Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.55 KB, 88 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-----------------

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG NƯỚC TRONG
CƠNG TRÌNH THỦY LỢI

Hà Nội - 2018


LỜI NĨI ĐẦU
Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 có hiệu lực từ 1/7/2018, điều 46 qui định về
Bảo vệ chất lượng nước trong cơng trình thủy lợi (CTTL), theo đó, các tổ chức, cá nhân
cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và các tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm dịch vụ
thủy lợi đều phải có trách nhiệm bảo vệ chất lượng nước trong CTTL. Đây là nhiệm vụ
khó khăn và nhiều thách thức, bởi tình trạng ơ nhiễm nước trong CTTL ngày càng gia
tăng trong khi nhiệm vụ Bảo vệ chất lượng nước trong CTTL là hết sức mới mẻ đối với
các đơn vị Khai thác CTTL. Trước đây, các đơn vị Khai thác CTTL chỉ có nhiệm vụ
điều tiết tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp (SXNN), ni trồng thủy sản (NTTS),
chưa có sẵn nguồn lực, cơ sở vật chất và kinh nghiệm về Quản lý Môi trường nước
trong CTTL.
Tài liệu hướng dẫn Quản lý Môi trường nước trong cơng trình thủy lợi là
sản phẩm của nhiệm vụ Môi trường do Viện Nước, Tưới tiêu và Mơi trường thực hiện.
Tài liệu giới thiệu về trình tự, nội dung và trách nhiệm Quản lý Môi trường nước trong
CTTL nhằm hỗ trợ cho các cơ quan quản lý, các tổ chức, cá nhân cung cấp sản phẩm,
dịch vụ thủy lợi và các tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm dịch vụ thủy lợi thực hiện
các qui định về Bảo vệ chất lượng nước trong CTTL phục vụ phát triển nông nghiệp
bền vững. Tài liệu dài 70 trang, bao gồm 8 chương:
- Chương 1: Qui định chung: Giới thiệu về phạm vi, đối tượng áp dụng, giải
thích từ ngữ và các tài liệu viện dẫn
- Chương 2: Nhận biết ô nhiễm nước và các nguyên nhân gây ô nhiễm nước


- Chương 3: Kiểm soát chất lượng nước trong CTTL
- Chương 4: Phân vùng chất lượng nước và Dự báo chất lượng nước trong CTTL
- Chương 5: Kiểm soát nguồn thải xả vào cơng trình thủy lợi
- Chương 6: Xử lý, khắc phục ơ nhiễm nước trong cơng trình thủy lợi
- Chương 7: Tổ chức Quản lý Môi trường nước trong cơng trình thủy lợi
- Chương 8: Truyền thơng nâng cao nhận thức cộng đồng về Quản lý Môi

trường nước trong CTTL
Mặc dù đã rất cố gắng, song trong q trình biên soạn, cuốn Tài liệu sẽ khơng
tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tổ biên tập mong nhận được ý kiến đóng góp của
các địa phương, cơ quan quản lý, các nhà khoa học để tiếp tục hoàn thiện

Tổ biên tập


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH......................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................vi
Chương 1: Qui định chung...........................................................................................1
1. Mục đích, Phạm vi và Đối tượng áp dụng...................................................................1
1.1. Mục đích.....................................................................................1
1.2. Phạm vi áp dụng........................................................................1
1.3. Đối tượng áp dụng.....................................................................1
2. Tài liệu viện dẫn..........................................................................................................2
3. Giải thích từ ngữ..........................................................................................................3
4. Các nội dung Quản lý Mơi trường nước trong Cơng trình thủy lợi..............................5
Chương 2:....................................................................................................................... 5
Nhận biết ô nhiễm nước và các nguyên nhân gây ơ nhiễm nước trong cơng trình
thủy lợi............................................................................................................................ 5
1. Nhận biết ơ nhiễm nước trong cơng trình thủy lợi.......................................................5

1.1. Nhận biết ô nhiễm nước bằng quan sát thực địa.......................5
1.2. Nhận biết ô nhiễm nước bằng sinh vật chỉ thị...........................6
1.3. Các loại vi khuẩn chỉ thị ô nhiễm nước: ....................................8
1.4. Nhận biết ơ nhiễm nước bằng các chỉ tiêu lý, hóa (Kết quả phân
tích trong phịng thí nghiệm)............................................................8
2. Ngun nhân gây ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi.........................................14
2.1. Do các nguồn thải chưa được xử lý xả vào CTTL:....................14
2.2 Do các yếu tố tự nhiên và việc khai thác sử dụng nước vùng
thượng nguồn..................................................................................15
2.3. Do chưa có qui trình vận hành các cơng trình tiêu nước thải vào
CTTL................................................................................................15
2.4. Do các cơng trình tưới, tiêu xuống cấp, khơng đáp ứng nhu cầu
vận chuyển nước.............................................................................15
2.5. Do chồng chéo trong các văn bản về Quản lý Môi trường nước
trong CTTL.......................................................................................15
2.6. Do hạn chế về năng lực quản lý của các đơn vị Khai thác CTTL
và nhận thức của các chủ nguồn thải.............................................16
Chương 3:..................................................................................................................... 16
Kiểm sốt Mơi trường nước trong cơng trình thủy lợi.............................................16
1. Mục tiêu kiểm sốt Mơi trường nước trong cơng trình thủy lợi.................................17
2. Trình tự thiết kế chương trình quan trắc....................................................................18
i


2.1. Xác định mục tiêu của chương trình quan trắc........................18
2.2. Yêu cầu cơ bản đối với chương trình quan trắc........................18
2.3. Trình tự thiết kế chương trình quan trắc..................................18
3. Xác định vị trí quan trắc (điểm quan trắc).................................................................19
3.1. Nguyên tắc xác định vị trí quan trắc........................................19
3.2. Xác định vị trí quan trắc mơi trường nền.................................20

