Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.63 KB, 11 trang )

PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN
THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI
RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VAE.,LTD
3.1 Nhận xét về quy trình tác đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong
kiểm toán báo cáo tài chính tại VAE., Ltd.
3.1.1 Ưu điểm
Qua quá trình thực tập tại Công ty VAE, em nhận thấy quy trình đánh giá
Trọng yếu và Rủi ro kiểm toán của Công ty đã đạt được những ưu điểm về các mặt
sau:
- Đã vận dụng các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Chuẩn mực kiểm toán
quốc tế vào thực tiễn đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán.
- Có sự phân công trong việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán
- Đánh giá Trọng yếu và Rủi ro kiểm toán được trình bày trên giấy tờ làm việc
3.1.1.1 Vận dụng các chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực Kiểm toán quốc
tế vào thực tiễn đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Trong quá trình kiểm toán, các Kiểm toán viên của Công ty VAE luôn chú ý
đến việc vận dụng các Chuẩn mực kiểm toán vào trong thực tiễn. Các chuẩn mực
không phải được vận dụng một cách máy móc mà được vận dụng một cách linh
hoạt và phù hợp với thục tiễn kiểm toán tại công ty khách hàng.
Tại Việt Nam, Chuẩn mực về tính trọng yếu trong kiểm toán mới được Bộ
Tài Chính ban hành vào 14/03/2003. Trước thời điểm này, các Kiểm toán viên của
Công ty VAE vận dụng ISA 320 trong quá trình đánh giá Trọng yếu.
ISA 320 qui định : “Khi lập Kế hoạch kiểm toán, chuyên gia kiểm toán lập ra
một mức Trọng yếu có thể chấp nhận được để phát hiện ra các sai sót trọng yếu về
mặt định lượng. Tuy nhiên phải xem xét cả về trị giá (số lượng) và tính chất (chất
lượng) của sai sót…
Chuyên gia kiểm toán cần xem xét trọng yếu ở mức độ tổng thể Báo cáo tai
chính và trong mối quan hệ với các số dư tài khoản cá biệt và thuyết minh…
Mức độ Trọng yếu phải được chuyên gia kiểm toán xác định khi: Xác định
nội dung, lịch trình, và phạm vi của các Thủ tục kiểm toán.


Đánh giá ảnh hưởng của các sai sót…
Khi đánh giá việc trình bày hợp lí Báo cáo tài chính, chuyên gia kiểm toán
phải đánh giá xem liệu tổng tất cả các sai sót được phát hiện trong quá trình kiểm
toán nhưng chưa được sửa chữa có hợp thành một sai sót trọng yếu hay không”.
Vận dụng hướng dẫn trong chuẩn mực này, Công ty VAE đã tiến hành đánh
giá ước lượng trọng yếu ban đầu cho toàn bộ Báo cáo tài chính sau đó phân bổ cho
các khoản mục. Công tác đánh giá Trọng yếu là một công việc bắt buộc đối với
Kiểm toán viên trong giai đoạn lập kế hoạch. Nó được dùng để giúp Kiểm toán
viên trong việc thiết kế chương trình kiểm toán cụ thể cho từng khoản mục cũng
như là căn cứ đánh giá sai sót trong quá trình thực hiện kiểm toán.
Đối với quá trình đánh giá Rủi ro, Kiểm toán viên VAE cũng đã vận dụng
các Chuẩn mực vào trong thực tiễn.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400( VSA400) quy định: “Khi xác định
phương pháp tiếp cận kiểm toán, kiểm toán viên phải quan tâm đến những đánh
giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát để xác định mức độ rủi ro phát
hiện có thể chấp nhận được cho cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính và xác
định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục cơ bản cho cơ sở dẫn liệu
đó”. Vận dụng quy định này, các kiểm toán viên đã tiến hành đánh giá rủi ro kiểm
toán mong muốn ngay từ đầu cuộc kiểm toán. Sau đó đánh giá rủi ro tiềm tàng và
rủi ro kiểm soát để từ đó đưa ra mức rủi ro phát hiện cho phù hợp với mức rủi ro
kiểm toán mong muốn ban đầu. Đây là cơ sở để kiểm toán viên xác định nội dung,
lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán sẽ áp dụng trong giai đoạn thực hiện
kiểm toán.
VSA 400 cũng quy định: “Khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên và
công ty kiểm toán phải đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính của
đơn vị được kiểm toán. Khi lập chương trình kiểm toán, kiểm toán viên phải xác
định cụ thể mức độ rủi ro tiềm tàng cho các số dư và loại nghiệp vụ quan trọng đến
từng cơ sở dẫn liệu”. Vận dụng chuẩn mực trên, các kiểm toán viên đã đánh giá từ
rủi ro kiểm toán mong muốn, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện đều
cho toàn bộ báo cáo tài chính và cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính.

