Tải bản đầy đủ (.pdf) (335 trang)

Nghiên cứu tiếng dân tộc kinh ở quảng tây trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 335 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------

LÊ XẢO BÌNH
(Li Qiaoping)

NGHIÊN CỨU TIẾNG DÂN TỘC KINH Ở
QUẢNG TÂY TRUNG QUỐC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2012
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------

LÊ XẢO BÌNH
(Li Qiaoping)

NGHIÊN CỨU TIẾNG DÂN TỘC KINH Ở
QUẢNG TÂY TRUNG QUỐC

Chuyên ngành: Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt
Nam
Mã số: 62 22 01 25

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC


Người hướng dẫn khoa học:
GS. TS. Trần Trí Dõi
Hà Nội - 2012
2


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục các quy tắc viết tắt, phiên âm quốc tế
Danh mục các hình vẽ, bảng biểu, đồ thị
MỞ ĐẦU…………………………………………………….………………………1
0.1.Lý do chọn đề tài………………………………………………………………..1
0.2.Khái quát về tình hình nghiên cứu tiếng Kinh………….………………………1
0.3.Nhiệm vụ và phạm vi tư liệu nghiên cứu của luận án………………………...…5
0.4.Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………5
0.5.Đóng góp và ý nghĩa của luận án…………………………………………..……6
0.6.Cấu trúc của luận án……………………………………………………………..7
CHƯƠNG MỘT
CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ CỦA TIẾNG KINH VÀ MỘT VÀI VẤN ĐỀ LÝ
THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI……………………………………………..10
1.1. Dân tộc Kinh ở Quảng Tây Trung Quốc………………………………………..10
1.1.1.Tình hình chung của dân tộc Kinh…………………………………….....10
1.1.1.1. Tình hình hiện nay của dân tộc Kinh………………………………….10
1.1.1.2. Nguồn gốc lịch sử của dân tộc Kinh……………………………….….11
1.1.2. Môi trường sinh thái tự nhiên và kinh tế xã hội của dân tộc Kinh………12
1.1.3. Khái quát về văn hóa truyền thống và tập tục của dân tộc Kinh………….13
1.1.3.1. Tôn giáo tín ngưỡng………………………………………………... …..13
1.1.3.2. Ăn ở và đi lại……………………………………………………………16
1.1.3.3. Trang phục……………………………………………………………….17

1.1.3.4. Ngày lễ…………………………………………………..........................18
1.1.3.5. Hôn nhân và tang lễ…………………………………………………...…21
1.1.3.6. Kiêng kỵ của dân tộc Kinh………………………………………………22
8


1.1.3.7. Vui chơi giải trí của dân tộc Kinh……………………….........................23
1.1.3.8. Văn học nghệ thuật của dân tộc Kinh……………………………………24
1.1.3.9. Kỹ thuật sản xuất của dân tộc Kinh……………………………………...28
1.1.3.10. Danh nhân của dân tộc Kinh………………………………………….28
1.1.4. Mơi trường của tiếng Kinh………………………………………………..29
1.1.4.1. Vị trí địa lý…………………………………………………………...….29
1.1.4.2. Giáo dục nhà trường. …………………………………………………...30
1.1.4.3. Quan hệ dân tộc…………………………………………………………31
1.1.4.4. Hôn nhân gia đình……………………………………………………….32
1.1.4.5. Hồn cảnh xã hội………………………………………………………...32
1.2. Nhận xét về tình trạng nghiên cứu tiếng Kinh đã có và cách tiếp cận của luận
án……………………………………………………………………………………..33
1.2.1. Bình luận tình hình nghiên cứu tiếng Kinh ở Trung Quốc……………..…...34
1.2.2 Vấn đề mô tả một ngôn ngữ, trường hợp tiếng Kinh………………………..36
1.3. Một vài vấn đề khác liên quan đến đề tài……………………….……………….37
1.3.1. Cảnh huống ngôn ngữ…………………………………………………..…38
1.3.2. Tiếp xúc và vay mượn ngôn ngữ………………………………………..…39
1.3.3.1. Vay mượn từ
vựng……………………………………………………….41
1.3.3.2. Giao thoa ngôn ngữ…………………………………………………...…44
1.3.3.3. Ngôn ngữ pha trộn……………………………………………………….46
1.3.3.4. Chuyển mã………………………………………………………...……..47
1.3.3.5. Trộn mã……………………………………………………………….…47
1.3.4. Thái độ ngôn ngữ………………………………………………………….47

1.4. Vấn đề tư liệu……………………………………………………………………49
1.4.1. Các bước thu thập tư liệu………………………………………………….51
1.4.1.1. Thu thập những tư liệu liên quan đến đề tài…………………………….51
1.4.1.2. Điêu tra điền dã……………………………………………………….…52
1.4.2. Tình hình tư liệu hiện nay…………………………………………………56
1.5. Tiểu kết………………………………………………………………….………57
9


CHƯƠNG HAI
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC NGỮ ÂM CỦA TIẾNG KINH…………..……60
2.1. Đặc điểm cấu trúc âm tiết tiếng Kinh……………………………………………60
2.1.1. Cấu trúc âm tiết của tiếng Kinh…………………………………………....60
2.1.1.1. Những nét cơ bản về âm tiết……………………………………..……..60
2.1.1.2. Cấu trúc âm tiết của tiếng Kinh………………………………………...61
2.1.2. Đặc điểm của âm tiết tiếng Kinh………………………………………….62
2.2. Bức tranh ngữ âm hiện nay của tiếng Kinh……………………………………..63
2.2.1. Mô tả thanh điệu trong tiếng Kinh hiện nay……………………………..64
2.2.1.1. Thanh 1 (thanh bằng)…………………………………………………..64
2.2.1.2. Thanh 2 (thanh huyền)…………………………………………………66
2.2.1.3. Thanh 3 (thanh hỏi )……………………………………………………67
2.2.1.4.Thanh 5 (thanh sắc)……………………………………………………..69
2.2.1.5.Thanh 6 (thanh nặng)…………………………………………………...70
2.2.1.6.Tiêu chí khu biệt thanh điệu…………………………………………….72
2.2.2. Hệ thống ngữ âm đoạn tính trong tiếng Kinh…………………………...…73
2.2.2.1. Phụ âm đầu………………………………………………………………73
2.2.2.2. Âm đệm trong tiếng Kinh.........................................................................82
2.2.2.3. Âm chính trong tiếng Kinh………………………………………………83
2.2.2.4. Âm cuối.....................................................................................................92
2.3. Tiểu kết..................................................................................................................95

