Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tiểu sử các vị anh hùng dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.83 KB, 8 trang )

Chi đội em mang tên người anh hùng

LÝ TỰ TRỌNG

Anh là con của một gia đình cách mạng vốn quê ở Hà Tĩnh (Nghệ Tĩnh) bị địch khủng bố phải chạy
sang Thái Lan và sinh anh ở đó. Anh là một trong 7 thiếu niên được Bác Hồ trực tiếp tổ chức và bồi
dưỡng ở Quãng Châu (Trung Quốc) trong những năm 1925 – 1927. Năm 1929 anh được đoàn thể đưa về
nước hoạt động, làm liên lạc của xứ ủy Nam Kỳ và ở tại Sài Gòn. Anh còn còn hoạt động cách mạng trong
thanh niên công nhân và học sinh.

Trong cuộc mít-tinh kỷ niệm khởi nghĩa Yên Bái ngày 9-2-1931 anh đã bắn chết tên thanh tra mật thám
Pháp Lơ-grăng để bảo vệ đồng chí diễn thuyết của mình. Thực dân Pháp đã bắt anh, hết tra tấn lại dụ dỗ,
nhưng anh vẫn một lòng trung thành với cách mạng. Chúng hứa sẽ cho anh sang Pháp học, sẽ có chức,
có quyền, vợ đẹp con khôn, ăn mặc sung sướng. Anh trả lời:

- Ta sinh ra không phải để ăn thứ cơm ấy.

Ra trước tòa, viên luật sư bào chữa cho anh rằng: Bị can chưa đến tuổi thành niên nên hoạt động
không có suy nghĩ. Anh gạt phắt đi:

“-… Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên
chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác…”

Nửa đêm về sáng một ngày cuối năm năm 1931 kẻ thù đã hèn hạ đưa anh lên máy chém. Trước lúc hy
sinh anh vẫn hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy, anh mới 17 tuổi.

VÕ THỊ SÁU

Chị tên thật là Nguyễn Thị Sáu, quê ở làng Đất Đỏ, Bà Rịa, tỉnh Đồng Nai.

Mới 12 tuổi, chị đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng trốn lên ở trên chiến khu. Năm 14 tuổi


(1949) chi đã dùng lựu đạn giết một tên quan ba Pháp và làm bị thương 20 tên lính ngay tại vùng Đất Đỏ.
Từ chiến khu trở về Bà Rịa, chị làm nhiệm vụ điều tra tình hình địch và tiếp tế cho chiến khu.

Năm 1950, chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai tổng Tòng – một tên Việt gian bán nước, ác ôn ngay
tại xã nhà. Lần đó, chị bị địch bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn
Đảo.

Trong ngục giam những người bị án tử hình, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến
thắng của Tổ quốc.

Giặc Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với chị Sáu. Chúng sợ các chiến sĩ cách mạng ở
trong tù sẽ nổi dậy phản đối. Chúng lén lút đem chị đi thủ tiêu. Lúc một tên giết người bảo chị quỳ xuống,
chị đã quát vỗ vào mặt lũ đao phủ: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!”.

NGUYỄN VĂN TRỖI

Quê anh ở xã Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.

Năm 15 tuổi anh ra Đà Nẵng làm việc rồi vào Sài Gòn làm thợ điện, trở thành một chiến sĩ giải phóng
trong đơn vị biệt động bí mật của Sài Gòn sau khi được tổ chức vào Đoàn Thanh niên.

Anh đã nhận nhiệm vụ chôn bom ở cầu Công Lý để giết tên Mác Na-ma-ra. Bộ trưởng Bộ quốc phòng
Mỹ đến Sài Gòn để ra lệnh cho tay chân chống lại nhân dân ta.

Ngày 9-5-1964, trong khi chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ đặt chất nổ ở cầu Công Lý thì anh bị địch bắt.
Chúng tra tấn anh rất dã man và tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộc nhưng anh không hề lay chuyển.

Chúng hỏi anh muốn gì? Anh trả lời: “Tao muốn giết hết bọn Mỹ, tao muốn miền Nam được giải phóng.”

Cuối cùng chúng quyết định giết anh. Ra tới nới bắn người ở trường bắn, chúng bịt mắt anh. Anh giật

chiếc khăn ra và nói:

- “Không! Phải để tôi nhìn mảnh đất này! Mảnh đất thân yêu của tôi”.

Và anh hô to:

“Hãy nhớ lấy lời tôi:
Thăm dò ý kiến
Đâu là yếu tố quan
trọng trong việc nâng
cao chất lượng sinh
hoạt chi Đoàn?
Ý thức tham gia của
Đoàn viên
Thời gian, địa điểm
sinh hoạt chi Đoàn
Vai trò của cán bộ
Đoàn trong việc tổ
chức sinh hoạt chi
Đoàn
Nội dung sinh hoạt
chi Đoàn
E-mail c?a b?n

Đả đảo đế quốc Mỹ!
Đả đảo Nguyễn Khánh!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Việt Nam muôn năm!”


Anh đã được truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

KIM ĐỒNG

Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là
Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng.

Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu
tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).

Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng.

Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và
hy sinh khi còn trẻ.

Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức
Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói
chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên
tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa,
chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.

Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.

Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về,
giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ
súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng.
Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.

Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.


Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống.
Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ
anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành. Từ đó đến nay nơi đây đã trở
thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với
người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và
hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.

LÊ VĂN TÁM

Ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp gây hấn ở Nam bộ hòng cướp lại nước ta một lần nữa.

Năm ấy, ở gần chợ Đa Kao thành phố Sài Gòn có một em bé con nhà nghèo phải đi bán lạc rang, đánh
giầy để kiếm sống. Tên em là Tám.

