Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Khái quát chung về tổ chức công tác kế toán tại XNDPTW2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.1 KB, 8 trang )

PHẦN II
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI
XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG2
I_ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Phòng tài chính- kế toán của xí nghiệp có chức năng theo dõi toàn bộ các mặt
liên quan tới tài chính của xí nghiệp nhằm sử dụng vốn đúng mục đích, đúng chế
độ , chính sách, hợp lý và phục vụ cho sản xuất có hiệu quả. Đồng rhời có nhiệm
vụ tổ chức thực hiện toàn bộ kế toán và thống kê trogn phạm vi xí nghiệp giúp lãnh
đạo xí nghiệp tổ chức công tác thông tin kinh tế và phân tích hợp đồng kinh tế:
hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong xí nghiệp thực hiện đầy đủ chế
độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán, chế đọ quản lý kinh tế tài chính
Để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, trình độ quản lý, xí nghiệp áp dụng
hình thức tổ chức công tác kế toán kiể tập trung. Phong kế toán có 11 nhân viên kế
toán trong đó có 1 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp và các kế toán viên khác.
Ngoài ra còn 4 nhân viên kinh tế phân xưởng tương ứng với 4 phân xưởn của xí
nghiệp, có nhiệm vụ thu thập thông tin tại từng phân xưởng thông báo cho kế toán
trưởng. Bốn nhân viên này ngoài sự quản lý của kế toán trưởng còn chịu sự quản lý
của các quản đốc phân xưởng
2. Mô hình tổ chức hệ thống kế toán tại XNDPTW2

Sơ đồ 5: Sơ đồ bộ máy kế toán của xí nghiệp
3. Chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận trong hệ thống kế toán của đơn vị
- Kế toán trưởng: kiêm trưởng phòng kế toán chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát
công việc của các kế toán viên, tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với quy mô sản
xuất kinh doanh của xí nghiệp , giải thích các báo cáo tài chính với các cơ quan
quản lý cấp trên như: Sở y tế Hà nội, cục quản lý vốn và tài sản của Nhà nước,
cục thuế... Đồng thời kế toán trưởng còn có nhiệm vụ tham mưu tình hình tài
chính và thông tin kịp thời cho giám đốc về tình hình tài chính , sản xuất kinh
doanh của xí nghiệp
- Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng kế toán: Có nhiệm vụ tổng hợp các thông tin


từ các nhân viên kế toán phần hành để lên bảng cân đối tài khoản và lập báo cáo
cuối kì. Phó phòng phụ trách điều hành công việc cho các kế toán viên liên
Trưởng phòng kế
toán
Máy tính Phó phòng kế toán
Kế
toán
thanh
toán
Kế
toán
tiêu
thụ
Kế toán
giá
thành
Kế
toán
TSCĐ
Kế
toán
lương
Thu
ngân
Thủ
quỹ
Kế
toán
ngân
hàng

Kế
toán
kho
Nhân viên kinh tế
phân xưởng tiêm
Nhân viên kinh
tế phân xưởng
viên
Nhân viên kinh
tế phân xưởng
chế phẩm
Nhân viên
kinh tế phân
xưởng cơ khí
quan đến công việc đi sâu vào hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong
nội bộ xí nghiệp( các nghiệp vụ kho, giá thành, tiêu thụ....). Ngoài ra phó phòng
còn có trách nhiệm các đề tài nghiên cứu ( quản lý về mặt tài chính của đề tài,
kiểm tra tính hợp lý các khoản chi của đề tài, làm báo cáo các thống kê các loại.
- Kế toán giá thành: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ giá thành kế hoạch và giá thành
thực tế của các mặt hàng, các quy cách. Mặt khác kế toán giá thành còn có
nhiệm vụ tập hợp chi phí để tính giá thành của từng loại sản phẩm được sản
xuất ở từng phân xưởng trong từng thời kỳ tính giá thành. Từ đó, xó các đề
xuất, các biện pháp hạ giá thành, cung cấp thông tin cho các hoạt động kinh tế
và dự đoán chi phí kì sau. Đồng thời kế toán giá thành còn phải xem xét giá
thành của một số mặt hành mới, định kì lập báo cáo giá thành theo các khoản
mục, yếu tố.
- Kế toán thanh toán : Có nhiệm vụ kiểm tra hoá đơn thanh toán, chứng từ mà
phòng cung ứng, dưới kho chuyển lên để phản ánh ghi sổ các nghiệp vụ phát
sinh như: Hoá đơn thanh toán với người bán, thanh toán với ngân hàng, thanh
toán với người mua ( thông qua kế toán tiêu thụ)...Định kì kế toán thanh toán

