Tải bản đầy đủ (.doc) (206 trang)

KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2021-2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.79 MB, 206 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

KẾ HOẠCH
PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TỈNH QUẢNG TRỊ
GIAI ĐOẠN 2021-2025

Quảng Trị, tháng 12 năm 2020


Các từ viết tắt
ADB

Ngân hàng phát triển châu Á

ATNĐ

Áp thấp nhiệt đới

BĐKH

BĐKH

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DVCĐ

Dựa vào cộng đồng

FDI



Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GRDP

Tổng sản phẩm trong tỉnh

KTTV

Khí tượng thủy văn

HĐND

Hội đồng nhân dân

IDA

Hiệp hội phát triển quốc tế

JICA

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

KKL

Không khí lạnh


NGO

Tổ chức phi chính phủ

ODA

Viện trợ phát triển chính thức

PCTT

Phịng chống thiên tai

PTNT

Phát triển nơng thơn

QLRRTT

Quản lý rủi ro thiên tai

RSQH

Rà soát qui hoạch

SXKD

Sản xuất kinh doanh

THCS


Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thơng

TKCN

Tìm kiếm cứu nạn

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Uỷ ban nhân dân

UBQG

Uỷ ban Quốc gia

USD

Đô la Mỹ

WB

Ngân hàng thế giới



MỤC LỤC
PHẦN 1.
I.
II.
III.
1.
2.
PHẦN 2.
CHƯƠNG I.
CHƯƠNG II.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
CHƯƠNG III.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

10.

11.
CHƯƠNG IV.
1.
2.
3.
4.

GIỚI THIỆU CHUNG
MỞ ĐẦU
SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Mục đích
u cầu
CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA KẾ HOẠCH
CÁC CĂN CỨ ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH
ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TỰ NHIÊN, DÂN SINH,
KTXH, CSHT CHỦ YẾU
Vị trí địa lý
Đặc điểm địa hình, địa chất
Đặc điểm khí hậu, thủy văn, tình hình thiên tai trên địa
bàn
Đặc điểm dân sinh
Đặc điểm KTXH
Đặc điểm CSHT
HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC PCTT
Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đén công tác PCTT
Hệ thống chỉ huy PCTT các cấp và quy chế phối hợp
Công tác dự báo, cảnh báo sớm
Vật tư, phương tiện, trang thiết bị, phục vụ công tác PCTT
Lực lượng cứu hộ, cứu nạn

Thông tin, truyền thông trong PCTT
Năng lực, nhận thức cộng đồng trong PCTT
Đánh giá năng lực và CSHT PCTT
Đánh giá thực hiện lồng ghép nội dung PCTT trong các
chương trình, dự án, kế hoạch, quy hoạch của các ngành,
phát triển KTXH
Đánh giá về cơng tác phục hồi, tái thiết
Năng lực tài chính
ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI
Phạm vi đánh giá
Mức độ ảnh hưởng của thiên tai và tình trạng dễ bị tổn
thương
Đánh giá thực trạng CSHT và tình trạng dễ bị tổn thương
Đánh giá năng lực PCTT

01
01
01
02
02
02
03
03
04
04
05
07
10
12
14

15
15
16
17
18
18
18
19
19
21

22
23
23
23
23
35
38


5.
CHƯƠNG V.
1.
2.
3.
CHƯƠNG VI.
1.
2.
CHƯƠNG VII.
1.

2.
CHƯƠNG VIII.
1.
2.
3.
4.
5.

Mức độ rủi ro thiên tai
CÁC BIỆN PHÁP PCTT
Giai đoạn phòng ngừa, giảm thiểu
Giai đoạn ứng phó
Giai đoạn tổ chức khắc phục hậu quả, tái thiết
LỒNG GHÉP NỘI DUNG PCTT
Nguyên tắc lồng ghép
Nội dung lồng ghép
XÁC ĐỊNH NGUỒN LỰC, BIỆN PHÁP ƯU TIÊN,
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Nguồn lực thực hiện
Biện pháp ưu tiên và tiến độ thực hiện
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Xây dựng kế hoạch tài chính
Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch
Báo cáo thực hiện kế hoạch
Rà soát, đánh giá, cập nhật kế hoạch
Tổ chức thực hiện
CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO

40
43

44
50
56
59
60
60
62
62
63
64
64
64
64
65
65
01 - 135


1

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH
Phòng chống thiên tai tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số

/QĐ-UBND ngày
tháng
năm
2020 của UBND tỉnh Quảng Trị)

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG
I. MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020, cơng tác phịng, chống và giảm nhẹ
thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có những bước phát triển đáng kể,
chuyển dần từ bị động ứng phó sang chủ động phịng ngừa. Các địa phương
trong tỉnh đã chủ động hơn trong công tác phịng, chống và giảm nhẹ thiên tai,
góp phần quan trọng vào việc phát triển KTXH; trong đó, cơng tác lập Kế hoạch
PCTT 05 năm và cập nhật hàng năm giữ vai trị rất quan trọng và ln được
chính quyền các cấp và các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Trước diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp, Chính phủ đã ban hành Nghị
quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 về công tác PCTT (sau đây gọi là Nghị quyết
76) nhằm nâng cao năng lực, chủ động PCTT, thích ứng với BĐKH, giảm tổn thất
về người và tài sản; tạo điều kiện phát triển bền vững và từng bước xây dựng
cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành kế
hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 76 tại Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày
03/10/2019, yêu cầu các Bộ, ngành, UBND các tỉnh triển khai thực hiện.
UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Kế hoạch số 3537/KH-UBND ngày
14/8/2018 triển khai thực hiện Nghị quyết 76 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Lập Kế hoạch PCTT tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021- 2025 là nhiệm vụ
trọng tâm trong Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 76 của Chính phủ
trên địa bàn tỉnh; xác định mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của công tác PCTT trong
05 năm đến để các sở, ban ngành, đoàn thể và UBND các cấp tổ chức triển khai
thực hiện.
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Quảng Trị là tỉnh thuộc khu vực duyên hải Miền Trung, nằm trong khu

vực chuyển tiếp giữa hai miền Bắc - Nam, có địa hình chiều ngang hẹp, ngắn,
dốc, có bờ biển dài 75 km và khí hậu phức tạp. Với đặc điểm như vậy, Quảng
Trị là một trong các tỉnh thường chịu các loại hình thiên tai với tần suất và mức


2
độ lớn so với trong nước; trong đó, nhiều nhất là bão, lũ lụt, ngập úng, hạn hán,
xâm nhập mặn, lốc xốy, giơng sét và sạt lở đất.
Trong bối cảnh BĐKH hiện nay, địa bàn tỉnh thường xuyên phải đối mặt
và chịu nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra, trong khi diễn biến thiên tai ngày càng
phức tạp, khó lường, không theo quy luật như trước đây, tần suất tăng lên, cường
độ ngày càng mạnh hơn rõ rệt.
Thiên tai hàng năm trên địa bàn tỉnh đã gây thiệt hại đến tính mạng người,
tài sản xã hội và của nhân dân. Theo số liệu thống kê, tổng giá trị thiệt hại do
thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh từ năm 1989 - 2020 là:
- Về người: Chết: 307 người; Bị thương: 942 người; dịch bệnh: 23.983 người.
- Về tài sản: Khoảng trên 15.100 tỷ đồng.
Đặc biệt, chỉ riêng trong năm 2020, thiên tai đã gây ra những hậu quả hết
sức nặng nề trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, làm 57 người chết, 53 người bị thương,
thiệt hại về tài sản khoảng trên 4.252 tỷ đồng.
Vì vậy, để cơng tác Phòng chống thiên tai thực sự chủ động trong việc bố
trí nguồn lực, phân cơng nhiệm vụ, phối hợp thực hiện giữa các cấp, các ngành,
giữa các địa phương, đơn vị; phù hợp với Quy hoạch phát triển KTXH của tỉnh,
phục vụ hiệu quả cơng tác phịng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả và tái thiết
sau thiên tai, việc xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai tỉnh Quảng Trị
giai đoạn 2021 - 2025 là nhiệm vụ thật sự cần thiết, cần khẩn trương xây dựng
và phê duyệt để triển khai thực hiện.
III. MỤC ĐÍCH, U CẦU
1. Mục đích
Xây dựng và ban hành Kế hoạch PCTT tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 2025 phù hợp với thực tiễn địa phương và các hướng dẫn, quy định của pháp

luật; lồng ghép vào Kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh.
2. Yêu cầu
Kế hoạch PCTT cấp tỉnh gồm các nội dung chính sau đây:
a) Đánh giá, cập nhật hằng năm về đặc điểm dân sinh, KTXH và CSHT
trong phạm vi quản lý;
b) Xác định, đánh giá rủi ro thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường gặp,
ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động KTXH trong phạm vi quản lý;
c) Xác định nội dung và biện pháp PCTT phù hợp với các cấp độ rủi ro
thiên tai và loại thiên tai cụ thể nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai, chú ý khu vực
nguy hiểm và các đối tượng dễ bị tổn thương;
d) Xác định phương pháp, cách thức lồng ghép nội dung PCTT vào quy
hoạch, kế hoạch phát triển KTXH;


