Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo án giảng dạy Tuần 36 Khối 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.15 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 34 Từ ngày 11/5/2009 đến ngày 15/5/2009 Thứ Tiết Môn Tên bài dạy ngày 1 Chào cờ . 2 Toán Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100000(tt). Thứ hai 3 Tập đọc Sự tích chú cuội cung trăng. (11/5/09) 4 TĐ-KC Sự tích chú cuội cung trăng. 1 2 Thứ ba 3 (12/5/09) 4. Thể dục Toán Chính tả Tập đọc. Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người. Ôn tập về đại lượng. Nghe viết: Thì thầm. Mưa.. 1 2 Thứ tư (13/5/09) 3 4. Toán LT-Câu TNXH. Ôn tập về hình học. Từ ngữ về thiên nhiên - Dấu chấm, dấu phẩy. Bề mặt lục địa.. Mỹ thuật. Vẽ tranh: Đề tài mùa hè.. 5 1 2 Thứ năm 3 (14/5/09) 4. Âm nhạc Đạo đức Toán Chính tả Tập viết. Ôn tập các bài hát đã học. Dành cho địa phương. Ôn tập về hình học (tt). Nghe viết: Dòng suối thức. Ôn chữ hoa A,M,N,V (kiểu 2).. 1 2 Thứ sáu 3 (15/5/09) 4. Toán TLV TNXH Thủ công. Ôn tập bốn về giải toán. Nghe kể: Vươn tới các vì sao- Ghi chép sổ tay. Ôn tập học kỳ II. Ôn tập chương III và chương V.. Thứ sáu 1 (15/5/09). Luyện:TL V Luyện:Â. N Sinh hoạt. 2 3. BGH. Nghe kể: Vươn tới các vì sao- Ghi chép sổ tay. Ôn tập các bài hát đã học. Sinh hoạt sao.. TT Chuyên môn. Lop3.net. Cam lộ ngày 4 tháng 5 năm 2009 Người lập.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> TUẦN 36 Tiết 1:. Tiết 2 - 3. Thứ hai ngày 9 tháng 5 năm 2011 Chào cờ: TẬP CHUNG TOÀN TRƯỜNG -------------------------------------------------------Tập đọc – Kể chuyện: SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG. I. Mục tiêu : 1.Tập đọc: - Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội ; giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của con người.( trả lời được các câu hỏi trong SGK) 2. Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý (SGK) II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa. Bảng phụ viết các gợi ý từng đoạn câu chuyện. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng một đoạn và trả lời câu hỏi bài "Mặt trời xanh của tôi" - Gọi 1HS nêu nội dung của bài.. Hoạt động của trò. - 3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV. - Hiểu được tình yêu quê hương của tác giả qua hình ảnh “mặt trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ.. - GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: *Luyện đọc: a,Hướng dẫn HS luyện đọc - Đọc mẫu: - HS chú ý nghe GV đọc mẫu. - HS đọc nối tiếp theo câu. - HS đọc nối tiếp theo câu. - Đọc từng đoạn : - Đọc mỗi em một câu ( câu ngắn đọc 2 - Gọi 3 HS đọc bài nối tiếp theo đoạn . Nhắc câu). Đọc 2 lượt. HS chú ý ngắt giọng ở các dấu câu. - Luyện phát âm. Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ - HS đọc chú giải trong SGK. - Gọi 3 HS đọc tiếp nối nhau đọc bài theo 2 - 3HS đọc, cả lớp theo dõi bài trong sách. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> lần . - Chia nhóm và yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Đọc trước lớp : Gọi 3 HS bất kì yêu câu tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn.. giáo khoa. - HS đọc theo nhóm. - 3 nhóm đọc bài trước lớp. Lớp theo dõi và nhận xét. - HS theo dõi nhận xét. - Cho cả lớp đọc đồng thanh.. - Đọc đồng thanh. *Tìm hiểu nội dung: - Cho 1 HS đọc toàn bài. - 1HS đọc toàn bài , lớp theo dõi bạn đọc . - Đặt câu hỏi HS tìm hiểu bài: + Nhờ đâu Cuội phát hiện ra cây thuốc quý ? +..Vì Cuội thấy được hổ mẹ cứu sống hổ con bằng là thuốc nên anh đã phát hiện ra cây thuốc quý và mang về nhà trồng. + Cuội dùng cây thuốc quý vào những việc +..Cuội dùng cây thuốc quý để cứu sống gì ? nhiều người . + Vì sao vợ Cuội mang chứng bệnh hay +..Vì vợ Cuội trượt chân ngã vỡ đầu. Cuội quên? rịt lá thuốc mãi mà không tỉnh lại, anh liền lấy đất nặn cho vợ một bộ óc khác rồi rịt thuốc lần nữa .Vợ Cuội sống lại ngay nhưng cũng từ đó mắc chứng hay quên. + Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng? +.Vì một lần vợ Cuội quên lời anh dặn đã lấy nước giải tưới cho cây thuốc , vùa tưới xong thì cây thuốc lừng lững bay lên trời. Thấy thế, Cuội nhảy bổ tới , túm rễ cây nhưng cây thuốc cứ bay lên kéo theo cả cuội bay lên trời - Yêu cầu HS đọc câu hỏi số 5 trong SGK. - 1 HS đọc trước lớp . - Yêu cầu HS suy nghĩ nêu ý mình chọn . - Quan sát tranh minh hoạ câu chuyện , - Quan sát. chúng ta thấy chú Cuội ngồi bó gối , mặt buồn rầu , có thể chú rất nhớ nhà , nhớ trái đất vì mặt trăng quá xa trái đất . - Chú Cuội trong trăng là người như thế - Chú Cuội có tấm lòng nhân hậu , phát hiện nào ? ra cây thuốc quý chú liền đem về nhà trồng dùng nó để cứu sống người bị nạn ,chú rất chung thuỷ, nghĩa tình, khi vợ bị ngã chú đã tìm cách để cứu vợ . * Luyện đọc lại bài: - Đọc mẫu toàn bài lần 2, sau đó hướng dẫn - Theo dõi đọc mẫu . Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> lại về giọng đọc. - Chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS - HS trong nhóm nối tiếp nhau đọc bài . luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức cho 3 nhóm thi đọc bài tước lớp. - Cả lớp theo dõi, nhận xét và chọn nhóm đọc hay nhất. - Nhận xét và cho điểm HS. KỂ CHUYỆN - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của phần kể - 1HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi. chuyện trang 132 , SGK. - Hướng dẫn kể chuyện - Yêu cầu HS đọc phần gợi ý nội dung truyện trong sách giào khoa. + Đoạn 1 gồm những nội dung gì ? - Đoạn 1 gồm 3 nội dung: Giới thiệu về chàng tiền phu tên Cuội , chàng tiền phu gặp hổ , chàng tiền phu phát hiện ra cây thuốc quý - Gọi 1 HS khá kể lại nội dung đoạn 1 - 1HS kể lớp theo dõi nhận xét . + Kể theo nhóm. - Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm - Các nhóm thi nhau kể chuyện. 3HS, yêu cầu HS trong từng nhóm tiếp nối nhau kể lại từng đoạn. - Gọi 1HS kể lại cả bài. - 1HS kể lại toàn bộ ND câu chuyện. 4. Củng cố: - Gọi HS nêu lại nội dung của bài. - HS nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Tuyên dương những em tích cực học tập - Về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài và về nhà chuẩn bị bài sau. sau. Tiết 4:. Toán: ÔN TẬP 4 PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (Tiếp theo) I. Mục tiêu : - Tiếp tục củng cố về thực hiện các phép tính : cộng , trừ , nhân , chia (nhẩm , viết) trong đó có trường hợp cộng nhiều số. Luyện giải bài toán có hai phép tính . II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết bài tập 4. III. Các hoạt động dạy học:. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Hoạt động của thầy 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1HS lên bảng sửa bài tập về nhà - Chấm vở hai bàn tổ 1. - GV nhận xét đánh giá phần kiểm tra . 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Ôn tập về 4 phép tính trong phạm vi 100 000 . b) Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS nêu bài tập trong sách - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. - Gọi 1 em nêu miệng kết quả nhẩm và giải thích về cách nhẩm đặc biệt là thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức chẳng hạn : 3000 + 200 0 x 2 nhẩm như sau : 2 nghìn nhân 2 = 4 nghìn . Lấy 3 nghìn cộng 4 nghìn = 7 nghìn , …. - GV nhận xét đánh giá. Bài 2: - Gọi HS nêu bài tập trong sách . -Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và tính. - Mời hai em lên bảng giải bài . - Yêu cầu lớp thực hiện vào vở .. Hoạt động của trò. - Một em lên bảng chữa bài tập số 5 ( bài toán dạng xếp hình ) - Lớp theo dõi nhận xét bài bạn . *Lớp theo dõi GV giới thiệu -Vài HS nhắc lại đầu bài.. - Một em đọc đề bài sách giáo khoa . - Cả lớp làm vào vở bài tập . - 1 em nêu miệng kết quả nhẩm : a/ 3000 + 2000 x 2 = 3000 + 4000 = 7000 ( 3000 + 2000 ) x 2 = 5000 x 2 = 10 000 b/ 14000 – 8000 : 2 = 14 000 - 4000 = 10 000 (14000 – 8000) : 2 = 6000 : 2 = 3000 - HS khác nhận xét bài làm của bạn.. - Một em đọc đề bài 2 trong sách giáo khoa . - Hai em lên bảng đặt tính và tính : - HS làm bài vào vở. 998 8000 5749 29999 5 + 5 002 25 x 4 49 5999 6000 7975 22976 49 49 4 5821 +2934 + 125 = 8880 3524 + 2192 + 4285 = 10000 3058 x 6 = 18348 10712 : 4 = 2678 Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Gọi HS khác nhận xét bài bạn. - GV nhận xét đánh giá. Bài 3: - Gọi một em nêu đề bài 3 SGK - Hướng dẫn HS giải theo hai bước. - Mời một em lên bảng giải bài .. - Hai em khác nhận xét bài bạn .. - Một em nêu đề bài tập 3 trong sách . - Lớp làm vào vở . Một em giải bài trên bảng Giải : Số lít dầu đã bán là : 6450 : 3 = 2150 ( l ) -Số lít dầu còn lại : 6450 – 2150 8 =4300 ( l ) Đáp số: 4300 lít dầu - HS khác nhận xét bài bạn .. - Gọi HS khác nhận xét bài bạn. - GV nhận xét đánh giá. Bài 4: - Gọi HS nêu yêu cầu. - 1HS đock yêu cầu. - Yêu cầu HS làm bài ra nháp. - HS làm bài ra nháp. - Gọi HS chữa bài nêu cụ thể cách làm - 4HS lên bảng chữa bài. 326 221 689 427 của từng số cần điền ở các ô trống. x 3 x 4 x 7 x 3 978 844 4823 1281 - Gọi HS nhận xét. - HS khác nhận xét bài bạn. - GV nhận xét. 4. Củng cố: - Gọi HS nhắc lại nội dung bài học. - HS nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét đánh giá tiết học. 5. Dặn dò: - Dặn về nhà học và làm bài tập, xem -Về nhà học và làm bài tập còn lại. - Xem trước bài mới . trước bài sau.. CHIỀU Đạo đức: DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG : PHÒNG CHỐNG CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI I. Mục tiêu : - Học sinh biết các tệ nạn xã hội sẽ làm cho cuộc sống kém văn minh và lịch sự . Có thái độ và hành vi ứng xử đúng đắn khi có người dụ dỗ . Nhắc nhớ bạn bè tránh xa các tệ nạn xã hội. II. Đồ dùng dạy học:  Tranh ảnh cổ động phòng chống các tệ nạn xã hội . III. Các hoạt động dạy học:. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao chúng ta phải tiết kiệm và bảo vệ - HS trả lời: Nước là tài nguyên quý và nguồn nước ? có hạn. Vì vậy, chúng ta cần phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: * Giới thiệu: - Giới thiệu giải thích cho HS hiểu thế nào - Lắng nghe để hiểu về các tệ nạn xã là các tệ nạn xã hội . hội . - Nêu tác hại của một số tệ nạn xã hội mà - Hút ma túy gây cho người nghiện mất em biết ? tính người , kinh tế cạn kiệt - Mại dâm là con đường gây ra các bệnh si đa …  Hoạt động 1 Xử lí tình huống . - Nêu các tình huống : - Lớp chia ra các nhóm thảo luận đưa - Trên đường đi học về em gặp một đám ra cách xử lí đối với từng tình huống do thanh niên tụ tập uống rượu say xỉn rồi GV đưa ra . chửi bới , đánh nhau em sẽ xử lí như thế nào ? - Có một anh thanh niên hút thuốc đến này em hút thử một lần trước việc làm đó em sẽ xử lí ra sao ? - Trên đường đi chơi em bất ngờ phát hiện ra một nhóm người đang bàn bạc để trộm cắp tài sản người khác . Trước hành vi đó em giải quyết như thế nào ? - Yêu cầu các đại diện lên nêu cách xử lí - Lần lượt các nhóm cử các đại diện tình huống trước lớp của mình lên trình bày cách giải quyết tình huống trước lớp . - GV lắng nghe nhận xét và bổ sung. - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bình chọn nhóm có cách xử lí tốt nhất . - GV kết luận.  Hoạt động 2 -Yêu cầu các nhóm thi vẽ tranh cổ động - Các nhóm tổ chức thi vẽ tranh cổ về phòng chống các tệ nạn xã hội. động có chủ đề nói về phòng chống các tệ nạn xã hội. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Gọi các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình. - Nhận xét đánh giá, tuyên dương nhóm thắng cuộc 4. Củng cố: - HS nhắc lại nội dung bài học. - GV nhận xét đánh giá tiết học. 5. Dặn dò: - Giáo dục HS ghi nhớ thực theo bài học. Chuẩn bị bài sau.. - Cử đại diện lên bảng trưng bày sản phẩm và thuyết trình tranh vẽ trước lớp. -Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày .. Đạo đức: (Lớp 2) ĐẠO ĐỨC DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG AN TOÀN KHI THAM GIA GIAO THÔNG I. Mục tiêu: Giúp HS. - Biết những điều cần lưu ý khi tham gia giao thông. - Biết tham gia giao thông an toàn. - Có ý thức tự giác thực hiện luật giao thông (đường thuỷ và đường bộ). II. Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ cảnh HS và mọi người đang tham gia giao thông (đường thuỷ hoặc đường bộ - tùy theo thực tế ở địa phương mình đang sống) - Nam châm bảng phụ ghi sẵn nội dung BT ở hoạt động 2. - HS: Thẻ màu xanh, đỏ, trắng. Giấy bút vẽ. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS trả lời câu hỏi: Hãy nêu những việc cần - HS trả lời. làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ? - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Thảo luận. - GV cho HS thảo luận theo nhóm những câu - HS làm việc theo nhóm. hỏi sau: + Nơi em ở, mọi người thường đi lại bằng những phương tiện gì ? Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> + Khi tham gia giao thông, cần phải lưu ý những điểm gì để đảm bảo an toàn ? + Nếu khôngg thực hiện được những điieù cần lưu ý đó có thể dẫn đến hậu quả như thế nào ? - Gọi 1 số nhóm nêu kết quả thảo luận của nhóm mình. - Các nhóm khác bổ sung, nhận xét. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ cảnh mọi người đang tham gia giao thông để củng cố những biểu hiện của việc khi tham gia giao thông an toàn. - GV kết luận: mọi người cần thực hiện tốt các quy định về an toàn khi tham gia giao thông, để đảm bảo an toàn cho mình và cho mọi người. * Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến. - GV treo bảng phụ đã ghi sẵn nội dung bài tập. Yêu cầu HS chuẩn bị thẻ màu để bày tỏ ý kiến. - GV nêu cách bày tỏ theo thẻ màu: tán thành giơ màu đỏ, không tán thành giơ thẻ màu xanh, lưỡng lự giơ thẻ màu trắng. - Gọi HS đọc qua các ý kiến trong bài tập. A, Không cần thực hiện những quy định chung khi tham gia giao thông vì đường xá là của chung mọi người. B,Việc điều khiểm phương tiện giao thông là của người lớn, em không cần phải góp ý. C, Thực hiện tốt luật giao thông là góp phần đảm bảo an toàn cho mình và cho mọi người. D, Thực hiện tốt luật giao thông là biểu hiện của lối sống văn minh. E, Em cần nhắc nhở mọi người xung quanh cùng thực hiện luật giao thông. - GV nêu ý kiến HS giơ thẻ. - Gọi HS nêu nhận xét của mình qua mỗi lần giơ thẻ. - GV nhận xét, chốt lại các ý đúng: Ý kiến c , d , e là đúng. Ý kiến a , b là sai. - GV kết luận: Cần thực hiên tốt các quy định về an toàn khi tham gia giao thông. Có như vậy Lop3.net. - 1 số nhóm nêu kết quả thảo luận của nhóm mình. - Nhóm khác bổ sung góp ý. - HS quan sát, lắng nghe.. - HS lắng nghe và nhắc lại.. - HS theo dõi nội dung bài tập và chuẩn bị theo yêu cầu của GV. - HS lắng nghe cách giơ thẻ.. - 1HS đọc.. - HS giơ thẻ. - HS nhận xét và nêu ra cách chọn thẻ của mình. - HS nghe và nhắc lại các ý đúng..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> mới đảm bảo an toàn cho mình và cho mọi người. * Hoạt động 3: Thi vẽ tranh cổ động về an toàn giao thông - GV nêu yêu cầu HS vẽ tranh vận động mọi người chấp hành tốt khi tham gia giao thông. - GV giúp đỡ HS hoàn thành bài vẽ của mình. - Trưng bày sản phẩm, nhận xét. - Tuyên dương những HS có bài vẽ hay sáng tạo. - GV kết luận chung: Tôn trọng luật giao thông là quyền và trách nhiệm của mỗi người khi tham gia giao thông. 4. Củng cố: - Gọi HS nhắc lại nội dung của bài. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Về nhà ôn lại các bài đạo đức đã học và tự giác khi tham gia giao thông.. - HS vẽ tranh.. - HS trưng bày sản phẩm của mình. - HS lắng nghe và nhắc lại.. - HS nhắc lại nội dung của bài.. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. Luyện đọc – Viết: CHÁY NHÀ HÀNG XÓM I. Mục tiêu: - Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ khó. Ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. - Hiểu nghĩa một số từ mới: bình chân như vại, tứ tung, bén, cuống. - Hiểu được nội dung của câu chuyện: Câu chuyện khuyên chúng ta thường xuyên quan tâm, giúp đỡ người khác, nhất là hành xóm láng giềng tốt lử tắt đèn có nhau. - Luyện viết đoạn 1 của bài trình bày đẹp đúng cỡ chữ. II. Đồ dùng dạy học: - Sách Tiếng Việt 2 – tập 2. Vở ghi chiều. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3HS đọc nối tiếp bài “ Người làm đồ chơi” và trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc. - Gọi HS nêu nội dung : Tấm lòng nhận hậu, tình cảm quý trọng của bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. - GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> * Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học. * Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài và nêu cách đọc. - Gọi HS đọc nối tiếp theo câu. GV chú ý lắng nghe sửa sai phát âm cho HS. - GV chia đoạn ( 2 đoạn) - Gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. GV chú ý cách ngắt nghỉ hơi của HS. - Gọi HS đọc chú giải. - Luyện đọc bài theo nhóm. - Gọi các nhóm thi đọc. Bình chọn nhóm đọc hay. - GV nhận xét. + Thấy có nhà cháy, mọi người trong làng làm gì ? ( mọi người đổ ra, kẻ thùng, người chậu, ai nấy tìm cách dập đám cháy.) + Trong lúc mọi người chữa cháy, người hàng xóm làm gì ? ( Anh ta vẫn trùm chăn, bình chân như vại) + Anh ta còn nghĩ gì ?( Anh ta nghĩ: Cháy nhà hàng xóm chữ có cháy nhà mình đâu mà lo) + Chuyện gì đã xảy ra với anh hàng xóm ? ( lửa to, gió mạnh làm tàn lửa bay tứ tung, bén sang nhà anh ta. Anh ta cuống cuồng dập lửa nhưng không kịp. Mọi thứ đã bị thiêu sạch) + Ta thấy anh hàng xóm là người như thế nào ? ( Anh hàng xóm là người ích kỉ) + Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? ( cần phải quan tâm, giúp đỡ người khác, nhất là hàng xóm lắng giềng ) * Luyện viết: Đoạn 1. - GV đọc đoạn viết. - Gọi 1HS đọc lại. - Đoạn viết có mấy câu ? (4 câu) - Trong đoạn viết có những chữ nào phải viết hoa ? Vì sao ? ( Trong, Cả, Riêng, Cháy viết hoa vì là những chữ đầu câu.) - GV đọc bài HS viết. - Đọc bài HS soát lỗi. - GV chấm bài. Nhận xét bài viết của HS. 4. Củng cố: - Gọi HS nhắc lại nội dung của bài. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Về nhà ôn lại các bài tập đọc đã học trong học kì II và chuẩn bị bài sau ôn tập.. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> CHIỀU. Thể dục: ÔN TUNG VÀ BẮT BÓNG THEO NHÓM 3 NGƯỜI – TRÒ CHƠI : "CHUYỂN ĐỒ VẬT ".. I. Mục tiêu: - Ôn tung và bắt bóng nhóm 3 người .Yêu cầu thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác – Chơi trò chơi : “Chuyển đồ vật”. Yêu cầu biết cách chơi tương đối chủ động . II. Địa điểm phương tiện: - Sân bãi chọn nơi thoáng mát, bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ sân tập đảm bảo an toàn luyện tập. - Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi , … III. Các hoạt động dạy học: Nội dung và phương pháp dạy học a/Phần mở đầu : - GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. - Kiểm tra trang phục. - Cho lớp khởi động. - Kiểm tra bài cũ. - GV nhận xét, đánh giá. - Tập bài thể dục phát triển chung 1 lần 2 x 8 nhịp. - Chạy chậm trên địa hình tự nhiên 100 – 200 m - Chơi trò chơi “ Chim bay có bay ” b/ Phần cơ bản : * Ôn tung và bắt bóng theo nhóm ba người . -Yêu cầu Ba người đứng đối diện theo hình tam giác, ba em đều tung và bắt bóng qua lại cho nhau bằng cả hai tay. Tung bóng sao cho bóng bay thành vòng cung vừa tầm bắt của bạn lần đầu tung, bắt theo sự di chuyển tiến lên hay lùi xuống sau đó chuyển sang phải, sang trái để bắt bóng cứ như vậy tung qua bắt lại không để bóng rơi xuống đất càng nhiều lần càng tốt . *Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân : 4 – 5 phút *Chơi trò chơi : “Chuyển đồ vật”. - Nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi để HS nắm được. - Yêu cầu tập hợp thành các đội có số người bằng nhau - HS lần lượt từng cặp ra thực hiện chơi thử một lượt. Sau đó cho chơi chính thức. - Nhắc nhớ đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi và chú Lop3.net. Đội hình luyện tập. - Đội hình hàng ngang.     - Đội hình vòng tròn. GV.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> ý một số trường hợp phạm qui. c/Phần kết thúc: -Yêu cầu HS làm các thả lỏng. - Đi chậm xung quanh vòng tròn hít thở sâu . - GV nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà ôn tung và bắt bóng cá nhân. Tin: GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY -----------------------------------------------------Chính tả : (nghe - viết ) THÌ THẦM I. Mục tiêu : - Nghe viết chính xác trình bày đúng bài thơ “Thì thầm”  Viết đúng tên một số nước Đông Nam Á . Điền đúng vào chỗ trống các âm đễ lẫn tr/ ch hoặc thanh hỏi thanh ngã, giải đúng câu đố . II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết 3 lần các từ ngữ bài tập 3. Dòng thơ 2 của bài tập 2. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: -Yêu cầu cả lớp viết vào nháp một số từ - 3HS lên bảng viết các từ có ấm đầu bắt mà HS ở tiết trước thường viết sai . đầu là s / x hoặc tiếng mang âm giữa là o, ô hay viết sai trong tiết trước. - Cả lớp viết vào giấy nháp. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài - Lớp lắng nghe giới thiệu bài. -Nghe viết bài thơ: “Thì thầm” - Hai em nhắc lại đầu bài. b) Hướng dẫn nghe viết : 1/ Hướng dẫn chuẩn bị : - Đọc mẫu bài viết (Thì thầm ) -Lớp lắng nghe giáo viên đọc . -Yêu cầu ba em đọc lại bài cả lớp đọc - 3HS đọc lại bài. Cả lớp đọc thầm tìm thầm theo. hiểu nội dung bài. - Những sự vật , con vật nào nói chuyện - Các sự vật con vật trong bài là : Gió thì với nhau trong bài thơ ? thầm với lá , lá thì thầm với cây ; hoa thì thầm với ong bướm , trời thì thầm với sao, Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> sao trời tưởng im lặng hóa ra cũng thì thầm cùng nhau. -Yêu cầu lấy bảng con và viết các tiếng - Lớp thực hành viết từ khó vào bảng con . khó - Giáo viên nhận xét đánh giá. - Đọc cho HS viết vào vở. - Lớp nghe và viết bài vào vở. - Đọc lại để HS soát bài , tự soát lỗi và - Nghe và tự soát lỗi bằng bút chì. ghi số lỗi ra ngoài lề vở. - Thu tập chấm điểm và nhận xét. - Nộp bài lên để GV chấm điểm . c/ Hướng dẫn làm bài tập Bài 2: - Nêu yêu cầu của bài tập 2. - HS nêu lại yêu cầu bài tập 2 . - Gọi 2 em đọc tên các nước Đông Nam - Hai em đọc tên các nước khu vực Đông Á lớp đọc đồng thanh. Nam Á. -Yêu cầu HS nhắc lại cách ghi tên nước - Hai em nhắc lại cách viết tên các nước ( ngoài. Thái Lan viết hoa hai chữ đầu câu các - Lưu ý HS nắm lại cách viết tên nước nước khác có dấu gạch nối giữa các tiếng trong mỗi tên *Ví dụ ngoài. Bru – nây ; In – đô – nê – xi – a . Bài 3: - Nêu yêu cầu của bài tập. - Một em nêu bài tập 3 sách giáo khoa . -Yêu cầu cả lớp làm vào vở . - HS làm vào vở : - Gọi HS chữa bài. Lời giải: - đằng trước – ở trên ( lời giải câu đố : Cái chân ) - đuổi ( lời giải : cầm đũa và cơm vào miệng ) - Gọi 2 em đọc lại các câu văn đã được điền hoàn chỉnh trước lớp . -Yêu cầu lớp quan sát nhận xét bài bạn. - Em khác nhận xét bài làm của bạn . 4. Củng cố: - GV nhận xét đánh giá tiết học. - Nhắc nhớ trình bày sách vở sạch đẹp. 5. Dặn dò: - Dặn về nhà học bài và làm bài xem -Về nhà học bài và làm bài tập trong sách trước bài mới giáo khoa và xem trước bài sau.. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Tiết 1:. Tiết 2:. Thứ tư ngày 11 tháng 5 năm 2011 Âm nhạc: GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY -------------------------------------------------Tập đọc: MƯA. I. Mục tiêu: - Biết ngắt nhịp hợp lý khi đọc các dòng thơ, khổ thơ. - Hiểu nội dung: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa, thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc 2 – 3 khổ thơ) II.Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài thơ , tranh chụp con Ếch . III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 em lên nối tiếp nhau kể lại câu chuyện - Ba em nối tiếp kể lại câu chuyện : “Sự tích chú Cuội cung trăng” “Sự tích chú Cuội cung trăng” - Nêu lên nội dung ý nghĩa câu - GV nhận xét, cho điểm. chuyện. 3.Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Lớp theo dõi, GV giới thiệu. - Vài HS nhắc lại đầu bài. b) Luyện đọc: 1/ Đọc mẫu bài chú ý đọc đúng diễn cảm bài - Lắng nghe GV đọc mẫu. thơ - Theo dõi hướng dẫn để đọc đúng ( giọng gấp gáp nhấn giọng các từ gợi tả sự dữ và ngắt nghỉ hơi hợp lí theo hướng dội của cơn mưa ) dẫn GV . 