3.3. Xác định vị trí quan trắc nguồn tác động (nguồn gây ô nhiễm)
........................................................................................................20
3.4. Xác định vị trí quan trắc đối tượng bị tác động (nước kênh,
sơng)...............................................................................................20
4. Xác định thông số quan trắc......................................................................................21
5. Tần suất quan trắc......................................................................................................22
5.1. Các nguyên tắc xác định tần suất quan trắc:..........................22
5.2. Xác định tần suất quan trắc.....................................................23
6. Quan trắc hiện trường................................................................................................23
6.1. Mô tả hiện trường vị trí lấy mẫu...............................................23
6.2. Nhận dạng mẫu và ghi chép hiện trường.................................24
6.3. Phương pháp lấy mẫu và đo đạc tại hiện trường.....................24
6.4. Kiểm soát chất lượng trong hoạt động quan trắc hiện trường. 25
7. Phân tích mẫu trong phịng Thí nghiệm.....................................................................25
7.1. Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm......................26
7.2. Kiểm tra và xử lý kết quả phân tích.........................................28
7.3. Kiểm sốt chất lượng trong hoạt động phân tích.....................28
8. Đánh giá, thông tin, cảnh báo là lưu trữ kết quả quan trắc.........................................29
8.1. Đánh giá kết quả quan trắc.....................................................29
8.2. Lập báo cáo quan trắc.............................................................31
8.3. Thông tin kết quả quan trắc.....................................................32
8.4. Cảnh báo chất lượng nước.......................................................32
8.5. Quản lý dữ liệu quan trắc.........................................................33
9. Trách nhiệm thực hiện quan trắc CLN trong CTTL...................................................34
Chương 4:..................................................................................................................... 35
Phân vùng chất lượng nước và Dự báo chất lượng nước trong cơng trình thủy lợi
....................................................................................................................................... 35
1. Phân vùng chất lượng nước trong CTTL...................................................................35
1.1. Mục tiêu của phân vùng chất lượng nước................................35
ii



1.2. Tiêu chí phân vùng chất lượng nước........................................35
1.3. Phân vùng chất lượng nước trong CTTL...................................37
2. Lập bản đồ phân vùng chất lượng nước trong CTTL.................................................39
2.1. Phương pháp lập bản đồ..........................................................39
2.2. Bản đồ nền...............................................................................39
2.3. Nội dung của bản đồ................................................................39
2.4. Các dạng sản phẩm.................................................................41
3. Dự báo chất lượng nước trong CTTL........................................................................41
3.1. Xây dựng các kịch bản cho mơ hình dự báo............................41
3.2. Phương pháp dự báo chất lượng nước trong CTTL...................42
Chương 5:..................................................................................................................... 43
Kiểm sốt nguồn thải xả vào cơng trình thủy lợi......................................................43
1. Kiểm sốt nước xả thải vào cơng trình thủy lợi.........................................................43
2. Cấp phép xả nước thải vào cơng trình thủy lợi..........................................................43
2.1. Điều kiện cấp giấy phép xả nước thải vào cơng trình thủy lợi. 43
2.2. Cơ quan tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ cấp phép xả
nước thải.........................................................................................44
2.3. Cung cấp thông tin về giấy phép xả nước thải cho đơn vị quản
lý, khai thác cơng trình thủy lợi......................................................44
2.4. Kiểm tra, giám sát sau cấp phép xả nước thải vào công trình
thủy lợi............................................................................................44
3. Quản lý chất thải rắn xả vào cơng trình thủy lợi........................................................46
4. Trách nhiệm quản lý nguồn thải xả vào cơng trình thủy lợi.......................................46
Chương 6:..................................................................................................................... 48
Xử lý, khắc phục ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi........................................48
1. Xử lý chất thải trước khi xả vào cơng trình thủy lợi..................................................48
1.1. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt qui mô nhỏ.....................49
1.2. Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt qui mô nhỏ...............49

1.3. Xử lý chất thải chăn nuôi.........................................................52
1.4. Giải pháp xử lý nước thải trong các cơ sở SXKD, làng nghề... .56
1.5. Xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản................................57
2. Vận hành cơng trình thủy lợi để giảm thiểu ô nhiễm nước........................................58
3. Nâng cấp, xây mới các công trình tưới tiêu để cải thiện dịng chảy mơi trường........58
4. Trách nhiệm xử lý, khắc phục ô nhiễm nước trong CTTL.........................................58
Chương 7:..................................................................................................................... 59
iii


....................................................................................................................................... 59
Tổ chức Quản lý Môi trường nước trong công trình thủy lợi..................................59
1. Lập Kế hoạch Quản lý Mơi trường nước (KH QLMTN) trong CTTL.......................59
1.1. Đơn vị lập Kế hoạch.................................................................59
1.2. Đơn vị phê duyệt Kế hoạch......................................................60
1.3. Mục tiêu của Kế hoạch.............................................................60
1.4. Quy trình lập Kế hoạch QLMTN trong CTTL..............................60
2. Xây dựng qui chế Quản lý môi trường nước trong CTTL.........................................62
2.1. Đối tượng áp dụng:..................................................................62
2.2. Nguyên tắc xây dựng qui chế:.................................................62
2.3. Các nội dung chính trong qui định về quản lý mơi trường nước
trong cơng trình thủy lợi.................................................................62
2.4. Các hành vi bị cấm..................................................................63
2.5. Qui định trách nhiệm Quản lý Môi trường nước trong CTTL.....63
3. Huy động cộng đồng tham gia Quản lý Môi trường nước trong CTTL.....................63
3.1. Nâng cao trách nhiệm của cộng đồng.....................................63
3.2. Tăng quyền cho cộng đồng......................................................64
3.3. Khuyến khích việc hình thành các tổ chức dùng nước với chức
năng bảo vệ chất lượng nước trong CTTL:......................................64
3.4. Nâng cao năng lực giám sát của cộng đồng............................65

4. Tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành về QLMTN trong CTTL..................65
4.1. Phối hợp giữa ngành Nông nghiệp với các ngành liên quan....65
4.2. Phối hợp giữa các cấp..............................................................65
4.3. Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành..................................66
5. Xây dựng qui định hành lang bảo vệ Môi trường nước trong CTTL.........................66
5.1. Chức năng của hành lang bảo vệ nước trong cơng trình thủy lợi
........................................................................................................66
5.2. Ngun tắc lập, quản lý hành lang bảo vệ nước trong CTTL....67
5.3. Các hành vi bị cấm trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn
nước................................................................................................67
5.4. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trong CTTL..................67
5.5. Yêu cầu đối với các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn
nước................................................................................................68
6. Xây dựng vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trong CTTL..................68

iv


6.1. Các trường hợp phải xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh
khu vực lấy nước sinh hoạt.............................................................68
6.2. Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh cơng trình cấp nước sinh hoạt từ
CTTL................................................................................................69
6.3. Trách nhiệm bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trong
CTTL................................................................................................69
7. Nâng cao năng lực Quản lý Môi trường nước trong CTTL.......................................71
7.1. Nâng cao năng lực Quản lý MTN cho cấp huyện, xã................71
7.2. Nâng cao năng lực QLMTN cho các đơn vị khai thác CTTL.......72
Chương 8:..................................................................................................................... 74
Truyền thông nâng cao nhận thức về Quản lý Mơi trường nước trong cơng trình
thủy lợi.......................................................................................................................... 74

1. Nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư......................................................................74
2. Nâng cao nhận thức các cơ sở sản xuất, kinh doanh..................................................74
3. Nâng cao nhận thức đối với chính quyền địa phương cấp huyện, xã.........................75
4. Đối với sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị khai thác cơng trình thủy lợi.........75
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................78

v


DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢNG

vi


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CLN

: Chất lượng nước

CTTL

: Cơng trình thủy lợi

CTR

: Chất thải rắn

CTRSH


: Chất thải rắn sinh hoạt

CCN

: Cụm cơng nghiệp

CN

: Chăn ni



: Gia đình

KCN

: Khu cơng nghiệp

KH

: Kế hoạch

KH QLMTN

: Kế hoạch Quản lý Môi trường nước

MT

: Môi trường


MTV

: Một thành viên

NN

: Nông nghiệp

UBND

: Uỷ ban nhân dân

QLMT

: Quản lý Môi trường

MTTQ

: Mặt trận Tổ Quốc

QLMTN

: Quản lý Môi trường nước

QCVN

: Qui chuẩn Việt Nam

HVS


: Hợp vệ sinh

HTX

: Hợp tác xã

HTXDN

: Hợp tác xã Dùng nước

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TCKT

: Tiêu chuẩn Kỹ thuật

BVTV

: Bảo vệ thực vật

PTNT

: Phát triển nông thôn

SXKD

: Sản xuất, kinh doanh


TNMT

: Tài nguyên Môi trường

NTTS

: Nuôi trồng Thủy sản

KTXH

: Kinh tế xã hội

NĐ – CP

: Nghị định – Chính phủ
vii


QH

: Quốc hội

QĐ - TTG

: Quyết định – Thủ tướng Chính phủ

VKHCN

: Vụ Khoa học cơng nghệ


WQI

: Water Quality Index

QA

: Quality Assurance

QC

: Quality Control

viii


Chương 1:

Qui định chung

1. Mục đích, Phạm vi và Đối tượng áp dụng
1.1. Mục đích
Tài liệu hướng dẫn quản lý mơi trường nước trong cơng trình thủy lợi
nhằm hỗ trợ cho các đơn vị Khai thác cơng trình thủy lợi thực hiện nhiệm vụ Bảo
vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi theo qui định của Điều 46 của Luật
Thủy lợi và góp phần giảm thiểu ơ nhiễm nước và phát triển nông nghiệp bền
vững
1.2. Phạm vi áp dụng
Tài liệu này giới thiệu những nội dung cần thực hiện trong cơng tác quản
lý mơi trường nước, có thể áp dụng đối với tất cả các cơng trình thủy lợi nội tỉnh

và liên tỉnh.
Các hoạt động quản lý môi trường nước trong cơng trình thủy lợi do các
đơn vị Khai thác cơng trình thủy lợi thực hiện bằng cách kết hợp nhiều giải pháp
như kiểm soát, dự báo chất lượng nước, kiểm sốt nguồn thải, giải pháp cơng
trình để giảm thiểu ô nhiễm nước, xây dựng Kế hoạch QLMT nước, trách nhiệm
thực hiện, cơ chế phối hợp với các ngành liên quan, nâng cao nhận thức cộng
đồng, tổ chức quản lý....
Áp dụng tài liệu này cần xem xét đến các đặc điểm riêng của từng cơng
trình thủy lợi, chính sách và chiến lược Bảo vệ môi trường ở mỗi địa phương và
năng lực quản lý của các đơn vị khai thác cơng trình thủy lợi
Áp dụng tài liệu này cần xem xét đến việc sửa đổi các quy định pháp luật
và các tiêu chuẩn, qui chuẩn: Hiện nay, các quy định và tiêu chuẩn pháp luật về
Quản lý Môi trường nước trong cơng trình thủy lợi đang tiếp tục được hồn thiện.
Những kỹ thuật mới về Quản lý Mơi trường nước trong CTTL cũng đang được
nghiên cứu để phổ biến áp dụng. Người sử dụng cần kiểm tra các quy định và
tiêu chuẩn pháp luật mới nhất và xu hướng Quản lý Môi trường nước khi sử
dụng. Tài liệu này sẽ được cập nhật, đồng thời với việc nâng cao năng lực và kinh
nghiệm quản lý môi trường nước trong cơng trình thủy lợi.
1.3. Đối tượng áp dụng
Đối tượng sử dụng tài liệu này có thể được chia thành 04 nhóm: i) Cơ quan
quản lý Nhà nước lĩnh vực thủy lợi; ii) Các đơn vị Khai thác cơng trình thủy lợi;
iii) Các nghiên cứu, đơn vị tư vấn lập quản lý mơi trường nước trong cơng trình
thủy lợi; iv) Các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào cơng trình thủy lợi. Các cơ
quan liên quan đến ba nhóm đối tượng này là:
1


a) Cơ quan quản lý Nhà nước lĩnh vực thủy lợi
- Bộ Nông nghiệp và PTNT: Tổng cục Thủy lợi, Vụ Khoa học Công nghệ
và Môi trường và các đơn vị liên quan sử dụng tài liệu trong việc hướng dẫn và

