Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Cơ khí lắp máy Sông Đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.69 KB, 55 trang )

PHẦN 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ LẮP MÁY SÔNG ĐÀ
2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần cơ khí lắp máy Sông Đà
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của CTCPCKLM Sông Đà
Đất nước ta sau 20 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt,
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…Bộ mặt đất nước thay đổi từng ngày. Cơ sở hạ tầng, nhà máy,
xí nghiệp, trường học, bệnh viện mọc lên khắp mọi miền của Tổ quốc. Vì vậy, nhu cầu điện
năng phục vụ cho các nhu cầu xã hội, đời sống, kinh tế là đòi hỏi vô cùng cấp thiết.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam tăng trưởng trung bình mỗi năm từ 7,5 –
8%. Theo tính toán của các nhà kinh tế, nhu cầu điện năng phải tăng trung bình 15 – 16%, tức là
phải tăng nhanh gấp đôi tốc độ GDP. Đó chính là một thách thức lớn đối với ngành xây lắp các
nhà máy điện của Việt Nam hiện nay.
Trong chiến lược ngành điện Việt Nam, cùng với nhiệt điện, điện hạt nhân (trong thời gian
tới đây), thủy điện là nguồn điện sạch, hiệu quả nhất đối với chúng ta. Thủy điện đã chứng minh
được ưu điểm của mình trong điều kiện thuận lợi của tự nhiên của Việt Nam với nguồn lực đất
nước. Nhưng khi xây lắp công trình thủy điện, chúng ta cũng gặp phải muôn vàn khó khăn.
Tổng công ty Sông Đà chính là đội quân tiên phong của ngành xây lắp các công trình thủy
điện của Việt Nam. Ra đời từ ngày 01/06/1961, tiền thân là Ban chỉ huy công trường thủy điện
Thác Bà, tới nay, sau 47 năm xây dựng và trưởng thành, Tổng công ty Sông Đà và những đơn vị
thành viên của mình đã có những bước tiến vượt bậc.
Họ có thể tự hào với những công trình thủy điện hiện đại, quy mô lớn đã đem lại
những dòng điện tới khắp tổ quốc: Hòa Bình (1920MW), Trị An (400MW), Yaly(720MW),
Sơn La(2400MW).
Trong từng bước phát triển vinh quang, hào hùng với khí thế “Vì dòng điện ngày mai
của Tổ quốc” của Tổng công ty Sông Đà, những người thợ cơ khí lắp máy đã có những
bước tiến vượt bậc, đáp ứng tình hình mới của việc xây lắp những công trình thủy điện có
quy mô lớn, phức tạp và hiện đại.
Tiền thân của CTCPCKLM Sông Đà là công ty cơ khí lắp máy Sông Đà. Đây là một
đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty Sông Đà. Trong tình hình mới, nhằm tăng
cường quy mô xây lắp, đầu tư tốt hơn cho công ty, theo Quyết định số 2125/QĐ – BXD


ngày 15 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ xây dựng, chuyển đổi CTCPCKLM Sông
Đà thành Công ty Cổ phần Cơ khí Lắp máy Sông Đà, CTCPCKLM Sông Đà chính thức
được thành lập.
Một số thông tin cơ bản về CTCPCKLM Sông Đà:
- Trụ sở chính: Tòa nhà LICO BUILDING
Số 66 Đường Trung Yên 9 – khu Đô thị mới Trung Yên
- Quận Cầu Giấy – Hà Nội
- Điện thoại: 04 783 2398
- Fax : 04 783 2397
- Email :
- Website : www.someco.com.vn
- Mã chứng khoán giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán Hà Nội: MEC
Tuy mới được thành lập và kiện toàn được hơn 2 năm nhưng công ty đã có những
thành tựu vượt bậc, đóng góp vào sự phát triển chung của Tổng công ty Sông Đà.Đó là
những tín hiệu đáng mừng, tiền đề vững chắc cho doanh nghiệp tiến nhanh, tiến mạnh tới
những mục tiêu và kế hoạch trong thời gian tới.
2.1.2 Những đặc điểm cơ bản của CTCPCKLM Sông Đà
2.1.2.1 Đặc điểm ngành nghề và sản phẩm kinh doanh
Công ty CPCKLM Sông Đà luôn xác định ngành nghề cơ khí truyền thống là ngành
nghề chủ đạo của công ty, đủ sức để đảm bảo công ty là một nhà thầu mạnh có khả năng
lắp đặt toàn bộ thiết bị của các nhà máy thủy điện công suất trung bình và lớn. Bên cạnh
đó, theo xu hướng phát triển chung hiện nay, công ty đã và đang cố gắng đa dạng hóa sản
phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế cũng như gia tăng lợi nhuận, giảm thiểu rủi
ro kinh doanh
Những ngành nghề kinh doanh chính của công ty là:
- Tư vấn, thiết kế các thiết bị cho các công trình thủy điện, công nghiệp và các dịch vụ
khác. Tư vấn giám sát chất lượng xây dựng.
- Chế tạo, lắp đặt các thiết bị công trình xây dựng, công nghiệp, nhà máy thủy điện.
- Xây dựng các công trình kỹ thuật, công trình công nghiệp, đường dây và trạm biến
thế đến 500KV.

- Bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị xe, máy thi công.
- Mua bán vật tư, vật liệu phục vụ cho thi công các công trình.
- Sản xuất và mua bán khí oxy, đúc sắt thép, kim loại màu.
- Dịch vụ vận tải hành khách, hàng hóa đường bộ.
- Đầu tư, kinh doanh các công trình thủy điện vừa và nhỏ, công trình khai khoáng, nhiệt
điện vừa và nhỏ, công nghiệp khai khoáng, nhiệt điện, du lịch.
- Xuất khẩu các sản phẩm công ty kinh doanh
Theo định hướng kế hoạch đến năm 2010, công ty sẽ ngày càng mở rộng quy mô hoạt
động, nâng cao năng lực xây lắp cũng như chất lượng các sản phẩm cung cấp. Sự tăng
trưởng và phát triển vững chắc của các ngành nghề kinh doanh là điều kiện tiên quyết cho
sự phát triển bền vững của công ty.
2.1.2.2 Những công trình trọng điểm có sự tham gia của CTCPCKLM Sông Đà
Đánh giá một các khái quát, các công trình thủy điện trọng điểm của Việt Nam đều có sự
tham gia đóng góp công sức của những kỹ sư, người thợ CTCPCKLM Sông Đà. Dù điều
kiện hoàn cảnh khó khăn tới đâu, đội ngũ công nhân viên của công ty cũng đều vượt qua
để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đặt ra. Đó là niềm tự hào của công ty nói riêng, của đội
ngũ người thợ Sông Đà nói chung. Qua mỗi cônng trình từ thủy điện Hòa Bình, Yaly, Trị
An cho tới thủy điện Sê San 3, Sê San 3A, Tuyên Quang, công ty đã có những bước tiến
vững mạnh, trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cơ khí lắp máy, nhầt là
các công trình thủy điện.
Trong các sản phẩm xây lắp chế tạo, các công trình thủy điện, có 2 công trình rất đáng
chú ý, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của công ty.Đó là:
Công trình thủy điện Sê San 3A: Đây là một trong 5 công trình thủy điện nằm trên bậc
thang của dòng sông Sê San. Thủy điện Sê San 3A có công suất 108MW, đặt tại Gia Lai.
Một điểm rất đáng chú ý là toàn bộ công trình từ khảo sát, tư vấn, thiết kế, thi công
đều do Tổng công ty Sông Đà thực hiện, không phải thuê các chuyên gia nước ngoài cùng
tham gia thực hiện như trước đây. Trong thành công to lớn của Tổng công ty Sông Đà, có
sự đóng góp xứng đáng của CTCPCKLM Sông Đà. Công ty đã chế tạo một phần và lắp đặt
toàn bộ thiết bị của Nhà máy Thủy điện Sê San 3A. Đó là sự thành công, thể hiện sự tiến
bộ vượt bậc của công ty về trình độ công nghệ, năng lực xây lắp.

Công trình thủy điện Sêkaman 3: Thủy điện Sêkaman 3 có công suất 265MW, đặt tại
đỉnh Sê Công, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Đây là lần đầu tiên Tổng công ty Sông Đà xây dựng một công trình thủy điện ở nước
ngoài và công ty CPCKLM Sông Đà có vinh dự được tham gia. Công trình đang trong quá
trình xây dựng, hứa hẹn một tiềm năng thủy điện mới trong tương lai, đặc biệt trong điều
kiện nhu cầu điện ngày càng tăng nhưng thủy năng của các con sông Việt Nam đã được
khai thác gần hết.
Trong thời gian tới, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chắc chắn sẽ
ngày càng mở rộng, không chỉ ở các công trình trong nước mà còn ở nhiều quốc gia khác
trong khu vực.
2.1.2.3 Trình độ công nghệ và năng lực quản lý
Công ty CPCKLM Sông Đà là một doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực cơ khí
lắp máy nên có những đặc thù riêng, những khó khăn nhất định cả trong hoạt động quản lý
và sản xuất kinh doanh.
- Địa bàn hoạt động của công ty rất rộng lớn, ở những nơi có điều kiện giao thông khó
khăn như Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên và CHDCND Lào.
- Đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân viên đông đảo
- Hoạt động trên nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau.
- Thi công, xây dựng những công trình phức tạp trong thời gian dài.
- Lượng máy móc, thiết bị lớn.
Vì vậy, việc nâng cao năng lực quản lý công ty là một nhiệm vụ cấp bách. Công ty đã
từng bước kiện toàn đội ngũ lãnh đạo, quản lý của công ty. Và công ty đã áp dụng quản lý
theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do tổ chức BVQI cấp ngày 10/10/2004. Việc áp dụng quy
trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế đã mang lại lợi ích cho công ty, giúp hoạt
động của công ty ngày càng hiệu quả.
2.1.3 Bộ máy quản lý của CTCPCKLM Sông Đà
Công ty CPCKLM Sông Đà là một công ty cổ phần, có đầy đủ tư cách pháp nhân:
- Có con dấu riêng, độc lập về tài sản
- Có điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty
- Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, được hạch toán kế toán độc lập, tự chủ về

tài chính.
- Bảng cân đối kế toán riêng, lập theo quy định của pháp luật
- Tổng Gíam đốc là đại diện theo pháp luật của công ty
Công ty là một đơn vị thành viên của Tổng công ty Sông Đà. Tổng công ty Sông Đà là
đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư vào công ty. Quan hệ của Tổng công ty Sông Đà
với công ty và ngược lại thể hiện trong việc xác định các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm
của doanh nghiệp đồi với cổ đông giữ cổ phần chi phối của doanh nghiệp.
2.1.3.1 Bộ máy quản lý
Mô hình tổ chức của công ty là mô hình tổ chức phù hợp với đặc điểm hiện có của
công ty:
- Công ty cổ phần
- Hoạt động đa dạng ngành nghề, lĩnh vực
- Địa bàn hoạt động rộng
- Có nhiều chi nhánh, xí nghiệp thành viên
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Phòng tổ chức nhân sự
TỔNG GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
Phó Tổng
Giám đốc kỹ thuật
Phó Tổng
Giám đốc kinh tế
Phó Tổng
Giám đốc kinh doanh
Phòng kỹ thuật thiết bị
Phó Tổng
Giám đốc sản xuất
Phòng Kinh tế Kế hoạch

Phòng đầu tư thị trường
Phòng tài chính kế toán
Trung tâm tư vấn thiết kế
Chi nhánh Hòa Bình
Chi nhánh Quảng Ninh
Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
Chi nhánh tại nước CH DCND Lào
Một mốc đánh giá bước phát triển của công ty trong thời gian qua là việc đăng ký giao
dịch cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội.
- Tên cổ phiếu: Cổ phiếu CTCPCKLM Sông Đà (Mã: MEC)
- Mệnh giá: 10 000 đồng/ cổ phiếu
- Tổng số lượng đăng ký: 1 000 000 cổ phiếu
- Tổng giá trị đăng ký: 10 000 000 000 VNĐ
Tổ chức tư vấn là Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS),
tổ chức kiểm toán là Công ty Cổ phần Kiểm toán và tư vấn (A&C).
Công ty đã chính thức mở phiên giao dịch đầu tiên trên sàn giao dịch chứng khoán Hà
Nội ngày 14 tháng 12 năm 2006 với mã chứng khoán MEC. Việc tham gia giao dịch chứng
khoán trên sàn đã đem lại hiệu quả rất lớn đối với sự phát triển của công ty:
- Đây là một kênh huy động vốn hữu hiệu của công ty, Trước sự thành công đó, công
ty đã có kế hoạch tăng vốn bằng cách niêm yết bổ sung thêm 3 000 000 cổ phiếu.Như vậy,
trong thời gian chưa tới 1 năm (12/2006 – 11/2007), công ty đã phát hành ra công chúng 4
000 000 cổ phiếu mệnh giá 10 000 VNĐ/cổ phiếu. Đây thực sự là một kênh huy động vốn
lớn vì đã huy động rất nhanh 40 tỷ VNĐ cho việc mở rộng, đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Giá cố phiếu của công ty trung bình hiện nay khoảng 40 000 – 50 000 VNĐ, tức là
cao gấp 4 – 5 lần mệnh giá cổ phiếu MEC. Điều này là sự minh chứng hùng hồn về lòng
tin của các nhà đầu tư tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời
gian qua.
- Thương hiệu SOMECO của công ty vì vậy đã được nâng lên tầm cao mới, xứng đáng
là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cơ khí lắp máy của Việt Nam.

