Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Thực tập sinh lý thực vât

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.8 MB, 35 trang )

Báo cáo thực tập Sinh lý thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng
Trường ĐHKH-Huế
Khoa Sinh Học
Báo cáo

Huế, 11/2010
SV: Phạm Văn Hồng
Báo cáo thực tập Sinh lý thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng
Bài 1: KỸ THUẬT PHÒNG THÍ NGHIỆM
1.Mở đầu:
2.Mục đích:
Sinh viên cần nắm các kỹ thuật phòng thí nghiệm nhằm :
-Đảm bào an toàn cho tất cả mọi người khi tiến hành thí nghiệm
-Thí nghiệm được tiến hành chính xác, hiệu quả và nhanh
chóng.
-Cách xử lý các sự cố trong phìng thí nghiệm
-Giúp kiểm soát được các thí nghiệm hoặc thực nghiệm, nếu có
sai sót ta có thể dễ phát hiện chỗ sai và sửa chữa mà không mất
quá nhiều thời gian
-Viết tường trình thực tập đầy đủ và chính xác.
3.Yêu cầu:
-Sinh viên cần phải nhận thức được tầm quan trong của nội quy
phòng thí nghiệm.
-Sinh viên cần phải nắm vững các nội quy phòng thí nghiệm
trước khi bắt đầu các bài thực hành của mình trong phòng thí
nghiệm và có lịch làm việc cụ thể.
-Mỗi sinh viên đều phải có số theo dõi thí nghiệm riêng và năm
cách ghi chép ở số theo dõi một cách khoa học, thuận tiện trong
việc theo doi thí nghiệm và viết tường trình thực tập.
-Năm cách viết bào cáo thực tập sao cho người đọc có thể tiếp
nhận thông tin nhanh và rõ ràng, đồng thời những người quan


tâm có thể lặp lại thí nghiệm từ những thông tin thu được kể
trên.
-Nắm vững nguyên lý làm việc của từng thiết bị để sử dụng
đúng cách.
-Cần phải biết đặc tính của từng hóa chất và tính nguy hiểm của
nó để có biện pháp bảo quản hóa chất thích hợp:
+ Khi mua một loại hóa chất nào nên chú ý đọc nhãn hóa chất
để biết hóa chất đó nên được bảo quản ở nhiệt độ nào để bảo
quản đúng cách và không làm thay đổi tính chất, và loại hóa
chất đó tan trong gì…
+ Khi pha một loại hóa chất nào đó cần chú ý viết đủ thông tin
trên nhãn ghi: Tên hóa chất, nồng độ, tên hóa chất, ngày pha.
+ Mỗi loại hóa chất sau khi pha chỉ để trong 2 tháng nên chỉ
pha một lượng vừa đủ dùng.
-Sinh viên cần phỉa biết nồng độ cần thiết của hóa chất sẽ sử
dụng, dự đoán được các phản ứng hóa học và nơi vứt bỏ những
hóa chất thừa hoặc còn lại sau thí nghiệm.
-Chỉ sử dụng những thiết bị phục vụ cho bài thực hành, đọc kỹ
hướng dẫn sử dụng trước khi thao tác.
-Trước khi vào bài thực hành:
SV: Phạm Văn Hồng
Báo cáo thực tập Sinh lý thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng
+ Sinh viên phải chuẩn bị trước bài thực tập thông qua việc đọc
trước tài liệu hoặc sự hướng dẫn của giáo viên. Nhờ vậy, họ biết
trước những việc sẽ phải làm, những hóa chất cần phải sử dụng,
những dụng cụ thủy tinh cần thiết, những thiế bị, dụng cụ đo họ
sẽ cần dùng
+Cần nghiên cứu kĩ mục đích- yêu cầu và nội dung toàn bộ bài
hướng dẫn.
+ Hiểu rõ nguyên tắc của mỗi thí nghiệm để thấy được cơ sở

