Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Sông Đà 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.26 KB, 87 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp 1 GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế nước ta đang ngày càng
phát triển nhanh chóng, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương
mại thế giới WTO. Ngày càng có nhiều các công trình lớn, khu công nghiệp
được tạo lập và phát triển. Nền kinh tế nước ta trong những năm vừa qua đã
đạt được nhiều thành tựu to lớn trong đó có sự đóng góp không nhỏ của
ngành xây dựng.
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là mối
quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp xây lắp. Giá thành sản phẩm với
các chức năng vốn có đã trở thành chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng
trong quản lý hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh. Có thể nói rằng,
giá thành sản phẩm là tấm gương phản ánh toàn bộ các biện pháp kinh tế, tổ
chức, quản lý và kỹ thuật mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện trong quá
trình sản xuất kinh doanh. Đây là khâu phức tạp nhất của toàn bộ công tác
kế toán ở doanh nghiệp. Hạch toán giá thành liên quan đến hầu hết các yếu
tố của đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đảm bảo việc
hạch toán giá thành chính xác, kịp thời, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh
doanh là yêu cầu có tính chất xuyên suốt trong quá trình hạch toán ở các
doanh nghiệp xây lắp.
Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Sông Đà 10, em
đã tìm hiểu và nắm bắt được công tác kế toán cho các phần hành. Em nhận
thấy việc hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp là công việc
vô cùng quan trọng nhưng ở đơn vị còn nhiều vấn đề tồn tại và chưa được
hoàn thiện hơn so với các phần hành khác. Vì vậy em chọn đề tài “Hoàn
thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công
ty Cổ phần Sông Đà 10” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Trong thời gian qua, mặc dù được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS
Phạm Thị Gái và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ trong phòng tài chính
SVTH: Đỗ Thị Thu Khuyên Lớp: Kế toán 47C - NEU
Chuyên đề tốt nghiệp 2 GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái


kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà 10 nhưng do kiến thức còn hạn chế nên
chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự
đóng góp ý kiến của cô giáo và các cán bộ trong phòng kế toán để chuyên đề
này được hoàn thiện hơn.
Chuyên đề của em ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính gồm 3
phần sau:
Phần I: Tổng quan về công ty
Phần II: Thực trạng hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
Cổ phần Sông Đà 10
Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và
tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Sông Đà 10
SVTH: Đỗ Thị Thu Khuyên Lớp: Kế toán 47C - NEU
Chuyên đề tốt nghiệp 3 GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Công ty Cổ phần Sông Đà 10 là đơn vị thành viên của Tổng Công ty
Sông Đà – Bộ Xây dựng, tiền thân là công ty Xây dựng công trình Ngầm
được thành lập theo Quyết định số 54/BXD-TCCB ngày 11/02/1981 của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng.
Trải qua gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, đơn vị có nhièu tên gọi
khác nhau như Công ty Xây dựng công trình Ngầm, Công ty Xây dựng công
trình Ngầm Sông Đà 10, Công ty Sông Đà 10 và từ ngày 01/01/2006 công ty
được chuyển thành Công ty Cổ phần Sông Đà 10 theo quyết định số
2114/QĐ-BXD ngày 14/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc
chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần và biên bản bàn
giao công ty Sông Đà 10 sang Công ty Cổ phần Sông Đà 10 đã được chủ
tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Sông Đà phê duyệt. Công ty Cổ phần
Sông Đà 10 hoạt động theo giấy chứng nhận kinh doanh số 0103010419-
CTCP do Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà
Nội cấp ngày 26/12/2005.

