mức bình quân đầu người của cả nước. Vùng KTTĐ miền Trung có
khoảng hơn 6,5 triệu người, chiếm khoảng 7,05% dân số của cả nước vào năm
2019. Đặc điểm dân số phân bổ tập trung khu vực nông thôn là chủ yếu, chiếm
hơn 63,2%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng KTTĐ miền Trung giai đoạn
2011-2019 đạt 8,14%, cao hơn so với trung bình cả nước là 6,2%. GDP bình
quân đầu người năm 2015 đạt 41,77 triệu đồng và tăng lên 55,73 triệu đồng
năm 2019, nhưng lại thấp hơn bình quân của cả nước. Cả tốc độ tăng trưởng
kinh tế và thu nhập bình quân đầu người đã có sự gia tăng nhưng chưa đáp ứng
được mục tiêu đề ra và chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng.
Thu nhập bình quân đầu người những năm qua tăng trưởng chủ yếu tập trung
các thành phố, khu đơ thị, cịn ở khu vực nơng thơn, vùng sâu, miền núi và
vùng ven biển, hải đảo thu nhập rất thấp. Khu vực này có tỷ lệ hộ nghèo, hộ
cận nghèo, người có thu nhập thấp chiếm tỉ lệ rất cao hơn 7% vào năm 2019.
Trong khi khả năng tiếp cận các dịch vụ về tài chính hạn chế nên tác động rất


3
lớn đến nguồn vốn đầu tư vào sản xuất, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật
chất, văn hóa và tinh thần của người dân. Từ đó, tác động đến hiệu quả của việc
thực hiện cơng cuộc xóa đói giảm nghèo của vùng, cũng như mục tiêu phát
triển kinh tế toàn diện của quốc gia.
Xuất phát từ những lý do trên, NCS đã lựa chọn đề tài “Phát triển hoạt
động Tài chính vi mơ tại Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” làm đề tài
nghiên cứu, có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Xây dựng khung lý thuyết để đánh giá thực trạng
phát triển hoạt động TCVM tại vùng KTTĐ miền Trung, đề xuất các giải pháp
nhằm phát triển hoạt động TCVM tại vùng KTTĐ miền Trung.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển hoạt động TCVM
tại vùng KTTĐ.
- Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động TCVM tại vùng KTTĐ
miền Trung.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động TCVM tại vùng
KTTĐ miền Trung dựa trên cơ sở lý luận, thực tiễn đã nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu về phát triển hoạt động TCVM tại vùng
KTTĐ của quốc gia.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu sự phát triển hoạt động tài
chính vi mơ tại Vùng KTTĐ miền Trung với 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.
- Phạm vi về thời gian:
+ Nghiên cứu về số liệu thứ cấp từ các tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM
tại Việt Nam và tại vùng KTTĐ miền Trung từ năm 2015-2019.


4
+ Nghiên cứu về số liệu sơ cấp, khảo sát khách hàng sử dụng dịch vụ
TCVM tập trung năm 2019.
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung:
+ Trong khuôn khổ luận án nghiên cứu các hoạt động TCVM của các
TCTD (khơng phải là tổ chức TCVM chính thức) cung cấp cho khách hàng
TCVM và các CT/DA TCVM. Bởi tại vùng KTTĐ miền Trung chưa có một
một tổ chức TCVM được cấp phép hoạt động trong thời gian luận án nghiên

cứu, thậm chí cho đến 31/12/2020. Trong số các TCTD cung ứng dịch vụ
TCVM, thì đứng đầu là NHCSXH, tiếp đến là Quỹ TDND, cịn NHNN&PTNT
mặc dù có sự chú trọng đến đối tượng khách hàng nông nghiệp, nông thôn, hỗ
trợ phát triển tam nông, nhưng trong thời gian qua tỷ trọng cung ứng dịch vụ
tín dụng và tiết kiệm vi mơ khơng nhiều và có xu hướng giảm. Vì vậy, trong
khuôn khổ luận án nghiên cứu 3 tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM là NHCSXH
Việt Nam, Quỹ TDND và các CT/DA TCVM.
+ Về sản phẩm dịch vụ cung ứng: Phát triển hoạt động TCVM có phạm
vi nghiên cứu và tiếp cận rất rộng, gồm các dịch vụ như tín dụng vi mô, tiết
kiệm vi mô, bảo hiểm vi mô, thanh tốn vi mơ và các dịch vụ phi tài chính
khác. Luận án tập trung nghiên cứu sâu cả lý thuyết và thực tiễn về phát triển
hoạt động tín dụng vi mô và tiết kiệm vi mô của các tổ chức cung ứng dịch vụ
TCVM. Các hoạt động còn lại như bảo hiểm, thanh tốn và các dịch vụ tài
chính khác, luận án có đề cập, nhưng chủ yếu để minh chứng cho hai hoạt động
cơ bản trên.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, trong đó
phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng làm nền tảng.
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: được sử dụng để
làm rõ các vấn đề về TCVM và phát triển hoạt động TCVM tại vùng KTTĐ; sử
dụng đánh giá thực trạng phát triển hoạt động TCVM tại vùng KTTĐ miền
Trung thời gian qua.