2.1.4 Những vấn đề cơ bản về tổ chức bộ phận kế toán của công ty
2.1.4.1 Bộ máy kế toán của công ty
Việc tổ chức bộ máy kế toán của bất kỳ công ty nào cũng phụ thuộc vào tình hình hoạt
động, đặc điểm kinh doanh, quy mô, tổ chức,…của công ty đó. Đối với CTCPCKLM Sông
Đà, căn cứ vào những điều kiện cụ thể đó, Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc đã tổ chức
một bộ máy kế toán hoàn thiện, đảm bảo tốt chức năng, nhiệm vụ của công ty đề ra.
Sơ đồ 2: Bộ máy kế toán của công ty
Kế toán chi nhánh CHDCND Triều Tiên
Kế toán nhật ký và thanh toán
Kế toán ngân hàng
Kế toán thuế và tài sản cố định
Kế toán chi nhánh Hòa Bình
Kế toán chi nhánh Quảng Ninh
Kế toán chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
Kế toán Trung tâm Tư vấn Thiết kế
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán trưởng
Phó Kế toán trưởng

Tương ứng với sơ đồ tổ chức trên, có sự phân công, phân nhiệm phù hợp với chức năng và
nhiệm vụ của từng cán bộ trong phòng kế toán – tài chính.
2.1.4.2 Quá trình vận dụng chế độ kế toán và thực hiện công tác kế toán
Từ năm 1995, các doanh nghiệp Việt Nam cơ bản tuân theo Quyết định số 1141/1995/
QĐ – BTC của Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Đây là một bước tiến
mới trong công tác hạch toán kế toán trong doanh nghiệp, chuyển từ hạch toán theo cơ chế
cũ (cơ chế quản lý kinh tế tập trung, bao cấp) sang cơ chế thị trường. Tuy nhiên, trước tình
hình phát triển mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam sau 20 năm đổi mới, Bộ Tài chính đã ban
hành Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ra ngày 20 tháng 3 năm 1996 ban hành chế độ kế
toán. Như vậy, công ty trong khi đang áp dụng các văn bản mới cũng gặp không ít khó

khăn và vướng mắc. Tuy nhiên, với trình độ chuyên môn và những cố gắng của toàn thể
phòng kế toán, công ty đã liên tục cập nhật và tiếp tục hoàn thiện công tác kế toán của công
ty.
Từ năm 2005 trở về trước, công ty là đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty
Sông Đà. Từ năm 2006 tới nay, công ty là đơn vị hạch toán độc lập. Quá trình chuyển đổi
này phù hợp với tình hình phát triển chung của cả Tổng công ty Sông Đà và CTCPCKLM
Sông Đà.
- Tổng công ty Sông Đà đang mở rộng quy mô và phát triển theo hướng trở thành một
tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam. Các thành viên trực thuộc được nâng cao tính độc lập
trong hạch toán kinh tế, trong khi Tổng công ty Sông Đà chỉ quản lý chung về những vấn
đề cơ bản của Tổng công ty và các công ty thành viên.
- Công ty CPCKLM Sông Đà từ khi chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần và
chứng khoán đã lên sàn giao dịch Hà Nội, quy mô và tính chất hoạt động của công ty đã có
những bước tiến vượt bậc. Vì vậy, việc công ty tổ chức hạch toán độc lập là sự phù hợp với
tình hình hiện nay.
2.1.4.3 Hình thức sổ kế toán áp dụng
Hiện nay, xu hướng phát triển của công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông
tin vào quá trình quản lý ngày càng mở rộng. Các đơn vị hạch toán kế toán cũng dần sử
dụng các phần mềm kế toán máy. Việc áp dụng kế toán máy giảm tải rất nhiều những công
việc kế toán thủ công và đem lại nhiều lợi ích khác
Hiện nay, CTCPCKLM Sông Đà đang sử dụng phần mềm kế toán Songda Accounting
System. Đây là phần mềm kế toán do Tổng công ty Sông Đà phát triển, được sử dụng cho
các công ty thành viên của Tổng công ty. Đây là một phần mềm kế toán chuyên nghiệp
dùng cho đơn vị xây lắp nói chung và cho Tổng công ty Sông Đà nói riêng. Vì vậy, việc áp
dụng một phần mềm kế toán như vậy là một lợi thế rất phù hợp với công ty.
Như vậy, hình thức sổ kế toán của công ty là sổ kế toán máy. Tuy nhiên, công ty vẫn
cần phải sử dụng một số phần mềm văn phòng khác cũng như công tác kế toán thủ công.
Về bản chất, tuy là hình thức sổ kế toán máy (như theo hướng dẫn tại Quyết định số
15/2006/QĐ- BTC) nhưng doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung.
2.1.4.4 Quá trình ghi sổ kế toán và luân chuyển hóa đơn, chứng từ

Tuy nhiên, công ty đã sử dụng phần mềm kế toán máy nên quá trình ghi sổ có một số
khác biệt nhất định, giảm tải khá lớn những công việc thủ công.
- Nhân viên kế toán có nhiệm vụ tập hợp các hóa đơn chứng từ hợp pháp, hợp lý,
chính xác và nhập số liệu vào nhật ký chung trong phần mềm kế toán.
- Phần mềm kế toán máy sẽ tự động điều chuyển các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào
các sổ cái của từng tài khoản.
- Cuối kỳ kế toán, các nghiệp vụ kết chuyển tự động được máy tính thực hiện, các số
liệu tổng hợp từ các sổ cái sẽ được chuyển tới hình thành bản báo cáo tài chính từng kỳ.
Như vậy, quá trình ghi sổ ở công ty thực chất chỉ thực hiện hai quá trình:
- Quá trình nhập dữ liệu từ các hóa đơn chứng từ vào phần mềm kế toán
- Quá trình in các bảng báo cáo tài chính cuối kỳ
Còn quá trình xử lý thông tin kế toán đã được máy tính tự động thực hiện thông qua
phần mềm kế toán.
Quá trình luân chuyển chứng từ được thực hiện qua 4 giai đoạn khác nhau:
1) Lập chứng từ theo những yêu cầu khác nhau về nghiệp vụ kinh tế phát sinh và yêu cầu
quản lý
2) Kiểm tra chứng từ
3) Cập nhật chứng từ
4) Bảo quản, lưu trữ và hủy chứng từ
2.1.4.5 Các phần hành kế toán cụ thể của công ty
Số lượng các phần hành kế toán phụ thuộc vào đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty. Đối với CTCPCKLM Sông Đà có các phần hành cụ thể sau:
- Kế toán tổng hợp
- Kế toán vốn bằng tiền và công nợ
- Kế toán các dự án đầu tư
- Kế toán thuế
- Kế toán tài sản cố định
Bộ phận kế toán tại văn phòng công ty có 2 nhiệm vụ sau:
- Tập hợp số liệu từ các Ban tài chính, kế toán của các đơn vị trực thuộc để lên các
bảng báo cáo chi phí – giá thành và lợi nhuận.