2.3.1. Tóm lược về hệ thống ngữ âm của tiếng Kinh.............................................95
2.3.2. Một vài lưu ý................................................................................................96
CHƯƠNG BA
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TỪ VỰNG VÀ NGỮ PHÁP TIẾNG
KINH.......98
3.1. Đặc điểm từ vựng tiếng Kinh hiện
nay..................................................................98
3.1.1. Đặc điểm cấu tạo từ trong tiếng Kinh hiện nay..........................................100
10


3.1.1.1. Từ đơn tiếng Kinh...................................................................................100
3.1.1.2. Từ phức hợp tiếng Kinh..........................................................................101
3.1.2. Các lớp từ trong tiếng Kinh hiện nay.........................................................104
3.1.2.1. Các lớp từ vay mượn từ tiếng Hán..........................................................105
3.1.2.2. Đặc điểm cấu tạo của từ vay mượn trong tiếng Kinh..............................107
3.1.3. Về một số kiểu từ trong tiếng Kinh............................................................109
3.1.3.1. Từ đồng âm............................................................................................109
3.1.3.2. Từ đồng nghĩa........................................................................................111
3.1.3.3. Từ trái nghĩa…………………………………………………………...114
3.1.4. Ngữ cố định tiếng Kinh...........................................................................115
3.1.4.1. Thành ngữ tiếng Kinh.............................................................................116
3.1.4.2. Quán ngữ trong tiếng Kinh…………………………………………….116
3.1.4.3. Tục ngữ tiếng Kinh............................................................. ...................117
3.2. Đặc điểm cấu trúc của ngữ pháp tiếng Kinh.......................................................118
3.2.1. Phân loại từ tiếng Kinh thành từ loại..........................................................118
3.2.1.1. Danh từ....................................................................................................119
3.2.1.2. Động từ....................................................................................................121
3.2.1.3. Tính từ.....................................................................................................124
3.2.1.4. Từ tượng thanh........................................................................................125

3.2.1.5. Số từ…………………………………………………………………....126
3.2.1.6. Đơn vị từ.................................................................................................130
3.2.1.7. Đại từ......................................................................................................132
3.2.1.8. Phó từ......................................................................................................136
3.2.1.9. Giới từ.....................................................................................................139
3.2.1.10. Liên từ……………………………………………………………...…141
3.2.1.11. Trợ từ.....................................................................................................143
3.2.1.12. Thán từ………………………………………………………………..145
3.2.2. Đặc điểm cấu tạo đoản ngữ trong tiếng Kinh hiện nay…………………..146
3.2.2.1. Đoản ngữ liên hợp……………………………………………………...146
3.2.2.2. Đoản ngữ chính phụ................................................................................146
11


3.2.2.3. Đoản ngữ chủ vị......................................................................................147
3.2.2.4. Đoản ngữ động bổ……………………………………………………...148
3.2.2.5. Đoản ngữ bổ sung………………………………………………………148
3.2.2.6. Đoản ngữ đồng vị………………………………………………………148
3.2.2.7. Đoản ngữ liên vị......................................................................................148
3.2.2.8. Đoản ngữ kiêm ngữ………………………………………..………….148
3.2.3. Đặc điểm cấu tạo câu trong tiếng Kinh hiện nay......................................148
3.2.3.1. Thành phần câu đơn trong tiếng Kinh....................................................149
3.2.3.2. Phân loại câu..........................................................................................151
3.2.4. Tiểu kết......................................................................................................153
CHƯƠNG BỐN
TIẾNG KINH Ở QUẢNG TÂY TRUNG QUỐC TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI
TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI VÀ TIẾNG HÁN KHU
VỰC……………………….......155
4.1. Những khác biệt ngữ âm của tiếng Kinh so với tiếng Việt hiện
đại……………156

4.1.1. Những khác biệt của ngữ âm tiếng Kinh với tiếng Việt hiện đại………...156
4.1.1.1. Những khác biệt của thanh điệu tiếng Kinh với tiếng Việt hiện đại…...156
4.1.1.2. Những khác biệt của âm đầu tiếng Kinh với tiếng Việt hiện
đại…….…160
4.1.1.3. Những khác biệt của phần vần tiếng Kinh với tiếng Việt hiện
đại…..…164
4.1.2. Những khác biệt của từ vựng và ngữ pháp tiếng Kinh với tiếng Việt hiện
đại...............................................................................................................................170
4.1.2.1. Những khác biệt của từ vựng.................................................................170
4.1.2.2. Về trật tự câu..........................................................................................171
4.1.2.3. Về yếu tố ngữ pháp được mượn từ tiếng Hán.........................................172
4.2. Tình hình sử dụng hiện nay và việc bảo tồn và phát triển tiếng Kinh ở Quảng Tây
Trung
Quốc.................................................................................................................172
12


