Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bảo vệ thực vật 1 Trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.13 KB, 44 trang )

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HẠ
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TRUNG ƯƠNG
2.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
Bảo vệ thực vật 1 Trung ương
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.1.1 Lịch sử hình thành
Khoảng 30 năm trở lại đây, sản xuất nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng
nhanh và ổn định. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trung bình 5,5% mỗi năm.
Nhờ đó, Việt Nam đã cơ bản giải quyết được vấn đề an ninh lương thực, mở
đường chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển các ngành phi nông
nghiệp. Tuy nhiên, khi trình độ thâm canh của bà con nông dân ngày càng cao,
diện tích trồng trọt được mở rộng thì sâu bệnh phá hoại mùa màng cũng xuất
hiện ngày càng nhiều và diễn biến hết sức phức tạp. Do đó, việc thành lập một
bộ phận chuyên cung ứng vật tư, thuốc bảo vệ thực vật giúp cho mùa màng
tránh khỏi sự phá hoại của sâu bệnh, đảm bảo đời sống cho bà con nông dân,
thúc đẩy nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển hơn là vô cùng quan trọng
và cần thiết. Trên cơ sở đó, năm 1985 Bộ Nông nghiệp và Công nghệ thực
phẩm nay là Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra Quyết định giao
cho Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm quản lý và cung ứng vật tư thuốc bảo
vệ thực vật, thuốc trừ sâu bệnh cho vật nuôi, cây trồng.
Đến năm 1987, khi cơ chế tổ chức sản xuất nông nghiệp chuyển đổi từ
tập trung quan liêu bao cấp (trong đó tình hình tổ chức là HTX) sang hình
thức tư nhân theo chỉ thị 100 của Trung ương Đảng, việc cung ứng vật tư
thuốc bảo vệ thực vật nói riêng và nông nghiệp nói chung cũng thay đổi. Thực
hiện chủ trương quản lý và cung ứng vật tư, thuốc bảo vệ thực vật theo
1
chuyên ngành bảo vệ thực vật để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp có hiệu
quả hơn.
Ngày 13/5/1989 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quyết định


số 403/NN/TCCB/QĐ tách bộ phận cung ứng vật tư, thuốc bảo vệ thực vật
trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật để thành lập Công ty vật tư Bảo vệ thực vật
1 (tên giao dịch Pesticide Supply Company No.1 – PSC1). Công ty có trụ
sở chính đặt tại 189B Tây Sơn- Đống Đa – Hà Nội với tổng số vốn kinh
doanh ban đầu là 63 tỉ đồng:
Trong đó:
- Vốn cố định: 10 tỉ đồng.
- Vốn lưu động: 37 tỉ đồng.
- Vốn dự trữ Nhà nước: 16 tỉ đồng.
Đến năm 1993, Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định số
08/NN/TCCB/QĐ ngày 06/1/1993 chuyển công ty vật tư Bảo vệ thực vật 1
thành một doanh nghiệp Nhà nước với giấy phép kinh doanh số 105835 ngày
06/02/1993 do trọng tài kinh tế Thành phố Hà Nội cấp, công ty có trách
nhiệm bán buôn, bán lẻ tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng, vật tư nông nghiệp
và công nghiệp hoá chất, phân bón.
Sau hơn 10 năm phát triển, Công ty nhận thấy hình thức doanh nghiệp
nhà nước không còn phù hợp so với xu thế phát triển kinh tế của đất nước
hiện nay. Theo đánh giá sơ bộ, trên thị trường sản xuất kinh doanh vật tư,
thuốc bảo vệ thực vật hiện nay có khoảng hơn 300 doanh nghiệp tham gia
hoạt động so với con số 3 doanh nghiệp trong thời gian đầu những năm 90.
Điều này cho thấy sức ép cạnh tranh trên thị trường rất cao và có xu hướng
ngày càng phát triển. Trước làn sóng cổ phần hoá DNNN đang diễn ra mạnh
mẽ, để giúp cho nền nông nghiệp nước ta phát triển mạnh mẽ hơn, đủ sức
cạnh tranh trên thị trường đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO, Bộ
NN&PTNT có quyết định số 3112/QĐ/BNN/ĐMDN ngày 10/11/2005 và quyết
2
định số 678/QĐ/BNN/ĐMDN ngày 10/3/2006 về việc chuyển DNNN PSC1
thành công ty cổ phần với tên gọi Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung
ương. Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103012757 ngày 05/06/2006 do
phòng ĐKKD sở KHĐT thành phố Hà Nội cấp, trong đó:

- Vốn điều lệ là: 35 tỉ VNĐ
- Vốn nhà nước là: 18,77 tỉ VNĐ (chiếm 53,65%)
Qua nhiều năm hoạt động, kinh doanh có hiệu quả, quy mô sản xuất
của công ty ngày càng được mở rộng. Đến nay, công ty đã đặt nhiều chi
nhánh tại nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước.
2.1.1.2 Ngành nghề kinh doanh và các sản phẩm chủ yếu
a) Ngành nghề kinh doanh.
- Kinh doanh hàng tư liệu sản xuất bao gồm: Dụng cụ phun, rải thuốc
bảo vệ thực vật, máy móc nông cụ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, trang
thiết bị phục vụ cho nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản.
- Kinh doanh hàng tư liệu tiêu dùng, sinh hoạt bao gồm: hàng may mặc,
máy móc, thiết bị dùng trong công xưởng hoặc phòng thí nghiệm, máy móc
thiết bị đun nóng, làm lạnh, đồ nội thất gia đình (bàn, ghế, giường, tủ...)
- Sản xuất và mua bán hóa chất, phân bón hóa học, phân bón lá, phân
bón hữu cơ sinh học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt chuột, ruồi, muỗi, kiến,
gián, thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng.
- Sản xuất và mua bán giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn cho gia súc,
thức ăn cho tôm cá.
- Sản xuất và mua bán thuốc khử trùng cho nuôi trồng thủy sản, thuốc
khử trùng và làm dịch vụ khử trùng cho hàng hóa xuất nhập khẩu và kho tàng.
b) Sản phẩm chủ yếu.
Các sản phẩm chính của công ty được cung ứng ra thị trường là vật tư
bảo vệ thực vật phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, được phân thành các
nhóm:
3
- Nhóm thuốc trừ sâu: có 25 tên sản phẩm, gồm các sản phẩm chính
như Bassa 50EC, Neretox 95WP, Ofatox 400EC, Patox 95SP, Tango 800WP,
Trebon 10EC...
- Nhóm thuốc trừ bệnh: có 15 tên sản phẩm, gồm một số sản phẩm
chính như Cavil 50WP, Fujione 40EC, Kabim 30WP, New Hinosan 30EC,

Ricide 72WP...
- Nhóm thuốc trừ cỏ: có 10 tên sản phẩm, gồm một số sản phẩm chính
như Bravo 480SL, Heco 600EC, Fenrim 18,5 WP, Prefit 300EC...
2.1.1.3 Một số thành tích công ty đã đạt được trong những năm qua
Trong quá trình xây dựng, trưởng thành qua nhiều lần chuyển đổi, công
ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT
luôn là doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất & cung ứng thuốc Bảo vệ thực vật
tại Việt Nam, là người bạn gần gũi và tin cây nhất của nhà nông.
Từ khi chuyển đổi thành Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung
ương với mô hình quản lý gọn nhẹ, dân chủ và bình đẳng. Ban lãnh đạo Công
ty cùng cán bộ công nhân viên đã từng bước đổi mới và hoà nhập, phấn đấu
hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông đề ra
và đưa công ty từng bước phát triển năm sau doanh số cao hơn năm trước.
Với đội ngũ lãnh đạo và cán bộ dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực
thuốc Bảo vệ thực vật cùng cơ chế hoạt động linh hoạt, cán bộ và sản phẩm
của công ty đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước từ cung tròn
phía Bắc đến mũi nhọn phía Nam “ở đâu có cây trồng ở đó có sản phẩm của
Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương”.
Cùng với sự phát triển sản phẩm và củng cố đội ngũ cán bộ tinh nhuệ
của Công ty, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương đã quan hệ, hợp
tác với nhiều bạn hàng trong và ngoài nước ở nhiều Châu lục khác nhau để
phát triển sản phẩm cả về số lượng và chất lượng. Nhằm đưa sản phẩm của
Công ty vốn đã được nông dân tin cậy thì ngày càng được nông dân tin cậy
4
hơn để "Cùng với nhân dân cả nước phân đấu vì một nền nông nghiệp sạch và
bền vững, vì sự ấm no và hạnh phúc của mọi nhà".
Để khẳng định chính mình trên thương trường, tập thể cán bộ Công ty
cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương luôn lấy uy tín chất lượng sản phẩm
làm hàng đầu, sự hài lòng của quý khách hàng, bà con nông dân làm điểm tựa
và doanh số là khởi điểm thành công.