- Làm công tác kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại văn phòng công ty.
Bộ phận kế toán tại các đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ chính trong hạch toán các phần
hành kế toán cơ bản của toàn công ty.
- Xác định chi phí giá thành của các công trình công ty đang thực hiện tại các địa bàn
khác nhau.
- Kế toán tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định, kế toán hàng tồn kho sử dụng cho
việc xây lắp từng công trình.
- Kế toán các khoản lương và phụ cấp theo lương, các khoản chế độ tình theo lương
như BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Kế toán tổng hợp và xác định kết quả kinh doanh tại từng công trình, từng đội sản
xuất, từng chi nhánh của từng công ty. Từ các số liệu chi tiết, tới cuối kỳ, bộ phận kế toán
tại các đơn vị trực thuộc tập hợp và chuyển về kế toán tổng hợp toàn công ty để xác định
kết quả kinh doanh toàn công ty.
Các báo cáo cuối kỳ của công ty
Các báo cáo tài chính cuối kỳ được lập và tập hợp lại thành sổ quyêt toán cuối kỳ (thường
là cuối năm và cuối quý). Các báo cáo này được thành lập theo mẫu của Bộ Tài chính ban
hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC.
Hệ thống các bản báo cáo tài chính của công ty tập hợp trong sổ kế toán phản ánh đầy đủ
toàn bộ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Bảng cân đối kế toán:
- Báo cáo kết quả kinh doanh:
- Báo cáo luân chuyển tiền tệ
Tiền là một loại tài sản đặc biệt của công ty, đảm bảo quá trình hoạt động của công ty:
- Báo cáo công nợ phải thu, phải trả cuối kỳ
- Báo cáo tình hình sử dụng TSCĐ và khấu hao TSCĐ trong kỳ
- Báo cáo chi phí – giá thành các công trình của công ty cuối kỳ
Các bản báo cáo này phục vụ cho hoạt động chủ yếu của công ty, cho Hội động Quản
trị và Ban Gíam đốc hoạch định những chính sách quan trọng của công ty. Mặt khác, công
ty đã giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, tại Sở giao dịch chứng khoán Hà
Nội. Vì vậy, việc minh bạch hóa các báo cáo tài chính cuối kỳ là rất quan trọng, đáp ứng

được nhu cầu thông tin của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các ngân hàng cũng như các
nhà đầu tư.
Bên cạnh các báo cáo tài chính phải lập theo yêu cầu chung của Bộ Tài chính đối với
các doanh nghiệp, theo xu hướng hiện nay, công ty cũng lập một số lượng báo cáo khác,
nhằm mục đích phân tích tình hình và nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp.
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2004, 2005 và
năm 2006
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tổng giá trị tài sản
81.878.799.802 213.574.515.647
253.455.232.
980
Doanh thu thuần
62.793.050.84
7
93.729.544.277
86.524.352.
894
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
1.703.676.019 2.950.960.330
3.089.630.07
7
Lợi nhuận khác
(149.585.345) 217.500.210
72.950.
000
Lợi nhuận trước thuế
1.554.090.674 3.168.460.540
3.319.427.46

2
Lợi nhuận sau thuế
1.554.090.674 3.168.460.540

3.319.427.4
60
Từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty, ta thấy được sự tăng lên qua các năm của cả
doanh thu là lợi nhuận. Về cơ bản, đây là dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty.
Báo cáo kế toán quản trị được các nhân viên kế toán có trách nhiệm thực hiện. Việc lập các
báo cáo kế toán quản trị là một công việc thường xuyên, định kỳ phục vụ thông tin cho Ban lãnh
đạo công ty. Báo cáo kế toán quản trị phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại các
chi nhánh, các công trình, các ngành nghề kinh doanh khác nhau. Từ các thông tin đó, Hội đồng
Quản trị và Ban Gíam đốc có được những chính sách cụ thể.
Cuối kỳ kế toán, kế toán trưởng công ty có trách nhiệm lập báo cáo phân tích hoạt động tài
chính toàn công ty. Báo cáo này là cơ sở phân tích thực trạng, hiệu quả hoạt động tài chính của
công ty. Cùng với các báo cáo của các phòng ban chức năng khác, báo cáo tài chính phản ánh
toàn bộ tình hình của công ty trong kỳ, là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch và lập
kế hoạch cho các kỳ sau.
Bảng 2: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Công ty năm 2004, 2005 và 9 tháng đầu
năm 2006
Các chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm
2004
Năm
2005
Lũy kế
Quý III

2006
1. Khả năng thanh toán
+ Hệ số thanh toán hiện hành
+ Hệ số thanh toán ngắn hạn
+ Hệ số thanh toán nhanh
Lần
Lần
Lần
1,08
0,88
0,14
1,05
1,00
0,05
1,10
1,04
0,11
2. Cơ cấu tài sản nguồn vốn
Cơ cấu tài sản
+ Tài sản ngắn hạn / Tổng tài sản
+ Tài sản dài hạn / Tổng tài sản
Cơ cấu nguồn vốn
+ Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn
%
%
%
%
74,31
25,69
92,19

7,81
86,17
13,83
95,12
4,88
86,28
13,72
95,33
4,67
Các chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm
2004
Năm
2005
Lũy kế
Quý III
2006
+ Nguốn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn
vốn
3. Chỉ tiêu hoạt động
+ Vòng quay hàng tồn kho
+ Kỳ thu tiền bình quân
Lần
Ngày
2,00
110,3
0,81
70,4