giám sát Quản lý Môi trường nước đối với các CTTL liên tỉnh, các CTTL do Bộ
Nông nghiệp và PTNT quản lý và ban hành các văn bản, tiêu chuẩn, qui định,
chính sách hỗ trợ Quản lý Mơi trường nước trong CTTL.
- UBND tỉnh, thành phố: Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thủy lợi và
các đơn vị liên quan sử dụng tài liệu trong việc hướng dẫn và giám sát quản lý
Môi trường nước đối vưới các CTTL thuộc tỉnh quản lý và qui định trách nhiệm,
cơ chế phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong Quản lý Môi trường nước đối với
các CTTL
b) Các đơn vị khai thác cơng trình thủy lợi:
Sử dụng tài liệu trong việc xây dựng và triển khai Kế hoạch quản lý Môi
trường nước trong CTTL thuộc trách nhiệm quản lý
c) Các Viện nghiên cứu, đơn vị tư vấn lập Kế hoạch Quản lý Mơi trường nước
trong CTTL:
Nghiên cứu hồn thiện các phương pháp và cơ sở Khoa học xây dựng các
chính sách, tiêu chuẩn, qui định kỹ thuật về Quản lý Mơi trường nước trong cơng
trình thủy lợi. Tổng hợp các bài học kinh nghiệm của Quốc tế và các địa phương,
nghiên cứu áp dụng thử nhiệm các mơ hình Quản lý Môi trường nước trong
CTTL để phổ biến áp dụng.
d) Các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào CTTL
Các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào CTTL tham khảo tài liệu để thực
hiện các qui định về quản lý nguồn thải, cấp phép xả nước thải vào công trình
thủy lợi và thực hiện trách nhiệm khác theo qui định pháp luật
2. Tài liệu viện dẫn
Tài liệu này được xây dựng dựa trên những văn bản qui phạm pháp luật
hiện hành liên quan đến Quản lý Môi trường nước trong cơng trình thủy lợi gồm:
1. Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14
2. Luật tài nguyên nước
3. Luật Bảo vệ Môi trường
4. Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 1/9/2017 của Bộ Tài nguyên và
2



Môi trường qui định kỹ thuật quan trắc môi trường
5. Thông tư 32/2014/TT-BNNPTNT ngày 10/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT quy định về nội dung hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trường
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
6. Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 qui định xử phạt hành
chính trong lĩnh vực phịng chống thiên tài, khai thác và bảo vệ cơng trình
thủy lợi, đê điều
7. Thơng tư số số 17/2011/TT-BTNMT qui định về qui trình kỹ thuật thành
lập bản đồ môi trường
8. TCKT 01:2018/TCTL – Qui định kỹ thuật xả nước thải vào cơng trình thủy
lợi
9. QCVN 08-MT/2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt;
10.QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp;
11.QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt;
3. Giải thích từ ngữ
1. Cơng trình thủy lợi là cơng trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ
chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy
lợi và cơng trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi.
2. Công trình thủy lợi liên tỉnh là cơng trình thủy lợi nằm trên địa bàn từ hai
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên
3. Cơng trình thủy lợi nội tỉnh là cơng trình thủy lợi nằm trên địa bàn một
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên
4. Khai thác cơng trình thủy lợi là việc khai thác, sử dụng tiềm năng và lợi thế
của cơng trình thủy lợi để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ mơi
trường

5. Ơ nhiễm nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành
phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật
6. Quản lý Môi trường nước trong CTTL là tổng hợp các biện pháp, luật
pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ mơi
trường nước trong cơng trình thủy lợi phục vụ phát triển nơng nghiệp bền
vững.
7. Kiểm sốt chất lượng nước là hệ thống quan trắc cho phép ghi nhận sự
biến động trạng thái môi trường nước dưới ảnh hưởng của các hoạt động
3


kinh tế và con người
8. Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt hoặc hoạt động khác
9. Kiểm soát nguồn thải là hoạt động điều tra, phát hiện, xác định các cơ sở
xả nước thải vào cơng trình thủy lợi.
10.Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước là khả năng nguồn nước có
thể tiếp nhận thêm một lượng nước thải mà vẫn bảo đảm chất lượng nguồn
nước cho mục đích sử dụng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam
hoặc tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nước ngoài được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cho phép áp dụng.
11.Quan trắc mơi trường là q trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi
trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh
giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với
môi trường
12.Bảo đảm chất lượng (QA) trong quan trắc mơi trường là một hệ thống tích
hợp các hoạt động quản lý và kỹ thuật trong một tổ chức nhằm bảo đảm
cho hoạt động quan trắc môi trường đạt được các tiêu chuẩn chất lượng đã
quy định.

13.Kiểm soát chất lượng (QC) trong quan trắc môi trường là việc thực hiện
các biện pháp để đánh giá, theo dõi và kịp thời điều chỉnh để đạt được độ
chính xác và độ tập trung của các phép đo theo yêu cầu của các tiêu chuẩn
chất lượng nhằm bảo đảm cho hoạt động quan trắc môi trường đạt các tiêu
chuẩn chất lượng này.
14.Vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt là vùng phụ cận khu vực
lấy nước từ nguồn nước được quy định phải bảo vệ để phịng, chống ơ
nhiễm nguồn nước sinh hoạt.
15.Hành lang bảo vệ nguồn nước là phần đất giới hạn dọc theo nguồn nước
hoặc bao quanh nguồn nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
16.Chỉ số chất lượng nước (viết tắt là WQI) là một chỉ số được tính tốn từ
các thơng số quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả định lượng về chất
lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó; được biểu diễn qua
một thang điểm.
17.Thơng tin môi trường là số liệu, dữ liệu về môi trường dưới dạng ký hiệu,
chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự
18.Cảnh báo môi trường là hoạt động thông báo trước diễn biến của môi
trường và đề xuất các biện pháp xử lý khi môi trường bất lợi hoặc có nguy
cơ bất lợi cho sản xuất nơng nghiệp trên cơ sở xử lý thông tin từ hoạt động
quan trắc môi trường
4


4. Các nội dung Quản lý Môi trường nước trong Cơng trình thủy lợi
1. Nhận biết ơ nhiễm nước và các ngun nhân gây ơ nhiễm nước:
2. Kiểm sốt chất lượng nước trong CTTL
3. Phân vùng chất lượng nước và Dự báo chất lượng nước trong CTTL
4. Kiểm soát nguồn thải xả vào cơng trình thủy lợi
5. Xử lý, khắc phục ơ nhiễm nước trong cơng trình thủy lợi
6. Tổ chức Quản lý Mơi trường nước trong cơng trình thủy lợi