Với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn sâu, có nhiều kinh
nghiệm và nhiệt tình công tác cùng hệ thống sản xuất với hạ tầng cơ sở
vật chất trang thiết bị hiện đại cho ra các sản phẩm được người nông dân
tin dùng. Trong hiện tại và tương lai Công ty không ngừng cải tiến sản
phẩm nhằm đảm bảo thị hiếu của người tiêu dùng và luôn phấn đấu là
người bạn chân thành và gần gũi nhất của nhà nông….
Sau hơn 20 năm phấn đấu không ngừng và hiệu quả vì một nền nông
nghiệp xanh- sạch vì hạnh phúc và no ấm của muôn nhà, Công ty Cổ phần
bảo vệ thực vật 1 Trung ương đã được nhà nước tặng huân chương lao động
hạng ba, hạng hai và được Bộ Nông nghiệp&PTNT tặng nhiều bằng khen về
thành tích cải tiến sản phẩm và phục vụ tốt cho nền nông nghiệp nước nhà.
Trong quá trình hội nhập WTO mục đích của Công ty là tạo ra sản
phẩm không những được nông dân trong nước tin cậy mà sản phẩm của Công ty
còn hoà nhập được với các nước trong khu vực và thế giơí. Trong hiện tại công ty
đã được hai tổ chức Quacert và PSB cấp chứng chỉ ISO 9001 và ISO 14001.
Tại hội chợ triển lãm do các cơ quan hữu quan tổ chức với sự đánh giá
khách quan, công tâm; các sản phẩm của Công ty hầu hết đều đạt giải cao như
giải thưởng Bông lúa vàng, giải thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao 2005,
2006, 2007...
Nhưng trên tất cả những thành tích đã đạt được, điều thành công hơn cả
đó là sự tín nhiệm của bà con nông dân trong cả nước đối với sản phẩm của
công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương.
5
2.1.2 Đặc điểm nhân sự, tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh
của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương
2.1.2.1 Tổ chức nhân sự.
Hiện nay toàn công ty gồm có 1 Văn phòng công ty, 11 chi nhánh và 4
tổ bán hàng khu vực,với số lượng nhân viên là 146 lao động, cơ cấu nhân sự
của công ty được phân chia như sau:
STT Văn phòng, chi nhánh Số lượng

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Văn phòng công ty
- Ban Giám đốc
- Phòng Công nghệ & Sản xuất
- Phòng Tài chính-Kế toán
- Phòng Kinh doanh
- Phòng Tổ chức-Hành chính
- Phòng Phát triển sản phẩm
- Ban dự án chiến lược
Chi nhánh phía Bắc
Chi nhánh Hải Phòng
Chi nhánh Thanh Hóa
Chi nhánh Nam khu IV
Chi nhánh Đà Nẵng
Chi nhánh phía Nam

Chi nhánh Nam Trung bộ
Chi nhánh Thừa Thiên Huế
Chi nhánh Tây Nguyên
Chi nhánh Quảng Ngãi
Chi nhánh Phú Yên
Tổ bán hàng Khu vực I
Tổ bán hàng Khu vực II
Tổ bán hàng Khu vực III
Tổ bán hàng Khu vực IV
35
2
5
5
5
10
7
1
20
12
6
6
13
15
6
5
3
8
8
3
1

3
2
Tổng cộng 146
6
2.1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lí.
Tổ chức bộ máy của công ty được thực hiện theo Điều 69 Luật doanh
nghiệp, bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đông quản trị, Ban điều hành và
Ban kiểm soát. Ngoài ra còn có các phòng chức năng và các đơn vị trực
thuộc.
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương

7
Xưởng
Tp.Hồ Chí
Minh
Chi
nhánh
Quảng
Ngãi
Xưởng
Đà Nẵng
Tổ
Bán
hàng
khu
vực II
Tổ bán
hàng
Khu
vực I

Chi
nhánh
Phú
Yên
Chi
nhánh
Thừa
Thiên
Huế
Xưởng
Hải
Phòng
Tổ
Bán
hàng
khu
vực III,
IV
Chi
nhánh
Phía
Nam
Chi
nhánh
Nam
Trung
Bộ
Chi
nhánh
Nam

