Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 50 trang )

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM THUỘC KHU VỰC MIỀN BẮC
2.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc
2.1.1 Đặc điểm sản phẩm, quy trình sản xuất và tổ chức quản lý trong các
doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc
2.1.1.1 Đặc điểm sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm
Các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc là các
doanh nghiệp thuộc hệ thống ngành dược Việt Nam, là ngành sản xuất và kinh
doanh đặc thù và có vai trò quan trọng trong cuộc sống, đó là nghiên cứu, sản
xuất, kinh doanh thuốc chữa bệnh phục vụ cho người dân, do đó đòi hỏi phải có
sự chính xác trong công nghệ, đảm bảo được những tiêu chuẩn về sản xuất
thuốc an toàn.
Sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm là các loại
thuốc có giá trị sử dụng cao, yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật tỉ mỉ, chặt chẽ theo
công thức đã được quy định sẵn. Tuỳ vào các tiêu chí khác nhau ta có thể chia
thành những chủng loại sản phẩm khác nhau:
- Nếu căn cứ vào tiêu chuẩn thì gồm sản phẩm đạt tiêu chuẩn và sản
phẩm không đạt tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn đó có thể là tiêu chuẩn của Việt
Nam, tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn của Anh, Pháp, Mỹ...
- Nếu căn cứ vào tác dụng của thuốc thì các sản phẩm gồm thuốc kháng
sinh, thuốc cảm cúm, thuốc đường ruột, thuốc đường hô hấp, thuốc mắt, thuốc
chữa bệnh ngoài da,..
1
- Nếu căn cứ theo hình thức thì bao gồm thuốc viên, cốm bột, thuốc nước,
siro,..
Do đặc tính riêng biệt của sản phẩm nên quy trình sản xuất thuốc khá đơn
giản nhưng đòi hỏi sự chính xác trong từng công đoạn cụ thể, đảm bảo các tiêu
chuẩn đã đặt ra. Sản phẩm được sản xuất qua ba giai đoạn chủ yếu:


- Giai đoạn chuẩn bị: chuẩn bị nguyên vật liệu, phụ liệu, tá dược…
- Giai đoạn tổ chức sản xuất sản phẩm: theo từng bước cụ thể phụ thuộc
vào từng loại thuốc có công thức pha chế khác nhau
- Giai đoạn nhập kho thành phẩm và phân phối: sản phẩm sau khi hoàn
thành được nhập kho chờ bán hoặc giao đại lý phân phối
Do đặc thù riêng của sản xuất dược phẩm nên mỗi loại thuốc khác nhau
có quy trình sản xuất khác nhau nhưng nhìn chung đều trải qua ba giai đoạn cơ
bản sau:
+ Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị sản xuất là giai đoạn phân loại nguyên
vật liệu, tá dược, bao bì, xử lý xay, rây, cân, đong, đếm…bảo đảm các tiêu
chuẩn kỹ thuật trước khi đưa vào sản xuất.
+ Giai đoạn 2: Giai đoạn sản xuất là giai đoạn khi đã chuẩn bị, phân chia
nguyên vật liệu, tá dược bao bì theo từng lô, mẻ sản xuất và được đưa vào sản
xuất thông qua các công đoạn sản xuất.
+ Giai đoạn 3: Giai đoạn kiểm nghiệm nhập kho thành phẩm là sau khi
thuốc được sản xuất phòng kiểm nghiệm xác định hàm lượng cũng như chất
lượng lô hàng đó nếu đủ tiêu chuẩn thì mới nhập kho.
Do đặc thù riêng của sản phẩm dược là mỗi loại thuốc có những định mức,
tiêu chuẩn kỹ thuật riêng biệt và thời hạn sử dụng nhất định. Cho nên quy trình
công nghệ sản xuất dược phẩm là sản xuất giản đơn theo kiểu chế biến liên tục,
chu kỳ sản xuất ngắn và thuộc loại hình sản xuất khối lượng lớn, dây chuyền
sản xuất tại những thời điểm nhất định chỉ sản xuất một loại sản phẩm.
2
Để phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, các doanh nghiệp
sản xuất dược phẩm khảo sát đã tổ chức thành các phân xưởng sản xuất, mỗi
phân xưởng có nhiệm vụ cụ thể khác nhau, sản xuất các loại thuốc có tính chất,
quy trình tương tự nhau. Bao gồm:
- Phân xưởng sản xuất thuốc viên: chuyên sản xuất các loại thuốc viên tân
dược như Alverin, Ampi nhộng, Ankitamol, Apaci, Doxyxyclin, Metronidazol,
Ronxen, Vitamin B1, B6, B12, C.., các loại kháng sinh Amoxicilin,