3
đ) Xác định nguồn lực và tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế
hoạch PCTT;
e) Xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện, kiểm
tra, theo dõi việc thực hiện Kế hoạch PCTT.
PHẦN 2. CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA KẾ HOẠCH
CHƯƠNG I
CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH

Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013;
Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ quy định
tổ chức, hoạt động Ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN;
Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý
an tồn đập, hồ chứa nước;

Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác
PCTT;
Thông tư số 05/2016/TT-BKHĐT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai và quy
hoạch, kế hoạch phát triển ngành, KTXH;
Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng ngừa, ứng
phó và khắc phục hậu quả thiên tai;
Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính
phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;
Quyết định số 03/2020/QĐ-TTg ngày 13/01/2020 của Thủ tướng Chính
phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;
Quyết định số 649/QĐ-TTg ngày 30/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt kế hoạch PCTT quốc gia đến năm 2020;
Quyết định số 1857/QĐ-BTNMT ngày 29/8/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc phê duyệt và công bố kết quả phân vùng bão và xác định
nguy cơ bão, nước dâng do bão cho khu vực ven biển Việt Nam;
Quyết định số 2901/QĐ-BTNMT ngày 16/12/2016 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về kết quả cập nhật phân vùng bão, xác định nguy
cơ bão, nước dâng do bão và phân vùng gió cho các vùng ở sâu trong đất liền


4
khi bão mạnh, siêu bão đổ bộ;
Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 13/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về
cơng tác phịng tránh lũ quét và sạt lở đất;
Công văn số 1145/BXD-KHCN ngày 28/5/2015 của Bộ Xây dựng về
hướng dẫn nhà an tồn theo các cấp bão;
Cơng văn số 26/TWPCTT ngày 19/3/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương
về PCTT về việc rà soát Kế hoạch PCTT cấp tỉnh;

Quyết định số 02/QĐ-TWPCTT ngày 18/2/2020 của Ban Chỉ đạo Trung
ương về phòng chống thiên tai về việc ban hành sổ tay hướng dẫn xây dựng
phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai;
Quyết định số 3764/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh Quảng
Trị ban hành Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn
tỉnh Quảng Trị;
Thực hiện nhiệm vụ được UBND tỉnh giao tại văn bản số 1234/UBNDNN ngày 24/3/2020.
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KTXH, CSHT
CHỦ YẾU
1. Vị trí địa lý
Quảng Trị là một tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam, nơi chuyển tiếp
của hai miền địa lý Bắc - Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 75 km theo hướng Bắc
- Nam, chiều ngang trung bình của tỉnh 63,9 km, (chiều ngang rộng nhất
75,4 km, chiều ngang hẹp nhất 52,5 km). Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy (tỉnh
Quảng Bình), phía Nam giáp hai huyện A Lưới, Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên
Huế), phía Tây giáp tỉnh Savanakhet (Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào), với
chiều dài biên giới chung với Lào là 206 km, được phân chia bởi dãy Trường
Sơn hùng vĩ, phía Đơng giáp biển Đơng với chiều dài bờ biển 75km và được án
ngữ bởi đảo Cồn Cỏ, có tọa độ địa lý 17°9′36″ vĩ Bắc và 107°20′ kinh Đông,
đảo Cồn Cỏ cách bờ biển (Mũi Lay) 25 km, diện tích khoảng 4 km². Giới hạn
bởi hệ tọa độ địa lý như sau:
Cực Bắc: 17010′00″ độ vĩ Bắc, thuộc địa phận thôn Mạch Nước xã Vĩnh
Thái, huyện Vĩnh Linh; Cực Nam: 16 018′00″ độ vĩ Bắc, thuộc bản A Ngo, xã A
Ngo, huyện Đa Krông; Cực Đông: 107053′28″ độ Kinh Đông, thuộc thôn Thâm
Khê, xã Hải Khê, Hải Lăng; Cực Tây: 106028′55″ độ kinh Đông, thuộc địa phận
đồn biên phịng Cù Bai, xã Hướng Lập, Hướng Hóa.
Diện tích tự nhiên: 4.739,82 km2, tỉnh có 10 đơn vị hành chính gồm 01
thành phố loại II trực thuộc tỉnh (thành phố Đông Hà), 01 thị xã (Quảng Trị), 03



5
huyện miền núi (Hướng Hóa, ĐakRơng, Cam Lộ), 04 huyện đồng bằng (Vĩnh
Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng) và 01 huyện đảo (Cồn Cỏ).

Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Trị
2. Đặc điểm địa hình, địa chất
2.1. Đặc điểm địa hình
Diện tích Quảng Trị tuy khơng lớn nhưng địa hình lãnh thổ rất đa dạng,
dốc từ Tây sang Đông tạo thành 4 vùng địa lý tự nhiên: biển, đồng bằng, trung
du và miền núi. Núi ở Quảng Trị có độ cao từ 250 m ÷ 2.000 m xen kẽ với các
dải đồi cao thấp khác nhau, ăn sâu vào lãnh thổ Việt Nam tạo ra Tây và Đông
Trường Sơn. Phía Tây dựa vào sườn phía Đơng dãy Trường Sơn có cao độ từ
700 ÷ 2.000 m, kế tiếp là vùng trung du, vùng đồi bát úp cao 250 m ÷ 400 m.
Phía Đơng giáp biển Đơng là dải cồn cát chạy dài gần 70 km bờ biển, độ cao
trung bình từ 08 ÷ 20 m, rộng khoảng 05 đến 06 km. Nằm kẹp giữa vùng núi cao
và vùng cồn cát ven biển là dải đồng bằng nhỏ hẹp, rộng khoảng 10 km, cao độ
từ -0,5 m ÷ +8 m tạo thành thế lịng chảo, diện tích chiếm trên 10% diện tích tự
nhiên tồn tỉnh; đây là nơi tập trung dân chiếm trên 85% dân số toàn tỉnh.


6
Do cấu tạo của dãy Trường Sơn, địa hình Quảng Trị thấp dần từ Tây sang
Đông, Đông Nam và chia thành 4 dạng địa hình: vùng núi cao phân bố ở phía
Tây từ đỉnh dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp; vùng trung du và đồng bằng
nhỏ hẹp chạy dọc tỉnh; kế đến là vùng cát nội đồng và ven biển. Do địa hình
phía Tây núi cao, chiều ngang nhỏ hẹp nên hệ thống sông suối đều ngắn và dốc.
- Địa hình núi cao phân bố ở phía Tây từ dãy Trường Sơn đến miền đồi bát
úp, chiếm diện tích lớn nhất, có độ cao từ 250 ÷ 2.000 m, độ dốc 20 - 300. Địa
hình phân cắt mạnh, độ dốc lớn, q trình xâm thực và rửa trơi mạnh. Các khối