khoa học của việc đề ra các phương pháp thực nghiệm
+ Đọc cẩn thận cách tiến hành thí nghiệm để hiểu được tiến
trình của nó, nếu có vấn đề gì không rõ cần xem lại các khái
niệm, các kiến thức có liên quan với lý thuyết để làm sáng tỏ
vấn đề trong bài
- Trong giờ thực hành: cần thực hiện đúng các thao tác và quy
trình thí nghiệm.
4. Các kỹ thuật phòng thí nghiệm:
4.1 Nội quy phòng thí nghiệm:
- Sinh viên phải chuẩn bị trước bài thực tập thông qua việc đọc
trước tài liệu hoặc sự hướng dẫn của giáo viên.
- Nắm vững nguyên lí làm việc của từng thiết bị để sử dụng
đúng cách.
- Trước khi thực hành thí nghiệm, sinh viên sẽ được kiểm tra sự
chuẩn bị cho bài thực tập, chỉ những sinh viên đạt yêu cầu mới
được làm bài thực hành.
- Sinh viên cần phải biết đặc tính của từng hóa chất và tính
nguy hiểm của nó.
- Sinh viên cần phải biết nồng độ cần thiết của hóa chất sẽ sử
dụng, dự đoán được các phản ứng hóa học và nơi vất bỏ những
hóa chất thừa hoặc còn lại sau thí nghiệm
- Chỉ sử dụng những thiết bị phục vụ cho bào thực hành, đọc kỹ
hướng dẫn sử dụng trước khi thao tác.
- Không được phép ăn uống, hút thuốc trong phòng thí nghiệm
- Không được phép chạy nhảy, đùa nghịch hoặc sử dụng các
dụng cụ thí nghiệm sai mục đích
- Nếu làm đổ, vỡ bất cứ vật gì trong phòng thí nghiệm thì phải
thong báo ngay lập tức cho giáo viên phụ trách, có trách nhiệm
thu dọn hiện trường và bồi thường.
- Nền nhà luôn phải được giữ khô để tránh bị trượt ngã.

- Sinh viên phải biết vị trí của các thiết bị an toàn trong phòng
thí nghiệm: bình chữa cháy…
- Giáo trình thực tập, sách vở cần phải để gọn gàng, đúng chỗ
tránh xa hóa chất, bếp lửa.
SV: Phạm Văn Hồng
Báo cáo thực tập Sinh lý thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng
- Sau khi kết thúc thí nghiệm, sinh viên phải có trách nhiệm dọn
vệ sinh nơi mình làm việc và phân công lẫn nhau để dọn vệ sinh
những nơi dung chung và toàn phòng thí nghiệm. Sắp xếp các
dụng cụ thí nghiệm vào đúng vị trí quy định.
- Chú ý thu dọn những mảnh thủy tinh vào các thùng đựng
chuyên dụng.
- Tuyệt đối không được phép đổ các hóa chất còn lại vào các hộp
đựng ban đầu.Trong phòng thí nghiệm luôn có các thùng để
chứa đựng các hóa chất còn lại sau thí nghiệm.. Cần thận trọng
với những hóa chất có nguy cơ cao đối với môi trường.
4.2 Những mục đích và yêu cầu đối với sổ theo dõi thực
tập:
*Mục đích:
- Ghi vào trong sổ theo dõi thực tập quá trình chuẩn bị thí
nghiệm cũng như các thao tác, các bước tiến hành thí nghiệm.
Sự thông thạo các bước tiến hành hoặc sự tuân thủ lịch trình
giúp ta kiểm soát được các thí nghiệm hoặc thực nghiệm.
-Sự đăng ký hay sắp xếp tốt các bước tiến hành và quan trắc
cẩn thận sẽ giúp ích trong việc làm báo cáo. Chúng ta không thể
nhớ hết các việc đã làm để viết báo cáo nếu chúng ta không ghi
vào sổ theo dõi. Cần phải chú ý nhiều hơn đến các thao tác và
các sự quan trắc không được đề cập trong sách hướng dẫn.
- Sổ theo dõi là phương tiện giao tiếp tốt nhất. Các điều ghi
trong sổ theo dõi cần phải rõ rang để mọi người đều có thể đọc