7. Truyên thông nâng cao nhận thức cộng đồng về Quản lý Mơi trường nước
trong cơng trình thủy lợi

Chương 2:
Nhận biết ô nhiễm nước và các nguyên nhân
gây ô nhiễm nước trong cơng trình thủy lợi
1. Nhận biết ơ nhiễm nước trong cơng trình thủy lợi
Nhận biết ơ nhiễm nước là bước đầu tiên nhằm giúp cho việc đưa ra các
quyết định phù hợp trong công tác Quản lý Môi trường nước. Có nhiều cách nhận
biết ơ nhiễm trong cơng trình thủy lợi như sau:
1.1. Nhận biết ơ nhiễm nước bằng quan sát thực địa
a) Nhận biết ô nhiễm nước bằng quan sát màu sắc nước trong kênh, mương
- Nước có màu xanh đậm: Nguồn nước bị phú dưỡng, trong nước có chứa
nhiều chất dinh dưỡng như nitơ tổng số, lân tổng số tạo điều kiện cho tảo và các
loài thực vật thủy sinh nổi phát triển quá mức.
- Nước có màu đen, nâu đậm: Nguồn nước bị ơ nhiễm bởi chất thải của
công nghiệp dệt nhuộm hoặc bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ bị phân hủy lâu ngày

b) Nhận biết ô nhiễm nước bằng mùi
5


- Nước bốc mùi nặng gây khó thở, buồn nơn: Nguồn nước bị nhiễm Phenol
và các chất độc hại từ chất thải cơng nghiệp.
2

- Nước có mùi trứng thối: Nguồn nước bị nhiễm hợp chất H S, PH

3


- Nước có mùi hôi thối nồng nặc: Nguồn nước bị nhiễm chất hữu cơ bị
phân hủy lâu này.
- Nước có mùi xăng dầu, nhựa thông: Nguồn nước bị ô nhiễm do do chất
thải từ các nhà máy hay bãi rác thẩm thấu vào nguồn nước ngầm.

c) Nhận biết ô nhiễm nước bằng nhiệt độ nước
Nhiệt độ của nước sông, kênh cao hơn nhiệt độ khơng khí thường do ảnh
hưởng của nước thải nhà máy nhiệt điện, nhà máy hạt nhân thường có nhiệt độ
o

cao hơn từ 10 - 25 C so với nước tự nhiên.
1.2. Nhận biết ô nhiễm nước bằng sinh vật chỉ thị
Lồi sinh vật chỉ thị mơi trường là lồi phải có đặc tính rất nhạy cảm với
mơi trường hoặc rất có khả năng chống chịu với mơi trường, hoặc có khả năng
tích luỹ các độc tố trong cơ thể. Những lồi này vắng mặt hoặc có mặt, có những
biến đổi về hình thái, số lượng, sinh lý, tập tính, hoặc được phân tích hàm lượng
một số độc tố trong mô cơ thể, được xem xét để đánh giá chất lượng mơi trường
nước ở đó.
a) Các lồi sinh vật chỉ thị ơ nhiễm nước
- Các lồi có khả năng chống chịu như muỗi lắc, giun ít tơ thường được
xem là lồi chỉ thị cho nước bị ơ nhiễm hữu cơ;
- Hầu hết ấu trùng của các lồi cơn trùng cánh úp được xem là các lồi chỉ
thị cho mơi trường nước sạch;
- Tỉ lệ tảo lam và tảo lục cao hoặc tỉ lệ tảo silic và tảo ánh vàng càng giảm
6


đi trong nước biểu thị cho sự phú dưỡng hóa cao;
- Thực vật phù du phát triển mạnh: chỉ thị vùng nước ơ nhiễm hữu cơ, phú
dưỡng hóa, ơ nhiễm do hóa chất độc (kim loại nặng, hóa chất BVTV,

hydrocacbon vịng), ơ nhiễm do dầu mỡ.
- Thực vật lớn (bèo) phát triển trong vùng nước tù hãm, giàu dinh dưỡng:
chỉ thị cho vùng nước phú dưỡng hóa;
b) Các lồi sinh vật tích lũy chất độc hại
Nhiều lồi thuỷ sinh vật có khả năng tích tụ các muối kim loại trong cơ thể
chúng rất cao, cao hơn nhiều so với các chất này có trong mơi trường nước. Dựa
vào các đặc tính này có thể nhận biết mức độ ơ nhiễm nước do các chất độc hại
hoặc sử dụng các loại sinh vật này để xử lý nước thông qua cơ chế hấp phụ của
các lồi sinh vật, một số ví dụ như sau:
- Các lồi động vật thân mềm có khả năng tích tụ các muối Co, Cd, Cu.
Sứa có khả năng tích luỹ muối Zn. Trùng phóng xạ có khả năng tích tụ Sr.
- Các nhóm thực vật thuỷ sinh bậc cao có bộ rễ chùm trong tầng nước như
các lồi bèo, thực vật ngập trong nước có bộ rễ trong lớp trầm tích đáy có khả
năng hấp thụ nhiều nhóm kim loại nặng có trong nước và trầm tích đáy.
- Các chất phóng xạ cũng có thể được các thuỷ sinh vật tích luỹ trong cơ
thể suốt thời gian sống. Giữ vai trò quan trọng trong hoạt động này là sinh vật
nổi, trong đó, thực vật nổi có khả năng tích tụ nhiều hơn động vật nổi.
Các đặc tính tích tụ chất độc của một số lồi thuỷ sinh vật như trên là cơ sở
để lựa chọn sinh vật chỉ thị môi trường.

c) Chỉ thị sinh học cho mơi trường nước nói chung
- Mơi trường rất tốt: Khơng có tác động của con người; có tất cả các loài cá
sống trong vùng nước đặc trưng cho sinh cảnh bao gồm hầu như tất cả các loài cá
nhạy cảm và tồn tại đầy đủ các thế hệ và ở tất cả hai giống, ổn định cấu trúc
chuỗi dinh dưỡng:
- Mơi trường nước tốt: Giàu thành phần lồi, mất đi các lồi nhạy cảm mơi
7


trường, một số lồi ít hơn mức tối ưu hoặc phân bố kích thước (kích cỡ cá); cấu

trúc chuỗi dinh dướng có dấu hiệu bị ức chế.
- Mơi trường trung bình: Có dấu hiệu suy thối, số dạng lồi nhạy cảm ít
đi, cấu trúc đa dạng bị thu hẹp, tăng tần suất cá ăn tạp.
- Môi trường xấu: Đặc trưng bởi các loài cá ăn tạp, cá chịu đựng tốt với
môi trường ô nhiễm chiếm ưu thế; tốc độ sinh trưởng và điều kiện sống nhìn
chung suy giảm, cá lai tạo và cá bị bệnh thường hay gặp
- Môi trường rất xấu: Rất ít cá hiện diện, mà chủ yếu là các loài cá du nhập
vào hoặc các loài chịu đựng tốt với môi trường ô nhiễm, thường gặp các dạng cá
lai, cá mắc các bệnh, cá bị nhiễm ký sinh, cá bị hỏng vây và các khuyết tật khác.
Ngoài ra, cịn có một số lồi chịu đựng tốt mơi trường ô nhiễm khác như trùng
chân rễ, trùng roi, trùng tiêm mao.
- Mơi trường ơ nhiễm trầm trọng: Khơng có cá.và các loài thủy sinh.