núi điển hình là Động Voi Mẹp, Động Sa Mui, Động Châu, Động Vàng. Địa
hình vùng núi có thể phát triển trồng rừng, trồng cây lâu năm và chăn ni đại
gia súc. Tuy nhiên phần lớn địa hình bị chia cắt mạnh, sông suối, đèo dốc nên đi
lại khó khăn, làm hạn chế trong việc xây dựng CSHT như giao thông, mạng lưới
điện... cũng như tổ chức đời sống xã hội và sản xuất. Tuy nhiên có tiềm năng
thủy điện nhỏ khá phong phú.
- Địa hình gị đồi, núi thấp là phần chuyển tiếp từ địa hình núi cao đến địa
hình đồng bằng, chạy dài dọc theo tỉnh. Có độ cao từ 50 ÷ 250 m, một vài nơi có
độ cao trên 500 m. Địa hình gị đồi, núi thấp (vùng gò đồi trung du) tạo nên các
dải thoải, lượn sóng, độ phân cắt từ sâu đến trung bình. Khối bazan Gio Linh Cam Lộ có độ cao xấp xỉ 100 ÷ 250 m dạng bán bình ngun, lượn sóng thoải,
vỏ phong hóa dày, khối bazan Vĩnh Linh nằm sát ven biển, có độ cao tuyệt đối
từ 50 ÷ 100 m. Địa hình gị đồi, núi thấp thích hợp cho trồng cây công nghiệp
như cao su, hồ tiêu, cây ăn quả lâu năm.
- Địa hình đồng bằng là những vùng đất được bồi đắp phù sa từ hệ thống
các sơng, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối từ 25 ÷ 30 m. Bao
gồm đồng bằng Triệu Phong được bồi tụ từ phù sa sông Thạch Hãn khá màu mỡ;
đồng bằng Hải Lăng, đồng bằng sơng Bến Hải tương đối phì nhiêu. Đây là vùng
trọng điểm sản xuất lương thực, nhất là sản xuất lúa ở các huyện Hải Lăng,
Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh.
- Địa hình ven biển chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố dọc ven biển.
Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc phân bố dân cư. Một số khu
vực có địa hình phân hóa thành các bồn trũng cục bộ dễ bị ngập úng khi có mưa
lớn hoặc một số khu vực chỉ là các cồn cát khô hạn, sản xuất chưa thuận lợi, làm
cho đời sống dân cư thiếu ổn định.
2.2. Đặc điểm địa chất
Cấu trúc địa chất trên phạm vi tỉnh Quảng Trị khá phức tạp, đó là nơi giao
nhau của 2 đới uốn nếp Quảng nam - Đà Nẵng và đới uốn nếp Bình Trị Thiên,
ranh giới của 2 đới là đứt gãy sâu Rào Quán - Đakrông kéo dài theo phương Tây
Bắc - Đông Nam1.


Báo cáo tổng quan Địa chất và Tài nguyên, khoáng sản tỉnh Quảng Trị của Cục địa chất và khống
sản Việt Nam (Bộ Cơng nghiệp) năm 2001.
1


7
Cấu thành 2 đới trên gồm các thành hệ trầm tích lục nguyên, lục nguyên
phun trào, lục nguyên Carbonat bị biến chất chủ yếu và uốn nếp mạnh tạo nên
các phức nếp lồi lớn nhỏ khác nhau.
Tham gia vào cấu trúc 2 đới trên cịn có các khối đá xâm nhập từ siêu
mafic đến axit thuộc 8 phức hệ từ Paleozoi sớm đến Paleogen.Trên diện tích tỉnh
Quảng Trị phát triển rộng rãi các trầm tích Paleozoi, cịn các trầm tích Mosozoi
và Kainozoi chiếm diện tích khơng lớn.
Tài ngun khống sản của tỉnh Quảng Trị khá phong phú và đa dạng, đặc
biệt là khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng và làm vật liệu xây dựng.
Theo tài liệu hiện có, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 130 mỏ và điểm khống
sản, trong đó có 86 điểm, mỏ vật liệu xây dựng và nguyên liệu sản xuất xi măng
với các loại chủ yếu như đá vôi, đá sét và các chất phụ gia (như đá bazan, quặng
sắt), sét gạch ngói, cát cuội sỏi, cát thủy tinh, cao lanh... Ngồi ra cịn có các
điểm, mỏ khống sản khác như vàng, titan, than bùn...
3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn, tình hình thiên tai trên địa bàn
3.1. Đặc điểm khí hậu:
Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao,
chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào. Quảng Trị cũng được coi là vùng có khí
hậu khá khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khơ nóng thổi mạnh từ
tháng 3 đến tháng 8 thường gây nên hạn hán. Từ tháng 9 đến tháng 02 năm sau
chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc kèm theo mưa nên dễ gây lũ lụt.
Nhiệt độ trung bình năm từ 24.50 ÷ 25.50C ở vùng đồng bằng, 220 ÷ 230C
ở vùng núi (độ cao khoảng gần 400 mét). Mùa lạnh thường bắt đầu từ tháng 12
năm trước đến tháng 02 năm sau, với nhiệt độ trung bình xuống dưới 20.5 0C ở

vùng đồng bằng, dưới 19.50C ở vùng núi. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 đến
tháng 8, với nhiệt độ trung bình trên 28 0C ở vùng đồng bằng, trên 250C ở vùng
núi. Biên độ nhiệt giữa các tháng lạnh nhất và nóng nhất trong năm chênh lệch
080 ÷ 100C.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.100 ÷ 2.500 mm, số ngày mưa
trong năm dao động từ 130 ÷ 160 ngày ở vùng đồng bằng và 170 ÷ 190 ngày ở
vùng núi. Chế độ mưa ở Quảng Trị biến động rất mạnh theo các mùa và cả các
năm. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 12, trong đó trên 50% lượng
mưa năm tập trung vào tháng 9 đến tháng 11. Mùa khô thường kéo dài tháng 01
đến tháng 7 năm sau, với tổng lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20 ÷ 25% tổng
lượng mưa năm.
Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 83 ÷ 88%. Giữa hai miền Đông
và Tây Trường Sơn chế độ ẩm cũng phân hóa khác nhau. Tháng 4 đến tháng 8 là
các tháng có độ ẩm thấp trong năm, tháng 4 có năm độ ẩm thấp nhất xuống đến
18 ÷ 21%. Trong những tháng mùa mưa, độ ẩm tương đối trung bình thường
trên 85%, có khi lên đến 88 ÷ 90%.


8
Tổng số giờ nắng hàng năm trên khu vực khá cao đạt từ 1790 - 1820 giờ.
Các tháng có số giờ nắng cao thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 8, vùng
đồng bắc số giờ nắng đạt trên 200 giờ/tháng trong khoảng thời gian này.
Lượng bốc hơi hàng năm có sự phân hóa giữa 2 vùng, đồng bằng lượng
bốc hơi lớn đạt khoảng 1200 ÷ 1300 mm, trong khi vùng núi chỉ khoảng 800 ÷
850 mm.
Hàng năm chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Tây Nam
(GMTN) và gió mùa Đơng Bắc. Đặc biệt gió Tây Nam khơ nóng ở Quảng Trị là
hiện tượng rất điển hình, được đánh giá là dữ dội nhất ở nước ta. Trong các đợt
gió Tây Nam khơ nóng, nhiệt độ có thể lên tới 40 0 ÷ 420C. Trung bình mỗi năm
có khoảng 60 ÷ 70 ngày nắng nóng ở vùng đồng bằng.

Quảng Trị cũng là nơi nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão
và áp thấp nhiệt đới. Mùa bão thường tập trung từ tháng 8 đến tháng 11, trung
bình mỗi năm chịu tác động trực tiếp của khoảng 02 cơn. Bão có cường suất gió
mạnh kèm theo mưa lớn gây ra ngập lụt sâu, lũ quét, lũ ống và sạt lở đất, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư.
3.2. Đặc điểm thủy văn
Quảng Trị có hệ thống sơng ngịi khá dày đặc, mật độ trung bình 0,8 - 1,0
km/km2. Do đặc điểm địa hình bề ngang hẹp, có dãy Trường Sơn núi cao ở phía
Tây nên các sơng của Quảng Trị có đặc điểm chung là ngắn và dốc. Tồn tỉnh có
12 con sơng lớn nhỏ, tạo thành 03 hệ thống sơng chính là sơng Bến Hải, sơng
Thạch Hãn, sơng Ô Lâu.
- Hệ thống sông Bến Hải: Bắt nguồn từ khu vực động Châu có độ cao
1.257 m, có chiều dài 65 km. Lưu lượng trung bình năm 43,4 m3/s. Sơng Bến
Hải có 5 sơng nhánh cấp I (đổ trực tiếp vào sơng chính) và 06 sơng nhánh cấp II
(đổ trực tiếp vào sông nhánh cấp I), các sông nhánh cấp I tương đối lớn đó là
Khe Khi, Khe Mươi, Sa Lung, ... Tổng diện tích lưu vực là 809 km 2, độ cao
trung bình lưu vực 115 m, độ dốc trung bình lưu vực 8,60 %, mật độ lưới sông
khoảng 1,15. Sông Bến Hải đổ ra biển ở Cửa Tùng.
- Hệ thống sơng Thạch Hãn: Có chiều dài 156 km, diện tích lưu vực lớn
nhất 2.660 km2. Nhánh sơng chính là Thạch Hãn bắt nguồn từ từ các dãy núi lớn
Động Sa Mui, Động Voi Mẹp (nhánh Rào Quán) và động Ba Lê, động Dang
(nhánh Đakrơng). Có tổng cộng 14 nhánh sông cấp I, 11 sông nhánh cấp II, và
02 sơng nhánh cấp III, trong đó các nhánh sơng lớn đó là Rào Quán (Ls= 35,0
km, F= 251 km2), Vĩnh Phước (Ls= 45,0 km, F= 293km2), Cam Lộ (Ls= 66,0
km, F= 539 km2). Sông Thạch Hãn đổ ra biển ở Cửa Việt.
- Hệ thống sơng Ơ Lâu (sơng Mỹ Chánh): Được hợp bởi hai nhánh sơng
chính là Ơ Lâu ở phía Nam và sơng Mỹ Chánh ở phía Bắc. Diện tích lưu vực
của hai nhánh sơng khoảng 900 km2, chiều dài 65 km. Sông đổ ra phá Tam
Giang thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế.