Khu IV
Chi
nhánh
Thanh
Hóa
Chi
nhánh
Phía
Bắc
Chi
nhánh
Tây
Nguyên
Chi
nhánh
Đà
Nẵng
Chi
nhánh
Hải
Phòng
Ban
Dự án
chiến
lược
Phòng
Tổ
chức
Hành
chính

Phòng
Tài
chính
Kế
toán
Phòng
Phát
triển
sản
phẩm
Phòng
Kinh
doanh
Phòng
Công
nghệ &
Sản
xuất
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Giám đốc Công ty
Ban kiểm soát
- Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan quyết định cao nhất của Công ty
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền
nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền
lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ
đông.
- Ban Kiểm soát: kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý trong quản lý điều
hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính.

- Tổng giám đốc: là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và
chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về thực hiện các quyền
và nghĩa vụ được giao, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
- Các phòng chức năng:
+ Phòng Tổ chức hành chính: có nhiệm vụ và chức năng tổ chức lao
động tiền lương quản lý nhân sự và bảo vệ tài sản của Công ty
+ Phòng Tài chính- kế toán: lập kế hoạch về tình hình tài chính của
Công ty, có nhiệm vụ hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bằng
tiền, thu chi tiền mặt một cách hợp lý, thanh toán lương cho cán bộ công nhân
viên quyết toán từng tháng, quý năm, theo dõi mọi hoạt động liên quan đến tài
chính của đơn vị.
+ Phòng Phát triển sản phẩm: có nhiệm vụ lập kế hoạch phát triển sản
phẩm, tiến hành công tác tìm kiếm, đăng ký sản phẩm mới…
+ Phòng Kinh doanh: Lập kế hoạch tiêu thụ, xây dựng giá thành, biện pháp
thực hiện kế hoạch, cân đối hàng hoá, tìm hiểu thị trường và nghiên cứu thị
trường.
+ Phòng Công nghệ và Sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất, tính toán định
mức sản xuất của các mặt hàng, nghiên cứu sản phẩm mới.., ứng dụng công
nghệ vào sản xuất, sang chai đóng gói nhỏ thuốc BVTV, quản lý in mẫu các
loại vật tư bao bì nhãn mác, quảng cáo tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm.
8
+ Các Chi nhánh trực thuộc Công ty:
Bao gồm các Chi nhánh độc lập và Chi nhánh phụ thuộc, phân xưởng,
cửa hàng trực thuộc Chi nhánh, phân bổ tại các địa bàn trọng điểm trên khắp
cả nước:
1. Chi nhánh Phía Bắc
2. Chi nhánh Hải Phòng- Xưởng Hải Phòng
3. Chi nhánh Thanh Hoá
4. Chi nhánh Nam khu 4
5. Chi nhánh Đà Nẵng- Xưởng Đà Nẵng

6. Chi nhánh Quảng Ngãi
7. Chi nhánh Thừa Thiên Huế
8. Chi nhánh Nam Trung Bộ
9. Chi nhánh Tây Nguyên
10. Chi nhánh phía Nam- Xưởng Lê Minh Xuân
11. Chi nhánh Phú Yên.
Mỗi chi nhánh là một cơ sở sản xuất thu nhỏ, bộ máy quản lý chi nhánh gồm:
+ Giám đốc chi nhánh: chịu trách nhiệm chỉ đạo chung hoạt động của
chi nhánh và chịu sự lãnh đạo của công ty
+ Phó giám đốc: giúp giám đốc quản lý hoạt động của chi nhánh.
+ Phòng kế hoạch: nhập xuất thuốc BVTV các loại tại kho, cảng.
+ Phòng thị trường: thống kê sản phẩm, tổ chức tiêu thụ sản phẩm với
các hình thức bán buôn, bán lẻ sản phẩm.
+ Phòng kế toán: gồm một kế toán trưởng, theo dõi thu chi tài chính,
vật tư tài sản của chi nhánh, báo cáo kết quả hoạt động SXKD về Văn phòng
cuối mỗi kỳ sau khi lập BCTC.
Chỉ có chi nhánh Hải Phòng là hoạt động theo phương thức hạch toán
phụ thuộc và báo sổ. Còn các chi nhánh khác đều hạch toán độc lập, cuối kỳ
9
kế toán giữa niên độ, sau khi lập BCTC, các chi nhánh này sẽ gửi lên Văn
phòng công ty để lập BCTC hợp nhất.
2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Đặc điểm của quá trình sản xuất nông nghiệp là chịu nhiều ảnh hưởng
của điều kiện tự nhiên, và đối tượng sản xuất nông nghiệp trùng với chu kỳ
phát triển sinh học của cây trồng, nên nó có tính thời vụ sâu sắc. Do đó sản
xuất thuốc bảo vệ thực vật cũng mang tính thời vụ. Nhu cầu thuốc bảo vệ thực
vật, vật tư nông nghiệp hàng năm chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết khí hậu và
điều kiện canh tác, thời tiết không thuận lợi sẽ tạo môi trường cho sâu bệnh
phát triển phá hoại mùa màng, đòi hỏi phải sử dụng nhiều thuốc trừ sâu bệnh,