0,21
156,7
4. Tỷ suất sinh lời
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Doanh thu
thuần
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Tổng tài
sản
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở
hữu
%
%
%
2,47
1,90
24,30
3,37
1,48
30,37
3,28
0,63
13,41
5. Chỉ tiêu thu nhập trên cổ phần
(EPS)
Nghìn
đồng
- - 1.549
6. Chỉ tiêu giá trên thu nhập cổ phần
(P/E)
Lần - - 7,39
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2004, 2005 và Quý 3/ 2006 của Công ty

2.1.4.6 Quá trình kiểm tra, kiểm soát công tác kế toán
Kiểm tra, kiểm soát công tác kế toán của toàn công ty là một nhiệm vụ rất quan trọng, được
thực hiện liên tục và định kỳ qua nhiều bước, nhiều giai đoạn kế toán.
- Những người làm công tác kế toán tại phòng kế toán công ty, phòng kế toán các đơn vị
hạch toán, phụ thuộc liên tục phải kiểm tra, đối chiếu các hóa đơn, chứng từ và các sổ sách kế
toán. Đó là quá trình tự kiểm tra của phòng kế toán.
- Kế toán trưởng và Phó Kế toán trưởng của công ty có trách nhiệm đôn đốc, thực hiện công
tác kế toán toàn công ty và kiểm tra, kiểm soát hoạt động hạch toán, tránh những sai sót, gian lận
có thể xảy ra trong kỳ kế toán, gây ảnh hưởng tới hoạt động tài chính của công ty.
- Ở cấp quản lý cao hơn của công ty (Hội đồng quản trị và Ban Gíam đốc) có trách nhiệm
kiểm tra, đôn đốc tất cả các hoạt động nói chung, hoạt động kế toán nói riêng. Ban Kiểm soát và
Phó Giám đốc tài chính là những người trực tiếp giám sát quá trình này.
- Cuối kỳ kế toán, theo quy định của Luật Kế toán năm 2003 và các Nghị định quy định đối
với các doanh nghiệp tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán, cuối năm, báo cáo tài
chính công ty phải được kiểm toán. Trong thời gian gần đây, công ty đã ký hợp đồng kiểm toán
với công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C). Theo kết quả kiểm toán của Công ty A&C,
báo cáo tài chính của công ty CPCKLM Sông Đà luôn được lập trung thực và hợp lý. Đó là dấu
hiệu tốt phản ánh tình hình tài chính hiệu quả và lành mạnh của công ty.
Như vậy, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kế toán đã được tổ chức và thực hiện rất tốt.
Tuy nhiên, hiện nay công ty vẫn đang tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát, nhằm nâng cao
hơn nữa hiệu quả công tác thông tin kế toán, tránh những nguy cơ gian lận, sai sót, đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu thông tin kế toán các đối tượng liên quan.
2.2 Quy trình hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần
cơ khí lắp máy Sông Đà
2.2.1 Tầm quan trọng của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại CTCPCKLM
Sông Đà (Someco)
2.2.1.1 Đặc điểm riêng hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Công ty là một đơn vị xây lắp điển hình nên đặc điểm của sản xuất xây lắp ảnh hưởng
rất lớn đến công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành, nhất là nội dung, phương
pháp, trình tự hạch toán chi phí sản xuất, phân loại chi phí, cơ cấu giá thành xây lắp.

Đối tượng hạch toán chi phí là các hạng mục công trình, các giai đoạn của từng hạng
mục hay nhóm công trình. Trong khi đó, công ty là một công ty chuyên lắp đặt máy móc
thiết bị cho các công trình thủy điện lớn, các nhà máy xi măng,…Vì vậy, khối lượng công
việc là rất lớn, thời gian thi công dài. Mỗi công trình được chia nhỏ thành rất nhiều hạng
mục công trình và nhóm hạng mục công trình. Cho nên công tác kế toán luôn phải “căng
sức ra” để đảm bảo có thể theo dõi chi tiết, kịp thời toàn bộ từng hạng mục đó. Vì vậy, bộ
phận kế toán của công ty cũng như từng chi nhánh, xí nghiệp phải tìm những phương pháp
hạch toán chi phí thích hợp và hiệu quả, đảm bảo yêu cầu thông tin đặt ra.
Đối tượng tính giá thành vì vậy cũng chính là các hạng mục công trình đã hoàn thành,
các giai đoạn công việc đã hoàn thành. Quá trình xác định mức độ hoàn thành, thời gian
hoàn thành để tập hợp chi phí và tính giá thành là tương đối khó khăn. Có nhiều căn cứ
xác định như dựa vào dự toán, định mức, nghiệm thu của chủ đầu tư,…Bên cạnh đó, chúng
ta còn phải xác định phương pháp tính giá hợp lý nhất, đảm bảo những yêu cầu của công ty
cũng như chủ đầu tư. Có rất nhiều phương pháp như phương pháp trực tiếp, phương pháp
tổng cộng chi phí, phương pháp hệ số hay tỷ lệ,…
Hiện nay, công ty tổ chức hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại từng chi
nhánh. Các chi nhánh có nhiệm vụ hạch toán chi tiết theo công trình và hạng mục công
trình mà mình đang đảm nhận.
2.2.1.2 Tầm quan trọng của công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Công ty nói chung, phòng Tài chính – kế toán nói riêng luôn xác định công tác hạch
toán tập hợp chi phí và tính giá thành của công ty luôn là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức
tạp và rất quan trọng của công ty.
Từ thông tin kế toán, việc hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành một cách hợp
lý, chính xác là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời sẽ
giúp cho Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc và các chi nhánh nắm bắt đầy đủ, trung thực về
tình hình hiện nay của từng công trình, hạng mục công trình đang thi công. Nếu xảy ra sự
lãng phí hay bất hợp lý, chúng ta sẽ có đầy đủ căn cứ để cắt giảm những khoản chi phí bất
hợp lý nhằm hạ giá thành. Mặt khác, khi có những quy định mới về điều chỉnh giá của Bộ
Xây dựng, Công ty sẽ có phản ứng kịp thời, chính xác, phù hợp nhất.
Công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành còn là căn cứ để xây dựng dự