Tên công ty: Công ty Cổ phần Sông Đà 10
Tên viết tắt: Song Da 10
Trụ sở: Tầng 5 - Toà nhà Sông Đà – xã Mỹ Đình – huyện
jklkjlkjl;jl;jkl;jkl; TừjLiêm – thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 04.37683998
Fax: 0437683997
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty Cổ phần Sông Đà 10 đã
tham gia thi công xây dựng các hạng mục công trình ngầm, khoan nổ mặt
bằng và hố móng công trình, khoan phun gia cố và xử lý nền móng,… tại
SVTH: Đỗ Thị Thu Khuyên Lớp: Kế toán 47C - NEU
Chuyên đề tốt nghiệp 4 GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái
các công trình lớn của quốc gia như nhà máy thủy điện Hòa Bình – Công
suất 1920 MW, nhà máy thủy điện Yaly – công suất 720MW, nhà máy thủy
điện Sông Hinh – công suất 66 MW, hầm đường bộ qua đèo Hải Vân –
chiều dài 6.7km, đường Hồ Chí Minh và nhiều công trình khác.
Hiện nay, đơn vị có trên 500 đầu xe máy thiết bị với tổng giá trị nguyên
giá gần 500 tỷ đồng. Những máy móc thiết bị và công nghệ trên đang được
sử dụng thi công tại hầu hết các công trình thủy điện lớn quốc gia như: Thủy
điện Sơn La, Tuyên Quang, Nậm Chiến, Huội Quảng, Bản Vẽ, Quảng Trị,
Ba Hạ, Xekamản 3, … Đội ngũ lao động hơn 2600 cán bộ công nhân viên
có trình độ chuyên môn, tay nghề vững, giàu kinh nghiệm đang tham gia thi
công trên các công trình lớn ở khắp mọi miền đất nước.
Những thành tích trong hoạt động kinh doanh của Công ty được thể hiện
qua một số chỉ tiêu kinh tế tài chính sau:
Biểu 1: Một số chỉ tiêu kinh tế, tài chính chủ yếu của Công ty Cổ phần
Sông Đà 10 giai đoạn 2006-2008
Đơn vị tính: 1000đ
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1. Doanh thu 370.301.029 436.023.051 658.236.897
2. Lợi nhuận kế toán trước
thuế
27.260.344 48.273.902 60.437.357
3. Thuế TNDN 0 0 8.461.243
4. Lợi nhuận sau thuế 27.260.344 48.273.902 51.976.113
5. Tổng tài sản 419.678.898 523.045.590 769.291.520
6. Vốn chủ sở hữu 89.152.291 305.672.105 362.779.666
7. Thu nhập bình quân 1
người/tháng
1.182 2.830 3.780
8. Số CBCNV 2185 người 2384 người 2630 người
(Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán năm 2005, 2006, 2007, BCTC hợp nhất năm 2008)
Qua bảng số liệu ta thấy:
SVTH: Đỗ Thị Thu Khuyên Lớp: Kế toán 47C - NEU
Chuyên đề tốt nghiệp 5 GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái
Doanh thu cua công ty qua các năm gần đây đều có sự gia tăng rất
lớn, năm 2007 tăng 17.7% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 51% so với
2007 đồng thời lợi nhuận cũng tăng lên chứng tỏ công ty làm an kinh doanh
có hiệu quả cao sau khi cổ phần hóa năm 2005. Năm 2008 do công ty phải
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nên mức tăng lợi nhuận sau thuế có thấp
hơn năm 2007 nhưng lợi nhuận trước thuế đều có xu hướng tăng lên. Thuế
thu nhập doanh nghiệp công ty phải nộp năm 2006 và 2007 bằng 0 do công
ty sau khi cổ phần hóa đã đăng ký mức miễn giảm và thời gian được miễn
giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với Cụ thuế TP Hà Nội, theo đó công ty
được miễn thuế 2 năm 2006, 2007 và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo.
1.2 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH
1.2.1 Đặc điểm tổ chức quản lý
Công ty Cổ phần Sông Đà 10 được tổ chức và hoạt động theo Luật
doanh nghiệp số 60/2005/QH đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, Điều lệ tổ chức và hoạt động
của Công ty và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Bộ máy tổ chức của
công ty Cổ phần Sông Đà 10 gồm:
• Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty
gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần.
Đại hội đồng cổ đông thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của công ty
và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành
viên Hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát của Công ty.
• Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị Công ty, có toàn quyền nhân
danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty
không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị Công
ty có 05 thành viên, mỗi nhiệm kỳ tối đa của từng thành viên là 5 năm.
SVTH: Đỗ Thị Thu Khuyên Lớp: Kế toán 47C - NEU
Chuyên đề tốt nghiệp 6 GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái
• Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với Hội
đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra và
thay mặt ĐHĐCĐ giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty, báo cáo trực tiếp ĐHĐCĐ. Ban kiểm soát của Công ty có 3 thành
viên.
• Ban Tổng Giám đốc
Ban Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần Sông Đà 10 gồm có 5
thành viên, trong đó có Tổng Giám đốc và 5 Phó Tổng giám đốc. Tổng giám
đốc là người điều hành và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty theo Nghị quyết của ĐHĐCĐ, quyết định của
HĐQT, Điều lệ Công ty, Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của
Công ty.
• Các phòng ban chuyên môn

Các phòng ban chuyên môn có chức năng hỗ trợ Tổng giám đốc và
Phó Tổng giám đốc, gồm 6 phòng chức năng với các chức năng chính như
sau:
- Phòng quản lý kỹ thuật: tham mưu cho ban giám đốc về ứng
dụng khoa học kỹ thuật, cải tiến máy móc, kiểm tra vấn đề an
toàn trong thi công các công trình, đảm bảo cho mỗi công trình
không chỉ hoàn thành đúng và vượt mức kế hoạch mà còn đảm
bảo sức khỏe cho người lao động.
- Phòng quản lý cơ giới: tham mưu cho ban giám đốc quản lý các
phương tiện cơ giới về công nghệ, số lượng, năng lực thiết bị,
đảm bảo việc điều phối và đáp ứng tốt nhất về số lượng cũng
như chất lượng xe cho nhu cầu sử dụng của Công ty.
- Phòng kinh tế kế hoạch: tham mưu cho ban giám đốc về kế
hoạch phát triển đánh giá các hoạt động sản xuất của Công ty
SVTH: Đỗ Thị Thu Khuyên Lớp: Kế toán 47C - NEU
Chuyên đề tốt nghiệp 7 GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái
một cách toàn diện, đề ra các mục tiêu sản xuất kinh doanh, lập
kế hoạch để thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá và so sánh
việc thực hiện trên thực tế với các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh
nhằm đảm bảo cho sự thắng lợi trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty.
- Phòng vật tư: tham mưu cho ban giám đốc quản lý các vấn đề
liên quan đến vật tư, thiết bị phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh của Công ty như lập kế hoạch, chuẩn bị và điều
phối về chủng loại, giá cả, số lượng,…
- Phòng tài chính kế toán: tham mưu cho Ban giám đốc tổ chức
quản lý công tác tài chính – kế toán của Công ty, đảm bảo việc
sử dụng nguồn lực tài chính một cách hợp lý, đúng đắn và có
những biện pháp huy động và quản lý các nguồn lực một cách
hiệu quả.

- Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho Ban giám đốc về
quản lý, tổ chức, sắp xếp nhân sự, các vấn đề liên quan đến
người lao dông như chính sách tiền lương, Bảo hiểm xã hội,
Bảo hiểm y tế, trợ cấp, khen thưởng, giải quyết các vấn đề liên
quan đến thủ tục pháp lý, hành chính của Công ty.
• Các xí nghiệp trực thuộc: Công ty có 6 xí nghiệp trực thuộc gồm:
- Xí nghiệp Sông Đà 10.2: đóng tại phường Hòa Hiệp, Liên Chiểu,
thành phố Đà Nẵng.
- Xí nghiệp Sông Đà 10.3: đóng tại xã Năng Kha, Na Hang, Tuyên
Quang.
- Xí nghiệp Sông Đà 10.4: đóng tại xã Hướng Tân, Hướng Hóa, Quảng
Trị.
- Xí nghiệp Sông Đà 10.5: đóng tại xã Yên Na, Tương Dương, Nghệ
An.
- Xí nghiệp Sông Đà 10.6: đóng tại xã It-Oong, Mường La, Sơn La.
SVTH: Đỗ Thị Thu Khuyên Lớp: Kế toán 47C - NEU
Chuyên đề tốt nghiệp 8 GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái
- Xí nghiệp Sông Đà 10.7: đóng tại thị trấn Thạch Mỹ, Nam Giang,
Quảng Nam.
• Công ty thành viên: Công ty Cổ phần Sông Đà 10.1, trụ sở tại
thành phố Plâyku, Gia Lai.
SVTH: Đỗ Thị Thu Khuyên Lớp: Kế toán 47C - NEU
Chuyên đề tốt nghiệp 9 GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Sông Đà 10
SVTH: Đỗ Thị Thu Khuyên Lớp: Kế toán 47C - NEU
Đhđ cổ đông
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Phó tổng giám đốc

kinh tế
Phó tổng giám đốc vật
tư cơ giới
Phó tổng giám đốc kiêm
giám đốc xn 10. 3
Phó tổng giám đốc
kỉêm giám đốc xn 10.7
10.7
Phòng quản lý
kỹ thuật
Phòng quản lý
cơ giới
Phòng kinh tế
kế hoạch
Phòng tổ chức-
hành chính
Phòng tài chính
kế toán
Phòng
Vật tư
Công ty CP
sông đà 10.1
XN Sông
Đà 10.2
XN Sông
Đà 10.3
XN Sông
Đà 10.4
XN Sông
Đà 10.5

XN Sông
Đà 10.6
XN Sông
Đà 10.7
Các
phòng
chức
năng
Các xí
nghiệp
trực
thuộc
Các
đội
sản
xuất
Các
ban
chức
năng
Các
đội
sản
xuất
Các
ban
chức
năng
Các
đội

sản
xuất
Các
ban
chức
năng
Các
ban
chức
năng
Các
đội
sản
xuất
Các
ban
chức
năng
Các
đội
sản
xuất
Các
ban
chức
năng
Các
đội
sản
xuất

Phó tổng giám đốc
thi công
Chuyên đề tốt nghiệp 10 GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái
1.2.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh
 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
Công ty Cổ phần Sông Đà 10 trực thuộc Tổng công ty Sông Đà - Bộ
Xây Dựng. Từ khi thành lập đến nay, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công
ty là hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ.
Ngành nghề kinh doanh chính là:
- Xây dựng các công trình ngầm và dịch vụ dưới lòng đất
- Xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi, giao thông và xây dựng
các công trình khác.
- Xây dựng công trình công nghiệp, công trình công cộng, nhà ở.
- Khai thác mỏ và chế biến khoáng sản.
- Tư vấn xây dựng
- Trang trí nội thất
- Sản xuất, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông
- Sản xuất kinh doanh phụ tùng, phụ kiện bằng kim loại phục vụ xây
dựng
- Sửa chữa cơ khí lớn, ô tô, xe máy
- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phụ tùng cơ giới và công nghệ xây
dựng
- Kinh doanh và xuất nhập khẩu: phương tiện vận tải cơ giới chuyên
dùng (chở hàng hóa, vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng trong thi công xây
dựng và phục vụ thi công xây dựng có trọng tải đến 40 tấn)
- Đầu tư xây lắp các công trình thủy điện vừa và nhỏ, kinh doanh điện
thương phẩm
- Nhận ủy thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân
- Xây dựng các khu công nghiệp, cảng biển
 Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh.