được.
* Cần phải để ý đến sổ theo dõi. Sau mỗi buổi thực tập nên
kiểm tra lại sổ để xem mọi điều ghi được đủ rõ ràng chưa. Các
chỉ dẫn:
- Cần phải có đầy đủ các nội dung.
- Cần phải đánh số tất cả các trang trong sổ theo dõi
- Cần phải dùng bút bi để viết, không dung bút chì.
- Số liệu ghi được là số liệu thô nghĩa là các số liệu chưa được
tính toán.
- Các số liệu phải rõ ràng để có thể đọc được.
- Luôn ghi số liệu ở trang bên phải.
- Trang bên trái còn lại dung để mô tả số liệu.
- Cần phải trình bày báo cáo theo đúng quy định.
- Luôn ghi thời gian/ ngày thực hiện thí nghiệm.
- Luôn ghi số thứ tự, tên bài thí nghiệm.
- Ghi lại tất cả những ngoại lệ.
- Ghi lại tất cả các thiết bị đã sử dụng.
- Ghi lại đặc điểm của tất cả hóa chất được sử dụng.
SV: Phạm Văn Hồng
Báo cáo thực tập Sinh lý thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng
- Ghi lại các biện pháp an toàn đã áp dụng.
Tất cả các nội dung trên đều cần phải ghi vào sổ theo dõi nếu
như có thể.
- Mỗi sinh viên đều phải có sổ theo dõi thí nghiệm riêng của
mình ngay cả khi họ cùng làm một nhóm.
4.3 Những điều cần lưu ý khi viết tường trình thực tập:
- Cần lập một sườn chung để đảm bảo không quên một nội dung
nào trong toàn bộ công việc.
- Tường trình thực tập phải chứa tất cả các thông tin liên quann
đến bào thực hành và phải được viết sao cho: người đọc có thể

thu nhận thông tin nhanh, rõ ràng và những người quan tâm có
thể lặ lại thí nghiệm từ những thông tin thu được kể trên.
- Tường trình thực tập nên được viết trên máy tính.
- Tùy từng bài thực tập mà ta có thể chọn lọc thông tin để thu
được bản tường trình tốt.
4.4 Cách chuyển đổi nồng độ dung dịch:
- Sinh viên cần nắm cách chuyển đổi nồng độ dung dịch để có
thể pha dung dịch hóa chất với nồng độ thích hợp:
+ Từ C% theo thể tích suy ra CN và CM
+Từ CN sang CM và C%
+ Từ C% theo thể tích tình % theo trọng lượng
+ Từ C% theo trọng lượng tính % theo thể tích, ptg và đương
lượng
4.5 Thủ thuật làm sạch dụng cụ thí nghiệm:
- Dung dịch rửa rất quan trọng trong việc làm sạch dụng cụ thí
nghiệm vì dung dịch rửa có thể loại trừ các chất bẩn hấp phụ lên
bề mặt đo, đong đếm.
- Dung dịch rửa 1:
+ Na
3
PO
4
: 5-10g
+Na
2
CO
3
: 5-10g
+Xà phòng: 3g
+H

2
O: 100ml
- Dung dịch rửa 2: K
2
Cr
2
O
7
10% trong H
2
SO
4
đậm đặc ( VK
2
Cr
2
O
7
= VH
2
SO
4
).
- Đầu tiên rửa dụng cụ thí nghiệm trong dung dịch 1 rồi ngâm
trong dung dịch 2 khoảng 1 ngày và rửa lại bằng nước và nước
cất, sau đó sấy khô.
-Đối với nút cao su và ống cao su, ta phải rửa qua những chất
bám nấu 5 phút trong dung dịch NaOH 0,5N, rửa nước lạnh, sau
đó lại nấu 5 phút trong dung dịch HCl 5%. Cuối cùng rửa sạch
bằng nước lạnh và nước cất.

SV: Phạm Văn Hồng
Báo cáo thực tập Sinh lý thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng
4.6 Xử lý khi có sự cố trong phòng thí nghiệm:
- Cần nắm các kỹ thuật trong khi pha hóa chất để đảm bảo an
toàn cho bản than và mọi người.
Vd: + Khi pha loãng các acid thì phải cho acid từ từ vào nước và
tránh làm ngược lại.
+ Trong trường hợp nếu acid quá mạnh thì khi pha acid nên
để bình trong chậu nước.
+ Khi hút acid phải dùng pipet có gắn với ống hút bằng cao
su và thao tác lấy hóa chất phải cẩn thận tránh vương vãi ra
ngoài.
- Trong trường hợp nếu hóa chất vương ra ngoài phải dung nước
dội sạch và lau khô.
- Nếu hóa chất vương vào tay chân cần phải xử lý như sau:
+Với acid thì rửa qua nước lạnh sau đó bôi lên chỗ bỏng bằng
dung dịch NaHCO
3
1%
+ Với bazơ thì rửa qua nước lạnh sau đó bôi lên chỗ bỏng bằng
dung dịch acid acetic 1%
+ Nếu hóa chất bắn vào mắt thì dung nước lạnh xối mạnh
hoặc NaCl 1%
+ Uống phải acid thì súc miệng và uống nước lạnh có MgO 1%
+ Uống phải base thì súc miệng và uống nước lạnh có NaHCO
3

1%
- Không được tự ý lấy hóa chất và dụng cụ thí nghiệm ra khỏi
phòng thí nghiệm hoặc trao đổi với phòng bạn.