thuốc diệt cỏ... và ngược lại. Nhu cầu về thuốc trừ sâu bệnh rất phong phú và
đa dạng do việc thường xuyên thay đổi các loại thuốc bảo vệ thực vật để giảm
nồng độ độc hại và tránh tốc độ phát triển tính kháng thuốc của sâu bệnh.
Nhìn chung, sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có vị trí rất quan trọng đối
với nền Nông nghiệp nước ta, góp phần đẩy lùi dịch bệnh, giúp cây trồng sinh
trưởng và phát triển tốt, để có được những vụ mùa bội thu. Tuy nhiên đa phần
các sản phẩm này là các hợp chất độc hại, nguồn gốc tự nhiên, và có nhiều
dạng khác nhau như thuốc sữa, thuốc bột thấm nước, thuốc nước phun, thuốc
dạng hạt, và có nhiều nồng độ, dung tích khác nhau.
Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW là đơn vị chuyên sản xuất cung
ứng các loại thuốc BVTV như thuốc trừ bệnh: Fujione 40WP, Kabim 30WP,
Catholis 43EC, Patox 95SP, 4G... Thuốc trừ sâu như Bassa 50 EC, Dip 80SP,
Ofatox 400EC...; bình bơm thuốc trừ sâu, các loại hóa chất, phân bón, thuốc
tăng trưởng... Tất cả các loại sản phẩm của Công ty được sản xuất và phân
loại theo 2 loại hình cơ bản sau:
10
- Công ty mua thành phẩm đã được sản xuất hoàn chỉnh, nguyên đai
nguyên kiện từ các nhà cung cấp về đóng chai, đóng gói nhỏ để cung ứng trực
tiếp đến khách hàng.
- Công ty mua nguyên vật liệu chính gồm: hoạt chất, dung môi và các phụ
gia, sau đó áp dụng công nghệ, công thức pha chế được chuyển giao từ các công
ty nước ngoài hoặc tự nghiên cứu để phối chế sản xuất ra thành phẩm hoàn chỉnh.
Quá trình sản xuất của công ty được thực hiện ở các xưởng: hiện nay
còn 3 xưởng là xưởng Hải Phòng thuộc Chi nhánh Hải Phòng, xưởng Đà
Nẵng thuộc Chi nhánh Đà Nẵng và xưởng Thành phố Hồ Chí Minh thuộc chi
nhánh phía Nam, trong đó chỉ có chi nhánh HảI Phòng là hạch toán phụ
thuộc. ở xưởng Hải Phòng, quá trình sản xuất được chia ra làm ba tổ: tổ chế
biến, tổ đóng thuốc bột, tổ đóng gói thuốc nước. Tất cả các sản phẩm của
công ty dù nhập khẩu hay sang chai đóng gói trong nước đều phải theo đúng
danh mục thuốc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