toán, định mức kinh tế - kỹ thuật và giá thành kế hoạch của công trình, hạng mục công
trình tiếp tục thi công ở các kỳ kế toán tiếp theo cũng như các gói thầu mới và các công
trình chuẩn bị thi công. Số liệu về chi phí, giá thành kỳ trước luôn là những tài liệu tham
khảo quan trọng nhằm xây dựng các kế hoạch xây lắp cho kỳ sau của công ty.
Mặt khác, việc hạch toán chi phí giá thành ảnh hưởng lớn tới uy tín của công ty đối với
chủ đầu tư. Thông tin kế toán chính xác, phù hợp, kịp thời là căn cứ xây dựng lòng tin đối
với khách hàng, với cơ quan thuế và các ngân hàng. Điều này thực sự rất quan trọng, đảm
bảo cho sự phát triển bền vững của công ty, cũng như uy tín của công ty trong thương
trường cũng như cổ phiếu của công ty đang niêm yết trên Thị trường chứng khoán Hà Nội
(HASTC).
Và quan trọng nhất, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành ảnh hưởng rất lớn tới
doanh thu và lợi nhuận của công ty. Nếu quá trình sản xuất xây lắp tuân thủ chặt chẽ những
định mức, kế toán giá thành, tiết kiệm chi phí, giá thành công trình sẽ giảm. Lợi nhuận thu
được chắc chắn vì thế luôn được cải thiện. Mặt khác, do tiết kiệm chi phí và có giá thành
hợp lý, số lượng công trình thắng thầu và được chỉ định thầu sẽ tăng nhanh. Đây là điều
hết sức quan trọng để từng bước tăng nhanh doanh thu, chiếm lĩnh thị trường và có thị
phần ngày càng lớn trong lĩnh vực xây lắp, không chỉ là các công trình thủy điện.
Qua đây, chúng ta thấy được mức độ khó khăn, phức tạp của công tác kế toán tập hợp
chi phí và tính giá thành và tầm quan trọng của nó đối với quá trình sản xuất, xây lắp và sự
phát triển của công ty. Vì vậy, có thể khẳng định rằng kế toán tập hợp chi phí và tính giá
thành là nhiệm vụ hàng đầu của những người làm công tác kế toán tại các chi nhánh và
toàn công ty.
2.2.2 Quy trình hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành của công ty
2.2.2.1 Lập dự toán và xác định giá thành dự toán của các công trình xây lắp
2.2.2.1.1 Vai trò quan trọng của dự toán
Quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành tại CTCPCKLM Sông Đà có những điểm
khác nhau rất lớn so với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và kinh doanh dịch vụ. Đó là
sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước từ ngay những khâu đầu tiên trong quá trình xây lắp.
Khi lập các dự án công trình, chuẩn bị hồ sơ thầu tới các bước xét thầu, các công trình
chuẩn bị xây dựng đã phải hình thành một dự toán chi tiết tương đối chi tiết, phục vụ thông tin

cho nhiều đối tượng khác nhau, trong và ngoài công ty. Dự toán chính là bảng tính những chi
phí cơ bản phát sinh trong quá trình thi công và hoàn thành một công trình hay hạng mục công
trình.
Nhà đầu tư căn cứ vào dự toán của đơn vị xây lắp để đánh giá phần việc cần phải thực
hiện có chi phí bao nhiêu. Đây là căn cứ xây dựng có tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ
thuật phù hợp và từ đó xác định giá trúng thầu hay chỉ định nhà thầu. Đối với công ty, việc
xây dựng dự toán công trình có vai trò rất quan trọng. Thứ nhất, Hội Đồng quản trị và Ban
Giám đốc xác định được khối lượng và chi phí phát sinh. Từ đó, công ty sẽ có kế hoạch
cung cấp đầy đủ máy móc, nhân công, nguyên vật liệu, nguồn vốn,…cho công trình. Thứ
hai, từ dự toán, công ty xác định được mức giá thầu phù hợp nhất, đảm bảo khả năng trúng
thầu và thi công có hiệu quả.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng (cơ quan thuế, kiểm toán,
nhà nước,…) và ngân hàng cũng có những căn cứ để thẩm định tính hiệu quả của công
trình cũng như tính sự tham ô, lãng phí các công trình trọng điểm quốc gia.
Vì vậy, tại CTCPCKLM Sông Đà, khâu lập dự toán có ý nghĩa quan trọng, là những
bước khởi động cho quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành công trình, hạng mục công
trình. Một điều đặc biệt nữa, không chỉ riêng tại CTCPCKLM Sông Đà mà tại rất nhiều
công ty xây lắp khác, khâu lập dự toán thường do phòng kinh tế - kế hoạch thực hiện chứ
không phải những người làm công tác kế toán. Bởi vì, để có thể lên được dự toán, đòi hỏi
những người này cần có chuyên môn về kỹ thuật và kinh tế xây dựng nhất định.
2.2.2.1.1 Quá trình lập dự toán công trình tại CTCPCKLM Sông Đà
Những quy định chung về lập dự toán được hướng dần chi tiết trong các thông tư của
Bộ Xây dựng. Ví dụ như Thông tư số 01/1999/TT – BXD ban hành ngày 16 tháng 1 năm
1999 hướng dẫn về lập dự toán công trình xây dựng cơ bản theo luật thuế giá trị gia tăng và
thuế thu nhập doanh nghiệp. Một số thông tư hướng dẫn khác liên tục được ban hành khi
có điều chỉnh giá nguyên vật liệu xây dựng, tiền lương.
Căn cứ vào những quy định trên và thiết kế chi tiết của từng công trình, hạng mục
công trình cụ thể, phòng Kinh tế - Kế hoạch sẽ lập dự toán sao cho phù hợp nhất.
Ví dụ: công trình Thủy điện Sêsan 3A là một công trình thủy điện loại vừa được khởi
công xây dựng tại tỉnh Gia Lai từ năm 2003 với công suất thiết kế 108MW. Công ty

CTCPCKLM Sông Đà là đơn vị có nhiệm vụ lắp đặt toàn bộ 17 000 tấn thiết bị cho toàn
bộ nhà máy. Tới năm 2007, công trình đã hoàn thành, đi vào vận hành. Với khối lượng xây
lắp rất lớn như vậy, việc lập dự toán chi tiết cho công trình và từng hạng mục nhỏ của
công trình là hết sức quan trọng.
Bảng 3: Dự toán chi phí lắp đặt các máy thi công tại công trình thủy điện Sêsan 3A
(thi công tháng 1/2007, lập dự toán tháng 1/2003)
Đơn vị: đồng
TT Chỉ tiêu Ký hiệu Cách tính Số tiền
I
1
2
3
4
Chi phí trực tiếp
Chi phí vật liệu
Chi phí nhân công
Chi phí máy thi công
Chi phí trực tiếp khác
T
VL
NC
M
TT
T = VL + NC + M + TT
TT = 1,5% * (VL + NC + M)
258.317.500
250.000.000
3.000.000
1.500.000
3.817.500