Quy trình công nghệ sản xuất sản xuất chính của Công ty được thực hiện
qua 5 bước như sau:
SVTH: Đỗ Thị Thu Khuyên Lớp: Kế toán 47C - NEU
Chuyên đề tốt nghiệp 11 GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái
Sơ đồ 2. Quy trình chung sản xuất sản phẩm của Công ty

SVTH: Đỗ Thị Thu Khuyên Lớp: Kế toán 47C - NEU
Bước 1: Tìm hiểu thị trường
- Tìm kiếm chủ đầu tư (khách hàng)
- Xác định yêu cầu của chủ đầu tư về hình thức đầu
tư, quy mô dự án, bản chất và khối lượng công việc chất
lượng sản phẩm và tiến độ thực hiện dự án.
- Xây dựng các mối quan hệ ban đầu.
Bước 2: Đàm phán, ký hợp đồng thi công
- Xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.
- Ký hợp đồng với chủ đầu tư theo các điều khoản
đã thống nhất, tuân thủ pháp luật.
Bước 3: Chuẩn bị
- Lập biện pháp thi công, trong đó nêu rõ trình. tự thi
công, các giải pháp công nghệ và tiến độ thi công.
- Lập kế hoạch huy động nhân lực, máy thi công và
tài chính.
Bước 4: Thi công
Tuân thủ các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng đã
ký với chủ đầu tư.
Đảm bảo an toàn thi công, chất lượng sản phẩm tốt,
giá thành hạ và đáp ứng tiến độ.
Đặt mục tiêu “Uy tín với khách hàng” lên hàng đầu.
Bước 5 : Nghiệm thu, bàn giao sản phẩm cho khách
hàng

Sản phẩm làm ra được nghiệm thu đúng thời hạn.
Thước đo chất lượng sản phẩm chính là sự thoả mãn
của khách hàng.
Chuyên đề tốt nghiệp 12 GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái
1.3 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán gồm có kế toán trưởng, phó kế toán trưởng, kế toán
tổng hợp và kế toán các phần hành. Nhiệm vụ chính của từng bộ phận này
như sau:
+ Kế toán trưởng: Phụ trách chung toàn phòng, chịu trách nhiệm trước pháp
luật về công tác hạch toán do Nhà nước quy định, chịu trách nhiệm trước
giám đốc về mảng tài chính. Là người cố vấn đắc lực cho giám đốc về mảng
tài chính, ký chứng từ hạch toán từng hạng mục do kế toán viên lập.
+ Phó kế toán trưởng 1: Theo quy định của Công ty, Phó kế toán trưởng có
nhiệm vụ sau:
- Phụ trách kiểm tra, hướng dẫn nghiệp cụ kế toán trong toàn Công
ty. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ của
các phần hành kế toán:
- Chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác báo cáo tài chính.
- Thay mặt kế toán trưởng điếu hành công việc khi kế toán trưởng đi
vắng.
+ Phó kế toán trưởng 2:
- Theo dõi và giải quyết các vấn đề về thuế với cục thuế Hà Nội.
- Theo dõi và đôn đốc công tác thu hồi vốn trong toàn Công ty từ
khâu nghiệm thu kỹ thuật, lập phiếu giá thanh toán cho đến khi
tiền về tài khoản.
- Chủ động liên hệ với phòng kỹ thuật, kinh tế cũng như với xí
nghiệp để nắm bắt kịp thời, chính xác các chỉ tiêu: Sản lượng, doanh thu dở
dang hàng tháng
+ Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm tổng hợp toàn bộ từ các kế toán chi

tiết, lập báo cáo gửi cho kế toán trưởng ký duyệt.
- Thực hiện nhiệm vụ ghi sổ sách kế toán, Các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh hàng ngày của Công ty.
SVTH: Đỗ Thị Thu Khuyên Lớp: Kế toán 47C - NEU
Chuyên đề tốt nghiệp 13 GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái
- Kiểm tra, theo dõi các khoản thu nộp giữa Công ty với các xí
nghiệp thành viên theo quy định.
- Thực hiện việc lập báo cáo tài chính và báo cáo quản trị.
- Theo dõi, kê khai, quyết toán thuế VAT, thuế thu nhập doanh
nghiệp và các khoản thanh toán với ngân sách.
- Theo dõi, tính toán, tập hợp doanh thu và các nghĩa vụ thuế của
doanh nghiệp.
+Kế toán thanh toán tín dụng Ngân hàng:
- Theo dõi, thực hiện các khoản thanh toán qua Ngân hàng. Theo dõi
các dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng.
- Theo dõi hợp đồng kinh tế và công nợ phải trả với các đơn vị làm
biên bản đối chiếu công nợ để làm cơ sở cân đối thanh toán.
+ Kế toán vật tư: Chịu trách nhiệm tính toán, nhập, xuất vật tư trong quá
trình sản xuất kinh doanh.
+ Kế toán tài sản cố định: có nhiệm vụ sau:
- Theo dõi và làm các quyết định tăng, giảm TSCĐ đầu tư mới hoặc
điều chuyển nội bộ Công ty, các xí nghiệp.
- Theo dõi việc xuất, nhập kho tại Cầu Bươu.
- Theo dõi và kiểm tra công nợ giữa các xí nghiệp trực thuộc.
+ Kế toán tiền lương kiêm thủ quỹ:
- Tính toán lương phải trả hàng tháng cho cán bộ công nhân viên
theo quy định hiện hành của Công ty.
- Theo dõi các khoản công nợ cá nhân, BHXH, BHYT và các nghĩa
vụ khác trừ qua lương của từng cán bộ công nhân viên.
- Theo dõi, quản lý việc thu chi tiền mặt tại quỹ theo đúng quy định

hiện hành của Nhà nước và Công ty: Chịu trách nhiệm tính toán,
thanh toán lương, thưởng, bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên
chức trong doanh nghiệp.
+ Ban kế toán tại các xí nghiệp trực thuộc: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện
SVTH: Đỗ Thị Thu Khuyên Lớp: Kế toán 47C - NEU
Chuyên đề tốt nghiệp 14 GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái
công tác kế toán tại xí nghiệp mình theo đúng quy chế của Nhà nước và
Công ty. Trưởng ban tài chính - kế toán chịu trách nhiệm về kết quả hoạt
động trước Giám đốc xí nghiệp. Kế toán tại các Xí nghiệp mở bộ sổ kế toán
riêng, định kỳ tháng, quý, năm gửi báo cáo lên Công ty theo đúng hạn định.
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà 10
SVTH: Đỗ Thị Thu Khuyên Lớp: Kế toán 47C - NEU
Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Sông Đà 10
Phó KTT 1 Phó KTT 2
Kế
toán
tổng
hợp
Kế
toán
tín
dụng
ngân
hàng
Kế
toán
tiền
lương,
thủ
quỹ