Sản phẩm sản xuất ra được điều chuyển đến các chi nhánh, các cửa hàng của
công ty để bán ra ngoài. Thị trường của công ty rất rộng, bởi công ty có hệ thống
bán buôn, bán lẻ rộng khắp từ Bắc vào Nam. Hiện nay, sau khi cổ phần hoá và thay
đổi bộ máy, phương thức quản lý sản xuất kinh doanh, uy tín của công ty ngày càng
được nâng lên, mục tiêu của công ty là nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá
sản phẩm để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường.
2.1.3.2 Đặc điểm yếu tố đầu vào và thị trường các yếu tố đầu vào
a. Đặc điểm về vốn:
Vốn kinh doanh ban đầu ( vốn điều lệ): 35 tỷ VNĐ.
Trong đó: Vốn nhà nước: 18.777.400.000 đồng
Vốn cổ đông CBCNVC công ty: 8.465.040.000 đồng
Vốn của các nhà đầu tư chiến lược: 3.150.000.000 đồng
Vốn của các nhà đầu tư khác: 4.607.560.000 đồng
b. Nguồn nguyên liệu, vật liệu
11
Nhiều năm qua công ty là nhà phân phối độc quyền một số sản phẩm
của các công ty nước ngoài như Nhật Bản, Đức, Thuỵ Sỹ và một số quốc gia
khác. Một trong những lợi thế quan trọng của công ty là các sản phẩm được
giao phân phối độc quyền đều là thương hiệu nổi tiếng, có chất lượng cao,
hiệu quả và được các chuyên gia chuyên ngành BVTV đánh giá cao đồng thời
được người nông dân tin tưởng sử dụng.
Công ty nhập nguyên liệu, phụ gia nước ngoài kết hợp với nguồn vật
tư, bao bì trong nước như chai nhựa, nắp nút, nhãn, thùng, túi thiếc, gói
PVC…
Qua quá trình chế biến, sang chai, đóng gói bằng các trang thiết bị tiên
tiến, quy trình quản lý chất lượng sản phẩm và vệ sinh môi trường theo tiêu
chuẩn quy định tạo nên các sản phẩm chất lượng cao, đa dạng về chủng loại
bao gói phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng
Đối với các sản phẩm nhập thành phẩm từ nước ngoài đã được sản
xuất, đóng gói theo đơn đặt hàng Công ty cung ứng trực tiếp đến tay khách

hàng
Sự ổn định của nguồn cung cấp nguyên vật liệu:
Trên cơ sở mối quan hệ lâu dài , chặt chẽ với các công ty trong và
ngoài nước, công ty thường ký các thoả thuận nhập hàng ngay từ đầu năm,
đầu vụ. Trong đó có sự thoả thuận cụ thể, chi tiết về số lượng, giá cả, chính
sách hỗ trợ bán hàng nhằm đảm bảo tính ổn định giá bán sản phẩm khi đưa ra
thị trường. Trường hợp trên thị trường có sự biến động tăng, giảm các loại
nguyên liệu đầu vào, công ty được các nhà cung cấp thông báo trước ít nhất 3
tháng. Sự ổn định nguồn nguyên liệu giúp công ty xây dựng kế hoạch nhập
hàng và tiêu thụ sản phẩm cho từng vụ, từng tháng; Chủ động điều chỉnh cho
phù hợp với thời vụ, thị trường và kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
2.1.3.3 Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất
12
Do đặc điểm ngành BVTV nói chung và Công ty nói riêng, sản phẩm
sản xuất ra nhiều loại (có khi lên tới 60 mặt hàng) chúng phải trải qua nhiều
khâu gia công liên tiếp theo một trình tự nhất định mới trở thành sản phẩm.
Quá trình chế biến thuốc BVTV diễn ra như sau: từ các nguyên liệu nhập
ban đầu bổ sung thêm một số dung môi phụ gia, qua quá trình chế biến sẽ cho
thành phẩm. Sau đó tiến hành đóng vào gói (với thuốc bột) hoặc chai (với thuốc
nước), dán nhãn kiểm tra KCS, đóng hộp (kiện) nhập kho rồi bán ra thị trường.
Trước đây khi mới thành lập, máy móc trang thiết bị còn thô sơ, hầu
hết việc sang chai, đóng gói, dán nhãn đều được thực hiện thủ công. Hiện nay
khi sản xuất kinh doanh đã phát triển, Công ty trang bị thêm máy móc công
nghệ hiện đại nên phương thức sản xuất sang chai đóng gói thuốc BVTV đã
được chuyển từ lao động thủ công sang phương thức sản xuất bán công
nghiệp. Không những vậy Công ty không ngừng nghiên cứu chế tạo ra sản
phẩm mới vừa giảm tính độc hại vừa mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt năm
1995 Công ty đã nghiên cứu ra thuốc Ofatox 400EC thay thế cho Wofatox rất
độc hại cho người và gia súc. Sản phẩm này được nhà nước cấp bằng sáng
chế, có thể biểu diễn quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở Công ty cổ

phần BVTV 1 TW mà cụ thể là quy trình công nghệ sản xuất thuốc Ofatox
400EC như sau:
Sơ đồ 2: Quy trình Công nghệ sản xuất thuốc Ofatox 400EC
Nguyên liệu
thuốc
Fenitrothion
+Trichlorfon
+
Dung môi
Xylen
methanol
+
Phụ gia
chất hóa
sữa