9
Ngồi ra, ở phía Tây giáp biên giới Việt - Lào có một số sơng nhánh chảy
theo hướng Tây thuộc hệ thống sơng Mê Kơng. Các nhánh điển hình là sông
SêPôn đoạn cửa khẩu Lao Bảo - A Đớt, sông Sê Păng Hiêng đoạn đồn biên
phòng Cù Bai, Hướng Lập (Hướng Hóa).
Hệ thống suối: Phân bố dày đặc ở vùng thượng nguồn. Các thung lũng
suối phần lớn rất hẹp, độ dốc lớn tạo ra nhiều thác cao hàng trăm mét và phân
bậc phức tạp.
Nhìn chung, hệ thống sơng suối của Quảng Trị phân bố đều khắp, điều
kiện thủy văn thuận lợi cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ cho sản xuất và
đời sống, đồng thời có tiềm năng thủy điện cho phép xây dựng một số nhà máy
thuỷ điện với công suất vừa và nhỏ.
Tuy nhiên do điều kiện địa hình của tỉnh có hệ thống sơng suối ngắn, dốc,
lịng sơng hẹp, đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy len lỏi qua vùng núi cao
và đồi bát úp về đồng bằng và đổ ra biển với mật độ sơng suối khá cao làm cho
địa hình tỉnh bị chia cắt mạnh, thảm phủ thực vật vùng đầu nguồn bị tàn phá
nặng nề. Chính đặc điểm này là nguyên nhân gây ra những thay đổi phức tạp của
dòng chảy, mùa kiệt hầu hết các khe suối ở đầu nguồn bị khô cạn, triều xâm
nhập sâu vào đất liền từ 20 đến 25 km; về mùa mưa dòng chảy lũ tập trung nước
gần 90% diện tích lưu vực dồn về vùng đồng bằng nhỏ hẹp.
Các đặc điểm trên quyết định tới cường suất lũ trên các lưu vực sông;
Thời gian truyền lũ và gây ngập lụt ở đồng bằng nhanh, thời gian lũ kéo dài;
hình thái lũ quét thường xảy ra vùng núi, vùng gò đồi.
3.3. Đặc điểm hải văn
Thuỷ triều trên dải bờ biển Quảng Trị có chế độ bán nhật triều khơng đều,
gần ½ số ngày trong hàng tháng có 2 lần nước lớn, 2 lần nước rịng. Mực nước
đỉnh triều tương đối lớn từ tháng 8 đến tháng 12 và nhỏ hơn từ tháng 01 đến
tháng 7.
Biên độ triều lên lớn nhất hàng tháng trong các năm không lớn, dao động

từ 59 - 116 cm. Biên độ triều xuống lớn nhất cũng chênh lệch không nhiều so
với giá trị trên. Độ lớn triều vào kỳ nước cường có thể đạt tới 2,5 m.
3.4. Tình hình thiên tai trên địa bàn
Là tỉnh thuộc khu vực duyên hải Miền Trung có chiều ngang hẹp, bờ biển
dài 75 km, có đặc điểm về khí hậu và địa hình rất phức tạp, Quảng Trị là một
trong các tỉnh thường chịu các loại hình thiên tai với tần suất và mức độ lớn so
với trong nước. Trong đó, nhiều nhất là bão, lũ lụt, ngập úng, hạn hán, xâm nhập
mặn, lốc xốy, dơng sét, sạt lở đất và các loại hình thiên tai khác ...
Giai đoạn từ năm 2008 - 2020, thiên tai diễn biến rất phức tạp, khó lường,
bão, lũ và các loại hình thiên tai khác ngày càng mạnh hơn về cường độ và tần
suất xuất hiện, gây thiệt hại rất lớn đến tài sản của nhân dân và nhà nước trên địa
bàn tỉnh, như: Hạn hán, khơ nóng trên diện rộng vào các năm 2010, 2014, 2015,


10
2016, 2019; rét hại rét đậm các tháng đầu năm 2010, 2011, 2016; bão, mưa lũ
liên tục xảy ra gây nhiều thiệt hại lớn trên địa bàn tỉnh trong những năm qua,
điển hình là đợt bão - lũ số 9 năm 2009; 03 đợt bão số 8, 10, số 11 năm 2013;
cơn bão số 4, đợt áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) giữa tháng 10/2016, 02 đợt mưa lũ
từ giữa tháng 10 đến đầu tháng 11 năm 2016; bão số 4 năm 2017; ATNĐ đầu
tháng 9 năm 2019; các đợt bão số 5, số 9, số 13, ATNĐ giữa tháng 10 và đợt
mưa lũ lịch sử kéo dài, gây sạt lở đất nghiêm trọng và ngập sâu trên diện rộng
trong tháng 10 của năm 2020. Theo số liệu thống kê từ năm 2008 - 2020, trên
địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng của 62 cơn bão, ATNĐ (trong đó, chịu ảnh hưởng
trực tiếp và gây thiệt hại lớn là 22 cơn, trung bình 02 cơn bão/năm), có 62 đợt lũ,
72 đợt lốc xốy, mưa đá, dơng sét đã xảy ra. Thiên tai đã làm 115 người chết,
308 người bị thương và giá trị thiệt hại về tài sản lên đến khoảng trên 13.233 tỷ
đồng.
Đặc biệt, chỉ riêng trong năm 2020, thiên tai đã gây ra những hậu quả hết
sức nặng nề trên địa bàn tỉnh, làm 57 người chết, 53 người bị thương, thiệt hại

về tài sản khoảng 4.252 tỷ đồng.

Hình 2. Bản đồ phân bố sơng ngịi và trạm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Trị


11

4. Đặc điểm dân sinh2
Dân số trung bình năm 2019 là 633.440 người, tăng 0,59% so với năm
2018; trong đó: nam 314.056 người, chiếm 49,58%, nữ 319.384 người, chiếm
50,42%, khu vực thành thị 196.372 người, chiếm 31%; nông thôn 437.068
người, chiếm 69%. Mật độ bình quân 134 người/ km2.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của toàn tỉnh là 350.599 người,
chiếm 55,35% dân số. Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành
kinh tế là 340.414 người, chiếm 53,74% dân số và chiếm 97,09% lực lượng lao
động của tỉnh. Tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã
qua đào tạo năm 2019 là 25,92%, tăng hơn so với năm trước (năm 2018 là
25,62%).
Kết quả điều tra hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, tỷ lệ hộ
nghèo của toàn tỉnh cuối năm 2019 là 8,08%; giảm 1,6%.
Dân số trung bình tồn tỉnh trong 03 năm gần đây thể hiện theo bảng 1.8.
Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của tỉnh vào loại trung bình, khoảng 8,52‰ mỗi năm,
trong đó tỷ suất sinh thơ 15,75‰, tỷ lệ chết 7,23‰. Tỷ lệ tăng dân số cơ học hầu
như không đáng kể, coi như bằng 0. Bảng 1 biểu thị tỷ lệ tăng dân số 03 năm
gần đây của tỉnh, cụ thể như sau :
Bảng 1. Dân số trung bình tỉnh theo đơn vị huyện
ĐVT: người
STT
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10

Huyện

năm

2017

2018

2019

Thành phố Đông Hà
92.592
94.614
96.216
Thị xã Quảng Trị
23.471
23.481
23.408
Huyện Vĩnh Linh
87.353
87.428