Kế
toán
vật tư
Kế
toán
tài sản
cố
định
Trưởng ban kế toán tại các Xí
nghiệp trực thuộc
Kế toán
1
Kế toán
2
Kế toán
4
Kế toán
3
Kế
toán
doanh
thu,
thuế
Chuyên đề tốt nghiệp 15 GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái
1.3.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Để phù hợp với điều kiện thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh
hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung có sự hỗ
trợ của phần mềm kế toán SONGDA SYS và tổ chức hạch toán theo quyết
định số 15/2006/QĐ-BTC và quyết định số 1864/1998/QĐ- BTC ngày
16/12/1998 của Bộ tài chính. Theo hình thức này Công ty sử dụng các sổ:

Sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật tư và các sổ nhật ký
chuyên dùng như sổ chi tiết thanh toán với người bán, sổ theo dõi tiền gửi
ngân hàng...
Sơ đồ 4: Sơ đồ hạch toán theo hình thức nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
Ghi cuối tháng
SVTH: Đỗ Thị Thu Khuyên Lớp: Kế toán 47C - NEU
Nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo tài chính
Chứng từ gốc
Nhật ký
chuyên dùng
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ chi tiết các tài
khoản
Chuyên đề tốt nghiệp 16 GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái
Sơ đồ 5: Trình tự ghi sổ trên máy vi tính
Quy trình ghi sổ kế toán:
Công ty Công ty có một hệ thống mã các công trình, chẳng hạn công
trình Ba hạ được hạch toán với mã số là 2201. Những công trình lớn có thể
nhiều xí nghiệp cùng tham gia nhưng mỗi xí nghiệp sẽ phụ trách một hạng
mục riêng. Công tác hạch toán được tiến hành ở phòng kế toán Công ty.
Khi tiến hành thi công một công trình, Công ty giao khoán cho các xí
nghiệp. Dựa vào dự toán công trình đã lập do phòng kỹ thuật thi công tính
khối lượng và phòng tài chính kế toán tính đơn giá dự toán và giá trị thực

hiện, các xí nghiệp tiến hành vay vốn để thi công công trình. Khi công trình
hoàn thành các xí nghiệp sẽ tiến hành thanh toán với Công ty.
1.3.3 Đặc điểm kế toán tài chính khác
1.3.3.1 Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán:
Công ty sử dụng và thực hiện lập chứng từ theo quy định hướng dẫn
của Bộ Tài chính với các chứng từ sau: Giấy đề nghị thanh toán, giấy đề
nghị tạm ứng; phiếu nhập kho, phiếu xuất kho; hoá đơn giá trị gia tăng,
SVTH: Đỗ Thị Thu Khuyên Lớp: Kế toán 47C - NEU
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
PHẦN MỀM KẾ TOÁN
SỔ KẾ TOÁN
Sổ tổng hợp
Sổ chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
BÁO CÁO QUẢN TRỊ
Chuyên đề tốt nghiệp 17 GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái
phiếu thu, phiếu chi; biên bản kiểm kê quỹ; bảng tính và phân bổ khấu hao
TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ; bảng chấm
công, bảng chia lương; thẻ kho, bảng tổng hợp chi phí.
Ngoài ra, do đặc thù ngành xây lắp, Công ty còn sử dụng một số
chứng từ không bắt buộc phục vụ cho công tác hạch toán thuận lợi hơn như:
Kế hoạch vay vốn phục vụ thi công, bảng tổng hợp chi phí thi công công
trình, biên bản nghiệm thu khối lượng sản phẩm dở dang, hợp đồng giao
khoán nội bộ, bảng xác nhận khối lượng sản phẩm hoàn thành.
1.3.3.2 Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo Quyết định số 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.
Do đặc thù sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp, thực hiện thi
công dưới hình thức khoán cho các xí nghiệp nên quá trình cấp vốn và quyết
toán là hai quá trình quan trọng trong thực hiện thi công. Công ty hạch toán