4.2.1. Một vài nét chính của tình hình sử dụng....................................................172
4.2.1.1.Giai đoạn I................................................................................................173
4.2.1.2. Giai đoạn II..............................................................................................173
4.2.2. Việc bảo tồn và phát triển tiếng Kinh.........................................................174
4.2.2.1. Văn hóa dân tộc Kinh đang được bảo tồn...............................................175
4.2.2.2. Việc bảo tồn và phát triển tiếng Kinh......................................................176
4.3. Tiểu kết cho chương 4.........................................................................................176
4.2.1. Tiểu kết thứ nhất........................................................................................176
4.2.2. Tiểu kết thứ hai..........................................................................................179
KẾT LUẬN................................................................................................................181
CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN…………………………………………………………………………………..187
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………...188

Phụ lục

13


MỞ ĐẦU

0.1.Lý do chọn đề tài.
Tiếng Kinh là tiếng nói của dân tộc Kinh ở Quảng Tây Trung Quốc.
Theo những nghiên cứu đã có ở Trung Quốc, tổ tiên của người Kinh ở
đây là người Đồ Sơn Hải Phòng Việt Nam [86, tr3]. Vì thế, có thể cho
rằng gốc của tiếng Kinh ở đây là tiếng nói của người miền Bắc Việt Nam.
Do tách biệt lâu dài với sinh hoạt ngơn ngữ gốc đồng thời chịu ảnh hưởng
của tiếng nói của các tộc người khác, tiếng nói của họ đã khơng phải là
tiếng Việt thuần túy nữa. Nó đã có sự thay đổi về ngữ âm, từ vựng và ngữ
pháp so với tiếng Việt hiện đại.
Ở Trung Quốc, đã có một vài cơng trình nghiên cứu về tiếng Kinh
Quảng Tây. Trong số đó, có cơng trình thì tương đối đơn giản (như “Kinh
ngữ giản chí” [KNGC], có cơng trình thì nội dung chi tiết (như “Kinh ngữ
nghiên cứu” [KNNC]). Tuy nhiên phần nhiều việc mơ tả trong các cơng
trình ấy, chẳng hạn như mô tả ngữ âm, lại chỉ thiên về mơ tả liệt kê nên
có nhiều kiến giải chưa thật thuyết phục cần phải được kiểm tra lại. Vì
vậy, việc nghiên cứu tiếng Kinh - một ngôn ngữ được giả định tách ra từ
tiếng Việt trung cổ - như ngôn ngữ một dân tộc thiểu số ở Trung Quốc là
điều hết sức cần thiết. Điều đó sẽ khơng chỉ có giá trị to lớn trong việc
nâng cao hiểu biết đầy đủ về tiếng Kinh, hiểu biết sự biến đổi của ngôn

14



ngữ sau khi tách ra khỏi tiếng Việt mà nó cịn có giá trị trong việc nghiên
cứu lịch sử tiếng Việt và vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ ở khu vực.
0.2.Khái quát về tình hình nghiên cứu tiếng Kinh.
Ở Trung Quốc, trước đây tiếng Kinh rất ít được quan tâm đến. Mãi
cho đến những năm 50 thế kỷ XX, các cơ quan hữu quan mới bắt đầu
điều tra tiếng Kinh một cách có hệ thống. Năm 1953, Ủy ban dân tộc
Trung Nam và Ủy ban Dân tộc Quảng Tây đã từng điều tra qua một lần
(được gọi tắt là “Cuộc điều tra những năm 50”). Kết quả điều tra là bản
báo cáo “Cuộc điều tra dân tộc Việt ở Phòng Thành”, nhưng khơng xuất
bản chính thức. “Cuộc điều tra dân tộc Việt ở Phịng Thành” đã dành 6
trang mơ tả diện mạo của tiếng Kinh, nhưng nhìn chung cuộc điều tra đó
khơng phải là tỉ mỉ lắm. Sau đó vào các năm 1959, năm 1980 và năm
1981, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thêm 3 cuộc điều tra nữa (được
gọi tắt là “Cuộc điều tra những năm 80 thế kỷ XX”). Trên tư liệu thu
được qua ba cuộc điều tra đó, ba nhà nghiên cứu Âu Dương Giác Á,
Trình Phương, Du Thúy Dung đã viết ra cuốn “Kinh ngữ giản chí” và
được Nhà xuất bản Dân tộc Trung Quốc xuất bản chính thức vào năm
1984. “Kinh ngữ giản chí” đã giới thiệu một cách vắn tắt nhưng bao gồm
cả về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp của tiếng Kinh. Sách cũng đề cập đến
ảnh hưởng của tiếng Hán đối với tiếng Kinh. Đây là cuốn chuyên khảo
đầu tiên viết về tiếng dân tộc Kinh ở Quảng Tây Trung Quốc. Cũng trong
thời gian đó, Vương Liên Thanh đã có 2 bài báo nghiên cứu so sánh tiếng
15


Kinh với tiếng Việt, đó là “ So sánh hư từ của tiếng Kinh và tiếng Việt”
(Ngữ văn dân tộc, số 6 năm 1983) và “Bước đầu so sánh ngữ âm ba đảo
Kinh tộc và tiếng Kinh Hà Nội” (Nghiên cứu ngơn ngữ, số 2 năm 1984).
Ngồi ra, những tài liệu “Kinh tộc giản sử” (Nxb Dân tộc Quảng Tây,
năm 1984), “Điều tra lịch sử xã hội của dân tộc Kinh Quảng Tây”,