1.3. Các loại vi khuẩn chỉ thị ô nhiễm nước:
- Vi khuẩn chỉ thị ô nhiễm phân: Nhóm Coliform, đặc trưng là Escherichia
Coli. Nhóm Streptococci liên cầu, đặc trưng là Streptococcus faecalis nguồn gốc
từ người, S.bovis từ cừu, S.equinus từ ngựa. Nhóm Clostridia: khử sunfit đặc
trưng là Clostridium perfringens.
- Vi khuẩn gây bệnh: Chỉ thị nguồn nước ô nhiễm không thể sử dụng. VD:
vi khuẩn salmonella-typhi gây bệnh thương hàn

1.4. Nhận biết ô nhiễm nước bằng các chỉ tiêu lý, hóa (Kết quả phân tích trong
phịng thí nghiệm)
Các chỉ tiêu hóa lý trong nước khi vượt quá ngưỡng cho phép so với
QCVN thể hiện mức độ ô nhiễm nước và những tác động của ô nhiễm nước đến
8


mơi trường sống của các lồi thủy sinh. Các yếu tố ảnh hưởng hưởng đến môi
trường nước trong CTTL gồm:

1. pH nước là một trong những thông số quan trọng và được sử dụng
thường xuyên nhất dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, chất
lượng nước thải. pH nước biến đổi do ảnh hưởng của nguồn thải và sự chuyển
hóa của các chất trong mơi trường nước.
2. Chất rắn lơ lửng (SS): Chất rắn lơ lửng phát sinh do vận chuyển bùn đất
từ thượng nguồn, do thối rữa của xác động vật, thực vật trong nước và do các loại
nước thải. Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước cao làm giảm khả năng truyền
ánh sáng trong nước, quá trình quang hợp dưới nước, gây cạn kiệt tầng ô xy trong
nước gây ảnh hưởng đến đời sống thuỷ sinh như cá, tơm. Chất rắn lơ lửng có thể
làm tắc nghẽn mang cá, cản trở sự hô hấp dẫn tới làm giảm khả năng sinh trưởng
của cá, ngăn cản sự phát triển của trứng và ấu trùng.
3. Ô xy hòa tan (DO): Các yếu tố ảnh hưởng đến ôxy hòa tan trong nước là
nhiệt độ, dòng chảy và hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải. Khi nước thải có
hàm lượng chất hữu cơ càng cao thì hàm ượng oxy hòa tan trong nước càng thấp.
Oxy hòa tan cần thiết cho q trình hơ hấp của các sinh vật thủy sinh và quá trình
tự làm sạch của nước. Khi DO thấp, các loài thủy sinh giảm hoạt động hoặc chết.
Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước cũng
như kiểm tra q trình xử lý nước thải. Nếu dịng nước thải có DO q thấp
thường có mùi hơi thối và sẫm mầu (thường có mầu đen).
5

4. Nhu cầu ơxy sinh hóa (BOD ) là chỉ tiêu để đánh giá chất hữu cơ dễ
phân hủy sinh học và là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm
5

nước. Hàm lượng BOD có hàm lượng cao từ nước thải sinh hoạt, nước thải chế
9


biến nông sản, thực phẩm, nước thải chăn nuôi...

5. Nhu cầu ơ xy hóa học (COD): là chỉ tiêu đánh giá tổng chất hữu cơ (bao
gồm cả chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học và chất hữu cơ cần phải được phân hủy
bởi tác nhân hóa học. Hàm lượng COD ngồi việc đánh giá mức độ ơ nhiễm
5

nước, cịn là cơ sở xác định các biện pháp xử lý nước. Khi tỷ lệ COD/ BOD >2,
việc xử lý nước bằng các biện pháp sinh học là không hiệu quả, cần phải áp dụng
các biện pháp xử lý hóa lý
+
4

6. Amoni (NH ): Trong vùng không ô nhiễm amoni chỉ ở dạng vết (dưới
0,05 mg/l). Hàm lượng amoni có nhiều trong nước thải từ khu dân cư và từ các
khu cơng nghiệp (nhà máy hố chất, chế biến thực phẩm, sữa, v.v.).
3

-

7. Nitrat (NO ): Nitrat là sản phẩm cuối cùng của sự phân huỷ các chất
hữu cơ chứa nitơ có trong chất thải của người và động vật. Nước chứa hàm lượng
Nitrat cao do bị ảnh hưởng bởi chất thải sinh hoạt, chế biến thực phẩm, phân bón.
Nồng độ nitrat cao là môi trường dinh dưỡng tốt cho phát triển tảo, rong, gây ảnh
hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt và NTTS.
34

8. Phosphat (PO ): Phosphat là một trong những nguồn dinh dưỡng cho
thực vật thủy sinh, gây ô nhiễm và góp phần thúc đẩy hiện tượng phú dưỡng
trong sông, kênh. Nồng độ phosphat trong nguồn nước không bị ô nhiễm thường
<0,01 mg/l. Nguồn phosphat đưa vào môi trường nước là phân người, phân súc
vật và nước thải một số ngành công nghiệp sản xuất phân lân, công nghiệp thực

phẩm và trong nước tiêu từ đồng ruộng. Phosphat không thuộc loại độc hại đối
với người.
-

9. Clorua (Cl ): Clorua có mặt trong nước là do các chất thải sinh hoạt,
nước thải công nghiệp mà chủ yếu là công nghiệp chế biến thực phẩm, thuộc da.
10


Ngồi ra, cịn do sự xâm nhập của nước biển vào các cửa sông, vào các mạch
nước ngầm. Nước mặt có chứa nhiều Clorua sẽ hạn chế sự phát triển của cây
trồng thậm chí gây chết. Hàm lượng Clorua cao sẽ gây ăn mòn các kết cấu ống
kim loại.
-