Ampicilin..và các loại thuốc viên khác.
- Phân xưởng sản xuất thuốc đông dược: chuyên sản xuất các loại thuốc
đông y, dược liệu như: Bibonlax, cao ích mẫu, ho bổ phế, kem nghệ Eyl…
- Phân xưởng sản xuất mắt ống: chuyên sản xuất các loại thuốc tiêm, dịch
truyền như Cloramfenicol, colydexa, polyticol, dexazen, natriclorid,..
- Phân xưởng Hoá dược: chuyên sản xuất để chiết xuất các mặt hàng
thuốc chống sốt rét.
…….
Mỗi phân xưởng có một quy trình sản xuất cụ thể, trong khuôn khổ luận
văn này đi sâu nghiên cứu sản phẩm thuốc viên, dưới đây là minh họa cho quy
trình sản xuất thuốc viên
3
Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất thuốc viên
Khi hoá chất được chuyển đến, phân xưởng tổ chức pha chế: trộn hóa chất
với tá dược sau đó tiến hành tạo hạt- sấy khô - dập viên- bao phim- ép vỉ hoặc
đóng nhộng, đóng gói.
2.1.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm
thuộc khu vực miền Bắc
Nhận thức được tầm quan trọng của bộ máy quản lý doanh nghiệp, hiện
nay đa số các doanh nghiệp dược phẩm đã được cổ phần hoá và có bộ máy quản
lý được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Đại hội đồng cổ
đông – là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Tiếp đến là Hội đồng quản
trị – là cơ quan quản lý, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề
4
Nguyên vật liệu
Pha chế
Sấy khô
Dập viên
Kiểm tra đóng gói
Kho thành phẩm

Đóng gói
Bao phim Ép vỉ
liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty giữa hai kỳ đại hội trừ những vấn
đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.
Giám đốc là người đứng đầu được cổ đông tiến cử thông qua hội đồng
quản trị – là người đại diện cho công ty trước pháp luật, giúp việc cho giám đốc
là trưởng các phòng ban, phân xưởng. Trong đó mỗi phòng ban, phân xưởng có
nhiệm vụ cụ thể.
Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về tạo nguồn lao
động, tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ, lập kế hoạch lao động, định mức lao động,
lập và tính tiền lương, dự thảo các quyết định, văn bản, thực hiện quản lý hành
chính, đảm bảo vấn đề về sức khỏe và y tế của cán bộ công nhân viên
Phòng kế toán: có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh trung thực các hoạt động
của công ty theo các nguyên tắc tài chính, có trách nhiệm quản lý toàn bộ nguồn
vốn, giám sát việc sử dụng vốn và quản lý vốn theo chế độ hiện hành, thông qua
các số liệu thu được phân tích và đánh giá để tham mưu cho giám đốc, đồng
thời hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các phòng ban trong công ty thực hiện đầy
đủ chế độ ghi chép, hạch toán và quản lý kinh tế tài chính, lập các báo cáo tài
chính theo quy định của nhà nước.
Phòng kỹ thuật: phụ trách toàn bộ hoạt động kỹ thuật của công ty. Phòng
có nhiệm vụ quản lý và theo dõi, bố trí việc thực hiện quy trình kỹ thuật, xây
dựng chế độ, điều kiện, trang thiết bị làm việc cho công nhân, xây dựng và hoàn
thiện định mức vật tư, xin phép đăng ký mặt hàng mới
Phòng kiểm nghiệm: đảm bảo chất lượng hàng hoá của công ty theo tiêu
chuẩn áp dụng, tổ chức kiểm nghiệm đảm bảo phục vụ sản xuất kịp thời.
Phân xưởng sản xuất: có nhiệm vụ tổ chức sản xuất, bồi dưỡng tay nghề
cho công nhân, tổ chức các phong trào thi đua.
Phòng điều độ sản xuất và xuất nhập khẩu: phòng có nhiệm vụ nhận kế
hoạch đặt hàng và cung ứng vật tư theo kế hoạch, điều phối sản xuất sản phẩm
5