II Chi phí chung
C C = T * Tỷ lệ CP chung (71%) 183.405.425
Giá thành dự toán xây lắp Z Z = T + C 441.722.925
III Thu nhập chịu thuế tính trước TL T =(T+C)* Tỷ lệ quy định (5,5%) 24.294.760
Giá trị dự toán xây dựng trước
thuế
G G = T + C + TL 466.017.685
IV Thuế GTGT đầu ra GTGT GTGT = G * Thuế suất thuế GTGT (10%) 46.601.768
Gía trị dự toán xây dựng sau
thuế
G
XD
512.619.453
Như vậy, theo dự toán lắp đặt máy phát công trình Thủy điện Sêsan 3A (thi công tháng
3/2007), chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh của công ty sẽ có những căn cứ nhất định để
theo dõi tình hình thi công cũng như tập hợp chi phí và tính giá thành
Đây cũng chính là căn cứ quản lý của chủ đầu tư cũng như cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền. Khi lập dự toán vì thế cũng có một điểm khá đặc biệt, đó là phản ánh tính
khoản mục “thu nhập chịu thuế trước” cho từng công trình hay hạng mục công trình.
TL = (T + C) * Tỷ lệ quy định
Tại hạng mục công trình này, TL = 24.294.760VNĐ. Khoản này dùng để nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp và một số khoản phải nộp, phải trả khác. Phần còn lại được trích lập
các quỹ của đơn vị. Thực tế đặt ra là, các hạng mục công trình, các công trình thực hiện
trong thời gian dài nên Nhà nước cần quản lý chặt chẽ, cũng như luôn phải đảm bảo các
công ty thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước đầy đủ, kịp thời. Vì vậy, đây có thể xem là
một khoản tiền trích trước của các công ty xây lắp.
2.2.2.1.3 Điều chỉnh dự toán khi có biến động tăng giá theo quy định của Bộ Xây dựng
Các công trình xây lắp luôn chịu ảnh hưởng rất to lớn từ những biến động giá nguyên
vật liệu và tiền lương vì thời gian thi công dài, số lượng nguyên vật liệu, nhân công sử
dụng lại lớn. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, giá một số nguyên vật liệu chính sử dụng

trong xây lắp (xi măng, sắt thép, kim loại màu, giá xăng dầu…) luôn tăng nhanh. Lạm phát
Việt Nam thời gian gần đây tăng nhanh làm cho Chính phủ phải điều chỉnh lương liên tục.
Vì vậy, việc điều chỉnh dự toán liên tục diễn ra. Ví dụ: công trình Thủy điện Sêsan 3A.
Hạng mục “lắp đặt máy phát” được lập dự toán từ năm 2003 nhưng tới tận năm 2007 mới
tiền hành thi công. Vì thế, phải trải qua nhiều lần điều chỉnh dự toán.
Ba khoản mục phải điều chỉnh dự toán là chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí
máy thi công. Khi điều chỉnh, chúng ta phải tiến hành xác định các hệ số điều chỉnh.
K
NVL
= 1,5 (điều chỉnh 2007 so với năm 2003)
K
NC
= 2,14 (điều chỉnh 2007 so với năm 2003)
K
máy
= 1,35 (điều chỉnh 2007 so với năm 2003)
Chi phí mới sẽ được tính như sau:
VL
(mới)
= VL
(cũ)
* K
NVL
NC
(mới)
= NC
(cũ)
* K
NC
M

(mới)
= M
(cũ)
* K
M
Khi đó, toàn bộ giá trị dự toán xây dựng trước, sau thuế, thuế giá trị gia tăng và thu
nhập chịu thuế tính trước đều thay đổi. Điều này làm hoàn toàn hợp lý, vì nó đã phản ánh
chính xác hơn giá trị hiện tại của công trình chuẩn bị thi công hay đang thi công. Tuy
nhiên, chi phí và giá thành công trình vì vậy sẽ liên tục tăng cao. Đây là điều mà
CTCPCKLM Sông Đà cũng như rất nhiều đơn vị xây lắp, các chủ đầu tư thực sự không
muốn.
Bảng 4: Dự toán chi phí lắp đặt máy phát tại công trình Thủy điện Sêsan 3A
(Lập dự toán tháng 1/2003, thi công tháng 1/2007)
Đơn vị: đồng
TT Chỉ tiêu Ký hiệu Cách tính Số tiền
I
1
2
3
4
Chi phí trực tiếp
Chi phí vật liệu
Chi phí nhân công
Chi phí máy thi công
Chi phí trực tiếp khác
T
VL
NC
M
TT

T = VL + NC + M + TT
TT = 1,5% * (VL + NC + M)
389.196.675
375.000.000
6.420.000
2.025.000
5.751.675
II Chi phí chung C
C = T * Tỷ lệ CP chung (71%) 276.329.639
Gía thành dự toán xây lắp Z Z = T + C 665.526.314
III Thu nhập chịu thuế tính trước TL T =(T+C)* Tỷ lệ quy định (5,5%) 36.603.947
Giá trị dự toán xây dựng trước G G = T + C + TL 702.130.261
thuế
IV Thuế GTGT đầu ra GTGT GTGT = G * Thuế suất thuế GTGT (10%) 70.213.026
Gía trị dự toán xây dựng sau
thuế
G
XD
772.343.287
Như vậy, giá thành dự toán xây lắp tăng thêm 223.803.389 đồng. Chủ đầu tư và công
ty phải thỏa thuận điều chỉnh lại giá hợp đồng (nều hợp đồng có thể điều chỉnh) nhằm hỗ
trợ doanh nghiệp thi công được công trình. Nếu hợp đồng không có điều khoản điều chỉnh,
doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu thi công (chắc chắn sẽ lỗ vốn) hay từ bỏ công
trình (sẽ bị phạt theo quy định hợp đồng).
2.2.2.2 Xác định giá thành kế hoạch
2.2.2.1 Quá trình lập giá thành kế hoạch của công trình, hạng mục công trình của công ty
Khi chuẩn bị thi công một số công trình, một hạng mục công trình, theo quy định của
Nhà nước, doanh nghiệp phải lập dự toán và xác định giá thành dự toán. Quá trình lập dự
toán và xác định giá thành dự toán phải tuân thủ những quy định của Bộ Xây dựng bên
cạnh những đặc điểm riêng có của từng công trình, hạng mục công trình và công ty. Vì vậy,