Cho vào
thùng
khuấy

Khuấy đều
bằng môtơ
điện
Nhập
kho
Kiểm tra
KCS
Thùng
carton
Dán

nhãn
Siết
nút
Sang
chai
13
Dán băng
dính
2.1.3.4 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ
PSC1 có thị trường tiêu thụ ổn định. Hiện tại, công ty đang phát huy
hiệu quả của thị trường đã có đồng thời khai thác và phát triển thị trường tiềm
năng. Công ty xây dựng mục tiêu và quản lý thị trường theo 4 vùng: Miền
Bắc- Hà Nội - Miền Trung- Miền Nam, trong đó thị trường mục tiêu là tại khu
vực các tỉnh miền Bắc và khu vực miền Trung.
Trên cơ sở phân vùng thị trường theo khu vực địa lý, theo thu nhập và
theo đối tượng, công ty xây dựng chiến lược marketing cho từng vùng thị
trường, nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Hiện tại,
PSC 1 đang thực hiện mục tiêu giữ vững và phát triển thị trường Hà Nội và
Miền Bắc, nỗ lực xây dựng thị trường Miền Trung, Miền Nam. Trong 10 năm
trở lại đây, PSC 1 luôn đạt mức tăng trưởng bình quân 12-18%.
Song song với việc ổn định và phát triển thị trường nội địa, Giới thiệu
thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm trên thị trường thế giới là hướng đi của PSC1.
Bằng việc đầu tư công nghệ, thiết bị máy móc, đào tạo nguồn nhân lực của
mình, PSC1 đã và đang tiếp tục khai thác, mở rộng thêm thị trường sản xuất
sản phẩm, đặc biệt là thị trường Mỹ và Châu Âu.
2.1.4 Khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.4.1 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ nói
chung và ngành sản xuất thuốc Bảo vệ thực vật nói riêng, công ty đã mở rộng
quy mô sản xuất, mua sắm và đưa vào sử dụng nhiều máy móc thiết bị hiện

đại, giúp nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn cho
người lao động hơn. Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty thể
hiện qua bảng sau:
14
Bảng1:Tình hình trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của PSC1
Đơn vị tính: triệu đồng
2.1.4.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Để có cái nhìn khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong thời gian gần đây, ta nghiên cứu Bảng 2 : “Một số chỉ tiêu về tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh của PSC1 trong 3 năm vừa qua”.
Qua bảng, ta có thể thấy trong những năm gần đây, tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty rất khả quan. Vốn kinh doanh bình quân tăng
liên tiếp qua các năm, so với 2007, năm 2008 lượng vốn kinh doanh tăng
14,68% (19.038 triệu đồng). Vốn kinh doanh tăng tạo điều kiện cho Công ty có
thể đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm thêm máy móc, trang thiết bị
hiện đại phục vụ cho sản xuất. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
năm 2008 tăng 33,02% so với năm 2007, thành tích này thể hiện những nỗ lực
của Công ty trong sản xuất kinh doanh, sản phẩm của Công ty ngày càng có chỗ
đứng trên thị trường, tạo dựng được lòng tin đối với người tiêu dùng.
Doanh thu tăng cùng với việc quản lý tốt các khoản chi phí nên lợi
nhuận sau thuế của công ty cũng tăng lên đáng kể. Năm 2008, lợi nhuận sau
thuế là 12.183 triệu đồng, tăng 3.117 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 34,39%,
nâng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh lên 17,19% (từ một đồng
vốn kinh doanh, Công ty có thể tạo ra 17,19 đồng lợi nhuận sau thuế). Chỉ
tiêu quan trọng mà những người chủ sở hữu Công ty luôn quan tâm đó là tỷ
suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Trong năm 2008, tỷ suất này là
23%, chứng tỏ mỗi đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra mang lại 23 đồng lợi nhuận.
STT Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008
1 Nhà cửa, vật kiến trúc 19.905 20.650 18.751
2 Máy móc thiết bị 3.633 3.864 5.007