87.526
Huyện Hướng Hóa
86.355
88.954
91.114
Huyện Gio Linh
75.084
75.186
75.335
Huyện Đakrơng
40.908
42.080
43.363
Huyện Cam Lộ
46.412
46.936
47.621
Huyện Triệu Phong
90.440
89.335
88.906
Huyện Hải Lăng
82.402
81.378
79.605
Huyện Cồn Cỏ
355
342
346
TOÀN TỈNH

625.372
629.734
633.440
(Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2019)

Mật độ dân
số
(người/km2)
1.316
321
141
79
160
35
138
252
187
150
134

Bảng 2. Tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô và tỷ lệ tăng dân số phân theo
thành thị, nông thôn
ĐVT: 0/00
2

Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2019


12
Năm

TT Hạng mục
1
2
3

2017

2018

2019

Tỷ suất sinh thô
17,82
16,23
15,75
Tỷ suất chết thô
8,04
8,68
7,23
Tỷ lệ tăng tự nhiên
9,78
7,55
8,52
- Thành thị.
12,97
8,40
8,80
- Nông thôn
8,41
7,18

8,20
(Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2019)

5. Đặc điểm KTXH
5.1. Tăng trưởng kinh tế 3
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2019 ước tính tăng 7,91%, cao
nhất trong giai đoạn 2016 - 2019 và cao hơn nhiều so với bình quân chung cả
nước; đã khẳng định tính kịp thời và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của các
cấp, các ngành, các địa phương. Trong mức tăng trưởng chung, khu vực nơng,
lâm nghiệp và thuỷ sản ước tính tăng 5,10%; khu vực cơng nghiệp - xây dựng
ước tính tăng 13,89%; khu vực dịch vụ ước tính tăng 6,35%.
Khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,10%, đóng góp 1,13 điểm
phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Khu vực này năm 2019 đạt mức tăng
trưởng thấp hơn năm 2018 (năm 2018 tăng 5,2%) do hạn hán, BĐKH ảnh hưởng
tới năng suất và sản lượng cây trồng, ngành chăn nuôi thiệt hại nặng nề do dịch
tả lợn châu Phi, nông sản gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ và giá cả. Tuy
nhiên, sản xuất cây lâu năm, lâm nghiệp và thủy sản đạt được những kết quả tích
cực đã làm cho khu vực này giữ được mức tăng trưởng khá.
Khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng 13,89%, đóng góp 3,16 điểm phần
trăm vào mức tăng trưởng chung. Trong đó, ngành cơng nghiệp tăng 12,30%,
đóng góp 1,36 điểm phần trăm. Trong các ngành công nghiệp, ngành sản xuất và
phân phối điện do có những dự án điện gió, điện mặt trời… hoàn thành đi vào
hoạt động nên tăng trưởng rất cao 22,35%. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
tăng 13,22%, vẫn giữ được vai trò chủ chốt dẫn dắt mức tăng trưởng chung của
ngành công nghiệp. Ngành xây dựng tăng 15,39%, đóng góp 1,80 điểm phần
trăm. Năm 2019, tỉnh Quảng Trị đã có những đột phá trong quảng bá, xúc tiến,
thu hút vốn đầu tư; nhiều chương trình/dự án được cấp phép, khởi cơng mới, đẩy
nhanh tiến độ hồn thành trong năm 2019. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành đã
có nhiều nỗ lực tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân theo chỉ
đạo của Chính phủ… vì vậy, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn cũng như giá trị

sản xuất xây dựng năm 2019 tăng cao so với năm trước.
Khu vực dịch vụ tăng 6,35% thấp hơn mức tăng của năm 2018 (năm 2018
tăng 7,19%), đóng góp 3,20 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Năm
2019, kinh tế phát triển khá, sức mua của người dân tăng lên nên một số ngành
3

Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2019


13
dịch vụ kinh doanh có tỷ trọng giá trị tăng thêm lớn có tốc độ tăng trưởng khá
như: bán bn, bán lẻ tăng 8,23%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
tăng 7,88%; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 9,18%... Tuy nhiên,
các ngành dịch vụ không kinh doanh như: quản lý nhà nước chỉ tăng 2,19%;
giáo dục và đào tạo tăng 5,23%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 5,01%…
do thực hiện Đề án sắp xếp các cơ quan chuyên môn và các đơn vị sự nghiệp
cơng lập nên biên chế có xu hướng giảm, thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên...
làm cho khu vực này tăng chậm lại.
Quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2019 ước tính đạt 31.657,3 tỷ
đồng. Về cơ cấu kinh tế năm 2019: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm tỷ trọng 21,11%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 24,69%; khu
vực dịch vụ chiếm 49,64%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,56%
(cơ cấu tương ứng của năm 2018 là: 21,70%; 23,46%; 50,31%; 4,53%).
GRDP bình quân đầu người năm 2019 theo giá hiện hành ước tính xấp xỉ
đạt 50 triệu đồng, tăng 9,86% so với năm 2018.
5.2. Giáo dục - Đào tạo 4
Ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục triển khai chương trình hành động đổi
mới căn bản và tồn diện nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Mạng lưới trường, lớp ở các cấp học và bậc học được quan tâm đầu tư. Tồn
tỉnh có 9/9 huyện, thị xã, thành phố duy trì vững chắc phổ cập giáo dục mầm

non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THPT và xóa
mù chữ. Cơng tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia được đẩy mạnh, tồn
tỉnh có 195/411 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia (chiếm tỷ lệ
47,5%).
Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn có nhiều tiến bộ, nhiều học sinh
đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi văn hóa, giải Tốn qua mạng Internet,
trên máy Casio, thi Olimpic toán tuổi thơ, Đường lên đỉnh Olympia. Cấp Quốc
gia: 14 em đạt giải văn hóa THPT cấp Quốc gia, có 01 em đạt huy chương Bạc
tại kỳ thi Tìm kiếm tài năng Tốn học trẻ tồn quốc lần thứ 2, do Hội tốn học
Việt Nam tổ chức vào tháng 4/2017. Tiêu biểu là em Phạm Huy học sinh trường
THPT thị xã Quảng Trị, đạt giải nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học
sinh trung học cấp Quốc gia.
5.3. Y tế
Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm; cơ sở vật
chất, trang thiết bị y tế được chú trọng đầu tư; đội ngũ cán bộ được nâng cao
chất lượng; mạng lưới y tế được củng cố và phát triển.
Nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn cho hoạt động y tế và chăm sóc sức
khỏe nhân dân, hệ thống cơ sở và trang thiết bị khám chữa bệnh ngày càng được
đầu tư nâng cấp theo hướng hiện đại, đội ngũ cán bộ y tế tăng cường cho tuyến
4

Báo cáo sô 221/BC-UBND ngày 19/11/2019 của UBND tỉnh Quảng Trị


14
dưới ngày càng được chú trọng, hoạt động y tế tuyến xã ngày càng được cải
thiện về nhân lực và phương tiện làm việc.
Năm 2019 tồn tỉnh có thêm 03 xã đạt chuẩn bộ tiêu chí quốc gia về y tế
xã, đưa tiêu chuẩn đạt chuẩn lên 98,58%.
5.4. Công tác dân tộc miền núi