“Thơng chí Quảng Tây - ngơn ngữ dân tộc thiểu số chí (Phần tiếng
Kinh)” (Ủy ban biên soạn địa phương chí Quảng Tây, năm 2000) và
“Kinh tộc – sự điều tra làng Sơn Tâm thị xã Đông Hưng Quảng Tây”
(Mã Cư Lý, Trần Gia Liễu, năm 2004, Côn Minh, Nxb Đại học Vân
Nam), “Đi lại qua biên giới Trung Việt và thân phận xuyên quốc gia của
người Kinh Quảng Tây” (Trương Triệu Hoa, 4/2004, Hồng Kông, số 1,
cuốn hai Học san lịch sử nhân loại học), “Ngôn ngữ dân tộc thiểu số
Trung Quốc” (Viện Nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc thiểu số Học viện Dân
tộc Trung ương, Nxb Tứ Xuyên, năm 1987) đều đã dành một số trang để
giới thiệu diện mạo của tiếng Kinh. Ngoài ra, cuốn “Ngôn ngữ họ Môn
Khmer Trung Quốc và ngữ hệ Nam Á” (Nhan Kỳ Hương, Chu Thực Chí,
Nxb Đại học Dân tộc Trung ương Trung Quốc, năm 1995) cũng giới
thiệu qua tiếng Kinh. Điểm đáng chú ý trong sách này là các tác giả đã đề
xuất thảo luận vấn đề tiếng Kinh thuộc họ ngôn ngữ nào. Câu trả lời là
tiếng Kinh thuộc ngôn ngữ họ Nam Á.
Bước sang thế kỷ XXI, bài “Sự biến đổi của tiếng Kinh Trung Quốc”
của Vi Thụ Quan (Tạp chí “Học viện Dân tộc Quảng Tây” Trung Quốc,
16


số 2 năm 2006) lần đầu tiên nghiên cứu tiếng Kinh từ góc độ biến đổi. Về
tình hình sử dụng và việc bảo tồn tiếng Kinh, có bài “Bản báo cáo điều
tra tình hình giáo dục và sử dụng tiếng Kinh” của Vi Gia Triều và Vi
Thịnh Niên (Tạp chí “Đại học Dân tộc Trung ương” Trung Quốc, số 3
năm 2003) và “Điều tra và nghiên cứu vấn đề sử dụng ngôn ngữ và văn
tự Quảng Tây” của Ủy ban công tác ngôn ngữ văn tự Khu tự trị dân tộc
Choang Quảng Tây (Nxb Giáo dục Quảng Tây, ngày 1 tháng 1 năm
2005). Ngồi ra, cuốn “Bản báo cáo tình trạng đời sống ngôn ngữ Trung
Quốc năm 2005 (tập 1)” của Trung tâm giám sát và nghiên cứu tài
nguyên ngôn ngữ quốc gia (Thương vụ ấn thư quản, năm 2006) cũng đề

cập đến tình hình sử dụng và bảo tồn của tiếng Kinh. Về giao lưu ngôn
ngữ, Vương Thiệu Huy đã viết bài “Thử bàn về hiện trạng giao lưu giữa
tiếng Kinh Quảng Tây với tiếng Hán và tiếng Việt Nam” (“Tung hồnh
Đơng Nam Á”, số 12 năm 2005). Tháng 9 năm 2007, một cơng trình về
tiếng Kinh được xuất bản, đó là cuốn “Tập bài sử ca chữ Nơm dân tộc
Kinh”. Cuốn “Tập bài sử ca chữ Nôm dân tộc Kinh” gồm 684 trang, đã
thu thập những bài hát về lịch sử dân tộc Kinh, những lời hát trong Ngày
Hát của dân tộc Kinh và bài hát tự sự truyền thống của dân tộc Kinh. Mỗi
câu hát bằng chữ Nôm đều được đối chiếu với phiên âm quốc tế, và được
dịch thẳng và dịch nghĩa ra tiếng Hán. Chữ Nôm của dân tộc Kinh là
những tài liệu quý báu để nghiên cứu ngơn ngữ và văn hóa của dân tộc
Kinh. Bảo tồn những tư liệu văn hóa chữ Nơm của dân tộc Kinh là một
17


phần quan trọng trong những thành phần quan trọng trong việc bảo tồn
văn hóa truyền thống của dân tộc Kinh. Thu thập và chỉnh lí sách cổ và
chữ Nơm dân tộc Kinh, làm cho nhiều sách cổ sắp bị thất lạc và chữ Nôm
của dân tộc Kinh được giữ lại, điều đó có giá trị to lớn đối với việc
nghiên cứu lịch sử văn hóa của dân tộc Kinh. Tháng 12 năm 2009, một
cơng trình nữa về tiếng Kinh rất đáng ghi nhận được ra mắt bạn đọc, đó là
cuốn “Nghiên cứu tiếng Kinh” của Vi Thụ Quan gồm 594 trang, cuốn
sách đã mơ tả tình hình dân tộc Kinh và hệ thống cấu trúc ngôn ngữ cũng
như chữ viết của tiếng Kinh. Có thể nói, đây là một cơng trình nghiên cứu
tiếng Kinh tồn diện nhất, điển hình nhất theo cách mô tả của Trung
Quốc về ngôn ngữ này.
Ở Việt Nam, Hồng Thị Châu cũng có một bài viết về tiếng Kinh
bằng tiếng Anh là “How is a Language Formed” (PAN-ASIATIC
LINGUISTICS, January 8-10, 1996). Bài báo của giáo sư chủ yếu so
sánh ngữ âm giữa tiếng Kinh và tiếng Việt.