10. Xyanua (CN ): Xyanua có mặt trong nguồn nước do ơ nhiễm từ các loại
nước thải ngành nhựa, xi mạ, luyện kim, hóa chất, sợi tổng hợp. Xyanua rất độc,
thường gây các bệnh về phổi, da, đường tiêu hóa.
11. Kim loại nặng
Kim loại nặng (Asen, Chì, Crơm, Cadimi, Đồng, Kẽm, Thuỷ ngân, …)
trong nước có nguồn gốc từ các nguồn nước thải cơng nghiệp, nơng nghiệp cũng
như có sẵn trong tự nhiên. Khác với các chất thải hữu cơ có thể tự phân hủy trong
đa số trường hợp, các kim loại nặng khi đã phóng thích vào mơi trường thì sẽ tồn
tại lâu dài.
Kim loại nặng trong nước thường bị hấp thụ bởi hạt sét, phù sa lơ lửng
trong nước. Các chất lơ lửng này dần dần rơi xuống mà làm cho nồng độ kim loại
nặng trong trầm tích cao hơn rất nhiều trong nước. Các loài động vật thuỷ sinh,
đặc biệt là động vật đáy sẽ tích luỹ lượng lớn các kim loại nặng trong cơ thể.
Thông qua dây chuyền thực phẩm mà kim loại nặng được tích luỹ trong con
người và gây độc tính với tính chất bệnh lý rất phức tạp.

- Asen (As): Asen trong nước cao có thể gây ngộ độc, ngồi ra, Asen trong
nước cịn tích tụ trong cơ thể, gây tổn hại đến gan, tủy xương, tế bào thần kinh và
gây ung thư.
- Cadimi (Cd): Cadimi có nguồn gốc chủ yếu từ nước thải cơng nghiệp hoá
chất, mạ điện, luyện kim, chất dẻo và chất khai mỏ, phân bón, thuốc trừ sâu. ít bị
11


hấp thụ trong đất hoặc trầm tích, di động hơn các kim loại khác. Cadimi dễ đi vào
nguồn thức ăn của con người, tích lũy trong thận và xương; gây nhiễu hoạt động
của một số enzim, làm tăng huyết áp, ung thư phổi, làm rối loạn chức năng thận,
phá huỷ tuỷ xương, gây ảnh hưởng đến nội tiết, máu, tim mạch..
- Crơm (Cr): Có nguồn gốc từ nước thải cơng nghiệp sản xuất gốm sứ, sản
xuất giấy, thuốc nhuộm, thuộc da, xi mạ, luyện kim, khai thác mỏ... Trong nước,
3+

6+

3+

crom tồn tại ở 2 dạng Cr và Cr . Hợp chất Cr hầu như không độc, tuy nhiên,
6+

hợp chất Cr được xếp vào chất độc nhóm 1 với khả năng gây ung thư cho người
và vật nuôi, rối loạn gen và nhiều bệnh khác.
- Chì (Pb): Có trong nước từ nguồn nước thải cơng nghiệp hóa chất, pin-ac
quy, sơn, mỹ phẩm, luyện kim, sản xuất năng lượng, giao thơng... Chì có khả
năng tích lũy lâu dài trong cơ thể thơng qua q trình ăn uống. Lượng chì tích tụ
trong cơ thể không bị đào thải sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức
khỏe. Chì gây độc cho hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên, tác động

lên hệ enzyme có nhóm hoạt động chứa hyđro. Người bị nhiễm độc chì sẽ bị rối
loạn bộ phận tạo huyết (tuỷ xương), tuỳ theo mức độ nhiễm độc mà sẽ có những
dấu hiệu như đau bụng, đau khớp xương, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não,
thạm chí nếu nhiễm độc chì nặng có thể tử vong.
- Đồng (Cu): Có trong nước từ nguồn nước thải cơng nghiệp sơn, mạ, phân
bón, thuốc trừ sâu. Đồng tạo ra vị khó chịu khi tồn tại trong nước với hàm lượng
1-2mg/l. Đồng có độc tính cao với hầu hết các thực vật thủy sinh, ở nồng độ thấp
hơn 0,1mg/l đã có thể gây ức chế cho các lồi thực vật khơng phát triển. Khi
nồng độ tăng cao đồng có thể tích lũy vào các bộ phận trong cơ thể như gan,
thận,... và gây tổn thương. Khi nồng độ Cu trong máu rất cao thì nguy cơ tử vong
do bất cứ nguyên nhân nào sẽ tăng lên 50% và do ung thư là 40% khi so sánh với
12


những người có nồng độ Cu trong máu ở mức bình thường.
- Kẽm (Zn): Có trong nước từ nguồn nước thải cơng nghiệp các ngành mạ
điện, khai khống, sợi tổng hợp, thuốc diệt nấm,... Nếu chứa nhiều kẽm, lớp nước
bề mặt có bọt màu trắng (nó sẽ được hấp thụ và tích luỹ trong cơ thể cá). Đối với
con người và động vật, Zn tăng cường hoạt động của các tuyến nội tiết (tuyến
tuỵ, tuyến giáp, tuyến tiền liệt); Zn có tác dụng trong việc điều hồ, trao đổi chất
dinh dưỡng. Tuy nhiên, Zn cũng có thể gây tác hại đối với sức khỏe con người,
nếu hấp thụ nhiều kẽm có thể gây nơn, tổn hại thận, lách làm giảm khả năng hấp
thu đồng và gây bệnh thiếu máu liên quan đến sự thiếu hụt đồng. Hấp thụ kẽm
trong khẩu phần ăn hàng ngày >1000 mg gây nôn, sốt, tổn hại thận và lách, từ
200-500 mg/ngày gây xáo trộn dạ dày, buồn nơn, hoa mắt.
- Niken (Ni): Có trong nước từ nguồn nước thải công nghiệp các ngành mạ
điện, khai khống, hóa chất... Niken là kim loại có tính linh động cao trong mơi
trường nước, có khả năng tạo phức bền với các hợp chất hữu cơ tự nhiên. Nó
được tích tụ trong các chất sa lắng, trong cơ thể thực vật bậc cao và một số loại
thuỷ sinh. Tiếp xúc lâu dài với niken gây hiện tượng viêm da và có thể xuất hiện