Tình hình kinh tế và đời sống các dân tộc thiểu số và vùng miền núi ổn
định, có những mặt được cải thiện, khơng cịn tình trạng thiếu ăn trong các kỳ
giáp hạt.
Kinh tế miền núi tiếp tục dễn biến theo hướng tích cực, hiệu quả, tạo thêm
nhiều việc làm, tăng cường bảo vệ rừng, môi trường sinh thái, từng bước chuyển
sang sản xuất hàng hóa để thốt đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Cơng tác
tun truyền, vận động, phổ biến các chính sách của Đảng và pháp luật của nhà
nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số luôn được chú trọng.
6. Đặc điểm cơ sở hạ tầng
6.1. Hạ tầng giao thông vận tải:
Quảng Trị có hệ thống giao thơng khá phát triển, thuận lợi cả về đường bộ,
đường sắt và đường thủy. Các tuyến quốc lộ được đầu tư nâng cấp, các tuyến
đường tỉnh, đường huyện nối các trung tâm phát triển được nhựa hóa. 100% số
xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã thông suốt 04 mùa trong năm.
Cảng Cửa Việt đang được đầu tư nâng cấp để đón tàu có tổng trọng tải đến
5.000 DWT. Cảng biển nước sâu Mỹ Thủy gắn với Khu kinh tế Đông Nam (cửa
ngõ gần nhất ra biển Đông của tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây) đã được
Chính phủ phê duyệt quy hoạch và đang xúc tiến đầu tư để có thể đón tàu có
tổng trọng tải 100.000 DWT.
6.2. Hạ tầng kỹ thuật - xã hội:
Bưu chính viễn thơng phát triển, hệ thống cấp điện, nước dùng cho sinh
hoạt và sản xuất được đảm bảo. Các dịch vụ vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, y tế,
giáo dục...đang phát triển nhanh chóng. Các đơ thị Đơng Hà, Lao Bảo đang
được đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Hệ thống trường học: Đầu năm học 2019 - 2020, tồn tỉnh có 227 trường
học phổ thơng, giảm 18 trường so với năm học trước (Tiểu học 69 trường, giảm
01 trường; THCS 45 trường, giảm 15 trường; THPH 24 trường, giảm 01 trường;
Trung học 06 trường, tăng 01 trường; Phổ thông 01 trường và Liên cấp 01
trường); Quảng Trị có 01 phân hiệu Đại học thuộc Đại học Huế, 02 trường Cao
đẳng, 04 trường Trung cấp nghề và một số trung tâm hướng nghiệp - dạy nghề

đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
Hệ thống Y tế: Toàn tỉnh có 162 cơ sở y tế gồm: 20 Bệnh viện và phòng
khám đa khoa khu vực, 141 trạm Y tế xã phường, thị trấn với 2.025 giường bệnh
(không kể trạm xá). Đội ngũ cán bộ y tế ngày càng được tăng cường về chất
lượng và chun mơn; tồn tỉnh có 2.853 cán bộ ngành y.


15
CHƯƠNG III
HIỆN TRẠNG CƠNG TÁC PHỊNG CHỐNG THIÊN TAI
1. Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến PCTT
- Quyết định số 1276/QĐ-UBND ngày 27/6/2014 của UBND tỉnh về việc
ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hành động số 83-CTHĐ/TU ngày
19/12/2013 của Tỉnh ủy về chủ động ứng phó, BĐKH tăng cường quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 36/2015/QĐ-UBND ngày 23/12/2015 của UBND tỉnh về
Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước về khí tượng thủy văn và BĐKH trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị;
- Quyết định số 2345/QĐ-UBND ngày 28/10/2015 của UBND tỉnh về ban
hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và QLRRTT
DVCĐ tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016 -2020”;
- Quyết định số 17/2017/QĐ-UBND ngày 01/9/2017 của UBND tỉnh về
việc ban hành “Quy định về phân cấp quản lý và phạm vi bảo vệ đê điều, kè bảo
vệ bảo vệ bờ sông, bờ biển tỉnh Quảng Trị”;
- Quyết định số 27/2017/QĐ-UBND ngày 25/10/2017 của UBND tỉnh về
việc ban hành “Quy định mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp do thiên
tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị’;
- Quyết định số 2180/QĐ-UBND ngày 10/8/2017 của UBND tỉnh về việc
thành lập Quỹ PCTT;
- Quyết định số 2456/QĐ-UBND ngày 08/9/2017 của UBND tỉnh ban

hành “Quy chế tổ chức và hoạt động Quỹ PCTT tỉnh Quảng Trị”; Quyết định số
1619/QĐ-UBND ngày 24/6/2020 của UBND tỉnh sửa đổi bổ sung một số điều
của Quy chế tổ chức và hoạt động Quỹ PCTT tỉnh Quảng Trị;
- Quyết định số 2302/QĐ-UBND ngày 05/10/2018 của UBND tỉnh về việc
Phê duyệt Đề án “Ứng phó tình hình sạt lở bờ sơng, bờ biển thích ứng với
BĐKH trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm
2030”;
- Quyết định số 2835/QĐ-UBND ngày 20/10/2018 của UBND tỉnh về việc
ban hành “Danh mục cơng trình đê điều, kè bảo vệ bờ sông, bờ biển trên địa bàn
tỉnh Quảng Trị phân cấp cho các địa phương quản lý”;
- Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh về
việc ban hành “Quy định về cấp giấy phép đối với các hoạt động liên quan đến
đê điều trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”;
- Quyết định số 938/QĐ-UBND ngày 26/04/2019 của UBND tỉnh về việc
kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị;


16
- Quyết định số 1242/QĐ-BCH ngày 24/5/2019 của Ban Chỉ huy PCTT và
TKCN tỉnh về phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN
tỉnh Quảng Trị;
- Quyết định số 3764/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh về việc
ban hành “Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra trên
địa bàn tỉnh Quảng Trị”;
- Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 10/12/2019 của UBND tỉnh về việc “Tăng
cường quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều và các hoạt động khai thác,
vận chuyển, tập kết, kinh doanh cát, sỏi lịng sơng trái phép trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị”;
- Văn bản số 3537/UBND-NN ngày 14/8/2018 của UBND tỉnh ban hành
Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ;

- Văn bản số 3070/UBND-NN ngày 19/7/2018 của UBND tỉnh về thực
hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơng tác phịng tránh lũ
ống, lũ qt, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị;
- Kế hoạch số 188/KH-TU ngày 20/7/2020 của Ban thường vụ Tỉnh ủy triển
khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác phịng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
- Kế hoạch số 5244/KH-UBND ngày 11/11/2019 của UBND tỉnh về thực
hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH trên địa bàn tỉnh Quảng Trị;
- Kế hoạch hành động số 1870/KH-UBND ngày 28/4/2020 của UBND
tỉnh về ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của tỉnh
Quảng Trị.
2. Hệ thống chỉ huy PCTT và TKCN các cấp và quy chế phối hợp
- Hệ thống Ban chỉ huy PCTT và TKCN được thành lập và hoạt động
xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã. Các sở, ban, ngành, đoàn thể
thành lập Ban chỉ huy PCTT và TKCN của cơ quan, đơn vị mình.
- UBND các cấp trên địa bàn tỉnh đã có quyết định thành lập Ban Chỉ huy
PCTT và TKCN các cấp với cơ cấu thành phần bao gồm: Chủ tịch UBND các
cấp làm Trưởng ban; Phó chủ tịch UBND các cấp làm Phó Trưởng ban thường
trực; Giám đốc Sở, Trưởng phịng Nơng nghiệp và PTNT/Phịng Kinh tế làm
Phó trưởng ban phụ trách cơng tác PCTT; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự
tỉnh, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện và Trưởng Công an huyện làm
Phó trưởng ban phụ trách cơng tác TKCN; các thành viên Ban Chỉ huy là lãnh
đạo các cơ quan, ban ngành, đơn vị có liên quan.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị quyết định thành lập, phân công nhiệm vụ
các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh. Trong đó, Chủ tịch UBND
tỉnh làm Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chỉ đạo, điều hành
chung các mặt công tác PCTT và TKCN trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND
tỉnh làm Phó Trưởng ban thường trực thay mặt Trưởng ban giải quyết công việc



17
thường xuyên, xử lý các công việc khi Trưởng ban đi vắng. Sở Nông nghiệp và
PTNT là cơ quan thường trực về PCTT; Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT
làm Phó Trưởng ban phụ trách cơng tác PCTT. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh là cơ
quan thường trực TKCN; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm Phó
Trưởng ban phụ trách công tác TKCN trên sông và đất liền. Chỉ huy trưởng Bộ
Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh làm Phó Trưởng ban phụ trách cơng tác TKCN
trên biển, biên giới và hải đảo.
Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã được kiện toàn theo Quyết định số
938/QĐ-UBND ngày 26/4/2019 của UBND tỉnh; Ngoài ra, Ban Chỉ huy PCTT
và TKCN tỉnh đã ban hành Quyết định số 1242/QĐ-BCH ngày 24/5/2019 về
phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, trong đó có sự điều chỉnh, phân
cơng nhiệm vụ đối với các thành viên đảm bảo hiệu quả và phù hợp theo tình
hình thực tế;
Chi cục Thủy lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT đảm nhận vai trò
Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, sử dụng bộ máy của
Chi cục Thủy lợi để giúp việc cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh. Sở Nơng
nghiệp và PTNT, Phịng Nơng nghiệp và PTNT các huyện, Phòng kinh tế thành
phố là cơ quan thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh, cấp huyện.
Đơn vị đầu mối, có trách nhiệm trong cơng tác phối hợp với các cơ quan, ban
ngành, đơn vị liên quan tham mưu cho chính quyền địa phương trong việc triển
khai các biện pháp phịng chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
Đối với cấp xã: Chủ tịch UBND làm Trưởng ban; Phó chủ tịch UBND làm
Phó Trưởng ban thường trực; Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã và
Trưởng Cơng an huyện làm Phó trưởng ban; các thành viên Ban Chỉ huy là lãnh
đạo các cơ quan, ban ngành, đơn vị có liên quan.
3. Cơng tác dự báo, cảnh báo sớm
Việc dự báo, cảnh báo sớm về thời tiết, thiên tai trên địa bàn tỉnh dựa vào
thông tin dự báo của cơ quan Khí tượng Thủy văn và thông tin bổ sung từ hệ
thống các trạm đo mưa, trạm đo mực nước chuyên dùng tại các hồ chứa thủy lợi,