Nhìn lại tình hình nghiên cứu tiếng Kinh đã có, chúng ta thấy đa số
đều là mô tả đặc điểm ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp của tiếng Kinh với
cách nhìn đồng đại. Như chúng tơi đã nói ở trên, phần lớn những mô tả
này đều là những mô tả liệt kê mà chưa xuất trình được những minh
chứng để chứng minh một cách thuyết phục, chẳng hạn, bức tranh ngữ
âm đó. Cách miêu tả liệt kê, theo chúng tơi, có thể là phù hợp khi miêu tả
từ vựng và ngữ pháp của tiếng Kinh. Nhưng việc miêu tả ngữ âm mà chỉ
18


dừng lại liệt kê thì những kết luận sẽ cịn có đơi điều phải được thảo luận
lại.
Ngồi ra cũng đã có bài mơ tả một số hiện tượng ngơn ngữ với cách
nhìn lịch đại, chỉ ra sự phát triển diễn biến của tiếng Kinh. Đồng thời
cũng có bài so sánh theo cách đối chiếu tiếng Kinh với tiếng Việt. Song
chưa có cơng trình nào nghiên cứu tồn diện và có hệ thống về ngữ âm
tiếng Kinh theo cách mô tả ngữ âm - âm vị học. Cũng chưa có cơng trình
nào nhấn mạnh một cách đầy đủ sự khác biệt giữa tiếng Kinh và tiếng
Việt để chứng minh một cách thuyết phục trước đây chúng là một ngơn
ngữ. Đây chính là những vấn đề mà luận án chúng tôi sẽ bổ sung để góp
phần có được một bức tranh mơ tả hoàn chỉnh hơn nữa về tiếng Kinh ở
Quảng Tây Trung Quốc.
0.3.Nhiệm vụ và phạm vi tư liệu nghiên cứu của luận án.
Từ tình hình nghiên cứu đã có, luận án của chúng tôi đặt nhiệm vụ sau
đây. Thứ nhất, mô tả theo cách mô tả ngữ âm - âm vị học hệ thống ngữ
âm tiếng Kinh; thứ hai, trên cơ sở mơ tả ngữ âm của mình, luận án sẽ
bước đầu có những lý giải về sự khác biệt giữa tiếng Kinh với tiếng Việt
để nhìn nhận tính kế thừa về mặt lịch sử giữa hai ngôn ngữ. Thứ ba là mô
tả về từ vựng và ngữ pháp của ngôn ngữ này. Trong luận án, ở nhiệm vụ
thứ ba chúng tôi mô tả bổ sung thêm cho những mô tả đã có, nhằm góp

phần làm cho bức tranh về tiếng Kinh được nhận diện đầy đủ hơn.

19


Để thực hiện những nhiệm vụ chính nói trên, luận án sẽ lấy tiếng
Kinh tại làng Vạn Vỹ (xã Giang Bình, thị xã Đơng Hưng Quảng Tây
Trung Quốc) làm đối tượng miêu tả chính. Tuy nhiên, trong một vài
trường hợp, để có lợi cho việc lý giải về sự khác biệt giữa tiếng Kinh và
tiếng Việt, chúng tơi có thể dẫn thêm tư liệu tiếng Kinh làng Sơn Tâm và
Vu Đầu. Như vậy, phạm vi tư liệu của chúng tôi chủ yếu là tiếng Kinh
làng Vạn Vỹ.
0.4.Phương pháp nghiên cứu.
Luận án, như vậy chủ yếu là tiến hành nghiên cứu đồng đại tiếng
Kinh. Cụ thể là, cùng với những tài liệu đã có, chúng tơi sẽ tiến hành điều
tra điền dã để nắm được thêm tài liệu trực tiếp về tiếng Kinh Vạn Vỹ.
Trên cơ sở tư liệu đó, chúng tôi dành ưu tiên cho việc miêu tả đặc điểm
ngữ âm của tiếng Kinh và trên cơ sở đó bước đầu giải thích một vài biến
đổi ngữ âm của ngơn ngữ này. Sau đó, trong chừng mực cho phép chúng
tơi sẽ miêu tả bổ sung một vài nội dung về từ vựng và ngữ pháp của tiếng
Kinh.
Thực hiện cách làm việc ấy, ngoài phương pháp thu thập tư liệu là
phương pháp nghiên cứu điền dã, phương pháp làm việc chính của luận
án là phương pháp miêu tả. Ngoài ra, để phục vụ cho những nhiệm vụ
nghiên cứu chính, trong luận án chúng tôi cũng áp dụng những thủ pháp
nghiên cứu khác như thủ pháp thống kê, thủ pháp so sánh nhằm so sánh

20



tiếng Kinh với tiếng Việt hiện nay để chỉ ra sự khác biệt giữa tiếng Kinh
với tiếng Việt.
Ngoài ra, do hiện nay tiếng Kinh lại có một vài hiện tượng giống nhau
với tiếng Hán nói chung và Việt phương ngữ nói riêng, cho nên khi cần
chúng tơi cũng áp dụng thủ pháp đối chiếu để qua đó bước đầu thử nêu
lên những nhận xét về tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Kinh với những ngơn
ngữ nói trên. Như vậy, tuy luận án lấy nghiên cứu đồng đại tiếng Kinh là
chính nhưng đơi khi chúng tơi cũng có lý giải thêm về lịch đại để hiểu
đồng đại một cách sâu hơn.
0.5.Đóng góp và ý nghĩa của luận án.
Chúng tơi nhận thấy luận án của mình có thể có hai đóng góp. Thứ
nhất, đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về ngữ
âm tiếng Kinh ở Quảng Tây Trung Quốc. Bởi vì, những cơng trình có
trước chúng tơi, do những mục đích khác nhau đã mơ tả theo nhiệm vụ
của mình cả đặc điểm ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp của tiếng Kinh nên
thường miêu tả chưa thật chi tiết. Vì thế, hiểu biết của chúng ta ở địa hạt
này vẫn chưa đáp ứng yêu cầu cho những nghiên cứu sâu hơn. Do vậy,
chúng tôi sẽ ưu tiên trước hết dành chương 1 cho việc miêu tả hệ thống
ngữ âm của ngôn ngữ. Thứ hai, qua việc miêu tả ấy, đến lượt mình, nó sẽ
làm sáng tỏ một vấn đề là tiếng Kinh ở Quảng Tây đã kế thừa ngữ âm
tiếng Việt trước đây như thế nào trong một môi trường mới.