mới, cân đối vật tư và phát lệnh sản xuất cho các phân xưởng, nhập khẩu các
loại vật liệu, trang thiết bị cần thiết.
Phòng kinh doanh tiếp thị và cung ứng vật tư: lập kế hoạch tiêu thụ sản
phẩm, nguyên liệu, phụ liệu và đặt hàng với phòng điều độ sản xuất, giới thiệu
và tổ chức đấu thầu nguồn cung ứng vật tư, quản lý các quầy hàng, đại lý…
Phòng nghiên cứu thị trường: nghiên cứu thị trường, tổ chức nghiên cứu
phối hợp sản xuất thử, kiểm định sản phẩm mới, nghiên cứu cải tiến sản phẩm
của công ty.
Ban cơ điện: lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng máy móc thiết bị, sửa chữa kịp
thời các hỏng hóc đảm bảo phục vụ sản xuất, quản lý máy móc thiết bị theo quy
định
Ban bảo vệ: đảm bảo an toàn cho sản xuất và an ninh toàn công ty.
Với cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng nên đã làm cho các
phòng ban có nhiều quyết định độc lập, tránh tình trạng chồng chéo lẫn nhau.
Mỗi phòng ban có chức năng quản lý, phụ trách từng lĩnh vực riêng phù hợp với
khả năng, nhiệm vụ của mình và tất cả các phòng ban đều phải chịu sự kiểm
soát của ban quản lý cấp cao và trước toàn doanh nghiệp.
Ta có thể khái quát tổ chức bộ máy quản lý của các doanh nghiệp sản
xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc theo sơ đồ 2.2
6
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
Phòng
kiểm
nghiệm
Phòng
nghiên
cứu thị

trường
Ban cơ
điện
Phân
xưởng
thuốc
viên
Phân
xưởng
thuốc
mắt
Phân
xưởng
thuốc
đông
dược,
….
Hệ
thống
kho
tàng
Phòng
xuất
nhập
khẩu và
điều độ
sản xuất
P. kinh
doanh
tiếp thị

và cung
ứng vật

Cửa hàng bán buôn
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng tài chính
kế toán
Ban bảo vệ
Phòng
kỹ
thuật
7
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất dược
phẩm thuộc khu vực miền Bắc
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất
dược phẩm quyết định đến đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Các doanh
nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc đã khảo sát đều có tổ
chức bộ máy kế toán có thể khái quát qua sơ đồ 2.3
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán
- Kế toán trưởng: là người có quyền hành và trách nhiệm cao nhất
phòng kế toán. Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp và kế toán chi phí – giá
thành, có nhiệm vụ tổ chức, phân công công việc cho các nhân viên kế toán
phù hợp với năng lực và yêu cầu, theo dõi giám sát công việc của các kế toán
viên, lập sổ tổng hợp, báo cáo tài chính xác định kết quả kinh doanh của công
ty, giúp giám đốc và giải trình các báo cáo kế toán với hội đồng quản trị, đại
hội cổ đông và các cơ quan quản lý cấp trên.
-Phó phòng kế toán kiêm kế toán TSCĐ: Là người có quyền hạn và trách
nhiệm chỉ sau kế toán trưởng, trợ giúp cho kế toán trưởng trong việc chỉ đạo
hướng dẫn, quản lý, và giám sát công việc của kế toán viên.Bên cạnh đó còn

có nhiệm vụ theo dõi sự biến động tăng, giảm của TSCĐ. Tính toán và phân
bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ, tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng
hợp, kế toán chi phí giá thành
Kế toán
TSCĐ

CCDC
Kế toán
TGNH,
công nợ
Kế toán
nguyên
vật liệu
Kế toán
tiền mặt
Kế toán
bán
hàng
Kế
toán
thống