5
- Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu: (1) Phương pháp thu thập và
phân tích dữ liệu thứ cấp; (2) Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp.
(1) Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp: luận án tổng
hợp, phân tích có hệ thống những thông tin, tài liệu về hoạt động TCVM qua
các nguồn dữ liệu sau:

+ Các lý thuyết có liên quan đến hoạt động TCVM, phát triển hoạt động
TCVM của các tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM, phát triển hoạt động TCVM
vùng KTTĐ và quốc gia. Từ đó tổng hợp, chắt lọc có hệ thống trên cơ sở kế
thừa và hệ thống hóa lại lý luận có liên quan đến luận án.
+ Từ các nguồn dữ liệu thu thập ở Danh bạ TCVM của nhóm cơng tác
TCVM Việt Nam; Kết quả khảo sát về hộ nghèo của Bộ LĐ-TBXH; Báo cáo
thường niên của các TCTD cung cấp dịch vụ TCVM. Thu thập từ sách, báo,
tạp chí, đề tài nghiên cứu có liên quan trong phạm vi thời gian từ 2015-2019.
Dữ liệu trên được thu thập, phân loại và kiểm tra mức độ phù hợp về nội dung
và độ tin cậy. Sử dụng số liệu trên để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động
TCVM của Việt Nam, của vùng KTTĐ miền Trung, định hướng phát triển kinh
tế-xã hội của vùng KTTĐ miền Trung, định hướng phát triển hoạt động TCVM
của vùng.
(2) Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp:
Phương pháp này được thực hiện thông qua sự kết hợp phương pháp
chuyên gia và phương pháp khảo sát thông qua bảng hỏi nhằm đánh giá về quy
mô và chất lượng dịch vụ, mức độ tiếp cận vốn của khách hàng và hiệu quả sử
dụng vốn nhằm nâng cao mức sống cho khách hàng TCVM.
Phương pháp chuyên gia sử dụng được thực hiện thông qua bảng xin ý
kiến các nhà quản lý, các chuyên gia tài chính - ngân hàng của các TCTD và
các tổ chức TCVM trên địa bàn vùng KTTĐ miền Trung và vùng khác để xin ý
kiến đánh giá về việc phát triển quy mô hoạt động của các tổ chức cung cấp
dịch vụ TCVM, về công tác tổ chức, công tác cung ứng các dịch vụ và chất
lượng dịch vụ TCVM tại vùng KTTĐ miền Trung.


6
Phương pháp khảo sát thông qua bảng hỏi khách hàng sử dụng dịch vụ
TCVM được thực hiện tại các địa phương trong vùng về khả năng tiếp cận dịch
vụ TCVM, việc cải thiện thu nhập và mức sống của khách hàng TCVM. Thông