2/ Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Lần lượt đọc từng dòng thơ ( đọc -Yêu cầu HS đọc từng dòng thơ. tiếp nối mỗi em 2 dòng) . - Yêu cầu đọc từng khổ thơ trước lớp. - Nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trước lớp. - Mời HS đọc từng khổ thơ trong nhóm . - Lần lượt đọc từng khổ thơ trong nhóm. -Yêu cầu lớp đọc đồng thanh bài thơ . - Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ. c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : - Yêu cầu cả lớp đọc thầm 3 khổ thơ đầu bài thơ. - Lớp đọc thầm 3 khổ đầu của bài Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> thơ . - Tìm những hình ảnh gợi tả cơn mưa trong bài + Mây đen lũ lượt kéo về , mặt trời thơ ? chui vào trong mây ; chớp , mưa nặng hạt , lá xòe tay hứng làn gió mát , gió hát giọng trầm giọng cao , sấm rền chạy trong mưa rào . - Yêu cầu lớp đọc thầm khổ thơ 4 của bài . - Lớp đọc thầm khổ thơ 4 . -Cảnh sinh hoạt gia đình ngày mưa ấm cúng như +Cả nhà ngồi bên bếp lửa, bà xâu thế nào? kim, chị ngồi đọc sách, mẹ làm bánh khoai - Yêu cầu đọc thầm khổ thơ còn lại . - Đọc thầm khổ thơ 5 trả lời câu hỏi. - Vì sao mọi người lại thương bác ếch ? + Vì bác lặn lội trong mưa gió để xem từng cụm lúa đã phất cờ chưa . - Hình ảnh của bác ếch gợi cho em nhớ tới ai ? +Đến các bác nông dân đang lặn lội làm việc ngoài đồng trong gió mưa . d) Học thuộc lòng bài thơ : - Mời một em đọc lại cả bài thơ . - Một em khá đọc lại cả bài thơ - Hướng dẫn đọc thuộc lòng khổ thơ và cả bài - Ba em nối tiếp thi đọc từng khổ thơ. của bài thơ. -Yêu cầu lớp thi đọc thuộc lòng cả bài thơ . -Thi đọc thuộc lòng bài thơ trước lớp . -Theo dõi bình chọn em đọc tốt nhất -Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay . 4. Củng cố: - Gọi HS nhắc lại nội dung bài. - 3HS nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét đánh giá tiết học. 5. Dặn dò: - Dặn về nhà học thuộc bài và xem trước bài Về nhà học thuộc bài, xem trước mới. bài mới : “ Trên con tàu vũ trụ” Tiết 3:. Toán: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC. I. Mục tiêu : - Học sinh củng cố về góc vuông, trung điểm của đoạn thẳng. - Ôn tập củng cố về tính chu vi hình tam giác, tứ giác, hình vuông và hình chữ nhật . II. Đồ dùng dạy học: - Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ . III. Các hoạt động dạy học:. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Hoạt động của thầy 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng chữa bài tập về nhà - GV nhận xét đánh giá . 3.Bài mới: a) Giới thiệu bài: “ Ôn tập về hình học” b/ Luyện tập : Bài 1: - Gọi HS nêu bài tập 1 . -Yêu cầu học sinh tự làm và chữa bài . - Gọi một em lên bảng giải bài toán . -Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài .. Hoạt động của trò. - 1HS lên bảng chữa bài tập 4 - 2HS khác nhận xét . *Lớp theo dõi giới thiệu bài. - Quan sát và tìm hiểu nội dung bài toán . - Ba em mỗi em nêu một mục a, b, c a/ Có 7 góc vuông , các đỉnh góc vuông là : A, E , M, N, B , D , C và các cạnh ,… b/Trung điểm của đoạn AB là M đoạn ED là N c/ Trung điểm của đoạn AE là I, đoạn MN là K - Em khác nhận xét bài làm của bạn .. - Gọi HS khác nhận xét bài bạn. - GV nhận xét đánh giá.. Bài 2: - Mời 1HS đọc đề bài 2 . - Hai em đọc đề bài tập 2 . - Yêu cầu nhắc lại cách tính chu vi tam giác. - Mời 1 em lên bảng giải bài . - Cả lớp thực hiện vào vở . -Yêu cầu lớp thực hiện vào vở. - Một em lên bảng giải bài . Giải: Chu vi tam giác ABC là : 35 + 26 + 40 = 101 ( cm) Đáp số: 101 cm - Gọi HS khác nhận xét bài bạn. - Lớp nhận xét kết quả bài bạn . - Nhận xét đánh giá bài làm HS. Bài 3: - Mời 1HS đọc đề bài . - Một em đọc đề bài 3 . - Hỏi HS về nội dung đề bài toán . - Yêu cầu cả lớp làm vào vở. - Lớp thực hiện làm vào vở . - Mời 1HS lên bảng giải bài. - 1HS lên bảng giải bài . Giải : Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là : ( 125 + 68 ) x 2 = 386 (m) Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Đáp số: 386 m - Gọi HS khác nhận xét bài bạn. - Nhận xét đánh giá bài làm HS. Bài 4 . - Mời 1HS đọc đề bài . - Hỏi HS về nội dung đề bài toán. - Ghi tóm tắt đề bài lên bảng. - Yêu cầu cả lớp làm vào vở. - Mời 1HS lên bảng giải bài.. - Một em đọc yêu cầu đề bài . -Tìm dự kiện và yêu cầu đề bài . - HS làm bài vào vở. - Một em lên bảng giải . Giải: Chu vi hình chữ nhật là : ( 60 + 40 ) x 2 = 200 (m) Diện tích hình vuông