Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Lý luận chung về chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.88 KB, 21 trang )

CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh
nghiệp
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, một mặt doanh nghiệp tiêu
dùng một bộ phận nguồn lực (làm phát sinh chi phí), mặt khác lại tạo ra nguồn lực
mới dưới dạng các sản phẩm, dịch vụ. Đây thực chất là quá trình tiêu dùng các yếu tố
sản xuất kinh doanh (tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động) để tạo ra
các sản phẩm, dịch vụ nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã
hội. Các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra gồm chi phí cho hoạt động đầu tư dài
hạn, chi phí hoạt động kinh doanh và các chi phí hoạt động kinh tế khác.
Chi phí hoạt động kinh doanh là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến
hoạt động kinh doanh thường xuyên của các doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất
định, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận là chi phí sản xuất
kinh doanh và chi phí hoạt động tài chính. Trong đó, chi phí hoạt động sản xuất kinh
doanh là các chi phí cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong khi tiến hành sản
xuất, các doanh nghiệp phải tiêu hao các loại vật tư như nguyên liệu, nhiên liệu, vật
liệu, hao mòn máy móc thiết bị, các công cụ, dụng cụ, trả tiền lương, tiền công cho
công nhân viên…Đó là những chi phí thường xuyên phát sinh, gắn liền với hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác
nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như
phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh cần
phải được phân loại theo những tiêu thức phù hợp.
1.1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
1.1.1.1 Khái niệm, nội dung của chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các loại vật tư đã tiêu
hao, chi phí hao mòn máy móc, thiết bị, tiền lương hay tiền công và các khoản chi
phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất, bán hàng của doanh nghiệp trong một
thời kỳ nhất định.


Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải luôn luôn quan
tâm đến việc quản lý chi phí, bởi vì nếu chi phí không hợp lý, hợp lệ đều gây ra
những khó khăn trong quản lý và đều làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì
vậy, vấn đề quan trọng đặt ra cho các nhà quản trị tài chính là kiểm soát được chi
phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
- Chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ: Là toàn bộ chi phí để doanh nghiệp tiến
hành sản xuất sản phẩm, dịch vụ. Bao gồm: chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu
động lực sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh; tiền lương, tiền công và các
khoản phụ cấp có tính chất tiền lương (khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ) doanh
nghiệp phải trả cho người lao động tham gia và hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp; số khấu hao TSCĐ trích theo quy định đối với toàn bộ TSCĐ phục vụ
sản xuất kinh doanh; các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho khâu sản xuất sản
phẩm và các chi phí bằng tiền khác.
- Chi phí bán hàng: là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình bán sản
phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Bao gồm: toàn bộ các khoản tiền lương và
các khoản trích theo lương phải trả cho nhân viên phục vụ trong khâu bán hàng;
chi phí vật liệu bao bì, chi phí dụng cụ đồ dùng làm việc ở khâu bán hàng và cung
cấp dịch vụ; chi phí khấu hao TSCĐ trích theo quy định đối với toàn bộ TSCĐ
phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm, chi phí bảo hành sản phẩm; chi phí dịch vụ mua
ngoài và chi phí bằng tiền khác.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt
động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung toàn
doanh nghiệp. Bao gồm: tiền lương, phụ cấp phải trả cho ban giám đốc, nhân viên
các phòng ban của doanh nghiệp và các khoản trích theo lương của nhân viên quản
lý; chi phí vật liệu quản lý; chi phí đồ dùng văn phòng; chi phí khấu hao TSCĐ;
chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được phân loại theo những
tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho công tác quản lý chi phí, phân tích hiệu quả

sử dụng chi phí, hạch toán, kiểm tra, giúp doanh nghiệp tìm các biện pháp tiết kiệm
chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Thông thường có một số phương pháp chủ yếu để phân loại chi phí sau:
a) Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung kinh tế của chi phí
(theo yếu tố):
Cách phân loại này dựa vào hình thái kinh tế nguyên thuỷ của chi phí phát
sinh không tính đến công dụng, địa điểm phát sinh của chúng trong quá trình sản
xuất (dựa vào nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của khoản chi phí đã chi ra). Các
yếu tố thuộc về đối tượng lao động sẽ được tính là mua từ bên ngoài. Dựa vào căn
cứ trên, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành các yếu tố
sau:
- Chi phí vật tư: là toàn bộ giá trị các loại vật tư mà doanh nghiệp mua từ
bên ngoài dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí
nguyên vật liệu, nhiên liệu, chi phí phân bổ công cụ, phụ tùng thay thế, dụng cụ lao
động…
- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương: là toàn bộ các khoản tiền
lương, tiền công mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt
động sản xuất kinh doanh; các khoản trích nộp theo tiền lương như chi phí bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn mà doanh nghiệp phải nộp trong
kỳ.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong
kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho
các dịch vụ đã sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ do các đơn vị
khác ở bên ngoài cung cấp như: Các khoản chi về tiền điện, tiền nước, điện thoại, văn
phòng phẩm, tiền thuê kiểm toán, tiền thuê dịch vụ pháp lý, tiền mua bảo hiểm tài sản,
bảo hiểm tai nạn con người, tiền thuê thiết kế, chi phí thuê sửa chữa TSCĐ, chi hoa
hồng đại lý, môi giới, chi xúc tiến thương mại…
- Chi phí bằng tiền khác: là các khoản chi phí ngoài các khoản đã nêu trên
như các khoản nộp về thuế tài nguyên, thuế đất, thuế môn bài, tiền thuê đất, trợ cấp