21


Theo chúng tơi, cùng với hai đóng góp đó luận án cũng sẽ có những
đóng góp về miêu tả ngữ pháp và từ vựng của tiếng Kinh. Qua đó, chúng
góp phần trình bày những chứng cớ thể hiện tiếng Kinh đã kế thừa tiếng
Việt trước đây như thế nào. Đồng thời, nó góp thêm tư liệu làm sáng tỏ
mối quan hệ giữa tiếng Hán với tiếng Kinh. Đó chính là ý nghĩa của luận

án đối với lý luận ngôn ngữ khi nghiên cứu lịch sử hay tiếp xúc ngôn ngữ
ở khu vực.
Ở Trung Quốc, các nhà ngôn ngữ học đã coi tiếng Kinh là thứ ngơn
ngữ có nguy cơ bị biến mất. Vì vậy, mơ tả chi tiết ngữ âm của luận án có
một số ý nghĩa về thực tế như sau:
- Thứ nhất, luận án sẽ cung cấp một bức tranh toàn diện về tiếng Kinh
ở Quảng Tây Trung Quốc. Từ đó nó sẽ cung cấp được những số liệu cụ
thể về sự biến đổi của tiếng Kinh, góp sức vào việc bảo tồn ngôn ngữ dân
tộc thiểu số, một vấn đề luôn được Trung Quốc coi trọng. Bởi vì Trung
Quốc đã xếp ngơn ngữ có nguy cơ bị biến mất là loại di sản văn hóa phi
vật thể.
- Thứ hai, luận án cung cấp tư liệu góp phần chứng minh quy luật
chung của tiếp xúc ngôn ngữ, quy luật đó là tiếp xúc - vay mượn - biến
đổi nhờ sự giao lưu văn hóa giữa dân tộc Kinh và dân tộc Hán.
- Thứ ba, qua luận án, có thể biết được tình hình của tiếng Kinh ở
Quảng Tây Trung Quốc và xu thế phát triển sau này của ngôn ngữ. Điều

22


đó có giá trị cho việc nghiên cứu sự diễn biến ngôn ngữ của dân tộc Việt
khi họ sinh sống ở nước ngoài, một nội dung mà Việt Nam rất quan tâm.
0.6.Cấu trúc của luận án.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận án gồm 4 chương với
các nội dung chính như sau:
Chương 1: Cảnh huống ngơn ngữ của tiếng Kinh và một vài
vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài.
Ở chương viết này, trước hết luận án cung cấp cho người đọc một bức
tranh khái quát về “Dân tộc Kinh ở Quảng Tây Trung Quốc”. Sau đó,
chúng tơi sẽ trình bày một vài nội dung liên quan đến “lý thuyết” phục vụ

cho nhiệm vụ của đề tài. Cuối cùng, luận án cũng sẽ cung cấp để người
đọc nhận biết quá trình thu thập tư liệu phục vụ cho mục đích mơ tả của
luận án.
Chương 2: Mơ tả đặc điểm cấu trúc ngữ âm của tiếng Kinh
Đây là một trong những chương thể hiện nhiệm vụ chính của luận án.
Ở chương thứ hai này, luận án trước hết sẽ miêu tả những “đặc điểm cấu
trúc âm tiết tiếng Kinh”. Sau đó luận án sẽ miêu tả âm vị học “bức tranh
ngữ âm hiện nay của tiếng Kinh” thể hiện qua việc mô tả hệ thống thanh
điệu, hệ thống ngữ âm đoạn tính tiếng Kinh. Như vậy, với chương viết
này, chúng tôi hy vọng người đọc sẽ nhận được một bức tranh toàn cảnh
và chi tiết về hệ thống ngữ âm tiếng Kinh, mà cụ thể là tiếng Kinh ở làng
Vạn Vỹ.
23


Chương 3: Một số đặc điểm cấu trúc từ vựng và ngữ pháp của
tiếng Kinh
Ở hai nội dung này, mô tả của Vi Thụ Quan [107], theo chúng tôi, là
tương đối chi tiết. Vì thế, trong chương thứ ba này, chúng tơi sẽ chỉ miêu
tả những gì mà cơng trình của Vi Thụ Quan chưa mô tả liên quan đến vấn
đề cấu tạo từ, các lớp từ vựng trong tiếng Kinh. Cũng vậy, trong chương
này, chúng tôi chỉ sẽ mô tả thêm một số “đặc điểm cấu trúc ngữ pháp
tiếng Kinh” mà chúng tơi nhận thấy chưa có ở cơng trình “Nghiên cứu
tiếng Kinh”. Như vậy, việc mơ tả hai bình diện này của tiếng Kinh cũng
là những nhiệm vụ chính của chúng tơi.
Chương 4: Tiếng Kinh ở Quảng Tây Trung Quốc trong mối
tương quan với tiếng Việt hiện đại và tiếng Hán.
Trong chương viết thứ tư này, chúng tôi sẽ trình bày một vấn đề cụ
thể như sau. Khi đã cho tiếng Kinh là sự tiếp tục của tiếng Việt trước đây
trong một môi trường mới, chúng ta cần nhận biết sự kế thừa ấy là như

thế nào. Chính vì vậy, qua mơ tả chi tiết về ngữ âm làng Vạn Vỹ ở
chương 2, chúng tôi bước đầu nhận diện “những dấu ấn đáng chú ý”
trong kế thừa tiếng Việt ở tiếng Kinh là gì. Cơng việc chính của chương
viết này là làm sáng rõ những khác biệt giữa mô tả của chúng tôi và mô tả
của Vi Thụ Quan đã có trước đó. Làm như vậy cũng có nghĩa là chúng tôi
sẽ chỉ ra “những khác biệt của tiếng Kinh so với tiếng Việt hiện đại” về
ngữ âm như thế nào. Sau đó qua sự khác biệt ấy, bước đầu góp phần vào
24