3.1.1.2 Có sự phân công trong việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Trong giai đoạn lập Kế hoạch kiểm toán cũng như trong quá trình kiểm toán,
đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán là một công việc đòi hỏi tính chuyên môn
cao cũng như khả năng xét đoán của Kiểm toán viên. Chính vì vậy, công việc này
thường được giao cho các trưởng nhóm kiểm toán thực hiện đối với từng cuộc
kiểm toán cụ thể. Đây là cách phân công công việc thận trọng của Công ty VAE để
đảm bảo rủi ro kinh doanh với Công ty VAE giảm tới mức thấp nhất.
Tuy nhiên, không phải toàn bộ công việc đánh giá Trọng yếu và Rủi ro nào
cũng đều do trưởng nhóm kiểm toán thực hiện. Đối với công tác xác định Trọng
yếu, công việc tính toán mức ước lượng trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính có
thể do các Kiểm toán viên chính hoặc trợ lý kiểm toán thực hiện do đã có công
thức sẵn. Tuy nhiên, việc lựa chọn chỉ tiêu nào để làm căn cứ ước lượng mức
Trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính do trưởng nhóm kiểm toán quyết định.
Trưởng nhóm kiểm toán cũng là người đánh giá các khoản mục nào được đi kèm
với hệ số 1, 2 hay 3.
Đối với công tác đánh giá Rủi ro, quá trình thu thập thông tin và trả lời các
câu hỏi trên bảng câu hỏi đánh giá Rủi ro có thể được thực hiện bởi các Kiểm toán
viên chính hoặc các trợ lý kiểm toán. Các công việc này sẽ được trưởng nhóm
kiểm toán soát xét. Cuối cùng, kết luận về Rủi ro kiểm toán là do trưởng nhóm
kiểm toán quyết định.
Việc bố trí công việc như trên là khá hợp lý, đảm bảo cho công tác đánh giá
rủi ro kiểm toán đạt hiệu quả mà chi phí kiểm toán lại không cao, đảm bảo về thời
hạn kiểm toán.
3.1.1.3 Đánh giá Trọng yếu và Rủi ro kiểm toán được trình bày trên giấy tờ làm việc
Tại VAE, công tác đánh giá trọng yếu và rủi ro được thực hiện khá chi tiết,
khoa học. Để chuẩn hoá công tác đánh giá rủi ro, công ty đã có bảng câu hỏi để
đánh giá rủi ro trong quá trình kiểm toán. Về việc trình bày, các kết luận về mức
rủi ro kiểm toán bao giờ cũng được đưa lên đầu và sau đó là các cơ sở để đưa ra kết
luận đó. Việc trình bày giấy tờ làm việc như trên cho phép những người sử dụng
thấy được các kết luận và căn cứ để đưa ra kết luận đó. Đồng thời đây cũng là tài

liệu giúp trưởng nhóm, trưởng phòng nghiệp vụ cũng như các thành viên của
phòng kiểm soát chấp lượng có thể dễ dàng theo dõi các công việc kiểm toán viên
đã làm.
Đối với đánh giá về trọng yếu, Công ty có quy định các mẫu bảng biểu để
Kiểm toán viên đưa vào các dữ liệu để tính toán cũng như tạo nên sự thống nhất, rõ
ràng trên hồ sơ kiểm toán trong Công ty.
3.1.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, qui trình đánh giá Trọng yếu và Rủi
ro kiểm toán tại Công ty VAE còn tồn tại một số nhược điểm.
3.1.2.1 Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán với khách hàng có quy mô nhỏ
Trong một số hồ sơ kiểm toán đối với các khách hàng có quy mô nhỏ, ta có
thể thấy kiểm toán viên đánh giá rủi ro ở mức độ thấp, trung bình hay cao nhưng
không có căn cứ đi kèm hoặc trình bày không rõ ràng khiến cho người đọc không
hiểu hết vì sao kiểm toán viên lại đưa ra kết luận như vậy. Việc đánh giá rủi ro
kiểm toán không có căn cứ sẽ dẫn đến việc thiết kế các chương trình kiểm toán
không phù hợp, không tập trung vào các khoản mục trọng yếu, rủi ro cao. Như vậy
cuộc kiểm toán sẽ không phát hiện được hết các sai phạm trọng yếu tồn tại trong
báo cáo tài chính.
Trong trường hợp kiểm toán viên đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán
nhưng không thể hiện rõ ràng trên giấy tờ làm việc còn gây khó khăn cho công tác
soát xét của trưởng nhóm cũng như của Phòng kiểm soát chất lượng và Ban giám
đốc. Ngoài ra, khi một kiểm toán viên khác năm sau tiếp tục kiểm toán cho khách
hàng đó sẽ gặp khó khăn khi xem xét Hồ sơ kiểm toán năm trước để hỗ trợ công
tác đánh giá rủi ro kiểm toán và các công việc có liên quan khác.
3.1.2.2 Đánh giá, rủi ro kiểm toán khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán
Đánh giá rủi ro khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán để quyết định có cung
cấp dịch vụ kiểm toán cho một khách hàng hay không là một công việc rất quan
trọng vì nó ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của một công ty kiểm toán. Nếu
kiểm toán viên đánh giá công ty kiểm toán có khả năng chấp nhận hợp đồng kiểm
toán nhưng thực tế cuộc kiểm toán với khách hàng này lại có rủi ro rất cao thi công

ty kiểm toán đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập bằng chứng kiểm
toán để có thể đưa ra kết luận trung thực và hợp lý.
Hiện nay tại VAE, đánh giá rủi ro khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán thường
chưa có quy trình cụ thể, chưa được trình bày rõ ràng trên giấy tờ làm việc. Kiểm
toán viên tiến hành đánh giá rủi ro khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán chủ yếu dựa
trên các thông tin thu thập ban đầu về khách hàng và theo kinh nghiệm, khả năng

×