thôi việc hoặc mất việc cho người lao động, chi về đào tạo nâng cao trình độ quản
lý cho người lao động, chi cho công tác y tế, nghiên cứu khoa học, đổi mới công
nghệ, chi thưởng sáng kiến, chi bảo vệ môi trường, chi phí giao dịch, tiếp thị,
khuyến mại, quảng cáo…
Cách phân loại này cho thấy mức chi phí về vật tư và lao động trong toàn bộ
chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh lần đầu trong năm. Việc phân loại này giúp
cho doanh nghiệp lập được dự toán chi phí sản xuất theo yếu tố; kiểm tra sự cân
đối giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.
b) Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh của chi
phí (phân loại theo khoản mục):
Những chi phí có cùng công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh sẽ được xếp
vào một loại gọi là khoản mục chi phí. Theo cách phân loại này có những khoản
mục chi phí sau:
- Chi phí vật tư trực tiếp: là các chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu,
động lực tiêu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản mà doanh nghiệp phải trả
cho người lao động trực tiếp sản xuất như tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp
có tính chất lương, chi ăn ca, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công
đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp.
- Chi phí sản xuất chung: gồm các khoản chi phí chung phát sinh ở các phân
xưởng, bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp như: tiền lương, phụ cấp ăn ca cho nhân
viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng, khấu
hao TSCĐ thuộc phạm vi phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng
tiền phát sinh ở phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất.
- Chi phí bán hàng: Bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ
sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp trả cho
nhân viên bán hàng, chi hoa hồng đại lý, hoa hồng môi giới, tiếp thị, đóng gói, vận
chuyển, bảo quản, chi phí khấu hao phương tiện vận tải, chi phí vật liệu, bao bì,
dụng cụ, đồ dùng, các chi phí dịch vụ mua ngoài, các chi phí bằng tiền khác như
chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí quảng cáo…

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý
hành chính và các chi phí chung khác có liên quan đến hoạt động của toàn doanh
nghiệp như: tiền lương và các khoản phụ cấp trả cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc
và các nhân viển quản lý ở các phòng ban, chi bảo hiểm, kinh phí công đoàn của bộ
máy quản lý doanh nghiệp, các khoản chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng, khấu hao
TSCĐ chung cho doanh nghiệp; các chi phí bằng tiền, dự phòng nợ phải thu khó đòi,
phí kiểm toán, chi phí tiếp đón, khánh tiết, công tác phí, các khoản trợ cấp thôi việc
cho người lao động; các khoản chi phí nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công
nghệ, chi thưởng sáng kiến, chi phí đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân, chi bảo
vệ môi trường.
Cách phân loại chi phí này giúp cho doanh nghiệp có thể tập hợp chi phí và
tính giá thành cho từng loại sản phẩm; có thể quản lý chi phí tại các địa điểm phát
sinh chi phí, quản lý tốt chi phí, khai thác các khả năng nhằm hạ giá thành sảm
phẩm của doanh nghiệp.
c) Phân loại chi phí theo mối quan hệ giứa chi phí với quy mô sản xuất
kinh doanh:
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
được chia làm hai loại là chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Chi phí cố định là chi phí không thay đổi (hoặc thay đổi không đáng kể) theo
sự thay đổi của sản lượng sản xuất, hay quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.
Thuộc về loại chi phí này gồm có: Chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí về tiền lương
trả cho cán bộ, nhân viên quản lý, các chi phí về thuê tài sản, thuê văn phòng làm
việc.
Chi phí biến đổi là các chi phí thay đổi theo sự thay đổi của sản lượng sản
xuất hay quy mô sản xuất.
Thuộc về loại chi phí này gồm các chi phí về vật tư, chi phí tiền lương công nhân
sản xuất trực tiếp, chi phí dịch vụ như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại…
Khi quy mô sản xuất kinh doanh tăng thì chi phí cố định tính cho một đơn vị
sản phẩm, hàng hoá sẽ giảm. Đối với chi phí biến đổi, việc tăng, giảm hay không
đổi khi tính chi phí này cho một đơn vị sản phẩm còn phụ thuộc vào tương quan