lập toàn bộ thuế GTGT đầu vào để chuyển cho kế toán tiêu thụ lập báo cáo thuế
GTGT
- Kế toán lương : Tính lương, thưởng, các chế độ chính sách cho toàn bộ cán bộ
công nhân viên trong xí nghiệp, dựa trên các quy định Nhà nước để có các
phương pháp tính phù hợp đối với từng đối tượng. Kế toán lương có quan hệ
chặt chẽ với phong tổ chức lao động về các vấn đề liên quan như
BHXH,KPCĐ,BHYT
- Kế toán ngân hàng: Theo dõi các khoản tiền gửi , tiền vay, các khoản tiền phải
nộp bằng uỷ nhiệm chi của xí nghiệp để lên sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay
- Kế toán tài sản cố định: Theo dõi tình hình biến động về TSVĐ và tính khấu
hao hợp lý trên cơ sở phân loại TSCĐ phù hợp với tình hình sử dụng và tỷ lệ
khấu hao theo quy định
- Kế toán tiêu thụ : có nhiệm vụ tập hợp các hoá đơn, chứng từ liên quan đến việc
bán hàng, tiêu thụ để ghi sổ ( cả về số lượng,giá trị). Hàng tháng trước 10 ngày
phải lập báo cáo thuế GTGT
- Kế toán thành phẩm: Có nhiệm vụ theo dõi tập hợp chứng từ liên quan đến số
lượng thành phẩm nhập,xuất kho theo các mục đích khác nhau
- Kế toán nguyên vật liệu: Theo dõi trực tiếp việc xuất nguyên vật liệu cho sản
xuất, nhập nguyên vật liệu từ ngoài vào. Đồng thời kế toán nguyên vật liệu lập
các chứng từ liên quan, tập hợp chi phí nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ cho
từng đối tượng sử dụng, theo dõi giá vốn nguyên vật liệu xuất bán
- Thủ quỹ: Là người quản lý quỹ tiền mặt của xí nghiệp, thu , chi tiền mặt theo
chứng từ, cuối ngày lập báo cáo quỹ. Số tiền thực tế trong két và số tiền thu chi
phải luôn khớp với sổ sách
- Các nhân viên kinh tế phân xưởng: hàng tháng phải phối hợp với kế toán kho,
kế toán giá thành để lên bảng tổng hợp Nhập- xuất- tồn nguyên vật liệu, phục
vụ cho sản xuất tại xí nghiệp. Ngoài ra nhân viên phân xưởng phải thông tin kịp
thời các tình huống đột xuất ở phân xưởng để có biện pháp xử lý kịp thời
- Vì xí nghiệp có quy mô lớn, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều nên để góp
phần bảo đảm sự chính xác của thông tin kế toán xí nghiệp đã áp dụng máy tính

vào công tác quản lý kế toán . Bộ phận vi tính được sử dụng để lên nhật kí từng
tháng. Việc áp dụng máy tính vào công tác kế toán đã góp phần làm tăng độ
chính xác của thông tin, kịp thời để xử lý khối lượng công tác lớn, nâng cao
trình độ nghiệp vụ cho cán bộ kế toán. Phần máy tính do kế toán trưởng trực
tiếp phụ trách và hướng dẫn các nhân viên phòng kế toán thực hiện
Với cách bố trí và sắp xếp nhân sự trong phòng kế toán như vậy đã tạo cho bộ
máy kế toán của xí nghiệp hoạt động một cách nhịp nhàng, đồng bộ
II. CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI XÍ NGHIỆP
1. Chính sách kế toán chung áp dụng tại xí nghiệp
- Niên độ kế toán, kỳ kế toán
Xí nghiệp áp dụng niên độ kế toán là một năm, bắt đầu từ ngày 1/1 đến hết ngày
31/12. Kỳ kế toán là tháng
- Đơn vị tiền tệ sử dụng chính thức tại xí nghiệp là tính theo đơn vị Việt Nam
đồng. Mọi giao dịch mà phát sinh ngoại tẹ đều phải được quy đổi sang tiền Việt
Nam theo tỷ giá thực tế tại ngày phát sinh
- Phương pháp tính giá thành phẩm xuất kho: Đơn vị áp dụng theo phương pháp
bình quân cả kỳ dự trữ
- Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang: là đánh giá theo nguyên vật
liệu chính và phân bổ giá thành theo khoản mục
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Xí nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao đều
theo tỷ lệ khấu hao đăng ký với Nhà nước
2. Hệ thống chứng từ, tài khoản
a, Hệ thống chứng từ
Đối với hệ thống chứng từ thì xí nghiệp đã sử dụng các chứng từ theo mẫu quy
định chung của Bộ tài chính. Ngoài ra để quản lý chặt hơn , xí nghiệp có quy định
một số chứng từ riêng như: Bảng kê thanh toán, giấy xin khất nợ
b, Hệ thống tài khoản
Xí nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp ban
hành theo quyết định số 1141 TC/QĐKT ra ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài
chính. Tuy nhiên để phục vụ yêu cầu quản lý về thông tin và đặc điểm quá trình

×