giá thành dự toán đôi khi không phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời về chi phí, giá thành
của công trình xây lắp. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, giá một số nguyên vật liệu liên
tục tăng, lương công nhân viên tăng và thời gian thi công rất dài. Vì vậy, việc công ty phải
xây dựng một hệ thống tính giá thành sát thực tế hơn nữa là rất quan trọng.
Tại CTCPCKLM Sông Đà, giá thành kế hoạch của các công trình, hạng mục công
trình do phòng Kinh tế - Kế hoạch thực hiện. Điều kiện để lập được giá thành kế hoạch
xuất phát từ mỗi điều kiện cụ thể ở mỗi chi nhánh tham gia các công trình, hạng mục công
trình. Đặc biệt, giá thành kế hoạch được áp dụng các định mức dơn, đơn giá phù hợp do
công ty đã quy định, phù hợp với tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật đã đưa ra.
Thông thường, đầu kỳ (đầu năm và đầu quý), phòng Kinh tế - Kế hoạch sẽ lập giá
thành kế hoạch cho từng công trình, hạng mục công trình sẽ thực hiện trong quý (năm đó).
Như vậy, giá thành kế hoạch sát với thực tế hơn so với giá thành dự toán. Do vậy, doanh
nghiệp dù chưa thi công công trình, Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc vẫn có thể theo
dõi, đánh giá tình hình chi phí, giá thành của từng công trình phù hợp với điều kiện vốn có.
Bảng 5: Gía thành kế hoạch hạng mục công trình lắp đặt máy phát điện tại công
trình Thủy điện Sêsan 3A
Đơn vị : đồng
TT Chỉ tiêu Ký hiệu Số tiền
I
1
2
3
Chi phí trực tiếp T 409.500.000
Chi phí vật liệu
Chi phí nhân công
Chi phí máy thi công
VL
NC
M
390.000.000

7.000.000
12.500.000
II Chi phí chung C 200.000.000
Giá thành kế hoạch Z 609.500.000
Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán – Mức hạ giá thành dự toán
=> Mức hạ giá thành dự toán = 665.526.314 – 609.500.000 = 56.026.314
Trong khi lập giá thành kế hoạch của hạng mục trên, phòng Kinh tế - Kế hoạch có một
số điều chỉnh hợp lý sau:
- Do giá nguyên vật liệu năm 2007 có xu hướng tăng nhanh nên chi phí vật liệu tăng
thêm so với dự toán. Bên cạnh đó, chi phí nhân công và chi phí máy thi công cũng tăng do
tiến lương tối thiểu có thể tăng, tiền ăn ca tăng (do giá cả lương thực, thực phẩm tăng) và
tiền xăng dầu dùng cho máy thi công cũng tăng.
- Chi phí chung cắt giảm vì đây là khoản đơn vị thi công có thể tiết kiệm được một số
khoản phát sinh trong quá trình thi công. Đặc biệt là khi thi công tại công trình Thủy điện
Sêsan 3A. Bởi vì, hạng mục này là một trong số những hạng mục thi công cuối cùng, cơ sở
vật chất (điện, nước, đường giao thông, nhà phục vụ bộ phận quản lý công trường, nhà ở
cho công nhân viên,..) đã khá hoàn thiện. Một số khoản mục chi phí có thể cắt giảm được.
2.2.2.2.2 Mổi quan hệ giữa giá thành kế hoạch dự toán và giá thành thực tế
Dự toán luôn được lập từ khi có kế hoạch thi công một công trình hay hạng mục công
trình. Đây có thể xem là quá trình công ty lên một kế hoạch chung nhất để chuẩn bị các
điều kiện thi công sau này. Các cơ quan quản lý nhà nước từ đó có được cơ sở quản lý chặt
chẽ quá trình xây dựng cơ bản, tránh lãng phí, tham ô. Đặc biệt, dự toán có thể giúp cơ
quan giám sát thuế giám sát quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của công ty cũng như chủ
đầu tư.
Tuy nhiên, công ty phải lập giá thành kế hoạch chi tiết cho từng công trình và hạng
mục công trình. Dự toán không thể phản ánh hết được những biến động của thị trường,
nhất là trong thời gian dài, khi giá thành một số yếu tố đầu vào tăng cao (sắt, thép, xi măng,
xăng dầu, tiền lương,…). Điều này sẽ làm cho công ty luôn sôi động, đối phó dù dự toán
có được Bộ Xây dựng cho phép điều chỉnh. Vì vậy, việc lập giá thành kế hoạch là rất quan
trọng. Dựa vào các định mức kinh tế - kỹ thuật (do Bộ Xây dựng và công ty quy định) theo

từng kỳ kế toán (kỳ thực hiện thi công công trình), giá thành kế hoạch phản ánh tương đối
chính xác giá thành của công trình sẽ thi công. Điều này là hết sức quan trọng vì nó sẽ trở
thành cơ sở để Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc công ty và Ban Giám đốc các chi nhánh
lên kế hoạch tổ chức thi công tiến độ, đảm bảo kỹ thuật,…Đó là kế hoạch nguyên vật liệu,
kế hoạch điều chuyển máy móc thiết bị cần dùng, kế hoạch nhân lực phục vụ công trình.
Trên cơ sở giá thành kế hoạch, đội kế toán chi nhánh và phòng Kế toán công ty giám
sát thực hiện quá trình tập hợp chi phí và giám sát việc thực hiện đúng, đủ, kịp thời các
khoản chi phí phát sinh trong khi thi công.
Khi công ty thực hiện xong công trình và tính được giá thành thực tế, chúng ta sẽ có
một cơ sở để so sánh xem đội ngũ thi công đã hoàn thành tốt công trình chưa, có tiết kiệm
một số chi phí không. Điều này là hết sức quan trọng, phản ánh được quá trình thực hiện
các kế hoạch mà doanh nghiệp đã đề ra ở đầu kỳ.
2.2.2.3 Quá trình tập hợp chi phí sản xuất
2.2.2.3.1 Quá trình tập hợp chi phí sản xuất theo từng công trình, hạng mục công trình
Công ty tổ chức hạch toán chi tiết tập hợp chi phí và tính giá thành tại các chi nhánh
của công ty. Chi nhánh trực tiếp theo dõi quá trình thi công tại từng công trình, hạng mục
công trình và tổng hợp các số liệu có được. Công ty cuối kỳ tập hợp toàn bộ số liệu chi phí
– giá thành từ các chi nhánh để lên báo cáo chi phí – giá thành chung cho toàn công ty. Vì
vậy, nhiệm vụ hạch toán chi tiết được tiến hành trực tiếp ngay tại các công trình đang thi
công.
Tại các chi nhánh, các tài khoản kế toán cũng được mở như phòng Kế toán của công
ty. Tuy là hạch toán phụ thuộc nhưng các chi nhánh cũng được hạch toán chi phí – giá

×