là: 200 : 4 = 50 ( m) Đáp số: 50m - Em khác nhận xét bài của bạn .. - Gọi HS khác nhận xét bài bạn. - Nhận xét đánh giá bài làm HS. 4. Củng cố: - Gọi HS nhắc lại nội dung của bài. -Vài HS nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét đánh giá tiết học. 5. Dặn dò: - Dặn về nhà học và làm bài tập, xem -Về nhà học và làm bài tập số 3 còn lại và trước bài sau. chuẩn bị bài sau. Tiết 4:. Tập viết: ÔN CHỮ HOA A , M , N , V ( Kiểu 2 ). I. Mục tiêu : - Viết đúng và tương đối nhanh các chữ hoa (kiểu 2) : A , M (1dòng), N , V (1dòng) viết đúng tên riêng An Dương Vương (1 dòng) và câu ứng dụng : Tháp Mười đẹp nhất bông sen /Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ hoa mẫu chữ viết hoa A , M , N , V về tên riêng An Dương Vương và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài viết ở nhà của HS. -Yêu cầu nêu nghĩa về từ câu ứng dụng.. - GV nhận xét đánh giá . 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b)Hướng dẫn viết trên bảng con *Luyện viết chữ hoa : -Yêu cầu tìm các chữ hoa có trong bài : A , D, V, T, M, N, B, H - Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. -Yêu cầu tập viết vào bảng con các chữ vừa nêu . *Học sinh viết từ ứng dụng tên riêng -Yêu cầu đọc từ ứng dụng An Dương Vương - Giới thiệu An Dương Vương là tên hiệu thục phán vua nước Aâu Lạc cách đây 2000 năm. *Luyện viết câu ứng dụng : -Yêu cầu 1HS đọc câu . -Tháp Mười đẹp nhất bông sen / Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ . - Hướng dẫn hiểu nội dung câu ứng dụng. -Yêu cầu luyện viết những tiếng có chữ hoa là danh từ riêng . c) Hướng dẫn viết vào vở: -Nêu yêu cầu viết các chữ A , M một dòng cỡ nhỏ .. Hoạt động của trò. - Hai HS lên bảng viết tiếng (Phú Yên ; Yêu trẻ , trẻ hay đến nhà / Yêu già , già để tuổi cho ) - Lớp viết vào bảng con Phú Yên - Em khác nhận xét bài viết của bạn . - Lớp theo dõi GV giới thiệu. -Vài HS nhắc lại đầu bài.. - Tìm ra các chữ hoa có trong tên riêng An Dương Vương và các chữ hoa có trong bài: A, D, V, T, M, N, B, H . - Lớp theo dõi và thực hiện viết vào bảng con .. - 1HS đọc từ ứng dụng .. - Lắng nghe để hiểu thêm về tên hiệu của nước ta cách đây 2000 năm. - Một em đọc lại câu ứng dụng . - Câu thơ ca ngợi Bác Hồ là người Việt Nam đẹp nhất . - Luyện viết từ ứng dụng bảng con (Tháp Mười , Việt Nam ) - Lớp thực hành viết chữ hoa tiếng trong câu ứng dụng. - Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của GV. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Âm : N , V : 1 dòng . -Viết tên riêng An Dương Vương, 2 dòng cỡ nhỏ -V iết câu ứng dụng 2 lần . - Nhắc nhớ tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu d/ Chấm chữa bài - GV chấm từ 5- 7 bài HS. - Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm 4. Củng cố: -Yêu cầu lần lượt nhắc lại cách viết chữ hoa và câu ứng dụng. - GV nhận xét đánh giá. 5. Dặn dò: - Dặn về nhà học bài và xem trước bài mới .. - Nộp vở từ 5- 7 em để chấm điểm .. - Nêu lại các yêu cầu tập viết chữ hoa và danh từ riêng. -Về nhà tập viết nhiều lần và xem trước bài mới. CHIỀU Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ THIÊN NHIÊN. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY I. Mục tiêu: - Nêu đựoc một số từ ngữ nói về lợi ích của thiên nhiên đối với con người và vai trò của con người đối với thiên nhiên(BT1, BT2). - Điền dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ trống cho thích hợp trong đoạn văn (BT3). II. Đồ dùng dạy học : - Phiếu khổ to viết nội dung bài tập 1 và 2 . - Tranh ảnh về thiên nhiên và những sáng tạo của con người tô điểm cho thiên nhiên. Bút dạ + 3 tờ phiếu khổ to viết truyện vui bài tập 3 III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: -Yêu cầu 2 em đọc lại đoạn văn có dùng phép nhân hóa tả về bầu trời buổi sáng hoặc tả vườn cây đã học ở tiết TLV tuần 35. - Chấm tập hai bàn tổ 4.. Hoạt động của trò. - 2HS lên bảng đọc đoạn văn có sử dụng phép nhân hóa tả về cảnh bầu trời vào buổi sáng hoặc tả về vườn cây . - HS khác nhận xét bài bạn .. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×