8
chi phí sửa chữa TSCĐ. Tham gia kiểm tra đánh giá lại TSCĐ theo quy định
của Nhà nước và yêu cầu bảo quản của công ty .
-Kế toán nguyên vật liệu: Có nhiệm vụ ghi chép tính toán, phản ánh chính
xác, trung thực, kịp thời về số lượng và giá trị thực tế của vật liệu nhập kho, xuất
kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao vật liệu.
-Kế toán công nợ, tiền gửi ngân hàng: Có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp

vụ thanh toán, theo dõi các nghiệp vụ thanh toán phát sinh trong kỳ kinh
doanh theo từng đối tượng, từng khoản nợ, thời gian thanh toán, ghi chép kịp
thời trên hệ thống chứng từ, sổ sách chi tiết, tổng hợp về các khoản nợ phải
thu, phải trả.Tổng hợp và xử lý nhanh thông tin về tình hình công nợ trong
hạn, đến hạn, qua hạn và công nợ khó trả, khó đòi. Đồng thời kiêm luôn việc
theo dõi tình hình tăng và giảm số dư tiền gửi ngân hàng hàng ngày, giám đốc
việc chấp hành chế độ kế toán không dùng tiền mặt.
-Kế toán tiền mặt: Có nhiệm vụ viết phiếu thu, phiếu chi tiền mặt hàng
ngày, phản ánh tình hình thu chi tồn quỹ tiền mặt, giám đốc tình hình chấp
hành tồn quỹ tiền mặt. Thường xuyên đối chiếu tiền mặt tồn quỹ với sổ sách,
phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót trong việc quản lý và sử dụng tiền mặt.
-Kế toán bán hàng: Do hai người đảm nhiệm, có nhiệm vụ theo dõi tình
hình bán hàng của các cửa hàng, doanh thu của các cửa hàng, tình hình bán
hàng của toàn công ty. Cuối tháng báo cáo nhập, xuất tồn hàng hoá tại các cửa
hàng, tại kho công ty .
-Kế toán thống kê: Có nhiệm vụ tổng hợp toàn bộ số liệu về tình hình
hoạt động của công ty bao gồm doanh thu, số lượng nhập xuất tồn kho các
loại hàng hoá báo cáo cho giám đốc, các đơn vị chủ quản có liên quan (Sở Y
tế, Cục thống kê, Cục thuế…)
Từ khi quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 15/03/2006 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính ra đời, tất cả các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản
9
xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc nói riêng đều vận dụng hạch toán
chi phí sản xuất và tính giá thành theo quyết định này.
Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp về quy mô sản xuất,
đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý… các doanh nghiệp lựa chọn hình thức
kế toán khác nhau. Qua khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp sản xuất dược
phẩm thuộc khu vực miền Bắc, các doanh nghiệp sử dụng chủ yếu các hình
thức sau: Hình thức Nhật ký chung (Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội),
Hình thức Chứng từ ghi sổ (Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây, Công ty

Dược và Trang thiết bị y tế quân đội,..) hay Nhật ký chứng từ (Công ty Cổ
phần Dược TW Mediplantex).
Hầu hết tại các doanh nghiệp khảo sát tổ chức công tác kế toán tập trung:
mọi nghiệp vụ kế toán được phòng kế toán tài vụ theo dõi, tổng hợp trên cơ sở
số liệu các xí nghiệp thành viên.
2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc
2.2.1 Nội dung chi phí sản xuất và việc quản lý chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là một bộ phận được tính vào giá thành sản xuất, ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó quản lý chi phí sản
xuất là yêu cầu được đặt ra cho hầu hết các nhà quản lý doanh nghiệp để đạt
được hiệu quả tốt nhất. Xuất phát từ vai trò cũng như nhu cầu quản lý và hạch
toán, công ty đã có những biện pháp cụ thể nhằm xác định và quản lý chi phí
sản xuất của mình.
Về cơ bản, chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp dược phẩm đã khảo
sát bao gồm các loại sau:
- Nguyên liệu, vật liệu chính: Là các loại vật tư mà trong sản xuất sản
phẩm nó là đơn vị cấu thành chủ yếu của sản phẩm, gồm các loại nguyên vật
liệu như Vitamin C, Vitamin B, bột Becberin, bột Amocilin, paracetaniol,
clophenoramin, cloroxide, tetracyclin,..
10
- Vật liệu phụ: Gồm tất cả các loại tá dược (bột sắn, bột nếp, tacum …),
vật liệu bao gói (chai, nút …), vật liệu khác (bông, mỡ …)
- Tiền lương và phụ cấp công nhân viên sản xuất: Gồm các khoản
lương chính, lương phụ và các khoản có tính chất lương.
- Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn: gồm bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được trích lập chiếm 25%
tổng số lương và phụ cấp lương.
- Khấu hao tài sản cố định: là phần giá trị hao mòn được dịch chuyển
vào giá trị sản phẩm.