qua tài khoản 1361.
Tài khoản 136: “Phải thu nội bộ” được mở chi tiết như sau:
1361: “Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc”
136101: “Vốn kinh doanh ở Cty CP Sông Đà 10.1”
13602: “Vốn kinh doanh ở xí nghiệp 10.2
...
1368: “Phải thu nội bộ khác”
Trong cùng một thời gian, Công ty thi công rất nhiều công trình, thời
gian thực hiện mỗi công trình có thể kéo dài nhiều năm, do đó có rất nhiều
sản phẩm dở dang. Công ty theo dõi sản phẩm dở dang qua tài khoản 154.
Tài khoản này được chi tiết theo mã của từng công trình. Đây là một hệ
thống tài khoản đặc thù của Công ty.
Công ty sử dụng tài khoản chủ yếu: 111,112, 131, 133, 138, 139, 141,
142, 152, 153, 154, 211, 213, 214, 228, 241, 311, 331, 333, 335, 336, 338, 411,
414, 415, 416, 421, 431, 511, 515, 621, 622,623, 627, 632, 642, 711, 811, 911.
SVTH: Đỗ Thị Thu Khuyên Lớp: Kế toán 47C - NEU
Chuyên đề tốt nghiệp 18 GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái
Trong quá trình hoạt động, Công ty đã áp dụng hệ thống tài khoản sửa
đổi theo chuẩn mực kế toán hiện hành, luôn chấp hành nghiêm chỉnh những
quy định của Bộ Tài chính.
*Hệ thống sổ sách:
- Các sổ tổng hợp gồm: Sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản.
- Các sổ chi tiết: Sổ chi tiết các tài khoản, sổ giá thành công trình, sổ chi tiết
theo hạng mục công trình, sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng, sổ
chi tiết công nợ theo từng đối tượng, sổ chi tiết tài khoản có mã, các bảng
kê, bảng tổng hợp chi tiết.
Riêng sổ chi tiết công nợ được mở chi tiết công nợ theo từng đối
tượng, theo tất cả các đối tượng, theo từng đối tượng trên nhiều tài khoản.
* Hạch toán ngoại tệ
Công ty có rất nhiều loại vật tư phải nhập khẩu từ nước ngoài và

thanh toán bằng ngoại tệ nhưng hầu hết đều vay ngân hàng và thanh toán
trực tiếp cho nhà cung cấp. Vì thế doanh nghiệp không giữ ngoại tệ tại quỹ,
và số dư ngoại tệ (USD) gửi ngân hàng không nhiều.
*Hệ thống báo cáo tài chính
Công ty cổ phần Sông Đà 10 sử dụng hệ thống báo cáo ban hành theo
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.
Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty gồm: Bảng cân đối kế toán,
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết
minh báo cáo tài chính.
Một số báo cáo quản trị phục vụ nội bộ doanh nghiệp: Báo cáo thanh
toán nội bộ của các xí nghiệp đối với Công ty, báo cáo về công nợ của khách
hàng, báo cáo về tình hình sử dụng vật tư, báo cáo về tình hình sử dụng hoá
đơn, báo cáo thuế.
SVTH: Đỗ Thị Thu Khuyên Lớp: Kế toán 47C - NEU
Chuyên đề tốt nghiệp 19 GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái
PHẦN II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
SÔNG ĐÀ 10
2.1 ĐẶC ĐIỂM HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 10
2.1.1 Đặc điểm hoạt động xây lắp của Công ty ảnh hưởng tới công tác
hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất độc lập có chức năng tái sản
xuất tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Nó tạo nên cơ sở vật chất cho
xã hội, tăng tiềm lực kinh tế và quốc phòng cho đất nước. Vì vậy, một bộ
phận lớn của thu nhập quốc dân nói chung và các nguồn vốn đầu tư hầu hết
được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Xây dựng là một ngành sản xuất độc lập có đặc thù về mặt kinh tế, tổ
chức quản lý và kỹ thuật chi phối trực tiếp đến việc tổ chức công tác kế toán
nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng.

Công ty Cổ phần Sông Đà 10 là một doanh nghiệp xây lắp có quy mô lớn,
địa bàn hoạt động không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài là
CHDCND Lào, đảm nhận thi công các công trình ngầm, công trình thủy lợi
có giá trị và ý nghĩa kinh tế lớn. Công tác kế toán của Công ty được tổ chức
theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Kế toán trưởng Công ty có nhiệm
vụ chỉ đạo công tác kế toán, kiểm tra đảm bảo sự tập trung thống nhất đối
với các xí nghiệp trực thuộc. Ở các xí nghiệp trực thuộc đều có tổ chức công
tác kế toán riêng, tiến hành hạch toán phân tán và phòng kế toán của các xí
nghiệp này làm nhiệm vụ từ khâu hạch toán ban đầu, ghi sổ kế toán đến
khâu lập báo cáo kế toán. Định kỳ hàng tháng, quý Phòng kế toán Công ty
nhận các báo cáo kế toán của các xí nghiệp gửi lên để hợp nhất. Vì vậy, quá
trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được các đơn vị
SVTH: Đỗ Thị Thu Khuyên Lớp: Kế toán 47C - NEU
Chuyên đề tốt nghiệp 20 GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái
này hạch toán luôn và hàng quý gửi báo cáo chi phí, giá thành lên phòng Tài
chính kế toán của Công ty.
2.1.2 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí
Sản phẩm xây lắp của Công ty Cổ phần Sông Đà 10 là những công trình
xây dựng, có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, mỗi công
trình lại gồm nhiều hạng mục công tình, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp
lâu dài. Những đặc điểm đã ảnh hưởng đến việc xác định cơ cấu và đối
tượng tập hợp chi phí như sau:
 Về cơ cấu chi phí
Công ty Cổ phần Sông Đà 10 phân chia cơ cấu chi phí sản phẩm xây lắp bao
gồm bốn khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sử dụng máy thi công
- Chi phí sản xuất chung
 Về đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí

Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của ngành xây dựng, của sản phẩm xây
dựng và để đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý, công tác kế toán, đối
tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty Cổ phần Sông Đà 10 được xác
định là từng công trình, hạng mục công trình xây dựng.
Công ty tổ chức sản xuất kinh doanh theo hình thức giao khoán cho các
xí nghiệp. Theo hình thức này, khi trúng thầu các công trình giám đốc công
ty ra quyết định giao nhiệm vụ cho từng xí nghiệp thi công công trình, tùy
thuộc vào quy mô của từng công trình mà mỗi xí nghiệp đảm nhận toàn bộ
công trình hoặc một số hạng mục công trình.
Về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: Công ty Cổ phần Sông Đà
10 sử dụng phương pháp trực tiếp để tập hợp chi phí sản xuất. Theo phương
pháp này thì chi phí phát sinh cho công trình nào thì được hạch toán vào
công trình đó, còn các chi phí gián tiếp phát sinh cho nhiều công trình thì
SVTH: Đỗ Thị Thu Khuyên Lớp: Kế toán 47C - NEU
Chuyên đề tốt nghiệp 21 GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái
cuối tháng, quý kế toán tập hợp và phân bổ cho từng công trình, hạng mục
công trình theo các tiêu thức phù hợp như: phân bổ theo định mức tiêu hao
nguyên vật liệu hoặc theo sản lượng dựa trên giá dự toán. Mỗi công trình từ
khi khởi công đến lúc hoàn thành bàn giao thanh quyết toán đều được mở
các sổ chi tiết để theo dõi và tập hợp chi phí phát sinh cho từng công trình,
hạng mục công trình. Các chi phí sản xuất xây lắp được tập hợp hàng tháng
theo từng khoản mục và chi tiết cho từng đối tượng sử dụng. Cuối mỗi quý,
từ các sổ chi tiết chi phí sản xuất được tập hợp theo từng tháng, kế toán tiến
hành lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất cả quý.
2.1.3 Quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty Cổ phần Sông Đà 10
Việc hạch toán chi phí sản phẩm xây lắp được thực hiện theo trình tự
sau:
Bước 1: Tập hợp chi phí cơ bản cho từng đối tượng sử dụng bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sử dụng máy thi công
- Chi phí sản xuất chung
Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ cho từng đối tuợng sử dụng trên
cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành lao vụ.
Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng công
trình, hạng mục công trình liên quan.
Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, tính giá thành sản
phẩm cho từng công trình, hạng mục công trình và tất cả các công trình.
Có thể khái quát quy trình ghi sổ kế toán trong hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty qua sơ đồ sau đây:
SVTH: Đỗ Thị Thu Khuyên Lớp: Kế toán 47C - NEU
Chuyên đề tốt nghiệp 22 GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái
Sơ đồ 6: Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
xây lắp
Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã thi công nhiều công trình và có
nhiều công trình hoàn thành. Để có thể tìm hiều một cách cụ thể về phương
pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công
ty, em xin lấy ví dụ công trình Ba Hạ mà Công ty đã thi công và hoàn thành
năm 2008. Công trình này được thực hiện theo hợp đồng số
108/HĐKT/2004 ngày 20/07/2004 với Tổng thầu là Tổng Công ty cơ điện
– Xây dựng Np và thủy lợi, tổng giá trị hợp đồng lên tới 250.540.000.000.
Công trình này Công ty giao cho Xí nghiệp Sông Đà 10.2 thực hiện và đã
hoàn thành vào tháng 11 năm 2008.
2.2 HẠCH TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
2.2.1 Đặc điểm CP nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty Cổ phần
Sông Đà 10
Ở Công ty Cổ phần Sông Đà 10 cũng như các doanh nghiệp xây lắp
khác thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng lớn, thường
SVTH: Đỗ Thị Thu Khuyên Lớp: Kế toán 47C - NEU

Chứng từ gốc và các bảng phân
bổ
Nhật ký chung
Bảng tính giá thành
sản phẩm
Sổ cái TK
621, 622, 623, 627, 154
Sổ chi tiết
TK 621, 622, 623, 627, 154
Bảng cân đối số
phát sinh
BÁO CÁO
TÀI CHÍNH
Chuyên đề tốt nghiệp 23 GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái
chiếm từ 60% - 70% tổng chi phí đối với các công trình thủy điện. Vì vậy
việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu có ý nghĩa quan trọng đến việc xác
định chi phí sản xuất và giá thành công trình xây lắp. Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho
việc lắp đặt, xây dựng tại công trình. Chi phí nguyên vật liệu là chi phí trực
tiếp nên được hạch toán chi tiết vào các đối tượng là các công trình, hạng
mục công trình theo giá thực tế vật liệu tiêu hao. Nguyên vật liệu dùng cho
thi công công trình được sử dụng với khối lượng lớn và chủng loại rất phong
phú, có tính năng công dụng khác nhau nhằm thích ứng với công trình.
Nguyên vật liệu của Công ty gồm nhiều chủng loại, dựa trên cơ sở nội
dung kinh tế, vai trò và tác dụng của từng loại nguyên vật liệu, Công ty phân
nhóm như sau:
- Nguyên vật liệu chính: gồm hầu hết các loại vật liệu là cơ sở vật chất
để hình thành nên sản phẩm như: xi măng, sắt thép các loại, cát, đá,…
- Nguyên vật liệu phụ: là những nguyên vật liệu có tác dụng phụ trợ
trong xây dựng như: giấy dầu, ve, đinh, dây buộc, que hàn,…