- Khi sử dụng điện phải chú ý để tay thật khô, khi cắm điện cần
chú ý 110V hay 220V.
- Khi sử dụng máy móc và đĩa cân thì phải tránh không cho hóa
chất vương vãi vào máy, lau chùi và giữ gìn cần thận các loại
máy móc, cân khi sử dụng.
- Không hút bằng ống hút khi còn ít hóa chất trong lọ.
5. Thí nghiệm:
- Pha 50ml NaOH 1M; 50ml NaOH 0,3M.
- Pha 50ml HCl 1M; 50ml HCl 0,3M.
- Pha 50ml dung dịch NaCl 10%.
5.1 Hóa chất và dụng cụ:
5.1.1 Hóa chất:
- NaOH
- Dung dịch HCl.
- Nước cất.
SV: Phạm Văn Hồng
Báo cáo thực tập Sinh lý thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng
5.1.2 Dụng cụ:
- Cân, giấy cân, muỗng, giấy lau, cốc đong, đũa thủy tinh, bình
định mức.
- Pipet 10ml, pipet 2ml, bình đựng dung dịch pha,
- Bút ghi nhãn, băng keo, giấy ghi nhãn.
5.2 Tiến hành:
5.2.1 Thí nghiệm 1: Pha 50ml dung dịch NaOH 1M
* Thao tác tiến hành:
- Lấy 50ml nước cất vào bình định mức.
- Ban đầu, cân 2g NaOH nguyên chất sau đó cho vào cốc đong,
sau đó cho khoảng 20ml nước cất vào cốc đong, rồi dung đũa
thủy tinh khuấy tan NaOH, rồi cho vào bình đựng dung dịch, sau
đó dung lượng nước cất còn lại trong bình định mức vào cốc

đong để tráng sạch cốc đong rồi cho hết vào bình đựng dung
dịch.
- Tiếp theo dung bút ghi nhãn sau đó dán lên chai. Trên nhãn sẽ
ghi những thông tin: Tên hóa chất, nồng độ dung dịch, ngày
pha, tên người pha.
* Giải thích:

V
n
CM
=
=> n
NaOH
= C
M
. V
NaOH
= 1. 0,05= 0,05 (mol)
Khối lượng NaOH cần để pha 50ml dung dịch NaOH 1M:
m
NaOH
= 40. 0,05= 2g.
*Chú ý:
- Muốn pha hóa chất phải dùng nước cất.
- Trước khi dùng hóa chất nào cũng nên chú ý đến thời gian pha
hóa chất.
- Hóa chất chỉ để được trong 2 tháng, nếu để lâu hơn sẽ ảnh
hưởng đến các thí nghiệm vậy nên khi pha hóa chất chỉ nên pha
một lượng vừa đủ dùng.
5.2.2 Thí nghiệm 2: Pha 50ml dung dịch NaOH 0,3M

* Thao tác tiến hành:
- Lấy 50ml nước cất vào bình định mức.
- Ban đầu, cân 0,6g NaOH nguyên chất sau đó cho vào cốc
đong, sau đó cho khoảng 20ml nước cất vào cốc đong, rồi dung
đũa thủy tinh khuấy tan NaOH, rồi cho vào bình đựng dung dịch,
sau đó dung lượng nước cất còn lại trong bình định mức vào cốc
đong để tráng sạch cốc đong rồi cho hết vào bình đựng dung
dịch.
SV: Phạm Văn Hồng
Báo cáo thực tập Sinh lý thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng
- Tiếp theo dung bút ghi nhãn sau đó dán lên chai. Trên nhãn sẽ
ghi những thông tin: Tên hóa chất, nồng độ dung dịch, ngày
pha, tên người pha.
* Giải thích:

V
n
CM
=
=> n
NaOH
= C
M
. V
NaOH
= 0,3. 0,05= 0,015 (mol)
Khối lượng NaOH cần để pha 50ml dung dịch NaOH 1M:
m
NaOH
= 40. 0,015= 0,6g.