- Chi phí sản xuất phục vụ: Phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
ở phân xưởng chính.
- Chi phí khác bằng tiền.
Tương ứng với các loại chi phí sản xuất trên, đồng thời để đáp ứng yêu
cầu quản lý và công tác phân tích chi phí giá thành, chi phí sản xuất kinh
doanh tại các doanh nghiệp dược phẩm đã khảo sát được phân loại theo đối
tượng tập hợp chi phí (tức là các chi phí được tập hợp theo từng phân xưởng),
bao gồm các khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm nguyên vật liệu chính, vật
liệu phụ, nhiên liệu, bao bì xuất dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Là những khoản tiền phải trả cho nhân
công trực tiếp sản xuất sản phẩm, bao gồm: tiền lương tính theo sản phẩm,
lương cơ bản, các chế độ BHXH.
- Chi phí sản xuất chung: Là toàn bộ những chi phí phát sinh tại phân
xưởng, gồm chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí sản xuất phục vụ và các chi phí
bằng tiền khác.
11
2.2.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các
doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc
2.2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là khâu cần đặc biệt lưu
tâm trong toàn bộ công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm. Việc xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí là cơ sở để hạch toán
chi phí sản xuất một cách chính xác.
Đối với các doanh nghiệp dược phẩm đã khảo sát, quy trình công nghệ
sản xuất sản phẩm là quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, tổ chức sản xuất
chuyên môn hoá theo sản phẩm. Các doanh nghiệp dược phẩm đã khảo sát tổ
chức các phân xưởng sản xuất khác nhau, mỗi phân xưởng có nhiệm vụ sản
xuất một loại sản phẩm nhất định, cụ thể là: ở phân xưởng Đông dược chuyên
sản xuất các loại rượu thuốc, cao ích mẫu,..; ở phân xưởng Thuốc viên chuyên

sản xuất ra các loại thuốc viên; ở phân xưởng Hoá dược chuyên sản xuất ra
các loại thuốc hoá dược; ở phân xưởng Mắt ống sản xuất ra các loại thuốc
tiêm, dịch truyền. Các phân xưởng này hoàn toàn độc lập với nhau và quy
trình công nghệ để sản xuất mỗi loại sản phẩm ở từng phân xưởng là hoàn
toàn khác nhau. Căn cứ vào đặc thù riêng này mà đối tượng hạch toán chi phí
sản xuất ở các doanh nghiệp dược phẩm đã khảo sát là hạch toán theo từng
phân xưởng sản xuất.
2.2.2.2 Đối tượng, kỳ tính giá thành tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm
thuộc khu vực miền Bắc
Trong giai đoạn tính giá thành sản phẩm, căn cứ để xác định đối tượng
tính giá thành là dựa vào loại hình sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ và
yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Với doanh nghiệp có quy trình công nghệ
sản xuất giản đơn, đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng, còn ngược
lại, với doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp thì đối tượng tính giá
thành là thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng. Nếu dựa trên loại hình sản
12
xuất thì với doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ thì đối
tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn vị; với sản xuất hàng loạt và có
khối lượng lớn thì đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng hay
bán thành phẩm ở từng bước chế tạo.
Tại các doanh nghiệp dược phẩm đã khảo sát, do đặc điểm kỹ thuật quy
trình công nghệ sản xuất ở từng phân xưởng là kiểu chế biến liên tục, gồm
nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau, kết thúc mỗi giai đoạn sản xuất
không cho ra bán thành phẩm nhập kho hoặc bán ra ngoài mà chỉ những thành
phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng mới được coi là thành
phẩm. Vì vậy, đối tượng tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp dược
phẩm đã khảo sát là sản phẩm hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng của
từng mặt hàng ở từng phân xưởng sản xuất. Cụ thể, đề tài nghiên cứu ở phân
xưởng Thuốc viên của các doanh nghiệp: đối tượng tính giá thành là cả quy
trình công nghệ sản xuất và đơn vị tính giá thành là từng viên, từng vỉ thuốc,