tin thu thập được sử dụng để mô tả các yếu tố tác động đến sự phát triển hoạt
động TCVM tại vùng. Phương pháp cụ thể sử dụng:
(1) Thiết kế bảng khảo sát.
(2) Phương pháp và trình tự khảo sát.
+ Chọn mẫu
Nghiên cứu được thực hiện trên một mẫu đại diện cho vùng KTTĐ miền
Trung với nhóm các hộ gia đình sinh sống ở nơng thơn trong 5 tỉnh - thành phố
từ dữ liệu niên giám thống kê năm 2018 và số liệu từ Sở LĐ-TBXH các địa
phương. Tổng số hộ nghèo là 112.716 hộ, do tổng thể nghiên cứu rất lớn, vùng
KTTĐ miền Trung là khu vực địa lý có sự chia cắt phức tạp bao gồm cả vùng
biển đảo, duyên hải, nông thôn đồng bằng, miền núi trung du. Để mẫu điều tra
thực sự có đủ cơ sở suy rộng cho tổng thể, phương án lấy mẫu phân tầng kết
hợp ngẫu nhiên được lựa chọn phù hợp với điều kiện thời gian, kinh phí điều
tra khảo sát. NCS lựa chọn 780 hộ gia đình để phát phiếu khảo sát vào đầu năm
2019, sau khi kết thúc thời gian khảo sát có 638 hộ gia đình trả lời phiếu, trong
đó có 600 phiếu phù hợp, sử dụng được.
+ Các bước tiến hành thực hiện lấy mẫu khảo sát như sau:
Bước 1. Trao đổi với cán bộ của Sở LĐ-TBXH ở các địa phương để nắm
bắt tình hình hộ nghèo của các địa phương, danh sách các hộ nghèo của từng
địa bàn và tỷ lệ hộ nghèo của từng địa bàn qua các đợt tổng điều tra.
Bước 2. Phân bổ mẫu quan sát theo từng địa bàn nghiên cứu tương ứng,
bảo đảm mỗi tỉnh thành khảo sát đủ số mẫu xác định.
Bước 3. Tiến hành khảo sát thử 50 phiếu (khảo sát sơ bộ) để điều chỉnh
lại cấu trúc bảng hỏi. Đối tượng trả lời câu hỏi khảo sát là người ra quyết định
chính trong gia đình hoặc là chủ hộ.
Bước 4. Hoàn chỉnh lại bảng hỏi nghiên cứu và tiến hành trao đổi kỹ
lưỡng với các cán bộ phụ trách tại địa phương tham gia hỗ trợ khảo sát cho


7

NCS, cán bộ trên là các thành viên của các tổ TK&VV tại các NHCSXH ở các
địa phương và nhân viên của một số Quỹ TDND trong vùng.
Bước 5. Các cán bộ lấy mẫu theo số lượng đảm bảo đủ mẫu quan sát và
hộ khảo sát là hộ gia đình nghèo của tỉnh, thành phố. Đồng thời bảo đảm đối
tượng khảo sát phải cùng địa bàn khảo sát.
Bước 6. Nhập dữ liệu vào phần mềm thống kê SPSS, mã hóa, làm sạch
dữ liệu và tiến hành phân tích dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích: được sử dụng để tổng
hợp, so sánh số liệu từ các báo cáo hoạt động về TCVM của các tổ chức cung
ứng dịch vụ TCVM nhằm phân tích thực trạng phát triển hoạt động TCVM tại
vùng KTTĐ miền Trung.
5. Những đóng góp mới
(1) Về lý luận: luận án nghiên cứu về phát triển hoạt động TCVM tại
vùng KTTĐ nhằm góp phần vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, gắn liền với
chiến lược tài chính tồn diện của quốc gia. Trên cơ sở xây dựng 3 nhóm chỉ
tiêu phát triển hoạt động TCVM cho vùng KTTĐ quốc gia, bao gồm: nhóm
chỉ tiêu về đánh giá quy mô và chất lượng dịch vụ của các tổ chức cung ứng
dịch vụ TCVM; nhóm chỉ tiêu về đánh giá khả năng tiếp cận của khách hàng
TCVM và nhóm chỉ tiêu đánh giá tác động của phát triển hoạt động TCVM
đến xóa đỏi giảm nghèo của khách hàng TCVM.
(2) Về thực tiễn: luận án đã đánh giá tổng thể quy mô và chất lượng
dịch vụ của các tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM hoạt động tại vùng KTTĐ
miền Trung qua phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, đánh giá thực trạng cơng
tác tiếp cận dịch vụ tài chính của khách hàng TCVM, đánh giá tác động của
hoạt động TCVM đến thu nhập của khách hàng TCVM là các hộ nghèo trong
vùng, đánh giá sự thay đổi đời sống vật chất và tinh thần của hộ nghèo tại vùng
KTTĐ miền Trung thông qua khảo sát bảng hỏi với hai nhóm đối tượng là
phỏng vấn chuyên gia và khách hàng sử dụng dịch vụ TCVM. Từ đó luận án đề
xuất hệ thống các giải pháp phát triển hoạt động TCVM tại vùng KTTĐ miền