5.2.3 Thí nghiệm 3: Pha 50ml dung dịch HCl 1M
* Thao tác tiến hành:
- Lấy 45,9ml nước cất vào bình định mức.
- Ban đầu, dùng pipet 10ml lấy 4,1 ml dung dịch HCl đậm đặc.
Tiếp theo, cho từ từ lượng acid trong pipet vào bình đựng dung
dịch đã có chứa nước cất.
- Tiếp theo dung bút ghi nhãn sau đó dán lên chai. Trên nhãn
sẽ ghi những thông tin: Tên hóa chất: HCl, nồng độ dung dịch:
1M, ngày pha, tên người pha.
* Giải thích:
Ta có công thức đổi từ CM sang C%:

10d
M.C
C%
M
=
Trong đó:
C%: nồng độ phần trăm dung dịch
CM: nồng độ mol dung dịch
d : khối lượng riêng dung dịch.
M: Khối lượng phân tử.
Suy ra nông độ phần trăm của dung dich HCl 1M:
(36,5.1)/(10.1,19)= 3,067%
Vậy thể tích dung dịch HCl đậm đặc cần để pha 50ml dung dịch
HCl 1M là:
C
%HClđ
. V
HClđ

= C%
dd pha
. V
dd pha
=> V
HClđ
= (3,067. 50)/ 37= 4,1 ml
5.2.3 Thí nghiệm 4: Pha 50ml dung dịch HCl 0,3M
* Thao tác tiến hành:
- Lấy 48,8ml nước cất vào bình định mức.
SV: Phạm Văn Hồng
Báo cáo thực tập Sinh lý thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng
- Ban đầu, dùng pipet 2ml lấy 1,2 ml dung dịch HCl đậm đặc.
Tiếp theo, cho từ từ lượng acid trong pipet vào bình đựng dung
dịch đã có chứa nước cất.
- Tiếp theo dung bút ghi nhãn sau đó dán lên chai. Trên nhãn
sẽ ghi những thông tin: Tên hóa chất: HCl, nồng độ dung dịch:
1M, ngày pha, tên người pha.
* Giải thích:
Ta có công thức đổi từ CM sang C%:

10d
M.C
C%
M
=
Trong đó:
C%: nồng độ phần trăm dung dịch
CM: nồng độ mol dung dịch
d : khối lượng riêng dung dịch.

M: Khối lượng phân tử.
Suy ra nông độ phần trăm của dung dịch HCl 1M:
(36,5.0,3)/(10.1,19)= 0,92%
Vậy thể tích dung dịch HCl đậm đặc cần để pha 50ml dung dịch
HCl 1M là:
C
%HClđ
. V
HClđ
= C%
dd pha
. V
dd pha
=> V
HClđ
= (0,92. 50)/ 37= 1,2 ml
5.2.3 Thí nghiệm 5: Pha 50ml dung dịch NaCl 0,1M
* Thao tác tiến hành:
- Lấy 50ml nước cất vào bình định mức.
- Ban đầu, cân 0,2925g NaCl nguyên chất sau đó cho vào cốc
đong, sau đó cho khoảng 20ml nước cất vào cốc đong, rồi dùng
đũa thủy tinh khuấy tan NaCl, rồi cho vào bình đựng dung dịch,
sau đó dùng lượng nước cất còn lại trong bình định mức vào cốc
đong để tráng sạch cốc đong rồi cho hết vào bình đựng dung
dịch.
- Tiếp theo dùng bút ghi nhãn sau đó dán lên chai. Trên nhãn sẽ
ghi những thông tin: Tên hóa chất: NaCl, nồng độ dung dịch 0,1
M, ngày pha, tên người pha.
* Giải thích:
V

n
CM
=
=> n
NaCl
= C
M
. V
NaCl
= 0,1. 0,05= 0,005 (mol)
SV: Phạm Văn Hồng
Báo cáo thực tập Sinh lý thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng
Khối lượng NaOH cần để pha 50ml dung dịch NaCl 0,1M:
m
NaCl
= 58,5. 0,015= 0,2925g.
6. Kết luận:
Thông qua bài thực tập này, em đã hiểu thêm về :
- Những nguyên tắc cần phải tuân theo khi vào phòng thí
nghiệm để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung
quanh.
- Tác phong làm việc, cách sắp xếp công việc một cách khoa học
để đảm bảo thuận lợi trong quá trình làm thí nghiệm hoặc làm
đề tài nghiên cứu.
- Cách bảo quản hóa chất
- Cách làm sạch dụng cụ thí nghiệm.
- Cách chuyển đổi nồng độ dung dịch để có thể pha dung dịch
với nồng độ cần dùng
- Cách pha dung dịch đúng kỹ thuật.
- Cách xử lý khi có sự cố trong phòng thí nghiệm