từng lọ thuốc.
Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian kể từ thời điểm kế toán mở sổ chi
phí để tập hợp chi phí đến thời điểm kế toán khóa sổ chi phí để tính giá thành.
Mỗi đối tượng tính giá thành căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm
và chu kỳ sản xuất sản phẩm để xác định kỳ tính giá thành cho chính xác, phù
hợp với công tác hạch toán chi phí và thích ứng với sự thay đổi về giá cả trên
thị trường. Tại các doanh nghiệp dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc đã khảo
sát, do đặc điểm tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp dược phẩm là sản xuất
với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn, liên tục nên kỳ tính giá thành
trong từng phân xưởng được lấy vào thời điểm cuối mỗi tháng. Ngày cuối
tháng, sau khi đã hoàn thành công việc ghi sổ kế toán và đối chiếu, kế toán tập
hợp chi phí và tính giá thành căn cứ vào chi phí sản xuất đã hạch toán được
trong tháng cho từng đối tượng, sau đó vận dụng phương pháp tính giá thành
thích hợp để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế cho từng đối
tượng tính giá thành.
13
Xuất phát từ mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là
từng phân xưởng tương ứng với đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn
thành ở từng quy trình sản xuất; do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất ở
từng phân xưởng là sản xuất giản đơn, khép kín, sản xuất với khối lượng
nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn, liên tục; kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo
cáo, các doanh nghiệp dược phẩm đã khảo sát áp dụng phương pháp tính giá
thành giản đơn.
Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các
doanh nghiệp dược phẩm đã khảo sát, bên cạnh việc tập hợp theo từng phân
xưởng còn được tính riêng cho từng sản phẩm. Cụ thể trong đề tài này, tác giả
sẽ trích dẫn phần hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Magnesi - B6 do phân xưởng Thuốc viên của một đơn vị đại diện là Công ty
Cổ phần Dược phẩm TW Mediplantex sản xuất vào tháng 1/2008. Hệ thống
sổ sách của các công ty khác như: Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội (sản

phẩm thuốc viên: Vitamin B1), Công ty Cổ phần dược phẩm Hà Tây (sản
phẩm thuốc viên: Dehanozen) được trích từ phụ lục số 1 đến phụ lục số 20
kèm theo.
2.2.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc
Do đặc điểm quy trình công nghệ cũng như quy mô sản xuất, các doanh
nghiệp dược phẩm áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán
chi phí sản xuất. Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều được hạch
toán theo từng phân xưởng, đồng thời các chi phí đó lại được kế toán các phân
xưởng hạch toán cụ thể, chi tiết thông qua việc mở sổ chi tiết hạch toán chi
phí sản xuất cho từng loại sản phẩm của phân xưởng đã sản xuất và hoàn
thành trong kỳ một cách tương ứng.
14
2.2.3.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tại các doanh nghiệp khảo sát, thông thường nguyên vật liệu được chia
thành 3 nhóm :
- Nguyên liệu, vật liệu chính: Là các loại vật tư mà trong sản xuất sản
phẩm nó là đơn vị cấu thành chủ yếu của sản phẩm, gồm các loại nguyên vật
liệu như Vitamin C, Vitamin B, bột Becberin, bột Amocilin, paracetaniol,
clophenoramin, cloroxide, tetracyclin,..
- Vật liệu phụ: Gồm tất cả các loại tá dược (bột sắn, bột nếp, tacum …),
vật liệu bao gói (chai, nút …), vật liệu khác (bông, mỡ …)
- Nhiên liệu, động lực: xăng, dầu, than đá,..
Quá trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty Cổ
phần Dược phẩm TW Mediplantex được tiến hành như sau:
Dựa trên kế hoạch sản xuất, các phân xưởng lập phiếu lĩnh vật tư yêu
cầu xuất nguyên vật liệu, trên các phiếu lĩnh vật tư ghi rõ số lượng, chủng
loại, mục đích sử dụng vật tư. Ví dụ: Để sản xuất sản phẩm Magnesi - B6,
nguyên vật liệu bao gồm nhiều loại nguyên vật liệu chính và tá dược như
màng Magie - B6 125 mm, PVA, BP.01.E, BP. 06.E, Titan dioxit (TiO