- Nhiên liệu: là nguyên vật liệu cung cấp năng lượng phục vụ thi công
như: dầu, nhớt, xăng,…
- Phụ tùng thay thế: là những vật liệu dùng để thay thế, bảo dưỡng máy
móc thiết bị như: mũi khoan, quả đập, săm, lốp ôtô,…
- Các thiết bị cơ bản: gồm các thiết bị, phương tiện dùng cho công tác
xây dựng cơ bản.
2.2.2 Nội dung hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty
Cổ phần Sông Đà 10
Ở Công ty Cổ phần Sông Đà 10, tùy từng khối lượng và tính chất
công trình mà Công ty sẽ giao cho các xí nghiệp, tổ, đội trực thuộc đảm
SVTH: Đỗ Thị Thu Khuyên Lớp: Kế toán 47C - NEU
Chuyên đề tốt nghiệp 24 GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái
nhiệm việc thi công. Một công trình lớn có thể do nhiều xí nghiệp thi công
nhưng mỗi xí nghiệp sẽ phụ trách các hạng mục công trình riêng biệt. Đối
với mỗi công trình, căn cứ vào hồ sơ dự thầu, báo cáo nghiên cứu khả thi,
bản thiết kế sơ bộ, bản thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công, cán bộ phòng kỹ
thuật, phòng kinh tế kế hoạch sẽ lập Bảng tính khối lượng công trình và
bảng dự toán thi công. Từ bảng dự toán công trình, phòng kinh tế kế hoạch
sẽ giao kế hoạch sản xuất xây lắp cho các đơn vị, tổ, đội, xí nghiệp trực
thuộc tiến hành thi công công trình và hàng kỳ các đơn vị báo cáo tài chính
thực hiện theo tiến độ, khối lượng thi công. Phòng vật tư, cơ giới sẽ chịu
trách nhiệm quản lý chung về tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại các công
trình, bố trí kho nguyên vật liệu phù hợp với từng công trình.
Nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần Sông Đà 10 được mua về có thể
xuất dùng luôn hoặc tiến hành nhập kho tại các công trình để xuất dùng dần
căn cứ theo dự toán từng hạng mục và từng giai đoạn. Đối với những vật tư
có giá trị lớn, cần phải nhập khẩu thì Công ty sẽ tiến hành mua nhập tại kho
Công ty ở Cầu Bươu và tiến hành xuất cho các xí nghiệp khi có nhu cầu.
Tài khoản sử dụng
Công ty sử dụng TK 621 để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực

tiếp, tài khoản này được theo dõi chi tiết cho từng công trình, hạng mục
công trình theo từng mã.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công trình Ba Hạ được mở chi
tiết theo mã TK 6212201.
Chứng từ sử dụng: Công ty sử dụng một số các chứng từ ban đầu như:
+) Giấy đề nghị tạm ứng
+) Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho vật tư
+) Hoá đơn giá trị gia tăng
+) Biên bản kiểm nghiệm vật tư
+) Biên bản giao nhận vật tư
SVTH: Đỗ Thị Thu Khuyên Lớp: Kế toán 47C - NEU
Chuyên đề tốt nghiệp 25 GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái
+) Bảng kê thanh toán tạm ứng
+) Giấy yêu cầu vật tư
+) Hợp đồng kinh tế với nhà cung cấp.
+) Phiếu chi và uỷ nhiệm chi....
2.2.3 Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Do đặc điểm ngành xây dựng cơ bản và đặc điểm sản phẩm xây lắp ở
nhiều nơi khác nhau nên để thuận tiện cho việc xây lắp, giảm thiểu chi phí
vận chuyển, bốc dỡ nên Công ty đặt các kho vật liệu gần địa điểm thi công.
Công ty thực hiện giao khoán các khoản mục chi phí cho các đội vì
vậy các đội căn cứ vào nhu cầu nguyên vật liệu trong từng giai đoạn thi
công để chủ động trong việc mua nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình thi
công công trình. Nguyên vật liệu mua về có thể được sử dụng ngay hoặc
nhập kho công trình chờ xuất sử dụng.
+) Trường hợp 1: NVL mua về có nhập kho, xuất kho cho thi công công trình
Khối lượng nguyên vật liệu mua về được tính dựa trên dự toán và
nhiệm vụ sản xuất thi công công trình. Các đội thi công có thể tự tìm nguồn
cung ứng vật tư và tiến hành thu mua vật tư. Các đội sẽ tạm ứng mua vật tư
theo từng hạng mục công trình đã tính toán trong dự toán. Theo đó, đội

trưởng đội thi công hoặc chủ nhiệm công trình viết giấy xin đề nghị tạm ứng
trình lên Tổng Giám đốc công ty và các phòng ban ký duyệt. Sau khi giấy đề
nghị tạm ứng được Giám đốc và kế toán trưởng ký duyệt thì công ty sẽ tạm
ứng cho các tổ, đội bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng. Sau đó các tổ,
đội tiến hành thu mua nguyên vật liệu, Công ty giao trách nhiệm cho đội
trưởng, chủ nhiệm công trình tự quản lý và sử dụng vật tư theo kế hoạch
trong dự toán. Giám sát công trình sẽ theo dõi định mức tiêu hao vật tư. Mẫu
giấy đề nghị tạm ứng được lập như sau:
SVTH: Đỗ Thị Thu Khuyên Lớp: Kế toán 47C - NEU

×