TẬP HUẤN
GIÁO DỤC
VỆ SINH CÁ NHÂN,
NƯỚC SẠCH VÀ
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
(Dùng trong trường tiểu học )
11/08/13
Phần1: NHỮNG THÔNG TIN CHUNG.
Chương 1: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ.
I.SỨC KHỎE VÀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE:
1. ĐỊNH NGHĨA SỨC KHOẺ CỦA TỔ CHỨC
Y TẾ THẾ GIỚI (World Health Organization):
“Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái về thể
chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ
đơn thuần là không có bệnh hay thương tật”.
1.1.Sức khoẻ thể chất:
- Sức lực: sức đẩy, sức kéo, sức nâng cao.
-
Sự nhanh nhẹn: khả năng phản ứng của
cơ thể.
-
Sự dẻo dai: vận động cơ thể liên tục không
mệt mỏi.
-
Khả năng chống đỡ các yếu tố gây bệnh:
ít ốm đau, chóng bình phục.
-
Khả năng chịu đựng, chống đỡ với MT.
-
Đó là trạng thái thăng bằng của 4 hệ thống:
Tiếp xúc, vận động, nội tạng và điều khiển
của cơ thể.
1.2.Sức khoẻ tinh thần:
•
Là hiện thân của sự giao tiếp xã hội, tình
cảm và tinh thần thể hiện ở cảm giác dễ
chịu, cảm xúc vui tươi, thanh thản, lạc
quan yêu đời; quan niệm sống tích cực,
dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống
lại những quan niệm bi quan, lối sống
không lành mạnh.
•
Cơ sở của sức khỏe tinh thần là sự thăng
bằng và hài hoà trong hoạt động giữa lý trí
và tình cảm.
1.3.Sức khoẻ xã hội:
•
Là sự hoà nhập giữa cá nhân và cộng
đồng.
•
Cơ sở của sức khoẻ xã hội là sự thăng
bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân
với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của
những người khác; là sự hoà nhập giữa
cá nhân gia đình và xã hội.
* Ba yếu tố sức khoẻ liên quan chặt chẽ với
nhau. Nó là sự thăng bằng của tất cả
những khả năng sinh học, tâm lý và xã hội
của con người.
Vận dụng khái niệm sức khoẻ vào
trường học nâng cao sức khỏe
2. Các yếu tố quyết định sức khoẻ:
Di truyền
Môi
trường
Sức khoẻ
Lối sống
Các yếu tố quyết định sức
khoẻ:
2.1.Yếu tố di truyền:
•
Đó là những đặc điểm của cơ thể
phản ánh về sưc khoẻ của mỗi người
như: màu da, màu tóc, chiều cao, cân
nặng, tuổi thọ và bệnh tật.
•
Tính di truyền được quyết định bởi bộ
máy di truyền có trong nhân của tế
bào.
Các yếu tố quyết định sức
khoẻ:
2.2.Yếu tố môi trường:
•
Môi trường là hoàn cảnh xung quanh cơ thể
sống .
•
Con người chịu tác động bởi môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội.
•
Con người sinh học chịu sự chi phối của quy
luật tự nhiên: di truyền, biến dị, bảo toàn năng
lượng, bảo toàn vật chất…
•
Con người xã hội chịu sự chi phối của quy
luật xã hội về kinh tế, văn hoá, chính trị.
Các yếu tố quyết định sức
khoẻ:
2.3.Lối sống:
•
Bao gồm tất cả các mặt sinh hoạt của
con người về tinh thần và vật chất
như tư duy, tình cảm, ăn uống, lao
động, học tập, nghỉ ngơi, TDTT, vui
chơi, giải trí..
•
Lối sống văn minh, lành mạnh thì có
lợi cho sức khoẻ, lối sống lạc hậu
không lành mạnh thì có hại cho sức
khoẻ.
Các yếu tố quyết định sức
khoẻ:
•
Tóm lại, ba yếu tố di truyền- môi trường-
lối sống liên quan chặt chẽ với nhau. Di
truyền quyết định giới hạn thể hiện của
các đặc điểm. Môi trường và lối sống
quyết định mức độ thể hiện cụ thể của
mọi đặc điểm trong giới hạn do di truyền
quy định.
Như vậy, mỗi người có một vốn di
truyền về sức khoẻ, còn vốn đó được
phát huy đến mức nào là do môi trường
và lối sống quyết định.