2
)...
Khi các phân xưởng yêu cầu xin lĩnh những vật tư trên, phòng Kinh doanh sẽ
lập phiếu xuất kho rồi chuyển cho thủ kho xuất hàng theo mẫu sau (Biểu số
2.1 và Biểu số 2.2).
15
Biểu số 2.1
Đơn vị: Công ty Cổ phần
Dược TW Mediplantex
Địa chỉ: 358 Đường Giải Phóng
Mẫu số: 02 - VT
Ban hành theo quyết định
số 15/QĐ/ CĐKT ngày 15/3/2006 của Bộ
Tài chính
Phiếu xuất kho Số: 152B/07A/01/08
Ngày 26 tháng 01 năm 2008
Nợ: 6211
Có: 15211
Họ tên người nhận hàng: Anh Vinh Địa chỉ (bộ phận): Xưởng Viên
Lý do xuất kho: sản xuất Magnesi - B6 hộp 5 vỉ *10v lô 01, 02, 03
Xuất tại kho: Nam
Tên vật tư Đơn vị
tính
Thực xuất Đơn giá Thành tiền
1. PVA Kg 30
55,500 1,665,000
2. BP. 01. E Kg 3.3
1,410,000 4,653,000
3. BP. 06. E Kg 35.65
592,500 21,122,625

4. Titan dioxit (TiO
2
) Kg 3.9
82,500 321,750
5. PEG 600 (Bột) Kg 0.9
124,500 112,050
6. Cồn 95
0
Lít 298
9,402 2,801,796
7. Cồn 95
0
Lít 42
9,300 390,600
8. BP. 06. E Kg 10.75
572,715 6,156,686
Tổng cộng
37,223,507
Thủ trưởng
đơn vị
Kế toán
trưởng
Phụ trách
cung tiêu
Người nhận
hàng
Thủ kho
16
Biểu số 2.2
Đơn vị: Công ty Cổ phần

Dược TW Mediplantex
Địa chỉ: 358 Đường Giải Phóng
Mẫu số: 02 – VT
Ban hành theo quyết định
số 1141-TC/QĐ/ CĐKT ngày 01/11/1995
của Bộ Tài chính
Phiếu xuất kho Số: 152B/07B/01/08
Ngày 27 tháng 01 năm 2008
Nợ: 6211
Có: 15211
Họ tên người nhận hàng: Anh Phước Địa chỉ (bộ phận): Xưởng Viên
Lý do xuất kho: sản xuất Magnesi – B6 hộp 5 vỉ *10v lô 01, 02, 03
Xuất tại kho: Nam
Tên vật tư
Đơn
vị
tính
Thực xuất Đơn giá Thành tiền
1. Màng Magiê - B6 125mm Kg 65
204,300 13,279,500
2. Màng PVC 128/300 trong Kg 255
40,500 10,327,500
3. Hộp 5 vỉ Magne – B6 Hộp 32,950
495 16,310,250
4. Đơn Magnesi – B6 Cái 27,050
48 1,291,097
5. Đơn Magnesi – B6 Cái 6,000
45 270,000
6. Hòm 24 hộp klion Cái 197
9,450 1,861,650