8
Trung một cách tồn diện nhằm góp phần trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo
tại vùng trên cơ sở phát triển tài chính tồn diện và phát triển kinh tế toàn diện.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được
kết cấu thành 4 chương.
Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý thuyết về phát triển hoạt động tài chính vi mơ tại
vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia
Chương 3. Thực trạng phát triển hoạt động tài chính vi mơ tại vùng kinh
tế trọng điểm miền Trung
Chương 4. Giải pháp phát triển hoạt động tài chính vi mơ tại vùng kinh
tế trọng điểm miền Trung đến năm 2030


9
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

Với sự ra đời và phát triển của TCVM đã được nhiều tác giả nghiên cứu
trên thế giới, các nước trong khu vực và tại Việt Nam dưới nhiều góc độ tiếp
cận khác nhau như về thể chế hoạt động, tác động đến các vấn đề xã hội đó là
xóa đói giảm nghèo; các quan điểm về phát triển tổ chức; đo lường hiệu quả
hoạt động của các tổ chức…Trong khuôn khổ luận án, NCS tổng hợp các cơng
trình nghiên cứu theo 3 nhóm sau: Quy mơ cung ứng dịch vụ và tính bền vững
của các tổ chức TCVM, tăng khả năng tiếp cận của khách hàng TCVM và tác
động đến vấn đề xóa đói giảm nghèo nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho người nghèo.

1.1.1. Nghiên cứu về quy mơ cung ứng dịch vụ và tính bền vững các của
các tổ chức TCVM

“Nghiên cứu về “Assessing Outreach and Sustainability of
Microfinance Institutions in Cambodia” của Sophyrum Heng (2015) [51].
Luận án thực hiện đánh giá hoạt động tiếp cận và tính bền vững của các tổ chức
TCVM tại Campuchia và Indonesia giai đoạn từ 1995-2014. Nghiên cứu đề cập
đến tính bền vững của tổ chức TCVM; Tiếp cận và tăng trưởng TCVM; các
yếu tố quyết định tính bền vững của tổ chức TCVM của Campuchia.
Phương pháp sử dụng mô hình OLS để nghiên cứu về các yếu tố ảnh
hưởng đến sự phát triển hoạt động của các tổ chức TCVM. Kết quả nghiên cứu
cho thấy rằng hoạt động tín dụng và tiết kiệm của các tổ chức TCVM có quy
mơ lớn tại Campuchia có sự tăng trưởng mạnh. Qua nghiên cứu cho thấy ba
yếu tố quan trọng quyết định sự bền vững đối với các tổ chức TCVM là: 1)
Tăng trưởng tổng danh mục cho vay; 2) Chi phí hoạt động/tài sản; 3) Quy mơ
cho vay trung bình trên đầu người. Kết luận rằng khi danh mục cho vay tăng
q nhanh thì tính bền vững của các tổ chức TCVM thấp. Vì vậy nên kiểm tra
tốc độ tăng trưởng phù hợp để duy trì sự bền vững. Bên cạnh đó yếu tố chi phí


10
hoạt động theo tỷ lệ tài sản tác động đến tính bền vững. Theo đó, các tổ chức
TCVM đáp ứng nhu cầu vốn cho người nghèo phải tốn chi phí nhiều hơn các tổ
chức cung cấp tài chính khác trong khi đó doanh thu thấp hơn. Quy mơ cho vay
trung bình tác động đến tính bền vững, quy mơ cho vay đối với người có thu
nhập thấp sẽ nhỏ vì đã chọn đối tượng này phục vụ. Nghiên cứu chỉ ra rằng
không phải nhu cầu vay vốn lúc nào cũng có, các khoản vay có yếu tố trợ cấp
có chi phí rẻ sẽ làm tăng xu hướng vay của khách hàng trong khi khơng có nhu
cầu thực sự sẽ dẫn đến tình trạng khơng trả được nợ. Vì vậy, cơng tác giáo dục
tài chính giúp cho người nghèo hiểu biết nhu cầu tài chính, cách thức chi tiêu