thủy điện, hệ thống đo mưa tự động do Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN
tỉnh quản lý; trang web và bản tin của Đài Phát thanh
và Truyền hình tỉnh.
Trên cơ sở phương án ứng phó theo cấp độ rủi ro thiên tai, phương án ứng
phó mưa lũ bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh; kế hoạch PCTT trên địa bàn
tỉnh; kế hoạch về phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông
nghiệp và dân sinh mùa khô đã được UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, địa
phương, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện. Các chủ đập thủy điện, đơn vị
quản lý khai thác hồ đập thủy lợi đã xây dựng phương án PCTT; phương án ứng
phó với tình huống khẩn cấp trên cơ sở các bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập, hồ
chứa đã được phê duyệt, làm công cụ hỗ trợ ra quyết định chỉ đạo, điều hành khi
có các tình huống mưa lũ, sự cố cơng trình xảy ra.


18
Hệ thống tháp cảnh báo lũ được xây dựng tại một số vị trí thấp trũng,
ngầm tràn, khu vực hạ du các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, ... để phục vụ cho
công tác cảnh báo lũ, ngập lụt, giúp người dân được biết, phịng tránh khi có
mưa lũ xảy ra trên địa bàn.
4. Phương tiện, vật tư, trang thiết bị phục vụ PCTT
Số vật tư, phương tiện, trang thiết bị hiện có trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
phục vụ cho công tác PCTT và TKCN bao gồm: nhà bạt; phao cứu sinh các loại;
xuồng, ca nô; rọ thép; đá hộc; máy phát điện; loa phóng thanh cầm tay; bộ
đàm… Ngoài ra huy động thêm xe tải, xe cứu thương, máy xúc, máy đào… từ
các địa phương, đơn vị và các doanh nghiệp trên địa bàn sẵn sàng tham gia công
tác cứu hộ, cứu nạn.
5. Lực lượng cứu hộ, cứu nạn
- Các đơn vị lực lượng vũ trang của tỉnh: Qn đội, Biên phịng, Cơng an
và các lực lượng của Sư đồn 968/Qn khu 4 đóng trên địa bàn tỉnh là lực
lượng nịng cốt trong cơng tác PCTT; chủ lực trong cơng tác phịng chống, ứng

phó, sơ tán, giúp dân chằng chống nhà cửa, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục bước
đầu sau thiên tai trên địa bàn tỉnh, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây
ra. Các đơn vị tập trung lực lượng, phương tiện sẵn sàng khi có lệnh, chủ động
ứng cứu trên từng địa bàn, nhất là các khu vực xung yếu, địa bàn trọng điểm do
ảnh hưởng của mưa bão, lũ quét, sạt lở... Các sở, ban ngành, đồn thể sẵn sàng
tham gia cơng tác phịng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai thuộc cơ
quan, đơn vị và chi viện cho các địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng của
bão, mưa lũ, ngập lụt và sạt lở đất. Là một lực lượng có chun mơn, kiến thức;
nếu được trang bị về phương tiện, điều kiện làm việc đầy đủ, sẽ góp phần đáng
kể giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.
- Lực lượng xung kích PCTT trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố: Ở
cấp xã, đã và đang thành lập Đội xung kích PCTT với lực lượng nịng cốt là dân
quân tự vệ. Các đội xung kích PCTT cấp xã được củng cố, kiện toàn theo Quyết
định số 08/QĐ-TWPCTT ngày 27/3/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về
PCTT. Thành phần của Đội bao gồm Dân quân tự vệ, Công an xã, Hội Chữ thập
đỏ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Cơng chức địa chính xây dựng, Cơng chức văn phịng - thống kê, Cơng chức văn hóa - xã hội, Y tế
cấp xã và cán bộ thơn hoặc tổ dân phố. Đội xung kích PCTT cấp xã là lực lượng
thường trực, thực hiện các nhiệm vụ PCTT và TKCN theo sự phân công của
Trưởng ban Ban Chỉ huy cấp xã.
6. Thông tin, truyền thông trong PCTT
- Truyền tin về công tác chỉ đạo, chỉ huy: UBND các cấp và Ban Chỉ huy
PCTT và TKCN các cấp, các phòng ban liên quan và các thành viên Ban Chỉ
huy PCTT và TKCN các cấp có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền về nội dung
văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai đến cộng đồng và người dân. Phương


19
thức truyền phát văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thơng qua: Văn bản điện tử,
fax, email, hệ thống truyền hình, phát thanh, truyền đạt trực tiếp và các hình
thức khác.

- Thơng tin về PCTT được đăng tải, cập nhật lên Trang thông tin điện tử
của UBND tỉnh ; Facebook: Thơng tin Phịng chống
thiên tai Quảng Trị.
7. Năng lực và nhận thức của cộng đồng trong PCTT
- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp được thành lập, kiện tồn hàng
năm nhằm đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới, tham mưu UBND cùng cấp
điều hành, quản lý công tác PCTT và TKCN trên phạm vi địa bàn quản lý. Các
sở, ban, ngành, đoàn thể thành lập Ban Chỉ huy PCTT và TKCN, triển khai công
tác PCTT và TKCN ở cơ quan, đơn vị.
- Các lực lượng vũ trang tỉnh thường xuyên được củng cố, tập huấn, diễn
tập rèn luyện kỹ năng trong công tác PCTT. Hàng năm cán bộ, chiến sĩ tham gia
các lớp tập huấn về ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN do Trung ương, Quân
khu, địa phương tổ chức. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hàng năm có kế hoạch hiệp
đồng các đơn vị chủ lực của Qn khu, Bộ Quốc phịng đóng trên địa bàn, tổ
chức lực lượng, phương tiện, phân công địa bàn để chủ động ứng phó, khắc
phục hậu quả thiên tai.
- Năng lực PCTT của các sở, ban ngành, địa phương đã từng bước được
củng cố, nâng lên thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn, diễn tập, truyền
thông hàng năm, nhất là hoạt động của Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và
quản lý thiên tai DVCĐ (Đề án 1002). Công tác chuẩn bị PCTT theo phương
châm “4 tại chỗ” được triển khai thực hiện có hiệu quả tại các cấp, các ngành.
- Với đặc điểm khí tượng, thủy văn theo các vùng, các khu vực trong tỉnh
phân bố cũng rất khác nhau. Do vậy, nhận thức của cộng đồng về thiên tai trên
địa bàn tỉnh cũng rất khác nhau. Cộng đồng chưa tiếp cận một cách có hệ thống,
khoa học, bài bản về thiên tai và các biện pháp PCTT nếu không được tuyên
truyền, tập huấn do các cấp, các ngành tổ chức. Về cơ bản, chỉ mới triển khai
công tác nâng cao năng lực đến đội ngũ cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách
được giao nhiệm vụ theo dõi, quản lý công tác PCTT và TKCN của cấp tỉnh,
huyện. Đối với cấp xã, phường, thị trấn và cộng đồng dân cư chưa được triển
khai một cách tồn diện, bài bản.