- Cách viết sổ theo dõi thực tập
- Cách viết tường trình thực tập
SV: Phạm Văn Hồng
Báo cáo thực tập Sinh lý thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng
Bài 2. PHƯƠNG PHÁP TRỒNG CÂY THÍ NGHIỆM
1.Mở đầu:
Trồng cây thí nghiệm thường có hai cách:
Trồng trong phòng thí nghiệm
Trồng ngoài thực địa
Trồng cây thí nghiệm ngoài đồng ruộng:
Ưu điểm: Mang tính chất tự nhiên
Nhược điểm: Lặp đi lặp lại khó khăn, phải chịu ảnh hưởng
của thời tiết
Khắc phục: Dùng các phương pháp toán học như thống kê,
xác suất, hồi quy,.. để xử lý số liệu thu được.
Trồng cây trong phòng thí nghiệm:
Nhược điểm: Điều kiện không giống tự nhiên
Ưu điểm: cho phép lặp lại nhiều lần, cho ra kết quả nhanh
Chủ yếu của phương pháp này là trồng cây trông chậu, hoặc
trong một số môi trường dinh dưỡng khác nhau.
2. Dụng cụ và hóa chất:
2.1 Dụng cụ:
- 4 Chậu bằng nhựa, 8 ống nhựa hở hai đầu, 1 bình phun sương,
giấy báo lớn, rổ, vải màn
3. Tiến hành:
3.1 Chuẩn bị đất
- Địa điểm: đất được lấy ở chân cầu Bạch Hổ
- Đất sau khi được lấy về sẽ được đập vụn, nghiền nhỏ và sẽ
được đặt trên báo rải thành lớp có chiều dày 2-3mm, để ở chỗ
thoáng ráo, trong điều kiện không khí bình thường.

- Đồng thời, nhặt tạp chất lẫn trong đất.
- Sau đó, dùng rổ có lỗ với kích thước vừa phải, không quá lớn
để sàng lọc đất, chỉ lấy những phần đất mịn, tơi, không bám
thành cục lớn.
3.2 Chuẩn bị chậu:
- Rửa sạch chậu, để ráo nước.
- Dùng vải màn cắt từng miếng tròn có đường kính bằng đường
kính của chậu.
- Chuẩn bị đá sỏi với kích thước vừa phải và rửa sạch.
3.3 Chuẩn bị hạt giống:
- Chuẩn bị hạt đậu xanh và hạt bắp
- Chọn những hạt có kích thước đồng đều và không bị hỏng.
3.4 Tiến hành:
3.4.1 Xử lý hạt giống:
SV: Phạm Văn Hồng
Báo cáo thực tập Sinh lý thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng
- Ban đầu cho ngâm hạt giống ở trong nước ở nhiệt độ 60
0
C (3
sôi: 2 lạnh) trong 2 giờ để tiêu diệt vi khuẩn.
- Sau đó lấy hạt ra rải trên đĩa petri có lót giấy thấm nước và để
trong tủ ấm ở 30-35
0
C trong khoảng 6-8h
3.4.2 Chậu trồng cây:
- Chọn các chậu có cùng kích cỡ.
- Ở mỗi chậu cho vào một lớp đá sỏi đã được rửa sạch, để khô ở
đáy chậu.
- Tiếp theo, rải lớp vải màng lên trên lớp đá.
- Tiếp đó cắm ống nhựa rỗng hai đầu vào chậu.

- Sau đó cho đất đã được xử lý như trên vào chậu
SV: Phạm Văn Hồng
Báo cáo thực tập Sinh lý thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng
* Lưu ý:
- Lượng đất và đá cho vào mỗi chậu là như nhau.
- Không để đất lấp ống nhựa rỗng hai đầu.
3.4.3 Thao tác:
- Sau khi hạt đã nảy mầm, dùng panh chọn những hạt nảy mầm
nào đồng đều như nhau.
- Dùng que cắm xuống đất thành những lỗ có độ sâu như nhau,
sau đó thả nhẹ những hạt đã nảy mầm xuống, đùn nhẹ đất vào.
- Sau khi gieo hạt nảy mầm vào đất, tưới nước vào ống nhựa và
theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
4. Kết quả:
- Số lá, chiều cao đậu và bắp sau 10 ngày, 20 ngày
Một số hình ảnh:
SV: Phạm Văn Hồng
Báo cáo thực tập Sinh lý thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng
SV: Phạm Văn Hồng

×