7. Hòm 24 hộp klion Cái 121
7,800 943,800
8. Phiếu đóng gói Cái 370
45 16,650
9. Nhãn đầu hòm Cái 734
83 60,555
Tổng cộng
44,361,002
Thủ trưởng
đơn vị
Kế toán
trưởng
Phụ trách
cung tiêu
Người nhận
hàng
Thủ kho
Khi phiếu xuất kho được chuyển cho kế toán chi phí giá thành tại
phòng kế toán, căn cứ vào phương pháp tính giá NVL xuất kho là phương
pháp giá thực tế đích danh, kế toán tiến hành ghi đơn giá NVL vào phiếu xuất
kho, định khoản, tính thành tiền và tổng cộng.
17
Cuối mỗi tháng, sau khi đối chiếu và kiểm tra lại toàn bộ số liệu, kế
toán tiến hành lập Bảng phân bổ số 2 - Bảng phân bổ NVL, CCDC vào đối
tượng sử dụng (Biểu số 2.3).
Số liệu trên Bảng phân bổ NVL, CCDC được sử dụng để vào Bảng kê
số 4 (Biểu số 2.15), NKCT số 7 (Biểu số 2.16)
Việc tính toán chi phí NVL ở các phân xưởng có sự khác biệt so với
nguyên tắc kế toán chung ở chỗ: số vật tư dùng còn thừa ở các phân xưởng
không tiến hành nhập lại kho mà để lại, cuối kỳ, kế toán phân xưởng coi đó là

lượng tồn kho.
Căn cứ vào các phiếu xuất kho kế toán tiến hành vào sổ Cái TK 621
(Biểu số 2.4) cho từng phân xưởng, cuối tháng đối chiếu số liệu với Bảng
phân bổ NVL, CCDC vào đối tượng sử dụng.
18
Biểu số 2.3
Bảng phân bổ NVL, CDCD vào đối tượng sử dụng
Tháng 01 / 2008
(Đơn vị tính: đồng)
STT
Ghi Có TK
Ghi Nợ TK
TK 1521 TK 1522 TK 1523 Tổng TK 152 TK 1531 TK 1532
Tổng TK
153
Tổng cộng
1. TK 621 - CPNVLTT
1,058,251,956 480,195,849 29,259,768 1,567,707,573 - - - 1,567,707,573
- PX Đông dược
152,231,256 36,830,070 6,925,560 195,986,886 - - - 195,986,886
- PX Thuốc viên
522,446,400 184,448,721 16,537,200 723,432,321 - - - 723,432,321
- PX Hoá dược
383,574,300 258,917,058 5,797,008 648,288,366 - - - 648,288,366
2. TK 627 - CPSXC
49,939,542 29,372,879 3,102,900 82,415,321 21,324,390 10,557,378 31,881,768 114,297,089
- PX Đông dược
11,214,960 9,277,536 1,116,000 21,608,496 1,204,406 - 1,204,406 22,812,902
- PX Thuốc viên
19,728,009 12,123,527 1,395,600 33,247,136 5,947,692 - 5,947,692 39,194,828

- PX Hoá dược
18,996,573 7,971,816 591,300 27,559,689 14,172,293 10,557,378 24,729,671 52,289,360
3. TK 641 - CPBH
- - -

-
- 17,745,717 17,745,717 17,745,717
4. TK 642 - CPQLDN
- - -

-
- 12,222,644 12,222,644 12,222,644
Tổng
1,108,191,498 509,568,728 32,362,668 1,650,122,894 21,324,390 40,525,739 61,850,129 1,711,973,022
19
Biểu số 2.4
Công ty Cổ phần Dược TW Mediplantex
Sổ Cái TK
(6212 - CPNVLTT xưởng Viên)
Số dư đầu năm
Nợ Có
Ghi Có các TK, đối ứng Nợ
với TK này
Tháng 1 Tháng 2 ...............
TK 152 (NKCT 7)
723,432,321
Cộng số phát sinh Nợ
Tổng số phát sinh Có
Số dư cuối tháng
723,432,321

723,432,321
Ngày 31 tháng 01 năm 2008
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
Việc tập hợp CPNVLTT cho từng loại sản phẩm về cơ bản cũng tuân thủ
theo quy trình đúng như với quy trình tập hợp toàn bộ CPNVLTT của từng phân
xưởng nhưng được tiến hành một cách đơn giản hơn theo phương thức sau:
Mỗi loại sản phẩm có một công thức pha chế với một liều lượng NVL cố
định, vì thế việc tập hợp CPNVLTT của từng loại sản phẩm phục vụ cho việc
tính giá thành về sau, kế toán lập Bảng tổng hợp CP NVL cho từng loại sản
phẩm (Biểu số 2.5) gồm có số lượng NVL xuất để sản xuất sản phẩm đó kèm
theo đơn giá nhập vào của NVL, sau đó kế toán tính thành tiền CP NVL sử dụng
để sản xuất sản phẩm.
20

×