3. Mục đích của giáo dục sức khỏe (GDSK):
GDSK là các hoạt động hướng dẫn, truyền thông,
giảng dạy các ND và PP để chăm sóc, bảo vệ, nâng
cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, sứa đổi tập
quán thói quen có hại cho sức khỏe, xây dựng lối
sống lành mạnh có lợi cho sức khỏe. GDSK nhằm
giúp mọi người:
- Tự tạo ra, bảo vệ và nâng cao SK của cá nhân và
cộng đồng (CN&CĐ) bằng chính hành động và nổ
lực của cá nhân.
- Tự chịu trách nhiệm và quyết định những hoạt động
và biện pháp bảo vệ SK của mình.
- Tự giác chấp nhận và duy trì lối sống lành mạnh, từ
bỏ những thói quen tập quán có hại cho SK.CN&CĐ.
- Biết sử dụng các dịch vụ y tế để giải quyết các nhu
cầu SK và các vấn đề SK của CN&CĐ.
4. Bản chất của quá trình GDSK:
4.1.Khái niệm:
•
GDSK là một quá trình tác động có mục
đích,có kế hoạch vào lý trí và tình cảm của
con người nhằm giúp họ tự giác thay đổi
hành vi sức khoẻ có hại thành những hành vi
sức khoẻ có lợi cho cá nhân và cộng đồng
bằng chính những nổ lực của bản thân.
•
Mối liên hệ giữa thông tin-truyền thông và
giáo dục sức khoẻ là mối liên hệ giữa
phương tiện và mục đích.
4.2. Khái niệm về hành vi sức khoẻ:
Hành vi sức khoẻ là những thói quen,
việc làm hàng ngày ảnh hưởng tốt hoặc
xấu tới sức khoẻ. Ví dụ: Các hành vi dinh
dưỡng, vệ sinh, bảo vệ môi trường sống
…
Hành vi = Nhận thức + Thái độ + Niềm tin (*)
+ Thực hành
(Behavior) (Knowledge) (Attitude) (Believe)
(Practice)
HÀNH VI
HÀNH VI
Nhận thức (Knowledge):
Nhận thức (Knowledge):
-
-
Điều hiểu biết (Tái hiện hiện
Điều hiểu biết (Tái hiện hiện
thực vào trong tư duy).
thực vào trong tư duy).
- Nhận ra và hiểu biết được.
- Nhận ra và hiểu biết được.
K
K
Thái độ (Attitude):
Thái độ (Attitude):
Biểu hiện thích, không thích.
Biểu hiện thích, không thích.
A
A
Niềm tin (Believe):
Niềm tin (Believe):
Có ý nghĩ cho là đúng sự thật.
Có ý nghĩ cho là đúng sự thật.
B
B
Thực hành (Practise):
Thực hành (Practise):
-
-
Thi hành, thực hiện
Thi hành, thực hiện
- Làm để áp dụng lý thuyết vào
- Làm để áp dụng lý thuyết vào
thực tế.
thực tế.
P
P
Các yếu tố cấu thành hành vi sức khoẻ:
Nhận thức đầy đủ về
hành vi đó
Niềm tin và thái độ
tích cực, muốn thay
đổi.
Kỹ năng để thực hiện
hành vi đó
Các nguồn lực để có
thể thực hiện hành vi
đó.
Sự ủng hộ để duy trÌ
hành vi lâu dài.
4.3.Các bước thay đổi hành vi sức khoẻ:
•
Bước 1: Đối tượng tự nhận ra hành vi có hại cho sức
khoẻ bản thân và cộng đồng.
•
Bước 2: Từ chỗ nhận thức được rủi ro và lợi ích, đối
tượng phải quan tâm đến hành vi lành mạnh thay thế
hành vi cũ, rồi tìm kiếm các thông tin về hành vi mới
đó.
•
Bước 3: Đối tượng đặt mục đích thay đổi do mong
muốn có sức khỏe tốt hơn.
•
Bước 4: Đối tượng quyết định làm thử hành vi sức
khoẻ mới.
•
Bước 5: Đối tượng tự đánh giá xem kết quả thử
nghiệm hành vi mới và quyết định chấp nhận hay từ
chối hành vi sức khoẻ mới đó.
•
Bước 6: Nếu chấp nhận thì đối tượng cần có sự hỗ
trợ về mọi mặt để duy trì trở hành vi sức khoẻ mới, trở
thành một thói quen mới, một nếp sống mới.
QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI HÀNH VI
(1)
Nhận ra hành vi
không an toàn
Duy trì
hành vi mới (6)
Chấp nhận
hoặc từ chối
hành vi mới
(5)
Đánh giá
hiệu quả (4)
Thử nghiệm
hành vi mới
Quan tâm tới
hành vi mới
(2)
Tìm kiếm các
thông tin mới
3) Mong muốn thay
đổi
Đặt mục đích thay
đổi
Sẵn sàng thay đổi
Làm thế nào để lấp đầy khoảng cách giữa
kiến thức với hành vi của người học ?
1. Lựa chọn thông tin cơ bản thiết thực có lợi
cho cuộc sống và giúp các em sử dụng
những thông tin đó trong tình huống thực.
2. Lựa chọn các phương pháp kích thích tư
duy tích cực, tiếp cận kĩ năng sống, lôi
cuốn mọi người cùng tham gia kể cả cha
mẹ HS và cộng đồng.
3. Sử dụng các phương tiện dạy học dễ kiếm,
dễ làm và rẻ tiền.
Sáu nguyên tắc trong quá trình
truyền thông giáo dục sức khoẻ:
1. Tìm hiểu những điều mà đối tượng đã biết, tin và
làm. Khen ngợi nếu họ đã làm tốt.
2. Bổ sung những thông tin còn thiếu, mô tả chính xác
điều đối tượng nên làm và lợi ích của hành vi mới.
3. Tìm hiểu các nguyên nhân tại sao người dân không
thay đổi hành vi sức khoẻ? Các khó khăn mà họ có
thể gặp phải khi thực hiện hành vi mới và thảo luận
cách giải quyết.
4. Kiểm tra xem đối tượng có hiểu những gì bạn vừa
trao đổi không?
5. Động viên, khuyến khích họ làm theo.
6. Đạt được cam kết việc họ sẽ làm trong tương lai.
Phương pháp truyền thông GDSK
•
Hoạt động nội khoá:
•
Làm việc cá nhân
•
Hỏi và trả lời
•
Liên hệ thực tế
•
Thảo luận nhóm
•
Thực hành
•
Kể chuyện
•
Vẽ
•
Múa rối
•
Đóng vai,kịch
•
Ca hát
•
Trò chơi
•
Ghi nhớ
•
Hoạt động ngoại khoá:
•
Tham quan
•
Dã ngoại
•
Hoạt động hè
•
Câu lạc bộ sức khoẻ
•
Báo tường
•
Giao lưu trẻ với trẻ
•
Diễn đàn
•
Khách mời nói chuyện
•
Đi tìm hiểu về chủ đề sức
khoẻ
5. Sự cần thiết phải tiến hành GDSK (xem TL).
6. Mục tiêu và yêu cầu của GDSK:
Tiêu chuẩn chọn phương pháp giảng dạy hiệu quả:
•
Sự thích hợp của vấn đề.
•
Hấp dẫn đối với học sinh.
•
Thích hợp độ tuổi và lớp.
•
Mức độ khuyến khích học sinh tham gia bằng
những hành động cụ thể.
•
Thời gian và phương tiện có thể có.
•
Sự phù hợp với năng khiếu và huynh hướng của
giáo viên.
•
Đáp ứng nhu cầu của địa phương.
Những điều giáo viên cần tránh:
•
Đưa ra những mẫu không thực tế.
•
Dùng nhiều đồ dùng giảng dạy không bình
thường.
•
Lấy GDSK thay cho thể dục.
•
Dùng tài liệu có tính chất kỹ thuật.
•
Thành kiến hoặc chỉ nghe nói.
•
Phần thưởng hình thức giả tạo.
•
Đưa học sinh ra làm mẫu về sức khoẻ
kém.
•
Làm cho học sinh cảm thấy bị mọi người
để ý hoặc coi thường.
7. Nội dung GDSK học sinh:
•
1. Vệ sinh cá nhân.
•
2. Vệ sinh môi trường.
•
3. Dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống.
•
4. Phòng chống dịch bệnh và các
vấn đề xã hội.
•
5. Rèn luyện lối sống (xem TL).
II. Vệ sinh cá nhân:
1. Vệ sinh thân thể:
1.1.Vệ sinh da :
•
Cơ thể con người được bao bọc bằng
lớp vỏ đặc biệt gọi là da. Da có hai
lớp: lớp ngoài là biểu bì, lớp trong là
da chính thức. Da có độ co giãn, dày
mỏng khác nhau giữa trẻ em và
người lớn, Da có tuyến mồ hôi, lỗ
chân lông và nhiều mạch máu.