và tiết kiệm để tránh gánh nặng cho bản thân và gia đình là rất cần thiết.
Hạn chế của nghiên cứu là hiệu quả hoạt động của các tổ chức TCVM
chưa đề cập đến góc độ xã hội. Nên khi xem xét tính bền vững và phát triển của
tổ chức loại trừ các yếu tố mang tính xã hội.
Nghiên cứu về “Disclosing the loan officer’s role in microfinance
development” của Siwale and Ritchie (2012) [65]. Nghiên cứu được thực
hiện ở Zambia, là một quốc gia nghèo với 65% dân số sống dưới ngưỡng
nghèo quốc gia. Nghiên cứu chỉ ra rằng TCVM cung cấp các dịch vụ tài chính
cho khách hàng cụ thể như nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán và các dịch vụ
tài chính khác. Các cán bộ cho vay được các tổ chức TCVM và các tổ chức
phi chính phủ tuyển dụng, đánh giá năng lực ban đầu bằng khả năng xâm
nhập vào các tổ chức TCVM, được đào tạo các nghiệp vụ cơ bản của hoạt
động tín dụng vi mơ. Cán bộ cho vay với vai trò là người hỗ trợ người nghèo,
người thu nợ thông qua các đại lý, được ưu tiên là những người ở các địa
phương gắn với các địa bàn cư trú và là các chủ thể đại diện cho người nghèo.
Các cán bộ này không ngừng phát huy vai trò tương hỗ, giúp đỡ cho người
nghèo mà đặc biệt cho phụ nữ nghèo trong việc vay vốn, quản lý vốn, trả nợ và
giám sát vay….
Nghiên cứu được thực hiện kết hợp phương pháp quan sát, phỏng vấn
bán cấu trúc, thảo luận nhóm tập trung, thảo luận khơng chính thức. Kết quả
ghi nhận từ phỏng vấn 59 cuộc chính thức với 18 nhân viên làm việc với vai trò


11
cán bộ tín dụng. Kết quả cho thấy là giữa cán bộ cho vay và nhà quản lý cần có
gắn kết với nhau để có sự đảm bảo được an ninh tài chính cho các tổ chức
TCVM, vì cán bộ trên có sự ưu tiên cho lợi ích nhóm tại các địa phương, đơi
lúc khó kiểm sốt đến mức độ rủi ro của món vay trong khi các tổ chức tài
chính thật sự là một trung gian tài chính cần có xem xét đến hiệu quả tài chính.
Hạn chế của nghiên cứu là mẫu được phỏng vấn và khảo sát tương đối

nhỏ, không ghi lại đầy đủ các nội dung. Các dữ liệu nghiên cứu của quốc gia
này thiếu tập trung và chưa đầy đủ.
Nghiên cứu về “Efficiency of microfinance institutions in Sri Lanka: a
two-stage double bootstrap DEA approach” của Wijesiri M, Viganò L, và
Meoli M (2015) [66]. Nghiên cứu thực hiện trên 36 tổ chức TCVM ở Sri
Lanka. Đây là một nghiên cứu lý thuyết, sử dụng phương pháp bootstrap DEA
để nghiên cứu cho 4 nhóm tổ chức TCVM tại nước này. Bao gồm, ngân hàng
được cấp phép hoạt động; các tổ chức tài chính phi ngân hàng; các tổ chức phi
chính phủ và các tổ chức TCVM. Nghiên cứu cho thấy:
Một là, các tổ chức TCVM khó đạt được điểm hịa vốn trong giai đoạn
đầu hoạt động, vì thế việc mở rộng quy mô và tăng cường công tác quản lý dễ
dàng mang lại lợi nhuận cho các tổ chức TCVM.
Hai là, các tổ chức TCVM, các tổ chức phi chính phủ được đề cao hiệu
quả xã hội trong hoạt động, nhưng bên cạnh đó phải quan tâm đến hiệu quả tài
chính. Nghiên cứu mới chỉ thực hiện trên cơ sở dữ liệu cắt ngang 1 năm, vì vậy
quá ngắn, kết quả chắc chắn thay đổi trong dài hạn. Và hiệu quả tài chính được
xem xét qua chỉ tiêu lợi nhuận là chưa đủ, cần xem xét qua các khía cạnh khác.
Nghiên cứu về “Are Financial and Social Efficiency Mutually
Exclusive? A Case Study of Vietnamese Microfinance Institutions” của
Lebovics et all (2017) [53]. Nghiên cứu xem xét tranh luận về phân tích bền
vững tài chính và hiệu quả xã hội có loại trừ nhau khơng? Nghiên cứu được
thực hiện trên dữ liệu 28 tổ chức TCVM tại Việt Nam, được thu thập trên trang
, để tiến hành phân tích các câu hỏi nghiên cứu tập


×