Lê Văn Tám thường lân la tới những nơi có quân Pháp đóng để bán hàng, đánh giầy. Tám tỏ ra hiền
lành, nhút nhát nên đã được bọn lính Pháp để cho đi qua, đi lại và dần dần quen mặt em. Tại Thị Nghè, có
một kho xăng, đạn lớn của địch. Hình ảnh những hòm đạn, những trái bom hiện ra trong trí nhớ của Tám
cùng những cảnh tàn phá, giết chóc dã man của địch đối với đồng bào ta đã thôi thúc em tính đến một
việc làm táo bạo. Tám nảy ra ý định sẽ phá kho xăng đạn này.

Sau mấy hôm dò la quan sát địch. Tám giấu dầu xăng trong người, thản nhiên khoác hòm lạc rang đến
bán cho lính gác như thường lệ. Lợi dụng lúc bọn địch không để ý Tám chạy nhưng bay vào chỗ để xăng
và xèo diêm. Dầu xăng trong người Tám bốc cháy và bén luôn vào thùng xăng gần nhất. Thế là cả kho
xăng bốc cháy đùng đùng rồi lan tới chỗ để bom đạn. Tiếng nổ ầm trời, khói lửa mịt mù cả thành phố.

Lê Văn Tám đã anh dũng hy sinh và để lại trong trí nhớ nhân dân Thành đồng Tổ quốc hình ảnh: Em bé
đuốc sống của thành phố mang tên Bác của dân tộc Việt Nam.

VỪ A DÍNH


Ở tại một bản của đồng bào dân tộc Hmông trên đỉnh núi Pú Nhung Châu Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu, có
em bé tên Vừ A Dính. Mới mười ba tuổi, Dính đã xin làm liên lạc cho dân quân, bộ đội ở địa phương để
chống lại bọn giặc Pháp đến cướp phá quê hương.

Dính được giao nhiệm vụ canh gác, liên lạc, tiếp tế lương thực. Công việc nào Dính cũng làm tốt. Có
lần bị giặt bắt phải khiêng lợn của dân về đồn, Dính giả vờ đánh xổng cho 1 con lợn chạy vào rừng. Dính
trà trộn vào đám người bị giặt bắt để dò la tình hình nơi đóng quân của địch. Năm 1949, trong một trận
càn, giặc Pháp đã bắt được Vừ A Dính trong lúc Dính đang đi công tác. Chúng lập tức tra khảo, đánh đập
Dính rất đau. Suốt 3 ngày liền, giặc không moi ra được một điều gì ở người thanh niên dũng cảm này. Biết
mình khó thoát, Dính đã không khai mà còn đánh lừa giặc, giả vờ nhận chỉ nơi có cơ quan kháng chiến,
bắt bọn giặc phải cán mình đi loanh quanh suốt ngày trong rừng. Khi biết ra là đã bị Vừ A Dính đánh lừa,
lũ giặc dã man và hèn nhát đã nổi điên, bắn chết Dính.

Cùng với Lê Văn Tám ở miền Nam, trong những năm kháng chiến chống Pháp, Vừ A Dính đã trở thành
liệt sĩ thiếu niên của Đội ta.

DƯƠNG VĂN NỘI

Dương Văn Nội tham gia Đội thiếu niên cứu quốc Thủ Đô từ tháng 10 năm 1946. Lúc đó Nội mới 14
tuổi, Nội cùng hơn 60 bạn khác ở các phố Đội Cấn, Ngọc Hà… vào đội giao thông thuộc khu Thăng Long.

Nhà đội rất nghèo. Bố làm thợ gò và mất sớm. Một mình mẹ nuôi ba anh em Nội không nổi, nên Nội
phải đi học nghề rất sớm. Nội hiểu rằng mọi khổ cực của gia đình là do thực dân Pháp gây ra.

Đầu tháng 12 năm 1946, trước ngày toàn quốc kháng chiến ít hôm, Nội được cử sang làm liên lạc cho
một đại đội tự vệ chiến đấu ở khu Thăng Long. Đêm đêm, Nội cùng các bạn đi trinh sát trại lính địch về
báo cáo tình hình cho các anh. Đến tháng 3 năm 194, đơn vị của Nội về đóng ở chợ Giang Xá (nay là trạm
Chôi cách Hà Nội 16 km) và lấy tên là Đội du kích Thủ Đô.


Đầu tháng 4 năm 1947, giặc Pháp mở cuộc hành quân lớn gồm nhiều mũi càn quét vào nơi Đội du kích
Thủ Đô đóng quân. Nội đã cùng các anh tham gia chiến đấu. Với khẩu súng trường cao gần bằng người.
Nội bình tĩnh và nhanh nhẹn bắn giặc. Một mình Nội đã hạ được 3 tên giặc Pháp. Sau đó, súng hết đạn,
Nội bị trúng đạn giặc hy sinh ngay tại trận. Hôm ấy là ngày 2 tháng 4 năm 1947, Nội vừa bước sang tuổi
15.

Dương Văn Nội đã được Đảng và Nhà nước truy tặng Huân chương chiến thắng hạng nhì.

NGUYỄN BÁ NGỌC

Nguyễn Bá Ngọc là học sinh lớp 4B (năm học 1964 - 1965) trường phổ thông cấp I xã Quảng Trung,
huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.

Năm 1964, giặc Mỹ vừa ồ ạt đưa quân vào miền Nam, vừa cho máy bay leo thang ra đánh phá các tỉnh
miền Bắc nước ta. Chúng ném bom cả trường học và bệnh viện, Nguyễn Bá Ngọc và các bạn phải đi học

×