dị ứng ở một số người. Ngộ độc niken qua đường hơ hấp gây khó chịu, buồn nôn,
nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến phổi, hệ thần kinh trung ương, gan, thận. Kim loại
và các hợp chất vô cơ của niken xâm nhập qua đường hô hấp có thể gây bệnh
kinh niên. Hợp chất nikencacbonyl có độc tính cao hơn khí CO 100 lần.
- Mangan (Mn): Có trong nước từ nguồn nước thải cơng nghiệp các ngành
luyện kim, ac quy, khai khống, phân bón hóa học. Mn ảnh hưởng đến khả năng
sinh sản, cấu tạo mô thần kinh, mô xương, việc hấp thu glucoza, trao đổi và vận
chuyển mỡ trong cơ thể. Nếu hàm lượng lớn gây độc cho cơ thể; gây độc với
nguyên sinh chất của tế bào, đặc biệt là tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây
13


tổn thương thận, bộ máy tuần hoàn, phổi, ngộ độc nặng gây tử vong.
- Thủy ngân (Hg): Có trong nước từ nước thải công nghiệp các ngành
luyện kim, sản xuất đền huỳnh quang, nhiệt kế, bột giấy, thuốc trừ sâu,... Thuỷ
ngân là chất khi vào cơ thể có khả năng phản ứng với axit amin chứa lưu huỳnh,
các hemoglobin, abumin; có thể liên kết màng tế bào, làm thay đổi hàm lượng
kali, thay đổi cân bằng axit bazơ của các mô, làm thiếu hụt năng lượng cung cấp
cho tế bào thần kinh. Trẻ em bị ngộ độc thuỷ ngân sẽ bị phân liệt, co giật. Trong
3

môi trường nước, metyl thủy ngân (CH Hg) là dạng độc nhất, nó làm phân liệt
nhiễm sắc thể và ngăn cản quá trình phân chia tế bào.
- Sắt (Fe): Có trong nước do nước thải của các nhà máy cơng nghiệp luyện
kim, cơ khí dệt, sơn, nước thải công nghiệp khác. Đối với con người Fe có trong
transferin, chất tham gia q trình vận chuyển Fe trong huyết tương. Đại bộ phận
sắt được hấp thu tập trung vào tuỷ xương và là thành phần của hồng cầu, 60-72%
Fe của cơ thể nằm trong huyết sắc tố (hemoglobin). Khi hàm lượng Fe vượt qui
định có thể dẫn đến ung thư. Hàm lượng của sắt lớn hơn 1–2 mg/l sẽ làm giảm
giác quan của con người, ảnh hưởng đến chất lượng nước khi sử dụng.

2. Nguyên nhân gây ơ nhiễm nước trong cơng trình thủy lợi
Mỗi cơng trình thủy lợi sẽ có những yếu tố khác nhau với mức độ tác động
khác nhau đến môi trường nước. Xác định nguyên nhân và mức độ tác động đến
môi trường nước là một trong các căn cứ quan trọng để thực hiện các biện pháp
giảm thiểu ô nhiễm nước. Mỗi CTTL có thể có một hay nhiều yếu tố tác động đến
môi trường nước cần được xem xét sau đây:

2.1. Do các nguồn thải chưa được xử lý xả vào CTTL:
Mỗi cơng trình thủy lợi có thể bị tác động bởi nhiều nguồn thải như: Công
nghiệp, chăn nuôi, dân sinh, làng nghề, y tế, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng
thủy sản... Việc quan trọng là phải xác định được khối lượng nước thải, tỷ lệ của
mỗi loại nước thải xả vào CTTL thông qua các thông tin:
14


- Tên nguồn thải, vị trí xả thải, lưu lượng xả vào CTTL, tỷ trọng của nguồn
thải so với tổng nguồn thải vào CTTL
- Tình hình quản lý, xử lý nước thải, cấp phép xả thải vào CTTL
- Tác động của các nguồn thải đến chất lượng nước trong CTTL, SXNN,
NTTS, môi trường sinh thái, sức khỏe cộng đồng.

2.2 Do các yếu tố tự nhiên và việc khai thác sử dụng nước vùng thượng
nguồn
- Do tác động của biến đổi khí hậu và việc khai thác, sử dụng nước vùng
thượng nguồn làm gia tăng tình trạng hạn hán, thiếu nước ở vùng hạ du, nguồn
nước cấp cho các CTTL không đủ so với thiết kế dẫn đến các cơng trình thủy lợi
phải trữ nước, kênh mương khơng có dịng chảy lưu thông và làm gia tăng ô
nhiễm
- Đối với các CTTL vùng ven biển bị ảnh hưởng của tình trạng xâm nhập
mặn ngày càng gia tăng qua các cửa sông và việc chuyển tải chất ô nhiễm từ

vùng thượng nguồn theo các dịng sơng
- Hiện tượng lũ lụt, thời tiêt bất thường cũng làm gia tăng ô nhiễm môi
trường nước cho các CTTL vùng hạ du. Lũ lụt cuốn theo đất, đá, cây cối, vật
dụng và chất thải, không chỉ phá hủy CTTL mà cịn gây ơ nhiễm nước.
2.3. Do chưa có qui trình vận hành các cơng trình tiêu nước thải vào CTTL
Các cơng trình thủy lợi đều được xây dựng chỉ với nhiệm vụ tưới tiêu phục
vụ SXNN và NTTS. Tuy nhiên, đến nay các CTTL đều phải đảm nhiệm thêm
chức năng tiêu nước thải cho các khu đô thị, khu dân cư tập trung và cho các hoạt
động kinh tế, xã hội. Các cơng trình tiêu nước thải chưa có qui trình vận hành
riêng dẫn đến việc xả nước thải vào CTTL ngay cả những thời điểm lấy nước tưới
hoặc thời kỳ hạn hán cũng làm gia tăng ơ nhiễm nước.

2.4. Do các cơng trình tưới, tiêu xuống cấp, không đáp ứng nhu cầu vận
chuyển nước
Phần lớn các cơng trình thủy lợi đều được xây dựng từ những năm 19601970, đến nay đã bị xuống cấp, hư hỏng, kênh mương bị bồi lắng, không đủ năng
lực vận chuyển nước theo thiết kế cũng làm gia tăng ô nhiễm nước

2.5. Do chồng chéo trong các văn bản về Quản lý Môi trường nước trong
15


×