biến đổi giữa quy mô sản xuất kinh doanh và tổng chi phí biến đổi của doanh
nghiệp.
Cách phân loại nay giúp doanh nghiệp thấy được xu hướng biến đổi của từng loại
chi phí theo quy mô kinh doanh, từ đó doanh nghiệp có thể xác định được sản lượng hoà
vốn cũng như quy mô kinh doanh hợp lý để đạt được hiệu quả tối ưu.
1.1.2 Giá thành sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm
1.1.2.1 Khái niệm và nội dung của giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp
đã bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm hay loại sản
phẩm nhất định.
Giá thành sản phẩm của một doanh nghiệp biểu hiện chi phí cá biệt của
doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cùng một loại sản phẩm có thể có
nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất, nhưng do trình độ quản lý khác nhau, giá thành
sản phẩm đó sẽ khác nhau. Giá thành sản phẩm cũng chịu ảnh hưởng của sự biến
động giá cả các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp.
Trong công tác quản lý các hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu giá thành sản
phẩm giữ một vai trò hết sức quan trọng thể hiện trên các mặt sau:
- Giá thành là thước đo mức hao phí về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là
căn cứ để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh. Muốn lựa chọn sản xuất một loại
sản phẩm nào đó, doanh nghiệp cần phải nắm bắt được nhu cầu thị trường, giá cả
thị trường và mức hao phí sản xuất loại sản phẩm đó. Trên cơ sở như vậy mới xác
định được hiệu quả sản xuất loại sản phẩm đó để lựa chọn và quyết định khối
lượng sản xuất nhằm đạt lợi nhuận tối đa.
- Giá thành là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả các biện pháp tổ chức, kỹ
thuật. Thông qua tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, doanh nghiệp có thể xem
xét tình hình sản xuất và chi phí bỏ vào sản phẩm, phát hiện và tìm ra các nguyên
nhân dẫn đến phát sinh chi phí không hợp lý để có biện pháp loại trừ.
- Giá thành còn là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính
sách giá cả cạnh tranh đối với từng sản phẩm được đưa ra tiêu thụ trên thị trường.

Giá thành sản phẩm có thể phân loại theo các tiêu thức khác nhau:
a) Phân loại giá thành theo phạm vi tập hợp chi phí:
Trong phạm vi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có thể phân biệt giá thành sản
xuất và giá thành toàn bộ của các sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ.
- Giá thành sản xuất bao gồm những khoản chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra
để hoàn thiện việc sản xuất sản phẩm. Giá thành sản xuất sản phẩm được tính theo
công thức:
Giá thành sản xuất
sản phẩm
=
Chi phí vật tư trực
tiếp
+
Chi phí nhân công
trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung
- Giá thành tiêu thụ (còn gọi là giá thành toàn bộ của sản phẩm) là toàn bộ chi phí để hoàn thành việc sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức:
Giá thành toàn bộ của
sản phẩm
=
Giá thành sản xuất
sản phẩm
+
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
+ Chi phí bán hàng
b) Phân loại giá thành sản phẩm theo thời điểm và cơ sở số liệu để tính giá thành:
Theo căn cứ này giá thành sản phẩm được chia thành hai loại:
- Giá thành kế hoạch: là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở

chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch được tính
toán trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn
đấu của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm hợp lý chi phí sản xuất để hạ giá thành
sản phẩm và là căn cứ để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá
thành của doanh nghiệp
- Giá thành định mức: là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở
các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Giá thành định
mức được tính trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức
là công cụ để quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm; là thước đo
chính xác để xác định hiệu quả sử dụng tài sản, lao động, tiền vốn trong sản xuất,
là căn cứ để đánh giá đúng đắn kết quả thực hiện các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà
doanh nghiệp đã đề ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Giá thành sản xuất thực tế: là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên
cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh do kế toán tập hợp và sản lượng
sản phẩm được sản xuất thực tế trong kỳ. Giá thành sản xuất thực tế được tính sau
quá trình sản xuất, có sản phẩm hoàn thành ứng với kỳ tính giá thành mà doanh
nghiệp đã xác định. Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của
doanh nghiệp trong việc sử dụng các giải pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật để thực

×