việc lý giải đặc điểm phát triển của tiếng Kinh trong một mơi trường mới
ở Trung Quốc.
Cũng xin nói thêm là do khuôn khổ một luận án Tiến sỹ, với mục đích
mơ tả tồn diện tiếng Kinh để góp phần cung cấp cho người đọc một cái
nhìn tồn cảnh về ngơn ngữ này, ở mỗi chưong viết dù có cố gắng kết quả
miêu tả của chúng tôi cũng mới chỉ là bước đầu, bổ sung thêm cho những
gì đã có. Hy vọng rằng, trong tương lai, từng vấn đề cụ thể như ngữ âm,
từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ này sẽ được mô tả sâu hơn ở mỗi một
chuyên luận dàng riêng cho nó. Nếu được như vậy, chắc chắn, từng nội
dung sẽ có những thời lượng đủ cho việc trình bày chi tiết vấn đề.

CHƯƠNG MỘT

25


CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ CỦA TIẾNG KINH VÀ
MỘT VÀI VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Dân tộc Kinh ở Quảng Tây Trung Quốc.

1.1.1.Tình hình chung của dân tộc Kinh.
1.1.1.1. Tình hình hiện nay của dân tộc Kinh.
Dân tộc Kinh là một trong 55 dân tộc ít người của Trung Quốc, họ
chủ yếu tập trung sinh sống tại ba làng Sơn Tâm, Vạn Vỹ và Vu Đầu (hay
còn có tên gọi khác là Mú Thầu) thuộc xã Giang Bình thị xã Đơng Hưng
thành phố Phịng Thành Cảng, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây
Trung Quốc. Làng Sơn Tâm, Vạn Vỹ và Vu Đầu được người Trung Quốc
gọi là “Kinh tộc ba đảo”. Số người Kinh còn lại sống đan xen với đồng
bào các dân tộc Hán, Choang và Dao tại các làng Đàm Cát, Hồng Khảm,
Hằng Vọng, Trúc Sơn, Giang Sơn và Giang Long …cũng đều thuộc xã
Giang Bình. Theo kết quả thống kế dân số tồn quốc lần thứ năm (năm
2000), dân số dân tộc Kinh là 22,517 người, đứng thứ 41 trong số 55 dân
tộc ít người Trung Quốc.
Dân tộc Kinh có ngơn ngữ riêng của mình: tiếng Kinh. Tiếng Kinh là
cơng cụ giao tiếp chủ yếu của người Kinh trong cộng đồng. Dân tộc Kinh
khơng có chữ viết latinh, từ xưa đến nay đều sử dụng chữ Hán để ghi
tiếng Kinh gọi là “chữ Nôm”. Tổ tiên của người Kinh đã từng tự tạo ra
một loại chữ viết gọi là chữ Nôm này. Họ kết hợp sử dụng chữ Nôm và
26


chữ Hán để viết kinh thư, ghi lại ca dao và văn hiến. Nhưng vì số lượng
của loại chữ viết Nơm có giới hạn, vì vậy người Kinh thường dùng chung
với chữ Hán; đồng thời phạm vi lưu thông cũng có hạn, chỉ dùng để viết
văn hiến, kinh thư và bài hát, chưa trở thành chữ viết thông dụng. Cho
đến nay vẫn chỉ có một số rất ít người Kinh biết được loại chữ viết Nôm
này.
Dân tộc Kinh lấy nghề cá làm chính, nơng nghiệp trồng trọt làm phụ,
thuộc loại hình kinh tế văn hóa nghề cá và nơng nghiệp ven biển. Nghề cá
là ngành nghề truyền thống của cư dân dân tộc Kinh. Ngồi đánh cá ra,

người Kinh cịn bắt cua, ốc v.v…
Ngoài nghề cá ra, người Kinh cũng có sản xuất nơng nghiệp, chủ yếu
là trồng lúa, khoai lang, ngô, khoai sọ và lạc v.v. Vùng dân tộc Kinh còn
trồng nhiều hoa quả nhiệt đới như chuối, nhãn, đu đủ, mít v.v.
1.1.1.2. Nguồn gốc lịch sử của dân tộc Kinh.
Về nguồn gốc của dân tộc Kinh, chúng tôi đã tìm thấy những tài liệu
ghi trong cuốn Bản báo cáo điều tra về dân tộc Việt ở Phòng Thành năm
1953 như sau: Làng Vạn Vỹ vẫn giữ văn bản trả lời về khai thác ruộng
đất của dịch mục Võ Đình Tân, lý trưởng Ngơ Đình Mễ, Sơn Vạn An Hải
châu Vạn Ninh phủ Hải Ninh tỉnh Quảng An, trong văn bản có nhắc đến
niên hiệu “năm thứ mười hai Minh Mạng” và “năm thứ mười tám năm
Minh Mạng”; quy ước làng dùng niên hiệu “năm thứ hai mươi tám Tự
Đức”, trong đó có một bản ghi “năm thứ ba Hồng Thuận, tổ tiên ta từ
27


quê hương Đồ Sơn phiêu bạt đến đây”…sau khi tra cứu được biết, năm
Hồng Thuận là niên hiệu của Lê Đồng Giao Chỉ đời Minh Trung Quốc,
tức năm 1511; thời Minh Mạng tương đương với những năm Đạo Quang
đời Thanh, còn năm thứ mười Tự Đức tương đương năm thứ sáu Hàm
Phong đời Thanh, tức năm 1856… [113,tr18] Từ những nội dung của tài
liệu trên cho thấy, người ta có căn cứ để nói rằng tổ tiên người Kinh là
người miền Bắc Việt Nam.
Trong thời kỳ đầu những năm 50 thế kỷ XX, ở Trung Quốc dân tộc
Kinh từng được gọi là “dân tộc Việt”. Năm 1958, khi thành lập huyện tự
trị các dân tộc Đông Hưng, dựa theo lịch sử, ngơn ngữ, đặc điểm văn hóa,
tập tục và nguyện vọng của người dân, và được sự phê duyệt của Quốc vụ
viện Trung Quốc, dân tộc này được chính thức đặt tên là dân tộc Kinh.
[113, tr19]. Như vậy, tên gọi dân tộc Kinh được xuất hiện ở Trung Quốc
từ năm 1958 và nó được thay thế cho tên gọi dân tộc Việt trước đó.