3 Phương tiện vận tải 7.109 9.376 9.584
4 Thiết bị, dụng cụ quản lý 1.445 1.431 1.468
5 Tài sản cố định khác 27 27
Tổng số 32.092 35.348 34.837
15
Một tỷ lệ khá cao so với các doanh nghiệp trong ngành. Tình hình sản xuất
kinh doanh tiến triển thuận lợi, đời sống của cán bộ công nhân viên chức
Công ty cũng ngày một được nâng cao. Có thể thấy rõ điều đó khi tổng quỹ
lương của năm 2008 so với năm 2007 đã tăng 5.104 triệu đồng, tương ứng với
tỷ lệ tăng là 80,02%, thu nhập của cán bộ công nhân viên được cải thiện, tỷ lệ
tăng là 12,39%, từ 3.167.733 đồng/người/tháng năm 2007 lên 3.560.065
đồng/người/tháng năm 2008. Việc tăng lương giúp cán bộ công nhân viên
trong công ty yên tâm tập trung lao động sản xuất, cống hiến hết sức mình
cho sự phát triển chung của Công ty.
2.1.4.3 Tình hình tài chính của công ty
Dựa vào Bảng 3: “Cơ cấu và sự biến động của vốn và nguồn vốn kinh
doanh” chúng ta có thể thấy so với cuối năm 2007 thì năm 2008 tổng tài sản
(tổng nguồn vốn) tăng 15.967 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 11,3%.
Tổng tài sản tăng chủ yếu là do tài sản ngắn hạn tăng 17.211 triệu đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng 14%. Trong khi đó, tài sản dài hạn lại giảm, số tiền:
1.244 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 7%.
Tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu là do tài sản ngắn hạn khác tăng 1.632
triệu đồng với tỷ lệ tăng lên tới 101,7% và tăng hàng tồn kho 41.969 triệu
đồng tương ứng với tỷ lệ 67,5%. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là 6 tháng cuối năm 2008, sản phẩm của Công
ty không bán được nhiều, ứ đọng trong kho dẫn đến lượng hàng tồn kho có tỷ
lệ tăng cao hơn nhiều so với năm 2007. Trong những năm tới, Công ty cần
lưu ý đến chỉ tiêu này và có các biện pháp hữu hiệu nhằm tăng vòng quay
hàng tồn kho. Chỉ tiêu các khoản phải thu ngắn hạn năm 2008 giảm 45,3%,
chứng tỏ trong năm 2008, Công ty đã tăng cường thu hồi các khoản nợ ngắn

hạn, hạn chế được việc Công ty bị khách hàng và các tổ chức khác chiếm
dụng vốn kinh doanh, Công ty có thêm vốn để đầu tư vào sản xuất.
16
Chỉ tiêu tài sản dài hạn giảm chủ yếu là do giảm tài sản cố định 1.264
triệu đồng, tỷ lệ giảm là 7,2%, trong khi các khoản đầu tư dài hạn khác chỉ tăng
nhẹ 20 triệu đồng chiếm 6,4%.
Tổng nguồn vốn tăng phần lớn là do nguồn vốn chủ sở hữu tăng 17.355
triệu đồng chiếm tỷ lệ 34%, nợ phải trả giảm 1.388 triệu đồng tương ứng với tỷ
lệ 1,5%. Nợ phải trả giảm chủ yếu do giảm các khoản phải trả người bán 13.918
triệu đồng tỷ lệ giảm 47,6% và các khoản phải trả khác giảm 12.618 triệu đồng
tương ứng với tỷ lệ giảm 74,8%. Chứng tỏ trong năm Công ty đã thực hiện tốt
nghĩa vụ thanh toán đối với bạn hàng, các nhà cung cấp và với các tổ chức khác,
hạn chế việc Công ty đi chiếm dụng vốn.
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu do tăng quỹ đầu tư phát triển 3.647
triệu đồng (154,2%), tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu 6.439 triệu đồng, chiếm tỷ
lệ 18,4% và tăng lợi nhuận chưa phân phối 5.544 triệu đồng. Trong năm, do nhu
cầu về vốn, Công ty đã phát hành thêm cổ phiếu vào ngày 15/12/2008 để huy
động vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
2.1.4.1 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty trong những năm gần đây
17

×