- Có thể nhận định rằng hầu hết nhận thức cộng đồng về thiên tai đều có
đặc điểm chung là mang tính phán đốn, cảm nhận, hiểu biết một cách chung
chung thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và chủ yếu là nhận biết để
phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt hàng ngày. Hoàn toàn chưa thể hiểu biết sâu sắc
về bản chất hiện tượng, chưa thể nhận biết được những thiên tai đang tiềm ẩn tại
nơi, khu vực mà mình sinh sống cũng như mức độ nguy hiểm của mỗi loại hình
thiên tai, các phương thức phịng chống có khoa học, tiết kiệm, dễ làm và hiệu
quả. Đồng thời, họ cũng chưa nhận thức được vị trí, vai trị, sự đóng góp của


20
mỗi cá nhân, cả cộng đồng trong nhiệm vụ PCTT và TKCN, nhất là trong điều
kiện BĐKH hiện nay.
8. Đánh giá năng lực các CSHT PCTT
8.1. Hệ thống cơng trình PCTT
- Hồ chứa: Trong những năm qua, được sự quan tâm giúp đỡ của Nhà
nước và các tổ chức quốc tế, cùng với sự nỗ lực của cán bộ và Nhân dân, tỉnh
Quảng Trị đã đầu tư xây dựng 124 hồ chứa nước các loại phục vụ tưới cho hơn
25.000 ha đất canh tác và nuôi trồng thủy sản, cấp nước sinh hoạt. Nhiều hồ
chứa lớn như hồ Thủy lợi - Thủy điện Quảng Trị, hồ Trúc Kinh, hồ Hà Thượng,
Bảo Đài… mang lại nhiều lợi ích to lớn, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp, sinh hoạt, cải tạo mơi sinh mơi trường, ngồi ra cịn có nhiệm vụ
cắt lũ bảo đảm an toàn cho hạ du.
- Hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh với chiều dài 180,6km, bao gồm: 11,0
km đê biển; 56,9 km đê cửa sông; 58,15 km đê bao; 54,48 km đê cát, 71,74 ha
rừng cây chắn sóng bảo vệ đê (trong đó đã kiên cố hóa được 129,95 km) góp
phần ngăn mặn, giữ ngọt, chống cát bay, cát lấp, ngăn lũ tiểu mãn, lũ sớm phục
vụ sản xuất; đồng thời hình thành các tuyến giao thông huyết mạch phục vụ dân
sinh và ứng cứu trong mùa lụt bão. Ngồi ra, để ứng phó với tình hình sạt lở bờ
sơng, bờ biển diễn ra với quy mô và tần suất ngày càng lớn, tỉnh cũng đã nỗ lực

huy động tất cả các nguồn lực đầu tư xây dựng 47 km kè tại các khu vực sạt lở
cấp bách, nguy hiểm.
- Khu neo đậu tàu thuyền: Tồn tỉnh có 03 khu neo đậu, tránh trú bão là
Cửa Việt (Hà Tây, xã Triệu An, huyện Triệu Phong), Cửa Tùng (Thị trấn Cửa
Tùng, huyện Vĩnh Linh) và Cồn Cỏ (Huyện đảo Cồn Cỏ) với tổng diện tích là
44 ha. Các khu neo đậu tránh, trú bão trên địa bàn tỉnh hiện có sức chứa 600 tàu
thuyền các loại;
- Đối với các tàu thuyền nhỏ ở các xã vùng biển bãi ngang như: xã Vĩnh
Thái thuộc huyện Vĩnh Linh; xã Gio Hải thuộc huyện Gio Linh; xã Triệu Vân và
xã Triệu Lăng thuộc huyện Triệu Phong; xã Hải An và xã Hải Khê thuộc huyện
Hải Lăng thì phương án khi có bão đổ bộ vào đất liền sẽ được kéo đưa lên bờ
nơi có gị cao.
- Cảng cá, khu neo đậu, tránh trú bão là nơi chuyên dụng cho tàu cá; nơi
quản lý, cung cấp thông tin ngư trường cho bà con ngư dân. Thế nhưng, trong
khi các phương tiện tàu thuyền ngày càng phát triển nhanh cả về số lượng và
cơng suất thì các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão của tỉnh vẫn chưa theo
kịp cả về quy mô cũng như chất lượng. Trong những năm tiếp theo cần đầu tư
mở rộng các cảng cá, khu neo đậu, đảm bảo cho tàu thuyền tránh trú bão an toàn
nhất là trong mùa mưa bão.
8.2. Hệ thống quan trắc KTTV
- Mạng lưới trạm đo mưa trên lưu vực: Trên địa bàn tỉnh hiện có 42 trạm đo
mưa phục vụ dự báo, cảnh báo mưa lũ trên địa bàn tỉnh, trong đó có 15 trạm


21
chuyên ngành do Đài KTTV tỉnh quản lý; 25 trạm đo mưa tự động và 02 trạm đo
thủ công do Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh quản lý.
- Mạng lưới trạm đo lũ trên lưu vực: Trên địa bàn tỉnh hiện có 08 trạm khí
tượng thuỷ văn chuyên ngành phục vụ quan trắc dòng chảy lũ thuộc 03 lưu vực
sơng chính bao gồm: trạm Gia Vng và Hiền Lương trên Sơng Bến Hải; trạm

Đầu Mầu và Đông Hà trên sông sông Hiếu; trạm Đakrông, Thạch Hãn và Cửa
Việt trên nhánh chính sơng Thạch Hãn; trạm Mỹ Chánh trên sơng Ơ Lâu. Ngồi
ra, để đáp ứng nhu cầu về dự báo, cảnh báo tình hình mưa lũ, hàng năm Ban Chỉ
huy PCTT và TKCN tỉnh đã thiết lập thêm 02 trạm thuỷ văn dùng riêng (Bến
Quan trên sơng Sa Lung ; Hải Tân trên sơng Ơ Lâu) từ tháng 8 đến tháng 11 để
theo dõi số liệu về lượng mưa, diễn biến mực nước các sông nhằm phục vụ tốt
công tác dự báo, cảnh báo mưa lũ.
- Hệ thống các mốc cảnh báo lũ: Để phục vụ công tác cảnh báo lũ, những
năm vừa qua trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng, lắp đặt được 200 mốc cảnh
báo lũ tại một số khu vực thường xuyên ngập lụt thuộc các huyện: Hải Lăng,
Triệu Phong, Cam Lộ. Tuy nhiên, mật độ lắp đặt còn thưa, nhiều khu vực ngập
lụt chưa có mốc cảnh báo, đặc biệt hệ thống mốc cảnh báo lũ đặt tại các vị trí
đặc trưng dễ nhận biết để phục vụ cộng đồng do khó khăn về kinh phí nên chưa
được đầu tư. Vì vậy, cần tiếp tục đầu tư xây dựng, lắp đặt tăng dày hệ thống các
mốc cảnh báo lũ, đặc biệt là tại các vị trí đặc trưng tại các thơn, bản để chủ động
trong ứng phó với mưa lũ trên địa bàn tỉnh.
8.3. Hệ thống giao thông phục vụ cứu hộ, cứu nạn
Hệ thống giao thông đường bộ xuyên suốt từ tuyến Quốc lộ đến tỉnh lộ,
giao thông nông thôn, đến cả các xã vùng sâu vùng xa, đã tạo điều kiện thuận lợi
cho cơng tác phịng chống giảm nhẹ thiên tai. Tuy nhiên, khi có mưa lũ lớn hệ
thống giao thông thường xuyên bị sạt lở taluy âm, taluy dương tại các vị trí xung
yếu gây ách tắc giao thông, đặc biệt các tuyến đường liên huyện, liên xã thường
bị ngập lụt tại các ngầm tràn, xói lở rảnh mặt đường, sụt lún, sình lầy, đứt đường
và gây khó khăn trong ứng phó thiên tai.
9. Đánh giá thực hiện lồng ghép nội dung PCTT trong các chương
trình, dự án, kế hoạch, quy hoạch của các ngành, phát triển KTXH
Về đầu tư CSHT công tác PCTT: Trong giai đoạn 2016 - 2020 nguồn ngân
sách địa phương, ngân sách Trung ương thực hiện một số nhiệm vụ PCTT cấp bách
như: Đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp đảm bảo an toàn đập thủy lợi, hồ chứa
nước, kè chống sạt lở bờ sơng, dự án bố trí, sắp xếp dân cư ở vùng thiên tai và vùng

đặc biệt khó khăn,… với tổng kế hoạch trung hạn tỉnh đã bố trí đến năm 2020 là
4.445 tỷ đồng chiếm 35,6% trong tổng vốn đầu tư công 12.471,81 tỷ đồng.
Về lồng ghép nội dung PCTT vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành,
KTXH: Thực hiện quy định tại Thông tư số 05/2016/TT-BKHĐT ngày
06/6/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lồng ghép nội dung PCTT vào
quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, KTXH, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở,


×