1.1.2. Mơi trường sinh thái tự nhiên và kinh tế xã hội của dân tộc
Kinh.
Kinh tộc ba đảo Sơn Tâm, Vạn Vỹ và và Vu Đầu nằm ở cực tây nam
đường biển Trung Quốc, nằm trong tọa độ địa lý 21°39 vĩ độ Bắc và
108°22 kinh độ Đơng, trơng ra Vịnh Bắc Bộ, phía sau là dãy núi Thập
Vạn, cách Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khơng xa, trong
đó gần Việt Nam nhất là đảo Vạn Vỹ. Tổng diện tích của Kinh tộc ba đảo
là 20,8 ki lơ mét vng. Khí hậu của ba đảo này thuộc cận nhiệt đới, nhiệt
28


độ cao nhất trong năm là 34°c, nhiệt độ thấp nhất là 10°, nhiệt độ trung
bình hàng năm là 21,5°c -25,1°c. Bốn mùa không rõ rệt, tuy rằng mùa hè
nhiệt độ khá cao, nhưng vì có gió biển điều tiết, cho nên cũng không khô
ráo oi bức. Lượng mưa đầy đủ, lượng mưa trung bình hàng năm 1300mm.
Địa hình của ba đảo không cao, chỉ cao hơn mặt biển 8 mét.
Sau khi Trung Quốc thi hành chính sách cải cách mở cửa, người Kinh
vừa sản xuất nông nghiệp, vừa tận dụng ưu thế địa phương, ra sức phát
triển nghề cá, tính tích cực sản xuất của quần chúng nhân dân khơng
ngừng được nâng cao, trình độ sản xuất kinh tế và mức sống nhân dân
nâng cao hàng năm, nhiều loại hình kinh tế cũng xuất hiện, có một số
người dân sản xuất nông nghiệp, một số người dân khác lại làm nghề cá
truyền thống, cịn có một số người Kinh đi buôn qua biên giới. Hơn mười
năm trở lại đây, ngươi Kinh ra sức phát triển ngành du lịch. Bãi biển ở
đảo Vạn Vỹ có màu vàng óng, nên được mệnh danh là “bãi vàng”. “Bãi
vàng” dài 8 cây số, phẳng lặng, sóng êm, nước ấm, là một bãi tắm thiên
nhiên, trùng hợp với chủ đề “biển cả, bãi cát, ánh nắng” của ngành du lịch
quốc tế. Dân tộc Kinh lại là một dân tộc xuyên quốc gia, có văn hóa tập
tục truyền thống đặc biệt như trang phục, ăn uống, nhà ở, ngày lễ, ngày
hát và biểu diễn đàn bầu v.v. Ngành du lịch với đặc điểm của văn hóa

truyền thống dân tộc Kinh ngày càng được phát triển. Với sự phát triển
những ngành nghề đa dạng này, dân tộc Kinh đã trở thành một dân tộc
thiểu số giàu có nhất Trung Quốc. Năm 2006, thu nhập bình qn đầu
29


người dân tộc Kinh là 3976 đồng nhân dân tệ, cao hơn 1176 đồng nhân
dân tệ so với thu nhập bình qn đầu người Quảng Tây. Diện tích nhà
gạch bê tơng cốt sắt bình qn đầu người là 30 ㎡. Tỷ lệ phổ cập đồ điện
gia dụng 96%, tỷ lệ phổ cập điện thoại cố định và điện thoại di động 90%,
tỷ lệ phổ cập xe máy 97%, có một số gia đình đã mua ơ tơ, máy tình cũng
dần đi vào gia đình người Kinh [123].
1.1.3. Khái quát về văn hóa truyền thống và tập tục của dân tộc
Kinh.
Trong quá trình phát triển lâu dài, nhân dân dân tộc Kinh đã sáng tạo
và phát triển văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần phong phú rực rỡ bằng
bàn tay và trí tuệ của mình. Từ hiện trạng sản xuất, đời sống kinh tế, ăn ở
đi lại và tập tục, văn hóa nghệ thuật mang đậm sắc thái dân tộc vẫn giữ
lại, chúng ta đều có thể lĩnh hội được văn hóa truyền thống của dân tộc
Kinh.
1.1.3.1. Tơn giáo tín ngưỡng.
Phần lớn người Kinh đều là tín đồ Đạo giáo, trong đó cũng pha trộn
một số thành phần Phật giáo và phù thủy. Đạo giáo có quan hệ mật thiết
với hoạt động sản xuất, nhất là quan hệ sản xuất nghề cá.
Người Kinh cúng đa thần, thờ cúng ở dân gian mang đậm sắc thái tự
nhiên; một phần là chịu ảnh hưởng của Đạo giáo và Phật giáo, một phần
là bắt nguồn từ truyền thuyết thần thoại của dân gian. Những vị thần mà
người Kinh thờ cúng thường chia thành “gia thần”, “thần chùa”, “thần
30



×